1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nên hay không nên công nhận hôn nhân đồng tính nhìn từ góc độ quyền con người

13 163 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 383 KB

Nội dung

MỞ BÀI Hôn nhân đồng giới hiện vẫn đang là vấn đề nhạy cảm không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn thế giới, ngay cả với những nước phát triển. Tuy nhiên hiện nay, tư tưởng của người dân cũng thoáng hơn họ không còn nhìn nhận thế giới thứ ba với con mắt không còn khắc khe, miệt thị như trước nữa. Thế giới thứ ba họ cũng là con người, họ cũng có quyền sống, quyền được mưu cầu hạnh phúc. Thời gian qua, có nhiều đám cưới đồng tính được đăng tải trên các trang mạng xã hội, báo chí. Thực tế, đã có nhiều nước trên thế giới công nhận quyền kết hôn của nguời đồng tính, hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới, hoặc thừa nhận quan hệ sống chung như vợ chồng của người đồng tính. Bên cạnh đó cũng có nhiều nước phản đối kết hôn giữa người đồng tính như Việt Nam và một số ngưới Á Đông. Để hiểu rõ hơ về vấn đề này, em xin chọn đề tài: “Nên hay không nên công nhận hôn nhân đồng tính nhìn từ góc độ quyền con người” làm bài tập lớn học kì của mình NỘI DUNG I. Một số vấn đề lý luận chung về quyền con người và hôn nhân đồng tính 1. Lý luận chung về quyền con người Quyền con người là một phạm trù đa diện, do đó có nhiều định nghĩa khác nhau. Theo một Tài liệu của Liên hợp quốc, có đến gần 50 định nghĩa về quyền con người

Trang 1

MỞ BÀI

Hôn nhân đồng giới hiện vẫn đang là vấn đề nhạy cảm không chỉ ở Việt Nam mà

cả trên toàn thế giới, ngay cả với những nước phát triển Tuy nhiên hiện nay, tư tưởng của người dân cũng thoáng hơn họ không còn nhìn nhận thế giới thứ ba với con mắt không còn khắc khe, miệt thị như trước nữa Thế giới thứ ba họ cũng là con người, họ cũng có quyền sống, quyền được mưu cầu hạnh phúc Thời gian qua, có nhiều đám cưới đồng tính được đăng tải trên các trang mạng xã hội, báo chí Thực tế, đã có nhiều nước trên thế giới công nhận quyền kết hôn của nguời đồng tính, hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới, hoặc thừa nhận quan hệ sống chung như vợ chồng của người đồng tính Bên cạnh đó cũng có nhiều nước phản đối kết hôn giữa người đồng tính như Việt Nam

và một số ngưới Á Đông Để hiểu rõ hơ về vấn đề này, em xin chọn đề tài: “Nên hay không nên công nhận hôn nhân đồng tính nhìn từ góc độ quyền con người” làm bài tập

lớn học kì của mình

NỘI DUNG

I Một số vấn đề lý luận chung về quyền con người và hôn nhân đồng tính

1 Lý luận chung về quyền con người

Quyền con người là một phạm trù đa diện, do đó có nhiều định nghĩa khác nhau Theo một Tài liệu của Liên hợp quốc, có đến gần 50 định nghĩa về quyền con người được công bố Mỗi định nghĩa tiếp cận vấn đề từ một góc độ nhất định, nhưng không định nghĩa nào có thể bao hàm được tất cả các thuộc tính của quyền con người

Chúng ta có thể hiểu quyền con người là những quyền tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế Ở Việt Nam, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân luôn được tôn trọng và bảo đảm Cùng với việc ghi nhận quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các bản Hiến pháp, Đảng và Nhà nước ta đã thực thi nhiều chính sách bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

và tham gia hầu hết các điều ước quốc tế về quyền con người như Công ước quốc tế về loại trừ các hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966,…

2 Lý luận chung về hôn nhân đồng tính

Quan niệm về người đồng tính rất đa dạng và điều này phản ảnh sự đa dạng về cách hiểu thế nào là người đồng tính của xã hội Ta có thể hiểu, Đồng tính luyến ái, gọi

