Tình hình sử dụng tần số cho mạng di động tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Công nghệ LTE và vấn đề chuẩn quốc gia cho thiết bị đầu cuối áp dụng tại Việt Nam (Trang 52)

3.5.1. Mạng di động 2G, 3G

Việt Nam hiện có 06 doanh nghiệp viễn thông hoạt động trong lĩnh vực thông tin di động. Mạng thông tin di động có tốc độ phát triển thuê bao lớn nhất hiện nay ở Việt Nam đó là mạng GSM sử dụng băng tần 900MHz/1800MHz. Đối với mạng CDMA sử dụng băng tần 450MHz, tính đến năm 2012 thì một số nhà mạng Vietnammobile (tên cũ HTC), EVN khai thác hệ thống mạng CDMA đã tuyên bố chuyển đổi hoặc khai tử đối với mạng CDMA, riêng SPT gần như không còn hoạt động.

Hiện tại, Việt Nam có 06 nhà khai thác di động được cấp phép là: Mobifone, Viettel (đã bao gồm EVN mới được sát nhập vào tháng 01/01/2012),

Vinaphone, Vietnammobile, GTEL, SPT. Các băng tần hoạt động của các nhà khai thác di động như sau:

53

Bảng 3.2 - Băng tần hoạt động của các nhà khai thác di động tại Việt Nam

STT Nhà khai thác Băng tần được khai thác

1 Mobifone GSM 900; GSM 1800; WCDMA 2100

2 Viettel GSM 900; GSM 1800; WCDMA 2100

3 Vinaphone GSM 900; GSM 1800; WCDMA 2100

4 Vietnammobile e-GSM 900; WCDMA 2100

5 SPT CDMA 800

6 GTEL GSM1 800

3.5.2. Mạng thông tin di động 4G

Mặc dù mạng thông tin di động 3G mới được triển khai tại Việt Nam và người sử dụng chủ yếu sử dụng 3G để truy cập Internet nhưng mạng 4G đã bắt đầu được đề cập tới. Hiện nay, WiMAX và LTE là 2 công nghệ 4G sáng giá nhất. Các quy hoạch tần số của Việt Nam được xây dựng theo hướng trung lập về công nghệ, cho phép doanh nghiệp tự quyết định sẽ đi lên 4G bằng WiMAX hay LTE.

Tại Việt Nam đã có nhiều doanh nghiệp thử nghiệm mạng WiMAX nhưng vẫn chưa có doanh nghiệp nào đề nghị cấp phép để triển khai thương mại. Hiện tại, hai băng tần 2,3GHz và 2,5GHz cho WiMAX/LTE đã sẵn sàng. Đối với mạng thông tin di động băng rộng WiMAX, các nhà khai thác di động đã được cấp phép thử nghiệm gồm FPT Telecom đã được sử dụng băng tần 2,3-2,4 GHz tại Hà Nội, Hải Phòng; EVN Telecom nhận băng tần 2,3-2,4 GHz tại Hà Nội, Đồng Nai; Viettel có dải tần 2,3 - 2,4 GHz tại Hà Nội, Thái Nguyên; VNPT dùng băng tần 2,5 GHz tại Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng.

Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 32/2012/QĐ-TTg ngày 27/7/2012.

Theo đó, đã quy hoạch băng tần cho 4G với các dải 2.300 MHz, 2.600 MHz. Tuy nhiên, việc cấp phép băng tần cho công nghệ 4G nhanh nhất cũng phải đến năm 2015.

Trước đó, tháng 9/2010 Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp 5 giấy phép thử nghiệm công nghệ 4G cho các doanh nghiệp gồm Viettel, VNPT, CMC, FPTvà VTC. Các doanh nghiệp có thời gian thử nghiệm công nghệ 4G trong thời hạn 1 hoặc 2 năm để đánh giá công nghệ và nhu cầu của người sử dụng tại Việt Nam. Trong khi đó, trên thế giới hiện nay có khoảng 17 nhà mạng cung cấp các dịch vụ 4G. Sau thời gian thử nghiệm và trên cơ sở nhu cầu của thị trường, căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ thực hiện việc cấp phép tần số theo hình thức thi tuyển hay đấu giá.

