1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN văn vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động của c mác vào việc đảm bảo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp ở tỉnh

111 980 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 800,51 KB

Nội dung

Thực tế, đó là một quan hệ bất bình đẳng giữa nhà tư bản và công nhân làm thuê; vì người công nhân tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân SLĐ của mình khi được nhà tư bản sử dụn

Trang 2

Mở đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, nền kinh tế nước ta đã có nhiều khởi sắc đáng phấn khởi Kinh tế phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng khá cao; cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH); đời sống của người lao động từng bước được cải thiện nhân dân ngày càng tin tưởng hơn vào công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo

Các doanh nghiệp (DN) nước ta đã có những đóng góp quan trọng vào những thành quả đó Tuy nhiên trong quá trình đổi mới và phát triển, các DN cũng đang vấp phải nhiều vấn đề khó khăn, lúng túng đòi hỏi phải có sự lý giải, hướng dẫn của lý luận để tháo gỡ những khó khăn đó trong thực tiễn Một trong những vấn đề đó là việc vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động (HHSLĐ) của C.Mác như thế nào để đảm bảo nguồn nhân lực cho các DN kinh doanh có lợi nhuận và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao

Kế thừa có sáng tạo những quan điểm của các nhà kinh tế tư sản cổ điển về lý luận lao động, C.Mác đã nghiên cứu, xây dựng lý luận HHSLĐ Qua phân tích lý luận HHSLĐ, C.Mác đã vạch rõ bản chất, mục đích của nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa (TBCN) Đồng thời khám phá ra quy luật chi phối sự vận động, phát triển của CNTB

Như vậy, ở đây sẽ nảy sinh vấn đề là, lý luận HHSLĐ được C.Mác xây dựng trong nền kinh tế thị trường TBCN, trong lúc đó chúng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), mà nền kinh tế này có sự khác biệt về chất so với nền kinh tế thị trường TBCN Tuy nhiên, chúng ta có thể vận dụng lý luận HHSLĐ vào quá trình phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hiện nay, bởi vì nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH không qua chế độ TBCN Và cũng vì thế, việc vận dụng lý luận HHSLĐ để đảm bảo nguồn nhân lực cho các DN nâng cao sức cạnh tranh có ý nghĩa lý luận

và thực tiễn rất sâu sắc đối với nước ta trong bối cảnh hiện nay

Đối với tỉnh Quảng Bình, trong những năm gần đây, mặc dù các DN đã có đóng góp không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nhưng năng lực cạnh tranh của các DN ở Quảng Bình hiện còn rất thấp kém Nhiều DN, nhất là các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) kinh doanh thua lỗ triền miên, đời sống của

Trang 3

người lao động còn nhiều khó khăn, vất vả Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này,

nhưng nguyên nhân quan trọng hàng đầu vẫn thuộc về nguồn nhân lực của các DN Bởi do:

"Cơ cấu đào tạo chưa hợp lý, nhiều ngành kinh tế quan trọng còn thiếu công nhân kỹ thuật, thiếu lao động có tay nghề cao, lực lượng cán bộ khoa học, kỹ thuật được đào tạo giữa các ngành chưa cân đối, tình trạng sử dụng lao động chưa đúng ngành nghề đào tạo còn phổ biến " [43]

Vì vậy, việc vận dụng lý luận HHSLĐ của C.Mác nhằm đảm bảo nguồn nhân lực cho các DN kinh doanh có lợi nhuận và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao, góp phần đưa Quảng

Bình "đến năm 2010 thoát nghèo, cùng cả nước ra khỏi tình trạng kém phát triển " [43]

đang trở thành vấn đề cấp bách Đó là lý do tác giả lựa chọn đề tài: " Vận dụng lý luận

hàng hoỏ sức lao động của C.Mác vào việc đảm bảo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp ở tỉnh Quảng Bỡnh " làm luận văn thạc sĩ Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế chính trị

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Từ khi Đảng ta chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN đến nay, nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế thị trường đã được nhận thức đầy đủ và đúng đắn hơn Kinh tế thị trường, trong đó HH SLĐ là sản phẩm của lịch sử, tồn tại một cách khách quan trong quá trình phát triển của nền sản xuất xã hội, mà ngày nay chúng ta thường gọi là nền kinh tế thị trường TBCN và kinh tế thị trường XHCN Liên quan đến nội dung này đã có nhiều bài viết, như:

- Nguyễn Quang Hiển (1995), Thị trường sức lao động - Thực trạng và giải pháp,

Nxb Thống kê, Hà Nội

- Lê Minh Vụ (1993), "Suy nghĩ về hàng hoá sức lao động trong thời kỳ quá độ ở

Việt Nam", Tạp chí Quốc phòng toàn dân, (số 9), tr.29-32

- Đỗ Hoàng (1990), "Trong thành phần kinh tế XHCN sức lao động có là hàng hoá

không?", Tạp chí Giáo dục lý luận, (số 7), tr.33-37

- GS,TS Đỗ Thế Tùng, Một số điểm cơ bản trong lý luận của C.Mác về tiền công và

việc vận dụng vào cải cách tiền lương ở nước ta hiện nay, (Học viện chính trị Quốc gia Hồ

Chí Minh)

Trang 4

GS,TS Đỗ Thế Tùng, Bàn về cái gọi là "Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam làm

kinh tế tư nhân", (Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh)

Bên cạnh đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu một cách toàn diện về yếu tố con người và vai trò của nguồn nhân lực ở tầm vĩ mô đối với sự phát triển kinh tế, xã hội Nhưng các bài viết vận dụng lý luận hàng hoá SLĐ vào việc đảm bảo nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực cho các DN nói riêng thì rất hạn hữu

ở tỉnh Quảng Bình, một số ngành, đơn vị đã có các đề án liên quan đến phát triển nguồn nhân lực phục vụ công tác chuyên ngành, như: Đề án đào tạo, đào tạo lại đội ngũ giáo viên; Đề án thành lập trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật; Đề án giáo dục miền núi; Đề

án phổ cập THCS của Sở Giáo dục- Đào tạo; Quy hoạch mạng lưới đào tạo và thành lập trường dạy nghề của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội; Đề án khảo sát thực trạng và các giải pháp xây dựng đội ngũ công chức tỉnh Quảng Bình của Sở Nội vụ

Tuy nhiên, chưa có đề tài nào đề cập đến nội dung Vận dụng lý luận HH SLĐ của

C.Mác vào việc đảm bảo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp ở tỉnh Quảng Bình Do

vậy, tác giả muốn nghiên cứu vấn đề này như một đề tài có tính chất khám phá, chuyên sâu

và có hệ thống

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

3.1 Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận cơ bản về hàng hoá SLĐ có liên quan

của C.Mác và thực trạng nguồn nhân lực của các DN ở tỉnh Quảng Bình, luận văn đề xuất các giải pháp cơ bản vận dụng lý luận này vào việc đảm bảo nguồn nhân lực cho các DN nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và

xu thế toàn cầu hoá, phát triển nền kinh tế tri thức

3.2 Nhiệm vụ

Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ của luận văn là:

Trang 5

- Phân tích những nội dung cơ bản có liên quan và ý nghĩa của lý luận HHSLĐ của C.Mác đối với việc đảm bảo nguồn nhân lực cho các DN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay

- Phân tích thực trạng nguồn nhân lực của các DN ở tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua (từ 2001- 2005 năm) cũng như vai trò của nó và những vấn đề cấp bách đặt ra

- Đề xuất các giải pháp cơ bản vận dụng ý luận HHSLĐ của C.Mác vào việc đảm bảo nguồn nhân lực cho các DN ở tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới

4 Đối tượng và và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu lý luận HHSLĐ của C.Mác có

liên quan đến việc đảm bảo nguồn nhân lực cho các DN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nói chung và vận dụng lý luận này vào việc đảm bảo nguồn nhân lực cho các

DN của tỉnh Quảng Bình nói riêng

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về lý luận: Luận văn tập trung tìm hiểu những nội dung có liên quan cần vận dụng

trong lý luận HHSLĐ của C.Mác phù hợp với việc đảm bảo nguồn nhân lực cho các DN ở Quảng Bình kinh doanh có lợi nhuận và đạt hiệu quả kinh tế- xã hội cao

Về thực tiễn: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực ở 10 DNNN

(trong tổng số 27 DNNN), 20 công ty cổ phần(trong tổng số 87 công ty cổ phần) và 20 DN

tư nhân (trong tổng số 786 DN tư nhân) ở thành phố Đồng Hới và các huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong thời gian từ 2001-2005 Từ đó, làm rõ những vấn đề còn hạn chế của nguồn nhân lực ở các DN này, qua đó xác định những quan điểm, giải pháp cơ bản để tháo

gỡ dựa trên cơ sở vận dụng lý luận HHSLĐ của C.Mác

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Luận văn được trình bày trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam thể hiện trong các văn kiện Đại hội, nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương và nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XIV Ngoài ra luận văn còn sử dụng các tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài đã được công bố trên các sách, báo, tạp chí

- Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, nhưng chủ yếu là phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp logic kết hợp lịch sử, phương pháp phân

Trang 6

tích, tổng hợp, phương pháp phân tích đối chiếu để từ đó làm rõ thực trạng nguồn nhân lực của các DN ở tỉnh Quảng Bình, qua đó xác định sự cần thiết cũng như giải pháp vận dụng lý luận HHSLĐ của C.Mác vào việc đảm bảo nguồn nhân lực cho các DN trong điều kiện nền

kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay

6 Đóng góp của luận văn

Về lý luận: Luận văn góp phần làm rõ thêm những nội dung cần vận dụng trong lý

luận HHLĐ của C.Mác đối với việc đảm bảo nguồn nhân lực cho các DN Cũng qua đó góp phần lý giải một số vấn đề quan hệ giữa lý luận và thực tiễn đang đặt ra trong giai đoạn cách mạng hiện nay

Về thực tiễn: Luận văn đáp ứng yêu cầu đòi hỏi cấp bách về việc đảm bảo nguồn

nhân lực cho các DN ở tỉnh Quảng Bình hiện nay nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN ở địa phương trong tình hình mới

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương, 8 tiết:

Trước C.Mác chưa có một nhà kinh tế học nào có sự phân rõ ranh giới giữa hai phạm

trù " lao động và sức lao động" Nhờ có quan điểm đúng đắn về lao động và SLĐ, C.Mác đã

trở thành người đầu tiên trình bày một cách khoa học lý luận về HHSLĐ Ông đã từng bước hoàn thiện lý luận này qua nhiều tác phẩm khác nhau và lý luận này đạt đến đỉnh cao trong

bộ Tư bản Trong tác phẩm này, C.Mác đã thể hiện quan điểm của mình: "người công nhân

bán sức lao động" Ông viết: "Tư bản chỉ phát sinh ở nơi nào mà người chủ những tư liệu

sản xuất và tư liệu sinh hoạt tìm thấy được người lao động tự do với tư cách là người bán

Trang 7

sức lao động của mình ở trên thị trường Bây giờ, chúng ta phải nghiên cứu một cách tường tận hơn thứ hàng hoá đặc biệt, tức là sức lao động" [23, tr.255]

Lý luận HHSLĐ là cơ sở giúp C.Mác xây dựng và phát triển học thuyết giá trị thặng

dư, một học thuyết vạch rõ nguồn gốc và bản chất bóc lột của CNTB và chứng minh sứ mạng lịch sử của giai cấp công nhân đối với tiến trình phát triển của lịch sử xã hội loài người

Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta hiện nay, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN vẫn tuân theo những quy luật chung của nền kinh tế thị trường, do đó một bộ phận SLĐ trở thành hàng hoá, SLĐ trở thành HHSLĐ

Từ góc độ thực tiễn nguồn nhân lực của các DN ở Quảng Bình, với khả năng nhất định của mình, tác giả luận văn sẽ tập trung tìm hiểu một số nội dung có liên quan của lý luận HHSLĐ nhằm đảm bảo nguồn nhân lực cho các DN ở địa phương trong tình hình mới

1.1.1 Điều kiện xuất hiện hàng hoá sức lao động

Theo C.Mác: Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất

và tinh thần tồn tại trong một cơ thể của một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó

Như vậy, SLĐ bao gồm cả lao động cơ bắp và lao động trí óc, cả thể lực và trí lực chứ không chỉ có lao động thể lực

