1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phương thức sản xuất Châu á và việc nghiên cứu ở VN.doc

24 3,6K 38
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 152 KB

Nội dung

Phương thức sản xuất Châu á và việc nghiên cứu ở VN.doc

Trang 1

1 Phương thức sản xuất châu Á

Để tìm hiểu phương thức sản xuất châu Á là gì, chúng ta phải làm rõ khái niệmphương thức sản xuất là gì

1.1 Phương thức sản xuất: là một khái niệm trong học thuyết duy vật lịch sử

của chủ nghĩa Marx Nó có nghĩa nôm na là “cách thức của sản xuất” Theo Marx,

nó là tổ hợp hữu cơ cụ thể của:

 Lực lượng sản xuất: bao gồm lực lượng lao động, công cụ và thiết bị laođộng, nhà xưởng, công nghệ, nguyên vật liệu và đất đai được sử dụng

 Quan hệ sản xuất bao gồm các quan hệ sở hữu, các quan hệ kiểm soát vàphân chia các tài sản đã được sản xuất trong xã hội, thông thường được đưa ratrong các hình thức của luật, lệ và các quan hệ giữa các giai cấp xã hội

1.2 Ý nghĩa của khái niệm phương thức sản xuất

Theo Marx, tổ hợp của lực lượng và quan hệ sản xuất có nghĩa là cách thức màcon người tác động tới thế giới vật chất và cách thức mà con người có quan hệ xãhội với nhau, được gắn kết cùng nhau theo những cách thức cần thiết và cụ thể nào

đó Con người cần phải tiêu dùng để tồn tại, nhưng để tiêu dùng thì con người phảisản xuất, và trong quá trình sản xuất họ cần thiết phải tham gia vào các quan hệ màchúng tồn tại độc lập với ý chí của họ

Đối với Marx, bí mật tổng thể của “tại sao/như thế nào” mà trật tự xã hội tồntại và các nguyên nhân của các thay đổi xã hội cần phải khám phá trong phươngthức sản xuất cụ thể mà xã hội đó có Ông còn chứng minh xa hơn rằng phươngthức sản xuất thể hiện sự tồn tại qua bản chất của phương thức phân phối, phươngthức lưu thông và phương thức tiêu thụ, tất cả chúng cùng nhau tạo thành môitrường kinh tế Để hiểu cách thức mà của cải được phân bổ và tiêu thụ, thì cầnthiết phải hiểu các điều kiện mà nó đã được sản xuất ra

Phương thức sản xuất là “tổng thể hữu cơ”(hay tái sản xuất tổng thể), mà nó cókhả năng tái tạo liên tục các điều kiện ban đầu của chính nó, và vì thế nó tồn tạitheo những cách thức ổn định nhiều hay ít trong hàng thế kỷ hoặc thậm chí hàngthiên niên kỷ Bằng cách tạo ra lao động thặng dư xã hội trong một hệ thống cụ

Trang 2

thể, các giai cấp lao động tái sản xuất liên tục những nền tảng của trật tự xã hội.Khi các lực lượng sản xuất mới hay các quan hệ xã hội mới phát triển đến mứcmâu thuẫn với phương thức sản xuất hiện hành, phương thức sản xuất này sẽ hoặc

là tiến hóa mà không làm mất đi cấu trúc cơ sở của nó, hoặc là bắt đầu bị phá vỡ.Khi đó nó chuyển sang thời kỳ chuyển tiếp của bất ổn và mâu thuẫn xã hội, chođến khi trật tự xã hội mới được thiết lập với phương thức sản xuất mới

Do không có sản phẩm thặng dư nào được sản xuất, nên không có khả năng tồn tạicác giai cấp thống trị Do phương thức sản xuất này không có sự phân chia giaicấp, nó được coi là xã hội không giai cấp Các công cụ của thời kỳ đồ đá, các hoạtđộng săn bắn, hái lượm và nông nghiệp thời kỳ đầu là các lực lượng sản xuấtchính của phương thức sản xuất này