Trang 2

tắt là đồng tính, là thuật ngữ chỉ việc bị hấp dẫn trên phương diện tình yêu, tình dục hoặc việc yêu đương hay quan hệ tình dụcgiữa những người cùng giới tínhvới nhau trong một hoàn cảnh nào đó hoặc một cách lâu dài Với vai trò là một thiên hướng tính dục, đồng tính luyến ái là một mô hình bền vững của sự hấp dẫn tình cảm, tình yêu hoặc hấp dẫn tình dục một cách chủ yếu hoặc duy nhất đối với người cùng giới tính LGBT là từ viết tắt cảu cụm từ Lesbian, gay, bisexual và transgender/transsexual people (những người đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng giới, hoán tính/chuyển đổi giới tính) trong tiếng anh

Đối với hôn nhân đồng tính, nói một cách khái quát, hôn nhân đồng tính là hôn nhân giữa hai người có cùng giới tính sinh học Hôn nhân đồng giới có khi còn được gọi là "hôn nhân bình đẳng", thuật ngữ này sử dụng phổ biết nhất từ những người ủng hộ

Hôn nhân đồng tính là chủ đề tranh cãi tại nhiều nơi trên thế giới Những người ủng hộ cho rằng việc công nhận hôn nhân đồng tính là thể hiện sự bình đẳng giữa con người, rằng pháp luật không nên ngăn cản việc kết hôn của con người nếu họ thực sự muốn vậy Ngược lại, nhiều người phản đối hôn nhân đồng tính bởi lo ngại những hệ lụy mà nó gây ra cho xã hội, đặc biệt là với trẻ em

II Quan điểm của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam về việc nên hay không nên công nhận hôn nhân giữa người đồng tính.

1 Hôn nhân đồng tính trên thế giới

Có rất nhiều tổ chức uy tín toàn cầu đã lên tiếng ủng hộ việc công nhận hôn nhân đồng giới Ngày 26/06/2014, Liên hợp quốc đã chính thức công nhận quyền kết hôn đồng tính Theo đó, Liên hợp quốc đã công nhận các mối quan hệ đồng giới bao gồm: hôn nhân và kết hợp dân sự của các nhân viên thuộc tổ chức này trên toàn cầu Tổng bí thư Liên Hợp quốc Ban ki-Moon cũng đưa ra tuyên bố: “nếu bạn là một nhân viên của Liên Hợp Quốc và bạn đã đăng ký kết hôn (đồng giới) hoặc đăng ký kết hợp dân sự tại một quốc gia nào đó, Liên Hợp Quốc cũng sẽ công nhận nó Nếu bạn dự định kết hôn hoặc kết hợp dân sự, bạn nên biết rằng Liên Hợp Quốc cũng sẽ công nhận nó” Là một

tổ chức quốc tế lớn với rất nhiều quốc gia thành viên, việc làm này của Liên Hợp Quốc

là một bước ngoặc có ý nghĩa lịch sử với cộng đồng LGBT và những người ủng hộ hôn nhân đồng tính trên khắp thế giới

Liên Hợp Quốc không chỉ công nhận quyền kết hôn đồng tính của nhân viên trong

tổ chúc mình mà còn có những hành động thúc đẩy việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng

Trang 3

giới và các quyền đối với người đồng tính, các xu hướng tình dục thiểu số khác tại các quốc gia, vùng lãnh thổ trên khắp thế giới

Pháp luật các nước trên thế giới tồn tại rất nhiều các chế định khác nhau, thấp hơn hoặc tương tự như hôn nhân với các tên gọi khác nhau, ví dụ như: quan hệ đối tác

chung nhà (domestic partnership), kết đôi có đăng ký (registered partnership), kết hợp dân sự (civil union) hay các tên gọi khác tùy vào từng quốc gia.

