Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ trong thời gian nằm viện sau sinh tại khoa Phụ sản - Bệnh viện ĐKTT tỉnh Lạng Sơn554.2.1.. Một số yếu tố liên quan đến thực hành cho trẻ bú
Trang 2* MERGEFORMATINET
MAI THỊ NGUYỆT
THùC TR¹NG NU¤I CON B»NG S÷A MÑ
CñA C¸C Bµ MÑ SAU SINH T¹I KHOA PHô S¶N BÖNH VIÖN §A KHOA TRUNG T¢M TØNH L¹NG S¥N
N¡M 2017 Vµ MéT Sè YÕU Tè LI£N QUAN
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS TS Trần Thị Phúc Nguyệt
Hà Nội - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Trang 3THùC TR¹NG NU¤I CON B»NG S÷A MÑ
CñA C¸C Bµ MÑ SAU SINH T¹I KHOA PHô S¶N BÖNH VIÖN §A KHOA TRUNG T¢M TØNH L¹NG S¥N
N¡M 2017 Vµ MéT Sè YÕU Tè LI£N QUAN
Chuyên ngành: Dinh dưỡng
Sau quá trình học tập và nghiên cứu và tiến hành luận văn, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Giám hiệu trường Đại học Y Hà Nội,
Trang 4giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS TS Trần Thị Phúc Nguyệt đã tận tình hướng dẫn, động viên tôi, hỗ trợ kịp thời và đưa ra những lời khuyên quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn.
Với lòng biết ơn chân thành, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các lãnh đạo
và các bạn đồng nghiệp Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh Lạng Sơn, đặc biệt Khoa Sản bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh lạng sơn đã giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm giúp tôi hoàn thành nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi tấm lòng biết ơn tới gia đình của tôi là nguồn động viên, khích lệ để tôi trong quá trình tôi học tập cũng như hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2018
Học viên
Mai Thị Nguyệt
Trang 5Tôi là Mai Thị Nguyệt, học viên cao học chuyên ngành Dinh dưỡng,
Trường Đại học Y Hà Nội xin cam đoan:
1 Đây là nghiên cứu của tôi, thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trần Thị Phúc Nguyệt.
2 Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam
3 Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơinghiên cứu
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này
Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2018
Học viên
Mai Thị Nguyệt
Trang 6A&T Alive & Trive
BMHT Bú mẹ hoàn toàn
ĐKTT Đa khoa trung tâm
ĐTV Điều tra viên
NCBSM Nuôi con bằng sữa mẹ
UNICEF Quỹ nhi đồng Liên Hiệp quốc
WHO Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)
Trang 7ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Một số định nghĩa về sữa mẹ và nuôi con bằng sữa mẹ 4
1.1.1 Sữa mẹ 4
1.1.2 Nuôi con bằng sữa mẹ 4
1.1.3 Nuôi con bằng sữa mẹ sớm 4
1.3.1 Tầm quan trọng của nuôi con bằng sữa mẹ 6
1.3.2 Tầm quan trọng của cho trẻ bú sớm trong vòng một giờ đầu sau sinh
101.4 Cách nuôi con bằng sữa mẹ 11
1.4.1 Cho trẻ bú sữa mẹ sớm 11
1.4.2 Số lần cho bú 11
1.4.3 Cho bú hoàn toàn đến 6 tháng tuổi 11
1.4.4 Thời điểm cai sữa 12
1.4.5 Cách cho trẻ bú 12
1.5 Tình hình nuôi con bằng sữa mẹ, bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinhtrên Thế giới và Việt Nam 12
1.5.1 Tình hình nuôi con bằng sữa mẹ trên Thế giới 12
1.5.2 Tình hình nuôi con bằng sữa mẹ Việt Nam 13
Trang 8sớm trong vòng một giờ đầu sau sinh16
1.6.1 Trình độ văn hóa của bà mẹ16
1.6.2 Ảnh hưởng của tình trạng kinh tế, trình độ văn hóa xã hội tới
việc nuôi con 17
1.6.3 Ảnh hưởng của các cán bộ y tế, bạn bè và các thành viên của gia đình
191.7 Vài nét đặc điểm của Lạng Sơn 20
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1 Đối tượng nghiên cứu 23
2.2 Phương pháp nghiên cứu 23
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 23
2.2.2 Thời gian nghiên cứu23
2.2.3 Địa điểm nghiên cứu 24
2.2.4 Quy trình nghiên cứu24
2.2.5 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 25
2.2.6 Các biến số và chỉ số nghiên cứu 26
2.2.7 Các tiêu chí đánh giá 29
2.2.8 Sai số và cách khống chế sai số trong nghiên cứu 29
2.2.9 Xử lý và phân tích số liệu 29
2.2.10 Đạo đức trong nghiên cứu 30
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
3.1 Một số thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 31
3.2 Kiến thức của các bà mẹ về nuôi con bằng sữa mẹ 35
3.3 Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ sớm của các bà mẹ sau sinh 413.4 Một số yếu tố liên quan đến tình trạng bú mẹ sớm 49
Trang 94.2 Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ trong thời gian nằm viện sau sinh tại khoa Phụ sản - Bệnh viện ĐKTT tỉnh Lạng Sơn55
4.2.1 Kiến thức của bà mẹ về nuôi con bằng sữa mẹ 55
4.2.2 Thực hành cho con bú sớm sau sinh của bà mẹ 58
4.3 Một số yếu tố liên quan đến thực hành cho trẻ bú sữa mẹ sớm trong thời gian nằm viện sau sinh của các bà mẹ tại khoa Phụ sản - Bệnh viện ĐKTT tỉnh Lạng Sơn 63
KẾT LUẬN 68
KHUYẾN NGHỊ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 10Bảng 3.1 Nghề nghiệp của các bà mẹ trong nghiên cứu 32
Bảng 3.2 Đặc điểm dân tộc của bà mẹ trong nghiên cứu 33
Bảng 3.3 Một số thông tin chung của trẻ 34
Bảng 3.4 Kiến thức của các bà mẹ về lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ 35
Bảng 3.5 Kiến thức của các bà mẹ về sữa trưởng thành 37
Bảng 3.6: Kiến thức về khái niệm nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn 37
Bảng 3.7 Kiến thức của các bà mẹ về thời gian cho trẻ bú hoàn toàn 38
Bảng 3.8 Kiến thức về thời gian cai sữa của các bà mẹ 39
Bảng 3.9 Kiến thức về chế độ ăn và lao động trong thời gian cho con bú của các bà mẹ 39
Bảng 3.10 Nguồn thông tin cung cấp kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ 40
Bảng 3.11 Tỉ lệ bà mẹ cho trẻ bú sớm 1 giờ đầu sau sinh 41
Bảng 3.12 Lý do bà mẹ cho trẻ bú sớm 1 giờ đầu sau sinh 42
Bảng 3.13 Lý do cho trẻ bú muộn trên 1 giờ sau sinh của các bà mẹ 43
Bảng 3.14 Tình trạng vắt bỏ sữa non của các bà mẹ sau khi sinh 44
Bảng 3.15 Thực phẩm cho trẻ ăn/uống trước khi bú mẹ lần đầu 45
Bảng 3.16 Thao tác bế trẻ khi cho bú của bà mẹ 47
Bảng 3.17 Tiếp cận quảng cáo sữa bột dành cho trẻ nhỏ 47
Bảng 3.18 Liên quan giữa đặc điểm chung của bà mẹ với thực hành cho trẻ bú trong vòng 1 giờ đầu sau sinh 49
Bảng 3.19 Liên quan giữa thông tin của trẻ và thực hành bú mẹ trong vòng một giờ đầu sau sinh 51
Bảng 3.20 Liên quan giữa kiến thức của bà mẹ về sữa non với thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng một giờ đầu sau sinh 52
Bảng 3.21 Liên quan giữa thực hành sử dụng thực phẩm cho trẻ ăn trước khi bú sau sinh với thực hành cho trẻ bú trong vòng 1 giờ đầu sau sinh 52
Trang 11Bảng 3.23 Liên quan giữa nguồn cung cấp thông tin nuôi dưỡng trẻ với thực
hành cho trẻ bú trong vòng 1 giờ đầu sau sinh 53
Trang 12Biểu đồ 3.1 Tuổi của đối tượng nghiên cứu 31
Biểu đồ 3.2 Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu 32
Biểu đồ 3.3 Hình thức sinh con của bà mẹ 33
