Một số đánh giá, nhận xét về vấn đề hôn nhân đồng tính ở Việt Nam...42 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM GIẢI QUYẾT HÀI HÒA VẤN ĐỀ HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH DƯỚI GÓC ĐỘ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ QUY ĐỊN
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi,không sao chép từ bất cứ tài liệu nào Các số liệu đưa ra trong khóa luận làtrung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nghiêncứu nào khác
Nếu có sự không trung thực nào trong công trình nghiên cứu này, tôixin chịu hoàn toàn trách nhiệm
Sinh viên
Nguyễn Thị Phú
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập và nghiên cứu hết sức nghiêm túc, tôi đã hoànthành đề tài khóa luận tốt nghiệp “Hôn nhân đồng tính nhìn từ góc độ quyềncon người” Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc của mình đến Ban chủ nhiệmkhoa Luật đã gợi ý cho tôi lựa chọn đề tài này, cơ sở nơi tôi thực tập cũng nhưbạn bè và người thân trong gia đình đã tạo điều kiện để tôi hoàn thiện bàikhóa luận này Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đếngiảng viên Nguyễn Thị Phương Thảo, người đã chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ
và hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình làm và hoàn thiện khóaluận này
Do hạn chế về thời gian và trình độ nghiên cứu, khóa luận này chắcchắn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy
cô giáo cũng như các bạn sinh viên để giúp tôi có những kinh nghiệm và hoànthiện hơn nữa những nghiên cứu sau này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Vinh, ngày 10 tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Thị Phú
Trang 3PHẦN MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 06
1 Tính cấp thiết của đề tài 06
2 Tình hình nghiên cứu đề tài 07
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 07
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 08
5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 08
6 Những đóng góp mới của khóa luận 08
7 Kết cấu của khóa luận 09
NỘI DUNG 10
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH 10
1.1 Lý luận chung về quyền con người 10
1.1.1 Khái niệm quyền con người 10
1.1.2 Nguồn gốc của quyền con người 11
1.1.3 Tính chất của quyền con người 12
1.1.3.1 Tính phổ biến 12
1.1.3.2 Tính không thể chuyển nhượng 13
1.1.3.3 Tính không thể phân chia 13
1.1.3.4 Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau 13
1.2 Lý luận chung về hôn nhân đồng tính 14
1.3 Hôn nhân đồng tính nhìn từ góc độ quyền con người 17
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN VỀ HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH 19
2.1 Hôn nhân đồng tính ở các nước trên thế giới 19
2.1.1 Các quan điểm về hôn nhân đồng tính trên thế giới 19
2.1.2 Một số quy định của pháp luật về hôn nhân đồng tính ở các nước trên thế giới 20
2.1.3 Thực trạng hôn nhân đồng tính ở các nước trên thế giới 25
2.2 Vấn đề hôn nhân đồng tính ở Việt Nam 30
Trang 42.2.1 Các quan điểm về hôn nhân đồng tính ở Việt Nam và quy định của
pháp luật Việt Nam về hôn nhân đồng tính 30
2.2.1.1 Các quan điểm về hôn nhân đồng tính ở Việt Nam 30
2.2.1.2 Hôn nhân đồng tính trong quy định của pháp luật Việt Nam 33
2.2.2 Thực trạng về hôn nhân đồng tính ở Việt Nam 37
2.2.3 Một số đánh giá, nhận xét về vấn đề hôn nhân đồng tính ở Việt Nam 42
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM GIẢI QUYẾT HÀI HÒA VẤN ĐỀ HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH DƯỚI GÓC ĐỘ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 44
3.1 Quan điểm của tác giả về hôn nhân đồng tính 44
3.2 Một số kiến nghị nhằm định hướng đối với các quy định của pháp luật Việt Nam 52
KẾT LUẬN 55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CEDAW Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với
phụ nữCRC Công ước quốc tế về quyền trẻ em
ICCPR Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị
INE Viện Thống kê Quốc gia Tây Ban Nha
iSEE Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường
LGBT
Là từ viết tắt của cụm từ lesbian, gay, bisexual, và transgender/transsexual people (những người đồng tính nữ, người đồng tínhnam, lưỡng giới, hoán tính/chuyển đổi giới tính)
MỞ ĐẦU
Trang 61 Tính cấp thiết của đề tài
Thời gian qua, có nhiều đám cưới đồng tính được đăng tải trên báo chí.Xét về mặt pháp lý những đám cưới trên không được nhà nước thừa nhận và
bị ngăn cấm thậm chí là phạt hành chính Nhưng về mặt dư luận xã hội, hiệntượng trên đã gây tranh cãi, nhất là khi vừa qua Bộ Tư pháp đang tiến hànhlấy ý kiến về việc sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia đình theo hướng mở cho hônnhân đồng tính Thực tế cũng cho thấy trên thế giới đã có nhiều nước côngnhận quyền của người đồng tính, hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới, hoặc thừanhận quan hệ chung sống giữa những người cùng giới tính Bên cạnh đó, cũng
có nhiều nước đang cấm việc kết hôn giữa những người cùng giới tính ViệtNam là một nước Á Đông, từ trước đến nay mọi tư tưởng, đường lối đều nằmtrong chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục của đất nước, vì thế việc côngnhận hôn nhân đồng tính là đi ngược lại với những quy định từ trước đến nay.Tuy nhiên hiện nay xã hội đang từng bước thay đổi, nước ta đang trong xu thếhội nhập, hợp tác và phát triển không chỉ với các nước trong khu vực mà cònhợp tác phát triển cùng với tất cả các nước trên thế giới nên vấn đề hôn nhânđồng tính cũng cần được quan tâm, nhìn nhận một cách cởi mở, tiến bộ hơn
Nhìn từ góc độ khác, chúng ta phải thừa nhận rằng quyền được tôntrọng, bảo vệ và quyền được đối xử bình đẳng, trong đó có quyền được kếthôn và quyền được mưu cầu hạnh phúc của con người là một quyền chínhđáng không ai có quyền ngăn cản Do đó, để làm thế nào vừa bảo vệ quyền lợichính đáng của mọi công dân, vừa không đi ngược lại với đạo đức và xu thếchung của thế giới thì đây là một trong những vấn đề đặt ra đối với mỗi quốcgia
Nhằm để bản thân hiểu rõ vấn đề hôn nhân đồng tính cũng như giúpmọi người có nhận thức đúng đắn và có cái nhìn toàn diện về vấn đề này, tôi
chọn đề tài “Hôn nhân đồng tính nhìn từ góc độ quyền con người” để làm
đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trang 7Hôn nhân đồng tính là một vấn đề khá mới mẻ và nhạy cảm, chưa cónhiều nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của đồng tính Tuy nhiên đã cómột số công trình nghiên cứu phân tích vấn đề này một cách sâu sắc và toàndiện dưới góc độ tâm lý học và xã hội học.
Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam có một số bài viết cũng nhưnhững công trình nghiên cứu về vấn đề hôn nhân đồng tính, trong đó phải kểđến như: Xu hướng và tác động xã hội của hôn nhân cùng giới: xu hướng thếgiới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - TS Nguyễn Thu Nam – KhoaDân số và Phát triển, Viện chiến lược và chính sách y tế, Bộ Y Tế; Hôn nhâncùng giới: xu hướng thế giới, tác động xã hội và bài học kinh nghiệm cho ViệtNam - Tổng hợp tài liệu từ các nghiên cứu khác nhau do Viện nghiên cứu xãhội kinh tế và môi trường (iSEE) thực hiện với sự đóng góp của nhiều tác giả
và một số tạp chí, công trình nghiên cứu khác
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của khóa luận là làm sáng tỏ một cách toàn diện,
có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề hôn nhân đồng tính;phân tích, đánh giá đúng thực trạng những quy định về việc kết hôn đồngtính, những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng Trên cơ sở đó, đề xuất hệthống các giải pháp hoàn thiện những quy định của pháp luật
Nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận:
Để đạt được những mục đích trên, tác giả khóa luận đã đặt ra và giảiquyết các nhiệm vụ sau: làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm kết hôn đồng giới,phân tích làm rõ sự hình thành và phát triển của các quy định của pháp luật vềhôn nhân đồng giới, nghiên cứu, làm rõ các quy định của hôn nhân đồng tínhcủa một số nước trên thế giới, làm sáng tỏ các quy định của pháp luật hiệnhành và thực tiễn áp dụng
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những vấn đề xung quanh hônnhân đồng tính: thực trạng hôn nhân đồng tính và những tác động của nó, dư
Trang 8luận xã hội về hôn nhân đồng tính, quy định của pháp luật Việt Nam và củacác nước trên thế giới về hôn nhân đồng tính và các giải pháp nhằm giải quyếtvấn đề này.
Đề tài này có phạm vi nghiên cứu tương đối rộng cả về mặt không gian
và mặt thời gian, bao gồm nghiên cứu trong phạm vi các nước thế giới và ởViệt Nam, trong khoảng thời gian từ khi mới xuất hiện hiện tượng đồng tínhđến thời điểm hiện tại, vấn đề hôn nhân đồng tính đang được tranh cãi ở hầuhết các quốc gia trên thế giới
5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu đề tài
Cơ sở lý luận và thực tiễn của bài khóa luận này là vấn đề đồng tính vàhôn nhân đồng tính đang diễn ra khá phổ biến và gây nên nhiều tranh cãikhông chỉ ở nước ta mà ở hầu hết các nước trên thế giới Bên cạnh đó, trênthế giới hiện nay mới chỉ có ở một số nước cho phép hôn nhân đồng tính cònhầu hết các nước khác còn e ngại vấn đề này Vì vậy, đề tài này dựa trênnhững cơ sở đó để nghiên cứu nhằm tìm ra những định hướng nhằm giảiquyết hài hòa vấn đề này
Để làm rõ vấn đề, hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra, tác giả bài khóa luận
đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp hệ thống, phươngpháp phân tích tổng hợp, phương pháp lịch sử logic, phương pháp thống kê,phương pháp nghiên cứu liên ngành, so sánh pháp luật, xã hội…
6 Những đóng góp mới của khóa luận
Đây là một công trình nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống cácchế định của pháp luật về hôn nhân đồng tính, trên cơ sở đó đề xuất các giảipháp đề nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề hôn nhân đồngtính Có thể liệt kê một số điểm mới như sau:
- Nghiên cứu về hôn nhân đồng tính ở các nước trên thế giới: Các quanđiểm về hôn nhân đồng tính trên thế giới; một số quy định của pháp luật vềhôn nhân đồng tính ở các nước trên thế giới; thực trạng hôn nhân đồng tính ởcác nước trên thế giới;
Trang 9- Nghiên cứu về vấn đề hôn nhân đồng tính ở Việt Nam: Các quan điểm
về hôn nhân đồng tính ở Việt Nam và quy định của pháp luật Việt Nam vềhôn nhân đồng tính; thực tiễn về hôn nhân đồng tính ở Việt Nam; một số đánhgiá, nhận xét về vấn đề hôn nhân đồng tính ở Việt Nam;
- Đưa ra một số kiến nghị nhằm giải quyết hài hòa vấn đề hôn nhânđồng tính dưới góc độ quyền con người và quy định của pháp luật về hônnhân đồng tính ở Việt Nam hiện nay
7 Kết cấu của bài khóa luận
Kết cấu của bài khóa luận gồm có 3 chương, 7 tiết, bao gồm:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về hôn nhân đồng tính
1.1 Lý luận chung về quyền con người
1.2 Lý luận chung về đồng tính
1.3 Hôn nhân đồng tính nhìn từ góc độ quyền con người
Chương 2: Thực tiễn về hôn nhân đồng tính
2.1 Hôn nhân đồng tính ở các nước trên thế giới
2.2 Vấn đề hôn nhân đồng tính ở Việt Nam
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm giải quyết hài hòa vấn đề hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người và quy định của pháp luật
về hôn nhân đồng tính ở Việt Nam hiện nay.
3.1 Quan điểm của tác giả về hôn nhân đồng tính
3.2 Một số kiến nghị nhằm định hướng đối với các quy định của phápluật Việt Nam
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH
VÀ QUYỀN CON NGƯỜI 1.1 Lý luận chung về quyền con người
Trang 101.1.1 Khái niệm quyền con người
Quyền con người là một phạm trù đa diện, do đó có nhiều định nghĩa
khác nhau Theo một tài liệu của Liên hợp quốc, có đến gần 50 định nghĩa vềquyền con người đã được công bố Mỗi định nghĩa tiếp cận vấn đề từ một góc
độ nhất định, chỉ ra những thuộc tính nhất định, nhưng không định nghĩa nàobao hàm được tất cả các thuộc tính của quyền con người
Ở cấp độ Quốc Tế, định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc vềquyền con người thường được trích dẫn bởi các nhà nghiên cứu Theo địnhnghĩa này, quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụngbảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc
mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của conngười
Bên cạnh định nghĩa kể trên, một định nghĩa khác cũng thường đượctrích dẫn Theo đó, quyền con người là những sự được phép mà tất cả thànhviên của cộng đồng nhân loại, không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo,địa vị xã hội đều có ngay từ khi sinh ra, đơn giản chỉ vì họ là con người.Định nghĩa này mang dấu ấn của học thuyết về các quyền tự nhiên
Ở Việt Nam, một số định nghĩa về quyền con người do một số chuyêngia, cơ quan nghiên cứu từng nêu ra cũng không hoàn toàn giống nhau, nhưngxét chung, quyền con người thường được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tựnhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trongpháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế
Như vậy, nhìn ở góc độ nào và ở cấp độ nào thì quyền con người cũngđược xác định như là những chuẩn mực được cộng đồng quốc tế thừa nhận vàtuân thủ Những chuẩn mực này kết tinh những giá trị nhân văn của toàn nhânloại, chỉ áp dụng với con người, cho tất cả mọi người Nhờ có những chuẩnmực này, mọi thành viên trong gia đình nhân loại mới được bảo vệ nhânphẩm và mới có điều kiện phát triển đầy đủ các năng lực của cá nhân với tư
Trang 11cách là một con người Cho dù cách nhìn nhận có những khác biệt nhất định,một điều rõ ràng là quyền con người là những giá trị cao cả cần được tôntrọng và bảo vệ trong mọi xã hội và trong mọi giai đoạn lịch sử.
