Một số đánh giá, nhận xét về vấn đề hôn nhân đồng tín hở Việt

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp hôn nhân đồng tính nhìn từ góc độ quyền con người (Trang 41 - 57)

7. Kết cấu của khóa luận

2.2.3.Một số đánh giá, nhận xét về vấn đề hôn nhân đồng tín hở Việt

Hoạt động này diễn ra vào đầu tháng 8/2012, do Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới, gia đình, phụ nữ và vị thành niên (CSAGA), Trung tâm sáng kiến sức khỏe và dân số (CCIHP) cùng Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (ISEE) phối hợp tổ chức.

Việt Pride đánh dấu sự hiện diện trước công chúng một cách có tổ chức của cộng đồng LGBT và được báo chí, đặc biệt là báo chí quốc tế đưa tin nhiều. Điều này biến Việt Nam thành một trong những "điều ngạc nhiên thú vị" trên thế giới trong việc ủng hộ quyền của người LGBT.

2.2.3. Một số đánh giá, nhận xét về vấn đề hôn nhân đồng tính ởViệt Nam Việt Nam

Lâu nay việc công nhận quyền kết hôn của những người đồng tính là một trong những vấn đề được coi là nhạy cảm và gây nhiều tranh cãi trong xã hội mà không chỉ ở Việt Nam mà ở tất cả các nước trên thế giới. Tuy nhiên, có một thực tế là dù muốn hay không thì những người đồng tính là một phần không thể tách rời của cuộc sống xã hội, họ có những đóng góp nhất định vào sự phát triển chung của đất nước. Do đó, chúng ta cần phải có một cái nhìn thân thiện và cởi mở hơn đối với những người đồng tính.

Từ khi Luật Hôn nhân và Gia đình được nghiên cứu sửa đổi, đặt ra vấn đề nên hay không thừa nhận hôn nhân đồng tính thì vấn đề này đã trở thành đề tài được bàn luận sôi nổi trên nhiều diễn đàn. Qua nhiều hội thảo, nhiều chuyên gia pháp lý đã phân tích, bình luận dưới cả góc độ pháp luật và quan niệm xã hội và phần lớn đều khẳng định, người đồng tính cũng có quyền hưởng hạnh phúc như những người khác trong xã hội. Người đồng tính cũng tham gia lao động, học tập, cống hiến cho xã hội, nên chẳng có lý do gì cấm họ tìm kiếm hạnh phúc đích thực của họ. Và trên thực tế, dù pháp luật không thừa nhận, dù xã hội kỳ thị, những người đồng tính vẫn tìm đến với nhau, chung sống với nhau, bởi pháp luật cấm họ kết hôn, chứ không cấm các cặp

đôi đồng tính cùng chung sống. Vì vậy, việc thừa nhận quyền kết hôn của người đồng tính hay không, thừa nhận vào thời điểm nào cho phù hợp là việc cần cân nhắc. Nhưng nếu không thừa nhận, thì Luật Hôn nhân và Gia đình cũng phải đưa ra các qui định điều chỉnh về tài sản chung, con chung, thừa kế… để giải quyết thực tiễn sống chung của các cặp đôi đồng tính.

Hằng năm, số lượng người đồng tính tăng vọt từ hàng trăm người cho tới hàng nghìn người. Đó là một con số không nhỏ. Họ đang sống chung với nhau mà không có Giấy đăng kí kết hôn, ngày càng có nhiều những đám cưới đồng tính và hầu như diễn ra ở khắp các tỉnh thành trong cả nước, đã phản ánh một thực tế là dù hiện nay pháp luật nước ta đang cấm việc kết hôn giữa những người đồng tính, xã hội vẫn còn nhiều định kiến và kỳ thị đối với những người đồng tính nhưng họ vẫn vượt qua những rào cản đó để đến với nhau, để được sống thực với con người của họ thì đây là một trong những điều mà chúng ta – những người dị tính, cần phải suy nghĩ và xem xét.