Biểu đồ 3.4 Thời gian trẻ được về với mẹ sau sinh 35
Biểu đồ: 3.5 Kiến thức của các bà mẹ về lợi ích của sữa non 36
Biều đồ 3.6 Kiến thức về cách duy trì và tăng nguồn sữa mẹ của bà mẹ 40
Biểu đồ3 3.7 Tỉ lệ trẻ được ăn/uống trước khi bú mẹ lần đầu sau sinh 45
Biểu đồ: 3.8 Lý do các bà mẹ cho trẻ ăn thức ăn khác trước khi bú mẹ lần đầu sau sinh 46
Trang 13ĐẶT VẤN ĐỀ
Sữa mẹ là món quà quý giá nhất mà thiên nhiên ban tặng cho trẻ
sơ sinh và trẻ nhỏ Quỹ nhi đồng Liên Hiệp quốc (UNICEF) đã thúc đẩyviệc nuôi con bằng sữa mẹ như là một hành động chính của chiến lược cảithiện đời sống trẻ thơ [1] Trong thời gian 4 – 6 tháng đầu sau sinh, sữa mẹ lànguồn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển củatrẻ, có tỉ lệ các chất dinh dưỡng cân đối và dễ hấp thu, đặc biệt là prottein vàvitamin A Nuôi con bằng sữa mẹ giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm trùng vàlàm giảm tử vong trẻ, đặc biệt là các nước đang phát triển, nơi mà điều kiện
vệ sinh thực phẩm còn kém Sữa mẹ được xem là yếu tố khởi đầu, phát triểnthành phần của vi khuẩn đường ruột Sữa mẹ chứa Oligo-saccharides làm tăng
sự phát triển của các các loài vi khuẩn Bifidobacteria, đây là loài vi khuẩn cómặt sớm nhất trong đường tiêu hóa và sự có mặt của chúng trong đường tiêuhóa là tốt cho sức khỏe của trẻ [1] Đặc biệt là sữa non, dòng sữa nhiều chấtdinh dưỡng, nhiều kháng thể, dễ tiêu hóa, được tạo vào cuối thai kỳ, là thựcphẩm hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh
Chính vì những lợi ích của sữa mẹ, tổ chức Y tế thế giới (WHO)khuyến nghị, trẻ sơ sinh cần được bú mẹ sớm trong vòng một giờ đầu sau khisinh và được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời, sau đó ăn bổsung hợp lý nhưng vẫn duy trì bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi Chế độ DD hợp
lý trong suốt thời gian này sẽ cải thiện sự tăng trưởng và phát triển thể chất,thành tích học tập của trẻ
Mặc dù vậy, thực tế tại Việt Nam các bà mẹ không có thực hành tốttrong việc nuôi con bằng sữa mẹ khiến tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở trẻ em vẫn ởmức cao, theo nghiên cứu năm 2008 của Từ Mai ở Viện dinh dưỡng, trẻ bú
mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là 16,2%; trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 4 thángđầu là 28,4%; tỷ lệ trẻ bú sớm trong vòng 1h sau khi sinh là 49,3%, trong đóchỉ có 34,3% trẻ được bú mẹ trong vòng nửa giờ đầu sau khi sinh [2] Theo
Trang 14nghiên cứu của Nguyễn Lân và cộng sự năm 2013 ở Phổ Yên, Thái Nguyênchỉ có 44,4% bà mẹ cho con bú ngay trong vòng 1/2 giờ sau sinh và vẫn còn15,2% bà mẹ cho con bú sau 24h [3] Điều đáng lo ngại hơn là chỉ có 10% bà
mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu trong khi tỉ lệ này ởCampuchia là 65%, và tỷ lệ trung bình ở các nước Châu Á là 40% Tại cácthành phố lớn chỉ có 1 trong 3 bà mẹ cho con bú ngay trong 1 giờ đầu sausinh, trong khi đó tại các vùng nông thôn là 2 trong 3 phụ nữ [4]
Hiện nay trong khi chính sách đổi mới với nền kinh tế nhiều thành phần
đã đem lại những hiệu quả tăng trưởng rõ rệt, nhưng cũng xuất hiện nhữngphân cực không tránh khỏi trong xã hội giàu và nghèo, vùng phát triển vàvùng kém phát triển Bên cạnh một bộ phận các bà mẹ có nhận thức chưađúng về nuôi con bằng sữa mẹ thì áp lực công việc cũng làm cho tỉ lệ nuôicon bằng sữa mẹ đang giảm trầm trọng, không chỉ ở thành phố lớn mà còn lanrộng đến các vùng nông thôn Nhiều hội nghị về công tác bảo vệ bà mẹ trẻ emcũng đã lên tiếng báo động về thực trạng đáng lo ngại này
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới, thuộc khu vực Đông Bắc ViệtNam, là nơi có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, việc nuôi con của các bà mẹvẫn còn nhiều hạn chế Tọa lạc ở trung tâm thành phố, tại Khoa Phụ sản -Bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh Lạng Sơn hàng năm tiếp nhận hàng nghìnsản phụ vào chuyển dạ đẻ Tuy nhiên trong thời gian gần đây, các đánh giáliên quan đến thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong thời gian nằm viện sausinh tại tỉnh, những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc cho trẻ bú của các bà mẹnhư thế nào, là một vấn đề còn chưa được nghiên cứu Xuất phát từ thực tế đó
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ của các
bà mẹ sau sinh tại khoa Phụ sản Bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh Lạng Sơn năm 2017 và một số yếu tố liên quan".
Trang 15MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1 Đánh giá thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ trong thời gian nằm viện sau sinh tại khoa Phụ sản - Bệnh viện ĐKTT tỉnh Lạng Sơn năm 2017.
2 Mô tả một số yếu tố liên quan đến thực hành cho trẻ bú sữa mẹ sớm trong thời gian nằm viện sau sinh của các bà mẹ tại khoa Phụ sản - Bệnh viện ĐKTT tỉnh Lạng Sơn năm 2017.
Trang 16Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Một số định nghĩa về sữa mẹ và nuôi con bằng sữa mẹ
Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng nhất dành cho trẻ nhỏ Sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo mà còn giúp trẻ dễ tiêu hóa, hấp thu Nuôi conbằng sữa mẹ mang lại lợi ích thiết thực cho cả mẹ và bé
1.1.1 Sữa mẹ: là sữa được tạo thành từ hệ thống tuyến sữa trong vú của
người phụ nữ sau khi có thai, bắt đầu có nhiều từ khoảng 24 đến 48 tiếng saukhi sinh Để có sữa nuôi dưỡng em bé thì ngay từ khi mang thai các tuyến sữacủa mẹ đã hoạt động để hình thành nên nhà máy sản xuất sữa tự nhiên này.
Sữa mẹ được xem như là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho trẻ sơ sinh,trước khi trẻ có thể tiêu hóa các loại thực phẩm khác
1.1.2 Nuôi con bằng sữa mẹ (breastfeeding): là cách nuôi dưỡng trong đó
trẻ được trực tiếp bú sữa mẹ hoặc gián tiếp uống sữa mẹ đã được vắt ra [5]
1.1.3 Nuôi con bằng sữa mẹ sớm (early breast feeding)(theo WHO): là
cho trẻ bú sớm trong vòng một giờ đầu sau sinh [5]
1.1.4 Bú mẹ hoàn toàn (exclusive breastfeeding): là cách thực hành trong đó
trẻ chỉ được ăn sữa mẹ qua bú trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua vắt sữa mẹhoặc bú trực tiếp từ người mẹ khác, ngoài ra không được nuôi bằng bất cứloại thức ăn đồ uống nào khác Các thứ khác ngoại lệ được chấp nhận là cácgiọt dạng dung dịch có chứa vitamin, khoáng chất hoặc thuốc [6]
1.2 Thành phần dinh dưỡng của sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh 6tháng đầu vì trong sữa mẹ có đầy đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiếtnhư protein, glucid, lipid và mỡ vitamin và muối khoáng với tỷ lệ thích hợpcho sự hấp thu và phát triển của cơ thể trẻ Việc cho bú mẹ trong thời gian
Trang 17đầu đời là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo cho bé ít bệnh tật, phát triển cânbằng và hài hòa.