Theo C.Mác và Ph.Ăngghen thì: "Tiền đề đầu tiên của toàn bộ lịch sử nhân loại thì dĩ nhiên là sự tồn tại của những cá nhân con người sống và có thể phân biệt con người với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sản xuất của mình như thế là con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình" [26, tr.29] Như vậy SLĐ tồn tại trong cơ thể sống của người lao động, là nhân tố cơ bản và đầu tiên trong mọi hoạt động xã hội Tuy nhiên, do bản chất kinh tế, chính trị, xã hội ở mỗi chế độ xã hội khác nhau nên việc đánh giá, quan tâm đến nhân tố con người cũng rất khác nhau

Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, từ khi có giai cấp, việc quan tâm đến nhân tố con người từ đời sống vật chất, tinh thần, đến giáo dục, đào tạo, luôn gắn chặt với quá trình "sử dụng sức lao động của người khác theo một quan hệ người bóc lột người để tiến hành sản xuất" Nhưng xuất phát từ tiền đề lịch sử nào để chủ sở hữu TLSX có thể sử dụng SLĐ của người khác? Theo C.Mác "Nếu công nhân dùng toàn bộ thời gian của mình

Trang 8

để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho bản thân và cho nòi giống của mình, thì anh ta không còn thời gian nào để lao động không công cho người khác Nếu không có một năng suất nào đó của lao động thì sẽ không có một thời gian rỗi như thế cho người lao động; nếu không có một thời gian dôi ra như thế, thì cũng không có nhà tư bản, vả lại không có nhà chủ nô, nam tước phong kiến, nói tóm lại không có giai cấp đại sở hữu" [22, tr.722]

Trong quá trình sản xuất vật chất, năng suất lao động tăng lên do sự phát triển của phân công lao động và lực lượng sản xuất (LLSX) Và phân công lao động càng phát triển thì năng suất lao động càng tăng Mối quan hệ biện chứng này đã tạo cơ sở cho yêu cầu khách quan và tạo điều kiện vật chất cho phép sử dụng thêm nhiều SLĐ của người khác Tuy nhiên, quan hệ người bóc lột người xuất hiện trong quá trình sử dụng SLĐ cần phải có

sự xuất hiện của chế độ tư hữu về TLSX Bởi vì theo C.Mác "Người nào không có sở hữu nào khác ngoài sức lao động của mình ra trong mọi trạng thái xã hội và văn hoá, đều sẽ nhất định làm nô lệ cho những kẻ khác nắm trong tay những điều kiện vật chất của lao động"

[27, tr.27] Với con người "trần như nhộng", chỉ có SLĐ và không có TLSX ở trong tay thì

chỉ có thể lao động và do đó chỉ sinh sống khi được những kẻ đại chủ sở hữu TLSX bóc lột lao động thặng dư

Quyền sở hữu SLĐ và quyền sử dụng SLĐ có sự khác nhau cả về hai mặt định tính

và định lượng Quyền sở hữu SLĐ cho phép người lao động tự mình quyết định cuộc đời mình qua việc xác định phương hướng, cách thức sử dụng SLĐ của mình như thế nào Còn quyền sử dụng SLĐ cho phép người lao động tìm ra cách thức kết hợp SLĐ với TLSX để vận dụng SLĐ bản thân trong quá trình sản xuất tạo ra giá trị sử dụng

Theo C.Mác, SLĐ tồn tại trong cơ thể sống của người lao động và chỉ trở thành hàng hoá khi chính bản thân người có SLĐ đem bán trên thị trường Thì người đó phải có khả năng chi phối được SLĐ đó, do đó "người ấy phải là kẻ tự do sở hữu năng lực lao động của mình [21, tr.251] Và như vậy, về mặt hình thức pháp lý người sở hữu SLĐ mới được bình đẳng với người sở hữu tư bản" thuận mua vừa bán"

"Như vậy, người ta có thể nói đến một cơ sở tự nhiên của giá trị thặng dư nhưng với một ý nghĩa hết sức chung là: Trong tự nhiên không hề có một trở ngại tuyệt đối nào người này đem số lao động cần thiết cho sự sinh tồn của bản thân mình trút bỏ khỏi vai mình và đặt lên vai người khác Cũng giống như trong tự nhiên không có một trở ngại tuyệt đối nào ngăn cản thịt của người này trở thành thức ăn của người khác " [28, tr.1] Trong mọi xã

Trang 9

hội, lao động đều là yếu tố cơ bản của sản xuất, nhưng SLĐ chỉ trở thành hàng hoá khi có hai điều kiện sau:

Một là: Người chủ SLĐ "phải có khả năng chi phối được sức lao động ấy, do đó

người ấy phải là kẻ tự do sở hữu năng lực lao động của mình, thân thể của mình Anh ta và người chủ tiền gặp nhau trên thị trường và quan hệ với nhau với tư cách là những người chủ hàng hoá bình đẳng với nhau "; "Muốn duy trì quan hệ ấy, người sở hữu sức lao động bao giờ cũng chỉ bán sức lao động đó trong một thời gian nhất định thôi, bởi vì anh ta bán đứt hẳn toàn bộ sức lao động ấy trong một lần thì anh ta trở thành người nô lệ, từ chỗ là người chủ hàng hoá anh ta sẽ trở thành một hàng hoá" [29, tr.252] Như vậy, người công nhân làm thuê chỉ bán quyền sử dụng SLĐ trong một thời hạn nhất định, chứ không bán quyền sở hữu SLĐ của mình, SLĐ của người công nhân là hàng hoá chứ không phải bản thân người công nhân là hàng hoá Trước sau, người công nhân vẫn là chủ sở hữu hàng hoá - SLĐ của mình, do

đó "khi bán sức lao động, anh ta vẫn không từ bỏ quyền sở hữu về sức lao động ấy" [30, tr.254]

Hai là: "Người chủ sức lao động phải không còn có khả năng bán những hàng hoá

trong đó lao động của anh ta được vật hoá, mà trái lại, anh ta buộc phải đem bán, với tư cách hàng hoá, chính ngay cái sức lao động chỉ tồn tại ở trong cơ thể sống của anh thôi" [29, tr.252]

Người công nhân muốn bán những hàng hoá khác với SLĐ của mình thì người chủ SLĐ phải có TLSX, tư liệu sinh hoạt để tự kết hợp với SLĐ của mình nhằm làm ra những hàng hoá khác ấy Nếu họ hoàn toàn không có những vật cần thiết ấy để thực hiện SLĐ của

mình, nói cách khác là trần như nhộng, thì phải bán chính SLĐ ấy Tuy nhiên, nếu chỉ có

TLSX và tư liệu sinh hoạt nhưng chỉ đủ để thực hiện SLĐ của mình trong một ngày hay trong một năm chẳng hạn, thì trong những ngày còn lại nếu muốn có thu nhập, tất yếu phải

đi làm thuê, tức là phải đi bán SLĐ, mặc dù "không trần như nhộng"

Trong thời đại ngày nay, cùng với xu thế phát triển của nền kinh tế tri thức, hai điều kiện cho sự ra đời của HHSLĐ vẫn còn nguyên giá trị của nó Tuy nhiên ở điều kiện thứ hai

là người có SLĐ nhưng không có TLSX, tư liệu tiêu dùng buộc phải bán SLĐ kiếm sống đã

có sự biểu hiện mới Đó là khi đời sống của công nhân lên cao, họ có tích luỹ và mua được

cổ phiếu của Công ty cổ phần (CP) và như vậy họ trở thành người chủ một phần vốn của công ty, chủ một phần TLSX và lao động thặng dư của họ được bồi hoàn lại, những người lao động này không phải không có những TLSX, do vậy SLĐ của họ có tính chất hàng hoá,

Trang 10

chứ không phải HHSLĐ theo đúng nguyên nghĩa mà C.Mác đã định nghĩa Trường hợp này hiện hữu trong thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể Trong các thành phần này, người lao động đều là người làm chủ tập thể TLSX, vì vậy SLĐ của họ không phải là HHSLĐ Nhưng trong nền kinh tế thị trường, việc đánh giá sự cống hiến của người lao động vẫn phải dựa vào hình thức tiền lương Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị HHSLĐ Do vậy, SLĐ của người lao động trong kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể phải được coi là HHSLĐ để tính toán tiền lương theo mặt bằng tiền lương chung của toàn xã hội Bởi vì, đã là tiền lương trong nền kinh tế thị trường thì phải phản ánh giá trị HHSLĐ Nhưng có điểm khác biệt đó là trong khu vực kinh tế nhà nước phần bồi hoàn cho lao động thặng dư được coi trọng và có xu hướng tăng lên còn trong khu vực kinh tế tư nhân, do quan hệ người bóc lột người lao động vẫn còn tồn tại nên phần lao động thặng dư của người lao động vẫn bị người sử dụng lao động bóc lột trong khuôn khổ pháp luật

1.1.2 Các thuộc tính của hàng hoá sức lao động

Là một hàng hoá, SLĐ cũng có hai thuộc tính: Giá trị sử dụng và giá trị

Giá trị sử dụng của của HHSLĐ là công dụng của nó, cần thiết cho nhu cầu của người mua và sử dụng nó mà trước hết là khả năng tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó Đó là nguồn gốc của giá trị thặng dư và là chìa khoá để giải đáp mâu thuẫn của công thức chung của tư bản Quá trình sử dụng SLĐ làm thuê cũng là quá trình làm tăng giá trị

Giá trị sử dụng của SLĐ của người công nhân là tính có ích cho chủ sở hữu tư bản Nhà tư bản cần có SLĐ của người công nhân kết hợp với TLSX của mình để tạo ra các giá trị sử dụng, tạo ra hàng hoá Người lao động bán SLĐ bằng cách lao động theo yêu cầu của người mua Nhà tư bản tiêu dùng SLĐ là nhằm sử dụng tính có ích của SLĐ Tính có ích của SLĐ không chỉ là năng lực tạo ra các giá trị sử dụng mà còn: "Cái có ý nghĩa quyết định

là giá trị sử dụng đặc biệt của thứ hàng hoá đó, là cái đặc tính của nó làm một nguồn sinh ra giá trị, hơn nữa lại sinh ra một giá trị lớn hơn giá trị của chính bản thân nó" [29] Người công nhân bán SLĐ thực hiện giá trị trao đổi của SLĐ và nhượng lại giá trị sử dụng của SLĐ đó Họ sẽ không thể nhận được giá trị trao đổi mà không chuyển nhượng giá trị sử dụng Người mua đã trả giá trị hàng ngày của SLĐ, vì vậy việc tiêu dùng SLĐ ấy trong một ngày là thuộc quyền của người chủ tiền và nhượng lại giá trị trao đổi của SLĐ Theo C.Mác: Chi phí hàng ngày để duy trì SLĐ và sự tiêu phí SLĐ ấy trong một ngày đó là hai đại lượng

Trang 11

hoàn toàn khác nhau; Đại lượng thứ nhất quyết định giá trị trao đổi của nó, đại lượng thứ hai tạo thành giá trị sử dụng của nó Điều này cũng có nghĩa là giá trị của SLĐ là giá trị được tạo ra trong quá trình sử dụng lao động là hai đại lượng khác nhau Và chính nhà tư bản đã nhằm vào sự chênh lệch về giá trị đó khi mua SLĐ, đây cũng là tính có ích thật sự của SLĐ đối với các nhà tư bản Tăng năng suất lao động là nguyên nhân của sự chênh lệch giữa hai đại lượng này Khi năng suất lao động xã hội đạt đến một mức nhất định nào đó thì chỉ cần một phần ngày lao động, người công nhân có thể sản xuất ra những giá trị mới tương đương với giá trị kết tinh trong hàng hoá tư liệu tiêu dùng nuôi sống bản thân anh ta và gia đình anh ta Người chủ sở hữu TLSX trả giá trị hàng ngày của SLĐ, vì vậy việc tiêu dùng SLĐ trong ngày lao động là thuộc quyền của nhà tư bản và như thế, đương nhiên giá trị mới do việc tiêu dùng SLĐ ấy tạo ra cũng thuộc về nhà tư bản Nhà tư bản chỉ dùng một phần giá trị mới trả cho giá trị SLĐ và phần giá trị mới dư ra ngoài giá trị SLĐ ấy bị nhà tư bản chiếm không được gọi là giá trị thặng dư

