Chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế khi trồng cây Sơn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây Sơn tại xã Ngọc Hội huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang. (Trang 35)

Đánh giá định tính hiệu quả về mặt xã hội và môi trường - Tạo công ăn việc làm cho người lao động

- Rút ngắn khoảng cách về thu nhập và mức sống giữa các hộ - Tạo được mới quan hệ bền vững giữa trồng và thu mua.

27

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điu kiên t nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Ngọc Hội là xã nằm phía Đông Nam huyện Chiêm Hoá, cách trung tâm huyện khoảng 6 km và cách thành phố Tuyên Quang 73 km. Tổng diện tích tự nhiên 3.037,85 ha, dân số 5.735 người, mật độ dân số 19 người/km2.

- Phía Bắc giáp xã Yên Lập;

- Phía Nam giáp xã Vinh Quang, Trung Hoà, Kim Bình; - Phía Đông giáp xã Phú Bình;

- Phía Tây giáp xã Xuân Quang và thị trấn Vĩnh Lộc.

Ngọc Hội nằm ở trung tâm các xã khu vực hạ huyện, có tuyến đường tỉnh lộ ĐT 190 huyết mạch chạy qua trung tâm xã nối Chiêm Hóa với Na Hang, đặc biệt Nhà máy thủy điện Chiêm Hóa khởi công xây dựng năm 2009 trên địa bàn xã là động lực để Ngọc Hội mở rộng các cơ sở kinh doanh, nhà hàng. do đó có nhiều tiềm năng thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với bên ngoài và phát triển thương mại - du lịch.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Về địa hình:

Địa hình xã không bằng phẳng phần lớn là đồi núi thấp trung bình, nơi cao nhất là gần 750 m và nơi thấp nhất là 78 m so với mặt nước biển, địa hình bị chia cắt bởi các dãy núi cao trung bình và các hệ thống suối lớn, nhỏ khác nhau. Đồi núi phần lớn thấp dần theo hướng Đông - Nam, xen kẽ đồi bát úp nên tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc trồng các cây nguyên liệu giấy và các cây lâm nghiệp lâu năm.

3.1.1.3. Khí hậu

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 thời tiết nắng nóng, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình từ 250C - 260C. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời tiết hanh khô, lạnh và ít mưa, nhiệt độ trung bình từ 100C - 120C. Lượng mưa trung bình

28

năm 1.500 - 1.700 mm, nhiệt độ bình quân năm 220C - 240C, ẩm độ không khí trung bình năm từ 70- 80%.

3.1.1.4. Thuỷ văn

Xã Ngọc Hội có dòng sông Gâm chảy qua và một số suối lớn, nhỏ chảy qua theo hướng Đông Bắc - Tây Nam chia cắt gần hai phần ba địa hình xã nên rất thuận lợi cho tưới tiêu nông nghiệp về mùa khô, còn khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch sản xuất nông nghiệp phát triển kinh tế của địa phương. Đồng thời với địa hình chia cắt như vậy cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý về an ninh - chính trị - xã hội trên địa bàn xã.

Tuy nhiên do điều kiện địa hình đồi núi dốc khá lớn nên hàng năm các con suối này thường xẩy ra lũ quét gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp và tài sản của nhân dân, vì vậy về lâu dài cần phải có biện pháp khắc phục ảnh hưởng của nó cũng như bảo vệ, quản lý và khai thác tối đa tiềm năng các nguồn nước hiện có. 3.1.2. Tài nguyên 3.1.2.1. Tài nguyên đất Đất đai xã Ngọc Hội chia làm 4 loại chính: - Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp)

- Đất phù san ngòi suối (Py)

Là do tích tụ phù sa của các suối, được tích tụ và lắng đọng lại qua thời gian dài. Đất có tầng phù sa cổ dày, có màu xám đen, hàm lượng đạm, lân và kali ở mức trung bình, loại đất này thích hợp cho các loại cây lương thực và loại cây hoa màu.

- Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs): Thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, nghèo dinh dưỡng và ở nơi có độ dốc tương đối lớn. Loại đất này thích hợp cho các loại cây công nghiệp lâu năm và trồng rừng.

- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fe): Đất được hình thành từ đồi núi thấp, do quá trình canh tác lúa nước, quá trình biến đổi trong đất, ảnh hưởng điều kiện yếm khí, xen kẽ khô hạn loại đất này dùng để trồng lúa và cây trồng ngắn ngày và cho năng suất cây trồng đạt sản lượng cao.