Người Việt Nam trước đây không có cái nhìn độ lượng với quan hệ đồng tính nhưng trong những năm gần đây, xã hội đã chứng kiến một sự đổi thay tích cực khi những nhà làm luật đã bắt đầu cân nhắc tới việc cho phép sự tồn tại của hôn nhân đồng giới, đây là một động thái khiến Việt Nam trở thành một trong những nước Châu Á hiếm hoi có cái nhìn cảm thông và nhân văn đối với những người đồng tính. Cũng như những người dị tính, nhu cầu được xây dựng hạnh phúc của những người thuộc giới tính thứ ba cũng là chính đáng và cần được tôn trọng. Việc Nhà nước thừa nhận hôn nhân của người đồng tính chính là khẳng định quyền được hưởng hạnh phúc gia đình, qua đó góp phần làm thay đổi nhận thức và giảm sự kỳ thị của xã hội với một nhóm người này.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NHẰM GIẢI QUYẾT HÀI HÒA VẤN ĐỀ HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH DƯỚI GÓC ĐỘ

QUYỀN CON NGƯỜI VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

3.1. Quan điểm của tác giả về vấn đề hôn nhân đồng tính

Vấn đề hôn nhân đồng tính hiện nay vẫn đang còn nhiều quan điểm trái chiều và tất nhiên mỗi người đều đưa ra được những lý lẽ thuyết phục cho quan điểm của mình. Ở mỗi góc độ khác nhau, ta lại có cách nhìn nhận khác nhau. Riêng đối với bản thân em, khi tìm hiểu về vấn đề hôn nhân đồng tính, em đã phân vân nghĩ về những lựa chọn của bản thân khi chọn “ủng hộ” hay “không ủng hộ”. Bởi lẽ, em muốn lựa chọn của mình thật đúng đắn và không làm sai lệch đi những giá trị vốn có của cuộc sống, của lối sống văn hóa của con người Việt Nam, đặc biệt là dưới góc độ quyền con người. Và em đã lựa chọn ủng hộ hôn nhân đồng tính ở Việt Nam, nhưng chỉ ủng hộ đối với những người bị bẩm sinh về giới tính, vì những lí do sau:

Thứ nhất, bản thân em quan niệm rằng mỗi người sinh ra trong xã hội

đều có quyền tự do, bình đẳng như nhau và hơn hết là quyền mưu cầu hạnh phúc. Đó là quyền mà mỗi con người đều được hưởng, không ai có quyền xâm phạm. Việc người đồng tính thể hiện tình cảm và họ có cam kết gắn bó với nhau thì đó là quyền của họ, chúng ta thừa nhận quyền chung sống của những người đồng tính cũng là lẽ tự nhiên, pháp luật không nên ngăn cản.

Nhiều người cho rằng hôn nhân đồng tính là trái với quy luật tự nhiên, vi phạm thuần phong mỹ tục Việt Nam…Tuy nhiên chúng ta cần phải lý giải được như thế nào là trái quy luật tự nhiên? Thế nào là vi phạm thuần phong mỹ tục? Xưa nay chúng ta nói về hôn nhân đồng tính, phán xét hôn nhân đồng tính dưới con mắt của những người dị tính, xem tình yêu hợp tự nhiên phải là tình yêu giữa một người nam và một người nữ, hay hôn nhân hợp tự nhiên cũng phải là hôn nhân giữa một người nam và một người nữ. Do đó, khi hai người cùng giới yêu nhau, kết hôn với nhau là trái quy luật tự nhiên. Tuy nhiên, những người đồng tính sinh ra cũng không thể chọn mình có là đồng tính hay không và việc tình cảm họ nảy sinh với ai thì họ cũng không thể

quyết định được mà họ đến với nhau cũng hoàn toàn tự nhiên thì không thể coi họ đi ngược lại quy luật của tự nhiên.

Còn thế nào là thuần phong mỹ tục? Thuần phong mỹ tục là những điều rất nhân văn, thuộc về chân, thiện, mỹ. Hai người yêu nhau muốn chung sống với nhau xây dựng cuộc sống gia đình với nhau thì đó là chân, thiện, mỹ, rất thuần phong mỹ tục. Việc chúng ta cấm đoán, kỳ thị với người đồng tính thì không còn được gọi là thuần phong mỹ tục của người Việt Nam nữa. Hiện nay pháp luật nước ta không cho người đồng tính sống chung với nhau, kết hôn với nhau, kỳ thị và xa lánh với những người đồng tính, bắt buộc họ phải đi lấy người dị tính. Hậu quả để lại là cho dù họ có được những đứa con và vai trò là bố, là mẹ của họ được xã hội thừa nhận, nhưng cuối cùng rất nhiều các hôn nhân kiểu này bị đổ vỡ do họ không thể mãi sống với một cái vỏ bọc và để lại những hậu quả của sự đổ vỡ lên người bạn đời, và ảnh hưởng tiêu cực lên thái độ và hành vi của con cái về vấn đề kết hôn, cái đó mới là đi ngược lại thuần phong mỹ tục.

