Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu của khóa luận là làm sáng tỏ một cách toàn diện, có hệ thống những khái niệm, lý luận cơ bản cũng như thực tiễn về vấn đề đồng tính, hôn nhân đồn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
VŨ THỊ HƯỜNG LQT 12-01
HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH NHÌN TỪ GÓC ĐỘ QUYỀN
CƠ BẢN CỦA CON NGƯỜI
Ngành Luật Quốc tế
Mã số: 52380108
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Hà Nội, 5/2016
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
VŨ THỊ HƯỜNG LQT 12-01
HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH NHÌN TỪ GÓC ĐỘ QUYỀN
CƠ BẢN CỦA CON NGƯỜI
Ngành Luật Quốc tế
Mã số: 52380108
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Người hướng dẫn: TS BÙI MINH HỒNG
Hà Nội, 5/2016
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi, không sao chép từ bất cứ tài liệu nào
Nếu không có sự trung thực nào trong công trình nghiên cứu này, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Sinh viên
Vũ Thị Hường
Trang 4NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Tp Hà Nội, ngày …… tháng …… năm 2016
Giáo viên hướng dẫn
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1
MỞ ĐẦU 2
1 Tính cấp thiết của đề tài 2
2 Tình hình nghiên cứu đề tài 3
3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3
4 Phạm vi, đối tượng 3
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4
7 Kết cấu của khóa luận 4
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH 5
1.1 Khái niệm, bản chất quyền con người 5
1.1.1 Khái niệm quyền con người 5
1.1.2 Bản chất của quyền con người 7
1.2 Người đồng tính và hôn nhân đồng tính 8
1.2.1 Khái niệm người đồng tính 8
1.2.2 Hôn nhân đồng tính 11
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH 15
2.1 Hôn nhân đồng tính trên thế giới 15
2.1.1 Thái độ xã hội về hôn nhân đồng tính trên thế giới 15
2.1.1.1 Tổ chức Quốc tế 15
2.1.1.2 Một số quốc gia trên thế giới 18
Trang 62.1.2 Pháp luật về hôn nhân đồng tính ở một số quốc gia trên thế giới 22
2.2 Vấn đề hôn nhân đồng tính ở Việt Nam 24
2.2.1 Các quan điểm xã hội về hôn nhân đồng tính ở Việt Nam 24
2.2.2 Thực trạng hôn nhân đồng tính ở Việt Nam 29
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH Ở VIỆT NAM NHẰM ĐẢM BẢO QUYỀN CON NGƯỜI 32
3.1 Sự cần thiết thừa nhận hôn nhân đồng tính ở Việt Nam 32
3.2 Một số kiến nghị đối với các quy định của pháp luật Việt Nam về hôn nhân đồng tính……… 38
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
APA Hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ (American Psychological Association)
APS Hiệp hội tâm lý - xã hội học Australia (The Australian Psychological
Society)
CPA Hiệp hội tâm lý học Canada (Canadian Psychological Association)
HIV/AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, viết tắt từ Human
immunodeficiency virus infection / acquired immunodeficiency syndrome
ICS Tổ chức của chính những người người đồng tính, song tính và
chuyển giới tại Việt Nam iSEE Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường
LGBT Lesbian, gay, bisexual, and transgender - Người đồng tính nữ, người
đồng tính nam, người song tính và người chuyển giới UNDP Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc
WHO Tổ chức Y tế thế giới
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia có nền văn hóa mang đậm bản chất Á Đông, những tư tưởng cốt lõi về đạo đức, thuần phong mỹ tục, từ lâu đã đi sâu vào trong tiềm thức của người dân và cho tới nay được xem như một chuẩn mực chung cho toàn xã hội, trong số đó phải kể đến quan niệm về hôn nhân truyền thống – bắt buộc
vợ chồng phải là quan hệ giữa nam và nữ
Tuy nhiên, tiêu chuẩn mà xã hội chúng ta đã và đang đặt lên cho mối quan hệ này đã vô tình tước đoạt đi quyền được kết hôn theo ý chí cá nhân của một bộ phận người trong xã hội – người đồng tính
Năm 2001 Hà Lan trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận hôn nhân đồng giới và cho đến nay đã có hơn 10 quốc gia thông qua điều luật cho phép người đồng tính kết hôn và nhận con nuôi, ở một số nơi khác người dân cũng có cái nhìn cởi mở hơn về cộng đồng LGBT, tuy nhiên vấn đề này ở Việt Nam vẫn là một khái niệm tương đối mới mẻ, nhạy cảm
Thời gian gần đây, báo đài thường xuyên đưa tin về nhiều đám cưới được tổ chức bởi người đồng tính Xét về mặt pháp lý những đám cưới trên không được nhà nước thừa nhận, quyền và nghĩa vụ của “gia đình” người đồng tính không được pháp luật bảo vệ như quan hệ vợ chồng theo pháp luật hôn nhân gia đình Tuy nhiên thông tin về nó vẫn lan truyền rộng rãi gây ra nhiều tranh cãi với những quan điểm trái ngược nhau Phải chấp nhận rằng với một đất nước bị ảnh hưởng bởi tư tưởng Nho giáo qua bao đời nay thì hôn nhân đồng tính là đi ngược với quy chuẩn truyền thống, và người dân – đặc biệt là những người “đứng tuổi”, có xu hướng không chấp nhận nó, thậm chí xem đó là lối sống lệch lạc, tha hóa chứ không phải “hiện tượng tự nhiên” cần được tôn trọng Nhưng nếu nhìn nhận ở một khía cạnh khác, cũng phải thấy rằng quyền được bảo vệ, đối xử bình đẳng, quyền được kết hôn, được mưu cầu hạnh phúc là những quyền chính đáng của con người và không ai được phép ngăn cản Ngoài ra với tình hình hiện nay, Việt Nam đang trong đà hội nhập kinh tế, không chỉ trong khu vực mà còn với các nước trên thế giới thì việc thay đổi cách nhìn cởi mở hơn với cộng đồng LBGT là việc làm cần thiết cho sự phát triển của đất nước
Trang 9Cũng tại thời điểm này ở Việt Nam, các nhà làm luật, nhà nghiên cứu, nhà hoạt động xã hội, bác sĩ, luật sư… cũng đang lên tiếng tranh luận và đưa ra những ý kiến để ủng hộ hoặc phản đối việc công nhận kết hôn đồng giới trong Luật hôn nhân
và gia đình Vì tất cả những lý do trên người viết xin lựa chọn “Hôn nhân đồng
tính nhìn từ góc độ quyền cơ bản của con người”làm đề tài cho luận văn này Hy
vọng trong khuôn khổ bài viết có thể cung cấp cho mọi người những kiến thức cơ bản, chính xác về người đồng tính và hôn nhân đồng tính trên nhiều mặt, cả tâm lý học và xã hội học, qua đó tìm được câu trả lời cho câu hỏi: “Có nên hay không công nhận hôn nhân đồng tính tại Việt Nam?”