54 3.6. Kết luận chương

Với những ưu thế về công nghệ, công nghệ LTE ngày càng được nhiều nhà mạng trên thế giới triển khai thử nghiệm và tiến tới được thương mại hóa. Đến nay đã có 113 nhà khai thác triển khai thương mại mạng LTE ở 51 quốc gia. Về số lượng các nhà khai thác đầu tư cho LTE đã tăng 45% lên 360 nhà khai thác. Tại Việt Nam cũng đã cấp phép thử nghiệm cho 5 nhà mạng triển khai thử nghiệm. Cùng với đó Bộ thông tin và truyền thông đã quy hoạch băng tần cho 4G với các dải 2,3 GHz, 2,6 GHz. Tuy nhiên, dựa trên cơ sở phân tích đánh giá xu hướng công nghệ, tình hình triển khai thực tế thì băng tần phù hợp cho Việt Nam triển khai công nghệ 4G là băng 2,6 GHz.

Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ LTE, nhiều tổ chức quốc tế trên thế giới và khu vực luôn xây dựng các bộ tiêu chuẩn tưng ứng để đảm bảo sự tương thích của các sản phẩm với nhau, phù hợp với quy hoạch phổ và tránh gây can nhiễu sang các mạng thông tin hiện có. Trong đó có hai tổ chức ban hành hai bộ tiêu chuẩn cho thiết bị đầu cuối LTE là 3GPP có bộ tiêu chuẩn TS 36.101 – Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA); User Equipment (UE) radio transmission and reception và của ENSI là ETSI EN 301 908-13 V5.2.1 (2011-05) - IMT cellular networks; Harmonized EN covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive; Part 13: Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E- UTRA) User Equipment (UE). Tuy nhiên bộ tiêu chuẩn của ETSI là phù hợp làm tài liệu tham chiếu để xây dựng quy chuẩn cho thiết bị đầu cuối tại Việt Nam nhất, lý do được phân tích ở chương tiếp theo.

55

Chương 4. ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT CHO THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI LTE TẠI VIỆT NAM

Nội dung của Chương 4 tập chung vào tính cần thiết của việc cần xây dựng chuẩn chung cho thiết bị đầu cuối LTE, tình hình nhập khẩu các trạm gốc và thiết bị đầu cuối LTE vào Việt Nam. Từ đó lựa chọn tài liệu tham chiếu chính và đề xuất xây dựng quy chuẩn cho loại thiết bị này áp dụng tại Việt Nam.

4.1. Sự cần thiết của việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật cho thiết bị đầu cuối LTE Nhận rõ vai trò của chất lượng sản phẩm hàng hóa Quốc hội đã ban hành Luật Nhận rõ vai trò của chất lượng sản phẩm hàng hóa Quốc hội đã ban hành Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006 (có hiệu lực từ 01/01/2007) và Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 (có hiệu lực từ 01/8/2008). Đây là các đạo luật chuyên ngành về chất lượng sản phẩm, hàng hoá với phạm vi điều chỉnh tương đối đầy đủ, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần ngày càng cao của nhân dân.

Theo luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì Chất lượng sản phẩm, hàng hóa là mức độ của các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Do tính đa dạng của sản phẩm hàng hóa đồng thời để đảm bảo sự lưu thông của sản phẩm, hàng hóa trên thị trường được thông suốt, Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa đưa ra hai nhóm sản phẩm, hàng hóa đó là:

- Sản phẩm, hàng hóa nhóm 1 (sản phẩm, hàng hoá không có khả năng gây mất an toàn) là sản phẩm, hàng hoá trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, không gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường.

- Sản phẩm, hàng hoá nhóm 2 (sản phẩm, hàng hoá có khả năng gây mất an toàn) là sản phẩm, hàng hoá trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường.

Đối với sản phẩm hàng hóa thuộc nhóm 2 là đối tượng bắt buộc chịu sự quản lý của nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa áp dụng cho các Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu hàng hóa. Theo từng thời kì sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 do từng Bộ chuyên ngành ban hành và quản lý. Bộ Thông tin và Truyền thông được giao nhiệm vụ quản lý sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thì quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật,

56

môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng.

Hiện tại danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc quản lý của Bộ thông tin và Truyền thông được quy định tại Thông tư số 20/2011/TT-BTTTT ngày 01/07/2011.