29 Bng 3.1 Hin trng s dng đất xã Ngc Hi năm 2013 TT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 Đất nông nghiệp 2.627,00 86,48 1.1 Đất lúa nước 109,4 3,58 1.2 Đất trồng lúa nương - - 1.3 Đất trồng cây hàng năm còn lại 126,52 4,82 1.4 Đất trồng cây lâu năm 393,71 12,96

1.5 Đất rừng phòng hộ - - 1.6 Đất rừng đặc dụng - - 1.7 Đất rừng sản xuất 1.962,35 64,60 1.8 Đất nuôi trồng thủy sản 34,79 1,32 1.9 Đất làm muối - - 1.10 Đất nông nghiệp khác 0,23 0,01

2 Đất phi nông nghiệp 317,77 10,46

2.1 Đất XD trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 1,00 0,31

2.2 Đất quốc phòng 1,38 0,43

2.3 Đất an ninh - -

2.4 Đất khu công nghiệp - - 2.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 2,25 0,71 2.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ 28,89 9,09 2.7 Đất cho hoạt động khoáng sản 1,00 0,31 2.8 Đất di tích danh thắng - - 2.9 Đất xử lý, chôn lấp chất thải - - 2.10 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0,54 0,17 2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 1,78 0,56 2.12 Đất có mặt nước chuyên dùng - -

2.13 Đất sông, suối 141,16 44,42

2.14 Đất phát triển hạ tầng 94,99 29,89 2.15 Đất phi nông nghiệp khác - -

2.16 Đất ở 44,78 14,09

3 Đất chưa sử dụng 93,08 3,06

4 Đất đô thị - -

trong đó đất ởđô thị - -

5 Đất khu bảo tồn thiên nhiên - -

6 Đất khu du lịch - -

7 Đất khu dân cư nông thôn 559,50 18,42

trong đó đất ở nông thôn 44,78 0,08

30

3.1.2.2. Tài nguyên rừng

Tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã hiện có: 2.062,35 ha, gồm: - Đất rừng sản xuất: 2.062,35 ha. Trong đó:

+ Đất có rừng tự nhiên sản xuất: 855,20 ha. + Đất có rừng trồng sản xuất: 830,75 ha. + Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất: 13,92 ha.

+ Đất trồng rừng sản xuất: 362,48 ha.

3.1.2.3. Tài nguyên nước

+ Nước mặt: Có hệ thống các suối, ao, hồ của xã phân bố tương đối đều trên địa bàn là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Song do các suối nhỏ hẹp, độ dốc tương đối lớn, chênh lệch lưu lượng nước theo mùa. Nhất là mùa khô thường gây hạn hán ảnh hưởng đến sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của địa phương.

+ Nước ngầm: Xã chưa có điều tra, khảo sát, đánh giá đầy đủ về trữ lượng và chất lượng. Nhưng qua khảo sát các giếng đào trong xã cho thấy trữ lượng và chất lượng nước ngầm ở độ sâu 6 - 12 m khá dồi dào, có quanh năm và chất lượng tương đối tốt.

Nhìn chung, nguồn nước cung cấp chủ yếu hiện nay của xã là nước mặt, song do tập quán sinh hoạt và sản xuất của người dân gây nên chất lượng nước chưa tốt, cần phải xử lý trước khi sử dụng trong sinh hoạt. Đồng thời cần bảo vệ phát triển rừng và môi trường để bảo vệ nguồn sinh thuỷ.

- Nguồn nước sinh hoạt: Với địa hình là xã đặc trưng của xã miền núi, do đó toàn xã có trên 20 nguồn nước nhỏ bắt nguồn từ các khe núi, các thung lũng là nguồn nước có chất lượng nước khá tốt đáp ứng nguồn nước sinh hoạt. Nguồn nước ngầm hầu hết ở độ sâu bình quân từ 10 - 20 m có thể đào giếng khơi, khoan sâu ởđộ sâu > 50 m lấy nước phục vụ sinh hoạt.