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Chủ đề về đồng tính luyến ái trên thế giới đã không còn lạ lẫm, tuy có những nhận thức khác nhau nhưng từ sớm đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về nó từ nhiều góc độ cả về tâm lý học và xã hội học
Ở Việt Nam tính đến thời điểm này cũng đã có một số bài viết cũng như công trình nghiên cứu, tiêu biểu như: Xu hướng và tác động xã hội của hôn nhân đồng giới: Xu hướng thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam – TS Nguyễn Thu Nam – Khoa dân số và phát triển, Viện chiến lược và chính sách y tế, Bộ Y tế; Hôn nhân cùng gới: Xu hướng thế giới, tác động xã hội và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam – Tổng hợp tài liệu từ các nghiên cứu khác nhau do Viện nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường (iSEE) với sự đóng góp của nhiều tác giả; Cơ sở lý luận
về quyền của người đồng tính – TS Lê Hồng Quang và một số tạp chí, công trình nghiên cứu khác
3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu của khóa luận là làm sáng tỏ một cách toàn diện, có hệ thống những khái niệm, lý luận cơ bản cũng như thực tiễn về vấn đề đồng tính, hôn nhân đồng tính trên cơ sở quyền con người; phân tích đánh giá thực trạng áp dụng của quy định pháp luật về hôn nhân đồng tính, những vướng mắc trong quá trình thực hiện Qua đó đề xuất những giải pháp khắc phục, hoàn thiện quy định của pháp luật
4 Phạm vi, đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những vấn đề xung quanh đồng tính, hôn nhân đồng tính trên góc độ quyền con người: Thực trạng hôn nhân đồng tính và tác động của nó, thái độ của xã hội về hôn nhân đồng tính, quy định của pháp luật
Trang 10Việt Nam và một số nước trên thế giới về hôn nhân đồng tính và phương hướng giải quyết vấn đề này
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận tương đối rộng cả về không gian lẫn thời gian, bao gồm nghiên cứu trên lãnh thổ Việt Nam và mở rộng ra các nước trên thế giới, trong khoảng thời gian từ khi mới xuất hiện hiện tượng đồng tính đến thời điểm hiện tại
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu, phân tích tổng hợp
- Phương pháp lịch sử logic
- Phương pháp thống kê
- So sánh pháp luật, xã hội…
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn sẽ cung cấp cho người đọc những kiến thức tổng quát về đồng tính
và hôn nhân đồng tính bằng cách đưa ra dẫn chứng cụ thể từ những nghiên cứu khoa học của các tổ chức tâm lý học và xã hội học uy trên toàn thế giới từ đó giúp người đọc hiểu biết chính xác hơn về vấn đề này Không chỉ thế, luận văn còn dựa trên tình hình thực tế từ các số liệu được thống kê hoặc cách nhìn nhận của xã hội đối với đồng tính, hôn nhân đồng tính để phân tích thực trạng của vấn đề này ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung
Người viết hy vọng trong khuôn khổ của luận văn có thể góp một phần nhỏ trong nỗ lực giảm thiểu sự kỳ thị của cộng đồng với người đồng tính luyến ái và vận động các tổ chức liên quan xây dựng những chương trình can thiệp hiệu quả dành cho cộng đồng LBGT
7 Kết cấu của khóa luận
Trên cơ sở nghiên cứu vấn đề pháp lý và thực tiễn đối với hôn nhân đồng giới Luận văn ngoài Lời nói đầu và phần Kết luận, có kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1 Lý luận chung về quyền con người và hôn nhân đồng tính
Ở chương này người viết tập trung làm rõ khái niệm và các vấn đề cơ bản về quyền con người, đồng tính và hôn nhân đồng tính gắn liền với quyền con người
Chương 2 Thực trạng hôn nhân đồng tính
Trang 11Chương này chủ yếu trình bày quan điểm, thái độ của xã hội dành cho người đồng tính, hôn nhân đồng tính cùng với các quy định của pháp luật về vấn đề này trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và một số tổ chức, quốc gia trên thế giới
Chương 3 Một số kiến nghị nhằm giải quyết vấn đề hôn nhân đồng tính ở Việt Nam nhằm đảm bảo quyền con người
Chương này tập trung làm rõ những lý do vì sao công nhận hôn nhân đồng tính tại Việt Nam là hợp lý, không chỉ phù hợp với nhu cầu của xã hội mà còn đảm bảo tính pháp quyền của nhà nước khi các quyền cơ bản của con người được pháp luật thực hiện và bảo vệ Phần cuối của chương là một số kiến nghị nhằm giải quyết
và hoàn thiện các quy định của pháp luật
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ HÔN NHÂN
ĐỒNG TÍNH 1.1 Khái niệm, bản chất quyền con người
1.1.1 Khái niệm quyền con người
Điểm bắt đầu của khái niệm về quyền con người là khái niệm về phẩm giá vốn có của tất cả các thành viên trong gia đình nhân loại như được ghi nhận trong Tuyên ngôn thế giới và các công ước năm 1966 Các công ước này cũng ghi nhận ý tưởng về con người tự do trong việc hưởng quyền tự do khỏi sự sợ hãi, tự do làm điều mong muốn và được hưởng các quyền bình đẳng và không thể chuyển nhượng
Tổng thư ký Liên hiệp quốc Boutros-Ghali từng nói trong Hội nghị Thế giới Vienna về quyền con người vào năm 1993: “Quyền con người là các quyền bẩm sinh”[1] Cũng theo Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc, nhân quyền là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những tự do cơ bản của con người