Nhờ sự phát triển của khoa học bắt đầu từ những năm 80 người ta mới hiểu
rõ thành phần và cơ chế hình thành sữa mẹ cũng như tầm quan trọng của sữa mẹ.Ngày nay cùng với công nghệ hóa sinh, sinh học phân tử, sữa mẹ đã được phântích sâu sắc, thành phần gồm hàng trăm chất dinh dưỡng khác nhau với thànhphần cân đối và hợp lý Sữa mẹ trải qua 2 giai đoạn: sữa non và sữa ổn định
1.2.1 Sữa non: là sữa được bài tiết trong vài ngày đầu sau đẻ Sữa non sánh
đặc màu vàng nhạt Trong sữa non chứa nhiều năng lượng, protein, vitaminA,đồng thời nhiều chất kháng khuẩn tăng cường miễn dịch cho trẻ Bên cạnh đó,sữa non còn có tác dụng sổ nhẹ giúp cho việc tống phân xu nhanh ngăn chặnvàng da ở giai đoạn trẻ sơ sinh [7]
1.2.2 Sữa ổn định: có đầy đủ và cân đối các thành phần dinh dưỡng Protein
sữa mẹ chứa đầy đủ acid amin cần thiết với tỉ lệ cân đối và dễ hấp thu Sữa
mẹ có acid béo cần thiết như acid linoleic cần cho sự phát triển của não, mắt
và sự bền vững thành mạch của trẻ, hơn nữa lipid trong sữa mẹ dễ được tiêuhóa hơn do có lipase Lactose trong sữa mẹ cung cấp thêm nguồn năng lượngcho trẻ, một số lactose vào ruột lên men tạo thành acid lactic giúp cho hấp thucanxi và muối khoáng tốt hơn
Sữa mẹ còn chứa nhiều các men giúp cho trẻ tiêu hóa và hấp thu tốt.Hoạt tính lysozym, amylaza của sữa non cao hơn 60 lần và ở sữa hoàn thiện
là 40 lần so với sữa bò Nhiều các men khác cũng có mặt với nồng độ rất caobao gồm transaminaza, catalaza, lactaza, dehydrozenaza, proteaza và lipaza.Nội tiết tố giáp trạng và những nội tiết tố khác cũng được tiết ra ở sữa mẹ(Lawrence,1980) [8] Sữa mẹ còn có nhiều vitamin và muối khoáng nhưvitamin A, C, canxianxi, sắt, tỷ lệ Ca/P thích hợp dễ hấp thu, phòng được một
số bệnh do thiếu vi chất gây ra như khô mắt do thiếu vitamin A, thiếu máuthiếu sắt, còi xương… [7]
Trang 18Một thành phần quan trọng của sữa mẹ mà không một loại sữa nàokhác có thể thay thế được là chất kháng khuẩn Đó là các kháng thể IgA cónhiều nhất trong sữa non và giảm dần ở các ngày sau đó Lactoferin là mộtprotein gắn sắt có tác dụng kìm khuẩn không cho vi khuẩn ưa sắt phát triển.Các enzyme lactozym có tác dụng diệt khuẩn Hơn 80% tế bào trong sữa làcác lympho bào, thực bào có tác dụng thực bào và tiết IgA, interferon có tácdụng ức chế hoạt động của vi khuẩn, virut, nấm… [9] Ngoài ra trong sữa mẹcòn có yếu tố kích thích sự phát triển của vi khuẩn lactobacillus bifidus, lấn át
sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh như Ecoli Sữa mẹ có khoảng hơn 100thành phần không tìm thấy trong bất kỳ loại sữa công thức nào, hầu nhưkhông một đứa trẻ nào dị ứng với sữa của mẹ mình
1.3 Tầm quan trọng của nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ bú sớm trong vòng một giờ đầu sau đẻ
1.3.1 Tầm quan trọng của nuôi con bằng sữa mẹ
Trong những năm gần đây, NCBSM được quan tâm hàng đầu tronglĩnh vực dinh dưỡng trẻ em Đã có nhiều hội nghị trong nước và quốc tế giànhriêng cho vấn đề này vì tính thực tế và tính ưu việt của nó Tổ chức Quỹ nhiđồng liên hiệp quốc (UNICEF) đã coi NCBSM là một trong những biện phápquan trọng nhất để bảo vệ sức khỏe trẻ em [10]
1.3.1.1 Đối với trẻ
Nuôi con bằng sữa mẹ giúp trẻ phát triển tốt hơn
Do thành phần và tính chất ưu việt như vậy nên NCBSM là biện pháp
dinh dưỡng tối ưu cho trẻ [11] Nhiều nghiên cứu cho thấy có một sự liênquan giữa tình trạng dinh dưỡng của trẻ với việc NCBSM, những trẻ đượcnuôi bằng sữa mẹ phát triển tốt hơn (Đào Ngọc Diễn, 1991, Bùi Thị ThuNhuận và cộng sự, 1986) Morow và cộng sự (1988) cho thấy có sự liên quanchặt chẽ giữa sự phát triển hiểu biết của trẻ 2 tháng đầu với NCBSM và nhận
Trang 19thấy rằng có một sự khác nhau có ý nghĩa giữa những trẻ được bú mẹ hoàntoàn với trẻ ăn nhân tạo [12].Trẻ bú sữa mẹ thường phát triển trí tuệ thôngminh hơn trẻ ăn sữa bò [7].
Nuôi con bằng sữa mẹ làm giảm tỷ lệ bệnh tật cho trẻ
Tổ chức UNICEF ước tính rằng hàng năm có khoảng 1 triệu trẻ em trêntoàn thế giới chết vì các lý do gián tiếp hay trực tiếp có liên quan đến khônghoặc thiếu nuôi dưỡng bằng sữa mẹ [13]
NCBSM là biện pháp nuôi dưỡng tự nhiên, tuyệt đối an toàn và hiệuquả Chandra (1979) thấy rằng trẻ được bú mẹ không những giảm tỉ lệ nhiễmtrùng mà còn giảm tỉ lệ dị ứng ở trẻ nhỏ [14] Sữa mẹ có tác dụng chống dịứng Trẻ bú mẹ ít bị dị ứng, ezema như ǎn sữa bò [7]
Ở Châu Mỹ La tinh hàng năm có khoảng 500 nghìn trẻ em dưới 5 tuổichết do ỉa chảy, mà hầu hết xảy ra ở trẻ em dưới 1 tuổi Người ta nhận thấyrằng nguy cơ trẻ chết do ỉa chảy ở trẻ em ăn nhân tạo cao hơn gấp 14 lần sovới trẻ được bú mẹ [15],[16] Những nghiên cứu khác do Victora và cộng sự(1977), (1987), Brend & cs (1988) cũng chỉ ra rằng hầu hết những trường hợpbệnh nhiễm khuẩn cấp ở trẻ em có một sự liên quan lớn đối với trẻ được nuôibằng nhân tạo [17], [18], [19]
Ở Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Trọng An, Đào Ngọc Diễn (1983)
ở các trẻ nội ngoại thành cũng chỉ rõ tỉ lệ suy dinh dưỡng và mắc bệnh tiêuchảy, nhiễm trùng hô hấp ở trẻ dưới 12 tháng cao hơn một cách có ý nghĩa ởnhóm trẻ không được bú mẹ so với nhóm trẻ được bú mẹ [20]
Theo tài liệu của WHO, những trẻ từ 0 đến 2 tháng tuổi mà khôngđược bú mẹ thì tỷ lệ bị ỉa chảy cao hơn 2 lần và nguy cơ trẻ chết do nhữngảnh hưởng của nó tăng gấp 25 lần so với những đứa trẻ được bú mẹ Hơn thếnữa những đứa trẻ không được bú mẹ nguy cơ chết do viêm phổi gấp 4 lần
so với những đứa trẻ được bú mẹ hoàn toàn (Zoya & cs, 1991) [21] Cho con
Trang 20bú hoàn toàn từ 4-6 tháng và tiếp tục cho bú ít nhất 2 năm làm giảm bệnh tật
và đặc biệt ỉa chảy và những bệnh nhiễm trùng khác NCBSM làm giảmnhững trường hợp chết do ỉa chảy 32%, nhiễm khuẩn hô hấp 22%, và nhữngnhiễm trùng khác là 17% (Monterio,1990) [22]
Ngoài bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp và suy dinh dưỡng, Ducan
và cộng sự (1993) nghiên cứu trên 1220 trẻ nhỏ chỉ ra rằng số trẻ bị viêm taigiữa ở trẻ bú mẹ hoàn toàn từ 4-6 tháng chỉ bằng ½ trẻ không được bú mẹ vàbằng 40% số trẻ được bú mẹ và cho ăn < 4 tháng [23]
Viện hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ năm 1997 đã công nhận những lợi íchđối với trẻ được nuôi bằng sữa mẹ Nghiên cứu tại Hoa Kỳ, Canada, Châu Âu
và các nước phát triển khác trên dân số ở tầng lớp trung lưu cho thấy việcNCBSM giúp giảm tần suất và hoặc mức độ trầm trọng của bệnh tiêu chảy,viêm đường hô hấp dưới, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não
do vi khuẩn, nhiễm trùng niệu và viêm ruột hoại tử Một số nghiên cứu chothấy NCBSM có thể có tác dụng bảo vệ đối với hội chứng đột tử ở trẻ em,bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, cácbệnh dị ứng và các bệnh lý mãn tính khác của đường tiêu hóa [24]
Theo thống kê của UNICEF cho thấy suy dinh dưỡng protein – nănglượng xuất hiện nhiều nhất ở lứa tuổi từ 4 đến 18 tháng tuổi trong đó ở lứatuổi dưới 12 tháng có nguyên nhân chủ yếu là không được bú sữa mẹ hoặccho trẻ ăn bổ sung quá sớm [25]
Trang 21cũng có tác dụng trên cơ tử cung, do đó nếu trẻ bú mẹ ngay lập tức sau đẻ,oxytocin sẽ được sản xuất và tác dụng lên tế bào cơ tử cung giúp cho việccầm máu nhanh sau đẻ [26], [27].
