Lý luận hàng hoá sức lao động của Các Mác không những có ý nghĩa lý luận to lớn mà còn có ý nghĩa thực tiễn quan trọng đối với nhiềulĩnh vực, đặc biệt là đối với việc phát triển nguồn nh
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Các Mác có nhiều quan điểm lý luận trong học thuyết kinh tế chính trị củamình, trong đó lý luận về hàng hoá sức lao động của ông có vị trí hết sức quantrọng, từ lý luận hàng hoá sức lao động Mác đã phân tích được nguồn gốc giá trịthặng dư của chủ nghĩa Tư bản, từ đó ông đã vạch rõ được bản chất của nền kinh
tế Tư bản chủ nghĩa Lý luận hàng hoá sức lao động của Các Mác không những
có ý nghĩa lý luận to lớn mà còn có ý nghĩa thực tiễn quan trọng đối với nhiềulĩnh vực, đặc biệt là đối với việc phát triển nguồn nhân lực ở mỗi nước
Đối với nước ta, vấn đề nguồn nhân lực và việc phát triển nguồn nhân lực
có vị trí hết sức cần thiết cho sự phát triển nền kinh tế đất nước Nguồn nhân lực
là nhân tố thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế ở mỗi quốc gia trên thế giới nói chung
và nước ta nói riêng Nước ta có dân số đông, đứng thứ 13 trên thế giới và thứ 3trong khu vực Đông Nam Á, số dân đông đồng nghĩa với nguồn lao động dồidào (Mỗi năm tăng thêm 1,1 triệu lao động) Như vậy, với nguồn nhân lực dồidào, đáp ứng cho nhu cầu lao động trong tất cả các ngành nghề, các lĩnh vực trênthị trường, cung ứng cho thị trường xuất khẩu lao động và là thị trường tiêu thụhàng hoá đông đảo Nguồn nhân lực ở nước ta đóng vai trò hết sức to lớn cho sựphát triển kinh tế đất nước trong những năm gần đây Trong tương lai nếu như
có định hướng và giải pháp hợp lý thì nguồn nhân lực sẽ phát huy hơn nữa vaitrò tích cực của mình Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi ấy, nguồn nhân lực ởViệt Nam còn mắc nhiều hạn chế nhất định Cần phải có những giải pháp đểphát huy những yếu tố thuận lợi và khăc phục những hạn chế mắc phải để nguồnnhân lực thực sự là động cơ chính thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển vữngmạnh
Chính thực trạng trên yêu cầu phải đề ra những giải pháp hợp lý cho vấn
đề nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay
Trang 2Với những lý do trên nên vấn đề “Lý luận hàng hoá sức lao động của CácMác và ý nghĩa của nó đối với việc phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam” đượcchọn làm đề tài để nghiên cứu vì tính quan trọng và cấp thiết của nó đối với thựctiễn phát triển vững chắc nền kinh tế hiện nay ở nước ta.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1 Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở phân tích lý luận hàng hoá sức lao động của Các Mác đề tàihướng tới việc phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay để thấy rõ thựctrạng và tìm ra được những giải pháp hợp lý để giải quyết những hạn chế mànguồn nhân lực ở nước ta còn mắc phải
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để thực hiện được mục đích trên đề tài phải thực hiện được các nhiệm vụsau:
- Phân tích lý luận về hàng hoá sức lao động của Các Mác
- Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay
- Đề xuất một số giải pháp có lợi nhằm phát triển nguồn nhân lực ở ViệtNam trong thời gian tới
3 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
3.1 Cơ sở lý luận.
Đề tài dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ ChíMinh, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về nguồn nhân lực Đồngthời kế thừa có sáng tạo những thành quả nghiên cứu của các công trình khoahọc liên quan đến đề tài
3.2 Phương pháp nghiên cứu.
Trang 3Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp trừu tượng hoá khoa học
- Phương pháp duy vật biện chứng
- Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, đối chiếu
- Phương pháp Logic kết hợp với lịch sử
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận hàng hoá sức lao động của Các Mác và nguồn nhân lực.
4.2 Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi lý luận của Các Mác về hàng hoá sức laođộng và ý nghĩa của lý luận hàng hoá sức lao động của Các Mác đối với việcphát triển nguồn nhân lực ở nước ta trong những năm gần đây Những ưu điểm,hạn chế của nguồn nhân lực nước ta và những giải pháp khắc phục định hướng
để phát triển nguồn nhân lực theo hướng tích cực trong những năm tới
1.1 Sức lao động và điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá.
1.2 Vai trò của sức lao động là thuê trong nền sản xuất Tư bản chủ nghĩa 1.3 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của lý luận hành hoá sức lao động của
Các Mác
2 Ý nghĩa của lý luận hàng hoá sức lao động của Các Mác đối với việc
phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam
Trang 42.1 Nguồn nhân lực và vai trò của nguồn nhân lực.