Nếu theo phát ngôn của Boutros-Ghali, quyền của con người là những quyền bẩm sinh, tức là nó xuất hiện ngay từ khi một người vừa chào đời và kết thúc khi người đó chết đi thì khái niệm của Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc lại nghiêng
về các giá trị pháp lý, tức là các quy định pháp luật Nhưng theo hệ tư tưởng Mác –
Lê nin, con người vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm của xã hội bởi vậy
về bản chất, quyền con người “bao gồm cả hai mặt tự nhiên và xã hội”
[1] Wolfgang Benedek (Chủ biên), Tìm hiểu về quyền con người – tài liệu hướng dẫn về giáo dục quyền con
người (Tài liệu dịch) Nxb Tư Pháp Hà Nội, 2008, tr.12
Trang 12Xét về mặt tự nhiên, C.Mác cho rằng, con người là “động vật xã hội” có khả năng “tái sinh ra con người”, con người là động vật cao cấp nhất trong quá trình tiến hóa Do đó, về mặt này quyền con người trước hết là một thuộc tính tự nhiên Quyền con người không phải là một “tặng vật”, do giai cấp thống trị ban phát thông qua nhà nước mà quyền con người trong hình thức lịch sử tự nhiên của nó mang bản chất tự nhiên, được thể hiện ở quyền được sống, quyền được tự do, quyền được sáng tạo, phát triển, quyền được đối xử như con người, xứng đáng với con người
Xét về mặt xã hội, con người mặc dù là động vật cao cấp nhất của tự nhiên, nhưng ngay khi tiến hóa trở thành động vật cao cấp, con người đã sống thành bầy đàn và trở thành sản phẩm của lịch sử xã hội Trong luận cương thứ VI về Feuerbach, C.Mác cho rằng: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”[2] Do đó xét về khía cạnh xã hội, thì “quyền con người, ngay từ khi có xã hội loài người, bên cạnh bản tính tự nhiên còn in đậm bản tính xã hội”[1] Theo Mác: “Quyền con người là những đặc quyền chỉ có con người mới có, với tư cách là con người, là thành viên xã hội loài người”3
Từ phân tích nêu trên cho thấy bản chất hai mặt tự nhiên và xã hội của quyền con người có những thuộc tính phức tạp và luôn có sự thống nhất giữa hai mặt đối lập
Ở Việt Nam, cũng có những định nghĩa khác nhau về quyền con người Học giả Nguyễn Bá Diến cho rằng: “Quyền con người là các khả năng của con người được đảm bảo bằng pháp luật (luật quốc gia và luật quốc tế) về sử dụng và chi phối các phúc lợi xã hội, các giá trị vất chất, văn hóa và tinh thần, sử dụng quyền tự do trong xã hội trong phạm vi luật định và quyền quyết định các hoạt động của mình
và của người khác trên cơ sở pháp luật”[4] Định nghĩa này mới chỉ đề cập đến quyền con người với tư cách là phạm trù luật học
Có một định nghĩa đang được sử dụng phổ biến trong giảng dạy, nghiên cứu
về nhân quyền ở nước ta hiện nay: “Nhân quyền (hay quyền con người) là những năng lực và nhu cầu vốn có và chỉ có ở con người, với tư cách là thành viên cộng
[2] C.Mác - Ph.Ăngghen (1986), Toàn tập, tập III, Nxb Sự thật, Hà Nội
[3] C.Mác - Ph.Ăngghen (1998), Về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
[4] Nguyễn Bá Diến (1993), Về quyền con người - trong tập chuyên khảo "quyền con người, quyền công
dân", Tập 1, Trung tâm nghiên cứu quyền con người - Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội, tr 34
Trang 13đồng nhân loại, được thể chế hóa thành pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế”[5]
Như vậy, có thể hiểu quyền con người là một phạm trù tổng hợp, vừa là
“chuẩn mực tuyệt đối” mang tính phổ biến, vừa là “sản phẩm tổng hợp của một quá trình lịch sử lâu dài luôn luôn tiến hóa và phát triển” Quyền con người “không thể tách rời”, đồng thời cũng không hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh thế - xã hội… Quyền con người là một tổng thể những quyền gắn bó với nhau trong mối tương quan biện chứng, đó là quyền cá nhân và quyền của dân tộc, cộng đồng, quyền chính trị - dân sự và kinh tế văn hóa xã hội, quyền của cá nhân đi đôi với nghĩa vụ với xã hội…
Có thể thấy, mặc dù cho đến nay vẫn còn tồn tại nhiều cách nhìn nhận khác nhau về quyền con người, nhưng có một điều rõ ràng rằng quyền con người là những giá trị cao cần được tôn trọng và bảo vệ trong mọi xã hội và mọi giai đoạn lịch sử Trong thời đại ngày nay, quyền con người không thể tách khỏi hòa bình, dân chủ và phát triển
1.1.2 Bản chất của quyền con người
Theo triết học, bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của
sự vật
Dựa vào khái niệm trên, bản chất của quyền con người gồm có bốn mặt sau: Tính phổ biến (universal), tính không thể chuyển nhượng (inalienable), tính không thể phân chia (indivisible), tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau (interrelated, interdependent) Cụ thể:
Tính phổ biến (universal): Thể hiện ở chỗ quyền con người là những gì
bẩm sinh, vốn có của của con người và được áp dụng bình đẳng cho tất cả mọi
thành viên trong gia đình nhân loại, không có sự phân biệt đối xử vì bất cứ lý do gì, chẳng hạn như về chủng tộc, giới tính, tôn giáo, độ tuổi, thành phần xuất thân…
Liên quan đến tính chất này, cũng cần lưu ý là bản chất của sự bình đẳng về quyền con người không có nghĩa là cào bằng mức hưởng thụ các quyền, mà là bình đẳng