Cho con bú đòi hỏi một sự tiêu hao năng lượng từ 200 đến500Kcal/ngày, tương đương với đạp xe đạp trong vòng 1 giờ Điều này giúp
bà mẹ giảm cân nhanh hơn sau sinh [24]
NCBSM làm chậm có thai và có kinh trở lại sau sinh Lượng sắt mà bà
mẹ dùng để tạo sữa ít hơn so với lượng sắt mất đi do hành kinh Điều nàycũng giúp hạn chế thiếu máu do thiếu sắt [24]
NCBSM có thể làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng và ung thư vú ởphụ nữ tiền mãn kinh [24]
Mặc dù cơ thể bà mẹ cần nhiều calcium cho việc tạo sữa, nhưng người
ta nhận thấy rằng sau khi cai bú, mật độ xương trở về như trước khi có thai,thậm chí còn cao hơn Vài nghiên cứu gần đây cho thấy các bà mẹ không chocon bú có nguy cơ gãy xương chậu sau mãn kinh cao hơn so với các bà mẹNCBSM [24]
1.3.1.3 Gắn bó tình cảm mẹ con
Cho con bú giúp tạo ra sự kết nối tình cảm giữa mẹ và bé Chỉ người mẹmới có thể làm công việc cho con bú và đây thực sự là một mối liên kếtthiêng liêng mà không ai có thể chia sẻ được
Rất tiện lợi và linh động, không cần phải chuẩn bị hay phải chờ đợi.NCBSM giúp mẹ và con có nhiều thời gian gần gũi tự nhiên đó là yếu tốtâm lý quan trọng giúp cho sự phát triển hài hoà của đứa trẻ cả về trí tuệ, nhâncách và tình cảm, giúp cho bà mẹ giảm căng thẳng và đặc biệt giảm tỉ lệ bệnhtrầm cảm sau sinh [24]
1.3.1.4 Hiệu quả kinh tế của NCBSM
Nuôi con bằng sữa mẹ giúp mẹ tiết kiệm hơn nhiều so với việc cho bé
ăn bằng sữa công thức, vì chi phí thức ăn bổ sung cần thiết cho người mẹ
Trang 22không đáng kể so với chi phí khi mua sữa công thức cho bé Điều này giúp
mẹ tiết kiệm một khoản tiền để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống hằng ngày củagia đình tốt hơn
Sữa mẹ luôn có sẵn và ở nhiệt độ thích hợp, cho trẻ ăn ngay dù mùađông hay mùa hè Cho con bú sữa mẹ sẽ thuận lợi vì không phụ thuộc vào giờgiấc, không cần phải đun nấu, dụng cụ pha chế Khi người mẹ ǎn uống đầy
đủ, tinh thần thoải mái thì sẽ đủ sữa cho con bú
Như vậy, NCBSM gắn liền với sự ra đời và trường tồn của nhân loại.Tạo hóa sinh ra con người và ban tặng nguồn sữa mẹ quý giá cho trẻ nhỏ Sữa
mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất đảm bảo sự sống còn và phát triển tối ưu chotrẻ nhỏ mà không có một loại thức ăn gì có thể thay thế được
1.3.2 Tầm quan trọng của cho trẻ bú sớm trong vòng một giờ đầu sau sinh
Cho trẻ bú sớm sau sinh là biện pháp rất quan trọng vì trong giờ đầutiên của cuộc đời trẻ sơ sinh ở trạng thái tỉnh táo nhanh nhẹn nhất và dễ thựchiện hành vi bú mẹ nhất Khi thời điểm này qua đi, trẻ trở nên buồn ngủ hơn
vì bắt đầu hồi phục sau quá trình thở Trong giờ đầu tiên đó, quan trọng là đểtrẻ gần mẹ, tránh tách mẹ và con để trẻ có cơ hội được bú sớm Không cho trẻ
bú mẹ trong vòng một giờ đầu sau sinh là một trong những dấu hiệu dự báomạnh mẽ nhất việc trẻ sẽ bị thôi bú sớm sau 2 tháng [28]
Theo kết quả nghiên cứu của nhiều nghiên cứu trên thế giới đã khẳngđịnh rằng cho trẻ bú sớm trong vòng vài giờ đầu sau sinh và bú mẹ hoàn toàntrong vòng 6 tháng đầu có thể cứu sống được trên 1 triệu trẻ em hàng năm, làmột can thiệp có hiệu quả nhất trong tất cả các can thiệp cứu sống trẻ em [29]
Nuôi con bằng sữa mẹ sớm làm cho sữa mẹ xuống sớm, bởi vì động tácmút vú của trẻ sẽ kích thích tuyến yên giải phóng prolactin, nó sẽ kích thíchcác tế bào tuyến sữa sản xuất ra sữa Như vậy trẻ càng bú nhiều thì càng cónhiều prolactin và sữa sẽ được tiết ra nhiều Như vậy cách đơn giản nhất, kinh
Trang 23điển nhất và tự nhiên nhất để tăng lượng sữa của bà mẹ là cho con bú thườngxuyên nhiều lần Một đứa trẻ đói thường bú nhiều hơn là những đứa trẻ đã no,nếu cho trẻ ăn những thức ăn khác trước khi bú, nó có thể làm cản trở sự tiếtsữa (Lawrence, 1980, Cameron & Hofvander, 1983 Helsing & King, 1985),[30], [31], [8] Nghiên cứu cho thấy, sữa mẹ được bắt đầu tiết ra sớm hơn ởnhững người mẹ cho con bú sớm, cho bú nhiều lần Sữa mẹ được bắt đầu tiết
ra sớm một cách rõ ràng ở những bà mẹ bắt đầu cho con bú trong vòng mộtgiờ đầu sau khi đẻ hơn các bà mẹ chờ cho sữa xuống tự nhiên
1.4 Cách nuôi con bằng sữa mẹ
1.4.1 Cho trẻ bú sữa mẹ sớm
Thời gian bắt đầu cho trẻ bú theo khuyến cáo của WHO cũng như chiếnlược hợp tác của WHO và UNICEF về sự sống còn của trẻ đã khuyến nghị mẹnên cho con bú sữa mẹ trong vòng giờ đầu sau đẻ giúp trẻ tận dụng được sữanon là loại sữa tốt, hoàn hảo về dinh dưỡng và các chất sinh học thích ứng với
cơ thể non nớt của trẻ, bú càng sớm càng tốt và không cần cho trẻ mới đẻ ănbất kỳ thức ăn gì trước khi bú mẹ lần đầu
1.4.2 Số lần cho bú: Trẻ bú càng nhiều thì sữa mẹ càng được bài tiết nhiều Số
lần cho bú tùy thuộc vào nhu cầu của trẻ, cho trẻ bú bất cứ khi nào trẻ muốn, ítnhất 8 lần trong ngày, bú cả ngày và đêm [32] Mỗi bữa bú cho trẻ bú kiệt mộtbên rồi mới chuyển sang vú bên kia để trẻ nhận được sữa cuối giàu chất béo [7]
1.4.3 Cho bú hoàn toàn đến 6 tháng tuổi: Nghiên cứu của Almroth & cs
(1990) cho thấy rằng những đứa trẻ khỏe mạnh mà được bú mẹ đầy đủ thì nóhoàn toàn thỏa mãn nhu cầu về năng lượng, đủ các dịch lỏng thậm chí trongnhững ngày nóng và khô Do vậy, không cần cung cấp nước cho những đứatrẻ bú mẹ hoàn toàn ở cả những nơi điều kiện nóng và khô cằn [33] Khi trẻ bịbệnh, ngay cả khi trẻ bị tiêu chảy vẫn tiếp tục cho bú Khi trẻ bị đẻ non, yếu
ớt không mút được vú mẹ, hay trong trường hợp bị mắc một số bệnh không
bú được cần vắt sữa cho trẻ ăn bằng thìa [34]
Trang 241.4.4 Thời điểm cai sữa
Thời gian cho trẻ bú kéo dài trung bình 18 – 24 tháng hoặc lâu hơn nếu
có thể [32], [34], không nên cai sữa cho trẻ trước 12 tháng, khi cai sữa nên cai
từ từ để dần dần thay thế sữa mẹ và quen dần với thức ăn thay thế Không caisữa khi trẻ bị ốm, bị tiêu chảy vì thức ăn thay thế hoàn toàn sữa mẹ dễ làmcho trẻ rối loạn tiêu hóa gây hậu quả trẻ bị SDD Khi cai sữa chú ý chế độ ăncủa trẻ phải đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ với cách chếbiến thích hợp [34]
1.4.5 Cách cho trẻ bú: Khi cho trẻ bú, người mẹ ở tư thế thoải mái, có thể
nằm hoặc ngồi cho bú, để toàn thân trẻ sát vào người mẹ, miệng trẻ ngậm sâuvào quầng đen bao quanh núm vú để động tác mút được tốt hơn Thời giancho bú tuỳ theo đứa trẻ Cho trẻ bú đến khi trẻ no, tự rời vú mẹ Sau khi búxong một bên, nếu trẻ chưa đủ no thì chuyển sang vú bên kia [7]
Trẻ cần bú hết cả sữa đầu và sữa cuối [32]
Đối với bà mẹ mổ đẻ, trong những ngày đầu hậu phẫu có thể cho trẻ bú
