7. Kết cấu của khóa luận
2.2.1.2. Hôn nhân đồng tính trong quy định của pháp luật Việt Nam
con người nói chung, quyền bình đẳng trước pháp luật và mục đích bình thường hóa mối quan hệ giữa những người đồng tính. Những người phản đối thường dựa vào việc từ hôn nhân có bao gồm cả các cặp cùng giới tính hay không. Sự cản trở lớn nhất, khó vượt qua nhất của việc không chấp nhận chính là quan niệm về gia đình, văn hóa gia đình, nền tảng tôn giáo, truyền thống và chủ nghĩa dị tính luyến ái cũng như những tác động trực tiếp và gián tiếp của hôn nhân đồng tính, vấn đề con cái... Bởi gia đình truyền thống có cấu trúc cơ bản là: Quan hệ hôn nhân gồm: Vợ (nữ) – Chồng (nam); quan hệ gia đình, gồm: Cha (đàn ông) – Mẹ (đàn bà) – Con; trong đó đặc biệt là quan hệ ÂM (Vợ, nữ) – DƯƠNG (Chồng, nam) thì hôn nhân và gia đình mới “cân bằng”, đúng tự nhiên, đúng “luật trời”. Do vậy, nếu đi ngược lại điều này là trái với quy luật tự nhiên đã có từ hàng nghìn năm nay.
2.2.1.2. Hôn nhân đồng tính trong quy định của pháp luật ViệtNam Nam
Từ xưa đến nay, cấu trúc của gia đình là sự kết hợp chặt chẽ và vững bền giữa một người nam và một người nữ. Sự kết hợp này phản ánh xã hội, giới tính, nhu cầu tâm sinh lý, và nhu cầu bảo tồn nòi giống. Từ mô hình này, vai trò làm chồng, vai trò làm vợ, vai trò làm cha, vai trò làm mẹ, vai trò làm con, làm anh, chị, em… được thành hình và truyền thụ cho đến ngày nay. Nó cũng là bước khởi đầu cho một mô hình xã hội phát xuất từ hôn nhân giữa người nam và người nữ.
Ý niệm về hôn nhân và gia đình đã vươn rộng đưa đến mô hình đại gia đình, bao gồm nhiều thế hệ của một dòng tộc. Ảnh hưởng này đã đâm rễ sâu trong sinh hoạt xã hội theo văn hóa Á Đông mà điển hình là Việt Nam. Tuy ngày nay quan niệm và ảnh hưởng đại gia đình đang được thay thế bằng quan niệm và ảnh hưởng tiểu gia đình dựa theo đà phát triển kinh tế, xã hội, công ăn việc làm…đặc biệt tại các xã hội Tây Phương. Nhưng ảnh hưởng của nó vẫn còn là một ý niệm và nề nếp sinh hoạt nền tảng của xã hội.
Mặc dù hiếm có ghi nhận, nhưng đồng tính luyến ái trong các thời kỳ của lịch sử Việt Nam đã từng được nhắc tới trong một số tài liệu. Trước khi luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 được ban hành, ở nước ta đã xuất hiện một số trường hợp hai người cùng giới tính kết hôn với nhau. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 và Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 chưa có điều khoản nào cấm việc kết hôn giữa những người cùng giới tính. Điều này cũng là tất yếu bởi bối cảnh lịch sử của nước ta trong thời kỳ này cũng như pháp luật về hôn nhân gia đình giai đoạn này chưa dự liệu hết về hiện tượng này. Do đó, các cơ quan chức năng rất lúng túng trong việc giải quyết các trường hợp này, hoặc cũng đã có những trường hợp đồng tính xin kết hôn nhưng cơ quan hộ tịch luôn từ chối dù thời điểm này pháp luật không cấm.
Hiện nay, tuy không có luật cấm quan hệ tình dục đồng tính, nhưng luật hôn nhân và gia đình cấm hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Theo Khoản 2, Điều 8 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 quy định: "Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn"; và Khoản 5 Điều 10 Luật Hôn nhân gia đình
năm 2000 quy định: “Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính”. Vì vậy đây được coi là căn cứ để xử hủy việc kết hôn trái pháp luật, do đó, khi những cặp đồng tính tổ chức đám cưới và chung sống với nhau như vợ chồng là vi phạm pháp luật.
