Đây chính là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong công tác y tế hiện nay, và bệnhviện Y học cổ truyền Cần Thơ chính là một trong năm cơ sở về điều trị,nghiên cứu phát triển và giảng d
Trang 1Mục lục
Lời cảm ơn:……….…… 3
Mục tiêu thực tập: 4
Chương 1: Giới thiệu chung 5
I Bệnh viên y học cổ truyền 5
II Hội đồng thuốc và điều trị 8
1 Tổ chức của hội đồng 8
2 Chức năng và nhiệmvụ 9
3 Hoạt động của hội đồng 16
III Khoa dược bệnh viện y học cổ truyền cần thơ 17
1 Sơ đồ tổ chức khoa Dược bệnh viện Y Học Cổ Truyền 17
2 Chức năng, nhiệm vụ khoa Dược Bệnh viện 17
3 Hoạt động của khoa Dược 24
Chương 2: Nội dung thực tế 34
I Công tác kho 34
1 Kho chẵn 34
2 Kho lẻ 34
3 Công tác dự trù và thống kê quản lý thuốc 35
4 Tổ chức cấp phát 35
5 Các nguyên tắc sắp xếp, bảo quản thuốc, dụng cụ, hóa chất trong kho 38
6 Nhập kho 40
7 Xuất kho 40
II Công tác dược chính 40
1 Các văn bản hiện hành 40
2 Tổ chức kiểm tra 41
3 Lịch kiểm tra 41
4 Nội dung kiểm tra 41
Trang 2III Công tác pha chế 42
1 Cồn xoa bóp 42
2 Quy trình sắc thuốc thang………45
IV Công tác dược lâm sàng 51
1 Chức năng 51
2 Nhiệm vụ 51
3 Nhiệm vụ tại khoa lâm sàng 53
Chương 3: Kết luận chung 54
I Kết luận 54
II Kiến nghị 54
Lời kết:………55
Hình ảnh thực tập:……… …56
Tài liệu tham khảo 63
Trang 3MỤC TIÊU THỰC TẬP BỆNH VIỆN
I MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
1 Đào tạo người Dược Sĩ Đại Học có kiến thức, kỹ năng, thái độtích cực để thực hiện tốt các nhiệm vụ: sắp xếp, bảo quản, phân phối vàhướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả
2 Tham gia vào công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu trong sựnghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân
II MỤC TIÊU CỤ THÊ
Sau khi thực tập tại bệnh viện, sinh viên có khả năng:
1 Mô tả được chức năng, nhiệm vụ và mô hình tổ chức của khoadược bệnh viện Y Học Cổ Truyền Cần Thơ
2 Xây dựng danh mục thuốc bệnh viện và việc quả lý sử dụngthuốc trong bênh viện
3 Vận dụng được kiến thức, kỹ năng đã học tham gia vào hoạtđộng dược tại kho dược bệnh viện và cấp phát thuốc
4 Thực hiệp được các kỹ năng giao tiếp, giáo dục sức khẻo vàhướng dẫn cho người bệnh sử dụng thuốc an toàn, hợp lý
5 Rèn luyện tốt tác phong, đạo đức của người cán bộ y tế
Trang 4CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU CHUNG
I. BỆNH VIÊN Y HỌC CỔ TRUYỀN
Hình 1.Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Cần Thơ
Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Cần Thơ hiện nay tọa lạc tại số 768, Đường30/4, Phường Hưng Lợi, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3838 050
Fax: (0292) 3738 262
1 Lịch sử hình thành Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Cần Thơ
Sau cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa xuân lịch sử năm 1975, đất nước tahoàn toàn giải phóng, quân dân ta tiếp quản xong Cần Thơ, Sóc Trăng sápnhập lại thành tỉnh Hậu Giang
Thực hiện Chỉ thị số 18 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định số08/QĐ-BYT ngày 27/03/1974 của Bộ Y tế về việc thành lập Bệnh viện y họcdân tộc ở các tỉnh
Quyết định số 03/QĐ-UBT ngày 07/01/1978 của Ủy ban nhân dân tỉnh HậuGiang về việc thành lập Bệnh viện Y học dân tộc
Trang 5Bệnh viện được thành lập trên cơ sở vật chất của khu vực an dưỡng HậuGiang tại “Trà Quít” Ty Y tế giao Lương y Nguyễn Thuần Hy (cụ NămTrang) cố vấn, Ty Y tế trực tiếp chỉ đạo, đồng chí Mười Sang kiểm tra cơ sở
an dưỡng (tài sản và khung cán bộ) bám chặt Ty Y tế lựa chọn phân công bácsĩ để bàn giao và bố trí ban lãnh đạo bệnh viện
Tháng 01/1978, khung bệnh viên hình thành với kế hoạch 50 giường gồm
16 biên chế (bác sĩ, lương y, y sĩ, cán bộ - công nhân viên) đến cuối năm tănglên 27 biên chế
Từ tháng 06/1979 – tháng 06/1982, tổng số cán bộ - công nhân viên tănglên con số 49 Chi bộ đạt Chi bộ vững mạnh năm 1980 Giai đoạn này cónhiều khó khắn về cơ sở vật chất và nhân lực
Từ tháng 06/1981 – tháng 06/1982, giai đoạn này gặp nhiều khó khan: 2lần sắp giải thể Tổng cán bộ - công nhân viên là 38, toàn chi bộ có 8 Đảngviên
Ngày 29/12/1994, Bệnh viện được UBND tỉnh quyết định sát nhập 2 đơnvị: Bệnh viện Y học dân tộc và Bệnh viện Điều dưỡng thành một, lấy tên làBệnh viện Y học cổ truyền Cần Thơ, gồm 9 khoa, phòng và 110 giường bệnh.Tính đến năm 2017, Bệnh viện có 150 giường bệnh gồm 149 biên chế Cơcấu tổ chức gồm 4 phòng chức năng và 9 khoa
2 Đôi nét về y học cổ truyền và bệnh viện
Đông Y là nền y học dựa trên nền tảng triết học Đông Phương, thực hànhdựa trên diễn biến lâm sàng Việt Nam ta đã có 4000 năm lịch sử dựng nước
và giữ nước Trong nền Văn Minh Văn Lang và Văn Minh Đại Việt, những y
lý và y thuật dựa trên nền tảng của sự kết hợp lý luận y học Phương Đông( Đông Y) với các kinh nghiệm chữa bệnh và sử dụng nguồn dược liệu, thảodược của ông cha ta đúc kết qua bao đời, tạo thành nền y học truyền thống,hay còn gọi là Y học cổ truyền Việt Nam
Y học cổ truyền Việt Nam với các phương pháp phòng và chữa bệnh đãphục vụ hiệu quả cho việc giữ gìn và bảo vệ sức khoẻ nhân dân từ xưa tới nay
Do nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nên nguồn dược liệu, thảo dược
vô cùng phong phú góp phần dựng lên một Y dược học cổ truyền Việt Nam cónhiều loại cây thuốc quý, nhiều bài thuốc hay và nhiều kinh nghiệm chữabệnh trong dân gian của đồng bào các dân tộc, trải qua thực tiễn hàng ngànnăm đến nay vẫn còn nguyên giá trị chữa bệnh, cứu người Đặc biệt, nhữngbài thuốc bồi bổ cơ thể được nhiều người sử dụng, đã góp phần nâng cao thểtrạng, phát triển giống nòi người Việt Nam Hơn thế nữa, nhiều phương phápchữa bệnh không dùng thuốc như châm cứu, bấm huyệt, khí công, dưỡngsinh không chỉ người dân Việt Nam ưa chuộng sử dụng mà người dân nhiều
Trang 6nước trên thế giới cũng rất tin tưởng và ưa thích, nó trở thành phương phápchữa bệnh độc đáo trên thế giới.
Trong nhiều năm qua, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật nên việckhám chữa bệnh bằng Tây Y chiếm ưu thế khá lớn, thế nhưng việc chữa trịbằng phương pháp cổ truyền vẫn chiếm vị trí không kém phần quan trọng.Việt Nam đã từng bước lồng ghép Y dược cổ truyền vào hệ thống Y tế quốcgia, phát huy được vai trò to lớn của Y dược cổ truyền, góp phần đưa sựnghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân lên tầm cao mới Việc tìm ra nhữngphương hướng thích hợp để hiện đại hóa y học cổ truyền và kết hợp y học cổtruyền với y học hiện đại là vấn đề mang tính chiến lược hiện nay Đây chính
là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong công tác y tế hiện nay, và bệnhviện Y học cổ truyền Cần Thơ chính là một trong năm cơ sở về điều trị,nghiên cứu phát triển và giảng dạy về Y học cổ truyền lớn nhất trên cả nước.Bệnh viện Y Học Cổ Truyền Cần Thơ khá đặc thù so với các bệnh việnkhác: ngoài sử dụng các thuốc tân dược và các dụng cụ chẩn đoán, xét nghiệm
cơ bản chiếm tỉ lệ ít thì bệnh viện này chủ yếu thực hiện việc khám chữa bệnhcho bệnh nhân theo phương pháp cổ truyền (sử dụng thuốc Đông Y, dược liệu,châm cứu,…)
Hình 2 Sơ đồ tổ chức Bệnh viện YHCT Tp Cần Thơ
Trang 7Bệnh viện tương đối nhỏ nên thành phần các khoa điều trị của bệnh việntương đối ít đa dạng, chủ yếu tập trung vào phòng khám bệnh và khoa điềutrị, gồm những khoa chính:
Khoa xét nghiệm – chẩn đoán hình ảnh
Vật lý trị liệu, Khoa Châm Cứu – Phục hồi chức năng
Việc điều trị cho bệnh nhân chủ yếu sử dụng các loại thuốc Đông Dược,còn các thuốc tân dược chỉ chiếm tỉ lệ tương đối thấp Việc cấp phát thuốcthang cũng như sắc thuốc cho bệnh nhân chủ yếu tập trung ở các khoa Nộitổng hợp, Ngũ quan, Ngoại trĩ và Nhi
Riêng đối với khoa Vật lý trị liệu, các bệnh nhân chủ yếu phòng và chữabệnh bằng cách sử dụng các tác nhân vật lý tự nhiên hay nhân tạo như: nước,không khí, nhiệt độ, khí hậu, độ cao, điện, tia X, tia cực tím, tia hồng ngoại,siêu âm, các chất đồng vị phóng xạ, xoa bóp, thể dục - thể thao, đi bộ, dưỡngsinh,… chứ không sử dụng dược liệu như các khoa điều trị khác
Khoa Dược là một bộ phận quan trọng và không thể thiếu trong bệnh việnnói chung và bệnh viện Y Học Cổ Truyền Cần Thơ nói riêng Khoa Dược củabệnh viện Y Học Cổ Truyền cũng có những nét chung và một số nét riêng sovới Khoa Dược của các bệnh viện khác
Trong bài thu hoạch này, em xin trình bày về tình hình thực tế về công tácDược tại Bệnh viện Y Học Cổ Truyền Cần Thơ mà em đã được tham gia, tìmhiểu trong quá trình thực tập tại bệnh viện này trong 3 tuần từ ngày 28/5/2018đến ngày 15/6/2018
II HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ
1 Tổ chức của hội đồng
Tổ chức hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện y học cổ truyền Cần Thơbao gồm:
Chủ tịch hội đồng:
1 Ông Đoàn Anh Luân Giám đốc Bệnh viện
Phó chủ tịch thường trực:
Trang 82 Bà Phan Thị Hồng Nga Trưởng khoa Dược.
Phó chủ tịch:
3 Ông Phạm Gia Nhâm Phó Giám đốc Bệnh viện
4 Ông Vũ Đình Quỳnh Phó Giám đốc Bệnh viện
5 Bà Lê Tuyết Hà Phó Giám đốc Bệnh viện
Thư ký:
6 Ông Nguyễn Ngọc Tâm Phó trưởng phòng kế hoạch tổng hợp
7 Bà Phạm Thị Hoà Bình Phó trưởng khoa Dược
Thành viên:
8 Bà Trịnh Thị Phương Mai Trưởng khoa Ngoại – Phụ
9 Bà Lý Thị Mai Linh Trưởng khoa Nội tổng hợp
10 Ông Trần Quốc Minh Trưởng khoa Ngũ quan
11 Bà Mã Mỹ Sang Trưởng khoa Nội-Nhi
12 Ông Nguyễn Trí Trưởng khoa KBĐK-HSTC-CĐ
13 Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trưởng khoa PHCN-CC-DS
14 Ông Nguyễn Thành Đồng Trưởng khoa XN-CĐHA-TDCN
15 Bà Hồ Thị Thuý Trưởng khoa KSNK-DD
16 Ông Mai Thanh Sang Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính
17 Bà Huỳnh Thị Thu Tuyết Trưởng phòng Điều dưỡng
18 Cô Trần Thị Cẩm Thuý Trưởng phòng Tài chính – Kế toán
2 Chức năng và nhiệmvụ
2.1 Chứcnăng
Hội đồng có chức năng tư vấn cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề liênquan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, thực hiện tốt chính sáchquốc gia về thuốc trong bệnh viện
2.2 Nhiệmvụ
Xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng thuốc trong bệnh viện
Hội đồng xây dựng các quy định cụ thể về:
1 Các tiêu chí lựa chọn thuốc để xây dựng danh mục thuốc bệnh viện;
Trang 92 Lựa chọn các hướng dẫn điều trị (các phác đồ điều trị) làm cơ sở choviệc xây dựng danh mục thuốc;
3 Quy trình và tiêu chí bổ sung hoặc loại bỏ thuốc ra khỏi danh mục thuốcbệnh viện;
4 Các tiêu chí để lựa chọn thuốc trong đấu thầu mua thuốc;
5 Quy trình cấp phát thuốc từ khoa Dược đến người bệnh nhằm bảo đảmthuốc được sử dụng đúng, an toàn;
6 Lựa chọn một số thuốc không nằm trong danh mục thuốc bệnh việntrong trường hợp phát sinh do nhu cầu điều trị;
7 Hạn chế sử dụng một số thuốc có giá trị lớn hoặc thuốc có phản ứng cóhại nghiêm trọng, thuốc đang nằm trong diện nghi vấn về hiệu quả điều trịhoặc độ an toàn;
8 Sử dụng thuốc biệt dược và thuốc thay thế trong điều trị;
9 Quy trình giám sát sử dụng thuốc tại các khoa lâm sàng;
10 Quản lý, giám sát hoạt động thông tin thuốc của trình dược viên, công
ty dược và các tài liệu quảng cáo thuốc
Xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện
1 Nguyên tắc xây dựng danh mục:
a) Bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều trịtrong bệnh viện;
b) Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật;
c) Căn cứ vào các hướng dẫn hoặc phác đồ điều trị đã được xây dựng và ápdụng tại bệnh viện hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
d) Đáp ứng với các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong điều trị;
đ) Phù hợp với phạm vi chuyên môn của bệnh viện;
e) Thống nhất với danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu do
Bộ Y tế ban hành;
g) Ưu tiên thuốc sản xuất trong nước