 Phương thức sản xuất châu Á: Đây là đóng góp gây tranh cãi của học thuyếtMarx, nguyên thủy được sử dụng để giải thích các công trình xây dựng bằng đàođắp đất lớn tiền slavơ và tiền phong kiến ở Trung Quốc, Ấn Độ, Ơ-phrát và lưuvực sông Nin (và nó được đặt tên trên cơ sở này của các chứng cứ nguyên thủy cóđược từ châu Á) Phương thức sản xuất châu Á được cho là hình thức sơ khai của

xã hội có giai cấp, trong đó một nhóm nhỏ thu được các sản phẩm thặng dư xã hộibằng bạo lực nhắm vào các nhóm cộng đồng định cư hay không định cư trong lãnhthổ đó Sự bóc lột lao động là khai thác lao động cưỡng bức không trả công trongthời kỳ nhàn rỗi mỗi năm (để xây dựng những công trình như kim tự tháp ở AiCập, đền thờ ở thung lũng Mesopotamia cổ đại và Ba Tư, nhà tắm công xã cổ ở

Ấn Độ hay Vạn lý trường thành ở Trung Quốc) Ngoài ra việc bóc lột lao độngcũng là việc bòn rút sản phẩm trực tiếp từ các cộng đồng bị bóc lột Dạng sở hữu

Trang 3

chính của phương thức này là chiếm hữu tôn giáo trực tiếp trong các cộng đồng(làng, xóm thôn, nhóm) đối với tất cả những gì tồn tại trong chúng Tầng lớp caitrị của xã hội này nói chung là tầng lớp quý tộc bán thần quyền, tự cho mình làhiện thân của thần thánh trên trái đất Các lực lượng sản xuất chính của xã hội nàybao gồm các nông dân với các kỹ thuật canh tác nông nghiệp nền tảng, các côngtrình xây dựng lớn và các kho chứa khổng lồ của các sản phẩm dành cho phúc lợi

xã hội

 Phương thức sản xuất Slavơ: Nó tương tự như phương thức châu Á, nhưngkhác biệt ở dạng sở hữu là sự chiếm hữu cá nhân trực tiếp những gì thuộc về loàingười Ngoài ra, tầng lớp thống trị thông thường tránh nói rằng họ là hiện thân củathánh thần mà thích nói rằng họ là hậu duệ của thánh thần, hay tìm kiếm các lý lẽbào chữa khác để bảo vệ quyền cai trị của mình Các xã hội Hy Lạp và La Mã cổđại là các ví dụ điển hình của phương thức sản xuất này Các lực lượng sản xuấtcủa phương thức này bao gồm nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi), sử dụng tíchcực gia súc trong nông nghiệp làm sức kéo, cũng như hệ thống thương mại bắt đầuphát triển

 Phương thức sản xuất phong kiến:

 Phương thức sản xuất tư bản:

 Phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa:

 Phương thức sản xuất cộng sản:

1.4 Khái niệm phương thức sản xuất châu Á và nội hàm của nó.

1.4.1 Khái niệm về phương thức sản xuất châu Á

Phương thức sản xuất châu Á là một khái niệm khoa học do Mác đề ra lần đầutiên vào năm 1859 để biểu thị một số đặc thù của xã hội phương Đông cổ xưa

Mác đưa ra trong tác phẩm “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” xuất bản

năm 1859, trong đó Mác chủ yếu bàn về những nguyên lý của phép biện chứngduy vật và áp dụng nguyên lý đó vào trong nghiên cứu lịch sử Trong công trình

này có một mệnh đề Mác phát biểu rằng: “Về đại thể, có thể coi phương thức sản

Trang 4

xuất châu Á cùng với cổ đại, phong kiến và tư bản hiện đại là những thời đại tiến triển dần dần của hình thái kinh tế xã hội”.

Mác và Ăngghen đã nghiên cứu lịch sử phương Đông thời kỳ tiền thực dân và

đã phát hiện nhiều đặc điểm quan trọng của xã hội phương Đông như vai trò củathủy lợi trong phát triển nông nghiệp và hình thành nhà nước về ruộng đất, đặcđiểm của thành thị và mối quan hệ mật thiết không tách rời giữa thành thị với nôngthôn, sự hình thành sớm nhà nước quân chủ tập quyền phát triển theo xu hướngchuyên chế, tình trạng trì trệ vào cuối thời trung đại.…

Từ việc phát hiện ra một số đặc điểm của phương thức sản xuất châu Á, Mác

đã chính thức đưa ra sử dụng khái niệm phương thức sản xuất châu Á thay cho

khái niệm “hình thái châu Á” mà Mác đã từng nhắc đến trước đó.