Để chi tiết hóa danh mục và phương thức thực hiện, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành các Thông tư hướng dẫn và danh mục sản phẩm, hàng hóa cụ thể trong các Thông tư sau:

- Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT ngày 31/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành "Quy định về chứng nhận và công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông ".

- Thông tư số 31/2011/TT-BTTTT ngày 31/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành "Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải công bố hợp quy".

- Thông tư số 32/2011/TT-BTTTT ngày 31/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành "Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy". Hiện tại, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành một số quy chuẩn liên quan đến công nghệ GSM và W-CDMA, bao gồm:

1) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về máy di động GSM (Pha 2 và 2+) băng tần 900/1800MHz, số hiệu: QCVN 12:2010/BTTTT;

2) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về máy di động CDMA 2000-1x băng tần 800 MHz, số hiệu QCVN 13:2010/BTTTT;

3) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị trạm gốc thông tin di động CDMA 2000-1x, số hiệu QCVN 14:2010/BTTTT.

4) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị đầu cuối thông tin di động W-CDMA FDD băng tần 2100 MHz, số hiệu: QCVN 15:2010/BTTTT;

5) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị trạm gốc thông tin di động W-CDMA FDD băng tần 2100 MHz, số hiệu: QCVN 16:2010/BTTTT;

Theo đó thiết bị đầu cuối LTE là thiết bị thu phát vô tuyến thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư số 32/2011/TT-BTTTT, do đó bắt buộc phải thực hiện thủ tục chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và gán dấu hợp quy trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường, đưa vào sử dụng. Hiện nay, Việt Nam chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn về thiết bị đầu cuối LTE, vì vậy việc chứng nhận hợp quy cho loại thiết bị này gặp nhiều khó khăn.

57

4.2. Tình hình nhập khẩu thiết bị trạm gốc và thiết bị đầu cuối LTE 4.2.1. Thiết bị trạm gốc 4.2.1. Thiết bị trạm gốc

Quý III/2010, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp 5 giấy phép thử nghiệm công nghệ 4G cho các doanh nghiệp VNPT, CMC, FPT, VTC và Viettel. Theo đó các doanh nghiệp sẽ thử nghiệm công nghệ 4G trong thời hạn 1 năm và có thể kéo dài trong thời gian 2 năm để đánh giá công nghệ và nhu cầu của người sử dụng tại Việt Nam. Theo đó các doanh nghiệp đã bước đầu nhập khẩu các thiết bị trạm gốc trong hệ thống E-UTRA 2600MHz về Việt Nam phục vụ công tác thử nhiệm mạng. Trong giai đoạn đầu thử nhiệm các nhà mạng đã thu được những kết quả đáng khả quan, thể hiện tiềm năng triển khai công nghệ LTE tại Việt Nam trong thời gian sắp tới.

Thực tế công tác quản lý chất lượng sản phẩm tại Cục Viễn thông – Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy:

- Các trạm gốc E-UTRA phục vụ cho công tác thử nhiệm mạng LTE đều được nhập nhẩu về Việt Nam.

- Các sản phẩm trạm gốc E-UTRA được nhập về Việt Nam rất đa chủng loại, mẫu mã từ nhiều nhà sản xuất khác nhau.

- Hiện tại tất cả các trạm gốc nhập về Việt Nam đều hoạt động ở dải tần 2600 MHz.

- Đối với cùng một hệ thống trạm gốc, ứng với mỗi một tần số hoạt động, Bộ Thông tin và Truyền thông đều ban hành một quy chuẩn kỹ thuật riêng áp dụng cho loại trạm gốc đó.

58

Hình 4.2 - Thông số kỹ thuật của khối RRU nhập về Việt Nam Bảng 4.1 – Danh sách thiết bị trạm gốc công nghệ LTE nhập về Việt Nam

STT Ký hiệu Hãng sản xuất Băng tần hoạt động

1 ZXSDR B8200 L200 & ZXSDR R8880 L268 ZTE CORPORATION 2600MHz 2 DBS3900 LTE (BBU3900 & RRU3201) HUAWEI TECHNOLOGIES CO., LTD 700/2600MHz 3 RBS 6202 (2600 MHz) ERICSSON AB 2600MHz

Nhận xét: Đa phần các trạm gốc E-UTRA nhập về Việt Nam phục vụ công tác thử nhiệm công nghệ LTE đều là các trạm gốc hoạt động ở dải tần 2,6 GHz. Thực tế triển khai thử nhiệm cũng cho thấy các nhà mạng đều lựa chọn băng tần này cho công

nghệ LTE mà mình thử nghiệm.