ở tư thế nằm Bà mẹ nằm nghiêng một bên, có thể dùng nhiều gối lót sau lưngcho đỡ mỏi Nhờ một người phụ ẵm bé cho nằm hướng mặt và thân bé về phía
bà mẹ, trong lúc tay của bà mẹ giữ chặt lấy mông bé Nên lót thêm một gốidầy phía trước bụng để tránh bé quấy đạp vào vết mổ ổ bụng [24]
1.5 Tình hình nuôi con bằng sữa mẹ, bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh trên Thế giới và Việt Nam
1.5.1 Tình hình nuôi con bằng sữa mẹ trên Thế giới
Trong những năm gần đây các số liệu từ nhiều cuộc điều tra cho thấy
xu hướng NCBSM có dấu hiệu hồi phục: 98% trẻ ở Châu Phi, 96% trẻ ở Châu
Á và 90% trẻ ở Nam Mĩ đã được nuôi bằng sữa mẹ Ngay tại Việt Nam con
số này cũng xấp xỉ 90% [35]
Ở Đông Nam Á, sữa mẹ vẫn là cách nuôi chính của các bà mẹ nhưng
có sự khác biệt lớn giữa nông thôn và thành thị về khoảng thời gian trẻ được
Trang 25bú mẹ Ở Bangkok theo điều tra năm 1987, thời gian cho con bú trung bình là
4 tháng trong khi ở nông thôn là 14 tháng [35]
Tỉ lệ trẻ em được nuôi bằng sữa mẹ và thời gian kéo dài việc NCBSMkhác nhau tùy các nước ở trên thế giới Ở nông thôn Malaysia, tỉ lệ NCBSMgiảm một cách nhanh chóng từ 80% (1950-1969) xuống 69% (1989-1990) ỞTrung Quốc từ 63% xuống 22% và ở Ấn Độ từ 70 – 40% Tại Bắc Kinh(Trung Quốc) khoảng 80% trẻ được bú mẹ trong những năm 1950, nhưng tỉ lệnày giảm còn 13,8% ở thành phố năm 1984 và sau đó tỉ lệ trẻ được bú mẹ duytrì khoảng 13-14% trong những năm 1987-1990 Chua (1989) nghiên cứu ởSingapore thấy tỉ lệ trẻ được bú mẹ là 85-90% ở những bà mẹ giàu và 90% ởnhững bà mẹ nghèo trong những năm 1950-1960, sau đó giảm xuống còn60% và 36% [36] Thời gian cho con bú cũng giảm ở Philippin từ năm 1973đặc biệt ở thành phố trong các nhóm có điều kiện kinh tế và trình độ văn hóacao (Williamson 1990) [37]
Theo MICS 2006 chỉ có 16,9% hay cứ 6 bà mẹ mới có 1 người nuôicon hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời; 58% số bà mẹ cho trẻ búngay trong vòng 1 giờ sau khi sinh Tỉ lệ trẻ tiếp tục được bú mẹ cho tới khi 2tuổi theo khuyến cáo vẫn dừng ở mức 22,9% [38]
Ở Châu Phi tỉ lệ trẻ được bú mẹ đến 12 tháng dao động khoảng 55-85%tùy từng vùng Nhìn chung tỉ lệ cho con bú ở các vùng nông thôn và các bà
mẹ thuộc nhóm kinh tế thấp cao hơn vùng thành thị Trong số 23 nước ở ChâuPhi cho ăn bổ sung thường bắt đầu sớm 2-4 tháng [35]
Ở Châu Âu đã có xu hướng tăng cường NCBSM tỷ lệ các bà mẹNCBSM ở các nước Bungari, Đức, Hungari, và Thụy Sỹ dao động quanh90%, tỷ lệ ở các nước Tây Âu thấp hơn dao động từ 35-67% [35]
1.5.2 Tình hình nuôi con bằng sữa mẹ Việt Nam
Ở Việt Nam từ đầu những năm 1980 đã có những nghiên cứu về tậpquán và thực hành nuôi con được tiến hành bởi nhiều tác giả và trong nhiều
Trang 26vùng trên cả nước Bú mẹ được khuyến khích và chấp nhận rộng rãi ở ViệtNam, ước tính có tới 98% trẻ nhỏ được bú mẹ Tỉ lệ này khác nhau theo từngvùng địa lý, dân tộc, trình độ văn hóa của bà mẹ, nơi đẻ nhưng không đáng
kể, nơi ít nhất cũng có 90% trẻ được bú mẹ [39]
Đào Ngọc Diễn và cộng sự năm 1983 đã nghiên cứu trên 500 trẻ dưới 5tuổi tại vùng nông thôn và nội thành Hà Nội, kết quả cho thấy hầu hết trẻđược bú mẹ sau 2-3 ngày Tỉ lệ trẻ được bú mẹ trong vòng 24h chỉ đạt 15,8%
ở nội thành và 35,5% ở cả 2 nhóm đủ sữa và thiếu sữa mẹ Từ 68% đến 97%trẻ được ăn thêm trong vòng 4 tháng đầu Thời gian cai sữa trung bình là 12tháng, trong đó 13,4% trẻ được cai sữa trước 12 tháng [20]
Năm 1996 theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Quang về thựchành nuôi con của bà mẹ nội và ngoại thành Hà Nội thấy tỉ lệ trẻ được bú sớmtrong nửa giờ đầu sau sinh là 30%, tỉ lệ trẻ bú mẹ trong 6 tháng đầu là 40%,thời gian cho con bú trung bình là 14 tháng, tỉ lệ trẻ 12 tháng được tiếp tục bú
mẹ là 60%, tỉ lệ trẻ được ăn bổ sung trong 4 tháng đầu là 60,1% [40]
Kết quả nghiên cứu tập tính nuôi con dưới 24 tháng tuổi của các bà mẹtại phường Láng Hạ - Đống Đa Hà Nội năm 2000 của Lê Thị Kim Chung chothấy tỷ lệ trẻ được bú mẹ sớm trong ½ giờ đầu mới chỉ được 40%, tỉ lệ trẻđược bú mẹ trong 4 tháng đầu là 62,7% [41]
Theo điều tra dân số và sức khỏe 2002, hiện chỉ có 30,8% trẻ dưới 2tháng tuổi được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ, và 8% số trẻ ở tháng thứ 4 – 5được bú mẹ hoàn toàn
Báo cáo “Tiến bộ cho trẻ em của UNICEF” mới đây cho biết: Năm
2005 ở nước ta chỉ có 12,4% bà mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6tháng đầu, ngay cả trong 4 tháng đầu cũng chỉ có khoảng 30% [42]
Nghiên cứu gần đây của Dương Thị Cương cà cộng sự năm 2008, Tỉ lệ bà
mẹ có kiến thức đúng NCBSM là 17,91%, không đúng là 82,09%; thái độ đúng
Trang 27là 99,29%, không đúng là 0,71%; thực hành đúng là 26,43%, không đúng là
73,57%.[43], Tôn Thị Anh Tú và cộng sự năm 2011, chỉ có 48.04% bà mẹ cókiến thức đúng về Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu [44], Trần thị PhúcNguyệt và cộng sự năm 2012 về thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹvùng ven biển có con dưới 24 tháng tuổi tại xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnhNam Định cho thấy tỷ lệ trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi là 63,0% có60,5% bà mẹ cho con bú sớm 1 giờ đầu sau sinh, 18% bà mẹ vắt bỏ sữa non,41,7% bà mẹ cho rằng sữa non không có chất dinh dưỡng [45]
1.5.3 Tình hình cho trẻ bú sớm 1 giờ đầu sau sinh
Mặc dù lợi ích của việc cho trẻ bú sớm trong 1 giờ đầu sau sinh đãđược chứng minh nhưng tỉ lệ trẻ được bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinhrất khác nhau ở các nước trên thế giới Ví dụ Ở Châu Á, hơn 80% số trẻ sơsinh không được bú sữa mẹ trong vòng 24 giờ đầu sau đẻ [46] Ở Phần Lan77%, Na Uy 71%, Thụy Sỹ 67%, Ba Lan 65%, Anh 46%, Ấn Độ 16%,Indonesia 8% [46]
Tại Việt Nam tỉ lệ cho bú sớm sau sinh khác nhau giữa các nghiên cứu,giữa các vùng, miền, khu vực, dân tộc Nghiên cứu trong những năm gần đâycủa Trương Thị Hoàng Lan năm 2003 tỉ lệ cho bú sớm trong nửa giờ đầu sausinh là 28,7% [39] Ở miền trung tỉ lệ cho bú sớm sau sinh chỉ có 39%, trongkhi đó ở miền Bắc là 68% [47] Mai Đức Thắng năm 2005 là 46,8% [48] vàcác nghiên cứu của Lê Thị Hương ở huyện Cẩm Thủy tỉnh Thanh Hóa tháng
6 năm 2007 là 70,0% [49], huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị tháng 11 năm