2.1.1 Khái niệm về nguồn nhân lực.
2.1.2 Vai trò của nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế – xã
hội của nước ta
2.1.3 Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới việc phát triển nguồn nhân
lực
2.2 Tình hình phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam trong thời gian qua 2.2.1 Những thành tựu đạt được trong việc phát triển nguồn nhân lực ở
Việt Nam trong thời gian qua
2.2.2 Những hạn chế cần khắc phục trong quá trình phát triển nguồn nhân
lực ở Việt Nam
2.3 Những giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam
trong thời gian tới
Trang 5NỘI DUNG
1 Một số vấn đề cơ bản trong lý luận hàng hoá sức lao động của Các Mác.
1.1 Sức lao động và điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá.
Các Mác đã khẳng định “Tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũngkhông thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông Nó phải xuất hiện trong lưu thông vàđồng thời không phải trong lưu thông” Đó là mâu thuẫn trong công thức của Tưbản
Như vậy, sự biến đổi giá trị của số tiền cần phải chuyển hoá thành Tư bảnkhông thể xảy ra trong bản thân số tiền ấy, mà chỉ có thể xảy ra từ hàng hoáđược mua vào (T-H) Hàng hoá đó không thể là một thứ hàng hoá thông thường
mà phải là một hàng hoá đặc biệt, mà giá trị sử dụng của nó có đặc tính là nguồngốc sinh ra giá trị Thứ hàng hoá đó là sức lao động mà Tư bản đã tìm thấy trênthị trường
Vậy, sức lao động là gì?
Theo Các Mác thì sức lao động đó là: “Toàn bộ thể lực và trí lực ở trongthân thể một con người, trong nhân cách sinh động của con người, thể lực và trílực mà con người phải làm cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích”
Phải làm gì để sức lao động trở thành hàng hoá?
Cần phân biệt mua và bán sức lao động với việc mua và bán bản thân conngười như đã diễn ra trong các chế độ nô lệ và phong kiến Thực tiễn lịch sử chothấy, sức lao động của người nô lệ không phải là hàng hoá, vì bản thân người nô
lệ thuộc sở hữu của chủ nô, anh ta không có quyền bán sức lao động của mình
Trang 6Người thợ thủ công tự do được tuỳ ý sử dụng sức lao động của mình nhưng sứclao động của anh ta cũng không phải là hàng hoá, vì anh ta có tư liệu sản xuất đểlàm ra sản phẩm nuôi sống mình chứ chưa buộc phải bán sức lao động để sống.
Trong mọi xã hội, sức lao động đều là yếu tố của sản xuất nhưng sức laođộng chỉ trở thành hàng hóa khi có đủ 2 điều kiện sau đây:
Một là, người lao động phải có khả năng chi phối sức lao động của mình,
phải là người tự do sở hữu năng lực lao động, thân thể của mình và chỉ bán sứclao động đó trong một thời gian nhất định bởi nếu anh ta bán đứt hẳn toàn bộsức lao động trong một lần thì có nghĩa anh ta tụ bán cả bản thân mình và sẽ trởthành người nô lệ
Hai là, người chủ sức lao động không có khả năng bán cái gì ngoài sức
lao động chỉ tồn tại trong cơ thể anh ta Nói cách khác, người chủ sức lao độngkhông còn tư liệu sản xuất cần thiết để tự mình thực hiện sức lao động của mình,cho nên muốn lao động để có thu nhập buộc anh ta phải bán sức lao động củamình để người khác sử dụng
Sự tồn tại đồng thời hai điều kiện nói trên tất yếu biến sức lao động trởthành hàng hoá Sức lao động biến thành hàng hoá là điều kiện quyết định đểtiền biến thành Tư bản
1.2 Vai trò của sức lao động làm thuê trong nền sản xuất Tư bản chủ nghĩa.
Trong nền sản xuất Tư bản chủ nghĩa thì sức lao động làm thuê có vai tròhết sức to lớn, nó là lực lượng cơ bản để tạo ra sản phẩm đa dạng, dồi dào trongnền sản xuất TBCN
Cũng như mọi hàng hoá khác, hàng hoá sức lao động làm thuê cũng tạo
ra hai giá trị cơ bản, đó là giá trị và giá trị sử dụng
Trong đó tạo ra giá trị sử dụng, hàng hoá sức lao động đã góp phần lí giảinguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư trong sản xuất TBCN
Trang 7Gía trị sử dụng của hàng hoá sức lao động được thể hiện ra trong quá trìnhtiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động của công nhân làm thuê.Nhưng quá trình sử dụng hay tiêu dùng hàng hoá sức lao động khác với quátrình tiêu dùng hàng hoá thông thường ở chỗ: Hàng hoá thông thường sau quátrình tiêu dùng hay sử dụng thi cả giá trị lẫn giá trị sử dụng của nó đều tiêu biếnmất theo thời gian Trái lại, quá trình tiêu dùng hàng hoá sức lao động, đó là quátrình sản xuất ra một loạt hàng hoá nào đó, đồng thời là quá trình tạo ra một giátrị mới lớn hơn giá trị của bản thân hàng hoá sức lao động Phần lớn hơn đóchính là giá trị thặng dư mà nhà tư bản sẽ chiếm đoạt Như vậy, giá trị sử dụngcủa hàng hoá sức lao động có tính chất đặc biệt, nó là nguồn gốc sinh ra giá trị,tức là nó có thể tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó Đó là chìakhoá để giải thích mâu thuẫn trong CNTB.