4.2.2. Thiết bị đầu cuối LTE

Hiện nay, cùng với việc cho phép nhập một loạt thiết bị trạm gốc LTE vào Việt Nam để thử nghiệp thì cũng có không ít thiết bị đầu cuối được nhập vào Việt Nam phục vụ cho việc thử nghiệm trên. Ngoài ra hiện nay có rất nhiều máy di động Smart phone hỗ trợ công nghệ LTE. Chủng loại thiết bị khá đa dạng và được nhập vào thị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trường nước ta từ nhiều h Nokia, Motorola...

Bảng 4.2 - Một số thiết bị đầu cuối hỗ trợ LTE đ

Lumia 1020 Do Nokia sản xuất Mạng GSM: 850/900/1800/1900 MHz. Mạng WCDMA: 900/2100/1900/850 MHz. Băng tần mạng LTE: 2100/1800/2600/900/80 0 MHz.

4.3. Lý do, mục đích xây dựng quy chuẩn

Với yêu cầu chặt chẽ về quản lý, tổ chức mạng thông tin quốc gia v hơn nữa hiệu quả chất lượng dịch vụ của mạng viễn thông Việt Nam, đ các thiết bị, đo kiểm các đặc tính kỹ thuật tr

được giám sát chặt chẽ thông qua hệ thống quy chuẩn ban h Nhằm tổ chức và qu

nguồn tài nguyên vô tuy

Thiết bị đầu cuối LTE để phục vụ cho công tác chứng nhận v bị.

59

ớc ta từ nhiều hãng sản xuất trên thế giới và khu vực: Samsung, Apple,

ột số thiết bị đầu cuối hỗ trợ LTE được nhập v

Lumia 925 Do Nokia sản xuất. Mạng GSM: 850/900/1800/190 0 MHz. Mạng WCDMA: 900/2100/1900/85 0 MHz. Mạng LTE: 2100/1800/2600/9 00/800 MHz USB-lte 7110 Do Motorola sản xuất. Mạng LTE: 2600 /1800/700/800 MHz

ục đích xây dựng quy chuẩn cho thiết bị đầu cuối LTE ầu chặt chẽ về quản lý, tổ chức mạng thông tin quốc gia v

ợng dịch vụ của mạng viễn thông Việt Nam, đ ết bị, đo kiểm các đặc tính kỹ thuật trước khi đưa vào khai thác d ợc giám sát chặt chẽ thông qua hệ thống quy chuẩn ban hành.

à quản lý hiệu quả mạng viễn thông Việt Nam, cụ thể l

ài nguyên vô tuyến, cần thiết phải xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ết bị đầu cuối LTE để phục vụ cho công tác chứng nhận và công b

ực: Samsung, Apple,

ợc nhập vào Việt Nam

AirCard® 320U Do Sierra Wireless sản xuất Mạng WCDMA: 850/900/2100 MHz Mạng LTE: 1800/2600 MHz

ết bị đầu cuối LTE

ầu chặt chẽ về quản lý, tổ chức mạng thông tin quốc gia và nâng cao ợng dịch vụ của mạng viễn thông Việt Nam, đòi hỏi việc nhập ưa vào khai thác dịch vụ phải

ản lý hiệu quả mạng viễn thông Việt Nam, cụ thể là quản lý ết phải xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về à công bố hợp quy thiết

60

4.4. Sở cứ xây dựng quy chuẩn cho thiết bị đầu cuối LTE

4.4.1. Yêu cầu cụ thể đối với quy chuẩn quốc gia về thiết bị vô tuyến

Quy chuẩn về thiết bị vô tuyến với mục tiêu quản lý và hợp quy thiết bị bao gồm các

Một phần của tài liệu Công nghệ LTE và vấn đề chuẩn quốc gia cho thiết bị đầu cuối áp dụng tại Việt Nam (Trang 52)