2007 là 88,0% [50], ở huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái tháng 10 năm 2008 là66,0% [51], ở Viện dinh dưỡng năm 2009 tỷ lệ trẻ bú sớm trong vòng 1h saukhi sinh là 49,3%, trong đó có 34,3% trẻ được bú mẹ trong vòng nửa giờ đầusau khi sinh, tại Viện Nhi Đồng I thành phố Hồ Chí Minh tháng 4 năm 2010
là 42,29% [52], ở 2 bệnh viện Hà Nội năm 2011 chỉ có 38,1% trẻ được bú sữa
Trang 28mẹ sớm trong 1 giờ đầu sau sinh [53], ở Phổ Yên, Thái Nguyên năm 2013 chỉ
có 44,4% bà mẹ cho con bú ngay trong vòng 1/2 giờ sau sinh và vẫn còn15,2% bà mẹ cho con bú sau 24h [3] Ở xã Khánh Hà, Thường Tín, Hà Nộinăm 2013 chỉ có 42,3% các bà mẹ cho con bú sớm trong vòng một giờ đầusau sinh [54], tại thị trấn Rạng Đông, Nghĩa Hưng, Nam Định năm 2014 cóquá 1 nửa số bà mẹ được điều tra nghiên cứu cho con bú sau 1 giờ đầu sausinh [54] Tại Quảng Ngãi năm 2015, tỷ lệ bà mẹ cho con bú sớm là 33,2%[55], nhưng tại Lương Sơn, Hòa Bình năm 2016 thì tỷ lệ thực hành cho con
bú sớm của các bà mẹ lại tương đối cao chiếm 79,9% [56]
1.6 Những yếu tố ảnh hưởng tới việc nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ bú sớm trong vòng một giờ đầu sau sinh
1.6.1 Trình độ văn hóa của bà mẹ
Nhiều nghiên cứu được tiến hành về các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệNCBSM Ezzatk và cs (1989) đã nghiên cứu trên 2994 trẻ em dưới 3 tuổi ởKuwait thấy rằng trẻ được nuôi bằng sữa mẹ thông dụng ở những bà mẹ mù chữ(72,4%) hơn những bà mẹ có trình độ văn hóa cao (56,9%) Ở Newdelli đã thấyrằng tỉ lệ NCBSM ở các bà mẹ mù chữ và các bà mẹ có điều kiện kinh tế thấpcao hơn, trẻ ở những gia đình nghèo nhất thì được bú mẹ sớm sau khi đẻ hơn trẻcủa những gia đình giàu nhất (Kuman & cs, 1989) [27] Về thời gian kéo dàithời gian cho con bú cũng vậy 9,9 tháng ở các bà mẹ mù chữ và 4,2 tháng ởnhững bà mẹ có trình độ đại học Các bà mẹ có trình độ càng cao thì thời giancho con bú càng ngắn, và thời gian cho ăn bổ sung càng sớm [57]
Theo các nghiên cứu ở Banglades hầu hết các bà mẹ cho rằng sữa nonkhông phải là sữa thật sự, chỉ có 2 trong 43 bà mẹ là nói nó có chất dinhdưỡng, không một bà mẹ nào biết về tác dụng chống nhiễm trùng của nó Bởi
vì màu vàng đặc sánh, cho nên sữa non luôn được coi là sữa không tốt, bẩn và
có thể gây nên cho trẻ bị ỉa chảy, nên họ chỉ cho trẻ bắt đầu bú vào ngày thứ 2hoặc thứ 3 (Dixon,1992., Najma, 1993) [58], [59]
Trang 29Ngược lại, Sjolin và cs (1995) nghiên cứu trên 200 bà mẹ ở Nigeriathấy rằng các bà mẹ sống trong điều kiện tốt và có trình độ cao thì thời giancho con bú kéo dài hơn [60] Một nghiên cứu tại Việt Nam tiến hành bởiSwenson và cộng sự (1993) cho thấy rằng thời gian cho con bú ở các bà mẹtrình độ văn hóa cao và trong các bà mẹ sống ở các tỉnh khác nhau có khácnhau nhưng không có sự khác nhau có ý nghĩa về thời gian cho con bú kéodài [61].
Cũng như vậy tại Việt nam đầu những năm 80 khi mới triển khaichương trình NCBSM và cho trẻ bú sớm thì tỉ lệ số trẻ được bú mẹ trongvòng một giờ đầu sau sinh là rất thấp, tỉ lệ bà mẹ hiểu biết về sữa non, tácdụng của sữa non cũng rất ít Ngược lại hiện nay khi những chương trìnhtruyền thông về sữa non, những khuyến cáo nên cho trẻ bú sớm sau sinh đãnâng cao tầm hiểu biết của bà mẹ và tỉ lệ cho trẻ bú sớm sau sinh đã tăng lên
rõ rệt Như vậy, kiến thức và thái độ của bà mẹ đóng một vai trò rất quantrọng trong tình trạng dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ em qua việc cho ăn,việc chăm sóc trẻ
1.6.2 Ảnh hưởng của tình trạng kinh tế, trình độ văn hóa xã hội tới việc nuôi con.
Điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội có ảnh hưởng rất lớn tới việcNCBSM và cho trẻ bú sớm trong một giờ đầu sau sinh Một nghiên cứu ởTrung Quốc cho thấy tình trạng giảm NCBSM một cách đáng báo động: từnăm 1975-1985 tỷ lệ trẻ được bú sữa mẹ đến 6 tháng ở thành thị từ 43%xuống 34% trong khi ở nông thôn giảm từ 62% xuống 60% [62]
Hiện nay, ở nhiều nước đã ghi nhận được các bằng chứng về sự thayđổi các chuẩn mực và giá trị trong cách nuôi con để đáp ứng với điều kiệnkinh tế xã hội trong tiến trình đô thị hóa UNICEF 1981 đã chỉ rõ khuynhhướng thay thế sữa mẹ bằng thức ăn nhân tạo cho trẻ rất sớm sau đẻ đã xuất
Trang 30hiện ở những vùng dân cư đang trên đường đô thị hóa thuộc những quốc giakhác nhau:
Ở Chi Lê từ 1960-1968 tỉ lệ trẻ bú mẹ đến 13 tháng giảm khoảng 9 lần
Ở Philippin 1958-1968 tỉ lệ trẻ bú mẹ đến 12 tháng giảm khoảng 1/3
Ở Singapor 1951-1971 tỉ lệ trẻ bú mẹ giảm khoảng 8 lần [63]
Một nghiên cứu thực hành NCBSM của các bà mẹ Đông Dương đến cưtrú tại Úc cho thấy có giảm về tỉ lệ và thời gian cho con bú (Rossiter & cs,1993) [64] Dixon (1993) đã đưa ra các bằng chứng ở hàng loạt các nướctrong khu vực châu Á có tình trạng bà mẹ không cho trẻ sơ sinh bú sữa nonthay vào đó là các thức ăn nhân tạo khác trong đó có sữa công nghiệp [62]
Việt Nam vốn là đất nước có truyền thống NCBSM, với những phongtục tập quán hình thành từ ngàn đời ăn sâu vào tiềm thức, chi phối lối sống,cách thức chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh Ngày nay khi đất nướcđang trong thời kỳ đổi mới, nhiều tác giả đã đề cập đến quá trình đô thị hóađến cùng những thay đổi trong lối sống, định hướng giá trị và mô hình ứng xửcủa con người đô thị, bắt nguồn từ không khí sôi động của các mặt hoạt động
xã hội trong cơ chế thị trường nhộn nhịp Trong công cuộc đổi mới ấy, trình
độ học vấn của mặt bằng dân số nói chung và của các bà mẹ nói riêng đượcnâng cao, những hiểu biết về dinh dưỡng, chăm sóc bà mẹ trẻ em được ápdụng tốt hơn Nhưng cùng với đó là gánh nặng công việc khi phụ nữ tham giasản xuất kinh tế ảnh hưởng không nhỏ đến chăm sóc sau sinh Một mặt kháccủa cơ chế thị trường là hàng hóa công nghiệp gia tăng nhanh hơn so với sảnphẩm nhà nông, mà 1 ví dụ điển hình là sữa công nghiệp Một quan sát củacác chuyên gia y tế Thụy Điển tại Hà Nội (tháng 12 năm 1994) cho thấy có ítnhất 25 mặt hàng sữa khác nhau được bày bán tại các cửa hàng bán lẻ với chủyếu là sữa ngoại so với năm 1992 chỉ có 15 loại và tính đến đầu năm 2009,Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng cho biết ước tính hiện nay có
Trang 31khoảng 120 nhãn sữa với mẫu mã, giá thành, chất lượng khác nhau được cungcấp bởi nhiều nguồn khác nhau như: công ty tư nhân, nhà nước, liên doanh,trong nước, nhập khẩu [42] Với hàng loạt quảng cáo hấp dẫn, các chiến lượctiếp thị, hậu đãi chu đáo, các hãng sữa công nghiệp đã ảnh hưởng không nhỏđến tâm lý của các bà mẹ khi chọn sữa nuôi con.