về tư cách chủ thể của quyền con người
[5] Học viện CTQG Hồ Chí Minh (1993), Tập bài giảng lý luận về quyền con người, Nxb Sự thật, Hà Nội,
tr.10
Trang 14Tính không thể chuyển nhượng (inalienable): Thể hiện ở chỗ các quyền
con người không thể bị tước đoạt hay hạn chế một cách tùy tiện bởi bất cứ chủ thể nào, kể cả các cơ quan và quan chức nhà nước, trừ một số trường hợp đặc biệt,
chẳng hạn như khi một người phạm một tội ác thì có thể bị tước quyền tự do
Tính không thể phân chia (indivisible): Thể hiện ở chỗ các quyền con
người đều có tầm quan trọng như nhau, về nguyên tắc không có quyền nào được coi
là có giá trị cao hơn quyền nào Việc tước bỏ hay hạn chế bất kỳ quyền con người nào đều tác động tiêu cực đến nhân phẩm, giá trị và sự phát triển của con người
Tuy nhiên, liên quan đến tính chất không thể phân chia của quyền con người, cần chú ý là trong thực tế, tùy những bối cảnh cụ thể và với những đối tượng cụ thể,
có thể ưu tiên thực hiện một số quyền nhất định, miễn là phải dựa trên những cơ sở
và yêu cầu thực tế của việc bảo đảm các quyền đó chứ không phải dựa trên sự đánh giá về giá trị của các quyền đó Ví dụ, trong bối cảnh dịch bệnh đe dọa hoặc với những người bị bệnh tật, quyền được ưu tiên thực hiện là quyền được chăm sóc y tế Hoặc ở phạm vi rộng hơn, các Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) và Công ước về quyền trẻ em (CRC) đặt ra một số quyền ưu tiên cần được bảo đảm với phụ nữ, trẻ em Những ưu tiên như vậy không
có nghĩa là bởi các quyền được ưu tiên thực hiện có giá trị cao hơn, mà là bởi các quyền đó trong thực tế thường bị bỏ qua, có nguy cơ bị đe doạ hoặc bị vi phạm nhiều hơn so với các quyền khác
Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau (interrelated, interdependent): Thể
hiện ở chỗ việc bảo đảm các quyền con người, toàn bộ hoặc một phần, nằm trong mối liên hệ phụ thuộc và tác động lẫn nhau Sự vi phạm một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo đảm các quyền khác, và ngược lại, tiến bộ trong việc bảo đảm một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tích cực đến việc bảo đảm các quyền khác
1.2 Đồng tính và hôn nhân đồng tính
1.2.1 Khái niệm đồng tính
Đồng tính luyến ái, gọi tắt là đồng tính, là thuật ngữ chỉ việc bị hấp dẫn trên phương diện tình yêu, tình dục hoặc việc yêu đương hay quan hệ tình dục giữa những người cùng giới tính với nhau trong hoàn cảnh nào đó hoặc một cách lâu dài
Trang 15Cụm từ “đồng tính” xuất hiện lần đầu trong một tiểu thuyết của nhà văn Đức Karl Maria Kertbenty xuất bản năm 1869 nhằm phản đối việc nước Phổ ban hành luật chống lại các quan hệ tình dục trái tự nhiên (sodomy law), sau đó lần lượt được
sử dụng lại trong các tác phẩm Discovery of the Soul (1880) của Gustav Jager, Psychopathia Sexualis (1886) của Richard von Krafft- Ebing Từ đó thuật ngữ trên được dùng rộng rãi để phân biệt giữa người có khuynh hướng tình dục đồng tính với người dị tính và người lưỡng tính
Trong tiếng Việt người đồng tính luyến ái nam thường được gọi là "người đồng tính nam" hoặc "gay" /ɣaj/ (bắt nguồn từ từ tiếng Anh "gay" /ɡeɪ/, "bê đê" /ɓe ɗe/, "pê đê" /pe ɗe/ (bắt nguồn từ tiếng Pháp "pédé" /pede/), người đồng tính luyến
ái nữ thường được gọi là "người đồng tính nữ" hoặc "lét" /lɛt/ (bắt nguồn từ từ tiếng Anh "lesbian" /ˈlezbiən/, thường được viết phỏng theo tiếng Anh là "les" dù phát âm khác với tiếng Anh)
Đã từng có rất nhiều nghiên cứu khoa học được thực hiện nhằm tìm ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thu hút lẫn nhau giữa những người cùng biểu hiện giới tính ở một số người trong xã hội nhưng hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng khuynh hướng tình dục chịu sự chi phối của hai yếu tố sinh học và xã hội Trường phái tâm thần học của Sigmund Freud đưa ra quan điểm: trong khi hầu hết loài người sinh ra với khuynh hướng tình dục dị giới thì tâm sinh lý, với sự phát triển riêng của mình do các yếu tố bên trong và bên ngoài chi phối đã tạo ra hiện tượng đồng tính luyến ái Kết quả các cuộc nghiên cứu, thống kê và khảo sát của các nhà nghiên cứu tâm thần học, nhi khoa khác đều đi đến kết luận đồng tính luyến ái không phải là sự rối loạn tâm thần mà là một hiện tượng bình thường trong tự nhiên, những người có khuynh hướng tình dục,trên hoàn toàn không phải do sự lựa chọn chủ quan của họ
Tuy nhiên, trong lịch sử và cả ngày nay tại nhiều nền văn hóa, người vẫn thường có thái độ kỳ thị và ghê sợ người đồng tính thậm chí trong những năm đầu thế kỷ 20, đồng tính luyến ái còn bị coi là một tội lỗi ở phương Tây, bị xã hội sợ hãi, tẩy chay và thậm chí là thù hận Sau khi tâm lý học và tâm thần học phát triển thành một bộ phận quan trọng của y học, đồng tính luyến ái được coi là bệnh tâm thần Một số chuyên gia y tế cho rằng sau khi điều trị, người đồng tính có thể thay đổi xu hướng tình dục.Vì lý do đó, vào thập niên 40 của thế kỷ 20, những người đồng tính bắt đầu bị yêu cầu điều trị tâm thần Quá trình điều trị cam kết với người nhà bệnh nhân: không thả bệnh nhân đi trước khi điều trị khỏi hoàn toàn Phương