Cho thấy vai trò của sức lao động làm thuê vô cùng to lớn, nó làm chohàng hoá sức lao động trở thành điều kiện để tiền tệ chuyển hoá thành tư bản
Chính trong quá trình lao động của người làm thuê phục vụ cho chủ tưbản đã tạo ra các thành phần cơ bản của giá trị thặng dư, như giá trị thặng dưsiêu nghạch, giá trị thặng dư tuyệt đối , quá trình sức lao động làm thuê tạo rahàng hoá sức lao động là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của CNTB, trong quátrình lao động, công nhân làm thuê bán sức lao động của mình cho nhà Tư bảnthu về tiền công, làm hiện rõ bản chất của tiền công trong giới sản xuất TBCN
Như vậy, trong nền sản xuất TBCN, sức lao động làm thuê đóng vai tròhết sức quan trọng, nó là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư trong công thứcchung của Tư bản
1.3 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của lý luận hàng hoá sức lao động của Các Mác.
Quá trình lịch sử tách hàng loạt những người sản xuất nhỏ khỏi tư liệu sảnxuất bằng bạo lực là khởi điểm của sự thiết lập phương thức sản xuất TBCN, làtiền sử của Chủ nghĩa Tư bản Việc sức lao động trở thành hàng hoá đánh dấu
Trang 8một bước ngoặt cách mạng trong phương thức kết hợp người lao động với tưliệu sản xuất, là một bước tiến lịch sử so với chế độ nô lệ và phong kiến Sựcưỡng bức lao động bằng biện pháp phi kinh tế đã được thay bằng việc kí kếthợp đồng mua bán giữa 2 người sở hữu tư liệu sản xuất Sự bình đẳng về hìnhthức ấy che đậy bản chất bóc lột của CNTB.
Như vậy, hàng hoá sức lao động là điều kiện để chuyển hoá tiền tệ thành
Tư bản Đây cũng là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn trong công thức chungcủa Tư bản Tiền chỉ thành Tư bản khi nó được sử dụng làm phương tiện đểmang lại giá trị thặng dư cho người có tiền Điều đó chỉ thực hiện được khingười có tiền tìm được một loại hàng hoá đó là hàng hoá sức lao động
Đối với thực tiễn, việc tìm ra lý luận hàng hoá sức lao động của Các Mácgiúp cho mỗi nước, mỗi quốc gia vận dụng được nguồn lao động của nướcmình để phát hiện ra được những mặt ưu và nhược điểm của nó để tìm ra hướng
đi và giải pháp hợp lý đưa nền kinh tế phát triển đúng hướng và phát triển mộtcách vững chắc Khẳng định ý nghĩa và vai trò to lớn của hàng hoá sức lao động
Hàng hoá sức lao động cũng có hai thuộc tính như một thứ hàng hoá bìnhthường đó là giá trị và giá trị sử dụng Chính hai thuộc tính này tạo ra phần giátrị tự dôi ra so với giá trị sức lao động, gọi là giá trị thặng dư Chính đặc điểmnày là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của CNTB
2 Ý nghĩa của lý luận hàng hoá sức lao động của Các Mác đối với việc phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam.