Tiếp đó, Mác tiếp tục đi sâu nghiên cứu làm rõ thêm các đặc điểm đã phát hiện,trong quá trình nghiên cứu đó Mác lại phát hiện thêm một số đặc điểm nửa củaphương thức sản xuất châu Á

Còn về những đặc trưng cơ bản của phương thức sản xuất châu Á, Mác vàĂngghen không khái quát một cách rõ ràng như với hình thái cộng sản nguyênthủy, chiếm hữu phong kiến, phong kiến, tư bản chủ nghĩa…Đó là nguyên nhânđưa đến nhiều cuộc tranh luận về phương thức sản xuất châu Á vào cuối nhữngnăm 60, 70 của thế kỷ XX ở Pháp rồi lan ra nhiều nước ở châu Âu, châu Á, châuPhi, châu Mỹ…(trừ Tây Âu)

Cuộc tranh luận cũng xoay quanh 3 vấn đề cơ bản sau :

+ Phương thức sản xuất châu Á có đúng là một hình thái kinh tế xã hội ngoàinăm hình thái kinh tế đã được xác định rõ là: cộng sản nguyên thủy, phong kiến,

tư bản chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa không?

+ Những đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á là gì?

+ Phương thức sản xuất châu Á đã đóng vai trò như thế nào trong sự phát triểncủa lịch sử xã hội phương Đông?

Trong quá trình tranh luận tại hội thảo Lêningrat, người ta phải quyết định làphải chấm dứt cuộc thảo luận vì để nó tiếp tục diễn ra thì nó sẽ làm ảnh hưởng

Trang 5

thậm chí làm rối loạn tình hình chính trị ở Liên Xô Từ đó hình thành lên hai nhóm

Như vậy, sau cuộc tranh luận lần thứ nhất trên thế giới, cả phương Đông vàphương Tây điều diễn ra cuộc tranh luận gây gắt về phương thức sản xuất châu Á,cuộc tranh luận đó của giới sử học Mác xít và tiến bộ trên thế giới đến nay vẫnchưa ngã ngũ

1.4.2 Nội hàm của phương thức sản xuất châu Á.

Trước khi đi vào tìm hiểu những đặc trưng cơ bản của phương thức sản xuấtchâu Á ở Việt Nam, ta cần phải thấy được đặc trưng của phương thức sản xuấtchâu Á nói chung mà Mác cho rằng đó là một hình thái đặc biệt của xã hội phươngĐông Từ đó đối chiếu vào lịch sử Việt Nam để tìm ra những đặc trưng riêng.Qua nhiều công trình nghiên cứu của mình như : Hệ tư tưởng Đức (1845 -1846); Sự khốn cùng của triết học; Sự thống trị của Anh ở Ấn Độ (1853); Nhữngkết quả tương lai của sự thống trị của Anh ở Ấn Độ (1853); Những hình thức cótrước nền sản xuất tư bản chủ nghĩa (1857 - 1858); đến tác phẩm Góp phần phêphán khoa kinh tế chính trị (1859)…và một số công trình khác về phương thức sảnxuất châu Á Và từ những luận điểm cơ bản đó, Mác đi tới khẳng định : “Về đạithể, có thể coi các phương thức sản xuất châu Á, cổ đại, phong kiến và tư sản hiệnđại là những thời đại tiến triển dần dần của hình thái kinh tế xã hội”1

Như vậy cho tới đây, phương thức sản xuất châu Á đã được Mác khẳng định từnhững nét đặc thù của nó mà Mác đã phát hiện ra Đó là:

+ Chế độ công xã nông thôn với tất cả sự trì trệ và bảo thủ của nó

+ Nhà nước chuyên chế phương Đông

1 Các Mác, Góp phần phê phán chính trị kinh tế học Nxb Sự thật, Hà Nội, 1971, tr 8

Trang 6

+ Chế độ sở hữu tập thể ruộng đất mà đứng đầu là nhà vua và chiếm dụng củacác công xã.