Pháp luật nước ta có quy định về điều này bởi: Hôn nhân là cơ sở hình thành gia đình. Gia đình phải thực hiện các chức năng đó là chức năng sinh đẻ
nhằm duy trì và phát triển nòi giống. Chỉ những người khác giới kết hôn với nhau thì mới có thể cùng nhau thực hiện chức năng cơ bản của gia đình là sinh đẻ, tái sản xuất ra con người để duy trì nòi giống. Nếu hai người cùng giới kết hôn với nhau thì trái với quy luật tự nhiên và quy luật xã hội, là hiện tượng xã hội không lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục, không phù hợp với đạo đức xã hội, cần được ngăn chặn và loại bỏ. Do vậy, Luật hôn nhân và gia đình đã quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính.
Kể từ khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực, nếu hai người cùng giới kết hôn với nhau thì dựa trên căn cứ này, Tòa án có thể hủy việc kết hôn trái pháp luật của họ.
Ở nước ta cũng đã có nhiều đạo luật về cấm kết hôn đồng giới như: - Vào tháng 6 năm 1998, Quốc hội thông qua đạo luật cấm hôn nhân giữa những người đồng giới.
- Năm 2002, Bộ Lao động thương binh và xã hội kêu gọi liệt kê đồng tính luyến ái trong các tệ nạn xã hội cần phải bài trừ như mại dâm và ma túy nhưng đến nay, pháp luật nước ta vẫn không có quy định cụ thể nào về quan hệ đồng tính.
- Năm 2008, ban hành nghị định 88/2008/NĐ-CP của chính phủ ngày 5/8/2008 quy định về việc xác định lại giới tính đối với những người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác. Những người này là khác với người đồng tính. Tuy vậy, pháp luật chỉ quy định về việc xác định lại giới tính đối với trường hợp khi sinh ra không xác định rõ được giới tính của mình chứ không có quy định nào công nhận giới tính thứ 3, cũng như công nhận việc kết hôn hợp pháp giữa những người có cùng giới tính.
- Năm 2012, Bộ Tư pháp cho rằng "Xét về đảm bảo quyền tự do cá nhân thì việc kết hôn của những người cùng giới tính cần được công nhận", nhưng cũng nói thêm "Xét về văn hóa tập quán của gia đình Việt Nam, tính nhạy cảm xã hội của vấn đề, hậu quả xã hội của quy định pháp luật chưa được
dự báo hết, thì ở thời điểm này việc thừa nhận người cùng giới tính có quyền kết hôn với nhau ở Việt Nam là còn quá sớm".
Hiện nay, nếu pháp luật nước ta chấp nhận hôn nhân đồng giới thì có nhiều vấn đề đáng lo ngại như:
Trước hết, đó là vấn đề suy giảm dân số do số lượng kết hôn đồng giới sẽ tăng liên tục và những cặp đồng tính không thể sinh con để duy trì nòi giống cho xã hội. Gia đình với chức năng cơ bản là tái sản xuất ra con người để duy trì nòi giống nhưng với người đồng tính, chức năng này không được họ coi trọng mà chủ yếu là họ kết đôi với nhau nhằm thỏa mãn về nhu cầu tình cảm hơn con cái của các cặp đôi. Hơn nữa, những người đồng tính thường không thể tự mình sinh con như những cặp vợ chồng dị tính mà họ phải nhờ đến sự giúp đỡ của những người khác gây ra các hiện tượng xã hội khác như nhờ người mang thai hộ, đẻ thuê, xin tinh trùng để thụ thai nhân tạo…
Thứ hai, hiện nay, các nhà làm luật đang e ngại nếu cho phép những
người đồng tính kết hôn với nhau thì sẽ không đảm bảo được chức năng của một gia đình. Kết hôn là để tạo lập gia đình và gia đình phải đảm bảo chức năng nuôi dưỡng và xã hội hóa trẻ em, nhưng các cặp đồng tính không thể đảm đương vai trò này. Vì thế, hôn nhân đồng tính vẫn đang là một trong những điều cấm của Luật Hôn nhân và gia đình.