Tuy nhiên, tính có ích của SLĐ được thực hiện tức sẽ tạo ra được giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó khi SLĐ phải hoạt động trong những "điều kiện bình thường" Đó là: Bảo đảm tính chất bình thường của những yếu tố vật chất của lao động như tư liệu lao động, nguyên, nhiên, vật liệu đạt trình độ phổ biến bình thường Bản thân SLĐ cũng phải là một SLĐ bình thường, nghĩa là trong ngành chuyên môn mà SLĐ ấy được sử dụng, nó phải có một trình độ trung bình về mặt kỹ năng, sự nhanh nhẹn Hay nói cách khác, muốn nâng cao giá trị sử dụng của SLĐ thì phải đầu tư cho người công nhân, họ phải được đào tạo, huấn luyện những kiến thức nhất định về chuyên môn, nghiệp vụ Mặt khác, để đảm bảo tính có ích của SLĐ, nguyên liệu và tư liệu lao động phải được tiêu dùng một cách hợp lý, nếu bị tiêu phí một cách bất hợp lý thì chúng sẽ không được tính đến và không tham gia vào việc hình thành giá trị sản phẩm HHSLĐ là một loại hàng hoá đặc biệt vì giá trị sử dụng của nó

là một giá trị sử dụng độc đáo, trong quá trình sử dụng nó sinh ra một giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó Là một loại hàng hoá đặc biệt trong nền sản xuất hàng hoá TBCN nên nó được mua bán theo một giá cả nhất định, đó là tiền công

1.1.3 Sự chuyển hoá giá trị sức lao động thành tiền công

Trong nền sản xuất TBCN, giá trị SLĐ được thể hiện ra thành tiền công và điều này

đã đưa đến sự ngộ nhận lượng tiền đó được trả cho một lượng lao động nhất định Nhưng thật ra người công nhân không bán lao động mà bán SLĐ Lao động là " quá trình tiêu dùng

Trang 12

sức lao động là quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó, bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên [29, tr.265-266] SLĐ là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó Như vậy SLĐ và lao động có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, SLĐ là khả năng lao động, lao động là sự thực hiện SLĐ trong hiện thực;

nó là sự kết hợp SLĐ với TLSX để tạo ra sản phẩm Lao động không phải là hàng hoá và công nhân không bán lao động mà bán SLĐ Sức lao động của công nhân là hàng hoá và giá

trị của HHSLĐ được thể hiện ra trên bề mặt xã hội dưới hình thức tiền công Tuy nhiên,

chính sự chuyển hoá của giá trị thành hình thức tiền công đã đưa đến sự ngộ nhận về quan

hệ tự do bình đẳng trong quan hệ mua bán SLĐ giữa chủ sở hữu tiền và người công nhân Thực tế, đó là một quan hệ bất bình đẳng giữa nhà tư bản và công nhân làm thuê; vì người công nhân tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân SLĐ của mình khi được nhà tư bản

sử dụng trong quá trình sản xuất; ngoài ra người công nhân làm thuê luôn phải ứng trước SLĐ cho nhà tư bản khi nhận được tiền công

Tiền công có hai hình thức cơ bản: đó là tiền công tính theo thời gian và tiền công tính theo sản phẩm

Tiền công tính theo thời gian là sự biểu hiện bằng tiền giá trị hàng ngày, hàng tuần của SLĐ Theo C.Mác: "nếu số lượng lao động hàng ngày hay hàng tuần đã cho sẵn thì tiền công ngày hay tiền công tuần phụ thuộc vào giá cả sức lao động, bản thân giá cả này lại biến đổi cùng với giá trị sức lao động hay cùng với sự chênh lệch của giá cả sức lao động so với giá trị của nó Ngược lại, nếu giá cả sức lao động đã cho sẵn thì tiền công ngày hay tiền công tuần phụ thuộc vào số lượng lao động hàng ngày hay tuần" [29, tr.769] Khi tiền công ngày hay tuần tăng thì giá cả SLĐ có thể không thay đổi về danh nghĩa, nhưng nó có thể tụt xuống dưới mức bình thường của nó Điều này xảy ra khi giá cả của giờ lao động không thay đổi nhưng ngày lao động kéo dài quá mức bình thường của nó Giá cả SLĐ thấp trong thời gian gọi là bình thường đã bắt buộc người công nhân nếu kiếm được một số tiền công nói chung tương đối đầy đủ thì phải làm thêm ngoài giờ để được trả công cao hơn Nhưng

sự hạn chế bằng pháp luật quy định thời gian làm việc trong ngày đã giúp bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động

Trang 13

Còn tiền công tính theo sản phẩm là hình thức chuyển hoá của tiền công tính theo thời gian; hình thức này càng làm cho người ta tin rằng "giá cả của lao động không phải do phân số giữa giá trị hàng ngày của sức lao động và ngày lao động với một số giờ nhất định

mà là do năng lực công tác của người sản xuất quyết định" [29, tr.777]

Trong thực tế, tiền công tính theo sản phẩm không trực tiếp biểu hiện một quan hệ giá trị nào cả; với hình thức này người ta không đo giá trị của một đơn vị hàng hoá bằng thời gian lao động nhập vào hàng hoá đó, mà trái lại hoạt động do người công nhân tiêu phí lại được đo bằng số lượng hàng hoá do anh ta sản xuất ra Tiền công tính theo sản phẩm làm cho chất lượng của lao động được kiểm tra bởi chính ngay sản phẩm của lao động Người công nhân làm thuê muốn cho giá cả SLĐ được tính theo sản phẩm được trả đầy đủ thì phải làm cho sản phẩm có một chất lượng trung bình Với hình thức này nhà tư bản tiết kiệm được chi phí quản lý vì chất lượng và cường độ lao động đã được hình thức tiền công theo sản phẩm kiểm soát Tiền công tính theo sản phẩm có tính chất ưu việt là thước đo chính xác để đo cường độ lao động và năng suất lao động Về cường độ lao động, hình thức tiền công này kích thích người công nhân muốn có được nhiều tiền công thì phải có nhiều sản phẩm với chất lượng đúng quy định

Về năng suất lao động, nếu năng suất lao động tăng lên và các điều kiện khác không đổi thì tiền công tính theo sản phẩm sẽ giảm, hay: "Tiền công tính theo sản phẩm giảm xuống theo cùng tỷ lệ tăng lên của số sản phẩm đã sản xuất ra trong cùng một thời gian" [29, tr.787] Tiền công theo sản phẩm tạo ra sự chênh lệch về thu nhập giữa những người lao động với nhau do có sự khác nhau về sức khoẻ; trí tuệ, chuyên môn Nhờ đó mà góp phần phát triển cá tính, tính độc lập tự chủ, cũng như thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các công nhân với nhau Điều này làm cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn

Trong xã hội tư bản, tiền công là giá cả SLĐ, cho nên dù tiền công trả theo thời gian hay theo sản phẩm thì người lao động cũng chỉ nhận được sự trả công cho lao động cần thiết, còn phần lao động thặng dư thì bị nhà tư bản chiếm đoạn

1.1.4 Thị trường sức lao động trong nền kinh tế hàng hoá

Người lao động bán SLĐ cho nhà tư bản nhưng không từ bỏ quyền sở hữu SLĐ của mình, chính vì vậy thực chất của quan hệ mua bán HHSLĐ giữa nhà tư bản và công nhân là mua bán quyền sử dụng SLĐ trong một thời gian nhất định Nơi diễn ra quan hệ mua bán

Trang 14

SLĐ khi đã hội tụ những điều kiện cần thiết (đạt đến một giá trị nhất định) thì sẽ trở thành HHSLĐ Hàng hoá SLĐ chính là SLĐ của người lao động phục vụ những nhu cầu SXKD của người chủ lao động theo một hợp đồng thoả thuận và có thời hạn SLĐ tồn tại trong cơ thể sống và chỉ thể hiện ra trong quá trình lao động sản xuất, trong quá trình kết hợp với TLSX để tạo ra một lượng sản phẩm nhất định, hoặc trong hoạt động dịch vụ để tạo

ra những giá trị sử dụng nhất định Người lao động muốn thể hiện SLĐ của mình, tức muốn thể hiện thể lực, trí lực, năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức của mình thì phải thông qua hoạt động lao động nghĩa là phải có việc làm

Việc làm là mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập không bị pháp luật ngăn cấm Các hoạt động lao động được xác định là việc làm bao gồm: Làm các công việc được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc bằng hiện vật; công việc tự làm để thu lợi nhuận cho bản thân hoặc tạo thu nhập cho gia đình mình nhưng không được trả công cho công việc đó

Sức lao động, lao động và việc làm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau SLĐ là một trong những yếu tố của lao động; lao động là sự tiêu dùng SLĐ, nhưng SLĐ phải được thể hiện qua lao động Vì thế, muốn đánh giá SLĐ của một người phải dựa vào hoạt động lao động và kết quả lao động của người đó Ngược lại, để có một người lao động làm việc có hiệu quả, trước tiên anh phải có một SLĐ theo yêu cầu của người chủ sử dụng lao động Hay nói cách khác muốn hoạt động lao động, người lao động phải có khả năng lao động, phải có năng lực lao động, năng lực chuyên môn; tất cả đều được thể hiện qua lao động cụ thể của người lao động Mà lao động cụ thể là lao động có ích với những sản phẩm nhất định của ngành nghề chuyên môn nhất định Nếu không được đào tạo với những ngành nghề

Trang 15

Như vậy, thực chất việc mua bán giữa người lao động và người sử dụng lao động là mua bán quyền sử dụng SLĐ phù hợp với yêu cầu của việc làm, không mua bán bản thân SLĐ vì đó là cơ thể sống của người lao động và đương nhiên cũng không mua bán được lao động Như chúng ta biết, hoạt động lao động SXHH của người lao động có tính chất hai mặt

là lao động cụ thể và lao động trừu tượng, cả hai cùng thể hiện trong việc làm chứ không phải chỉ có lao động cụ thể mới biểu hiện trong việc làm Như vậy, nói mua bán trên thị trường không phải là lao động trừu tượng mà là lao động cụ thể, là lao động thể hiện thành việc làm thì đã nhìn nhận sự việc một cách phiến diện không thừa nhận lý luận tính chất hai mặt của LĐSX của C.Mác Từ mối quan hệ của các khái niệm SLĐ, lao động và việc làm ta thấy rằng các yếu tố này thể hiện trên thị trường chỉ cùng một mối quan hệ: mua bán quyền

sử dụng SLĐ giữa người lao động và người chủ lao động

Những ai bán quyền sử dụng SLĐ của mình cho người khác thì đó là người lao động(người làm thuê) Nhưng nếu SLĐ của người làm thuê được sử dụng trong quá trình lao động sản xuất để đem lại một giá trị lớn hơn giá trị bản thân SLĐ, và cá nhân người lao động không có quyền chi phối phần chênh lệch thì những người làm thuê này thuộc về giai cấp công nhân Còn những ai mua quyền sử dụng SLĐ của người khác thì đó là người sử

Trang 16

dụng lao động Những người này chiếm đoạn không bồi hoàn phần chênh lệch giữa giá trị mới và giá trị SLĐ thì thuộc về giai cấp tư sản Còn người sử dụng nào mà sử dụng phần giá trị chênh lệch (C.Mác gọi là giá trị thặng dư) vào những công việc chung của xã hội thì đó chính là các tổ chức kinh tế tập thể hoặc các doanh nghiệp nhà nước

Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, do điều kiện thực tế, mọi thành viên đều trở thành người lao động cùng làm chủ tập thể, tuy vậy bên cạnh

đó vẫn còn một bộ phận thành viên trong xã hội phải bán SLĐ cho một bộ phận thành viên khác Quan hệ mua bán SLĐ giữa người lao động và người sử dụng SLĐ diễn ra trên TTSLĐ

TTSLĐ là nơi diễn ra mua bán HHSLĐ giữa người sử dụng lao động và người lao động, là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu về HHSLĐ Sự biến động cung cầu về HHSLĐ luôn gắn bó chặt chẽ với chu kỳ phát triển của nền kinh tế