2.1 Nguồn nhân lực và vai trò của nguồn nhân lực.
2.1.1 Khái niệm về nguồn nhân lực.
Một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn nhân lực pháttriển như: Là tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học – công nghệ, conngười Trong các nguồn nhân lực đó thì nguồn nhân lực con người là quantrọng nhất, có tính chất quyết định trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của
Trang 9mọi quốc gia từ trước đến nay Một nước dù có tài nguyên thiên nhiên phongphú, máy móc kỹ thuật hiện đại nhưng không có những con người có trình độ,
có khả năng khai thác các nguồn nhân lực đó thì khó có thể đạt được sự pháttriển như mong muốn Đặt vấn đề phát triển nguồn nhân lực lên hàng đầu là mộtvấn đề cấp thiết
Vậy, nguồn nhân lực là gì? Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc thì
“Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ thuật, kinh nghiệm, năng lực vàtính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và mỗiđất nước”
Ngân hàng Thế giới cho rằng “ Nguồn nhân lực là toàn bộ vốn của conngười bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng, nghề nghiệp, của mỗi cá nhân” Nhưvậy ở đây nguồn nhân lực con người được coi như một nguồn vốn bên cạnh cácloại vốn vật chất khác: Vốn tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên
Theo Tổ chức lao động quốc tế thì “Nguồn nhân lực của một quốc gia làtoàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động Nguồn nhânlực được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn cungcấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn nhân lực con người cho
sự phát triển Do đó, nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triểnbình thường Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội,
là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong
độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn
bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố vềthể lực, trí lực của họ được huy động vào quá trình lao động
Kinh tế phát triển lại cho rằng: Nguồn nhân lực là một bộ phận dân sốtrong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động, nguồn nhân lực đượcbiểu hiện trên hai mặt:
Trang 10- Về số lượng: Đó là tổng số những người trong độ tuổi lao động làm việc
theo quy định của Nhà nước và thời gian lao động có thể huy động được từ họ
- Về chất lượng: Đó là sức khoẻ và trình độ chuyên môn, kiến thức và
trình độ lành nghề của người lao động
Nguồn lao động là tổng số những người trong độ tuổi lao động quy địnhđang tham gia lao động hoặc đang tích cực tìm kiếm việc làm
- Từ những quan niệm trên, tiếp cận dưới góc độ của kinh tế chính trị Mác
– Lê Nin có thể hiểu: “Nguồn nhân lực là tổng hoà thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được tận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước”.
2.1.2 Vai trò của nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của nước ta.
Nước ta có số dân đông, nguồn lao động dồi dào, mối năm tăng thêm 1,1triệu lao động Với số dân đông, nguồn lao động dồi dào ấy có vai trò hết sứcquan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta trong giai đoạn hiệnnay và trong những năm tới
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và trong công cuộc hộinhập và phát triển ngày nay, nhằm mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbằng, dân chủ, văn minh” Đảng ta luôn xác định: Nguồn lao động dồi dào, conngười Việt Nam có truyền thống yêu nước, cần cù, sáng tạo, có nền tảng vănhoá, giáo dục, có khả năng nắm bắt nhanh khoa học và công nghệ là nguồn nhânlực quan trọng nhất – Nó chính là nguồn nhân lực nội sinh – thúc đẩy mọi sựphát triển
Trang 11Tại Nghị quyết TW Đảng khoá XI Đảng còn nhận định “Nuồn nhân lựccon người là quý báu nhất, có vai trò quyết định, đặc biệt đối với nước ta, khinguồn tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp”.
Các nguồn nhân lực như: Nguồn vốn, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý,khoa học – kinh tế, công nghệ, dù có bao nhiêu cũng vẫn là hữu hạn, chúngkhông có sức mạnh tự thân và sẽ cạn kiệt trong quá trình khai thác, sử dụng củacon người Hơn thế nữa, các nguồn nhân lực chỉ phát huy tác dụng và có ý nghĩatích cực khi chúng được kết hợp với nguồn nhân lực con người thông qua cáchoạt động có ý thức của con người
Trong nền kinh tế – xã hội ở nước ta thì nguồn nhân lực đóng vai trò chủchốt, động cơ thúc đẩy các yếu tố khác phát triển Vừa là thành viên trong xãhội, xuất hiện trong xã hội và cũng tác động trở lại với xã hội Nguồn nhân lực,đạt yêu cầu đóng vai trò làm cho nền kinh tế – xã hội nước ta phát triển mộtcách ổn định và bền vững
Từ khi tiến hành đổi mới đất nước (Tháng 12.1986) đến nay, với sự quantâm hợp lý và chính sách đúng đắn, nguồn nhân lực ở nước ta đã, đang và ngàycàng đóng góp vào nhiều thành quả quan trọng trong tất cả các ngành, nghề, cáclĩnh vực kinh tế – xã hội Nhất là vào thời điểm hiện nay khi Việt Nam trở thànhthành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO, chúng ta đang đẩynhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nguồn nhân lực cànggiữ vai trò ngày càng quan trọng
Nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng được đào tạo chuyênsâu càng thể hiện rõ nét vai trò quyết định của nó Nhà tương lai Mỹ AvillToffer nhấn mạnh vai trò của lao động trí thức, theo ông “Tiền bạc tiêu mãi cũnghết, quyền lực rồi sẽ mất, chỉ có trí tuệ con người khi sử dụng không nhữngkhông mất đi mà còn lớn lên” Nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn nhânlực quyết định quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã hội, quyết địnhviệc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo nguồn nhân lực khác Nguồn nhân lực