1.1.2 Nguồn gốc của quyền con người
Về nguồn gốc của quyền con người, có hai trường phái cơ bản đưa rahai quan điểm trái ngược nhau Những người theo học thuyết về quyền tựnhiên cho rằng quyền con người là những gì bẩm sinh, vốn có mà mọi cánhân sinh ra đều được hưởng chỉ đơn giản bởi họ là thành viên của gia đìnhnhân loại Do đó các quyền con người không phụ thuộc vào phong tục, tậpquán, truyền thống văn hóa hay ý chí của bất cứ cá nhân, giai cấp, tầng lớp, tổchức, cộng đồng hay nhà nước nào; và không một chủ thể nào, kể cả các nhànước, có thể ban phát hay tước bỏ các quyền con người bẩm sinh, vốn có củacác cá nhân Học thuyết về quyền tự nhiên được đề cập rất sớm và bởi nhiềuhọc giả Từ thời Hy lạp cổ đại, nhà triết học Zeno (333-264 TCN) đã phátbiểu rằng, không ai sinh ra đã là một nô lệ hết cả, địa vị nô lệ là do họ bị tướcđoạt tự do vốn có của con người Tư tưởng này sau đó được nhiều triết gia táikhẳng định và phát triển, trong đó tiêu biểu nhất là Thomas Hobbes (1588–1679), John Locke (1632-1704) và Thomas Paine (1731–1809)
Ngược lại với học thuyết về quyền tự nhiên là học thuyết về các quyềnpháp lý, trong đó cho rằng các quyền con người không phải là những gì bẩmsinh, vốn có một cách tự nhiên mà phải do các nhà nước xác định và phápđiển hóa thành các quy phạm pháp luật hoặc xuất phát từ truyền thống vănhóa Như vậy, theo học thuyết về quyền pháp lý, phạm vi, giới hạn và ở góc
độ nhất định, cả thời hạn hiệu lực của các quyền con người phụ thuộc vào ýchí của tầng lớp thống trị và các yếu tố như phong tục, tập quán, truyền thốngvăn hóa của các xã hội Ở đây, trong khi các quyền tự nhiên có tính đồngnhất trong mọi hoàn cảnh, mọi thời điểm, thì các quyền pháp lý mang tínhchất khác biệt tương đối về mặt văn hóa và chính trị Tiêu biểu cho tư tưởngcủa học thuyết về quyền pháp lý là Edmund Burke trong tác phẩm Suy nghĩ
Trang 12về Cách mạng Pháp 1770 và Jeremy Bentham, trong tác phẩm Phê phán họcthuyết về các quyền tự nhiên, không thể chuyển nhượng 1843
Cho đến nay, cuộc tranh luận về tính đúng đắn của hai học thuyết nàyvẫn còn tiếp tục Việc phân định tính chất đúng, sai, hợp lý và không hợp lýcủa hai học thuyết này là không đơn giản do chúng liên quan đến một phạm virộng lớn các vấn đề triết học, chính trị, xã hội, đạo đức, pháp lý…Mặc dù vậy,trong khi về hình thức, hầu hết các văn kiện pháp luật của các quốc gia đềuthể hiện các quyền con người là các quyền pháp lý, thì trong Tuyên ngôn toànthế giới về quyền con người năm 1948 và một số văn kiện pháp luật ở một sốquốc gia, quyền con người được khẳng định một cách rõ ràng là các quyền tựnhiên, vốn có và không thể chuyển nhượng được của các cá nhân
1.1.3 Tính chất của quyền con người
Theo nhận thức chung của cộng đồng quốc tế, quyền con người có cáctính chất cơ bản là: tính phổ biến, tính không thể chuyển nhượng, tính khôngthể phân chia, tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau, cụ thể như sau:
1.1.3.1 Tính phổ biến
Thể hiện ở chỗ quyền con người là những gì bẩm sinh, vốn có của conngười và được áp dụng bình đẳng cho tất cả mọi thành viên trong gia đìnhnhân loại, không có sự phân biệt đối xử vì bất cứ lý do gì, chẳng hạn như vềchủng tộc, dân tộc, giới tính, tôn giáo, độ tuổi, thành phần xuất thân Liênquan đến tính chất này, cũng cần lưu ý là bản chất của sự bình đẳng về quyềncon người không có nghĩa là cào bằng mức độ hưởng thụ các quyền, mà làbình đẳng về tư cách chủ thể của quyền con người
1.1.3.2 Tính không thể chuyển nhượng
Thể hiện ở chỗ các quyền con người không thể bị tước đoạt hay hạnchế một cách tùy tiện bởi bất cứ chủ thể nào, kể cả các cơ quan và quan chức
Trang 13nhà nước, trừ một số trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như khi một người phạmmột tội ác thì có thể bị tước quyền tự do.
1.1.3.3 Tính không thể phân chia
Thể hiện ở chỗ các quyền con người đều có tầm quan trọng như nhau,
về nguyên tắc không có quyền nào được coi là có giá trị cao hơn quyền nào.Việc tước bỏ hay hạn chế bất kỳ quyền con người nào đều tác động tiêu cựcđến nhân phẩm, giá trị và sự phát triển của con người
Tuy nhiên, trong thực tế, tùy những bối cảnh cụ thể và với những đốitượng cụ thể, có thể ưu tiên thực hiện một số quyền nhất định, miễn là phảidựa trên những cơ sở và yêu cầu thực tế của việc bảo đảm các quyền đó chứkhông phải dựa trên sự đánh giá về giá trị của các quyền đó Ví dụ, trong bốicảnh dịch bệnh đe dọa hoặc với những người bị bệnh tật, quyền được ưu tiênthực hiện là quyền được chăm sóc y tế Hoặc ở phạm vi rộng hơn, các Côngước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) vàCông ước về quyền trẻ em (CRC) đặt ra một số quyền ưu tiên cần được bảođảm với phụ nữ, trẻ em Những ưu tiên như vậy không có nghĩa là bởi cácquyền được ưu tiên thực hiện có giá trị cao hơn, mà là bởi các quyền đó trongthực tế thường bị bỏ qua, có nguy cơ bị đe doạ hoặc bị vi phạm nhiều hơn sovới các quyền khác
1.1.3.4 Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau
Thể hiện ở chỗ việc bảo đảm các quyền con người, toàn bộ hoặc mộtphần, nằm trong mối liên hệ phụ thuộc và tác động lẫn nhau Sự vi phạm mộtquyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo đảmcác quyền khác, và ngược lại, tiến bộ trong việc bảo đảm một quyền sẽ trựctiếp hoặc gián tiếp tác động tích cực đến việc bảo đảm các quyền khác
Thực tế cho thấy, trong hầu hết các trường hợp, rất khó, thậm chí làkhông thể thực sự thành công trong việc bảo đảm riêng một quyền con ngườinào đó mà bỏ qua các quyền khác Ví dụ như, để thực hiện tốt các quyền bầu
cử, ứng cử (các quyền chính trị cơ bản), cần bảo đảm một loạt quyền kinh tế,
Trang 14xã hội, văn hóa khác có liên quan như quyền được giáo dục, quyền đượcchăm sóc y tế, quyền có mức sống thích đáng vì nếu không, các quyền bầu
cử, ứng cử rất ít có ý nghĩa với những người đói khổ, bệnh tật hay mù chữ
1.2 Lý luận chung về đồng tính
Đồng tính luyến ái, hay đồng tính chỉ việc bị hấp dẫn trên phương diệntình yêu hay tình dục hoặc việc yêu đương hay quan hệ tình dục giữa nhữngngười cùng giới tính với nhau trong hoàn cảnh nào đó hoặc một cách lâu dài.Đồng tính luyến ái cũng chỉ nhận thực của cá nhân dựa trên những hấp dẫn đó
và sự tham gia vào một cộng đồng có chung điều này LGBT là từ viết tắt củacụm từ lesbian, gay, bisexual, và transgender/transsexual people (nhữngngười đồng tính nữ, người đồng tính nam, lưỡng giới, hoán tính/chuyển đổigiới tính) trong tiếng Anh
Người đồng tính là người nam hoặc người nữ không có trạng thái tìnhcảm mà ta gọi là tình yêu và sự hưng phấn tình dục khác giới mà lại có tìnhcảm yêu đương và hưng phấn tình dục với người cùng giới (nam – nam; nữ -nữ)