2 Tiêu chí lựa chọn thuốc:
a) Thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị, tính an toàn thôngqua kết quả thử nghiệm lâm sàng Mức độ tin cậy của các bằng chứng đượcthể hiện tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Thuốc sẵn có ở dạng bào chế thích hợp bảo đảm sinh khả dụng, ổn định
về chất lượng trong những điều kiện bảo quản và sử dụng theo quy định;
Trang 10c) Khi có từ hai thuốc trở lên tương đương nhau về hai tiêu chí được quyđịnh tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này thì phải lựa chọn trên cơ sởđánh giá kỹ các yếu tố về hiệu quả điều trị, tính an toàn, chất lượng, giá vàkhả năng cung ứng;
d) Đối với các thuốc có cùng tác dụng điều trị nhưng khác về dạng bào chế,
cơ chế tác dụng, khi lựa chọn cần phân tích chi phí - hiệu quả giữa các thuốcvới nhau, so sánh tổng chi phí liên quan đến quá trình điều trị, không so sánhchi phí tính theo đơn vị của từng thuốc;
đ) Ưu tiên lựa chọn thuốc ở dạng đơn chất Đối với những thuốc ở dạngphối hợp nhiều thành phần phải có đủ tài liệu chứng minh liều lượng của từnghoạt chất đáp ứng yêu cầu điều trị trên một quần thể đối tượng người bệnhđặc biệt và có lợi thế vượt trội về hiệu quả, tính an toàn hoặc tiện dụng so vớithuốc ở dạng đơn chất;
e) Ưu tiên lựa chọn thuốc generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế, hạnchế tên biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể
g) Trong một số trường hợp, có thể căn cứ vào một số yếu tố khác như cácđặc tính dược động học hoặc yếu tố thiết bị bảo quản, hệ thống kho chứa hoặcnhà sản xuất, cung ứng;
3 Các bước xây dựng danh mục thuốc:
a) Thu thập, phân tích tình hình sử dụng thuốc năm trước về số lượng vàgiá trị sử dụng, phân tích ABC - VEN, thuốc kém chất lượng, thuốc hỏng, cácphản ứng có hại của thuốc, các sai sót trong điều trị dựa trên các nguồn thôngtin đáng tin cậy;
b) Đánh giá các thuốc đề nghị bổ sung hoặc loại bỏ từ các khoa lâm sàngmột cách khách quan;
c) Xây dựng danh mục thuốc và phân loại các thuốc trong danh mục theonhóm điều trị và theo phân loại VEN;
d) Xây dựng các nội dung hướng dẫn sử dụng danh mục (ví dụ như: thuốchạn chế sử dụng, thuốc cần hội chẩn, thuốc gây nghiện, hướng tâm thần,…)
4 Tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ y tế sử dụng danh mục thuốc.
5 Định kỳ hằng năm đánh giá, sửa đổi, bổ sung danh mục thuốc.
Xây dựng và thực hiện các hướng dẫn điều trị:
Tùy vào quy mô và khả năng của mỗi bệnh viện, Hội đồng có thể tự xâydựng hướng dẫn điều trị hoặc tham khảo từ những tài liệu có sẵn từ các nguồntại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này để xây dựng hướng dẫn điều trịsử dụng trong bệnh viện
Trang 111 Nguyên tắc xây dựng hướng dẫn điều trị:
a) Phù hợp với hướng dẫn điều trị và hướng dẫn của các chương trình mụctiêu quốc gia do Bộ Y tế ban hành
b) Phù hợp với trình độ chuyên môn, nhân lực và trang thiết bị hiện có củađơn vị
c) Phản ánh quy tắc thực hành hiện thời
d) Đơn giản, dễ hiểu và dễ cập nhật
2 Các bước xây dựng hướng dẫn điều trị (HDĐTr):
a) Xác định nhóm chuyên gia để xây dựng hoặc điều chỉnh các hướng dẫnđiều trị sẵn có;
b) Xây dựng kế hoạch tổng thể để xây dựng và thực hiện HDĐTr;
c) Xác định các bệnh cần hướng dẫn điều trị trong bệnh viện;
d) Lựa chọn và xây dựng các hướng dẫn điều trị phù hợp;
đ) Xác định loại thông tin đề cập trong hướng dẫn điều trị;
e) Lấy ý kiến góp ý và áp dụng thử hướng dẫn điều trị;
g) Phổ biến hướng dẫn và thực hiện hướng dẫn điều trị;
3 Triển khai thực hiện:
a) Cung cấp đủ hướng dẫn điều trị tới thầy thuốc kê đơn;
b) Tập huấn sử dụng cho tất cả thầy thuốc kê đơn;
c) Tiến hành theo dõi, giám sát việc tuân thủ hướng dẫn điều trị;
d) Định kỳ rà soát và cập nhật các nội dung hướng dẫn đã được xây dựng
Xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc
1 Xác định các vấn đề liên quan đến thuốc trong suốt quá trình từ khi tồn trữ, bảo quản đến kê đơn, cấp phát và sử dụng bao gồm:
a) Tồn trữ thuốc: Tình trạng trống kho do thiếu kinh phí, tồn kho do hệthống cung ứng yếu kém;
b) Bảo quản thuốc: Thuốc không bảo đảm chất lượng do điều kiện bảoquản không đúng và không đầy đủ;
Trang 12c) Kê đơn: kê đơn thuốc không phù hợp với tình trạng bệnh lý của ngườibệnh; người kê đơn không tuân thủ danh mục thuốc, không tuân thủ phác đồ,hướng dẫn điều trị, không chú ý đến sự tương tác của thuốc trong đơn;
d) Cấp phát thuốc: nhầm lẫn, không thực hiện đầy đủ 5 đúng (đúng thuốc,đúng người bệnh, đúng liều, đúng lúc, đúng cách);
đ) Sử dụng thuốc: không đúng cách, không đủ liều, không đúng thời điểmdùng thuốc, khoảng cách dùng thuốc, pha chế thuốc, tương tác thuốc; cácphản ứng có hại; tương tác giữa thuốc với thuốc, thuốc với thức ăn; thuốckhông có tác dụng
2 Các phương pháp phân tích được áp dụng để phát hiện các vấn đề về sử dụng thuốc:
Hội đồng cần áp dụng ít nhất một trong các phương pháp sau để phân tíchviệc sử dụng thuốc tại đơn vị:
a) Phân tích ABC: Các bước phân tích thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục
2 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Phân tích nhóm điều trị: Các bước phân tích thực hiện theo hướng dẫntại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Phân tích VEN: Các bước phân tích thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục
4 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Phân tích theo liều xác định trong ngày - DDD: Các bước phân tích thựchiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Giám sát các chỉ số sử dụng thuốc theo hướng dẫn tại Phụ lục 6 banhành kèm theo Thông tư này
3 Hội đồng cần xác định các vấn đề, nguyên nhân liên quan đến sử dụng thuốc và lựa chọn các giải pháp can thiệp phù hợp theo hướng dẫn tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này.
Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) và các sai sót trong điều trị
1 Xây dựng quy trình phát hiện, đánh giá, xử trí, dự phòng ADR và các saisót trong chu trình sử dụng thuốc tại bệnh viện từ giai đoạn chẩn đoán, kê đơncủa thầy thuốc, chuẩn bị và cấp phát thuốc của dược sĩ, thực hiện y lệnh vàhướng dẫn sử dụng của điều dưỡng, sự tuân thủ điều trị của người bệnh nhằmbảo đảm an toàn cho người bệnh trong quá trình điều trị
2 Tổ chức giám sát ADR, ghi nhận và rút kinh nghiệm các sai sót trong điềutrị
Trang 13a) Xây dựng quy trình sử dụng thuốc, tổ chức giám sát chặt chẽ việc sửdụng các thuốc có nguy cơ cao xuất hiện ADR và việc sử dụng thuốc trên cácđối tượng người bệnh có nguy cơ cao xảy ra ADR theo hướng dẫn tại Phụ lục
8 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Tổ chức hội chẩn, thảo luận và đánh giá để đi đến kết luận cho hướng xửtrí và đề xuất các biện pháp dự phòng trong trường hợp xảy ra các phản ứng
có hại nghiêm trọng, các sai sót trong điều trị tại bệnh viện;
c) Làm báo cáo định kỳ hằng năm, trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt vàgửi Bộ Y tế, Sở Y tế, Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõiphản ứng có hại của thuốc về ADR và các sai sót trong điều trị ở bệnh viện
3 Triển khai hệ thống báo cáo ADR trong bệnh viện:
a) Đối với ADR gây tử vong, đe dọa tính mạng, ADR xảy ra liên tiếp vớimột sản phẩm thuốc hay ADR với các thuốc mới đưa vào sử dụng trong bệnhviện:
- Báo cáo ADR với Khoa Dược để Khoa Dược trình thường trực Hội đồng
và báo cáo lên Trung tâm Quốc gia hoặc Trung tâm khu vực về Thông tinthuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc;
- Tiểu ban giám sát ADR và sai sót trong điều trị thu thập thông tin, đánhgiá ADR và phản hồi kết quả cho cán bộ y tế và Khoa Dược để Khoa Dượcbáo cáo bổ sung (nếu có) lên Trung tâm Quốc gia hoặc Trung tâm khu vực vềThông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc
b) Đối với ADR khác: khuyến khích cán bộ y tế báo cáo, khoa Dược tổnghợp và gửi báo cáo lên Trung tâm Quốc gia hoặc Trung tâm khu vực vềThông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc
4 Thông tin cho cán bộ y tế trong bệnh viện về ADR, sai sót trong sử dụngthuốc để kịp thời rút kinh nghiệm chuyên môn
5 Cập nhật, bổ sung, sửa đổi danh mục thuốc của bệnh viện, hướng dẫn điềutrị và các qui trình chuyên môn khác dựa trên thông tin về ADR và sai sóttrong sử dụng thuốc ghi nhận được tại bệnh viện
6 Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế về ADR và sai sót trong sử dụng thuốc
Thông báo, kiểm soát thông tin về thuốc
1 Hội đồng Thuốc và điều trị có nhiệm vụ chuyển tải các thông tin về hoạtđộng, các quyết định và đề xuất tới tất cả những đối tượng thực hiện các quyếtđịnh của Hội đồng trên cơ sở bảo đảm được tính minh bạch trong các quyếtđịnh để tránh những xung đột, bất đồng về quyền lợi
2 Quản lý công tác thông tin về thuốc trong bệnh viện
Trang 14a) Chỉ đạo Đơn vị Thông tin thuốc trong bệnh viện cập nhật thông tin vềthuốc, cung cấp thông tin về thuốc nhằm bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, antoàn trong phạm vi bệnh viện;
b) Sử dụng các nguồn thông tin khách quan, đáng tin cậy cung cấp từ khoaDược, Đơn vị Thông tin thuốc trong việc xây dựng danh mục thuốc, hướngdẫn điều trị và các qui trình chuyên môn khác phù hợp với phân tuyến chuyênmôn của đơn vị;
c) Tư vấn cho Giám đốc bệnh viện xây dựng, ban hành và triển khai quiđịnh về hoạt động giới thiệu thuốc trong phạm vi bệnh viện
Nhiệm vụ của các thành viên trong hội đồng:
Chủ tịch Hội đồng phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên
Tuỳ vào quy mô của Hội đồng, Giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lậpmột trong các nhóm (tổ) hoặc tiểu ban và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từngthành viên trong tiểu ban
1 Tiểu ban xây dựng danh mục thuốc và giám sát sử dụng thuốc trong bệnhviện: Bs Phó giám đốc, Phó chủ tịch Hội đồng là trưởng tiểu ban và CB dượclâm sàng là thư ký, P.KHTH, Trưởng khoa Khám bệnh, khoa điều trị là uỷviên
2 Tiểu ban giám sát sử dụng kháng sinh và theo dõi sự kháng thuốc của vikhuẩn gấy bệnh thường gặp, Bs Phó Giám đốc, Phó Chủ tịch Hội đồng làtrưởng tiểu ban, Phó Trưởng khoa dược là Phó tiểu ban, Trưởng khoa Khámbệnh, Khoa CLS, khoa DD-KSNK, khu điều trị là uỷ viên
3 Tiểu ban xây dựng hướng dẫn điều trị: BS Phó Giám đốc, P chủ tịch Hộiđồng là trưởng tiểu ban, P.KHTH là Phó tiểu ban và CB dược lâm sàngTrưởng khoa Khám bệnh, khoa điều trị, Khoa CLS, Khoa PHCN, khoa DD-KSNK là uỷ viên
4 Tiểu ban giám sát ADR và sai sót trong điều trị: Bs Phó Giám đốc, P chủtịch Hội đồng là Trưởng tiểu ban, CB dược lâm sàng là Phó tiểu ban,P.KHTH, Trưởng khoa Khám bệnh, trưởng khoa điều trị, trưởng Khoa CLS,trưởng khoa PHCN, trưởng khoa DD-KSNK là uỷ viên
5 Tiểu ban giám sát Thông tin thuốc: Bs Phó Giám đốc, Phó Chủ tịch Hộiđồng là trưởng tiểu ban, CB dược lâm sàng là Phó tiểu ban, Phòng KHTH,Trưởng khoa Khám bệnh, trưởng khoa DD-KSNK là uỷ viên
6 Đơn vị thông tin thuốc: Ds Phó trưởng khoa dược, Phó Chủ tịch Hội đồng
là tổ trưởng, Phó Phòng KHTH là tổ phó và các dược sĩ khoa dược, Phòngđiều dưỡng, giáo dục sức khoẻ là uỷ viên
Trang 15Mối quan hệ giữa Hội đồng thuốc và điều trị với Hội đồng khoa học, Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn:
Hội đồng Thuốc và điều trị đề xuất, chỉ đạo, phân công các thành viêntrong Hội đồng xây dựng Hướng dẫn điều trị dùng trong bệnh viện
Hội đồng Khoa học tiến hành thẩm định và trình Giám đốc bệnh viện phêduyệt, chỉ đạo thực hiện
Hội đồng Thuốc và điều trị phối hợp với Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩnxây dựng kế hoạch chống kháng thuốc, giám sát sự kháng thuốc của vi khuẩngây bệnh thường gặp và triển khai hoạt động này trong bệnh viện
3 Hoạt động của hội đồng
1.Hội đồng họp định kỳ hai tháng 1 lần hoặc đột xuất do Chủ tịch Hội đồngtriệu tập Hội đồng có thể họp đột xuất để giải quyết các vấn đề phát sinh giữacác kỳ họp định kỳ của Hội đồng
2.Hội đồng xây dựng quy chế làm việc, kế hoạch hoạt động và nội dung họpđịnh kỳ trong 1 năm
3.Phó Chủ tịch kiêm ủy viên thường trực Hội đồng chịu trách nhiệm tổng hợptài liệu liên quan về thuốc cho các buổi họp của Hội đồng Tài liệu phải đượcgửi trước cho các ủy viên Hội đồng để nghiên cứu trước khi họp
4.Hội đồng thảo luận, phân tích và đề xuất ý kiến, ghi biên bản và trình Giámđốc bệnh viện phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt
5.Hội đồng thực hiện sơ kết, tổng kết và báo cáo định kỳ 6 và 12 tháng theomẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này
Trang 16III KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN CẦN THƠ
1 Sơ đồ tổ chức khoa Dược bệnh viện Y Học Cổ Truyền
2 Hình 3.Sơ đồ tổ chức khoa Dược Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Cần
Trang 172 Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị vàcác nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu
3 Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị
4 Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”
5 Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản xuấtthuốc từ dược liệu sử dụng trong bệnh viện
6 Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc,tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đếntác dụng không mong muốn của thuốc
7 Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại cáckhoa trong bệnh viện
8 Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Đạihọc, Cao đẳng và Trung học về dược
9 Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá,giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh vàtheo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện
10 Tham gia chỉ đạo tuyến