Trên thị trường SLĐ, quan hệ lao động giữa nhà tư bản và công nhân được thực hiện theo một hợp đồng, trong đó người bán phải ứng trước việc sử dụng SLĐ cho người mua trước khi nhận tiền lương "người lao động đều ứng trước giá trị sử dụng của sức lao động của mình cho nhà tư bản, anh ta để cho người mua tiêu dùng sức lao động của mình trước khi nhận được giá cả của nó" [29, tr.260-261] Điều này phù hợp với quy luật: "Sản xuất hàng hoá càng phát triển thành nền sản xuất TBCN theo đúng những quy luật bên trong của bản thân nó, thì các quy luật sở hữu của bản thân nền sản xuất hàng hoá lại càng biến thành những quy luật chiếm hữu tư bản chủ nghĩa [29, tr.828] Về hình thức hợp đồng lao động giữa công nhân và nhà tư bản, nhìn bề ngoài có vẻ thuận mua vừa bán nhưng bên trong chứa đựng quan hệ bóc lột Bởi vì, khi còn là tư cách "chủ hàng đối diện với chủ hàng" thì "cái giao kèo theo đó anh ta bán sức lao động của mình cho nhà tư bản đã chứng minh bằng giấy trắng mực đen rằng anh ta tự do định đoạn bản thân mình" [29, tr.439] Nhưng khi mua bán xong rồi anh ta sẽ không còn tự do nữa Bởi, thời gian đó anh ta tự do bán SLĐ của mình là thời gian anh ta buộc phải bán SLĐ đó, và trong thực tế "khi nó còn có thể bóp nặn được một mớ thịt, một đường gân, một giọt máu" Vì thế, để chống lại sự bóc lột, công nhân phải hợp nhất lại "với tư cách là một giai cấp, họ buộc nhà nước phải ban hành một đạo luật, để làm một chướng ngại mạnh mẽ ngăn cản ngay chính bản thân họ, thông qua một hợp đồng

tự nguyện với tư bản, tự bán mình và bán nòi giống mình vào chỗ chết chóc và nô lệ" [29, tr.439-440] Tuy nhiên, trong thời kỳ phát sinh có tính chất lịch sử của nền sản xuất TBCN

Trang 17

thì giai cấp tư sản đang cần đến quyền lực nhà nước, và đã dùng quyền lực nhà nước để

"điều hoà" tiền công, nghĩa là bắt buộc tiền công ở trong những giới hạn thích hợp cho việc bòn rút giá tị thặng dư của người công nhân

Trên thị trường SLĐ, chứa đựng quan hệ cạnh tranh giữa người bán SLĐ và người thuê lao động Điều này được thể hiện ở mức độ cung cầu giữa SLĐ trên thị trường Lao động quá mức của bộ phận có việc làm trong giai cấp công nhân làm tăng thêm hàng ngũ đội quân trù bị của giai cấp công nhân Vì vậy, áp lực của đội quân trù bị càng tăng lên mạnh mẽ đối với công nhân có việc làm buộc họ lao động quá mức và phục tùng mọi mệnh lệnh của chủ sở hữu Do đó, tạo ra một cuộc cạnh tranh buộc bộ phận này của giai cấp công nhân thất nghiệp, một bộ phận khác giữa lao động quá mức và ngược lại đã trở thành một thủ đoạn làm giàu của các nhà tư bản cá biệt và đồng thời thúc đẩy nhanh việc sản xuất ra

"đội quân công nghiệp trù bị" theo một quy mô tương ứng với sự tiến triển của tích luỹ xã hội

Sự cạnh tranh giành công việc giữa công nhân với nhau "khiến cho nhà tư bản có thể

giảm giá cả sức lao động xuống, điều này giúp cho nhà tư bản có thể kéo dài thời gian lao động hơn nữa" [29, tr.774] Nhưng với thời gian, khả năng sử dụng số lượng lao động không công bất bình thường, tức vượt quá mức trung bình xã hội trở thành công cụ cạnh tranh giữa các nhà tư bản với nhau Và chính sự cạnh tranh giữa công nhân với nhau, giữa công nhân với nhà tư bản đi dần vào tình trạng tha hoá lao động

1.1.5 Sự tha hoá lao động trong nền kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa

Trong chế độ TBCN các phương pháp bóc lột giá trị thặng dư đều dựa vào SLĐ của người công nhân Điều này làm cho người lao động trở nên què quặt, biến họ thành con người bộ phận, hạ thấp nhân cách, bắt công nhân phụ thuộc vào máy móc, làm cho lao động của họ mất hết nội dung bằng cách biến nó thành một cực hình "Người lao động trong quá trình lao động phải phục tùng một sự chuyên chế nhỏ nhen, đáng ghét nhất, biến toàn bộ cuộc đời của người lao động thành thời gian lao động" [29, tr.394] Và đương nhiên các nhà

tư bản cũng không bao giờ quan tâm đến sức khoẻ và tuổi thọ của người công nhân, nếu xã hội không cưỡng bách nó phải quan tâm đến Quan hệ sản xuất TBCN đã đặt công nhân vào tình trạng bị động, tách rời các điều kiện thực tế của bản thân họ và cả các TLSX Theo C.Mác: giá trị TLSX tăng lên hay giảm xuống cũng chẳng liên quan gì mấy đến mối quan

Trang 18

Sự tha hoá lao động ở đây xảy ra trong các mối quan hệ: Một là, quan hệ của công nhân với sản phẩm lao động như một vật xa lạ và thống trị anh ta, bởi vì sản phẩm anh ta làm ra không phải do chính anh ta định đoạt Hai là, quan hệ của công nhân đối với hoạt động xa lạ không thuộc về anh ta, vì anh ta không tự nguyện thể hiện sự năng động, sáng tạo trong hoạt động kinh doanh Tha hoá lao động làm cho người công nhân, chức năng hoạt động lao động của họ trở thành xa lạ ngay chính với họ

Như vậy, muốn giải phóng SLĐ, xoá bỏ tình trạng tha hoá lao động, làm cho người lao động quan tâm đến bản thân mình, đến hoạt động sáng tạo và kết quả lao động của chính mình thì phải xoá bỏ chế độ tư hữu TBCN về TLSX Hình thức công ty cổ phần (CP) sẽ góp phần giải quyết việc đó

Trong các công ty CP sẽ xuất hiện sự tập trung xã hội về TLSX và SLĐ, điều này làm cho tư bản xã hội đối lập với tư bản tư nhân, do đó những xí nghiệp tập thể sẽ đối lập với xí nghiệp tư nhân Theo C.Mác: "sự thủ tiêu tư bản với tư cách là sở hữu tư nhân ở trong những giới hạn của bản thân phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa" [29, tr.667] Với sự phát triển của phương thức sản xuất TBCN đã biến nhà tư bản từ chỗ là người điều khiển sản xuất trở thành chủ sở hữu thuần tuý, thành những nhà tư bản tiền tệ thuần tuý Và do đó, lợi tức mà họ có được chỉ giản đơn với tư cách là một số tiền thù lao trả cho quyền sở hữu

tư bản Như vậy, quyền sở hữu tư bản bây giờ đã hoàn toàn tách rời với chức năng của tư bản trong quá trình tái sản xuất thực tế Hay nói cách khác, lợi nhuận chỉ biểu hiện ra là sự chiếm hữu lao động thặng dư của người khác, là kết quả của sự chuyển hoá TLSX thành tư bản, nghĩa là tình trạng TLSX tách rời những người thật sự sản xuất với tư cách là sở hữu của người khác, đó là các chủ sở hữu tư bản Trong trường hợp này giám đốc cũng chỉ là người làm thuê cho chủ sở hữu Trong các công ty CP, chức năng tư bản tách rời quyền sở hữu tư bản, vì thế tư bản cũng vậy, nó hoàn toàn tách rời với quyền sở hữu về TLSX và về

Trang 19

Qua những nội dung cơ bản trong lý luận HHSLĐ của C.Mác, thấy rằng đây là lý luận nền tảng cho học thuyết bóc lột của ông Theo quan điểm của C.Mác, thì lao động là nguồn gốc quan trọng nhất tạo ra mọi của cải vật chất Khi đến một giai đoạn phát triển nhất định nào đó của xã hội loài người, nhờ phân công lao động, tăng năng suất lao động, lao động của con người vượt khỏi giới hạn tất yếu sản xuất ra những sản phẩm cần thiết tái sản xuất SLĐ của mình để hình thành lao động thặng dư tạo ra sản phẩm thặng dư

Trong lý luận HHLĐ của mình, C.Mác đã trình bày nguồn gốc, điều kiện xuất hiện HHSLĐ; làm rõ hai thuộc tính của HHSLĐ, đặc biệt làm rõ giá trị sử dụng độc đáo của HHSLĐ; đó là khả năng tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó khi được sử dụng vào trong quá trình sản xuất Do bản chất của sản xuất hàng hoá TBCN là bóc lột lao động nên đã làm cho người công nhân rơi vào tình trạng tha hoá lao động Và để xoá bỏ tình trạng tha hoá người lao động, giải phóng sức lao động, xoá bỏ dần quan hệ người bóc lột người, theo C.Mác có con đường trung gian vừa giúp người lao động gắn bó với quá trình sản xuất,

có ý thức làm chủ, năng động sản xuất đó chính là xây dựng và phát triển các công ty CP

và thực hiện chế độ tín dụng

1.2 Thực tiễn vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động đảm bảo nguồn nhân lực

ở nước ta trong thời gian qua

Mục tiêu của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc do Đảng ta lãnh đạo là " đưa con người từ vương quốc tất yếu sang vương quốc tự do", là xây dựng mọt xã hội mới tiến bộ, công bằng, văn minh - xã hội XHCN, một xã hội trong đó người lao động phải được giải phóng khỏi nạn người bóc lột người và họ thực sự trở thành người làm chủ đất nước Và cũng do vậy, khi chuyển sang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Đảng ta xác định đây là một quá trình khó khăn, lâu dài

Trang 20

và thị trường, tuy nhiên vẫn chú trọng nhiều hơn đến yếu tố kế hoạch, yếu tố năng suất lao động mà chưa chú ý nhiều đến yếu tố thị trường Thực tế từ những năm 1980 trở đi, với sự phát triển SXHH đã cho thấy ảnh hưởng mạnh mẽ của thị trường, nhất là giá cả đến việc tính toán tiền lương, nên chúng ta vẫn tiếp tục cải tiến tiền lương Nhưng vì chưa xác định được vai trò của thị trường trong nền SXHH nên vấn đề tiền lương cũng chưa thoát khỏi tính chất bao cấp Do vậy, người lao động chưa nhận được tiền lương phản ánh đúng với giá trị SLĐ Như vậy, với việc cải cách tiền lương, là yếu tố khởi điểm cho một cách nhìn đúng đắn về hàng hoá sức lao động

Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng tháng 12 - 1986, quan điểm về SLĐ đã được nhận thức lại một cách đúng đắn hơn Trong thời kỳ lịch sử này, Đảng ta đã thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa SLĐ và việc làm: " Trong xã hội ta, còn nhiều người có sức lao động chưa có việc làm và chưa sử dụng hết thời gian lao động Khả năng thu hút lao động của khu vực nhà nước trong những năm trước mắt còn có hạn Cũng không thể đưa tất cả những người làm ăn cá thể vào các tổ chức kinh tế tập thể trong một thời gian ngắn" [8] Từ nhận định như vậy, Đảng ta chỉ ra phương hướng giải quyết mối quan hệ giữa SLĐ và việc làm, đó là nhà nước đã có chính sách để người lao động tự tạo ra việc làm bằng cách khuyến khích phát triển kinh tế gia đình, khai thác tiềm năng của các thành phần kinh tế khác ngoài thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể Điều đó cũng có nghĩa, Đảng ta đã thừa nhận nền SXHH nhiều thành phần và tất yếu là thừa nhận sự cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế dựa trên sự biến động của giá cả thị trường Sự đổi mới tư duy về kinh tế thể hiện ở chỗ xoá

bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, xây dựng một cơ chế quản lý kinh tế mới mà tính kế hoạch được coi trọng nhưng sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hoá, tiền tệ Thực chất của cơ

Trang 21

chế quản lý kinh tế mới là cơ chế kế hoạch hoá theo phương thức hạch toán kinh doanh XHCN Trong nền SXHH, các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất đều phải được hạch toán đầy đủ vào chi phí sản xuất Do vậy, yếu tố SLĐ, yếu tố cơ bản và đóng vai trò quan trọng trong nền SXHH cần phải được coi là hàng hoá

Thực tiễn của quá trình phát triển nền SXHH cùng với sự mở rộng của các loại thị trường đã định hình dần trong nền KTHH nhiều thành phần theo định hướng XHCN