Từ đầu thế kỷ XXI, một số nước Tây phương bắt đầu công nhận hôn nhân đồng tính Tính đến cuối năm 2016 đã có 23 quốc gia trên thế giới công nhận Tại nhiều nước phương Tây, các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy ngày càng có nhiều người ủng hộ hôn nhân đồng tính Mặt khác, tại các nước Hồi giáo và các nước đang phát triển ở châu Á

và châu Phi, các cuộc thăm dò ý kiến vẫn cho thấy người dân kịch liệt phản đối người đồng tính cũng như hôn nhân đồng tính

Các tổ chức khoa học ủng hộ hôn nhân đồng tính gồm có: Hội Tâm lý học Hoa

Kỳ, Hội Tâm lý học Canada, Đoàn Bác sĩ Tâm lý Hoàng gia, Hội Xã hội học Hoa Kỳ, Hội Y khoa Hoa Kỳ,[189]Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, Hội Nhân loại học Hoa Kỳ Các tổ chức này cho rằng các nghiên cứu chuyên ngành của họ cho thấy hôn nhân đồng tính không tác hại đến xã hội mà còn đem lại nhiều cái lợi về mặt tinh thần và sức khỏe cho những người đồng tính cũng như con cái họ

Các tổ chức phản đối hôn nhân đồng tính bao gồm chủ yếu là các tổ chức tôn giáo (ví dụ như Hiệp hội gia đình Hoa Kỳ, Tổ chức Tầm nhìn nước Mỹ, Hội đồng Nghiên cứu gia đình, Viện Nghiên cứu gia đình Hoa Kỳ, Tổ chức Quốc gia về hôn nhân ) Các

tổ chức này tuyên bố: việc họ phản đối hôn nhân đồng tính là nhằm bảo vệ các giá trị gia đình truyền thống, bảo vệ trẻ em trước các tác động tiêu cực của hôn nhân đồng tính Các tổ chức này cho rằng hôn nhân đồng giới sẽ làm xói mòn định nghĩa, giá trị truyền thống về hôn nhân giữa nam và nữ từ lâu nay, khiến việc sinh con ngoài giá thú phổ biến hơn, mục đích cơ bản nhất của hôn nhân (sinh sản và chăm sóc trẻ em) sẽ

bị coi thường, tước đi quyền có được cả cha lẫn mẹ của trẻ em và điều này sẽ khiến trẻ

em chịu nhiều ảnh hưởng về tâm lý và lối sống, các vấn đề này sẽ dẫn đến nhiều tác động tiêu cực cho tương lai của xã hội

Năm 2019, trong số 220 quốc gia và vùng lãnh thổi trên thế giới, đã có 27 quốc gia, vùng lãnh thổi chính thức công nhận hôn nhân đồng giới, hầu hết là ở châu Âu và châu Mỹ, bao gồm: Áo Argentina, Bỉ, Bồ Đào Nha, Canada, Colombia, Đài Loan, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Hoa Kỳ, Iceland, Ireland, Luxembourg, Malta, México (chỉ một

Trang 4

số bang), Na Uy, Nam Phi, New Zealand (trừ Niue, Tokelau và Quần đảo Cook), Pháp, Phần Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Úc, Uruguay, Vương quốc Anh (trừ Bắc Ireland) Có hơn 80 quốc gia/vùng lãnh thổ coi hành vi đồng tính luyến ái là tội phạm, một số còn áp dụng hình phạt tử hình đối với những người có hành vi đồng tính luyến ái Số quốc gia, vùng lãnh thổ còn lai có chính sách trung dung, không coi đồng tính luyến ái là bất hợp pháp nhưng cũng không công nhận hôn nhân đồng tính

2 Hôn nhân đồng tính ở Việt Nam

Mặc dù không được pháp luật thừa nhận nhưng trên thực tế nhiều người đồng tính đang chung sống với nhau như một gia đình Ở đây khi nói đến hôn nhân đồng giới là nói đến mối quan hệ sống chung dựa trên tình yêu và tình dục, chứ không phải là sống chung như bạn bè Nghiên cứu và khảo sát của một số cơ quan, tổ chức thời gian gần đây về thực trạng hôn nhân đồng giới ở nước ta xung quanh các vấn đề như: tỷ lệ những người đồng tính hiện đang có mối quan hệ sống chung với một người cùng giới; mức độ sống chung và chia sẻ của các mối quan hệ này; khó khăn gặp phải của mối quan hệ này và nhu cầu, mong muốn từ luật pháp liên quan đến thực trạng cuộc sống chung; bản chất mối quan hệ chung sống… đã phần nào phản ánh hiện tượng hôn nhân đồng giới ở Việt Nam cũng như chỉ ra nhu cầu nghiên cứu, cân nhắc sửa đổi các quy định pháp luật có liên quan cho phù hợp với thực tiễn xã hội

