Các quan điểm về hôn nhân đồng tín hở Việt Nam

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp hôn nhân đồng tính nhìn từ góc độ quyền con người (Trang 29 - 32)

7. Kết cấu của khóa luận

2.2.1.1.Các quan điểm về hôn nhân đồng tín hở Việt Nam

Cũng như ở các nước trên thế giới, hôn nhân đồng tính ở Việt Nam đang là một trong những vấn đề mới và đặc biệt nhạy cảm, vẫn đang có nhiều tranh luận trái chiều xoay quanh vấn đề này.

Hiện nay, Luật Hôn nhân và Gia đình của Việt Nam 2000 cấm hết hôn đồng tính. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn tồn tại hai luồng quan điểm khác nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng đã đến lúc phải nhìn nhận thực tế, cần phải cho những người đồng tính được kết hôn với nhau, thậm chí có thể sửa luật để cho phép hôn nhân đồng tính. Đứng về lập trường này, các chuyên gia về xã hội học, tâm lý học, cho rằng cần luật hóa hôn nhân đồng tính; còn giới luật gia thì đề nghị luật công nhận “sống chung dân sự” của những người đồng tính. Quan điểm thứ hai là không đồng ý cho họ kết hôn cũng như sửa luật và đề nghị duy trì qui định hiện hành của Luật hôn nhân và Gia đình Việt Nam.

- Những người không đồng ý theo quan điểm cho phép kết hôn giữa những người cùng giới tính cho rằng:

Thứ nhất, gia đình là một tế bào của xã hội. Bản chất của gia đình là

sinh con đẻ cái, duy trì nòi giống, phát triển dân tộc. Khi công nhận hôn nhân đồng tính sẽ có ảnh hưởng nhất định đến xã hội bởi hôn nhân đồng tính làm mất ý nghĩa chức năng tái sản xuất ra con người của gia đình. Nếu xã hội nào cũng thừa nhận thì có thể vài trăm năm sau loài người sẽ bị tuyệt chủng.

Thứ hai, ngay từ khi loài người ra đời đã có quan hệ tính giao nhưng là

quan hệ tính giao giữa những cá nhân mang giới tính khác dấu. Hôn nhân đồng tính (tức quan hệ tính giao giữa những cá nhân mang giới tính cùng dấu) là trái với quy luật hàng ngàn năm của xã hội. Vì thế, không nên cho phép những người đồng tính kết hôn với nhau.

Thứ ba, Việc cho phép kết hôn giữ những người cùng giới tính chưa

phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam. Một số nước trên thế giới đã cho phép kết hôn đồng tính nhưng chúng ta chưa nên học tập họ bởi pháp luật nước ta

mang bản chất giai cấp và phụ thuộc vào trình độ kinh tế xã hội, quan niệm sống của từng dân tộc. Văn hóa, quan điểm, tôn giáo, trình độ kinh tế xã hội của nước ngoài khác Việt Nam nên không phải điều gì chúng ta cũng có thể “noi gương” họ.

Thứ tư, nước ta là một nước Á Đông, từ trước đến nay mọi tư tưởng,

đường lối đều nằm trong chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục cũng như các quy định pháp luật của đất nước. Do đó, việc công nhận hôn nhân đồng tính là đi ngược lại với những quy định từ trước đến nay, trái với truyền thống tốt đẹp bao đời nay của đất nước. Hơn nữa, hôn nhân đồng tính lâu nay bị cấm đoán vì luật pháp của nước ta coi trọng việc bảo vệ đạo đức, thuần phong mỹ tục hơn tự do cá nhân.

- Quan điểm thứ hai đồng ý với việc kết hôn đồng tính, họ cho rằng đã đến lúc phải nhìn nhận thực tế, bởi vì:

Thứ nhất, đồng tính là một xu hướng tính dục tự nhiên, việc thừa nhận

cũng là tự nhiên, không nên ngăn cấm. Cùng với xu hướng phát triển thì hợp thức hóa hôn nhân giữa những người cùng giới là xu hướng tất yếu, phù hợp với tiến trình phát triển của nhân loại. Vấn đề là chúng ta nên thể chế hóa thế nào để phù hợp với thực tiễn cũng như điều kiện văn hóa nước ta. Ta tiếp thu tinh hoa nhân loại, đặc biệt là pháp luật của những nước phát triển nhưng phải có quy định cụ thể để phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Thứ hai, thừa nhận hôn nhân đồng tính không chỉ thể hiện một cái nhìn