ở nước ta Và lần đầu tiên trong nhận thức lý luận của mình, thể hiện trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Đảng ta thừa nhận có thị trường lao động trong nền kinh tế quốc dân và điều đó cũng có nghĩa đã thừa nhận có sự tồn tại của HHSLĐ

Nhờ việc hình thành một thị trường khá đồng bộ và thông suốt trong cả nước, người lao động ở nước ta được giải phóng khỏi sự ràng buộc của nhiều cơ chế không hợp lý, phát huy được quyền làm chủ và tính năng động, sáng tạo trong sản xuất, chủ động hơn trong việc tìm kiếm việc làm, tham gia các sinh hoạt chung của cộng đồng xã hội

Về mặt quản lý nhà nước, trong thời kỳ chuyển đổi ban đầu, Nhà nước ta đã chú trọng hơn đến việc điều hành nền kinh tế nói chung và quan hệ lao động nói riêng bằng pháp luật Sau Đại hội VI của Đảng, nhiều văn bản pháp luật quan trọng trong các lĩnh vực dân sự, kinh tế, lao động được ban hành, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của nền kinh tế thị trường Trong đó, các văn bản pháp luật thừa nhận quyền tự do kinh doanh, tự do sở hữu vốn, tư liệu sản xuất và tài sản hợp pháp của các cá nhân, tổ chức Với việc thừa nhận quyền

tự do kinh doanh là việc thừa nhận quyền tự do tuyển chọn và sử dụng lao động phù hợp với yêu cầu SXKD của từng doanh nghiệp (DN) đã tạo điều kiện cho DN được tự chủ hơn trong SXKD, tạo công ăn việc làm cho người lao động và làm nghĩa vụ đối với nhà nước Như vậy Nhà nước ta đã gián tiếp thừa nhận quyền tự do bán SLĐ Điều này được thể hiện trong các văn bản pháp lý sau: Quyết định 217/HĐBT ngày 14/11/1987 của Hội đồng Bộ trưởng(nay là chính phủ) cho phép các xí nghiệp quốc doanh chuyển dần từ chế độ tuyển dụng biên chế nhà nước sang chế độ hợp đồng lao động Giám đốc có quyền chấm dứt hợp đồng lao động hoặc cho thôi việc nếu người lao động vi phạm hợp đồng đã ký Pháp lệnh

"Hợp đồng lao động" ngày 30/8/1990 đã thừa nhận phương thức tuyển chọn và sử dụng lao động mới phù hợp với nền kinh tế thị trường, trong đó đề cao sự thoả thuận về lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động Hiến pháp năm 1992 của nước ta thừa nhận quyền tự do SXKD của công dân, qua đó tạo cơ sở pháp lý cho quan hệ thuê mướn lao động

Trang 22

được phát triển Sau đó, Bộ Luật lao động ban hành ngày 5/7/1994 đã cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp năm 1992 về lao động và quản lý lao động Bộ luật lao động bảo vệ lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động, thể hiện ở chỗ đã giúp cho quan hệ thuê mướn lao động (thực chất là SLĐ) được đặt dưới sự quản lý của nhà nước

Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, dù hoạt động trong thành phần kinh tế nào thì người lao động cũng là thành viên của một xã hội đang xây dựng chế độ sở hữu công cộng về TLSX chủ yếu Hay nói cách khác người lao động là người đồng sở hữu với nhà nước về TLSX Ngoài ra, người lao động ở nước ta vẫn có quyền sở hữu tài sản, có quyền mua cổ phần công ty, doanh nghiệp khi có điều kiện

Trong thời đại khoa học, công nghệ phát triển, công nhân còn sở hữu một vốn quý đó

là trí tuệ, điều mà C.Mác đã dự báo khi nói về vai trò của lao động trí óc trong nền kinh tế khi mà khoa học sẽ trở thành LLSX trực tiếp

Như vậy, trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay người lao động không hẳn mất hết TLSX, mà còn có những quyền nhất định Ngoài ra, điều kiện người lao động được

tự do thân thể có quyền bán SLĐ trong quan hệ bình đẳng với người sử dụng lao động Hiến pháp năm 1992 và Bộ Luật lao động thừa nhận: Mọi công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật Mọi công dân được tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật Hiến pháp đã tạo điều kiện cho người sử dụng lao động được tự do thuê lao động và người lao động được

tự do di chuyển để tìm việc làm phù hợp Luật lao động cũng cho phép mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình độ chuyên môn, nghề nghiệp Bộ luật lao động đã xác lập quan hệ bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp giữa người sử dụng lao động và người lao động

Như vậy, để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển SXHH cần phải có một nguồn nhân lực phù hợp, điều đó đã thúc đẩy các điều kiện xuất hiện HHSLĐ ở nước ta trong thời kỳ đổi mới và lý luận HHSLĐ của Mác cũng được vận dụng để thúc đẩy sự ra đời của thị trường SLĐ ở nước ta hiện nay

Một trong những biểu hiện đó được thể hiện ở chính sách giáo dục đào tạo, chính sách khoa học, công nghệ, hệ thống thông tin việc làm Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đã thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển, qua đó làm thay đổi chính sách giáo dục,

Trang 23

đào tạo Chính sách đổi mới nền kinh tế đã tác động đến lĩnh vực giáo dục, đào tạo và sự đa dạng hoá các loại trường lớp đã cho phép hình thành các loại trường bán công, dân lập và nhiều trường dạy nghề tư nhân Ngoài hình thức giáo dục chính quy, ở nước ta đã xuất hiện các hình thức không chính quy như đào tạo từ xa, đào tạo tại chức ban ngày, ban đêm,

du học tại chỗ, du học tự túc và tương lai không xa sẽ đào tạo qua mạng ở những bậc học cao hơn nữa

Cùng với chính sách giáo dục - đào tạo, Đảng và Nhà nước ta cũng rất coi trọng chính sách khoa học, công nghệ Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoáVIII) đã ra nghị quyết 02/HNTW (ngày 24/12/1996) "về định hướng chiến lược phát triển khoa học công nghệ trong thời kỳ CNH,HĐH đến năm 2000" và gần 4 năm sau Luật khoa học và công nghệ đã được Quốc hội khoá X, họp kỳ thứ 7 thông qua ngày 9/6/2000

Tuy nhiên, với thực trạng Việt Nam đang thiếu những cán bộ, chuyên gia đầu đàn nên việc đào tạo đội ngũ chuyên gia có trình độ cao sau đại học phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam đang là một đòi hỏi cấp bách và phải được ưu tiên đầu tư, nhất là trong thơi kỳ CNH, HĐH và xu thế phát triển của nền kinh tế tri thức

Cùng với các chính sách trên, chính sách đào tạo nghề cũng được nhà nước quan tâm Hệ thống đào tạo nghề ngày càng mở rộng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường Từ khi tái thành lập Tổng Cục dạy nghề vào cuối năm 1998, đến nay đã hình thành nhiều hệ thống cơ sở dạy nghề rộng khắp trong cả nước Nhiều trường dạy nghề được trang

bị thiết bị dạy học hiện đại, đội ngũ giảng viên ngày càng đông về số lượng và nâng cao về chất lượng Đến nay hầu hết các tỉnh, thành phố đã thành lập bộ phận quản lý đào tạo nghề

Tuy vậy, trong nền kinh tế thị trường đang phát triển hiện nay, yêu cầu chất lượng đào tạo nghề rất cao, trong lúc đó ngành đào tạo nghề chưa đáp ứng được Nhiều DN cho rằng chất lượng đào tạo tay nghề của công nhân còn kém, chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ SXKD Nguyên nhân do thiếu sự kết hợp giữa cơ sở đào tạo và DN Cơ sở đào tạo không nắm được nhu cầu từ các nhà DN; trong lúc đó bản thân các nhà DN cũng chưa thực sự đầu

tư cho việc đào tạo nguồn nhân lực của đơn vị mình Trong thực tế, để một DN phát triển không chỉ đơn thuần là đầu tư trang thiết bị hiện đại, mà quan trọng hơn là cần phải đầu tư chất xám, nâng cao tay nghề cho công nhân, đặc biệt là kỹ năng và tính chuyên nghiệp của người lao động

Trang 24

Cung và cầu về HHSLĐ phải gặp gỡ nhau trên thị trường SLĐ Để tạo được sự gặp

gỡ này cần phải thông qua hệ thống thông tin lao động việc làm

Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thì

hệ thống thông tin lao động việc làm cũng từng bước hình thành và ngày càng có vai trò quan trọng Hệ thống thông tin lao động việc làm là phương tiện thông tin phổ biến, hiện đại làm cầu nối giữa cung và cầu về HHSLĐ, giữa người sử dụng SLĐ và người lao động trong nền kinh tế thị trường Đó là sự phối hợp hoạt động thông tin giữa các Trung tâm (TT) dịch vụ việc làm với các DN, các cơ quan chức năng của Chính phủ với nhu cầu của người lao động nhằm làm cho cung cầu về nguồn nhân lực tương thích nhau đến mức cao nhất có thể có và giảm tỷ lệ thất nghiệp đến mức thấp nhất có thể được

Trong thời gian qua, ở nước ta các TT dịch vụ việc làm đã tự phát xuất hiện theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường TT dịch vụ việc làm là một đơn vị sự nghiệp có chức năng

cơ bản là tư vấn, cung cấp thông tin cho người sử dụng lao động và người có nhu cầu lao động về xu hướng học nghề, về việc làm, về khả năng tuyển dụng, về nguồn nhân lực đáp ứng theo yêu cầu Ngoài ra, cũng cung cấp thông tin cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước về lao động Để định hướng cho sự phát triển loại hình này,

Trang 25

Chính phủ đã ra Thông tư số 72/CP ngày 31/10/1995 "Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm" Tuy nhiên, thực trạng phát triển các

TT dịch vụ việc làm vẫn còn nhiều vấn đề bất cập cần phải quan tâm

Với sự xuất hiện phong phú, đa dạng các loại hình dịch vụ việc làm đã có tác dụng tích cực đối với sự phát triển kinh tế Đó là các TT dịch vụ việc làm và tư vấn dạy nghề, giới thiệu việc làm và cung ứng lao động cho nhiều DN; Chuyển giao công nghệ cho hàng chục vạn nông dân Hoạt động dịch vụ việc làm ở nước ta đã góp phần thúc đẩy thị trường lao động phát triển, làm cho cơ cấu kinh tế dần dần chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, góp phần đáp ứng nhu cầu lao động cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, các DN và các nhu cầu lao động khác

Tuy nhiên, bên cạnh đó, các TT dịch vụ việc làm cũng có những hạn chế nhất định: Bởi do nhiều TT dịch vụ việc làm ra đời trên cùng một địa bàn, lại thiếu sự quy hoạch sắp xếp hợp lý nên sự phối hợp hỗ trợ nhau rất hạn chế, ngược lại tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh Tình trạng thành lập và hoạt động không đúng luật về dịch vụ việc làm vẫn còn tồn tại và là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay cần phải giải quyết để làm lành mạnh hoá thị trường dịch vụ việc làm Do vậy, Bộ LĐ-T B &X H đã ra Thông tư số 08/LĐ-T B&

X H /TT ngày 10/3/1997 để "Hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của TT dịch vụ việc làm theo Nghị định 72/CP của Chính phủ"

Cùng với các TT dịch vụ việc làm, các hình thức phong phú nhằm nối kết cung và cầu về HHSLĐ cũng xuất hiện, nhiều hội chợ việc làm, diễn đàn việc làm trên một số tờ báo do sự phối hợp với các DN với việc cung cấp thông tin cho cả người lao động lẫn người

sử dụng lao động đã đưa lại những kết quả nhất định

Hệ thống thông tin lao động và việc làm với nhiều hình thức phong phú đã giúp người lao động và người sử dụng lao động gặp gỡ nhau Cả hai sẽ bình đẳng với nhau trong

ký kết hợp đồng lao động Và cơ sở chủ yếu cho sự bình đẳng này chính là giá cả SLĐ

Giá cả SLĐ là biểu hiện bằng tiền của giá trị SLĐ, đó chính là tiền lương mà người

sử dụng lao động trả cho người lao động Điều này được Đảng ta vận dụng để tăng năng lực sản xuất, xây dựng nguồn nhân lực cho nền kinh tế

Về cải cách tiền lương, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần 8(khoá V năm 1985)