Trước đây, nếu theo khoản 5 Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình 2000 thì việc kết hôn giữa những người đồng giới bị cấm Từ 1/1/2015, Luật Hôn nhân và gia đình năm

2014 có hiệu lực Quốc hội đã bỏ điều cấm này và thay bằng điều 8, khoản 2 là: “ Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” Không thừa nhận

có nghĩa rằng pháp luật không cho phép người đồng giới đăng kí kết hôn tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay được coi như vợ-chồng với các quyền và nghĩa vụ tương ứng Như vậy, theo quy định trên thì hôn nhân đồng tính không còn bị cấm Người đồng tính có thể tổ chức hôn lễ, chung sống với nhau nhưng không được đăng

ký kết hôn tại các cơ quan nhà nước

Hiện nay, quan điểm về việc có nên thừa nhận hôn nhân đồng giới hay không vẫn

là vấn đề gây tranh cãi Có hai quan điểm chính khác nhau liên quan đến vấn đề kết hôn đồng giới, cụ thể là:

Quan điểm phản đối hôn nhân đồng giới:

Quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính là không phù hợp với chức năng xã hội của hôn nhân Đây cũng là một trong những vấn đề xã hội nhạy cảm, liên

Trang 5

quan đến quan niệm truyền thống về hôn nhân và gia đình Do đó, cần tiếp tục duy trì quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính như hiện hành

Lập luận được đưa ra trong quan điểm phản đối này xuất phát từ các lý do như:

Quan hệ hôn nhân giữa những người đồng tính không thể sinh con để duy trì nòi giống; Làm tăng quan hệ tình dục đồng giới – một loại quan hệ tình dục được coi là không an toàn; Ảnh hưởng xấu đến quyền lợi của trẻ em; Vi phạm các chuẩn mực đạo đức trong

xã hội; Đi ngược với quy luật tự nhiên, không phù hợp với đa số dân số trong xã hội Một số ý kiến cho rằng nếu người đồng tính muốn sống chung thì cứ việc sống như bình thường, đâu cần thiết phải hợp thức hóa Thực tế là dù pháp luật không cho phép, họ vẫn sống chung với nhau, nhưng bị mất đi nhiều quyền lợi, như quyền thừa

kế, quyền tài sản chung, nhận con nuôi, quyền nhận thân nhân trong các trường hợp khẩn cấp, đặc biệt, quyền hưởng các phúc lợi xã hội, lao động như các cặp khác giới

Quan điểm ủng hộ hôn nhân đồng giới:

Quyền con người của người đồng tính phải được Nhà nước, xã hội và gia đình tôn trọng và bảo đảm thực hiện Do đó, quy định về cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính cần phải bãi bỏ Tuy nhiên, trong nhóm có quan điểm ủng hộ này lại chia thành hai nhóm khác nhau:

- Nhóm ủng hộ tuyệt đối: Cần chấp nhận hôn nhân đồng giới đầy đủ và ngang

bằng với hôn nhân của những người khác giới vì đồng tính luyến ái là hiện tượng bẩm sinh, nhu cầu kết hôn của người đồng tính là một nhu cầu tự nhiên giống như những người dị tính (có xu hướng tính dục khác giới) Việc cấm kết hôn có thể tiếp tục dẫn tới

sự kỳ thị, người đồng tính dễ có những suy nghĩ hoặc hành động tiêu cực cho chính bản thân họ, gia đình và xã hội

- Nhóm ủng hộ tương đối: Trước mắt, luật chưa công nhận quyền kết hôn giữa

những người cùng giới tính theo thủ tục kết hôn của những cặp khác giới nhưng có thể công nhận bằng hình thức “kết hợp dân sự” hoặc “quan hệ đối tác chung nhà” như kinh nghiệm một số nước trên thế giới tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết hậu quả về nhân thân, tài sản và con cái (nếu có) từ việc chung sống giữa những người này

Vậy khi nào thì hôn nhân cùng giới được công nhận ở Việt Nam? Xã hội hiện nay đang nhìn nhận vấn đề này rất khác nhau Nhiều người nhìn nhận vấn đề này liên quan đến quyền con người, mỗi người sinh ra họ đều có quyền sống, quyền tự do, quyền được mưu cầu hạnh phúc cho bản thân Vậy tại sao chúng ta lại kỳ thị những người