11 Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu
12 Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc
13 Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định
14 Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báocáo về vật tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc)
c Phân công nhiệm vụ cụ thể
1 DS CKI Phan Thị Hồng Nga: Trưởng khoa
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của Trưởng khoa trong bệnh việntheo quy định của Thông tư 22-2011-TT-BYT
- Chủ trì giao ban khoa hàng ngày và dự giao ban bệnh viện
- Bố trí nhân lực trong khoa cho phù hợp với công việc
- Kiểm tra việc sử dụng an toàn, hợp lý thuốc, hóa chất, sinh phẩm trongbệnh viện
- Ký các giấy tờ liên quan đến công tác của khoa Dược
- Nhận xét các thành viên trong khoa, kể cả các học viên thực tập về tinhthần trách nhiệm, thái độ phục vụ, khả năng chuyên môn, báo cáo giám đốcbệnh viện xét đề bạt, đào tạo, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật
Trang 18- Trực tiếp quản lý công tác nghiệp vụ dược, thống kê dược, cấp phát ngoạitrú, nhà thuốc.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc bệnh viện giao
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc bệnh viện về mọi hoạt động của khoa
2 DS CKI Phạm Thị Hòa Bình: Phó trưởng khoa dược
- Phụ trách Dược lâm sàng
- Phụ trách kho, cấp phát thuốc thang nội trú, sản xuất
- Tham gia nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn chocác thành viên trong khoa và học viên khác theo sự phân công
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược yêu cầu
- Thực hiện đúng theo chức trách, nhiệm vụ được giao Bảo quản tài sảntrong phạm vi được phân công
- Thay Trưởng khoa khi Trưởng khoa đi vắng
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa về nhiệm vụ được phân công
3 DS Nguyễn Thị Bích Lài:
- Phụ trách công tác nghiệp vụ dược
- Tiếp cấp phát thuốc khi nhà thuốc, quầy cấp phát bảo hiểm ngoại trú khi
có yêu cầu
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao
- Thực hiện đúng theo chức trách, nhiệm vụ được giao Bảo quản tài sảntrong phạm vi được phân công
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa về nhiệm vụ được phân công
4 DSTH Kiều Thiên Nga:
- Thủ kho vị thuốc YHCT, hóa chất- vật tư y tế
- Tiếp cấp phát thuốc thang nội trú, sản xuất khi có yêu cầu
- Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụchuyên môn cho các học viên theo sự phân công
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao
- Thực hiện đúng theo chức trách, nhiệm vụ được giao Bảo quản tài sảntrong phạm vi được phân công
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa về nhiệm vụ được phân công
Trang 195.DSTH Nguyễn Thị Tuyết:
- Thủ kho cấp phát thuốc tân dược, thuốc từ dược liệu
- Tiếp cấp phát thuốc thang ngoại trú, nhà thuốc khi có yêu cầu
- Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụchuyên môn cho các học viên theo sự phân công
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao
- Thực hiện đúng theo chức trách, nhiệm vụ được giao Bảo quản tài sảntrong phạm vi được phân công
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa về nhiệm vụ được phân công
6.DSTH Vũ Thị Dung:
- Thủ kho cấp phát vị thuốc YHCT(thuốc thang) quầy nội trú
- Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụchuyên môn cho các học viên theo sự phân công
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao
- Thực hiện đúng theo chức trách, nhiệm vụ được giao Bảo quản tài sảntrong phạm vi được phân công
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa về nhiệm vụ được phân công
7.DSTH Nguyễn Thị Chung:
- Nhân viên cấp phát vị thuốc YHCT(thuốc thang) quầy nội trú
- Tiếp kho, sản xuất khi có yêu cầu
- Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụchuyên môn cho các học viên theo sự phân công
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao
- Thực hiện đúng theo chức trách, nhiệm vụ được giao Bảo quản tài sảntrong phạm vi được phân công
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa về nhiệm vụ được phân công
8.DSTH Phan thị Huyền:
- Thủ kho cấp phát vị thuốc YHCT (thuốc thang) quầy ngoại trú
- Tiếp cấp phát thuốc tân dược ngoại trú khi có yêu cầu
- Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụchuyên môn cho các học viên theo sự phân công
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao
Trang 20- Thực hiện đúng theo chức trách, nhiệm vụ được giao Bảo quản tài sảntrong phạm vi được phân công.
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa về nhiệm vụ được phân công
9.DSTH Nguyễn Thị Phương Thúy:
- Nhân viên cấp phát vị thuốc YHCT(thuốc thang) quầy ngoại trú
- Tiếp cấp phát thuốc tân dược, thuốc từ dược liệu ngoại trú khi có yêu cầu
- Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụchuyên môn cho các học viên theo sự phân công
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao
- Thực hiện đúng theo chức trách, nhiệm vụ được giao Bảo quản tài sảntrong phạm vi được phân công
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa về nhiệm vụ được phân công
10 DSTH Nguyễn Thị Kim Loan:
- Theo dõi, thống kê chính xác số liệu thuốc TD, TPĐD, vị thuốc YHCTnhập về kho, số liệu thuốc TD, TPĐD, vị thuốc YHCT cấp phát cho nội trú,ngoại trú và cho các nhu cầu đột xuất khác
- Báo cáo số liệu thống kê theo quy định hoặc khi nhận được yêu cầu củaGiám đốc bệnh viện hoặc Trưởng khoa Dược
- Tiếp cấp phát thuốc ngoại trú khi có yêu cầu
- Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụchuyên môn cho các học viên theo sự phân công
- Thực hiện đúng theo chức trách, nhiệm vụ được giao Bảo quản tài sảntrong phạm vi được phân công
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa về nhiệm vụ được phân công
11.DSTH Lương Tú Trinh:
- Kế toán sản xuất
- Theo dõi, thống kê chính xác số liệu hóa chất- vật tư y tế nhập về kho hóachất- vật tư y tế, số liệu hóa chất- vật tư y tế cấp phát cho nội trú, ngoại trú vàcho các nhu cầu đột xuất khác
- Báo cáo số liệu thống kê theo quy định hoặc khi nhận được yêu cầu củaGiám đốc bệnh viện hoặc Trưởng khoa Dược
- Tiếp cấp phát thuốc ngoại trú, công tác nghiệp vụ dược khi có yêu cầu
Trang 21- Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụchuyên môn cho các học viên theo sự phân công.
- Thực hiện đúng theo chức trách, nhiệm vụ được giao Bảo quản tài sảntrong phạm vi được phân công
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa về nhiệm vụ được phân công
12 DSTH.Trịnh Thị Ánh Tuyết:
- Nhân viên pha chế cồn thuốc
- Thực hiện pha chế theo đúng quy trình kỹ thuật đã được phê duyệt, danhmục thuốc được pha chế ở bệnh viện
-Tiếp sắp xếp vị thuốc tại kho vị thuốc xuất nhập vị thuốc
- Sắc thuốc, cấp phát thuốc thang nội trú khi có yêu cầu
- Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụchuyên môn cho các học viên theo sự phân công
- Thực hiện đúng theo chức trách, nhiệm vụ được giao Bảo quản tài sảntrong phạm vi được phân công
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa về nhiệm vụ được phân công
13.DSTH Từ Duy Kim Thoa:
- Nhân viên sắc thuốc thang
- Nhận và giữ thuốc thang của bệnh nhân các khoa lâm sàng, giao thuốcthang cho bộ phận sắc thuốc hàng ngày, sắc thuốc
- Tiếp trang bị cồn xoa bóp, kho khi có yêu cầu
- Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụchuyên môn cho các học viên theo sự phân công
- Thực hiện đúng theo chức trách, nhiệm vụ được giao Bảo quản tài sảntrong phạm vi được phân công
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa về nhiệm vụ được phân công
14.DSTH Cao Thị Thu Hiền:
- Nhân viên sắc thuốc thang
- Tiếp trang bị cồn xoa bóp, kho khi có yêu cầu
Trang 22- Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụchuyên môn cho các học viên theo sự phân công.