Thứ ba, đó là vấn đề nhận nuôi con nuôi đối với các gia đình bố mẹ
đồng tính. Việc các cặp đôi đồng tính xin con nuôi sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý của đứa trẻ, vì gia đình là bối cảnh hợp lý nhất làm nảy sinh và nuôi lớn lên các giá trị nòng cốt nền tảng của mỗi xã hội. Một đứa trẻ không được sống trong một gia đình theo tự nhiên thì sẽ có những ảnh hưởng không tốt đến tâm lý đứa trẻ và gây ra những tổn thương sâu sắc. Đó là sự tước đoạt đi của trẻ em môi trường nuôi dạy tự nhiên trong gia đình của bố mẹ đẻ, khiến đứa trẻ bị tổn thương vì thiếu sự nuôi nấng của cha hoặc mẹ và sau này khi lớn lên phải chịu ảnh hưởng về tâm lý vì được nuôi dạy bởi hoặc là hai người bố,
hoặc là hai người mẹ. Một đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi 1 cặp đồng tính chắc chắn sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề hơn. Ví dụ: nếu 1 cặp đồng tính nam nhận con gái nuôi hoặc cặp đồng tính nữ nhận con trai nuôi, đứa trẻ sẽ phải lớn lên mà thiếu vắng sự hướng dẫn giới tính từ người có cùng giới tính với nó, nhất là trong gia đoạn dậy thì, từ đó làm tăng nguy cơ về sự lệch lạc hành vi giới tính. Sự dễ chia tay hoặc quan hệ ngoài luồng, vốn phổ biến của các cặp đồng tính, cũng làm tăng nguy cơ chấn thương tâm lý ở đứa trẻ. Tệ hơn, đứa trẻ có thể phải đối mặt với sự kỳ thị, trêu chọc hoặc cô lập từ bạn bè cùng trang lứa, từ đó hình thành tâm lý bất mãn hoặc nổi loạn, nhiều trường hợp trẻ em có thể bị mắc các bệnh trầm cảm hoặc có hành vi tự tử... Do đó, gia đình sẽ không còn có vai trò là nền tảng của xã hội và đất nước sẽ dần suy thoái bởi sự suy tàn của thế hệ tương lai.
Thứ tư, tình trạng giới trẻ a dua, chạy theo lối sống đồng tính dù không
phải là người đồng tính sẽ tăng cao. Nhiều người tuy là người hoàn toàn khỏe mạnh, không bị khuyết tật bẩm sinh vì giới tính nhưng lại tự biến mình là người đồng tính, họ xem đồng tính hiện nay đang là “mốt”, học đòi đồng tính nhằm mục đích chơi trội, muốn thể hiện mình, hoặc nhằm mục đích thu hút sự chú ý của những người khác. Nếu pháp luật nước ta công nhận hôn nhân đồng tính, sẽ có ngày càng nhiều người học đòi theo “mốt” đồng tính, và xu hướng đả phá các giá trị truyền thống sẽ cao hơn, làm xã hội bị tổn thương vì sẽ bắt đầu một chuỗi các tác động tiêu cực dẫn đến nghèo đói, tội phạm, các chi phí phúc lợi cao hơn dẫn đến bộ máy nhà nước phình to hơn, thuế cao hơn, và một nền kinh tế trì trệ hơn. Do đó, pháp luật nước ta còn dè dặt khi đề cập đến vấn đề kết hôn đồng tính.
2.2.2. Thực trạng hôn nhân đồng tính ở Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam, việc sống chung giữa những người cùng giới tính là một hiện tượng xã hội có thật, dù được phép hay không thì những người đồng tính cũng từ đó phát sinh các quan hệ về nhân thân, tài sản và con cái
(nhận con nuôi). Tuy nhiên, pháp luật chưa thừa nhận hôn nhân của người đồng tính nên chưa có những cơ chế pháp lý điều chỉnh cho phù hợp.
Ở Việt Nam, ước tính, số người đồng tính chiếm 3%-5% dân số nước ta. Theo một khảo sát do ICS - một tổ chức về quyền lợi người đồng tính, song tính và chuyển giới lớn nhất Việt Nam – tiến hành trên 5.000 thành viên cộng đồng người đồng tính về vấn đề hôn nhân, kết quả cho thấy: 4,2% người đồng tính mong muốn luật pháp Việt Nam sẽ thừa nhận quan hệ chung sống không cần đăng ký, 24,7% mong muốn luật pháp Việt Nam sẽ thừa nhận quan hệ chung sống có đăng ký; đặc biệt có đến 71,1% người đồng tính mong muốn luật pháp Việt Nam thừa nhận hôn nhân đồng tính.
Hình 2.2. Biều đồ thể hiện mong muốn của người đồng tính, song tính và chuyển đổi giới tính trong việc sửa đổi Luật Hôn nhân và gia đình.
Tuy pháp luật Việt Nam hiện hành chưa cho phép kết hôn giữa những người cùng giới tính nhưng thời gian gần đây, nhiều đám cưới đồng tính đã diễn ra công khai, với đầy đủ lễ nghi như mọi đám cưới bình thường khác.