1.6.3 Ảnh hưởng của các cán bộ y tế, bạn bè và các thành viên của gia đình
Nhiều nghiên cứu cho thấy việc giáo dục của cán bộ y tế, cho connằm chung với mẹ sau khi sinh, cho trẻ bú theo yêu cầu ở các phòng đẻ cóảnh hưởng tích cực đến tỉ lệ và thời gian cho con bú (Winikoff & Baer,
1980, Elander & cs 1984) [63],[65]
Vai trò của các cán bộ y tế và những người phục vụ về sức khỏe có ảnhhưởng rất lớn đến việc nuôi con của các bà mẹ Trong những nhà hộ sinhcũng như những phòng khám phụ nữ hoặc ở nơi chăm sóc sau đẻ, nó lại càngđặc biệt quan trọng, bởi vì họ đến đây trong tình trạng cần được chăm sóc sứckhỏe hoặc vì những bệnh tật của họ Những cán bộ y tế trở thành một phầncủa xã hội ảnh hưởng mạnh mẽ đến họ (WHO, 1981… Helsing and Kjxresss,1985) [66], [67] Các cán bộ y tế có thể ảnh hưởng tới hành vi về nuôi con củacác bà mẹ bằng cách cung cấp thông tin, hướng dẫn cách chăm sóc và bảo vệnguồn sữa Cả hai việc đều làm cho bà mẹ hiểu và bảo vệ được nguồn sữa(Popkin cs, 1985) [68]
Những thực hành của cán bộ y tế đóng một vai trò quan trọng trongviệc cho con bú sớm Omotola va Kingele 1985 nghiên cứu thấy rằng 80% trẻđược bú mẹ trong vòng 48 giờ đầu sau khi đẻ hầu hết các bà mẹ đều vứt bỏsữa non trong vòng 24 giờ đầu lý do chủ yếu là các bà mẹ không được nhậnnhững lời khuyên thích hợp và mẹ và con phải nằm tách nhau sau khi sinh.Tác giả đã nhấn mạnh nên có một chương trình giáo dục dinh dưỡng [69]
Trang 32Hầu hết các bà mẹ đều mong muốn NCBSM, 93% những người chồng,83% những người mẹ chồng và 81% những người bạn tốt của bà mẹ có ảnh
hưởng tích cực đối với việc cho con bú (Barros & cs 1988) [70] Các nghiên cứu
cho thấy các cán bộ y tế, bạn bè và các thành viên của gia đình cũng ảnh hưởngrất lớn đến vấn đề nuôi con, bởi vì chính họ là nguồn gốc của mọi thông tin vềcách nuôi con Họ cung cấp cho các bà mẹ những thông tin về khoa học và thựchành về cách nuôi con và trên cơ sở đó tạo điều kiện cho sự quyết định về cáchnuôi con như thế nào, và đây cũng là nơi luôn động viên họ về mặt tinh thần màmỗi người phụ nữ đều rất cần thiết (Isabirye, 1990) [71]
Morrow (1992) tìm thấy rằng một số cán bộ y tế Việt Nam thậm chí ởtrong các bệnh viện lớn cũng cho các bà mẹ những lời khuyên không đúng,những điều đó làm trì hoãn việc cho trẻ bú sớm từ 1-3 ngày sau khi đẻ [12]
1.7 Vài nét đặc điểm của Lạng Sơn
Là một tỉnh địa đầu phía Bắc tổ quốc, Lạng Sơn có đường biên giới vớiTrung Quốc dài hơn 250km Phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh, Phía Tây giáphai tỉnh là Thái Nguyên và Bắc Kạn, phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng và phíaNam giáp tỉnh Bắc Giang Lạng Sơn có 1 thành phố trực thuộc tỉnh và 10huyện, 19 phường, thị trấn, 207 xã, diện tích là 830.521 ha ( 8.305,21 km²) ,với dân số 831.887 người (Điều tra dân số ngày 1/4/2009), có 7 dân tộc anh
em, trong đó người dân tộc Nùng chiếm 42,97%, Tày chiếm 35,92%, Kinh16,5%, còn lại là các dân tộc Kinh, Dao, Hoa, Sán Chay, H'Mông [74]
Thành phố Lạng Sơn có diện tích 78.11 km² trong đó số dân tính đến1/4/2009 là 87.278 người chiếm 10,49% tổng số dân toàn tỉnh [74] Trong sựnghiệp xây dựng và bảo về đất nước Việt Nam thân yêu, công tác chăm lo sứckhỏe của nhân dân luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và trở thànhmột trong những nhiệm vụ lớn của toàn xã hội mà ngành y tế là lực lượngnòng cốt trong đó, hệ thống các bệnh viện luôn có vai trò, vị trí hết sức quan
Trang 33trọng; là nơi trực tiếp khám và điều trị bệnh cho các tầng lớp nhân dân; đồngthời cũng là nơi mà các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vềcông tác y tế được thể hiện cụ thể nhất, rõ nét nhất; đóng góp chủ yếu choviệc chăm lo sức khỏe của nhân dân Với sự quan tâm đầu tư của tỉnh, sự nỗlực cố gắng của lãnh đạo và nhân dân toàn thành phố nên tình hình kinh tế -
xã hội đã có những bước chuyển biến tích cực, sản xuất phát triển, đời sốngvật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện Tỷ lệ hộ nghèonăm 2005 còn 3,67% (theo tiêu chí mới), hộ giàu và khá chiếm trên 40%.100% thôn bản có điện lưới quốc gia [75] Cùng với sự phát triển của kinh tế,văn hóa, giáo dục, ngành y tế Lạng Sơn cũng có nhiều bước tiến bộ vượt bậc,trong đó vấn đề chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em rất được quan tâm và cónhiều thành tựu đáng kể Tuy nhiên, sự phân bố này không đồng đều giữa nộithành và ngoại thành, Lạng Sơn vẫn là tỉnh nghèo và thu nhập trung bình thấp
so với các tỉnh trong cả nước
Bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh Lạng Sơn là một trong những cơ sở
y tế được ra đời từ rất sớm, có bề dày xây dựng và trưởng thành với biết bao
sự đổi thay, biết bao thăng trầm và cũng đã viết nên truyền thống vẻ vang củamột Bệnh viện tuyến tỉnh nơi địa đầu Tổ quốc Các thế hệ cán bộ viên chức,các thế hệ thầy thuốc của Bệnh viện có quyền tự hào về truyền thống và y đứccao đẹp:"Lương y phải như tử mẫu" trong suốt chặng đường dài cùng dân tộcđấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước
Khoa Phụ sản là một khoa lâm sàng có nhiệm vụ đỡ đẻ, chăm sóc sứckhỏe Bà mẹ - trẻ sơ sinh và khám chữa bệnh phụ khoa Cùng chung với sự hìnhthành bệnh viện, Khoa Phụ Sản là khoa hình thành sớm ngay từ đầu Qua nămtháng khoa Phụ Sản đã phát triển không ngừng, thể hiện bằng số lượng cũngnhư chất lượng điều trị Hiện tại khoa có 60 cán bộ trong đó: Bác sỹ:15,trình độchuyên môn: Bác sỹ chuyên khoa II có 3, Bác sĩ chuyên khoa I có 2, 2 thạc sĩ;
Trang 34Nữ hộ sinh có 41 trong đó: 4 Đại học và 2 cao đẳng nữ hộ sinh, Nữ hộ sinhtrung học: 35 (có 8 đang theo học cao đẳng nữ hộ sinh); Hộ lý: 4
Để đảm bảo thực hiện tốt chức năng chăm sóc sức khỏe bà mẹ, khoaPhụ sản đã bố trí liên hòan hợp lý từ buồng chờ đẻ, buồng đẻ thường, buồng
đẻ nhiễm khuẩn, buồng làm thuốc, buồng sản phụ, buồng tắm bé, buồng sơsinh bệnh lý Trong những năm qua khoa sản luôn đỡ đẻ an toàn cho trên
3000 sản phụ mỗi năm Chăm sóc theo dõi tốt sau đẻ, hạn chế mức thấp nhấtcác tai biến sản khoa Phẫu thuật an toàn cho trên 2000 ca mỗi năm, hầu nhưkhông có nhiễm trùng nặng sau mổ, các tai biến ở mức rất thấp so với nhiềubệnh viện Công tác chăm sóc trẻ sơ sinh luôn được chú ý, khám phát hiện các
