tượng của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Với các quy định kỹ thuật về giao diện kết nối thiết bị đầu cuối với mạng; quy định kỹ thuật về phổ tần số, tương thích điện từ trường, Quy chuẩn cho thiết bị đầu cuối LTE ra đời sẽ đảm bảo an toàn cho con người và môi trường trong quá trình lắp đặt, khai thác, sử dụng sản phẩm, thiết bị.
4.8. Đánh giá khả năng áp dụng quy chuẩn kỹ thuật cho thiết bị đầu cuối LTE tại Việt Nam Việt Nam
Theo luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật mang tính bắt buộc áp dụng, do đó các thiết bị thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn bắt buộc phải tuân thủ các yêu cầu tại Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chính vì vậy khi xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật cho bất kỳ thiết bị nào phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật trong Quy chuẩn đó phải đo được tại các phòng đo ở Việt Nam (cụ thể trong công tác chứng nhận và công bố hợp quy là các phòng đo được Bộ thông tin và Truyền thông chỉ định).
Hiện nay Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ định sáu (06) phòng đo kiểm trong nước phục vụ cho công tác chứng nhận và công bố hợp quy bao gồm: Trung tâm đo lường, Trung tâm Kiểm định và Chứng nhận 2, Trung tâm Kiểm định và Chứng nhận 3 thuộc Cục Viễn thông; VILAS 007, Trung tâm đo kiểm và thử nghiệm công nghệ- Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện, Phòng thử nghiệm tương thích điện từ EMC-Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Trung tâm kỹ thuật - Cục tần số vô tuyến điện.
Các chỉ tiêu trong ETSI EN 301 908-13 V5.2.1 (2011-05) đều có trong QCVN 16:2010/BTTTT. Trong sáu (06) phòng đo kiểm được chỉ định, có (04) phòng đo có thể đo kiểm được các chỉ tiêu trong QCVN 16:2010/BTTTT. Do đó, các phòng đo này hoàn toàn có thể đo kiểm cho thiết bị đầu cuối LTE theo các chỉ tiêu tham chiếu từ ETSI EN 301 908-13 V5.2.1 (2011-05).
69 KẾT LUẬN
Với mục tiêu tìm hiểu công nghệ LTE và đề xuất xây dựng chuẩn hóa thiết bị đầu cuối LTE tại Việt Nam, qua nghiên cứu, phân tích, so sánh và đánh giá thực hiện trong nội dung luận văn có thể rút ra kết luận như sau:
- LTE là công nghệ truy nhập vô tuyến băng rộng được phát triển dựa trên nền tảng kiến trúc mạng của hệ thống thông tin di động GSM/UMTS, sử dụng công nghệ đa truy nhập không dây OFDMA cho kết nối hướng xuống, và SC-FDMA cho kết nối hướng lên.
- So với các công nghệ truy nhập vô tuyến băng rộng có cùng phạm vi ứng dụng, LTE là công nghệ đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của cả các nhà sản xuất cũng như người cung cấp dịch vụ và người sử dụng nhờ các đặc tính nổi trội của nó, đặc biệt khi nhu cầu truy nhập dữ liệu ngày càng lớn.
- Việc triển khai LTE ở Việt Nam gặp rất nhiều thuận lợi so với WiMAX do các nhà mạng ở nước ta đã và đang triển khai hệ thống WCDMA FDD.
- Việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật cho thiết bị đầu cuối LTE tại Việt Nam là cần thiết để tạo ra công cụ cho công tác quản lý nhà nước về chất lượng loại sản phẩm này. Quy chuẩn này được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn ETSI EN 301 908-13 V5.2.1 (2011-05).
Hướng phát triển tiếp theo: Nghiên cứu, xây dựng thêm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho thiết đầu trạm gốc, thiết bị phát lặp… trong mạng di động LTE, tạo thành bộ Quy chuẩn đầy đủ cho các thiết bị sử dụng trong LTE góp phần vào công tác quản lý chất lượng sản phẩm tại Việt Nam.
70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
[1]. Cục Viễn thông – Bộ Thông tin và Truyền thông (2012), Nghiên cứu xây dựng quy hoạch phát triển các hệ thống LTE, WiMAX ở Việt Nam.
[2]. Lê Tiến Hiệu (2012), Nghiên cứu triển khai mạng 4G LTE/SAE tại Việt Nam, Tóm
tắt luận văn Cao học Kỹ thuật Điện tử, Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông .
[3]. Bộ Thông tin và Truyền thông (2011), Thông tư Số 03/2011/TT-BTTTT ngày 04 tháng 01 năm 2011, Quy định hoạt động xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn quốc gia thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.
[4]. Bộ Thông tin và Truyền thông (2010), Thông tư 26 /2010/TT-BTTTT ngày 24 tháng 11 năm 2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông .
[5]. Bộ Thông tin và Truyền thông (2010), Thông tư số 27 /2010/TT-BTTTT ngày 24 tháng 11 năm 2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tài liệu tiếng Anh
[1]. Technical Overview of 3GPPP LTE
[2]. Evolution to LTE report – Global Mobile Suppliers Association, 11/2012 ( http://www.gsacom.com) [3]. Commercial_LTE_network_launches_2009_2013_to_050913 ( http://www.gsacom.com) [4]. Global_LTE_subscriptions_growth_and_regional_shares_to_Q2_2013 ( http://www.gsacom.com) [5]. Spectrum_used_in_commercially_launched_LTE_FDD_networks_050913 ( http://www.gsacom.com) [6]. http://www.lteworld.org [7]. http://www.itu.int [9]. http://www.3gpp.org [10]. http://www.globalcertificationforum.org/certification.html [11]. http://www.3gpp.org/ftp/Specs/html-info/36-series.htm http://en.wikipedia.org/wiki/LTE_(telecommunication)
[12]. ETSI EN 301 908-13 V5.2.1 (2011-05) IMT cellular networks; Harmonized EN covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive; Part 13: Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA) User Equipment (UE).