3.1.3. Điu kin kinh tế xã hi

3.1.3.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật

* Giao thông

31

- Đường liên xã: Có 1 tuyến là đường Ngọc Hội - Phú Bình, có chiều dài 0,8 km

- Đường trục thôn, liên thôn: Có 15 tuyến, tổng chiều dài 17,52 km, đã nhựa hóa 0,15 km, đã bê tông hoá 0,71km, đường cấp phối 5,75 km, đường đất 9,91 km. Cứng hoá đạt 4,90 % - Đường ngõ xóm: Có 68 tuyến, tổng chiều dài 24,01 km, trong đó bê tông hoá 1.2 km, giải cấp phối 0,00 km, đường đất 25.2 km. Cứng hoá đạt 4,79% (đạt chuẩn 06 tuyến, dài 1,20 km, chưa đạt về kết cấu mặt đường 62 tuyến, dài 22,90 km, chiếm 95,21

- Đường nội đồng: Có 18 tuyến, dài 4.38 km; trong đó đường đất 4.38 km toàn bộ là đường đất.

* Thuỷ lợi.

- Hệ thống công trình thuỷ lợi đầu mối.

Toàn xã có 16 công trình thuỷ lợi đầu mối, bao gồm 08 đập xây. Năng lực tưới tiêu chủđộng cho 71,90 ha. Có 9 phai tạm chủđộng tưới đạt 100% so với năng lực thiết kế

- Hệ thống kênh mương.

Toàn xã có 17 tuyến kênh mương với tổng chiều dài 16 km, trong đó:

+ Số kênh mương đã được cứng hoá: 5,77 km, chiếm 36,06

+ Số kênh mương chưa được cứng hoá: 10,23 km, bằng 63,94% (cần được kiên cố hoá đểđáp ứng nhu cầu tưới, tiêu cho sản xuất);

* Điện

Hệ thống điện tại xã Ngọc Hội đang từng bước được cải tạo và nâng cấp. Xã có 07 trạm biến áp với 20 tuyến đường dây hạ thế có tổng chiều dài 9.58 km cung cấp điện sinh hoạt và sản xuất cho 1.479 hộ. Tuy nhiên mạng lưới điện một số nơi chưa đảm bảo về kỹ thuật nên tiêu hao điên năng cao, anh hưởng đến chất lượng sử dụng điện.

* Bưu điện

- Xã có 01 Trạm Bưu điện văn hoá tại trung tâm xã.

- Số thôn có điểm truy cập internet công cộng 03 điểm, tại thôn Đầm Hồng 5 và Đầm Hồng 3.

3.1.3.2. Dân số và lao động

32 Bng 3.2: Tình hình h, khu và lao động ca xã qua 3 năm Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 12/11 13/12 BQ 1. Tổng số nhân khẩu Khẩu 5.653 5.689 5.735 100,6 100,8 100,70 2. Tổng số hộ Hộ 1.398 100,00 1.454 100,00 1.479 100,00 104,0 101,7 102,85 3. Tổng số lao động Người 3.588 63,47 3.613 63,51 3.649 63,27 100,7 101,0 101,85

Lao động nam Người 1.578 44,00 1.615 44,70 1.631 44,70 102,3 101,0 101,65

Lao động Nữ Người 2.010 56,00 1.998 55,30 2.018 55,30 99,4 101,0 100,20

Lao động nông nghiệp Người 2.645 73,71 2.610 72,24 2.636 72,23 98,7 101,0 99,85 Lao động phi nông

nghiệp

Người 943 26,29 1.003 27,46 1.013 27,83 106,4 101,0 103.70

4. Một số chỉ tiêu BQ

Nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 4,04 3,91 3,88 96,8 99,2 98,00

Lao động/hộ LĐ/hộ 2,57 2,48 2,47 96,5 99,6 98,05

Tỷ lệ tăng dân số % - 0,64 0,81

33

Dân số toàn xã là 5.735 khẩu với 1.479 hộ. Toàn xã gồm 9 dân tộc anh em cùng chung sống như: Tày, Dao, Kinh, Hoa, H'Mông, Nùng, Mường, Cao Lan. Trong đó đông nhất là dân tộc Kinh (3.117 người) sau đó đến dân tộc Tày (1.987 người) và còn lại là các dân tộc khác.

Mật độ dân số bình quân 19 người/km2, tốc độ tăng dân số tự nhiên bình quân hành năm là 1,00%; cư dân sống phân tán trải đều xen lẫn với đất sản xuất nông nghiệp. Số lao động sản xuất nông nghiệp chiếm 72,23%, các hộ này chủ yếu là thuần nông sống bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi, có một số ít hộ kết hợp kinh doanh dịch vụ, buôn bán nhỏ, lao động trong các cơ quan nhà nước... Bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp 0,09 ha/người (trong đó bình quân diện tích đất trồng cây hàng năm (411m2/người). Như vậy trên địa bàn xã lao động nông nghiệp là chủ yếu nhưng bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người thấp. Điều đó cho thấy diện tích đất canh tác trên địa bàn xã rất nhỏ lẻ và manh mún do vậy việc thực hiện chuyển đổi mạnh lao động nông nghiệp sang ngành nghề khác và tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp là phù hợp và đúng hướng.