Đồng tính, cùng với song tính và dị tính, là một trong ba dạng thiênhướng tình dục chính nằm trên thang thiên hướng tình dục (thước đo Kinsey)trong khi vô tính đôi khi được coi là dạng thiên hướng tình dục thứ tư Theokhoa học, thiên hướng tình dục là kết quả tác động phức tạp bởi các yếu tốbẩm sinh và yếu tố môi trường
Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ, Hiệp hội Laođộng Xã hội Quốc gia (Hoa Kỳ) khẳng định: “Thiên hướng tình dục chỉ mộtviệc bị hấp dẫn về mặt tình dục hoặc tình cảm đối với nam, nữ hoặc cả hai
Nó chỉ cảm xúc cá nhân hoặc nhận thực xã hội dựa trên những hấp dẫn đó,những hành vi thể hiện và sự tham gia vào một cộng đồng có những đặc điểmchung này Mặc dù thiên hướng tình dục thay đổi một cách liên tục từ hoàntoàn dị tính luyến ái cho đến hoàn toàn đồng tính luyến ái, thiên hướng tìnhdục thường được nói đến dưới ba dạng: dị tính luyến ái (bị hấp dẫn tình dục
và tình cảm chủ yếu hoặc hoàn toàn bởi người khác giới), đồng tính luyến ái
Trang 15(bị hấp dẫn tình dục và tình cảm chủ yếu hoặc hoàn toàn bởi người cùng giới)
và song tính luyến ái (bị hấp dẫn tình dục và tình cảm ở một mức độ đáng kểbởi cả nam và nữ) Thiên hướng tình dục là khác biệt với những yếu tố tạonên giới tính và tình dục Những yếu tố này bao gồm giới tính sinh học (đặcđiểm giải phẫu, tâm lý và di truyền gắn liền với nam hoặc nữ), nhận thực giớitính (cảm giác của cá nhân rằng họ thực sự là nam hoặc nữ) và thể hiện giớitính (gắn liền với những chuẩn mực văn hóa qui định những hành vi nam tính
và nữ tính)
Người đồng tính không phải là những người chuyển giới, mà nhữngngười chuyển đổi giới tính được công nhận giới tính của họ Chuyển đổi giớitính chỉ những thủ tục y khoa dùng để thay đổi giới tính của một người trong
đó có thể bao gồm phẫu thuật chuyển đổi giới tính hay không Người chuyểnđổi giới tính là người đã được chuyển đổi giới tính Do đó thuật ngữ nàykhông hoàn toàn đồng nhất với thuật ngữ transexual trong tiếng Anh dùng đểchỉ những người có cảm nhận rằng mình có giới tính khác với giới tính bẩmsinh của mình bất kể rằng người này có thực hiện chuyển đổi giới tính haykhông
Chưa có một kết luận khoa học nào xác đáng về đồng tính là do bẩmsinh, di truyền Người đồng tính xuất hiện ở mọi nền văn hóa, mọi tầng lớp,làm việc bình thường trong mọi ngành nghề và chiếm tỉ lệ ổn định từ 3%-5%dân số Các nghiên cứu khoa học đều khẳng định đồng tính không phải làbệnh mà là một xu hướng tính dục tự nhiên như xu hướng dị tính và songtính
Đối với vấn đề hôn nhân đồng tính, hiện nay vẫn chưa có một nguồnchính thống nào nói về hôn nhân đồng tính, tuy nhiên, hiểu một cách kháiquát thì hôn nhân đồng tính là hôn nhân của hai người có cùng giới tính sinhhọc hoặc giới tính xã hội được chấp nhận về mặt luật pháp hay xã hội Nóicách khác, hôn nhân đồng tính là việc xác lập quan hệ vợ chồng giữa haingười đều là nam hoặc đều là nữ
Trang 16Theo nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, đồng tính có thể xếp thành 3nhóm:
+ Nhóm thứ nhất là do bẩm sinh, di truyền, rối loạn nhiễm sắc thể gồm
46 xxy hoặc 46 xo Do mẹ khi mang thai dùng thuốc hoocmon dẫn đến bộphận sinh dục của con khi sinh ra bất thường Những đứa trẻ này sinh rachúng không biết rõ mình là giới tính nào
Những nhóm người này, nên được gia đình quan tâm và phát hiện sớmnhờ y học quan tâm giúp đỡ, can thiệp như: Phẫu thuật tiết niệu, sinh dục…
để khi trẻ lớn lên không bị ám ảnh về bất thường giới tính và có cuộc sốngbình thường như bao người khác
+ Nhóm thứ hai bất thường nhưng không phải do bẩm sinh hay ditruyền, mà do bất thường về mặt tâm lý Sinh ra bình thường, nhưng lại bị ámảnh, thôi thúc từ bên trong Nhóm này luôn luôn có mong muốn được chuyểngiới tính
Về nhóm người này có hai quan điểm: Quan điểm thứ nhất cho rằng,đồng ý để họ thực hiện ước muốn của mình, nhưng có một vấn đề pháp lý đặt
ra là khi những người này chuyển giới thì chứng minh thư nhân dân của họ sẽmang tên giới khác xa với hình thể thật của họ Việc này phải cần có sự phốihợp giữa cơ quan y tế và luật pháp, tránh tình trạng lợi dụng thay đổi hìnhdạng che mắt cơ quan chức năng, trong trường hợp là tội phạm
Quan điểm thứ hai: Một minh chứng khoa học đã nghiên cứu không cóbiến đổi vùng trong não, tức là không có rối loạn về hoocmon Mục đích của
họ chỉ là lạm dụng trò đùa này cốt để gây ấn tượng hoặc chơi trội Sự đùa vuinày dần dần thành quen, hoặc mong muốn tầm thường để thỏa mãn nhu cầu
cá nhân thấp hèn mà không nghĩ đến nguy cơ lây bệnh, tổn hại giống nòi, làmbăng hoại giá trị truyền thống gia đình
+ Nhóm thứ ba thì vốn là người hoàn toàn bình thường nhưng họ có thểsinh hoạt được cả với nam lẫn nữ chủ yếu bởi tiền Nhóm này không có nhucầu chuyển giới Ở các nước đang phát triển, nhóm người thứ ba này xuất
Trang 17hiện rất nhiều đã dẫn đến nạn mại dâm, buôn người bùng phát và rất khó đểkiểm soát.
Đối với dư luận, thái độ chung của xã hội, tất cả đều đồng tình, ủng hộnhóm thứ nhất Nếu phát hiện càng sớm càng tốt, nhờ y học can thiệt giúp đỡ
họ Nhóm thứ hai và thứ ba, trên thế giới phổ biến là không công nhận hành
vi giới tính bất thường mà không có cơ sở y học (không có kết luận của cơquan y tế về một cá nhân cụ thể thuộc giới nào)
1.3 Hôn nhân đồng tính nhìn từ góc độ quyền con người
Theo truyền thống chung dựa trên các nền văn hóa thì quan niệm đồngtính và sinh hoạt đồng tính luôn được coi là quan niệm và sinh hoạt bất bìnhthường, bệnh hoạn Tâm lý và tâm thần học cũng xếp xu hướng và hành độngđồng tính vào danh sách bệnh lý Không những thế, xét về mặt luân lý và đạođức khuynh hướng và hành động này còn được coi như một trọng tội
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nền văn minh hiện đại, và do những tưduy đổi mới, phóng khoáng hiện nay, theo sau quyết định của Hiệp Hội CácNhà Tâm Thần Học vào năm 1973, năm 1975 Hiệp Hội Các Nhà Tâm LýHọc Hoa Kỳ cũng đã loại khỏi danh sách tâm bệnh những suy nghĩ và hànhđộng đồng tính Như vậy, từ sau năm 1975 cả tâm thần học và tâm lý họckhông còn xếp quan niệm và hành động đồng tính trong danh sách những hộichứng tâm bệnh hay tâm lý nữa Sau đó, năm 1990 Cơ Quan Y Tế Thế Giớicũng công nhận rằng đồng tính không phải là “bệnh” Và gần đây nhất năm
2001, Hiệp Hội Các Nhà Tâm Thần Học Trung Hoa cũng đã loại bỏ đồng tínhkhỏi danh sách tâm bệnh
Trong cộng đồng xã hội, người đồng tính cũng là Con Người, như mọiCon Người khác, cũng không nên nói là Con Người bình thường hay ConNgười dị thường Như vậy, họ có mọi quyền và nghĩa vụ làm Người như mọingười khác Tổ chức Y tế Thế giới coi họ là một nhóm người, nhưng không
có nghĩa là Tổ chức này đặt họ là một nhóm đối lập với “nhóm” còn lại lànhững người có tình yêu và tình dục khác giới Hơn nữa, người đồng tínhcũng là công dân, họ có mọi quyền và nghĩa vụ của một công dân theo quy
Trang 18định của pháp luật Do đó, họ cũng có những quyền bình đẳng như mọi côngdân khác.