+ Trong phương thức sản xuất châu Á, sản xuất hàng hóa chậm phát triển + Trong phương thức sản xuất châu Á, tô và thuế kết hợp làm một

+ Với phương thức sản xuất châu Á, nhân tố về sức mạnh của hiệp tác giảnđơn của những người lao động dưới sự chỉ huy của nhà nước chuyên chế phươngĐông đã tạo nên những công trình xa hoa hay có ích

+ Tính độc chuyên của phường hội và sự hình thành các đẳng cấp xã hội cũngđược Mác – Ăngghen coi như coi nhẹ một trong những nét đặc thù của phươngthức sản xuất châu Á

+ Sự duy trì các tôn giáo cổ đại, sự thần thánh hó thiên nhiên, củng được coinhư một đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á về mặt văn hóa xã hội

+ Tính trì trệ và tồn tại dai dẳng của phương thức sản xuất châu Á trong các xãhội phương Đông

Đó là những nét đặc thù của phương thức sản xuất châu Á mà Mác đã pháthiện ra Như vậy là nội hàm của phương thức sản xuất châu Á đã được phát triểnvới những nét riêng biệt của nó

Ăngghen tuy đồng ý với Mác về nội dung của phương thức sản xuất châu Á,nhưng không sử dụng khái niệm này Trong tác phẩm chống Đuyrinh, Ăngghen đãphát triển tư tưởng phương thức sản xuất châu Á của Mác, nhấn mạnh đến tínhchất bình quân công xã, bình đẳng giữa các thành viên công xã, các công xã

Trang 7

nguyên thủy – cơ sở của Nhà nước thô sơ nhất – Nhà nước chuyên chế phươngĐông, chế độ sở hữu công cộng về ruộng đất, chế độ nô lệ gia đình…nhằm làm rõthêm những nét đặc thù của phương thức sản xuất châu Á.

Sau này Lê nin đã tiếp tục nghiên cứu và phát triển tư tưởng phương thức sảnxuất châu Á của Mác, Lênin không đi sâu phân tích về nội dung của phương thứcsản xuất châu Á, sự ra đời và tồn tại của nó, mà chỉ vận dụng tư tưởng lý luận nàycủa Mác – Ăngghen vào việc nhận thức xã hội Nga để tiến hành cách mạng

Nhìn chung, tư tưởng của Mác và Ăngghen về phương thức sản xuất châu Á đã

ra đời mặt dù còn nhiều chổ chưa rõ Nhưng đã cho thấy đó là một quá trình tưduy khoa học, sâu sắc, thận trọng, nghiêm túc, luôn có sự hoàn thiện, phát triển, bổsung

2 Phương thức sản xuất châu Á theo quan điểm của các nhà Mácxít

2.1 Quan niệm của Mác về phương thức sản xuất châu Á

Để đưa ra được khái niệm về phương thức sản xuất châu Á, Mác đã phải trảiqua một quá trình nghiên cứu lâu dài Quan điểm của Mác về hình thái kinh tế nàycũng được thể hiện qua nhiều công trình mà Ông nghiên cứu và viết ra

Từ công trình “Hệ tư tưởng Đức (1845 - 1846), Mác đã phát hiện ra rằng “Sự

phân công lao động cũng đồng thời là những hình thức khác nhau của sở hữu1”

Từ đây Mác đã tìm thấy 3 hình thức sở hữu đầu tiên :

+ Sở hữu bộ lạc

+ Sở hữu công xã và sở hữu Nhà nước

+ Sở hữu phong kiến (hay sở hữu đẳng cấp)

 Các hình thức sở hữu đó đều gắn liền với sự xuất hiện của nhà nước

Trong tác phẩm “Sự khốn cùng của triết học”, Mác đã phát hiện ra mối quan hệgiữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong một phương thức sản xuất

Mác chỉ rõ : “những quan hệ xã hội đều gắn liền mật thiết với những lực lượng

sản xuất Do có những lực lượng sản xuất mới, loài người thay đổi những phương

1 Mác – Enghen, Tuyển tập, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980, tr 270.

Trang 8

thức sản xuất của mình, và do thay đổi phương thức sản xuất, cách kiếm sống của mình, loài người thay đổi tất cả những quan hệ xã hội của mình”1.

Từ cơ sở lý luận trên, Mác đã đi đến khẳng định sự ra đời và kế tiếp lẫn nhaugiữa các hình thái kinh tế xã hội từ Công xã nguyên thuỷ -> Chiếm hữu nô lệ ->Phong kiến -> Tư bản chủ nghĩa

Mặc dù đã đưa ra được mô hình của các hình thái kinh tế lần lược ra đời và tồntại trong lịch sử loài người Nhưng cả Mác và sau đó là Enghen khi nghiên cứu vềphương Đông thì lại không sắp xếp được mô hình kinh tế - xã hội ở đây vào loạihình thái kinh tế nào của Ông Bởi vì các xã hội đó có những nét đặc thù riêng.Đến công trình về “Sự thống trị của Anh ở Ấn Độ (1853)”, Mác và Enghen đãphát hiện ra những nét đặc thù của xã hội phương Đông là “Nhà nước chuyên chếphương Đông – chuyên chế châu Á” và “chế độ công xã nông thôn”