đã nêu rõ: Tiền lương thực tế phải thật sự đảm bảo cho người ăn lương sống chủ yếu bằng tiền lương, tái sản xuất được SLĐ và phù hợp với khả năng của nền kinh tế quốc dân Tiền

Trang 26

Theo tinh thần của Nghị quyết TW 8, ngày 18/09/1985 Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) đã ban hành Nghị định số 235/HĐBT quyết định bãi bỏ chế độ cung cấp hiện vật theo giá bù lỗ, chuyển sang chế độ trả lương bằng tiền có quỹ hàng hoá đảm bảo, quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động và quy định mức lương tối thiểu Mức lương tối thiểu

có các đặc trưng, đó là tương ứng với trình độ lao động đơn giản nhất; cường độ lao động nhẹ nhàng nhất; nhu cầu tiêu dùng các TLSH ở mức tối thiểu cần thiết tương ứng với giá cả các TLSH chủ yếu ở vùng có giá thấp nhất hiện nay

Còn việc thực hiện tiền lương cho các DN theo Nghị định 26 điều chỉnh mức lương thì có những bất cập nhất định Đó là có ngành nghề có quá nhiều bậc, trong khi đó có ngành nghề lại quá ít bậc Lương viên chức có trình độ từ trung cấp trở xuống có đến 12 bậc nhưng lại đều nhau Do vậy, nhiều người đang còn thời gian làm việc nhưng lương không được tăng nên đã không tạo ra động lực đối với họ

Để khắc phục sự bất cập trên, Nhà nước đã cho các DNNN thực hiện cơ chế phân phối tiền lương, tiền thưởng cho người lao động theo Nghị định 59 CP ngày 3/10/1996 và 28/CP ngày 28/3/1997 của Chính phủ Theo các nghị định này, mức thu nhập bình quân tiền lương, tiền thưởng phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh, nhưng Nhà nước giới hạn mức tối đa hơn so với trước Nhờ các nghị định này mà sự chênh lệch quá lớn về thu nhập giữa các

DN, các ngành và các khu vực đã có sự giảm bớt Tuy nhiên, tiền lương vẫn còn nhiều bất cập và chưa thực sự đảm bảo công bằng trong quá trình phân phối cho các DNNN Một số

DN có lợi nhuận cao nhờ lợi thế kinh doanh độc quyền, như Bưu chính - viễn thông; Điện lực thì người công nhân mặc dù làm việc bình thường cũng có lợi nhuận Còn một số DN

do điều kiện khách quan, chủ quan chưa có lợi nhuận hoặc do chức năng hoạt động công ích, vì mục tiêu chính trị, xã hội thì vẫn không có tiền thưởng

Ngày 11/01/2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 03/NĐ -CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 28/CP (ngày 28/3/1997) để khuyến khích các DNNN ứng dụng khoa học, công nghệ và tăng năng suất lao động Theo nội dung này, khi áp dụng hệ số

Trang 27

điều chỉnh tăng thêm mức lương tối thiểu, DN phải đảm bảo nghĩa vụ nộp ngân sách theo quy định của pháp luật, lợi nhuận thực hiện không thấp hơn năm trước liền kề và đảm bảo tốc độ tăng tiền lương thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động

Mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định cũng ảnh hưởng đến tiền lương trong các thành phần kinh tế tế khác Theo Luật lao động, tiền lương của người lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả công việc Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định Tuy nhiên, do mức lương tối thiểu của Nhà nước còn thấp nên chưa đảm bảo cho người lao động thật sự sống bằng tiền lương Do vậy phải tiếp tục cải tiến tiền lương thì mới kích thích được người lao động làm việc tốt hơn

Đối với DN có vốn đầu tư nước ngoài, Nhà nước chỉ quản lý và ban hành mức lương tối thiểu thống nhất, còn các nội dung khác như xây dựng thang lương, bảng lương, tiền thưởng, cách trả lương, Nhà nước chỉ quy định có tính chất định hướng còn mức lương cụ thể nên trao quyền chủ động cho DN tự quyết định, phù hợp với quan hệ cung cầu trên thị trường và điều kiện cụ thể của từng nơi Tuy vậy, vẫn còn có những DN trả lương thấp hơn mức tối thiểu nên có ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống của người lao động

Đối với DN ngoài quốc doanh, Nhà nước đã thể chế hoá chính sách tiền lương làm

cơ sở cho DN ký kết hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, thể hiện hạch toán và tranh chấp lao động Nhà nước chỉ thống nhất quản lý mức lương tối thiểu nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động; còn các nội dung khác chỉ mang tính định hướng, và giao quyền tự chủ cho các DN

Như vậy, chúng ta thấy rõ rằng Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng lý luận HHSLĐ của C.Mác để thực hiện cải cách chế độ tiền lương, từng bước làm cho tiền lương phù hợp với năng suất lao động và phản ánh được một phần giá trị SLĐ Tuy nhiên, tiền lương đối với các DN cho đến bây giờ vẫn chưa phản ánh đầy đủ giá trị SLĐ nên chưa tạo động lực mạnh mẽ đối với người lao động Vì thế chính sách tiền lương, cơ chế tiền thưởng cần phải được cải cách mạnh mẽ hơn nữa mới có thể kích thích được người lao động an tâm, phấn khởi lao động sản xuất với năng suất chất lượng và hiệu quả cao

Trong lý luận HHSLĐ của mình C.Mác cũng đã chỉ rõ quan hệ lao động trong nền sản xuất TBCN là quan hệ tư bản bóc lột Nhưng quan hệ này cũng chịu sự quản lý của nhà

Trang 28

nước và sự can thiệp của các tổ chức công đoàn Vận dụng lý luận này, Nhà nước ta đã quản

lý lao động và tạo điều kiện cho các tổ chức công đoàn được thành lập trong các DN, qua đó Nhà nước tìm cách hạn chế và giảm nhẹ quan hệ bóc lột trong nền kinh tế thị trường

Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, Nhà nước quản

lý lao động chủ yếu thông qua hệ thống luật kinh tế và hệ thống chính sách xã hội Đối với lao động trong các DN thì vai trò của Nhà nước đối với quan hệ lao động thể hiện rõ nét thông qua việc thực hiện Bộ luật lao động và thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH)

Bộ Luật lao động đã được kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá IX nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/6/1994 và có hiệu lực thi hành từ 1/1/1995 Bộ luật này

đã đặt nền móng cho việc xây dựng hệ thống pháp luật lao động Việt Nam Bộ Luật lao động Việt Nam được xây dựng trên cơ sở của các văn bản luật, văn bản dưới luật hiện hành

và có kế thừa sự phát triển của pháp luật lao động Việt Nam từ năm 1945 đến nay

Với sự ra đời của Bộ Luật lao động đã tác động tích cực đến công tác quản lý nhà nước về quan hệ lao động, nâng cao vai trò, chức năng của tổ chức công đoàn trong việc thực hiện kiểm tra, giám sát các chế độ, chính sách đối với người lao động; đồng thời đề cao trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc thi hành luật lao động Toàn bộ chương

VI với 13 Điều bàn về tiền lương, trong đó đã vận dụng lý luận về hai thuộc tính của HHSLĐ để khẳng định tiền lương phải được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc(theo giá trị sử dụng) và phải đảm bảo mức lương tối thiểu (theo giá trị), qua

đó làm cho quan hệ lao động được lành mạnh hơn

Cùng với Bộ Luật lao động, chính sách BHXH cũng được Nhà nước ta sử dụng để bảo vệ quyền lợi cho người lao động

Là một chính sách lớn của Nhà nước, từ khi được thực hiện cho đến nay chính sách BHXH đã góp phần to lớn vào việc ổn định đời sống của hàng triệu người lao động và gia đình họ; góp phần động viên tính tích cực của người lao động, thúc đẩy họ thực hiện những nhiệm vụ chính trị của đất nước Sau khi thực hiện chủ trương cải cách chính sách BHXH (1993), Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/CP quy định tạm thời về các chế độ BHXH Theo quy định của nghị định này: Đối tượng là mọi người lao động thuộc các thành phần kinh tế đều phải đóng bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao động cũng phải đóng góp bảo

Trang 29

hiểm xã hội Để cụ thể hoá các quy định của Bộ Luật lao động, Chính phủ đã ban hành Nghị định 12/CP ngày 26/1/1995 về Điều lệ Bảo hiểm xã hội và đã tạo ra một bước ngoặt cho lịch sử phát triển của BHXH Việt Nam Chính sách BHXH mới có đặc điểm là: Đối tượng không chỉ là công nhân viên chức nhà nước và lực lượng vũ trang mà là mọi người lao động trong các DN trong và ngoài quốc doanh thuộc các thành phần kinh tế (có từ 10 lao động trở lên); quỹ BHXH là quỹ tài chính tồn tại độc lập được hình thành trên cơ sở đóng góp của người lao động; người sử dụng lao động và sự hỗ trợ của Nhà nước trong một số trường hợp

Sự đóng góp BHXH của các bên còn thể hiện nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của

họ trong BHXH; bảo đảm sự đan xen giữa chính sách BHXH với các chính sách khác, góp phần tạo ra sự bình đẳng giữa người lao động thuộc các thành phần kinh tế Với đặc điểm như vậy BHXH sẽ góp phần tích cực vào việc lành mạnh hóa TTSLĐ ở nước ta, góp phần thực hiện bình đẳng xã hội

Tuy vậy, không phải DN nào cũng mặn mà với BHXH, đặc biệt là các DN ngoài quốc doanh ở Quảng Bình nhiều DN như Công ty cao su Việt Trung, Công ty Hoa Việt và một số DN tư nhân vẫn trừ 5 % lương tháng của người lao động theo quy định nhưng không đóng bảo hiểm xã hội cho họ, vì vậy có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động và của DN

Trong thời kỳ ban đầu chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chính sách BHXH đi song hành với các chính sách bảo hiểm y tế, chính sách bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp tai nạn để bảo vệ quyền lợi của người lao động; trong đó bảo hiểm thất

nghiệp cần nhanh chóng phát triển để có thể giải quyết vướng mắc về trợ cấp " mất việc "

thôi việc " "chờ việc " Chẳng hạn khi người lao động bị mất việc (Điều 17 Bộ Luật lao

động quy định) do DN đổi mới quy trình công nghệ, quy trình sản xuất, đổi mới sản phẩm,

cơ cấu sản phẩm, thay đổi cơ cấu tổ chức thì trợ cấp mỗi năm làm việc bằng một tháng lương Khi thôi việc (theo Điều 38) thì chỉ được trợ cấp mỗi năm làm việc một nửa tháng lương; còn khi người lao động nghỉ chờ việc thì DN và công nhân thoả thuận mức lương chờ việc và không được thấp hơn mức lương tối thiểu

Các tổ chức công đoàn trong các DN đã góp phần thúc đẩy thực hiện Bộ Luật lao động và chính sách BHXH tại các DN

Trang 30

Công đoàn ở nước ta hiện nay là tổ chức chính trị xã hội rộng lớn của người lao động

tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam Công đoàn đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động, có trách nhiệm tham gia với nhà nước phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động, đồng thời tham gia giải quyết các vấn

đề liên quan đến quan hệ lao động - quan hệ giữa người và người trong lĩnh vực lao động Hoạt động của các tổ chức công đoàn đã được luật hoá trong Luật công đoàn (ban hành ngày 7/7/1990) Qua thực tiễn đòi hỏi phải nâng cao vai trò của công đoàn, vì vậy, Nghị định

số 302/HĐBT ngày 19/8/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã giao quyền và trách nhiệm cho công đoàn cơ sở được đại diện cho người lao động kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc toà án xử lý những hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động hoặc tập thể lao động theo quy định của pháp luật Với nhiệm vụ được giao, tổ chức công đoàn có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hình thành quan hệ lao động lành mạnh ở các DN Nhiệm vụ của công đoàn là thúc đẩy việc ký kết các hợp đồng lao động, thoả ước lao động và thúc đẩy việc thực hiện các quỹ bảo hiểm; tham gia giải quyết các vụ tranh chấp lao động

Trên cơ sở lý luận của C.Mác về tha hoá lao động và điều kiện giảm tha hoá lao động, Đảng và Nhà nước ta đã cố gắng khắc phục hiện tượng tha hoá lao động ở nước ta