Quyền bình đẳng, vừa là một quyền, vừa là một nguyên tắc của LuậtNhân quyền Quốc Tế Mọi cá nhân, không phân biệt giới tính, tôn giáo, sắctộc, địa vị đều được quyền đó, trong mọi lĩnh vực của đời sống, kể cả lĩnh vựchôn nhân Tuy vậy, cho đến nay, do chịu sự chi phối của yếu tố truyền thốngnên Luật Nhân quyền Quốc Tế dường như chưa thể được vận dụng để bảo vệquyền kết hôn của những người đồng tính, cho dù Công ước Quốc tế về cácquyền dân sự và chính trị (ICCPR, được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thôngqua vào năm 1966, Việt Nam trở thành thành viên từ năm 1982) bảo vệ quyềnkết hôn của mọi người tại Điều 23:
“Gia đình là đơn vị tự nhiên và căn bản trong xã hội và phải được xã hội và quốc gia bảo vệ.
Thanh niên nam nữ đến tuổi thành hôn có quyền kết hôn và lập gia đình.
Hôn thú chỉ được thành lập nếu có sự ưng thuận hoàn toàn tự do của những người kết hôn”
Nhìn dưới góc độ Quyền con người thì quyền của người đồng tính cầnđược ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật Quyền con người trong pháp luật là
sự cụ thể hóa các quyền tự nhiên của con người vào một cơ chế rõ ràng, minhbạch Có thể thấy, việc thừa nhận và bảo vệ quyền cho người đồng tính, mộtphạm trù của quyền tự nhiên chỉ mang tính khả thi khi được pháp luật chínhthức hóa và pháp lý hóa Quy định quyền của người đồng tính trong pháp luậtvừa đảm bảo cho người đồng tính có cơ sở pháp lý vững vàng để tự bảo vệquyền lợi cho chính mình và vừa đảm bảo sự tuân thủ, tôn trọng các quyền đócủa các chủ thể khác trong xã hội
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN VỀ HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH
2.1 Hôn nhân đồng tính ở các nước trên thế giới
Trang 192.1.1 Quan điểm của các nước trên thế giới về hôn nhân đồng tính
Thái độ xã hội đối với hôn nhân đồng tính khác nhau ở các nền văn hóa
và ở các giai đoạn trong lịch sử cũng khác nhau Mỗi nền văn hóa có nhữngchuẩn mực riêng về hôn nhân, trong đó vài nền văn hóa tán thành tình yêu vàhôn nhân đồng tính trong khi những nền văn hóa khác không tán thành Cũngnhư trong dị tính luyến ái, có những qui định khác nhau tùy thuộc vào giớitính, độ tuổi, giai cấp hoặc tầng lớp xã hội
Hầu hết các nền văn hóa trên thế giới coi tình dục truyền chủng củaquan hệ được thừa nhận (ví dụ như hôn nhân) là chuẩn mực Quan hệ đồnggiới về mặt tình cảm hoặc tình dục đôi khi cũng được xét tới Vài tôn giáo đặcbiệt là các tôn giáo Abraham lên án hành vi và quan hệ đồng tính luyến ái,nhiều trường hợp trừng phạt rất nặng Từ thập niên 1970, nhiều nơi trên thếgiới bắt đầu công nhận quan hệ đồng giới giữa những người đủ tuổi Thống kê
về thái độ toàn cầu năm 2003 của Trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy ChâuPhi và Trung Đông chống đối đồng tính một cách mạnh mẽ Trong khi người
ở Mỹ Latin như Mexico, Argentina, Bolivia và Brasil thì cởi mở hơn rấtnhiều Quan niệm ở châu Âu thì nằm giữa phương Tây và phương Đông Đa
số các nước Tây Âu trong cuộc thăm dò cho rằng xã hội nên chấp nhận đồngtính trong khi người Nga, người Ba Lan và người Ukraina phản đối Người
Mỹ thì chia làm hai nhóm: 51% ủng hộ và 42% phản đối
Như vậy có thể thấy hiện nay hiện tượng đồng giới hầu như đã rất phổbiến ở tất cả các nước trên thế giới Tuy nhiên, vấn đề hôn nhân đồng giới vẫncòn nhiều tranh cãi và ở mỗi nước khác nhau lại có những quy định khácnhau, tùy thuộc vào vấn đề đạo đức, thuần phong mỹ tục cũng như mức độtiếp cận vấn đề của mỗi quốc gia
2.1.2 Một số quy định của pháp luật của các nước trên thế giới về hôn nhân đồng tính
* Ở khu vực Trung Đông:
Trang 20Vốn tập trung nhiều nước đạo Hồi, đồng tính luyến ái bị pháp luật cấmnghiêm khắc Duy nhất ở Israel, quyền của người đồng tính được pháp luật hỗtrợ Israel là nước có tỉ lệ ủng hộ hôn nhân đồng giới cao nhất thế giới với61% người dân ủng hộ.