- Đám cưới đồng tính đầu tiên gây chấn động Việt Nam diễn ra vào ngày 14/12/2010 giữa hai cô gái Quang Minh (tên thật Ngô Diễm Huyền) và
Thùy Linh, 19 tuổi được tổ chức tại Hà Nội, với sự chứng kiến của cha mẹ hai bên, người thân cùng khoảng 100 khách mời. Lúc tổ chức đám cưới, cặp đôi này đang theo học tại một trường Đại học ở Hà Nội.
- Tiếp đến, giữa năm 2011, nổi lên với một đám cưới đồng tính nam tại thành phố Hồ Chí Minh. Cặp đôi này có nick name Facebook là Pin Okio và Nel Fi sinh sống tại Sài Gòn. Hôn lễ của cặp đôi này đã được tổ chức vào lúc 17h30 ngày 4/6/2011 tại Tòa nhà Sự kiện Forever, quận 3, TPHCM. Đám cưới của họ được chuẩn bị công phu từ việc làm album ảnh đến tổ chức tiệc cưới một cách hoành tráng. Cả hai đều cười rạng rỡ, hạnh phúc trong ngày cưới nhưng lại vắng mặt của bố mẹ hai bên.
- Vào giữa tháng 2/2012, diễn ra đám cưới đồng tính nữ gây xôn xao đất Mũi giữa hai cô gái Nguyễn Vạn Nhất (20 tuổi) và Nguyễn Thị Như (21 tuổi) tại Cà Mau cũng thu hút nhiều người hiếu kỳ đến xem. Trước đó, đám cưới này cũng đã bị gia đình hai bên ngăn cản nhưng vì đôi trẻ dọa tự tử nên gia đình phải bất đắc dĩ chiều theo.
Lễ cưới được tổ chức kín giữa những người thân trong gia đình. Tuy nhiên, khi hay tin, chính quyền địa phương đến lập biên bản và phân tích cho 2 cô gái cùng gia đình hai bên thấy cái sai… Nguyễn Thị Như và Nguyễn Vạn Nhất đồng ý sẽ chia tay, Nguyễn Thị Như theo cha mẹ về quê.
- Sau đó, ngày 16/5/2012, đám cưới giữa hai chàng trai đồng tính Nguyễn Hoàng Bảo Quốc và Trương Văn Hên ở Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) tổ chức rất linh đình vào trưa 16/5 trên đường Phương Thành, phường Bình San, thị xã Hà Tiên (Kiên Giang). Đám cưới thu hút hàng nghìn người hiếu kỳ đứng chen chúc kín cả con đường nơi diễn ra lễ cưới để chứng kiến cái giây phút "kỳ lạ" ấy. Nhưng ngay lập tức, đám cưới bị ngăn chặn vì chính quyền phường Bình San cho rằng đây là đám cưới vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình. Sau đó, đại diện chính quyền ra quyết định phạt cặp đôi tổ chức tiệc cưới 200 nghìn đồng.
- Mới đây nhất, ngày 28/7/2012, tại tỉnh Bình Dương, đám cưới đình đám giữa hai cô gái là Lê Thị Phương và Kim Phượng được tổ chức tại nhà hàng Hương Đồng Quê phường Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương với gần 150 khách mời dự tiệc là công nhân đang làm cùng cô dâu và “chú rể” tại một khu công nghiệp ở Bình Dương.
Trong đám cưới này, chỉ có bố của “chú rể” Lê Thị Phương đến dự. Phía cô dâu Kim Phượng chỉ có anh trai đến dự, còn lại khoảng 100 khách dự tiệc là công nhân đang làm cùng cô dâu và “chú rể” tại một khu công nghiệp ở Bình Dương.
Đến nay mới chỉ có khoảng 10 đám cưới của người đồng tính được báo chí phát hiện và phản ánh. Tuy nhiên trên thực tế, số người đồng tính không tổ chức đám cưới mà chung sống với nhau tuy không có số liệu thống kê chính thức nhưng chắc chắn là một con số không nhỏ. Hoặc các trường hợp người đồng tính tổ chức đám cưới hoặc những buổi tiệc nhỏ để ra mắt người thân và bạn bè cũng rất nhiều.
Chuyện các cặp đôi đồng tính tổ chức đám cưới tạo nên những luồng dư luận trái chiều, bên cạnh những cá nhân bày tỏ sự ủng hộ cũng rất nhiều ý