Thứ hai, mục đích chủ yếu của hôn nhân là nhằm đáp ứng nhu cầu hạnh

phúc của con người, nhưng trong nhiều trường hợp không nhất thiết hướng đến mục tiêu duy trì nòi giống. Duy trì nòi giống không phải là mục đích duy nhất của hôn nhân. Nếu vì mục đích duy trì nòi giống mà nhiều người không có khả năng sinh con vì nguyên nhân nào đó thì người ta không được phép lập gia đình? Thời phong kiến việc sinh con là quan trọng, khi lấy vợ người ta thường ưu tiên chọn người phụ nữ có năng sinh đẻ tốt để sản xuất nối dõi và cung cấp lao động. Hiện nay quan niệm về gia đình và đời khả sống xã hội đã khác. Nhiều cặp vợ chồng chỉ muốn xin con nuôi, hoặc ngược lại, có rất nhiều người mẹ đơn thân không lấy chồng vẫn có con, họ không có hôn nhân nhưng vẫn duy trì nòi giống. Như vậy, gia đình có nhiều chức năng như chức năng nương tựa vào nhau lúc tuổi già hoặc hoạn nạn ốm đau, được yêu thương, thỏa mãn về mặt tình dục an toàn…Do đó, việc những người đồng tính chung sống với nhau là nhu cầu rất thiết thực và chính đáng.

Thứ ba, công nhận hôn nhân cùng giới không có nghĩa là phủ nhận hôn

nhân truyền thống mà chỉ là tạo ra một điều mới trong hôn nhân truyền thống. Xã hội nước ta từ trước tới nay không chấp nhận hôn nhân đồng tính vì có nhiều điều đáng lo ngại, trong đó đạo đức và tôn giáo là hai lực cản lớn nhất của hôn nhân đồng giới. Nhưng xã hội đang ngày càng phát triển, xu hướng công nhận hôn nhân đồng tính ngày càng nhiều ở các nước trên thế giới, trong đó hầu hết là ở những nước phát triển. Vì vậy, việc Luật công nhận mối quan hệ đồng tính bình đẳng như mối quan hệ những người khác giới là rất cần thiết đối với những người đồng tính nói riêng và cả cộng đồng xã hội nói chung. Vì không được Luật pháp công nhận nên người đồng tính đã và đang phải chịu những sức ép nặng nề về sức khỏe tâm thần và thể chất do thái độ kỳ thị dẫn đến phân biệt đối xử, như bị gia đình hắt hủi, bạo hành, mất bạn bè, mất việc làm…khi luật pháp đi trước, định hướng và giáo dục, nhận thức xã hội sẽ phải thay đổi theo hướng tôn trọng quyền mưu cầu hạnh phúc của con người. Ví dụ ngày xưa phụ nữ không chồng mà chửa thì phạm tội tày đình, đạo đức và luật pháp không cho phép. Hiện nay vẫn còn nhiều người không thừa nhận một phụ nữ không chồng mà chửa nhưng luật pháp đã bảo vệ cả người mẹ đơn thân lẫn đứa con. Do đó, cần có cái nhìn thiện cảm hơn đối với những người đồng tính, giúp cho họ có thể hòa nhập và phát triển như những người bình thường khác.

Khoản 5 Điều 10, Luật Hôn nhân Gia đình có quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính. Nhưng cũng tại bộ luật này, Khoản 2 Điều 4 quy định cấm cưỡng ép kết hôn, cấm kết hôn giả tạo, lừa dối để kết hôn; đồng thời quy định không được cản trở, phải tạo điều kiện cho những người có tình cảm chung sống với nhau. Những quy định này có thể dẫn tới việc nhiều người đồng tính thực sự yêu thương nhau nhưng không thể kết hôn. Mặt khác, những người đồng tính này trong nhiều hoàn cảnh buộc phải kết hôn với những người họ không muốn để “che mắt” xã hội, dẫn tới những cuộc hôn nhân giả tạo, gượng ép. Đây là những mâu thuẫn pháp lý tồn tại trong văn bản

luật và đã được thể hiện rõ trong thực tế. Đây chính là những lý do trực tiếp của sự cần thiết phải thừa nhận và bảo vệ các mối quan hệ đồng giới.

Ở dưới góc độ khác, tới nay ở nước ta đã có 3 bệnh viện được phép phẫu thuật xác định lại giới tính. Như vậy, người bị khiếm khuyết về giới tính từ bẩm sinh được y học cho phép xác định lại giới tính. Y học công nhận sự tồn tại của họ mà luật pháp không thừa nhận mối quan hệ giữa những người đồng tính là vô lý.