Trang 16pháp điều trị phổ biến bao gồm: cầu nguyện, thôi miên, thiến hóa học, liệu pháp sốc điện, điều trị ác cảm, cắt bỏ thùy não
Trong hình là một ca phẫu thật cắt bỏ thùy não do các chuyên gia Freeman tiến hành
Những phương pháp chữa trị đó đã bị rất nhiều tổ chức lên án là việc làm phản khoa học và vô nhân đạo, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền con người Những nạn nhân sau khi tham gia “chữa trị” đồng tính bằng các phương pháp này
đã bị khủng hoảng tâm lý trầm trọng, thậm trí còn xảy ra cả trường hợp đã mất mạng trong quá trình điều trị hoặc tự vẫn sau đó vì tâm lý bị tổn thương
Tuy nhiên theo thời gian, cùng với sự gia tăng nhóm người giải phóng quyền lợi cho người đồng tính trên toàn cầu và sự tiến bộ của công nghệ, y học, thái độ xã hội đối với quan hệ đồng giới đã dần thay đổi Trong khi một số người giữ quan điểm cho rằng tình dục đồng tính là phi tự nhiên hoặc rối loạn tâm lý hay do lệch lạc giới tính, rất nhiều nghiên cứu cho thấy đây là một ví dụ của một biến thể tự nhiên và bình thường ở tình dục loài người và không phải là nguồn gốc của những trạng thái tâm lý tiêu cực
Tất cả các tổ chức y tế chuyên nghiệp lớn nhất đều đã đi đến khẳng định đồng tính luyến ái không phải là một bệnh hay rối loạn tâm thần Năm 1973, Hội đồng Quản trị của Hiệp hội tâm thần học Hoa Kỳ (American Psychiatric
Trang 17Association) - tổ chức nghiên cứu về lĩnh vực tâm thần học lớn nhất thế giới đã loại
bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh tâm thần Hành động này được thực hiện sau khi xem xét các tài liệu khoa học và tư vấn của chuyên gia trong lĩnh vực này, các chuyên gia thấy rằng đồng tính luyến ái không đáp ứng các tiêu chuẩn để được coi là một bệnh tâm thần Có giai đoạn đồng tính luyến ái từng được coi là kết quả của những tác động, biến cố, khó khăn từ môi trường gia đình, xã hội hay gặp lỗi trong phát triển tâm lý Tuy nhiên, những nhận định trên được xác định là đã dựa trên những thông tin sai lệch và định kiến
Trong "Nghị quyết về Giới tính và tình dục học đa dạng ở trẻ em và thanh thiếu niên học đường" được thông qua tháng 4/2014, Hiệp hội tâm lý học Hoa
Kỳ (American Psychological Association) - tổ chức nghiên cứu về tâm lý học lớn nhất thế giới và Hiệp hội quốc gia các nhà tâm lý học (the National Association of School Psychologists) đã khẳng định:
“Con người có sự thể hiện đa dạng trong thiên hướng tình dục, bản sắc giới tính và biểu hiện giới tính Đồng tính luyến ái, sự hấp dẫn cảm xúc, tình yêu và tình dục đồng giới là một biến thể bình thường và tích cực của tính dục con người Đồng thời, lĩnh vực tâm lý có vai trò và nhiệm vụ thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của bản sắc cá nhân, bao gồm: thiên hướng tình dục, biểu hiện giới tính và bản sắc giới tính của tất cả các cá nhân.”
Tổ chức Y tế thế giới WHO đã loại bỏ đồng tính luyến ái trong danh mục bệnh từ ngày 17 tháng 5 năm 1990 Ngày 17 tháng 5 hàng năm đã được chọn là
"Ngày quốc tế chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người đồng tính, song tính và
chuyển giới (Tiếng Anh: International Day Against Homophobia and Transphobia,
Trang 18bên lấy vợ gả chồng cho con” rằng: “Hôn nhân là việc nam nữ chính thức lấy nhau làm vợ chồng” Các tác giả trong “Từ điển tiếng Việt” (do Hoàng Phê - chủ biên) thì cho cho rằng: “Hôn nhân là việc nam nữ chính thức lấy nhau làm vợ chồng”
Dưới góc độ xã hội học, hôn nhân chính là một trong những mối quan hệ cơ bản, là nền tảng quan trọng cho việc xây dựng gia đình ở hầu hết các quốc gia trên thế giới Nó vừa liên quan chặt chẽ tới toàn bộ hệ thống xã hội, ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến cuộc sống mỗi cá nhân; vừa biểu hiện sinh động sắc thái văn hóa dân tộc Hôn nhân đem lại những quyền lợi và trách nhiệm cho những người đã trở thành vợ, chồng của nhau Mục đích của hôn nhân là duy trì sự kết hợp bền vững giữa hai chủ thể trong mối quan hệ lâu dài, đảm bảo thỏa mãn những nhu cầu về tinh thần và vật chất cho đôi bên; cũng như thực hiện việc sinh đẻ tái sản xuất và giáo dục con cái, giúp thể hiện rõ đặc tính cơ bản của gia đình Hôn nhân sẽ được xã hội ghi nhận một cách chính thức thông qua lễ cưới được tổ chức theo đúng phong tục cưới hỏi
Dưới góc độ luật pháp, hôn nhân là một thể chế chịu nhiều quy định từ khi xuất hiện Nhà nước với vai trò là cơ quan quản lý xã hội Các nhà nghiên cứu khoa học luật, các nhà làm luật trong và ngoài nước đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau
về hôn nhân
Ở các nước theo hệ thống pháp luật Anh - Mỹ (Common law), phổ biến những khái niệm như: “Hôn nhân là sự liên kết pháp lý giữa một người nam và một người nữ với tưcách là vợ chồng”, hoặc: “Hôn nhân là hành vi hoặc tình trạng chung sống giữa mộtngười nam và một người nữ với tư cách là vợ chồng”
Ở Việt Nam, theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình
năm 2014, thì: “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn”, cùng với đó là quy định “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn” tại Khoản 5