Tiếp đến, trong thư gửi cho Enghen, tháng 6-1853, Mác khẳng định : “Nhà vua

là kẻ sở hữu duy nhất tất cả mọi đất đai trong quốc gia”, và “Tình hình không có chế độ tư hữu về ruộng đất Đó là chiếc chìa khoá thực sự ngay cả cho thiên giới phương Đông”2 Quan điểm trên của Mác tiếp tục được ông nhắc đến ở các côngtrình sau đó như trong tác phẩm : Những kết quả tương lai của sự thống trị củaAnh ở Ấn Độ (7-1853); Những hình thức có trước sản xuất tư bản chủ nghĩa (viết

từ tháng 3-1857 – tháng 3 - 1858)…

Trong tác phẩm “Những hình thức có trước sản xuất tư bản chủ nghĩa (xuất

bản 1976)”, Mác có viết : “Lịch sử châu Á – đó là một thể thống nhất không phân

biệt giữa thành thị và nông thôn”3

Như vậy, đến công trình “Những hiìn thức có trước sản xuất tư bản chủ nghĩa(viết từ tháng 3-1857 – tháng 3 – 1858), tư tưởng của Mác đã chín muồi cho sự rađời của khái niệm phương thức sản xuất châu Á

Và đến tác phẩm “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị (1859)”, Mác đãchính thức đưa ra khái niệm phương thức sản xuất châu Á

1 Mác – Enghen, Tuyển tập, tập 1, Sđd, tr 380.

2 C Mác - F Enghen - V Lênin, Bàn về các xã hội tiền tư bản, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1975, tr 47.

3 C Mác, Những hình thức có trước sản xuất tư bản chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1976, tr 26.

Trang 9

2.2 Quan điểm của Lênin về Phương thức Sản xuất châu Á.

Sự chuyển biến liên tục về kinh tế - xã hội nằm trong quy luật vận động vàphát triển của lịch sử xã hội loài người Trong tác phẩm “Sự khốn cùng của triếthọc”, Các Mác đã phát hiện ra mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sảnxuất trong một phương thức sản xuất rồi chỉ rõ: Những quan hệ xã hội đều gắn liềnmật thiết với những quan hệ sản xuất Do có lực lượng sản xuất mới liên tục rađời, nên loài người đã thay đổi phương thức sản xuất, thay đổi cách kiếm sống vàthay đổi luôn cả những quan hệ xã hội, tạo động lực cho sự thay đổi, phát triển củanền kinh tế - xã hội Vì vậy, các hình thái kinh tế - xã hội ra đời rồi lần lượt thaythế nhau từ Cộng sản nguyên thủy, Chiếm hữu nô lệ, Phong kiến, Tư bản chủnghĩa, Chủ nghĩa xã hội và chính đó cũng là kết quả của quá trình chuyển biến,phát triển của nền kinh tế - xã hội

Mác và Anghen lại thấy, ở phương Đông, xã hội có những nét đặc thù riêngbiệt mà không thể lấy các hình thái kinh tế - xã hội kể trên để giải thích Mãi đếnnăm 1859, trong tác phẩm “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” của Mácnghiên cứu về phương Đông, khái niệm “Phương thức sản xuất châu Á” chínhthức ra đời Cũng từ đó bắt đầu nảy sinh nhiều bất đồng giữa các nhà nghiên cứu

kể cả phương Đông lẫn phương Tây khi đề cập đến khái niệm “Phương thức sảnxuất châu Á”

Lênin là một nhà Mácxít chính thống, hậu duệ trung thành của Marx và Engels

về khái luận Phương thức Sản xuất châu Á Mặc dù trong tác phẩm: Nguồn gốcgia đình, tài sản tư hữu và nhà nước, Engels đã đoạn tuyệt với khái luận Phươngthức Sản xuất châu Á, không làm cho Lênin - vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20– “xa lánh” khái luận Phương thức Sản xuất châu Á của hai bậc thầy Lênin đãmặc nhiên công nhận và tiếp thu khái niệm “Hệ thống châu Á” trong đúng hai thậpniên từ 1894 tới 1914