dị dạng, bệnh lý sơ sinh, chăm sóc sơ sinh non tháng, sơ sinh thường, điều trịvàng da Mỗi năm khoa sản khám và chưa các bệnh phụ khoa cho trên 2000lượt bệnh nhân, điều trị các trường hợp viêm nhiễm phụ khoa, phẫu thuật cáctrường hợp u xơ tử cung, u nang buồng trứng, chửa ngoài tử cung, phẫu thuậtcác trường hợp rách phức tạp tầng sinh môn của tuyến dưới gửi lên
Trang 35Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các bà mẹ mới sinh con trong vòng 5 ngày tại Khoa phụ sản - Bệnhviện ĐKTT tỉnh Lạng Sơn
- Bác sỹ sản, nữ hộ sinh đang làm việc tại Khoa phụ sản – Bệnh việnĐKTT tỉnh Lạng Sơn
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng
- Các sản phụ đẻ và đang nằm viện sau sinh tại khoa Phụ sản - Bệnhviện đa khoa trung tâm tỉnh Lạng Sơn
- Đẻ thường
- Mổ đẻ theo nguyện vọng (không có chỉ định mổ tuyệt đối)
- Tình nguyện tham gia nghiên cứu
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ
- Đẻ có can thiệp (forceps, giác hút…)
- Mổ đẻ theo chỉ định tuyệt đối (các trường hợp sản bệnh phải mổ đẻnhư rau tiền đạo trung tâm, ngôi ngang, tiền sản giật nặng…)
- Mắc bệnh không thể cho con bú như: HIV, viêm gan B, lao giai đoạnlây, tình trạng nhiễm độc…
- Các bà mẹ không thể hợp tác nghiên cứu, không biết tiếng Kinh
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng
2.2.2 Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2017
Trang 362.2.3 Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại Khoa phụ sản - Bệnh viện Đa khoa trungtâm tỉnh Lạng Sơn Thực tế số liệu được thu thập tại phòng đẻ, phòng sau đẻ
và phòng hậu phẫu của Khoa
2.2.4 Quy trình nghiên cứu
Sơ đồ 2.2.2 Quy trình nghiên cứu
Giải thích các bước tiến hành nghiên cứu
Bước 1: Lựa chọn đối tượng đủ điều kiện đưa vào nghiên cứu từ phòng đẻ,
phòng sau đẻ và phòng hậu phẫu
Bước 2: Gặp trực tiếp đối tượng, giải thích mục đích và mời đối tượng tham
gia vào trả lời phỏng vấn nghiên cứu, đối tượng có thể từ chối thamgia nghiên cứu nếu không đồng ý tham gia vào nghiên cứu
Bước 3: Phỏng vấn trực tiếp đối tượng tại Khoa, Phòng, sử dụng phiếu phỏng
Phòng đẻ
Phòng
sau đẻ
Bà mẹ NCBSM đủ điều kiện tuyển chọn
Có Không
Đồng ý tham gia
Không đồng ý tham gia Loại
Phòng
hậu phẫu
Phỏng vấn
Trang 37vấn sẵn có, ghi lại kết quả phỏng vấn Phiếu phỏng vấn được họcviên kiểm tra lại các thông tin cuối ngày.
Bước 4: Lựa chọn cán bộ y tế tham gia vào phỏng vấn sâu và phỏng vấn sâu
cán bộ nghiên cứu về thực trạng cho con bú sớm sau sinh của các bà
mẹ tại bệnh viện
Bước 5: Nhập liệu, phân tích, xử lý số liệu
Bước 6: Viết báo cáo
2.2.5 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Trong đó
- p = 46.7% Tỉ lệ cho con bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh của bà
mẹ tại huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ, năm 2012 [73]
- Z là hệ số tin cậy tính theo α: lấy α=0.05 thì Z(1-α/2) = 1,96
- d là sai số chấp nhận được: 0,06
- thay vào công thức ta có cỡ mẫu tối thiểu là: n = 265
Để dự phòng các đối tượng bỏ cuộc nên chúng tôi cộng thêm 12% Nhưvậy cỡ mẫu nghiên cứu là n = 298 bà mẹ Trên thực tế chúng tôi phỏng vấnđược 300 bà mẹ, tuy nhiên có 2 phiếu không hợp lệ, nên cỡ mẫu thực tế thuthập được là 298 bà mẹ
Cách chọn mẫu:
- Bước 1: Chọn bệnh viện: chọn chủ đích địa điểm tiến hành nghiên
cứu là Khoa Phụ sản Bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh Lạng Sơn
Trang 38- Bước 2: Chọn đối tượng: chọn liên tục các bà mẹ có đủ điều kiện
tham gia nghiên cứu từ danh sách các bà mẹ đẻ thường và xin mổ đẻ (khôngphải sản bệnh) tại phòng đẻ tới khi đủ cỡ mẫu
Phương pháp thu thập số liệu: phỏng vấn bà mẹ dựa trên bộ câu hỏi
được thiết kế sẵn kết hợp với tham khảo hồ sơ của sản phụ tại Khoa để thuthập và kiểm chứng một số thông tin cần thiết
2.2.5.2 Chọn mẫu định tính
Phương pháp thu thập số liệu: phỏng vấn sâu từng đối tượng được lựa
chọn vào nghiên cứu định tính
Chọn ngẫu nhiên 11 cán bộ y tế là Bác sỹ, nữ hộ sinh trực tiếp tham giavào công tác đỡ đẻ và chịu trách nhiệm chăm sóc bà mẹ ngay sau sinh đểtham gia vào quá trình phỏng vấn sâu
Thực tế chúng tôi phỏng vấn sâu được 3 bác sỹ và 8 nữ hộ sinh Trong
đó có 3 cán bộ y tế làm việc tại phòng đẻ, 4 cán bộ y tế đang làm việc tạiphòng sau đẻ và 3 cán bộ y tế làm việc ở phòng hậu phẫu
2.2.6 Các biến số và chỉ số nghiên cứu
TT Tên biến Định nghĩa Phân loại
biến
Phương pháp thu thập
A Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
1 Tuổi Tính theo năm dương lịch Rời rạc Phỏng vấn
2 Trình độ học
vấn Bậc học cao nhất của ĐTNC Định danh Phỏng vấn
3 Dân tộc Dân tộc kinh hoặc dân
Trang 39với mẹ sau sinh
Khoảng thời gian béđược trả về cho mẹ ngay
sau sinh
Nhị phân
Phỏng vấn
Kiến thức về sữa mẹ và nuôi con bằng sữa mẹ
9 Lợi ích của nuôi
Định danh Phỏng vấn
11 Kiến thức về
sữa non
Định nghĩa của bà mẹ vềsữa non
Định danh Phỏng vấn
12 Kiến thức về sữa
trưởng thành
Định nghĩa của bà mẹ vềsữa trưởng thành
Định danh Phỏng vấn
15 Thời gian cai
sữa
Thời gian phù hợp để dừng việc cho trẻ bú mẹ
Phân loại Phỏng vấn
17 Phương pháp
duy trì và tăng
Kiến thức của bà mẹ về các phương pháp duy trì
Định danh Phỏng vấn
Trang 40nguồn sữa mẹ và tăng nguồn sữa mẹ
Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ sớm
trẻ ăn trước khi
cho bé ăn bữa
ăn đầu đời
Thực phẩm mà bà mẹ/giađình cho bé ăn/uốngtrước khi bé được hưởngbữa sữa mẹ đầu tiền
Định danh Phỏng vấn
21 Tư thế cho trẻ
bú đúng
Thực hành của bà mẹcho trẻ bú đúng tư thế
Nhị phân Phỏng vấn
2.2.7 Các tiêu chí đánh giá
- Sữa non: là sữa được bài tiết trong vài ngày đầu sau đẻ Sữa non sánhđặc màu vàng nhạt sữa non số lượng ít nhưng độ đậm cao Sữa non giàukháng thể, nhiều protein kháng khuẩn, nhiều tế bào bạch cầu hơn sữa trưởngthành, giúp trẻ phòng chống nhiễm khuẩn, dị ứng và có khả năng miễn dịchnhiều bệnh mà trẻ có thể mắc sau sinh [7]
- Thời gian trẻ bú mẹ lần đầu sau sinh: theo định nghĩa của Tổ chức y tếThế giới (WHO): là cho trẻ bú sớm trong vòng một giờ đầu sau sinh [5]