Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 39 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
39
Dung lượng
73,23 KB
Nội dung
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP TRƯỜNG TIỂU HỌC Tổng quan nghiên cứu vấn đề Các công trình nghiên cứu về năng lực giáo viên tiểu học trong các nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học Trong lĩnh vực quản lý giáo dục đã có rất nhiều công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phẩm chất, năng lực nghề nghiệp của giáo viên tiểu học như: năng lực dạy học, năng lực giáo dục, năng lực xây dựng môi trường giáo dục Một trong các nghiên cứu về năng lực giáo viên tiểu học đặc biệt là thực trạng năng lực nghề nghiệp của giáo viên tiểu học thể hiện trong các công trình nghiên cứu về quản lý, phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp, theo hướng chuẩn hóa, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục có thể kể ra một số nghiên cứu ở cấp độ thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục: Lê Văn Chín (2010), quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học đồng bằng sông Cửu Long đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục [8]; Nguyễn Hữu Thiên (2008) quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010 – 2015 [31]; Đặng Thanh Bình (2013), phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang theo chuẩn nghề nghiệp [2]; Nguyễn Thị Hệ (2013), phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học thành phố Hòa Bình theo chuẩn nghề nghiệp [20] ; Nguyễn Thị Thu Hiền (2014), quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 [21] v.v Các công trình nghiên cứu trên cơ sở lý luận về đội ngũ giáo viên tiểu học số lượng, cơ cấu, chất lượng đã nêu lên thực trạng và đánh giá thực trạng các năng lực nghề nghiệp hiện của giáo viên tiểu học ở các địa phương, vùng miền khác nhau trên đất nước, từ đó đề xuất các biện pháp ở góc độ quản lý giáo dục phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học ở các địa phương được xác định nghiên cứu Như nghiên cứu của Đặng Thanh Bình về năng lực nghề nghiệp của giáo viên tiểu học huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã kết luận: “Năng lực sư phạm của giáo viên tiểu học được đánh giá ở mức độ khá với điểm trung bình = 2,52 Cao nhất là năng lực lập kế hoạch dạy học, soạn giáo án theo đổi mới giáo dục với = 2,74 (khá); thấp hơn cả là năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, chủ nhiệm lớp với = 2,31 (trung bình)” [2] Hoặc nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền về các kỹ năng sư phạm của giáo viên tiểu học đã đưa ra thực trạng sau [21]: Năm 2009- 2010- 2011- 2012- 2013- học 2010 2011 2012 2013 2014 Tốt Khá TB SL % SL % SL % SL % SL % 14 28, 14 29, 15 30, 15 31, 16 32, 2 6 7 8 3 5 7 5 3 8 32 66, 32 66, 33 66, 32 65, 32 64, 9 3 7 2 2 1 7 5 2 8 25 5,0 20 4,0 17 3,4 15 3,0 12 2,4 Yếu 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 - Các công trình nghiên cứu về hoạt động trải nghiệm quản lý hoạt động trải nghiệm và năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trong quản lý hoạt động trải nghiệm Các nghiên cứu về hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các cấp học phổ thông đã được đầu tư nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước như Đavid A Kolb với lý thuyết “Học từ trải nghiệm”: “Học từ trải nghiệm là quá trình học theo đó kiến thức, năng lực được tạo ra thông qua việc chuyển hóa kinh nghiệm Học từ trải nghiệm gần giống với học thông qua việc làm nhưng khác ở chỗ là nó gắn với kinh nghiệm và cảm xúc cá nhân” [33]; Carl Roges, Richard Ponzio và Sally StanlyI: “Giáo dục trải nghiệm không đơn thuần là phải thực hiện một hoạt động động từ đó sinh ra những kết luận và vận dụng vào những tình huống khác nhau Mà thông qua việc kết hợp những cảm giác trong quá trình chia sẻ kinh nghiệm tất cả người học đều được mở rộng hiểu biết của mình ” [33] Các giả trong nước như Bùi Ngọc Diệp (2014), hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông [12]; Nguyễn Hữu Lễ (2016), Một số vấn đề dạy học trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thông [24]; Nguyễn Thị Liên (chủ biên 2016), Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông [25]; Đinh Thị Kim Thoa (2015), Trải nghiệm sáng tạo - hoạt động quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông mới [33] đã bàn nhiều về hoạt động trải nghiệm cho học sinh phổ thông về vai trò, nội dung, hình thức và phương pháp như: Bùi Thị Kiều Thơ (2016) trong tạp chí Quản lý giáo dục: “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm, vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn từ đó hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo bản thân” [32] Đứng ở góc độ quản lý giáo dục hiện tại có rất nhiều nghiên cứu về quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh để từ đó phát triển kỹ năng năng lực cho học sinh, đồng thời phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong hoạt động trải nghiệm như: Tần Thị Thu Hà (2017) Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Điện Biên [18], Lã Huy Thắng (2014), Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo tiếp cận năng lực ở các trường trung học phổ thông huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng [30], Hoàng Thị Thu Huyền (2016), Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo hướng trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trường trung học phổ thông thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng [23] v.v Các nghiên cứu về quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh đều trên cơ sở khảo sát thực tiễn tại các địa bàn nghiên cứu khác nhau đưa ra các biện pháp quản lý, tổ chức nhằm nâng cao chất lượng hoạt động trải nghiệm, từ đó giáo dục học sinh và góp phần phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường phổ thông Nhận xét: Các nghiên cứu ở trong nước đều tập trung vào nghiên cứu hoạt động trải nghiệm, quản lý hoạt động trải nghiệm, các năng lực nghề nghiệp của giáo viên trong đó có giáo viên tiểu học Từ đó đề xuất các biện pháp phát triển năng lực nghề nghiệp nói chung cho đội ngũ giáo viên phổ thông Các nghiên cứu về năng lực hoạt động trải nghiệm cho giáo viên chủ nhiệm lớp trong các trường tiểu học và đặc biệt là phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên chủ nhiệm lớp trường tiểu học hầu như chưa được đề cập nghiên cứu trực tiếp Vì vậy việc lựa chọn đề tài nghiên cứu “Phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp trường tiểu học quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng” đã xác định được điểm mới trong lĩnh vực quản lý giáo dục và nhằm mục đích xác lập được các biện pháp phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên từ đó nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trong nhà trường tiểu học - Hoạt động trải nghiệm và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong nhà trường tiểu học - Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường tiểu học - Khái niệm Từ ý kiến của các nhà khoa học Đinh Thị Kim Thoa [33], Nguyễn Thanh Bình [3] có thể hiểu hoạt động trải nghiệm trong nhà trường là hoạt động giáo dục có mục đích, có chương trình và kế hoạch mà bản thân học sinh trực tiếp tham gia các hoạt động ở trong và ngoài nhà trường với tư cách là chủ thể trải nghiệm để từ đó lĩnh hội được tri thức, hình thành được thái đội và phát triển kỹ năng năng lực cho bản thân theo mục tiêu hoạt động đã xác định Mục tiêu chung của hoạt động trải nghiệm: góp phần hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất và năng lực chung, nhất là trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên; tính tự lập, tự tin, tự chủ; các năng lực sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, tự quản lý bản thân Mục tiêu cụ thể: Giúp học sinh củng cố, bổ sung và nâng cao hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, hoàn thiện những tri thức môn học được học trên lớp; Giáo dục kỹ năng sống và giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực bản thân phù hợp với lứa tuổi như kỹ năng tham gia hoạt động tập thể, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau giữa học sinh; Giúp học sinh có nhận thức, thái độ, hành vi, cách ứng xử phù hợp trong quan hệ với giáo viên, cán bộ quản lý, với gia đình, cộng đồng và với môi trường tự nhiên - Vai trò hoạt động trải nghiệm đối với giáo dục trong nhà trường Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường có vai trò vô cùng quan trọng để phát triển nhân cách học sinh về kiến thức, về thái độ, kỹ năng đối với cuộc sống hoạt động học tập Thông qua hoạt động học sinh biết vận dụng tích cực những kiến thức đã học vào thực tiễn, có khả năng hành động, sáng tạo Hoạt động trải nghiệm là hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ cá nhân, vì vậy sẽ giúp học sinh phát triển tâm lý nhân cách của cá nhân nhưng đồng thời cũng phát triển khả năng quan hệ, hợp tác biết chia sẻ và quan tâm đến mọi người xung quanh Thông qua hoạt động trải nghiệm sẽ liên kết được các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia vào giáo dục Tạo ra mối quan hệ 2 chiều giữa nhà trường và xã hội để một mặt nhà trường có điều kiện phát huy vai trò tích cực của mình với cuộc sống và là phương thức đẩy mạnh sự phát triển của nhà trường trong công tác xã hội hóa giáo dục - Nội dung của hoạt động trải nghiệm trong nhà trường Nội dung hoạt động trải nghiệm đa dạng mà mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo dục đạo đức, trí tuệ, kỹ năng sống, giá trị sống Có thể thấy hoạt động trải nghiệm gồm 4 nhóm nội dung chính: Nhóm các hoạt động tự chủ (thích ứng, tự chủ, tổ chức sự kiện, sáng tạo độc lập ) Hoạt động tự chủ thường gắn bó chặt chẽ với tư duy độc lập của học sinh với tư cách là người tham gia hoạt động Nhóm các hoạt động câu lạc bộ (hoạt động Đội thiếu niên tiền phong, hoạt động dã ngoại ) Hoạt động câu lạc bộ tạo cơ hội để học sinh được chia sẽ kiến thức hiểu biết của mình về các lĩnh vực mà các em quan tâm và yêu thích nhằm - Khái niệm phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên chủ nhiệm lớp Từ khái niệm “phát triển” “năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên chủ nhiệm lớp” luận văn xác định phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên chủ nhiệm lớp là quá trình tăng lên về số lượng và chất lượng của năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm ở người giáo viên chủ nhiệm lớp (tri thức, phẩm chất, kỹ năng nghề nghiệp) Phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng trường tiểu học theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực là tác động có mục đích có kế hoạch của hiệu trưởng trường tiểu học cùng các chủ thể quản lý khác trong nhà trường thông qua lập kế hoạch, sử dụng, bồi dưỡng, đánh giá và tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm để từ đó nâng cao cả về số lượng và chất lượng các năng lực thành phần tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp + Về lượng: là tăng lên về số lượng các năng lực thành phần cần thiết của năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm ở giáo viên chủ nhiệm lớp + Về chất lượng: là tăng lên ở mức độ cao hơn, trình độ cao hơn của các năng lực thành phần của năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, giúp cho người giáo viên chủ nhiệm lớp hoàn thành tốt công việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong nhà trường Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ bàn đến phát triển về chất lượng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm thông qua các nội dung quản lý của nhà quản lý - Nội dung phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực - Lập kế hoạch phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp Lập kế hoạch phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp là khâu đầu tiên trong nội dung phát triển năng lực tổ chức trải nghiệm theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực Khâu này chi phối toàn bộ quá trình phát triển và các nội dung phát triển năng lực của người giáo viên chủ nhiệm lớp Lập kế hoạch phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm là một bản thiết kế tổng thể quy trình phát triển, cách thức tổ chức để phát triển được năng lực cho người giáo viên chủ nhiệm lớp Nếu có bản kế hoạch cụ thể sẽ đưa sự phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp, chủ động và bài bản Giúp cho nhà quản lý lường trước được những khó khăn phát sinh trong quá trình phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên chủ nhiệm lớp Đứng ở góc độ quản lý người hiệu trưởng phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên chủ nhiệm lớp khi lập kế hoạch cần làm các công việc sau: Đánh giá thực tiễn mặt mạnh, yếu năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp Xác đinh mục tiêu, nội dung của công tác phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp Xây dựng bản kế hoạch cụ thể về phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp Xác định các biện pháp cụ thể thực hiện kế hoạch phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp Xác định và dự trù được các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực,v.v ) cho công việc phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp - Tổ chức sử dụng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp Phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên chủ nhiệm lớp thông qua việc sử dụng giáo viên là bố trí, sắp xếp giáo viên chủ nhiệm lớp phù hợp giữa công việc với trình độ năng lực tổ chức trải nghiệm, giúp cho người giáo viên chủ nhiệm lớp phát huy được năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của cá nhân để từ đó tổ chức tốt hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong nhà trường, mặt khác thông qua việc sử dụng phù hợp mà phát triển được năng lực tổ chức trải nghiệm của cá nhân Để phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên chủ nhiệm lớp khi sử dụng cần chú ý các công việc sau: Xác định các tiêu chuẩn của năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp Sử dụng đúng giáo viên chủ nhiệm có năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm phù hợp với công việc Sử dụng thường xuyên năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong các hoạt động của nhà trường tiểu học Thực hiện tốt việc khen, chê kịp thời khi giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức hoạt động trải nghiệm Sử dụng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp có năng lực để phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trong nhà trường Đánh giá khách quan mặt mạnh, yếu của năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp khi sử dụng giáo viên - Tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp Tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên chủ nhiệm lớp là làm tăng lên trình độ hiện có, chất lượng của các năng lực