Trong thời kỳ cơ chế tập trung bao cấp, nền kinh tế thị trường còn non kém nên đã dẫn đến tình trạng không có thước đo và rối loạn cách đo giá trị lao động và mọi giá trị xã hội khác Trong điều kiện bao cấp, Nhà nước đã trực tiếp điều hành toàn bộ kế hoạch sản xuất và phân phối, vì thế đã không tránh khỏi việc tranh giành độc quyền cho một số ít người Chính điều này đã làm xuất hiện kiểu tha hoá lao động ở nước ta: Đó là tầng lớp quan liêu, đặc quyền, đặc lợi lớn dần và quần chúng phải chịu đựng chủ nghĩa bình quân và

họ đã thờ ơ trong sản xuất và cả nghĩa vụ công dân Đồng thời cũng xuất hiện sự phân hoá giàu nghèo không công khai Và hiện nay tình trạng tha hoá lao động vẫn tồn tại bởi các nguyên nhân như:

Về mặt khách quan, do trong nền kinh tế thị trường còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau làm cho quan hệ người bóc lột người vẫn còn tồn tại, dẫn đến trạng thái người lao động coi lao động là do gánh nặng cuộc sống, vì thế kìm hãm nhu cầu sáng tạo, cống hiến của họ

Trang 31

Về mặt chủ quan, là do tình trạng tham nhũng với một tầng lớp đặc quyền, đặc lợi, có chức, có quyền khiến cho nhiều người lao động bi quan, chán nản, không tin vào năng lực thực sự của mình, vì thế họ thờ ơ với sự sáng tạo, với sự phát triển của DN

Trong nền kinh tế nhiều thành phần, đặc điểm tha hoá lao động khác nhau trong các thành phần kinh tế khác nhau

Trong thành phần kinh tế nhà nước và tập thể, do TLSX thuộc về Nhà nước, về tập thể nên không ai có quyền sử dụng TLSX để bóc lột người khác mà tất cả cùng lao động sản xuất và hưởng thành quả chung Tuy nhiên, do kết quả lao động có thể bị một nhóm người đặc quyền, đặc lợi, thoái hoá, biến chất tham ô, tham nhũng vơ vét làm của riêng nên khiến cho người lao động thờ ơ với hoạt động kinh doanh, không mặn mà với những DN này

Trong thành phần kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, các hoạt động kinh doanh đặt dưới sự quản lý và phối hợp hoạt động của Nhà nước, do đó quan

hệ bóc lột cũng đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, và Nhà nước luôn quan tâm đến lợi ích của người lao động nên những người làm việc trong các thành phần kinh tế này hăng hái, chủ động và quan tâm đến kết quả lao động, đến sự thành đạt của DN Vì thế sự tha hoá lao động ở đây tuy vẫn còn nhưng ít phổ biến hơn

Trong thành phần kinh tế tư nhân (cần phân định giữa hai khu vực) đối với khu vực kinh tế cá thể, tiểu chủ, người lao động đồng thời là người sở hữu TLSX, họ có quyền đối với kết quả lao động tạo ra nên họ luôn quan tâm đến hoạt động SXKD, không thờ ơ, thụ động trong SXKD Còn trong khu vực kinh tế tư bản tư nhân sự tha hoá lao động vẫn xảy

ra, bởi mục đích sản xuất của các nhà tư bản là lợi nhuận nên họ tìm mọi cách giảm chi phí sản xuất, trong đó có cả chi phí tiền lương Người lao động chịu áp lực của nạn thất nghiệp trong xã hội nên đành cam chịu quan hệ bóc lột để có việc làm Vì thế trong khu vực kinh tế này, nhà nước cần quản lý mức lương tối thiểu và tổ chức công đoàn cần quan tâm bênh vực quyền lợi của công nhân

Rõ ràng, từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, sự đa dạng hoá các hình thức sở hữu về TLSX có làm cho sự tha hoá lao động giảm đi, tuy nhiên, sự nhiệt tình, năng động sáng tạo chưa thành phổ biến Để khắc phục hiện tượng tha hoá, Đảng

ta đã vận dụng lý luận HHSLĐ của C.Mác để CP hoá các DNNN nhằm khắc phục dần sự tha hoá lao động, bởi vì:

Trang 32

CP hoá không làm thay đổi định hướng XHCN mà làm cho sự định hướng này thêm vững chắc Bởi vì, việc phát triển SXKD của các công ty CP không tách rời việc thực hiện các nghĩa vụ xã hội, theo đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Công ty CP bảo đảm quan hệ bình đẳng giữa các thành viên của công ty theo luật và hợp đồng lao động Người lao động không phải là người làm thuê thuần tuý mà là người chủ một phần vốn của công ty vì họ cũng có cổ phần Chủ tịch hội đồng quản trị và giám đốc thực hiện nhiệm vụ

theo điều lệ quy định, không phải là ông chủ đối với người lao động Thực hiện CP hoá có

nghĩa chuyển đổi từ sở hữu nhà nước sang sở hữu nhiều thành phần, trong đó có sở hữu của nhà nước Việc chuyển đổi này không ảnh hưởng đến phân phối thu nhập mà trái lại làm cho việc phân phối thu nhập và tăng thu nhập gắn chặt hơn với lao động SXKD và đóng góp của người lao động làm cho sự phân phối thu nhập công bằng, công khai và dễ kiểm soát hơn

Cổ phần hoá DNNN không phải là tư nhân hoá, bởi vì có sự kiểm soát của nhà nước Điều này được thể hiện ở sự khống chế về tỷ lệ cổ phiếu để không một cá nhân hoặc một gia đình nào chiếm được trên 50% cổ phiếu khi DNNN chuyển thành công ty CP để có thể biến công ty thành sở hữu tư nhân và sử dụng để làm phương tiện bóc lột lao động thặng dư của người lao động

Với những hiệu quả của quá trình CP hoá thì đây là con đường giúp giảm nhẹ tha hoá lao động và giải phóng lao động khỏi bị bóc lột trong nền kinh tế thị trường Tuy nhiên để thực hiện được quá trình này cần có những điều kiện hỗ trợ quan trọng kèm theo

1.3 Đánh giá chung về việc vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động của C.Mác với việc đảm bảo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp

Trang 33

Trong những năm qua việc vận dụng lý luận HHSLĐ của C.Mác vào phát triển

nguồn nhân lực cho các DN trên các phương diện tiền lương, thị trường lao động, giảm sự tha hoá lao động như đã trình bày ở trên đã đạt những thành tựu nhất định

Trước hết, với những kết quả trong việc vận dụng lý luận về các điều kiện xuất hiện HHSLĐ, qua đó Đảng và Nhà nước ta đã từng bước thừa nhận sự tồn tại khách quan của HHSLĐ và thị trường lao động trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Và Nhà nước ta đã có những chủ trương đúng đắn trong việc tìm ra những hình thức kinh tế khác nhau và tạo điều kiện cho các mô hình việc làm mới xuất hiện để tạo ra sức cầu về HHSLĐ Đồng thời cũng tìm ra các biện pháp ngày càng có hiệu quả để kiểm soát và nâng cao chất lượng nguồn cung về HHSLĐ Điều này được thể hiện trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình; sử dụng đồng bộ các chính sách giáo dục, đào tạo; chính sách khoa học, công nghệ; chính sách đào tạo nghề

Để xác lập mối quan hệ cung và cầu về HHSLĐ Đảng và Nhà nước ta chú trọng đến việc hình thành và phát triển hệ thống thông tin lao động để giúp cho người lao động và người sử dụng lao động có thể tìm gặp và đáp ứng được yêu cầu của nhau Hệ thống thông tin lao động đã góp phần giải quyết nạn thất nghiệp ở nước ta, cung cấp những thông tin kịp thời và cần thiết để người lao động có thể chuẩn bị tốt các điều kiện trước khi được tuyển dụng vào các công ty, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế

Vận dụng lý luận của C.Mác về giá cả SLĐ, Đảng và Nhà nước ta đã từng bước hoàn thiện chính sách tiền lương Xu hướng tiền lương ngày càng tăng lên đã phản ánh sát hợp hơn giá trị SLĐ Mặt khác, Nhà nước ta đã đẩy nhanh tốc độ CP hoá các DNNN để tạo động lực mới cho người lao động cũng như tạo ra sự gắn bó giữa các thành viên trong từng DN Quá trình CP hoá được đẩy mạnh đã có những đóng góp tích cực trong việc giảm tha hoá lao động ở nước ta trong những năm qua

Trong bối cảnh hiện nay, để lành mạnh hoá các quan hệ lao động, vận dụng lý luận của C.Mác về vai trò của nhà nước và của các tổ chức công đoàn trong việc quản lý và giám sát quan hệ lao động ở các DN, Nhà nước ta đã xây dựng Bộ luật Lao động và các chính sách kinh tế, xã hội để đảm bảo quyền lợi cho người lao động và người sử dụng lao động Các tổ chức công đoàn được sự quan tâm tạo điều kiện của Nhà nước cũng đã phát huy vai trò của mình trong việc thúc đẩy hình thành quan hệ lao động bình đẳng ở các loại DN

Trang 34

Do chưa nhận thức đầy đủ về hai thuộc tính của HHSLĐ nên khả năng cạnh tranh của HHSLĐ trên thị trường SLĐ còn hạn chế Các chính sách về giáo dục, khoa học, công nghệ, nhất là chính sách đào tạo nghề chưa giúp nâng cao giá trị sử dụng của HHSLĐ trong các DN theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường Với giá trị sử dụng đặc biệt của HHSLĐ là khả năng tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân của HHSLĐ, nhưng điều này chưa được chú trọng và phát huy đúng mức, trong khi đó Nhà nước ta cũng chưa có biện pháp quản lý có hiệu quả để sử dụng giá trị thặng dư phục vụ cho xã hội

Nhận thức về sự ảnh hưởng của tích luỹ TBCN đối với sự biến động cung cầu về HHSLĐ do C.Mác vạch ra cũng chưa được đầy đủ Thể hiện ở chỗ Nhà nước ta chưa gắn kết được sự biến đổi về cơ cấu kinh tế với sự chuyển đổi cơ cấu giáo dục - đào tạo, cơ cấu lao động, làm cho cung, cầu về HHSLĐ chưa phù hợp với nhau Cung về HHSLĐ vừa thừa lại vừa thiếu so với cầu về HHSLĐ Sự đầu tư mở rộng SXKD của các DN cần lực lượng lao động có chất lượng cao nhưng nguồn cung lại không đáp ứng được

Sự biến động giá cả SLĐ theo sự biến động của chu kỳ phát triển công nghiệp mặc

dù được quan tâm giải quyết nhưng chưa bảo đảm dược quyền lợi của người lao động Khi người lao động làm tăng ca hoặc nghỉ chờ việc trong các DN do tình hình sản xuất yêu cầu, hầu hết họ đều nhận được tiền lương theo quy định của Nhà nước Nhưng do mức lương tối thiểu quy định còn thấp nên chưa thực sự tạo ra động lực thúc đẩy người lao động phát huy tính năng động sáng tạo, gắn bó chặt chẽ với DN, nhất là khi DN làm ăn kém hiệu quả Hiện nay, tiền lương ở nước ta chưa phản ánh đầy đủ giá trị SLĐ theo quan điểm của C.Mác và còn có sự bất bình đẳng, khó chấp nhận về tiền lương vẫn còn tồn tại giữa các DN

Vai trò của Nhà nước và của các tổ chức công đoàn đối với quan hệ lao động ở các

DN tuy ngày càng được hoàn thiện nhưng mối liên kết hoạt động giữa nhà nước, công đoàn, người lao động, người sử dụng lao động vẫn còn lõng lẻo, hiệu quả hoạt động chưa cao Trong lúc đó Luật lao động vẫn còn nhiều kẽ hở, cán bộ công đoàn trong các DN chưa thật

sự chuyên trách, tất cả tạo nên các quan hệ lao động chưa thật sự lành mạnh trong các DN

Bên cạnh đó, Nhà nước ta chủ trương CP hoá DNNN, xây dựng công ty CP để gắn kết quyền lợi của người lao động với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP để qua

đó khắc phục tha hoá lao động theo quan điểm của C.Mác cũng còn ít hiệu quả Quá trình

CP hoá diễn ra còn chậm và người lao động chưa hứng thú với việc mua cổ phần, cổ phiếu