- Thực hiện đúng theo chức trách, nhiệm vụ được giao Bảo quản tài sảntrong phạm vi được phân công
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa về nhiệm vụ được phân công
15.Dược công Châu Tường Di
- Nhân viên sắc thuốc thang
- Tiếp trang bị cồn xoa bóp khi có yêu cầu
- Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụchuyên môn cho các học viên theo sự phân công
- Thực hiện đúng theo chức trách, nhiệm vụ được giao Bảo quản tài sảntrong phạm vi được phân công
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa về nhiệm vụ được phân công
16.DS Nguyễn Huỳnh Trâm Anh:
- Thủ kho cấp phát thuốc tại nhà thuốc, tư vấn sử dụng thuốc an toàn hợp lýcho người bệnh, thông tin thuốc
- Tiếp thu ngân, tính tiền khi có yêu cầu
- Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụchuyên môn cho các học viên theo sự phân công
- Thực hiện đúng theo chức trách, nhiệm vụ được giao Bảo quản tài sảntrong phạm vi được phân công
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa về nhiệm vụ được phân công
17.DSTH Mai Thảo Trang:
- Theo dõi, nhập, xuất, thống kê chính xác số liệu thuốc nhập về nhà thuốc,tính giá thuốc, Tính tiền thuốc, in toa khám bệnh
- Báo cáo theo quy định và báo cáo đột xuất khi được yêu cầu
- Tiếp thu ngân, cấp phát thuốc khi có yêu cầu
- Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụchuyên môn cho các học viên theo sự phân công
Trang 23- Thực hiện đúng theo chức trách, nhiệm vụ được giao Bảo quản tài sảntrong phạm vi được phân công.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa về nhiệm vụ được phân công
18.DSTH Nguyễn Thùy Trang, nhân viên thu ngân
- Thu tiền thuốc sau khi kế toán tính tiền, vào sổ thu tiền, in hóa đơn chobệnh nhân, cuối ngày nộp tiền cho thủ quỹ của Bệnh viện có kiểm tra, đốichiếu giữa kế toán tính tiền, thu ngân và thủ kho Định kỳ kiểm kho hàngtháng
- Tiếp tính tiền, cấp phát thuốc khi có yêu cầu
- Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụchuyên môn cho các học viên theo sự phân công
- Thực hiện đúng theo chức trách, nhiệm vụ được giao Bảo quản tài sảntrong phạm vi được phân công
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa về nhiệm vụ được phân công
19 Dược công Mã Thị Lịnh Duyên
- Thực hiện vệ sinh sạch đẹp, ngăn nắp, trật tự vệ sinh trong các buồng củakhoa, vận chuyển phương tiện và thiết bị phục vụ và mang sữa chữa thiết bịhỏng
- Vệ sinh sạch đẹp, ngăn nắp, trật tự trong khuôn viên khoa dược
- Tiếp gói thuốc, trang bị cồn xoa bóp khi có yêu cầu
- Thực hiện đúng theo chức trách, nhiệm vụ được giao Bảo quản tài sảntrong phạm vi được phân công
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa về nhiệm vụ được phân công
4 Hoạt động của khoa Dược
Lập kế hoạch và tổ chức cung ứng thuốc
1 Lập kế hoạch
a) Xây dựng Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện hàng năm theo nhu cầuđiều trị hợp lý của các khoa lâm sàng Khi xây dựng danh mục thuốc này cầncăn cứ vào:
Trang 24- Mô hình bệnh tật của địa phương, cơ cấu bệnh tật do bệnh viện thống kêhàng năm;
- Trình độ cán bộ và theo Danh mục kỹ thuật mà bệnh viện được thực hiện;
- Điều kiện cụ thể của bệnh viện: quy mô và trang thiết bị phục vụ chẩnđoán và điều trị hiện có của bệnh viện;
- Khả năng kinh phí: Ngân sách nhà nước cấp, ngân sách bảo hiểm y tế,khả năng kinh tế của địa phương;
- Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do
c) Lập kế hoạch về cung ứng thuốc để trình cấp có thẩm quyền phê duyệtnhằm bảo đảm cung ứng đủ thuốc và có chất lượng cho nhu cầu chẩn đoán vàđiều trị nội trú, ngoại trú, bảo hiểm y tế và phù hợp với kinh phí của bệnhviện Làm dự trù bổ sung (theo mẫu Phụ lục 2) khi nhu cầu thuốc tăng vượt kếhoạch, thuốc không có nhà thầu tham gia, không có trong danh mục thuốcnhưng có nhu cầu đột xuất
d) Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của đơn vị, khoa Dược hoặc khoa, phòngkhác lập kế hoạch về cung ứng trang thiết bị y tế (do Giám đốc bệnh viện quyđịnh)
c) Cung ứng các thuốc thuộc diện kiểm soát đặc biệt (thuốc gây nghiện,thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ) theo đúngquy định hiện hành
Theo dõi và quản lý nhập, xuất thuốc
1 Nhập thuốc:
a) Tất cả các loại thuốc, hoá chất (pha chế, sát khuẩn) phải được kiểm nhập
Trang 25b) Hội đồng kiểm nhập do Giám đốc bệnh viện quyết định Thành phần Hộiđồng kiểm nhập gồm: Trưởng khoa Dược, Trưởng phòng Tài chính - Kế toán,thủ kho, thống kê dược, cán bộ cung ứng.
c) Nội dung kiểm nhập: kiểm tra về chủng loại, số lượng, chất lượng thuốc,hóa chất đối với mọi nguồn thuốc (mua, viện trợ, dự án, chương trình) trongbệnh viện theo yêu cầu sau:
- Khi kiểm nhập cần tiến hành đối chiếu giữa hóa đơn với thực tế và kếtquả thầu về các chi tiết của từng mặt hàng như: tên thuốc, tên hóa chất, nồng
độ (hàm lượng), đơn vị tính, quy cách đóng gói, số lượng, số lô, đơn giá, hạndùng, hãng sản xuất, nước sản xuất;
- Thuốc nguyên đai nguyên kiện được kiểm nhập trước, toàn bộ thuốc đượckiểm nhập trong thời gian tối đa là một tuần từ khi nhận về kho;
- Lập biên bản khi hàng bị hư hao, thừa, thiếu và thông báo cho cơ sở cungcấp để bổ sung, giải quyết;
- Khi nhận hàng kiểm tra điều kiện bảo quản đối với các thuốc có yêu cầubảo quản đặc biệt hoặc theo yêu cầu trên nhãn hàng hóa;
- Thuốc có yêu cầu kiểm soát đặc biệt (thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâmthần và tiền chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ) làm biên bản kiểm nhậpriêng;
d) Biên bản kiểm nhập có đủ chữ ký của thành viên hội đồng kiểm nhập.đ) Vào sổ kiểm nhập thuốc (theo mẫu Phụ lục 14)
2 Kiểm soát chất lượng thuốc sử dụng tại cơ sở:
a) Kiểm soát 100% chất lượng cảm quan thuốc nhập vào khoa Dược
b) Kiểm soát chất lượng cảm quan thuốc định kỳ và đột xuất tại kho, nơipha chế và nơi cấp phát của khoa Dược
c) Kiểm soát chất lượng cảm quan thuốc định kỳ và đột xuất thuốc tại cáckhoa lâm sàng
3 Cấp phát thuốc, hoá chất (pha chế, sát khuẩn):
a) Khoa Dược duyệt thuốc trước khi cấp phát
b) Cấp phát thuốc cho khoa lâm sàng:
- Trưởng khoa Dược hoặc dược sĩ được ủy quyền duyệt Phiếu lĩnh thuốctrong giờ hành chính;
- Khoa Dược bảo đảm việc cấp phát thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn)đầy đủ và kịp thời theo Phiếu lĩnh thuốc, hóa chất của khoa lâm sàng, cận lâmsàng;
Trang 26- Tùy thuộc vào điều kiện nhân lực của đơn vị, Khoa Dược đưa thuốc đếncác khoa lâm sàng hoặc khoa lâm sàng nhận thuốc tại khoa Dược theo quyđịnh của Giám đốc bệnh viện.