Trang 6

đồng tính? Tuy nhiên, ở mặt khác của vấn đề, hôn nhân đồng giới được cho là không phù hợp thuần phong mỹ tục, truyền thống gia đình Việt Nam, không phù hợp quy luật sinh học và không bảo đảm chức năng gia đình về duy trì nòi giống

Tuy nhiên việc cho phép và công nhận hôn nhân đồng giới không đơn giản đưa ra một quy định trong Luật hôn nhân và gia đình là xong, mà còn phải xem xét sửa đổi, bổ sung các quy định khác của hệ thống pháp luật Ví dụ như bổ sung quy định giải quyết hậu quả của việc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng giới tính về quan hệ tài sản, xác định cha, mẹ, con và quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ và con… Theo các nguyên tắc quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo tính thống nhất, tính khả thi, phải vừa xuất phát từ thực tế khách quan vừa xuất phát từ bản chất

Rõ ràng cần phải luật hóa quan hệ chung sống của người đồng tính, và theo hướng đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho họ chứ không phải hạn chế lại Người đồng tính không ai xa lạ mà chính là con cháu, họ hàng, hàng xóm, bạn bè, đồng nghiệp của chúng ta Họ làm việc và đóng góp cho xã hội như bất kỳ ai khác, nhưng lại phải chịu nhiều thiệt thòi và định kiến Dù bạn là ai, bạn cũng có quyền được là chính mình và được ở bên người mà mình yêu thương

III Một số kiến nghị nhằm giải quyết hài hòa vấn đề hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.

Như đã phân tích thì có thể thấy mong muốn được thừa nhận quyền kết hôn là mong muốn hoàn toàn chính đáng của người đồng tính Khẳng định quyền kết hôn của người đồng tính trong pháp luật, cụ thể là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình sắp tới cũng là việc nên làm, tuy nhiên quy định như thế nào lại

là vấn đề cần nghiên cứu và xem xét Quy định đó phải vừa bảo vệ được quyền lợi chính đáng của những người đồng tính, vừa không gây xáo trộn tâm lý xã hội Có ý kiến cho rằng, trước khi thừa nhận người đồng tính có quyền kết hôn bình đẳng như người dị tính, chúng ta cần có lộ trình phù hợp, vừa tạo bước đệm trong chuyển biến tâm lý của xã hội; vừa đáp ứng được nguyện vọng của người đồng tính, quan trọng hơn

là có những quy định làm cơ sở pháp lý để giải quyết những khó khăn, vướng mắc về mặt pháp luật trong quá trình sống chung của họ Ví dụ như bổ sung quy định giải quyết hậu quả của việc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng giới tính về quan hệ tài sản, xác định cha, mẹ, con và quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ và con… Theo các nguyên tắc quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì văn bản quy

Trang 7

phạm pháp luật phải đảm bảo tính thống nhất, tính khả thi, phải vừa xuất phát từ thực tế khách quan vừa xuất phát từ bản chất

Người đồng tính không ai xa lạ mà chính là con cháu, họ hàng, hàng xóm, bạn bè, đồng nghiệp của chúng ta Họ làm việc và đóng góp cho xã hội như bất kỳ ai khác, nhưng lại phải chịu nhiều thiệt thòi và định kiến Dù bạn là ai, bạn cũng có quyền được

là chính mình và được ở bên người mà mình yêu thương

Tuy nhiêu cũng phải theo từng điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia nên cân nhắc kỹ lưỡng việc nên hay không nên công nhận hôn nhân đồng giới, cần phải có định hướng rõ ràng cụ thể để tránh khỏi những hậu quả không mong muốn

KẾT LUẬN

Trong nhà nước pháp quyền, pháp luật tồn tại vì con người chứ không phải con người tồn tại vì pháp luật Đã đến lúc pháp luật cần quan tâm hơn đến thực tiễn hôn nhân đồng giới và quyền được kết hôn của những người đồng tính

Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, nếu nhìn nhận việc cho phép hôn nhân đồng giới còn “xa lạ”, không phù hợp với phong tục tập quán truyền thống, dễ gây ra dư luận thiếu tích cực, thì việc đưa ra các quy định về “kết hợp dân sự” để giải quyết việc chung sống giữa những người đồng giới và các hậu quả pháp lý phát sinh từ việc chung sống giữa họ là hợp lý và cần thiết Thừa nhận “kết hợp dân sự” không chỉ tạo ra một hành lang pháp lý thông thoáng điều chỉnh quan hệ nhân thân, tài sản và nuôi con của những người đồng tính mà xa hơn còn là một bước đệm quan trọng trong việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới Do kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình làm bài, rất mong được sự góp ý của quý thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Hiến pháp 2013

2 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

3 Văn phòng thường trực về nhân quyền & Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp Việt Nam”, Hà Nội 2015

Trang 8

4 Ủy ban thường vụ Quốc Hội, Viện nghiên cứu lập pháp, trung tâm nghiên cứu

khoa học, “Chuyên đề thông tin: Hôn nhân đồng giới: kinh nghiệm một số nước và thực tế ở Việt Nam”, Hà Nội 2013.

5 https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%B4n_nh%C3%A2n_%C4%91%E1%BB

%93ng_gi%E1%BB%9Bi#T%E1%BB%95_ch%E1%BB%A9c_%E1%BB%A7ng_h

%E1%BB%99

6 https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%93ng_t%C3%ADnh_luy

%E1%BA%BFn_%C3%A1i#H%C3%B4n_nh%C3%A2n_%C4%91%E1%BB

%93ng_gi%E1%BB%9Bi

Trang 9

PHỤ LỤC

Bảng 1: Các quốc gia và vùng lãnh thổ hợp pháp hóa quan hệ cùng giới

Hình thức

công nhận

Số quốc gia công nhận

Số vùng lãnh thổ công nhận

Tổng số quốc gia và vùng lãnh thổ

Hôn nhân 15 quốc gia: Hà Lan,

Bỉ, Argentina, Tây Ban Nha, Canada, Nam Phi, Na Uy, Thụy Điển, Bồ Đào Nha, Iceland, Đan Mạch,

Zealand, Pháp và Anh

23 vùng lãnh thổ: Ở Hoa Kỳ:

Mexico City, Connecticut, Iowa, Massachusetts, New Hamsphire, New York, Vermont, Wahsington, Maryland, đặc khu thủ đô Columbia, Rhode Island

38

Kết đôi có

đăng ký

17 quốc gia: Andorra,

Bỉ, Brazil, Colombia, Cộng hòa Séc, Ecuador, Phần Lan, Đức, Greenland, Hungary, Ireland, Isle

of Man, Jersey, Liechtensein,

Luxembourg, Slovenia, Thụy Sỹ

17 (Úc: 5 bang; Mexico: 1 bang; Hoa Kỳ: 10 bang;

Venezuela: 1 bang)

34

Chung sống

không đăng

3 quốc gia: Úc, Croatia, Israel

0

Bảng 2: Thời gian từ thời điểm bắt đầu công nhận quyền lợi, nghĩa vụ giữa hai người cùng giới đến thời điểm áp dụng hôn nhân cùng giới/hôn nhân không phân biệt giới tính ở một số quốc gia

Trang 10

Quốc gia Tên gọi và năm bắt đầu

công nhận quyền lợi, nghĩa vụ giữa hai người cùng giới

Năm áp dụng hôn nhân cùng giới/hôn nhân không phân biệt giới tính

Thời gian giữa hai cột mốc

Bỉ Chung sống theo pháp luật

(1998)

Tây Ban Nha Nhận con nuôi của những

cặp cùng giới (2004)

Canada Phán quyết đầu tiên về lợi

ích pháp lý giữa cặp đồng

giới (1999)

Nam Phi Phán quyết đầu tiên về lợi

ích pháp lý giữa cặp đồng

giới (1994)

Thụy Điển Quan hệ có đăng ký (1995) 2009 14 năm

Bồ Đào Nha Chung sống không đăng ký

(2001)

Iceland Quan hệ có đăng ký (1996) 2010 14 năm

Đan Mạch Kết hợp dân sự (1989) 15/6/2012 22 năm

Ngày đăng: 22/06/2019, 00:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w