Trang 35

Tất cả điều đó cho thấy cơ chế thực hiện đa dạng hoá sở hữu về mặt kinh tế đối với SLĐ trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay còn kém hiệu quả

Trang 36

Chương 2

Thực trạng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp

ở Quảng Bình và những vấn đề đặt ra cần vận dụng

lý luận hàng hoá sức lao động của C.Mác

2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và nguồn nhân lực của tỉnh Quảng Bình

2.1.1 Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Quảng Bình là một tỉnh Trung Trung Bộ, có giới hạn trong toạ độ địa lý 18°55 vĩ độ Bắc và 103037' - 107000 kinh độ Đông, có diện tích đất tự nhiên 8.051,50km2; phía bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh với chiều dài 136,495km, phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị với chiều dài 78,8km, phía đông giáp biển Đông với chiều dài 116,04km, phía tây giáp tỉnh Khăm Muộn (Lào) với chiều dài 201,870km

Địa hình Quảng Bình hẹp và chạy từ tây sang đông, được hình thành bốn vùng sinh thái khác nhau: Vùng núi cao; vùng đồi và trung du; vùng đồng bằng và vùng cát ven biển, nên có nhiều tiềm năng phát triển đa dạng các ngành: Nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp

và dịch vụ Trong đó, đất đồng bằng chỉ chiếm 11% diện tích tự nhiên Đất nông nghiệp tập trung chủ yếu ở các huyện Lệ Thuỷ, Quảng Ninh, Quảng Trạch Đất đồi núi chiếm tới 85% tổng diện tích đất tự nhiên Còn lại chủ yếu vùng núi cao và vùng cát ven biển

Về khí hậu, thuỷ văn: Cũng như các tỉnh miền Trung Trung Bộ, Quảng Bình nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có sự phân hoá của địa hình và ảnh hưởng mạnh mẽ của sự hội tụ nhiệt đới Khí hậu Quảng Bình được chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa khô và mùa mưa Mùa mưa bắt đầu từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 3 năm sau và chủ yếu tập trung vào các tháng 9, 10, và tháng 11 Hiện tượng mưa và bão trùng hợp là hiện tượng phổ biến xảy ra ở Quảng Bình, tạo ra lụt lội, gây thiện hại nhiều mặt đến sản xuất và đời sống của nhân dân

Biển và hệ thống sông ngòi: Quảng Bình có bờ biển dài 116,04 km với 5 cửa sông, trong đó có 3 cửa sông lớn Cảng Nhật Lệ, cảng Gianh, cảng Hòn La là những cảng nước sâu và kín gió, rất thuận lợi cho tàu neo đậu và phát triển các dịch vụ vận tải ngoại thương Với vị trí địa lý như trên Quảng Bình có nhiều thuận lợi trong phát triển và giao lưu kinh tế với các vùng khác

Trang 37

có mặt ở vùng biển Việt Nam Bên cạnh đó, diện tích tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản khoảng 15.000 ha Trong đó, khả năng nuôi trồng nước mặn lợ là 4.000 ha, nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt là 11.000 ha

Về tài nguyên khoáng sản: Do đặc điểm của địa hình, nên Quảng Bình có nhiều loại

khoáng sản như sắt, chì, kẽm, vàng, than bùn, nước khoáng, được bố trí rải rác ở các vùng khác nhau trong tỉnh

- Về tài nguyên du lịch: Quảng Bình là khu vực chuyển tiếp của văn hoá các miền trên cả hai chiều Bắc - Nam và Đông - Tây, tuy nhiên cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử Quảng Bình không có tính chất đa dạng như các vùng khác ở trong nước, song lại có tính độc đáo hơn về mặt nhân văn, lịch sử và vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ của nhân tạo làm cho sản phẩm của du lịch có phần hấp dẫn hơn Đường mòn Hồ Chí Minh với dấu tích cây số O; đường 20 Xuân Sơn; Thành luỹ Đào Duy Từ; và Quảng Bình Quan là một trong những công trình kiến trúc, công trình quân sự nổi tiếng có tầm chiến lược ở thế kỷ XVII và XVIII

Di tích Trịnh Nguyễn phân tranh (Sông Gianh) kéo dài 200 năm bắt đầu thế kỷ XVI và nhiều di tích khác như khu di tích Xuân Sơn, Phong Nha, sở chỉ huy Bộ Tư lệnh 559 và di tích Bàu Tró Với các điểm nổi tiếng như Đèo Ngang của Bố Trạch, cửa biển Nhật Lệ, 'Phong Nha - Kẻ bàng, suối nước Bang Bờ biển Quảng Bình có một số bãi tắm và điểm nghỉ ngơi kỳ thú như: Cảng Nhật Lệ, cảng Gianh, Vịnh Hòn La, Đá Nhảy Trong các danh lam thắng cảnh thiên nhiên thì Phong Nha - Kẻ Bàng bao gồm một hệ thống hang động, rừng nguyên sinh được Hội nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh đánh giá có giá trị hàng đầu thế giới và đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch của tỉnh Quảng Bình

Trang 38

Trong những năm qua, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn bình quân mỗi năm tăng 22,0%, cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế cộng với yếu tố trượt giá Năm 2005, thu NSNN trên địa bàn tỉnh đạt 506 tỷ đồng Tỷ lệ động viên vào ngân sách gần 11% GDP, vượt chỉ tiêu đại hội Đảng bộ lần thứ XIII đề ra (9-10%) Đặc biệt Quảng Bình đã có một thành công nhất định trong công tác huy động các nguồn vốn đầu tư từ các dự án ODA và NGO

Về sản xuất nông nghiệp: mặc dù bị ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh nhưng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 4,9% năm(Kế hoạch đề ra 4,5 % năm) Sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng, cơ cấu sản xuất chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng giá trị chăn nuôi, thuỷ sản, giảm dần tỷ trọng giá trị trồng trọt Trong nông nghiệp đã phá được thế độc canh Các mô hình, nhân tố mới trong nông nghiệp nông thôn xuất hiện ngày càng nhiều Năm năm qua ngành nông nghiệp tỉnh vẫn giữ ổn định diện tích trồng cây lương thực Mỗi năm giá trị sản xuất trồng trọt tăng 4,8% Năm 2005 sản lượng lương thực đạt 23,4 vạn tấn (chỉ tiêu 22,5-23 vạn tấn)

Tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 32,46 % năm

2000 lên 35,3% năm 2005

Năm năm trồng mới gần 17.271 ha rừng tập trung, 15,6 triệu cây phân tán, bảo vệ tốt

10 vạn ha, khoanh nuôi 6,87 vạn ha rừng tự nhiên Giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng bình quân 0,45% năm

Năng lực sản xuất và kết cấu hạ tầng kỹ thuật ngành thuỷ sản đã có sự quan tâm đầu

tư Sản lượng khai thác thuỷ sản tăng bình quân 6,2% năm Nuôi trồng thuỷ sản phát triển khá nhanh, đến năm 2005 diện tích nuôi trồng đạt 2.978 ha, tăng 18,3 % Sản lượng thuỷ sản chế biến năm 2005 tăng 1,5 lần so với năm 2000; Giá trị sản xuất thuỷ sản tăng bình quân 6,5% năm

Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 18%/ năm Danh mục các sản phẩm sản xuất trong tỉnh ngày càng nhiều, một số sản phẩm có khả năng cạnh tranh, tham gia thị trường trong và ngoài nước như xi măng, gạch ceramic, phân lân vi sinh, thuỷ sản chế biến, tinh bột sắn, sản phẩm may mặc Trong 5 năm qua, tỉnh đã tích cực xây dựng, đưa vào khai thác khu công nghiệp tây bắc thành phố Đồng Hới, khu kinh tế Cửa khẩu Cha Lo, nhà máy Cosevco Xi măng Sông Gianh; Nhà máy bia; Nhà máy may Hà Quảng và một số cụm, điểm TTCN, làng

Trang 39

Kim ngạch xuất nhập khẩu 5 năm (2001-2005) tăng 37,37% so với thời kỳ

1996-2000, trong đó xuất khẩu tăng gần 44% Kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt 28,73 triệu US

D (chỉ tiêu 28-30 triệu USD) Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của tỉnh là cao su, sản phẩm thuỷ sản, đồ gốm

Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ

du lịch đã được quan tâm đầu tư Đặc biệt, các khu du lịch Phong Nha -Kẻ Bàng; Mỹ Cảnh- Bảo Ninh đã trở thành điểm đến thu hút ngày càng đông du khách, năm 2005 đã đón 230.000 khách du lịch(vượt 64% chỉ tiêu đề ra) Trong vòng 5 năm qua doanh thu du lịch xã hội đạt 1.500 tỷ đồng, tăng bình quân 37,2% năm(Chỉ tiêu tăng 16-20% năm), ngành du lịch

đã giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động trên địa bàn

Dịch vụ vận tải cơ bản đáp ứng yêu cầu đi lại, giao lưu vận chuyển hàng hoá, hành khách Mạng diện thoại cố định đã về hầu hết các xã (146/159 xã, phường, thị trấn) đạt tỷ lệ

7 máy / 100 người Hệ thống dịch vụ tài chính, ngân hàng được củng cố và mở rộng, hoạt động linh hoạt, thủ tục đơn giản Các loại hình dịch vụ bảo hiểm phát triển nhanh, dịch vụ tư vấn KHCN và pháp lý đang từng bước được hình thành và bắt đầu hoạt động có hiệu quả [43, tr.34]

Là nơi giao thoa của những điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội giữa hai miền Nam- Bắc, là vùng đất có bề dày lịch sử và nền văn hoá đa dạng, phong phú, đặc sắc, cùng với truyền thống cách mạng vẻ vang, miền quê đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khen ngợi: "Sản xuất giỏi, chiến đấu cũng giỏi''

2.1.2 Về thực trạng nguồn nhân lực của tỉnh Quảng Bình

Theo số liệu điều tra nguồn nhân lực của tỉnh Quảng Bình đến tháng 6 năm 2005 của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, hiện Quảng Bình có tổng số dân 814.990 người Trong đó nam

Trang 40

Hiện nay, số lao động trẻ chiếm tỷ lệ tương đối cao Nguồn bổ sung lao động được thể hiện: Bình quân một người hết tuổi lao động thì có 3,4 người bổ sung, có nghĩa hệ số thay thế 1/3,4 Lực lượng để đào tạo bổ sung lao động khoa học, kỹ thuật tương đối nhiều đó

là do số học sinh phổ thông cơ sở, phổ thông trung học tăng nhanh về số lượng và phát triển nhanh về quy mô đào tạo Nếu năm học 1999- 2000 toàn tỉnh có 211.785 học sinh, bao gồm tiểu học 120.125 em; phổ thông cơ sở: 69.997 em; phổ thông trung học: 21.663 em, thì đến năm học 2004 - 2005 tổng số học sinh các cấp đã là 241.651 học sinh [43] Bên cạnh việc phát triển

hệ thống giáo dục phổ thông, các cơ sở đào tạo khác cũng có sự phát triển khá Hiện nay toàn tỉnh đã hình thành mạng lưới đào tạo và kết hợp đào tạo cán bộ, đào tạo nghề từ bậc đại học trở xuống Như Trường Chính trị; Trường Đại học Quảng Bình; Trường Trung học kinh tế; Trường Trung cấp kỹ thuật Công - Nông nghiệp; Trường trung học y tế, Trung tâm giáo dục thường xuyên Chính vì vậy, số lượng người lao động được đào tạo hàng năm cung cấp cho các cơ quan nhà nước, các đơn vị kinh tế cơ sở, các DN tăng lên gần 3100 người

Về số lượng, nguồn lực lao động của tỉnh Quảng Bình tạm thời đáp ứng các yêu cầu của hoạt động kinh tế Tuy nhiên, người lao động có kiến thức về khoa học, kỹ thuật,

chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề vẫn còn thiếu và yếu

Những năm qua dân số Quảng Bình liên tục tăng, tuy nhiên tốc độ gia tăng thấp hơn

so với các tỉnh khác trong nước Năm 1990 dân số cả tỉnh là 675.333 người đến năm 2002 là 814.990 người, và đến cuối năm 2005 là 841.650 người Bình quân mỗi năm tăng hơn 11.000 ngàn người Tốc độ tăng dân số năm 1990 là 2,02% nhưng đến năm 2005 chỉ còn khoảng 0,62% Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm và đang dần dần ổn định

Ngày đăng: 19/12/2015, 19:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w