tự nhiên, bình đẳng đối với những người thuộc giới tính thứ 3 mà còn thể hiện sự tôn trọng quyền cơ bản của con người là tự do mưu cầu hạnh phúc. Hôn nhân theo quan điểm hiện tại không đơn thuần là để duy trì nòi giống mà hôn nhân là để kết nối hai con người xa lạ trong cuộc sống thành một gia đình trên nền tảng hạnh phúc và tôn trọng luật pháp. Vì vậy hai con người yêu nhau là hoàn toàn không có gì sai. Tuy nhiên, những người đồng tính xưa nay luôn bị xã hội và những người xung quanh phân biệt và kỳ thị. Do đó, công nhận hôn nhân đồng tính, không chỉ hỗ trợ người đồng tính có cuộc sống hôn nhân bình thường mà còn giúp họ thoát khỏi sự kỳ thị của xã hội.

Thứ ba, để chấp nhận hôn nhân đồng tính, chúng ta hãy dừng lại một

chút để suy nghĩ và đặt mình vào hoàn cảnh của họ để hiểu những người đồng tính bằng việc trả lời những câu hỏi thực tế: Tại sao những người đồng tính vẫn sống chung với nhau cho dù nhiều người phản đối thậm chí ghét bỏ và ghê sợ? Có phải vì tình yêu, vì bản thân họ là vậy hay vì đua đòi? Có ai đua đòi để bị kỳ thị và phân biệt đối xử?

Những người đồng tính sinh ra đã vốn như thế, họ chưa vi phạm pháp luật, chưa làm tổn hại đến ai và họ có quyền được sống thật với tạo hóa ban cho thì tại sao chúng ta khinh rẻ và miệt thị họ? Quan trọng hơn hết, người đồng tính không ai xa lạ mà chính là con cháu, họ hàng, hàng xóm, bạn bè, đồng nghiệp của chúng ta. Họ làm việc và đóng góp cho xã hội như bất kỳ ai khác, nhưng tại sao lại phải chịu nhiều thiệt thòi và định kiến? Trả lời được những câu hỏi đó tức là phần nào chúng ta đã hiểu được những gì người đồng tính đang phải đối mặt và việc thừa nhận quyền kết hôn của những người đồng tính mang một ý nghĩa hết sức cần thiết.

Thứ tư, hôn nhân đồng tính là trái quan niệm xã hội ngàn năm nhưng

nó vốn không trái với tự nhiên. Sự xuất hiện của những người đồng tính trong xã hội là một quy luật tự nhiên. Ví như cây cối đa số cho ra lá màu xanh nhưng vẫn tồn tại số ít loại cây cho ra lá màu đỏ, vàng, tím…. Chúng ta dù muốn hay không cũng không thể thay đổi một loại cây cho lá màu xanh biến thành đỏ, tím hoặc ngược lại được. Chính điều này mới tạo nên thế giới tự nhiên muôn loài, vạn vật. Và đó mới chính là quy luật tự nhiên. Như vậy, người đồng tính không thể ảnh hưởng đến nhiều người dị tính khác, lại càng không thể ảnh hưởng đến việc duy trì nòi giống, càng không dễ dàng bắt chước như nhiều người suy diễn. Việc xã hội chấp nhận hôn nhân đồng tính là nhu cầu chính đáng của phần thiểu số, tương tự như chúng ta thừa nhận số ít loại cây khi bản thân nó không cho ra lá màu xanh như đa số chúng ta gặp.

Thứ năm, phong tục tập quán cũng vận động và phát triển theo thời

gian. Đã có nhiều vấn đề pháp luật đi trước phong tục, như hôn nhân một vợ một chồng, hay quyền bình đẳng của phụ nữ. Truyền thống là do con người

tạo ra, để phục vụ con người chứ không trói buộc, điều khiển con người. Trao cho người khác quyền, không có nghĩa là làm mất đi quyền của mình. Pháp luật mở rộng cơ hội bình đẳng cho nhiều người hơn, nghĩa là xã hội trở nên hạnh phúc hơn, không ai xâm phạm quyền của ai cả. Do đó, cần có quy định cho những người đồng tính được kết hôn với nhau.

Sở dĩ có những suy nghĩ trái chiều đó là do mỗi người có một cách nhìn nhận và tiếp cận vấn đề ở các góc độ khác nhau. Những người ủng hộ hôn

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp hôn nhân đồng tính nhìn từ góc độ quyền con người (Trang 29 - 32)