c) Phát thuốc theo đơn cho người bệnh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế
d) Từ chối phát thuốc nếu phát hiện sai sót trong đơn thuốc hoặc Phiếu lĩnhthuốc, thông báo lại với bác sĩ kê đơn và bác sĩ ký duyệt; phối hợp với bác sĩlâm sàng trong việc điều chỉnh đơn thuốc hoặc thay thế thuốc
đ) Kiểm tra, đối chiếu khi cấp phát thuốc:
- Thể thức phiếu lĩnh thuốc hoặc đơn thuốc;
- Kiểm tra tên thuốc, nồng độ (hàm lượng), dạng bào chế, liều dùng, đườngdùng, khoảng cách dùng thuốc trên đơn thuốc với thuốc sẽ giao;
- Nhãn thuốc;
- Chất lượng thuốc;
- Số lượng, số khoản thuốc trong đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc với số thuốc
sẽ giao
e) Sau khi cấp phát phải vào thẻ kho theo dõi thuốc hàng ngày
g) Cấp phát thuốc theo nguyên tắc thuốc nhập trước xuất trước, thuốc cóhạn dùng ngắn hơn xuất trước Chỉ được cấp phát các thuốc còn hạn sử dụng
và đạt tiêu chuẩn chất lượng
h) Vào sổ theo dõi xuất, nhập hoặc thẻ kho (theo mẫu Phụ lục 1)
4 Lưu trữ chứng từ xuất, nhập, đơn thuốc ngoại trú thực hiện theo quy định về lưu trữ hồ sơ bệnh án.
5 Bàn giao (khi thủ kho thay đổi nhiệm vụ khác)
a) Trước khi bàn giao, thủ kho phải vào sổ đầy đủ và ghi lại số liệu bàngiao; đối chiếu số liệu thực tế với chứng từ xuất, nhập; ghi rõ nguyên nhâncác khoản thừa, thiếu, hư hao;
b) Nội dung bàn giao bao gồm sổ sách, giấy tờ, chứng từ, đối chiếu vớithực tế về số lượng và chất lượng, những việc cần theo dõi và hoàn thành tiếp(ghi rõ chức trách, nhiệm vụ cụ thể);
c) Biên bản bàn giao ghi rõ ràng, có sự chứng kiến và ký duyệt của Lãnhđạo cấp trên trực tiếp của người bàn giao, người nhận, lưu trữ chứng từ theoquy định
Trang 27Theo dõi, quản lý sử dụng thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn), vật
tư y tế tiêu hao (nếu có)
1 Thống kê, báo cáo, thanh toán tiền thuốc, hoá chất (pha chế, sát khuẩn)
a) Thống kê, báo cáo:
- Xây dựng hệ thống sổ theo dõi xuất, nhập thuốc, hoá chất (pha chế, sátkhuẩn) và lưu trữ chứng từ, đơn thuốc theo quy định hoặc có hệ thống phầnmềm theo dõi, thống kê thuốc Nếu cơ sở có phần mềm theo dõi, quản lý xuất,nhập thì hàng tháng in thẻ kho ra, ký xác nhận và lưu trữ lại theo quy định;
- Thống kê dược: cập nhật số lượng xuất, nhập thuốc, hoá chất (pha chế, sátkhuẩn) và đối chiếu định kỳ hoặc đột xuất với thủ kho;
- Thống kê, báo cáo số liệu về nhầm lẫn, thừa, thiếu, hư hao định kỳ và độtxuất
- Phối hợp với phòng Tài chính - Kế toán thực hiện việc báo cáo theo quyđịnh tại điểm c Điều 10 của Thông tư này
b) Thanh toán: Khoa Dược thống kê và tổng hợp số lượng đã cấp phát đốichiếu với các chứng từ xuất, nhập và chuyển phòng Tài chính - Kế toán thanhquyết toán
c) Xử lý thuốc thừa, thiếu, hư hao, thuốc hết hạn dùng
d) Thuốc hết hạn dùng phải tiến hành hủy theo quy định về quản lý chấtlượng thuốc
đ) Thuốc do khoa lâm sàng trả lại được kiểm tra và tái nhập theo quy trình
kế toán xuất, nhập
e) Thuốc viện trợ, thuốc phòng chống dịch bệnh, thiên tai thực hiện theohướng dẫn của Bộ Y tế
2 Kiểm kê thuốc, hoá chất (pha chế, sát khuẩn)
a) Thời gian kiểm kê:
- Kiểm kê thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn) tại khoa Dược 1 tháng/lần.Các cơ số thuốc tự vệ, chống bão lụt và các cơ số khác kiểm kê theo từng quý
và có quy định về luân chuyển cơ số thuốc này;
- Kiểm kê thuốc tủ trực tại các khoa lâm sàng 3 tháng/lần;
b) Quy định về Hội đồng kiểm kê:
- Hội đồng kiểm kê tại kho của khoa Dược hàng tháng gồm: Trưởng khoaDược, kế toán (thống kê) dược, thủ kho dược và cán bộ phòng Tài chính - Kếtoán
Trang 28- Hội đồng kiểm kê tại khoa lâm sàng: thành lập tổ kiểm kê, ít nhất có 3người do đại diện khoa Dược làm tổ trưởng, điều dưỡng trưởng của khoa vàđiều dưỡng viên là thành viên;
- Hội đồng kiểm kê của bệnh viện cuối năm gồm: lãnh đạo bệnh viện làChủ tịch hội đồng; trưởng khoa Dược là thư ký hội đồng, trưởng phòng Kếhoạch tổng hợp, trưởng phòng Tài chính - Kế toán, trưởng phòng Điều dưỡng,
kế toán dược, thủ kho dược là uỷ viên
c) Nội dung kiểm kê:
- Đối chiếu sổ theo dõi xuất, nhập với chứng từ;
- Đối chiếu sổ sách với thực tế về số lượng và chất lượng;
- Xác định lại số lượng, chất lượng thuốc, hoá chất (pha chế, sát khuẩn),tìm nguyên nhân thừa, thiếu, hư hao;
- Lập biên bản kiểm kê thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn), vật tư y tế tiêuhao (theo mẫu Phụ lục 8, 9, 10);
- Nếu chất lượng không đạt yêu cầu, Hội đồng kiểm kê làm biên bản xácnhận và đề nghị cho xử lý (theo mẫu Phụ lục 11, 12)
Quy định về bảo quản thuốc
1 Yêu cầu về kho thuốc cần đảm bảo nguyên tắc thực hành tốt bảo quản thuốc
a) Yêu cầu về vị trí, thiết kế:
- Kho thuốc được bố trí ở nơi cao ráo, an toàn, thuận tiện cho việc xuất,nhập, vận chuyển và bảo vệ;
- Đảm bảo vệ sinh chống nhiễm khuẩn;
- Diện tích kho cần đủ rộng để bảo đảm việc bảo quản thuốc đáp ứng vớiyêu cầu của từng mặt hàng thuốc;
- Kho hóa chất (pha chế, sát khuẩn) bố trí ở khu vực riêng;
b) Yêu cầu về trang thiết bị:
- Trang bị tủ lạnh để bảo quản thuốc có yêu cầu nhiệt độ thấp
- Kho có quạt thông gió, điều hòa nhiệt độ, nhiệt kế, ẩm kế, máy hút ẩm;
- Các thiết bị dùng để theo dõi điều kiện bảo quản phải được hiệu chuẩnđịnh kỳ;
- Có đủ giá, kệ, tủ để xếp thuốc; khoảng cách giữa các giá, kệ đủ rộng để vệsinh và xếp dỡ hàng;
Trang 29- Đủ trang thiết bị cho phòng cháy, chữa cháy (bình cứu hỏa, thùng cát, vòinước).