thành phần, năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi của hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong nhà trường Tổ chức bồi dưỡng năng lực cho giáo viên chủ nhiệm lớp bao gồm: bồi dưỡng về kiến thức, thái độ và kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tổ chức bồi dưỡng của nhà quản lý để phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên chủ nhiệm lớp bao gồm các công việc sau: Xác định nhu cầu giáo viên chủ nhiệm lớp có nhu cầu bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm Bồi dưỡng các kiến thức về văn bản pháp lý trong việc phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm Bồi dưỡng tri thức, hiểu biết về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm Bồi dưỡng về phẩm chất đạo đức, thái độ trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm Bồi dưỡng các kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm Về hình thức bồi dưỡng Bồi dưỡng theo chủ đề kiến thức, thái độ, kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn Bồi dưỡng thông qua các buổi tọa đàm, trao đổi, sinh hoạt chuyên đề giữa các trường tiểu học Bồi dưỡng thông qua các hội thi giáo viên giỏi, học sinh giỏi Tự học, tự bồi dưỡng về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm - Đánh giá năng lực giáo viên chủ nhiệm lớp thông qua năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm Đánh giá nhằm mục đích phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên chủ nhiệm lớp là xem xét, xác định mức độ đạt được của năng lực trong khi tổ chức hoạt động trải nghiệm, để một mặt khẳng định kết quả của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm nhưng đồng thời cũng thông qua đánh giá để giáo viên chủ nhiệm lớp phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của bản thân Đánh giá là một nội dung của quản lý nguồn nhân lực, đánh giá như thế nào sẽ giúp cho giáo viên chủ nhiệm lớp phát triển được năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho bản thân Đánh giá năng lực một mặt là nội dung là điều kiện quan trọng để góp phần tạo động lực làm việc cho giáo viên khi sử dụng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm và đồng thời cũng là căn cứ, chỉ báo để thực hiện chính sách khen thưởng phù hợp với giáo viên Trong quản lý giáo dục người hiệu trưởng muốn phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên thì khi đánh giá giáo viên chủ nhiệm lớp cần thực hiện các nội dung sau: Xác định tiêu chí đánh giá năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm và công khai tiêu chuẩn Đánh giá khách quan năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp Nội dung đánh giá năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, bám sát vào chuẩn chức danh nghề nghiệp của giáo viên tiểu học Đánh giá năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên chủ nhiệm dựa trên các minh chứng cụ thể của hoạt động trải nghiệm Sử dụng kết quả đánh giá vào tiếp tục phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học - Tạo môi trường, điều kiện phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm Giáo viên chủ nhiệm lớp trong nhà trường tiểu học làm việc và hoạt động trong một môi trường nhất định Môi trường làm việc bao gồm cả môi trường vật chất (phòng ốc, điều kiện làm việc, cảnh quan tự nhiên) và môi trường tinh thần (mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường, dư luận và bầu không khí tâm lý ủng hộ sự phát triển cho năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm ) Tất cả yếu tố môi trường đó sẽ là xúc tác, điều kiện tham gia quyết định cho việc phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên chủ nhiệm lớp Tạo được môi trường làm việc thuận lợi phù hợp cho hoạt động trải nghiêm diễn ra tốt và cho giáo viên chủ nhiệm thể hiện hết năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong nhà trường thì sẽ phát triển được năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên chủ nhiệm lớp trong nhà trường tiểu học Tạo môi trường làm việc để phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên chủ nhiệm lớp cần làm các công việc sau: Tạo mọi điều kiện, cơ hội để giáo viên chủ nhiệm lớp được thường xuyên sử dụng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm Tạo điều kiện cho giáo viên chủ nhiệm lớp được đi tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm ở các cơ sở đào tạo bồi dưỡng Xây dựng quy định khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên khi thực hiện công tác tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học Đảm bảo mọi điều kiện, cơ sở vật chất,v.v cho giáo viên chủ nhiệm lớp sử dụng và phát huy được tốt nhất năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm Có chính sách đãi ngộ đối với giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi và phát huy được hết năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong nhà trường - Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp - Các yếu bên ngoài nhà trường tiểu