Sau khi tham gia vào phong trào Dân chủ Xã hội năm 1893, với một thời giantương đối ngắn, Lênin đã nghiên cứu lý thuyết của Marx và Engels, và đã chấpnhận Phương thức Sản xuất châu Á là một trong bốn hình thái kinh tế xã hội đối

Trang 10

kháng Trong tiểu luận: Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản tại Nga, công bố năm

1899, Lênin cũng đã đề cập tới khái niệm “Hệ thống châu Á” khi nhận xét cácquan hệ kinh tế xã hội Nga thời đó Năm 1900, ông mô tả chính phủ của TrungHoa cổ truyền là chính phủ mang tính châu Á Hai năm sau ông khẳng định tínhchất thâm độc của sự đàn áp châu Á Trong những năm 1906-1907 ông đã tranhluận gay gắt với Plechanow, một nhà Mácxít Nga đại diện cho nhóm thiểu số(Menschewiki) và lập luận rất vững chắc về “Hệ thống châu Á” và đặc tính “bánchâu Á” của xã hội Nga Năm 1911, ông lại nhấn mạnh đăc thù của “Hệ thốngĐông phương”, “Hệ thống châu Á” và sự “ trễ nải của Đông phương” Cùng năm

đó, khi xảy ra Cách mạng Tân Hợi, ông lại đề cập tới “đặc thù châu Á” của TrungHoa cổ truyền và còn gọi nguyên thủ của Trung Hoa thời ấy là “Tổng thống Áchâu” Trong một cuộc tranh luận với Rosa Luxemburg năm 1914, ông đã thốngnhất về chủ nghĩa chuyên chế châu Á là một hiện tượng bao hàm mọi khía cạnhkinh tế, chính trị, văn hoá lịch sử và cả xã hội nữa, và ông còn triển khai thêm rằngmột trật tự nhà nước như thế sẽ rất bền vững ở trường hợp hình thái kinh tế củanhững quốc gia mang đậm nét phụ hệ, tiền tư bản và nền kinh tế hàng hoá, cũng

như sự phân hoá giai cấp phát triển không đáng kể.

2.3 Các quan điểm về phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam

Từ lâu vấn đề phương thức sản xuất châu Á đã trở thành đề tài nghiên cứu vàtranh luận của giới nghiên cứu Mác xít ở nhiều nước trên thế giới Nhằm mục đíchlàm sáng tỏ chủ nghĩa Mác – Lê nin về sự phát triển của xã hội, lý giải hàng loạtcác vấn đề đang được đặt ra trong lịch sử nhân loại, đó là con đường phát triển vàxây dựng xã hội của các nước Á, Phi, Mỹ la tinh đã và đang thoát ra khỏi áchthống trị của đế quốc chủ nghĩa, vấn đề phương thức sản xuất châu Á ngày càngthu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu Mác xít ở nhiều nước, các nước xã hộichủ nghĩa, các nước phát triển phi tư bản và cả các nước tư bản chủ nghĩa

Hàng loạt các cuộc thảo luận về phương thức sản xuất châu Á ở Liên xô (1929

- 1921), (1964-1965), ở Pháp (1962-1963) và nhiều công trình nghiên cứu kháccủa các học giả trên thế giới đã chứng minh điều đó

Trang 11

Tuy nhiên, cho tới nay, các cuộc thảo luận về phương thức sản xuất châu Ávẫn chưa kết thúc, các ý kiến về phương thức sản xuất châu Á vẫn còn phân tán.

Ở Việt Nam, hàng chục công trình nghiên cứu về phương thức sản xuất châu Ácũng đã được công bố và in trên các tạp chí khoa học, đặc biệt là trên các số thôngtin khoa học lịch sử về phương thức sản xuất châu Á và Tạp chí nghiên cứu lịch sử

và nhiều công trình nghiên cứu của nhiều học giả hàng đầu như : Nguyễn HồngPhong, Nguyễn Lương Bích, Lê Kim Ngân, Trần Quốc Vượng, Văn Tạo, PhanHuy Lê…Có người thì cho rằng xã hội cổ đại Việt Nam đã tiến thẳng từ cộng sảnNguyên thủy sang chế độ phong kiến, không qua thời kỳ chiếm hữu nô lệ Cũng cómột số người thì cho rằng xã hội cổ đại Việt Nam là xã hội chiếm hữu nô lệ…Vậy, vấn đề đặc ra là trong lịch sử Việt Nam có tồn tại phương thức sản xuấtchâu Á hay không? Nếu có thì nó bắt đầu từ khi nào? Và mốc kết thúc của nó làlúc nào? Đặc trưng cụ thể của phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam là gì?