* Ở các nước Châu Âu:
Mặc dù đồng tính luyến ái đã không còn bị coi là phạm pháp nhiều nơi
ở phương Tây, chẳng hạn như Ba Lan 1932, Đan Mạch 1933, Thụy Điển
1944 và Anh 1967, cộng đồng đồng tính vẫn chưa có quyền hợp pháp dẫu chỉ
là hạn chế cho đến giữa những năm 70 Một bước ngoặt quan trọng là vàonăm 1973, Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ đưa đồng tính luyến ái ra khỏi Danhsách các rối loạn tâm thần Năm 1977, Quebec tại Canada đã trở thành bangđầu tiên cấm kỳ thị dựa trên thiên hướng tình dục Những năm 80 và 90,nhiều nước phát triển đã hợp pháp hóa đồng tính luyến ái và cấm kỳ thị ngườiđồng tính trong công việc, cư trú và dịch vụ Tính tới năm 2012, trong tổng số
207 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, có 11 quốc gia đã hợp pháp hóahôn nhân đồng tính, 21 nước chấp nhận hình thức đăng ký sống chung
Những tài liệu Tây phương lâu đời nhất (trong hình thức mỹ thuật, vănhọc, và truyền thuyết) về mối quan hệ đồng tính được tìm thấy từ Hy Lạp thờithượng cổ, nơi các mối quan hệ đồng tính được xã hội tạo nên, được thành lậpqua thời gian từ thành phố này đến thành phố khác Theo đó, một hệ thốngcủa những quan hệ giữa một người đàn ông lớn tuổi và một thanh niên đangtrưởng thành, được xem là có giá trị dạy dỗ, đồng thời để kiềm chế mức độgia tăng dân số, đôi khi bị xem là làm mất trật tự
Trong thời Phục Hưng, những thành phố ở miền bắc nước Ý, đặc biệt làFirenze và Venezia, rất nổi tiếng về việc ái tình đồng tính, được một phần khálớn dân số nam theo và được tạo theo kiểu mẫu ở Hy Lạp và La Mã(Ruggiero, 1985; Rocke, 1996) Tuy nhiên, trong khi một phần khá lớn dân sốnam theo tục lệ này, những nhà chức trách vẫn khởi tố, phạt và bắt bớ nhiềungười
Trang 21Năm 1989, Đan Mạch là nước đầu tiên xây dựng luật cho phép các cặpđồng tính đăng ký sống chung, với quyền như các cặp đôi đã kết hôn Tuy
nhiên họ không được phép cưới ở nhà thờ Vì vậy, Hà Lan trở thành quốc gia
đầu tiên trên thế giới chính thức chấp nhận hôn nhân đồng giới đầy đủ vàonăm 2001, các cặp đôi đồng tính cũng được phép nhận con nuôi Sau đó 10quốc gia khác (Bỉ,Tây Ban Nha, Canada, Nam Phi, Na Uy, Thụy Điển, BồĐào Nha, Iceland, Argentina và Đan Mạch) và năm tiểu bang ở Hoa Kỳ(Massachusetts, Iowa, Connecticut, Vermont, New Hampshire) cùng với thủ
đô Mexico (Thành phố Mexico) cũng cho phép hôn nhân đồng giới Ở 16quốc gia khác, những người cùng giới có thể kết hợp dân sự với nhau
Bỉ: Tháng 1/2003, Bỉ là quốc gia thứ hai thừa nhận hôn nhân loại này.Các cặp đôi đồng tính có mọi quyền như các cặp vợ chồng bình thường, trừquyền nhận con nuôi Tuy nhiên, phải 3 năm sau, sự hạn chế đó mới được gỡbỏ
Tây Ban Nha: Bất chấp những ý kiến phản đối mạnh mẽ từ phía nhàthờ thiên chúa La Mã, Tây Ban Nha trở thành quốc gia thứ ba chấp nhận hônnhân giữa những người cùng giới tính, bao gồm cả quyền nhận con nuôi
Hôn nhân đồng giới ở Tây Ban Nha được hợp pháp hóa từ ngày 3 tháng
7 năm 2005 Năm 2004, chính phủ dân chủ xã hội vừa được bầu cử, được dẫndắt bởi Thủ tướng José Luis Rodríguez Zapatero, bắt đầu chiến dịch hợp pháphóa hôn nhân đồng tính bao gồm quyền nhận con nuôi của các cặp đồng tính.Sau nhiều tranh luận, luật cho phép hôn nhân đồng tính được Quốc hội TâyBan Nha thông qua vào ngày 30 tháng 6 năm 2005 và công bố vào ngày 2tháng 7 năm 2005 Hôn nhân đồng tính bắt đầu hợp pháp từ Chủ nhật, ngày 3tháng 7 năm 2005 Tây Ban Nha trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới hợppháp hóa hôn nhân đồng tính theo sau Hà Lan và Bỉ và trước Canada 17 ngày
Không những cho phép những người đồng tính trong nước kết hôn vớinhau, luật này còn cho phép một công dân Tây Ban Nha cưới một ngườingoại quốc bất kể đất nước của người đó có cho phép hay không Ít nhất một
Trang 22trong hai người phải là công dân Tây Ban Nha, hai người ngoại quốc có thểcưới nhau nếu họ định cư hợp pháp tại Tây Ban Nha.
Tiếp sau đó, một số quốc gia khác cũng coi hình thức hôn nhân này là hợp pháp, bao gồm Nam Phi (quốc gia đầu tiên ở châu Phi), Na Uy, ThụyĐiển, Bồ Đào Nha, Iceland, Argentina và New Zealand
Mặc dù đến năm 2005, luật pháp Canada mới chính thức công nhận hônnhân giữa các cặp gay (lesbian), nhưng đám cưới đầu tiên giữa hai ngườiCanada đồng giới đã diễn ra còn trước cả khi Hà Lan thông qua đạo luật này
Theo chân các quốc gia trên, nước Anh cũng đồng ý cho các cặp đồngtính đã đăng ký kết hôn quyền tương tự như các cặp vợ chồng bình thường, vềcác vấn đề như trợ cấp, tài sản, an sinh xã hội, nhà ở
Tại Mỹ: Một đất nước được xem là văn minh của thế giới cũng đã từngcoi đồng tính là một căn bệnh và tìm cách chữa trị Thậm chí, họ sẵn sàng bỏ
tù những người đồng tính Nhưng rồi, đất nước này cũng phải cho phép cáctiểu bang có quyền tự chủ về hôn nhân cùng giới khi họ nhận ra đồng tính làmột xu hướng tính dục, không phải một loại bệnh Mặc dù vậy, tại Mỹ hiệnnay mới chỉ có 8 bang và một quận đã luật hóa hay hợp pháp hóa hôn nhânđồng tính Nhiều bang khác đã sửa đổi hiến pháp mô tả hôn nhân là sự kếthợp giữa một người nam và một người nữ Tuy nhiên, hiến pháp liên bang
Mỹ chưa chấp thuận sự sửa đổi này
Ở Pháp: Pháp đang có sự tranh cãi quyết liệt vì dự luật hôn nhân đồngtính Bất chấp sự phản đối từ hơn 1.000 thị trưởng các thành phố cùng nhà thờThiên chúa giáo, chính phủ của đảng Xã hội đã thông qua một dự luật chophép người đồng tính kết hôn Tuy nhiên, dự luật này đang đẩy người dânPháp vào tình trạng chia rẽ căng thẳng với hàng loạt cuộc biểu tình rầm rộ
Dự luật hôn nhân đồng tính với tên gọi “Hôn nhân cho mọi người” là
bộ luật gây nhiều tranh cãi trong giới chính trị cũng như trong xã hội Pháp,đặc biệt là Giáo hội Công giáo Nhiều cuộc tuần hành biểu tình chống cũngnhư ủng hộ dự luật đã nổ ra khắp nước Pháp trước khi được đưa ra thảo luận
Trang 23vòng đầu ở Quốc hội Nếu được chấp thuận, Pháp sẽ là quốc gia thứ 12 trênthế giới hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính
Ở Vatican: Trước dự luật cho phép người đồng tính kết hôn của nhiềuquốc gia trên thế giới trong những năm trở lại đây, Giáo hoàng Benedict XVI,người đứng đầu Giáo hội Công giáo Roma đầy quyền lực đã lên tiếng bày tỏquan điểm cho rằng, hôn nhân đồng tính là "không tự nhiên" và có thể gâynhiều phẫn nộ ảnh hưởng tới hòa bình và công lý trên thế giới Giáo hoàngBenedict XVI kêu gọi: "Chúng ta cần phải phổ cập và lan truyền kiến thức vềhôn nhân tự nhiên trong sự giao hòa giữa phái nam và phái nữ nhằm gia tăng
nỗ lực chống lại mọi sự dị biến hôn nhân khác giới Những dị biến như thếlàm mất ổn định tính tự nhiên của hôn nhân, che lấp bản chất vốn có của hônnhân và làm phai nhạt vai trò quan trọng của nó đối với xã hội Nguyên tắchôn nhân này không phải là chân lý đức tin mà đơn giản là hệ quả tất yếu củaquyền tự do tôn giáo, thể hiện bản chất của con người và là một thành quảphát triển của nhân loại" Giáo hoàng tiếp tục quan điểm này khi cho rằng,hôn nhân đồng tính cấu thành hành vi chống lại sự thật bản chất của conngười Thái độ chống lại hôn nhân đồng tính của Vatican càng ngày càng kiênquyết Một nỗ lực không mệt mỏi của Vatican nhằm cố gắng thức tỉnh Hoa
Kỳ và một loạt các nước châu Âu đang nỗ lực công nhận hôn nhân đồng tínhtrong thời gian qua
Bên cạnh nhiều nước chấp nhận hôn nhân đồng tính thì hiện nay đồngtính luyến ái có thể bị xử tội chết ở 8 nước là: Iran, Mauritania, Nigeria,Pakistan, Saudi Arabia, Sudan, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, vàYemen
* Ở Châu Phi:
Ở một số quốc gia tại Châu Phi, đồng tính luyến ái được xem như mộtlối sống xấu xa, những người đồng tính bị khinh bỉ, dè bỉu và có thể mấtmạng Tuy nhiên, trong số rất nhiều quốc gia ở Châu Phi thì chỉ có quốc giatân tiến nhất châu Phi là Nam Phi cho phép hôn nhân đồng tính Vào năm
Trang 242005, cả hai Nghị Viện của Nam Phi đã đồng ý công nhận đám cưới đồngtính.