* Lao động

Lao động trong độ tuổi khá dồi dào với 3.649 lao động, chiếm 63,27% dân số toàn xã; trong đó lao động nông nghiệp 2.636 người, chiếm 72,23% (qua đào tạo 12 người), lao động phi nông nghiệp 1.013 người, chiếm 27,83% (qua đào tạo 252 người). Nhìn chung nguồn lao động của xã chủ yếu là lao động thủ công, chưa qua đào tạo nghề hoặc bồi dưỡng nghề, số còn lại làm dịch vụ, kinh doanh, vận tải, việc tiếp cận với khoa học, công nghệ còn hạn chế. Do đó việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho người lao động cần phải được đặc biệt quan tâm.

3.1.3.3.Văn hoá - Môi trường

* Giáo dục

- Từ năm 2009 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, Duy trì kết quả phổ cập bậc tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở.

- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS theo học THPT đạt 90% trở lên. - Trường học

34

+ Trường Mầm non.

Xã có 1 Trường mầm non với 25 giáo viên; 136 cháu, 11 lớp học, Số phòng học 6 phòng, phòng chức năng 2 phòng.

Mục tiêu đến năm 2030 trường mầm non có 260 học sinh, 28 giáo viên 12 lớp học, 12 phòng học, 15 phòng chức năng và mở rộng 520 m2 diện tích sân chơi bãi tập.

+ Trường Tiểu học

Xã có 01 trường tiểu học gồm 01 điểm trường chính tại khu vực km số 4 trung tâm xã, và có các lớp Đầm Hồng 5, Khuân Phục, Minh An, Đại Đồng, Khuân Cang, Bản Cải, Kim Ngọc. Toàn trường có 35 giáo viên; 361 học sinh; 24 lớp học; 24 phòng học hiện có; 6 phòng chức năng . Diện tích sân chơi bãi tập hiện có 3.000 m2. Được công nhận đạt chuẩn quốc gia năm 2008.

+ Trường Trung học cơ sở: Xã có 1 trường THCS tại trung tâm xã có 26 giáo viên, 253 học sinh, 9 lớp học, 12 phòng học, 3 phòng chức năng.

* Y tế.

- Xã có 1 trạm xá nằm ở km số 10 đương tỉnh lộ 190, đã được bê tông cốt thép.

- Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tếđạt 55,25%. * Văn hoá

Số thôn, bản đạt tiêu chuẩn thôn văn hóa 9/19 thôn, đạt 47,36%; Tổng số hộ gia đình đạt gia đình văn hoá 1.195 hộ/1.479 hộ, đạt 80,79%

* Môi trường

- Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh trên 70%. - Số hộ có nhà tắm đạt chuẩn 699 hộ, đạt 47,26%.

- Số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh 710 hộ, đạt 48,00%.

- Số hộ có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh 412 hộ, đạt 27,85%.

- Xử lý chất thải: Chưa có hoạt động tổ chức thu gom rác thải, việc thu gom rác thải được thực hiện tại hộ gia đình 100%, xã chưa có bãi rác tập trung xa khu dân cư.

35

- Hiện tại xã có 4 nghĩa địa tập trung tại các thôn Đầm Hồng 5, 1, Nà Tuộc và Đại Đồng. Do điều kiện dân cư thưa thớt nên 1 số hộ gia đình còn chôn theo dòng họ và dòng tộc của hộ gia đình.

3.1.3.4 Hệ thống chính trị

* Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh

- Xã Ngọc Hội có 19 định biên và trong đó có 16 trình độ tốt nghiệp trung học phô thông, trình độ chuyên môn có 18/19 người từ trung cấp trở lên.

- Xã có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị đạt chuẩn. Trong các năm qua MTTQ và các tổ chức đoàn thể và chính quyền đều đạt loại khá trở lên, .

- Đảng, chính quyền đạt trong sạch vững mạnh hay không: không đạt * An ninh, trật tự xã hội

- Tình hình trật tự xã hội an ninh trên địa bàn ổn định, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hoạt động tốt.

3.1.3.5. Tình hình kinh tế của xã trong những năm qua

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây Sơn tại xã Ngọc Hội huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang. (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)