Đó là những vấn đề mà đòi hỏi giới nghiên cứu cần phải làm rõ

Ở Việt Nam, sau khi miền Bắc được giải phóng hòan tòan (năm 1954), đấtnước ta đối mặt với không ít những khó khăn về kinh tế, chính trị, xã hội…trongkhi đó vấn đề nông dân và nông thôn trở thành vấn đề nổi trội Cho nên, tìm hiểulàng xã – nông thôn Việt Nam hiện nay cái gì là do lịch sử xa xưa để lại kể cả mặttích cực và tiêu cực, đều là bổ ích cho việc cải tạo và xây dựng chủ nghãi xã hội.Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội cho phù hợp với đặcđiểm của nước ta thì việc nghiên cứu về phương thức sản xuất châu Á nói chung

và phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam nói riêng là rất quan trọng Để từ đóchúng ta có thể tìm ra được những di sản tích cực và tiêu cực của phương thức sảnxuất châu Á và đề ra những biện pháp khắc phục hiệu quả

Nghiên cứu về phương thức sản châu Á, đó là nhiệm vụ đặt ra để nhận thứclịch sử, phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một nước còn mang nhiềutàn dư của xã hội phương đông cổ đại Để từ đó có được đánh giá một cách khoahọc và có thái độ, biện pháp xử lý đúng mức Không nhưng thế, nhiệm vụ đó còn

Trang 12

góp phần làm phong phú học thuyết Mác – Lênin về con đường phát triển xã hội

từ vị trí một nước phương Đông của mình

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, vào những năm 1959 – 1960 nhiều cuộc hộithảo khoa học được mở ra và gây nhiều tranh cải sôi nổi Bên cạnh cuộc thảo luận

về vấn đề có hay không có chế độ chiếm hữu nô lệ ở Việt Nam, còn xuất hiệncông trình nghiên cứu về xã thôn Việt Nam và tiếp theo là hàng loạt luận văn,công trình mang tính chất thông tin, hoặc trực tiếp đề cập đến vấn đề phương thứcsản xuất châu Á, về công xã nông thôn, đặc biệt từ năm 1968 trở đi, vấn đề nàyđược đề cập rộng rãi và có hệ thống

Trong các cuộc thảo luận cũng như trong các công trình nghiên cứu ở ViệtNam từ những năm 60 tới nay, vấn đề mà được các nhà nghiên cứu quan tâmnhiều nhất là có hay không có phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam? Nếu cóthì thời điểm bắt đầu và kết thúc của nó là khi nào?

Từ những hoạt động khoa học trên, ta thấy ở Việt Nam xuất hiện nhiều tác giả

đề cập đến vấn đề phương thức sản xuất châu Á và và đã đưa ra được những luậnđiểm cụ thể Ngoài Nguyễn Hồng Phong và Nguyễn Lương Bích từng xuất hiện từ

thời kỳ trước ta thấy còn có Phan Huy Lê với các tác phẩm “Xã hội thời Hùng

Vương”; Lê Kim Ngân với bài “Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lý Trần”; Đặng

Phong với bài “Ruộng công thời phong kiến ở Việt Nam và vấn đề phương thức

sản xuất châu Á” Vũ Huy Phúc với tác phẩm “Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX” Trần Quốc Vượng với tác phẩm “Thế kỷ X - Việt Nam – Văn hoá”….Bên cạnh những hoạt động nghiên cứu ở trong nước, thì ở nước ngoài

như : ở Pháp tác giả Lê Thành Khôi cũng tham gia nghiên cứu với tác phẩm “Gópphần nghiên cứu phương thức sản xuất châu Á : Nước Việt Nam cổ đại”…

Qua những tìm hiểu của bản thân tôi về phương thức sản xuất châu Á ở ViệtNam, tôi nêu lên những bước phát triển và kết quả thu được trong quá trình nghiêncứu về phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam một cách khái quát

Từ sau năm 1959, hàng loạt các vấn đề về lịch sử Việt Nam đã được nghiêncứu, trong đó vấn đề lịch sử cổ đại và truyền thống dân tộc được đề cập đến một

Ngày đăng: 17/08/2012, 13:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w