* Ở các nước Châu Á:
Thực tế, châu Á bảo thủ hơn nhiều so với châu Âu và châu Mỹ Tínhtới năm 2012, không có quốc gia Châu Á nào công nhận hôn nhân đồng tínhhoặc đăng ký sống chung Ở nhiều quốc gia, vấn đề chính không phải là liệucác cặp gay có được cưới nhau hợp pháp hay không, mà là liệu họ có đượcquyền sống mà không sợ bị ngược đãi hay không
Ở một số quốc gia đạo Hồi châu Á, đồng tính không chỉ là bất hợppháp, mà còn có thể bị trừng phạt Ở Malaysia, người đồng tính luyến ái bịđánh đòn theo luật, và phải ở tù đến 20 năm Còn tại Indonesia, 2/5 số vùng
sử dụng kinh Koran coi người đồng tính là tội phạm nhưng luật này chỉ ápdụng cho công dân theo đạo Hồi
Ngay tại quốc gia Singapore phát triển, người đồng tính, đặc biệt lànam giới, vẫn bị coi là bất hợp pháp Mặc dù vậy, việc bắt bớ và trừng phạtrất hiếm khi xảy ra Thái độ của nhà cầm quyền ở đây dường như cho nhữngngười đồng tính thấy rằng họ có thể tự do làm mọi điều mình muốn, và nênbiết ơn vì điều đó, chứ đừng bao giờ đòi hỏi tới các quyền hợp pháp khác
Ở các nước Đông Á như Nhật Bản và Trung Quốc, tình yêu đồng giới
có trong những tài liệu lịch sử xa xưa nhất Đồng tính luyến ái ở Trung Quốc,được biết đến như mối tình chia đào, mối tình cắt tay áo hoặc phong tụcphương Nam, được ghi nhận có từ khoảng năm 600 TCN Còn đồng tínhluyến ái ở Nhật Bản, được biết đến dưới dạng chúng đạo hay nam sắc, những
từ bị ảnh hưởng từ văn chương Trung Hoa, được ghi nhận từ hơn một ngànnăm trước và từng là một phần trong đời sống Phật giáo và truyền thốngsamurai Mặc dù hiện nay ở Nhật Bản và Trung Quốc, hôn nhân đồng tínhkhông bị xem là bất hợp pháp, nhưng cũng không được chấp nhận Năm 2003
ở Đài Loan, một dự luật được đưa ra để công nhận hôn nhân đồng tính đãkhông đạt đủ số phiếu để thông qua Nhiều nhà chính trị đã đề xuất cải tổ điềunày, nhưng chưa có động thái nào được chấp thuận
Trang 25Thái Lan: Tại Thái Lan có cộng đồng LGBT sôi nổi, nhưng điều này
chỉ có ở ngành kinh doanh giải trí thu lợi nhuận vốn tách biệt với nền chính trị
và xã hội Thái bảo thủ Kathoey hay "trai nữ" (cô chàng) là một phần trong xã
hội Thái Lan trong nhiều thế kỷ và quốc vương Thái Lan cũng có các "cungphi" là nam cũng như nữ Kathoey có thể nữ tính hoặc là biến trang Văn hóaThái thường coi họ là giới tính thứ ba và thường được xã hội chấp nhận TháiLan chưa từng có luật cấm đồng tính luyến ái hoặc hành vi đồng tính
Ở những quốc gia Hồi giáo như Indonesia đã ban hành luật cấm nghiêmkhắc chống lại người đồng tính Quan hệ tình dục đồng tính có thể bị phạt 20năm tù và bị đánh roi ở Malaysia Còn ở Singapore, quan hệ tình dục đồngtính nam là bất hợp pháp tuy nhiên luật này thường không được thực thi
Tại Ấn Độ, hôn nhân đồng tính vẫn chưa được chấp thuận, mặc dù nămngoái, một phiên tòa ở vùng Gurguon đã chính thức thừa nhận việc kết hôncủa một cặp lesbian
Còn tại Việt Nam, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 hiện hànhđang có quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính Tuy nhiên,
Bộ Tư pháp vẫn đang trong quá trình nghiên cứu sửa đổi luật hôn nhân và giađình, trong đó vấn đề kết hôn đồng tính đang được xem xét một cách thấu đáotrên nhiều phương diện
2.1.3 Thực trạng hôn nhân đồng tính ở các nước trên thế giới
Trong tình hình phát triển kinh tế chung toàn cầu, việc tiếp xúc và ảnhhưởng của các nền văn hóa giữa các nước trên thế giới cũng là một xu thế tấtyếu, trong đó có cả hiện tượng hôn nhân đồng tính Theo sau sự mở cửa củakhoa tâm thần và tâm lý học, những người đồng tính như vùng lên, đặc biệt làtrong những thập niên gần đây họ đã tiến xa hơn về việc đòi quyền được kết
hôn.
Hôn nhân đồng tính đến nay vẫn đang còn là một vấn đề hết sức phứctạp và nhạy cảm đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới Tính tới năm 2012,trong tổng số 207 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, có 11 quốc gia chấpnhận hôn nhân đồng tính, công nhận việc để hai người cùng giới gọi nhau là
Trang 26vợ – chồng Đám cưới đồng tính cho đến nay vẫn còn là vấn đề gây nhiềutranh cãi trên toàn thế giới Hiện nay trên thế giới có rất nhiều đám cưới đồngtính đã diễn ra, bao gồm cả những nước cho phép hôn nhân đồng tính vànhững nước chưa cho phép hôn nhân đồng tính.