học Mỗi một nhà trường tiểu học hoạt động trên một địa bàn và một môi trường địa lý của địa phương mà nhà trường đặt địa điểm, đồng thời còn có cả môi trường xã hội với các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp lý, một lối sống phong tục tập quán Tất các các yếu tố bên ngoài nhà trường đều có ảnh hưởng rất nhiều đến phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố có sự khác nhau, không đồng đều nhau và khi phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên chủ nhiệm lớp cần phải tính đến Các yếu tố có thể kể ra như: Yêu cầu cần đáp ứng đối với chương trình giáo dục phổ thông tổng thể Đổi mới giáo dục tiểu học theo hướng phát triển kỹ năng và năng lực của học sinh tiểu học Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học Tổ chức tập huấn, đào tạo bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên chủ nhiệm của các cấp quản lý Sự phát triển khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin và ứng dụng vào trong nhà trường tiểu học Sự thống nhất trong chỉ đạo của các cấp lãnh đạo ngoài nhà trường đối với việc phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm Các quy định pháp lý của nhà nước, phòng Giáo dục về vấn đề phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên Môi trường kinh tế, xã hội của quận và thành phố - Các yếu tố bên trong nhà trường tiểu học Nhà trường tiểu học bao gồm nhiều mặt khác nhau: cơ chế quản lý, cơ chế làm việc; quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường, quan hệ giữa các bộ phận hành chính chuyên môn trong nhà trương, mối quan hệ giữa người và người trong nhà trường; yếu tố cơ sở vật chất trong nhà trường tiểu học, các yếu tố thuộc về chủ thể cán bộ quản lý và giáo viên Tất cả các yếu tố bên trong nhà trường đều có ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên chủ nhiệm lớp Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố có sự khác nhau đến sự phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên chủ nhiệm lớp Các yếu tố ảnh hưởng bên trong nhà trường bao gồm các yếu tố sau: Định hướng phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên chủ nhiệm lớp của phòng giáo dục và đào tạo Tri thức kinh nghiệm của hiệu trưởng trong công tác phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên Năng lực tổ chức của hiệu trưởng trong việc phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp Nhận thức của giáo viên chủ nhiệm lớp về yêu cầu tri thức, thái độ, kỹ năng đối với năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm (5)Ý thức tự học hỏi bồi dưỡng của giáo viên chủ nhiệm lớp về năng lực nghề nghiệp Tuổi đời, sức khỏe, kinh tế gia đình của giáo viên chủ nhiệm lớp Điều kiện vật chất của nhà trường phục vụ cho công việc phát triển năng lực tổ chức hoạt động của người giáo viên (8)Sự thống nhất chặt chẽ giữa hiệu trưởng và giáo viên trong công tác phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm Phân tích các tài liệu lý luận trong và ngoài nước, luận văn đã xác định khung lý luận cơ bản bao gồm các vấn đề: Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp là tổ hợp các kiến thức, kỹ năng của người giáo viên chủ nhiệm lớp đảm bảo cho người giáo viên chủ nhiệm lớp hoàn thành tốt công việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh đáp ứng được với mục tiêu giáo dục nhà trường đặt ra Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp bao gồm các năng lực: Năng lực chuẩn bị hoạt động trải nghiệm cho học sinh; Năng lực triển khai hoạt động trải nghiệm cho học sinh; Năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm; Năng lực giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm Phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng trường tiểu học là tác động có mục đích có kế hoạch của hiệu trưởng trường tiểu học cùng các chủ thể quản lý khác trong nhà trường thông qua lập kế hoạch, sử dụng, bồi dưỡng, đánh giá và tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm để từ đó nâng cao cả về số lượng và chất lượng các năng lực thành phần tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp bao gồm: Các yếu tố trong nhà trường tiểu học và các yếu tố ngoài nhà trường tiểu học (nhận thức của hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm lớp, sự đồng thuận của các lực lượng giáo dục, cơ sở vật chất) ... giáo viên chủ nhiệm lớp sử dụng giáo viên - Tổ chức bồi dưỡng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm giáo viên chủ nhiệm lớp Tổ chức bồi dưỡng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên chủ nhiệm. .. hoạch phát triển lực tổ chức hoạt động trải nghiệm giáo viên chủ nhiệm lớp Lập kế hoạch phát triển lực tổ chức hoạt động trải nghiệm giáo viên chủ nhiệm lớp khâu nội dung phát triển lực tổ chức trải. .. trải nghiệm giáo viên chủ nhiệm lớp - Tổ chức sử dụng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm giáo viên chủ nhiệm lớp Phát triển lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên chủ nhiệm lớp thơng qua