Điều 3
Bản chất pháp lý của hôn nhân ở nước ta đã khẳng định hôn nhân không phải
là một hợp đồng mà là một sự liên kết đặc biệt; sự liên kết này không phụ thuộc vào tính toán vật chất, mà dựa trên cơ sở tình yêu giữa hai cá thể
Từ những điều trên có thể thấy rằng, mặc dù có những cách lý giải khác nhau nhưng tóm gọn lại quan hệ hôn nhân là một quan hệ dân sự đặc biệt hình thành dựa vào nền tảng của đời sống hôn nhân Để một mối quan hệ hôn nhân được xác lập
Trang 19trên cơ sở quy định của pháp luật và nhận được sự bảo hộ từ phía Nhà nước, thì đòi hỏi phải trải qua một sự kiện pháp lý cần thiết gọi là kết hôn Tuy nhiên không phải bất kỳ ai cũng có thể dùng quyền kết hôn để xác lập quan hệ hôn nhân Các chủ thể
là cá nhân có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi; đồng thời chấp hành nghiêm túc các điều kiện về nội dung và hình thức thì mới được phép kết hôn với nhau Căn cứ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện nay, việc kết hôn được xem là hợp pháp khi đảm bảo được hai yếu tố sau:
Thứ nhất: phải xuất phát được ý chí tự nguyện của cả nam và nữ là mong
muốn được kết hôn với nhau, được thể hiện bằng lời khai của họ trong tờ đăng ký kết hôn cũng như trước cơ quan quản lý hộ tịch theo quy định của pháp luật
Thứ hai: hôn nhân chỉ được Nhà nước thừa nhận, khi việc xác lập quan hệ
hôn nhân mà cụ thể là việc kết hôn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về điều
kiện kết hôn và đăng ký kết hôn
Đó là khái niệm hôn nhân truyền thống, vậy khái niệm “hôn nhân đồng tính” là gì?
Hôn nhân đồng tính là hôn nhân giữa hai người có cùng giới tính sinh học Hôn nhân đồng tính có khi còn được gọi là "hôn nhân bình đẳng" hay "bình đẳng hôn nhân", thuật ngữ này sử dụng phổ biết nhất từ những người ủng hộ Việc hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới còn được mô tả bằng thuật ngữ "định nghĩa lại hôn nhân" từ các trường phái có quan điểm đối lập
Chủ thể của mối quan hệ hôn nhân này là những người đồng tính mang trong mình xu hướng tính dục đồng giới Việc xây dựng tình cảm giữa họ cũng tuân theo một quy luật bất dịch của tự nhiên là: từ cảm xúc giới tính ban đầu, đi đến tình yêu,
để sau đó đạt đến kết tinh cuối cùng là hôn nhân và gia đình Hôn nhân đồng giới được nhìn nhận như một xu hướng của sự đa dạng hình thái hôn nhân trong thời đại mới bên cạnh hôn nhân dị giới
Mặc dù khái niệm hôn nhân đồng giới đã xuất hiện trên thế giới trong thời gian khá dài nhưng vẫn gây nhiều tranh phái giữa hai luồng tư tưởng ủng hộ và không ủng hộ
Phải khẳng định, công nhận hôn nhân đồng giới là một vấn đề chính trị, xã hội, nhân quyền và quyền công dân, cũng như vấn đề tôn giáo ở nhiều quốc gia và trên thế giới Bởi vậy, tranh cãi vẫn tiếp tục diễn ra rằng hai người đồng giới có nên được kết hôn, được công nhận một mối quan hệ khác (kết hợp dân sự) hoặc từ chối
Trang 20công nhận những quyền đó Lợi ích hoặc tác hại của việc công nhận hôn nhân đồng tính vẫn là chủ đề tranh luận của nhiều tổ chức khoa học
Những người phản đối hôn nhân đồng giới cho rằng kiểu gia đình này có những khiếm khuyết (trẻ em được nuôi bởi cặp đồng tính sẽ dễ gặp tổn thương tâm
lý và lệch lạc hành vi, hôn nhân đồng tính thường không bền vững, không có khả năng duy trì nòi giống, làm sụt giảm giá trị của hôn nhân trong văn hóa xã hội, thúc đẩy tình trạng làm cha/mẹ đơn thân ), do vậy nếu chấp thuận và để hôn nhân đồng tính nhân rộng thì sẽ gây tác hại cho xã hội và trẻ em Để đảm bảo xã hội và trẻ em phát triển lành mạnh thì Chính phủ không nên công nhận dạng hôn nhân này
Ngược lại, những người ủng hộ cho rằng hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới là
để đảm bảo nhân quyền (quyền con người); công nhận hôn nhân đồng giới không phải là một hành động “ban phát” tình thương của nhà nước đối với một nhóm người cho xã hội mà đó là những quyền chính đáng mà họ được hưởng, đảm bảo sự bình đẳng và quyền lợi giữa những người thuộc các thiên hướng tình dục khác nhau trong xã hội Cộng đồng LGBT cũng là những người đóng thuế cho nhà nước, thực hiện nghĩa vụ công dân với nhà nước, bởi vậy họ xứng đáng và cần được đảm bảo được những quyền lợi chính đáng từ nhà nước
Ngoài ra, việc pháp luật không chấp nhận hôn nhân đồng giới cũng là hình thức thể hiện sự định kiến, phán xét đã ăn sâu vào lối mòn tư duy Phán xét và định kiến ở mức độ nào đó luôn có sự ảnh hưởng tới cá nhân và xã hội.Trong một xã hội hiện đại và phát triển không nên tồn tại những định kiến, phán xét phiến diện như vậy
Ở mức độ xã hội, những phán xét và định kiến chống lại những người có thiên hướng tình dục khác với số đông là sự phản ánh những khuôn mẫu đã được xây dựng sẵn bởi những thành viên trong nhóm đó Những khuôn mẫu này vẫn tiếp tục tồn tại thậm chí cả khi chúng không có những bằng chứng cụ thể, và chúng thường được đem ra xử sự bất bình đẳng với những người có biểu hiện khác lạ - những người đồng tính Ví dụ như sự giới hạn trong cơ hội nghề nghiệp, việc nuôi nấng con cái v v