Ở các nước sau khi chấp nhận hôn nhân đồng tính, hàng loạt các đámcưới đồng tính đã diễn ra:
Hà Lan: Hà Lan trở thành đất nước đầu tiên hợp pháp hóa hoạt động
kết hôn đồng tính vào năm 2001, theo đó không chỉ cho phép các cặp đồngtính ở đây được kết hôn mà còn cho họ nhận nuôi con nuôi Điều đáng chú ý
là phần lớn dư luận Hà Lan tỏ ra hài lòng với sự thay đổi luật
Ngay sau khi Hà Lan chính thức công nhận các đám cưới đồng tính,ngày 1/4/2001, tại Hà Lan đã diễn ra một đám cưới tập thể của 4 cặp đôi baogồm 6 nam và 2 nữ đã kết hôn dưới sự chứng nhận của Thị Trưởng thành phốAmsterdam Họ đã trở thành những người đồng tính luyến ái đầu tiên trên thếgiới tổ chức đám cưới hợp pháp 9 tháng sau khi luật được thông qua, hơn2.400 cặp đồng tính đã kết hôn Đến nay, số lượng các đám cưới đồng tính tạinước này đã và đang tiếp tục tăng lên một cách đáng kể
Ở Pháp: một quốc gia đa văn hóa và cởi mở như Pháp, số lượng ngườiđồng tính là không ít Vẫn còn những tranh cãi về con số chính thức nhưngtheo số liệu của cuộc điều tra giới tính năm 2007, số người đồng tính ở Phápdao động ở mức 5-7% dân số, tức khoảng 3.17 triệu người đồng tính (dân sốPháp năm 2007 là 63.4 triệu người) Sau khi Quốc hội Pháp biểu quyết chấpthuận luật hôn nhân đồng giới vào thứ Ba ngày 23 tháng 04 năm 2013, thìtheo thống kê của INSEE, ở Pháp hiện có khoảng 200.000 cặp đôi đồng tínhđược công nhận và con số này sẽ còn được tăng lên
Ở Tây Ban Nha: Theo Viện Thống kê Quốc gia Tây Ban Nha (INE),trước năm 2005 khi chưa có luật hôn nhân đồng tính, số người đồng tính ởnước này chiếm 3-5% dân số Kể từ năm 2005, khi luật kết hôn đồng tínhđược thông qua thì số cặp kết hôn đồng tính đã tăng lên qua các năm, khoảng4.500 cặp đôi đồng giới cưới nhau ở Tây Ban Nha trong năm đầu tiên sau khi
Trang 27luật được thông qua và đã có 23.523 cặp đồng giới kết hôn cho đến hết năm
Tổng hônnhân
% hôn nhânđồng giới2005
Ở Mỹ, đám cưới đồng tính đầu tiên trong lịch sử quốc hội Mỹ:
Nghị sĩ đồng tính công khai của nước Mỹ, ông Barney Frank, 72 tuổi,
đã kết hôn với người bạn đời kém ông 30 tuổi, ông James Ready, 42 tuổi, làmnghề thợ mộc, sơn và hàn vào ngày 7/7/2012 Đây là đám cưới đồng tính đầutiên trong lịch sử quốc hội Mỹ, Ông Frank trở thành nghị sĩ đang tại vị đầutiên kết hôn với người đồng tính
Trang 28Thống đốc bang Massachusetts Deval Patrick đã chủ trì buổi lễ thànhhôn cho Frank và Ready tại thành phố Boston, bang Massachusetts trướckhoảng 300 khách mời Thượng nghị sĩ Massachusetts John Kerry, Chủ tịch
Hạ viện Nancy Pelosi, các chính trị gia và nghị sĩ tự do khác đã tham dự lễcưới
Vào năm 2004, Massachusetts đã trở thành bang đầu tiên tại Mỹ chophép các cặp đôi đồng tính kết hôn hợp pháp Theo thống kê, hơn 18.000 cặpđôi đồng tính đã kết hôn tại Massachusetts kể từ đó
Như vậy, ở những nước công nhận quyền kết hôn của những ngườiđồng giới, hôn nhân của những người đồng tính được nhà nước và xã hội thừanhận Điều này đã làm cho những người đồng tính ngày càng dám công khaigiới tính của mình hơn cũng như bày tỏ mong muốn được kết đôi với nhau.Đồng thời, ngày càng nhiều các đám cưới đồng tính đã diễn ra đã phản ánhmột thực trạng chung là số lượng người đồng tính ở các nước trên thế giới làkhông nhỏ và nhu cầu hạnh phúc của họ là rất lớn Do đó, ở những nước này,quyền tự do cá nhân cũng như quyền con người của những người đồng tínhđược đảm bảo một cách cao nhất
Ở những nước chưa cho phép kết hôn đồng giới, mặc dù hôn nhân đồnggiới bị cấm đoán, kỳ thị hoặc có thể xử tử thì nhiều đám cưới đồng tính vẫndiễn ra:
Tại Trung Quốc đã diễn ra đám cưới của một cặp đôi đồng tính đầu tiêntheo nghi lễ Phật giáo:
Tháng 8/2012, hai cô gái Fish Huang và You Ya-ting đã trở thành cặpđôi đồng tính đầu tiên tổ chức cưới theo nghi lễ Phật giáo tại Đài Loan, TrungQuốc Fish Huang và You Ya-ting đã yêu nhau được 7 năm, trong lễ cưới họtrao cho nhau vòng hạt thay chiếc nhẫn, tại một tu viện ở Taoyuan, phía BắcĐài Loan, với sự tham gia của gần 300 người
Ở Australia: Ngày 20/12/2012 Chính trị gia người Australia Ian Hunter
và người bạn trai sẽ tiến hành lễ cưới đồng tính ở Tây Ban Nha sau khi baynửa vòng Trái Đất để đến đất nước cho phép kết hôn đồng tính Ông Ian
Trang 29Hunter chia sẻ: "Chúng tôi sẽ không cưới vì bất cứ mục đích chính trị nào.Chúng tôi muốn thể hiện tình yêu, giống như những người bạn chúng tôi cóthể làm ở quê nhà" 17 thành viên gia đình và bạn bè của hai người trên sẽ từAustralia tới Tây Ban Nha để chứng kiến lễ cưới.
Thị trưởng nơi tổ chức hôn lễ, ông Jose Antonio Rodriguez Salas, mộtngười luôn kêu gọi ủng hộ hôn nhân đồng tính, đã giúp đỡ cặp đôi hoàn tấtnhững giấy tờ cần thiết ở Tây Ban Nha
Ở Nam Mỹ, đám cưới đồng tính hợp pháp đầu tiên đã được diễn ra ởNam Mỹ:
Ngày 29/12/2009, hai người đàn ông Argentina đã tổ chức lễ cưới theonghi thức dân sự, trở thành cặp hôn nhân đồng tính hợp pháp đầu tiên ở Nam
Mỹ Cả hai đều đang mang vi-rút HIV trong cơ thể Đó là Alejandro Freyre,
39 tuổi và Jose Maria Di Bello, 41 tuổi Mặc dù ở Argentina, hôn nhân đồngtính là bất hợp pháp Tuy nhiên, tỉnh trưởng Tierra del Fuego đã ra một sắclệnh đặc biệt cho phép hai người đàn ông này kết hôn ở đây Hai người đãlàm lễ cưới ở thành phố Ushuaia, thuộc tỉnh Tierra del Fuego của Argentina
Thực trạng hôn nhân đồng giới ở các nước trên thế giới cho thấy hiệnnay hôn nhân đồng giới vẫn còn là một trong những vấn đề rất phức tạp và cónhững biểu hiện khác nhau ở mỗi nước Đối với các nước thông qua hay chưathông qua luật kết hôn đồng tính thì trong xã hội vẫn tồn tại giới tính thứ 3này Hôn nhân giữa họ vẫn diễn ra dù cho pháp luật có công nhận hay không.Nếu luật hôn nhân đồng tính được thông qua, người đồng tính có thể kết hônvới nhau thì đây là chuyến xe cuối cùng của luật bình đẳng trong xã hội
2.2 Vấn đề hôn nhân đồng tính ở Việt Nam
2.2.1 Các quan điểm về hôn nhân đồng tính ở Việt Nam và quy định của pháp luật Việt Nam về hôn nhân đồng tính
2.2.1.1 Các quan điểm về hôn nhân đồng tính ở Việt Nam