2 Quy định về bảo quản
a) Có sổ theo dõi công tác bảo quản, kiểm soát, sổ theo dõi nhiệt độ, độ ẩmtối thiểu 2 lần (sáng, chiều) trong ngày và theo dõi xuất, nhập sản phẩm
b) Tránh ánh sáng trực tiếp và các tác động khác từ bên ngoài
c) Thuốc, hoá chất, vắc xin, sinh phẩm được bảo quản đúng yêu cầu điềukiện bảo quản do nhà sản xuất ghi trên nhãn hoặc theo yêu cầu của hoạt chất(với các nhà sản xuất không ghi trên nhãn) để đảm bảo chất lượng của sảnphẩm
d) Thuốc cần kiểm soát đặc biệt (thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần
và tiền chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ) và thuốc bảo quản ở điều kiệnnhiệt độ đặc biệt thì bảo quản theo quy định hiện hành và yêu cầu của nhà sảnxuất
đ) Theo dõi hạn dùng của thuốc thường xuyên Khi phát hiện thuốc gần hếthạn sử dụng hoặc thuốc còn hạn sử dụng nhưng có dấu hiệu nứt, vỡ, biếnmàu, vẩn đục phải để khu vực riêng chờ xử lý
e) Thuốc, hoá chất dễ cháy nổ, vắc xin, sinh phẩm bảo quản tại kho riêng.g) Kiểm tra sức khỏe đối với thủ kho thuốc, hóa chất: 6 tháng/lần
Tổ chức pha chế thuốc, sản xuất, chế biến thuốc dùng trong bệnh viện
1 Yêu cầu về trang thiết bị, phòng, khu vực pha chế thuốc tân dược, thuốc phóng xạ, phòng bào chế thuốc đông y và thuốc từ dược liệu:
a) Phòng pha chế thuốc tân dược, thuốc phóng xạ, phòng bào chế thuốcđông y theo quy trình một chiều, đảm bảo an toàn, vệ sinh chống nhiễmkhuẩn, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và các điều kiện cần thiết khác để đápứng với yêu cầu của kỹ thuật pha chế; phòng thiết kế đúng yêu cầu của mỗisản phẩm (thuốc dùng ngoài, thuốc tiêm, thuốc nhỏ mắt, thuốc ung thư, thuốcphóng xạ, thuốc đông y)
b) Đầy đủ các trang thiết bị cần thiết cho pha chế và bào chế
2 Yêu cầu người làm việc tại phòng pha chế, bào chế thuốc: phải bảo đảm tiêu chuẩn về chuyên môn, sức khỏe theo quy định (có giấy chứng nhận về thực hành an toàn bức xạ trong y tế nếu pha chế thuốc phóng xạ)
3 Yêu cầu về nguyên liệu (tân dược, thuốc đông y và thuốc từ dược liệu, thuốc phóng xạ)
Trang 30a) Nguyên liệu, hoá chất dùng pha chế phải bảo đảm chất lượng theo tiêuchuẩn cơ sở hoặc tiêu chuẩn dược điển, còn hạn sử dụng và có phiếu kiểmnghiệm kèm theo;
b) Dược liệu bảo đảm chất lượng
4 Phạm vi pha chế thuốc tân dược, thuốc phóng xạ, thuốc đông y và thuốc
từ dược liệu
a) Phạm vi pha chế thuốc tân dược:
- Pha chế thuốc theo đơn cho người bệnh, pha chế thuốc chuyên khoa đặctrị
- Chuẩn bị thuốc điều trị ung thư: khoa Dược đảm nhiệm việc pha chếthuốc điều trị ung thư vào trong dịch truyền hoặc trong dung dịch tiêm chokhoa lâm sàng Nơi chưa có điều kiện thì khoa Dược phải xây dựng quy trìnhpha chế, hướng dẫn và kiểm soát việc pha thuốc ung thư cho người bệnh tạikhoa lâm sàng Phòng chuẩn bị thuốc ung thư phải đảm bảo an toàn cho ngườichuẩn bị và an toàn cho môi trường
- Chia nhỏ liều thuốc cho bệnh nhi: khoa Dược chịu trách nhiệm chia nhỏliều thuốc cho chuyên khoa nhi hoặc hướng dẫn cho điều dưỡng thực hiệnquy trình pha chế thuốc theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất
- Toàn bộ bao bì, dụng cụ, chất thải, nước rửa trong quá trình pha chế thuốcphóng xạ phải được thu gom, xử lý theo đúng qui định về quản lý chất lượngphóng xạ;
- Số lượng pha chế, thể tích pha chế, số lượng cấp phát, địa chỉ cấp phátphải được theo dõi chi tiết, cập nhật sau mỗi lần pha chế, cấp phát
c) Phạm vi bào chế thuốc đông y và thuốc từ dược liệu:
- Bào chế, sao tẩm thuốc phiến dùng trong bệnh viện;
- Sắc thuốc thang cho người bệnh;
- Sản xuất một số dạng thuốc từ dược liệu dùng trong bệnh viện;
Trang 31- Tùy điều kiện của từng bệnh viện đa khoa, Lãnh đạo bệnh viện quyết địnhviệc bào chế thuốc đông y và thuốc từ dược liệu trực thuộc khoa Y học cổtruyền hoặc khoa Dược.
d) Kiểm tra thành phẩm trước khi phát thuốc cho người bệnh (tự kiểm trahoặc gửi thành phẩm kiểm tra tại các cơ sở hợp pháp khác)
đ) Đơn thuốc cấp cứu phải pha ngay, ghi thời gian pha chế vào đơn và giaothuốc ngay
6 Thực hiện kiểm soát, kiểm nghiệm chặt chẽ các thuốc đã pha chế và lưu mẫu theo quy định.
7 Kiểm tra sức khỏe đối với dược sĩ pha chế thuốc: 6 tháng/lần.
Thông tin thuốc, tư vấn sử dụng thuốc
1 Công tác thông tin thuốc và tư vấn về sử dụng thuốc
a) Tổ chức đơn vị thông tin thuốc để phổ biến, theo dõi, tuyên truyền sửdụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả
b) Thông tin về thuốc: tên thuốc, hoạt chất, liều dùng, liều độc, quá liều;hiệu chỉnh liều cho các đối tượng người bệnh đặc biệt; chỉ định, chống chỉđịnh, tác dụng không mong muốn của thuốc, tương tác thuốc, tương hợp,tương kỵ của thuốc; lựa chọn thuốc trong điều trị; sử dụng thuốc cho phụ nữ
có thai/cho con bú, các lưu ý khi sử dụng thuốc