Ở mức độ cá nhân, những định kiến và phán xét đó gây ra những hệ quả tiêu cực nhất định, đặc biệt khi những người đồng tính cố che giấu hay từ chối sự xác định giới tính của họ Mặc dù nhiều người đồng tính đã học cách đối phó với những dấu hiệu xã hội chống đối lại những người đồng tính, những khuôn mẫu định kiến
Trang 21này có thể có những ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng lên sức khỏe và lợi ích Khi
sự phổ biến của những định kiến, phán xét và bạo lực nhằm vào những người đồng tính nam/nữ, nên họ là những đối tượng chính cần được xem xét về mặt sức khỏe tâm thần Những định kiến về giới tính, những phán xét về sự xác định giới tính, và bạo hành chống lại người đồng tính là những nguyên nhân chính gây nên căng thẳng cho những người này Mặc dù sự ủng hộ của xã hội góp phần giúp họ đương đầu với căng thẳng, nhưng những thái độ chống đối và phán xét ngườiđồng tính cũng có thể làm cho những người này khó khăn hơn trong việc tìm kiếm sự ủng hộ
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH
2.1 Hôn nhân đồng tính trên thế giới
2.1.1 Thái độ xã hội về hôn nhân đồng tính trên thế giới
cầu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đưa ra tuyên bố: "Quyền con người là sứ mệnh cốt lõi của Liên Hiệp Quốc Tôi rất tự hào khi đứng lên vì sự bình đẳng của tất cả nhân viên, và tôi cũng kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc hãy đoàn kết lại để loại trừ hội chứng kỳ thị đồng tính và những sự phân biệt đối xử mà chắc chắn nó không thể được chấp nhận tại nơi đây"
Bài phát biểu của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon có nghĩa rằng:
“Nếu bạn là một nhân viên của Liên Hợp Quốc và bạn đã đăng ký kết hôn (đồng giới) hoặc đăng ký kết hợp dân sự tại một quốc gia nào đó, Liên Hiệp Quốc sẽ công nhận nó Nếu bạn đang dự định kết hôn hoặc kết hợp dân sự, bạn nên biết rằng Liên Hiệp Quốc cũng sẽ công nhận nó" Là một tổ chức quốc tế với 193 thành viên, bao
gồm hầu hết các quốc gia có chủ quyền trên thế giới, hoạt động với mục đích duy trì hòa bình và an ninh trên thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc, việc làm này của Liên Hợp Quốc là một bước ngoặt có ý nghĩa lịch sử đối với cộng đồng LGBT và những người ủng hộ hôn nhân đồng tính trên khắp thế giới
Trang 22Liên Hợp Quốc không chỉ công nhận quyền kết hôn đồng tính của nhân viên trong tổ chức mình mà còn có những hành động thúc đẩy việc hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới và các quyền đối với người đồng tính, các xu hướng tình dục thiểu
số khác tại các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới:
Liên Hợp Quốc và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phối hợp cùng nhau xuất bản bộ tài liệu “Phát ngôn của Liên hiệp quốc về giải quyết vấn đề phân biệt đối xử trên cơ sở thiên hướng tình dục và bản sắc giới” vào tháng 4/2011 và sau đó hơn một năm tiếp tục in một ấn phẩm về vấn đề "Thiên hướng tình dục và bản sắc giới trong luật nhân quyền quốc tế", trong ấn phẩm này cung cấp nhiều kiến thức quan trọng nhằm giúp các quốc gia hiểu rõ hơn bản chất các nghĩa vụ của mình đồng thời hướng dẫn các bước cần thiết để họ thực hiện xây dựng luật và chính sách đảm bảo các quyền cơ bản cho những người đồng tính, song tính và chuyển giới Vào Ngày quốc tế chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người đồng tính, song tính và chuyển giới (ngày 17 tháng 5 hàng năm), hầu hết các cơ quan của Liên Hiệp quốc đều đánh dấu kỷ niệm ngày này với các sự kiện cụ thể
Không chỉ Liên Hợp Quốc, rất nhiều tổ chức lớn và có uy tín trên thế giới cũng lên tiếng ủng hộ và đưa ra những tuyên bố nhằm bảo vệ quyền được đối xử công bằng của cộng đồng LBGT, tiêu biểu như:
Hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ (American Psychological Association, APA) -
tổ chức nghiên cứu chuyên nghiệp về tâm lý học lớn nhất thế giới (với hơn 137.000 chuyên gia ngành tâm lý) đã tuyên bố trong Nghị quyết bình đẳng hôn nhân cho người đồng tính ngày 03 tháng 05 năm 2011:
“Đồng tính luyến ái là một biểu hiện bình thường của thiên hướng tình dục con người mà không gây trở ngại cố hữu nào để có thể tạo lập một cuộc sống hạnh phúc, khỏe mạnh và hiệu quả, gồm cả khả năng tạo lập mối quan hệ bền vững với một người cùng giới, cũng như nuôi dạy con cái tốt Hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ ủng hộ bình đẳng hôn nhân đầy đủ cho các cặp vợ chồng đồng tính, phản đối các chính sách, pháp luật phân biệt đối xử với họ Hiệp hội cũng kêu gọi các chính phủ liên bang mở rộng công nhận đầy đủ hôn nhân đồng giới Hiệp hội khuyến khích các nhà tâm lý học, khoa học và các chuyên gia khác tiến hành nghiên cứu nhằm nâng cao sự hiểu biết của dân chúng về đồng tính và song tính, cũng như đẩy mạnh các biện pháp can thiệp và giáo dục công chúng nhằm giảm bớt thành kiến, kỳ thị
và phân biệt đối xử Hiệp hội sẽ tiếp tục làm việc với các cơ quan chính phủ, các tổ
Trang 23chức xã hội để thúc đẩy nghiên cứu và can thiệp để cải thiện sức khỏe và phúc lợi của người đồng tính và song tính.”
Hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ đã ủng hộ mạnh mẽ cho quyền bình đẳng đầy đủ cho những người LGBT trong gần 35 năm, trên cơ sở các nghiên cứu khoa học xã hội về khuynh hướng tình dục APA đã hỗ trợ lợi ích hợp pháp cho các cặp vợ chồng đồng tính từ năm 1997 và quyền kết hôn đối với các cặp vợ chồng đồng tính
từ năm 2004 APA đã thông qua nhiều báo cáo chính sách, vận động sửa đổi Luật hôn nhân liên bang, nộp báo cáo tóm tắt hỗ trợ hôn nhân đồng tính tại nhiều bang của Hoa Kỳ
Hiệp hội tâm lý học Canada (Canadian Psychological Association, viết tắt: CPA) khẳng định vào năm 2006:
“Các tài liệu (bao gồm tài liệu về những yếu tố cơ sở của hôn nhân đồng giới) chỉ ra rằng tình trạng tài chính, tâm lý và thể chất của các bậc cha mẹ được tăng cường bởi hôn nhân và trẻ em được hưởng lợi từ cha mẹ có hôn nhân được
công nhận pháp lý Như đã nêu trong báo cáo năm 2013 của CPA, các yếu tố gây
stress ở các cặp đồng tính nam, người đồng tính nữ và con cái của họ là kết quả của các cách thức mà xã hội đối xử với họ hơn vì bất kỳ thiếu sót nào về mô hình gia đình CPA quả quyết rằng trẻ em được hưởng lợi khi mối quan hệ của hai
người nuôi dạy chúng được công nhận và ủng hộ bởi những tổ chức xã hội Các nghiên cứu tâm lý của CPA kết luận rằng con cái của cha mẹ đồng tính không khác biệt với con cái cha mẹ khác giới về phát triển tâm lý, phát triển giới tính cũng như giới tính của họ, trẻ em lớn lên từ các cặp cha mẹ đồng tính không thể hiện bất kỳ
sự khác biệt đáng kể nào so với các cặp cha mẹ khác giới CPA tiếp tục khẳng định rằng trẻ em được hưởng lợi từ sự hạnh phúc đó kết quả từ khi mối quan hệ của cha
mẹ được công nhận và hỗ trợ của các tổ chức xã hội.”
Hiệp hội tâm lý - xã hội học Australia (The Australian Psychological Society, APS) - tổ chức của các nhà tâm lý và xã hội học tại Úc với hơn 20.000 thành viên, trong kiến nghị gửi Thượng viện ban hành Luật Bình đẳng Hôn nhân sửa đổi Bill 2010 đã tuyên bố:
“Không có cơ sở khoa học cho một khẳng định rằng đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng tính, và những người chuyển giới là ít phù hợp để kết hôn hay để trở thành cha mẹ của những trẻ em khỏe mạnh và được nuôi dạy tốt như ở những người
dị tính APS hỗ trợ bình đẳng hôn nhân đầy đủ cho tất cả mọi người, bất kể giới
Trang 24tính và thiên hướng tình dục, về các khía cạnh quyền con người, sức khỏe và an sinh xã hội ”
APS cũng đã có các kiến nghị Chính phủ Úc sửa đổi luật để loại bỏ phân biệt đối xử dựa trên khuynh hướng tình dục và giới tính; Các chính quyền bang và lãnh thổ Úc bãi bỏ tất cả các biện pháp phủ nhận cặp vợ chồng đồng tính, bao gồm cả những người chuyển giới và lưỡng tính đồng thời ban hành luật để cung cấp bình đẳng hôn nhân đầy đủ cho các cặp vợ chồng đồng tính; …
Ngược lại cũng có nhiều tổ chức khác có quan điểm phản đối hôn nhân đồng tính do e ngại các hệ lụy xã hội mà nó gây ra và cho rằng hôn nhân truyền thống là tốt nhất cho tương lai trẻ em…
2.1.1.2 Một số quốc gia trên thế giới
Bắt đầu từ những năm 1970, thái độ đối với người đồng tính và người song tính cũng như những yếu tố văn hóa và xã hội tạo ra những thái độ đó đã được nghiên cứu Nhiều công trình nghiên cứu sự phổ biến của thái độ chấp nhận và thái
độ phản đối cho thấy những kết quả thống nhất ở từng vùng hoặc từng nhóm người Chẳng hạn, nhiều nghiên cứu (chủ yếu ở Hoa Kỳ) cho thấy những người có thái độ cởi mở với đồng tính luyến ái thường là một trong những nhóm người như phụ
nữ, người da trắng, người trẻ tuổi, không theo tôn giáo nào, có trình độ học vấn, tư tưởng chính trị tự do hoặc ôn hòa hoặc là người có quan hệ cá nhân với người đồng tính công khai Họ cũng có thái độ cởi mở đối với các nhóm thiểu số khác và thường không ủng hộ vai trò giới tính (gender role) thông thường Nhiều nghiên cứu cho thấy đàn ông dị tính luyến ái có thành kiến đối với người đồng tính nam hơn đối với người đồng tính nữ một ít Vài nghiên cứu cho thấy phụ nữ dị tính có thành kiến đối với người đồng tính nữ hơn đối với người đồng tính nam một ít
Dưới đây là bảng thống kê Thái độ Toàn cầu Pew năm 2007 về việc ủng hộ
và phản đối đồng tính luyến ái:
Dự án Thái độ Toàn cầu Pew năm 2007: "Xã hội có nên chấp nhận đồng tính luyến
ái không?"
Mỹ Ănglê
Trang 25Vương quốc Anh 71% 21%