Thứ tư, đối với những vấn đề mà xã hội đang lo ngại hiện nay: - Liệu hôn nhân đồng giới có làm suy giảm dân số hay không?

Hình thức kết hợp dân sự giữa các cặp đồng tính lần đầu tiên được công nhận ở Đan Mạch năm 1989. Trong khi hôn nhân đồng giới được công nhận lần đầu tiên trên thế giới sau đó 12 năm, vào năm 2001 tại Hà Lan. Theo số liệu thống kê chính thức, đến cuối năm 2009 có khoảng 100.000 cặp đồng tính đăng ký kết hôn trên toàn thế giới. Tại các nước châu Âu, số đăng ký kết hôn đồng giới chiếm khoảng 2-3% và ổn định trong tổng số đăng ký kết hôn gần 10 năm qua. Tỷ lệ ly hôn nói chung ở các nước Châu Âu trong khoảng thời gian 2000 – 2010 không thay đổi. Ở các nước Bắc Âu, kể từ khi thông qua luật công nhận kết hợp dân sự của các cặp đồng tính từ năm 1989 cho đến khi cho phép đăng ký kết hôn, tỷ lệ ly hôn nói chung khá ổn định, thậm chí còn giảm ở Đan Mạch. Điều tra quốc gia 2011 ở Hà Lan chỉ ra có 2,8% là người đồng tính nam, 1,4% nữ là đồng tính nữ và khoảng một phần ba đăng ký sống chung hoặc kết hôn. Như vậy số lượng người đồng tính và tỷ lệ kết hôn của họ chỉ chiếm một phần nhỏ so với tổng dân số và số lượng kết hôn khác giới. Cho đến nay, sự thừa nhận pháp luật đối với các hình thức sống chung của người đồng tính không gây ra tác động gì nhiều đến đặc điểm nhân khẩu học nói chung ở các vùng lãnh thổ và quốc gia.

Tại Đan Mạch, tổng tỷ suất sinh giảm mạnh trong khoảng thời gian 1970-1980 nhưng lại tăng và giữ ổn định suốt từ năm 1980 đến nay. Như vậy,

sau 23 năm thừa nhận kết đôi dân sự của người đồng tính và các quyền lợi của họ, dân số Đan Mạch vẫn giữ ở mức ổn định. Tương tự như vậy, tại Hà Lan, tổng tỷ suất sinh cũng bắt đầu giảm từ những năm 1970 và giữ ổn định đến nay. Việc giảm tổng tỷ suất sinh là xu hướng chung của nhiều lục địa và quốc gia trên thế giới khi kinh tế xã hội phát triển. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này. Tuy nhiên, số lượng dân số ở tất cả các quốc gia vẫn liên tục tăng.

Như vậy tác động của việc thừa nhận các hình thức chung sống của người đồng giới không gây ra những thay đổi nhân khẩu học như lo ngại của một số người dân Việt Nam. Lo ngại về sự diệt vong của xã hội nếu công nhận hôn nhân đồng giới càng không có cơ sở vì tình trạng này chỉ xảy ra khi toàn bộ dân số trong xã hội là người đồng tính và họ lựa chọn kết hôn nhưng không sinh đẻ.

- Liệu hôn nhân đồng giới có làm thay đổi thể chế hôn nhân khác giới

truyền thống? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một trong những lo ngại khác về tác động của hôn nhân đồng giới là sẽ gây xói mòn giá trị của hôn nhân vốn đã tồn tại từ lâu trong xã hội theo quan điểm của những người dị tính. Tuy nhiên, trên thực tế lại ngược lại ở các nước cho phép những người đồng tính đăng kí chung sống với nhau giai đoạn 1989-1999 tại Châu Âu, số người cho rằng hôn nhân là hình thức chung sống đã lỗi thời còn ít hơn ở các nước chưa thông qua luật này. Các số liệu nhân khẩu học về xu hướng giảm tỷ lệ kết hôn ở các nước Châu Âu cũng không chỉ ra có mối liên quan nào tới sự công nhận của luật pháp về hình thức chung sống có đăng ký của người đồng tính. Sử dụng số liệu của Văn phòng tham khảo Dân số Mỹ trong khoảng thời gian 1990-2004 để so sánh tác động tới thể chế hôn nhân giữa các bang cấm và các bang cho phép kết hôn hoặc các

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp hôn nhân đồng tính nhìn từ góc độ quyền con người (Trang 41 - 57)