1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lý luận hàng hóa sức lao động của C.Mác - một trong những cơ sở cho việc đổi mới chính sách tiền lương ở VN hiện nay

15 6,3K 31
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 104,5 KB

Nội dung

Tài liệu "Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Leenin"

Trang 1

MỤC LỤC:

Nội dung

Mục lục

Lời nĩi đầu

A Đặt vấn đề

B Giải quyết vấn đề

I Cơ sở lý luận

1 Hàng hĩa sức lao động:

2 Khái niệm và bản chất tiền lương – tiền cơng

3 Tiền cơng danh nghĩa và tiền cơng thực tế

II Chính sách tiền lương – tiền cơng tại Việt Nam

1 Thực trạng chính sách tiền lương – tiền cơng trong thời

gian qua

2 Những hạn chế, bất cập của chính sách tiền lương – tiền

cơng trong thời gian qua

3 Các giải pháp đổi mới chính sách tiền lương – tiền cơng

trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ở Việt

Nam hiện nay

III Kết luận

* Danh mục tài liệu tham khảo

Trang

1 2 2 3 3 4 5 6 7 11 12

14

14 14

A ĐẶT VẤN ĐỀ

Lý luận hàng hóa sức lao động của C.Mác – một trong những

Trang 2

cơ sở cho việc đổi mới chính sách tiền lương ở Việt Nam hiện nay.

LỜI NÓI ĐẦU

Xuất phát từ những điều kiện nhất định, sức lao động đã trở thành hàng hĩa, và chính sự xuất hiện của hàng hĩa sức lao động đã làm cho sản xuất hàng hĩa trở nên cĩ tính chất phổ biến và đã báo hiệu sự ra đời của thời đại mới trong lịch sử xã hội Trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau mà, hàng hĩa sức lao động ngày càng trở nên quan trọng trong nền kinh tế của mọi quốc gia Việt Nam chúng ta cũng khơng ngoại lệ, bởi sức lao động là một trong những điều kiện cơ bản của sản xuất

Ở Việt Nam, lý luận hàng hĩa sức lao động của C.Mác đã trở thành một trong những cơ sở cho việc đổi mới chính sách tiền lương hiện nay Đất nước ta đang trên con đường cơng nghiệp hĩa – hiện đại hĩa, rất cần đến sức lao động của đội ngũ người lao động Để đạt được điều đĩ, các tổ chức phải đảm bảo được cuộc sống đầy đủ cả về vật chất và tinh thần cho người lao động Nhưng

do yếu tố lịch sử, điều kiện kinh tế của nước ta cịn chưa cao nên chưa thể đáp ứng đầy đủ một phần nhu cầu của người lao động Để khắc phục tình trạng đĩ,

để thúc đấy nền kinh tế của đất nước phát triển, Nhà nước ta đã nâng dần mức lương cho người lao động ở từng giai đoạn khác nhau Tuy tốc độ cịn rất chậm nhưng đĩ cũng là điểm tiến bộ của một nước cĩ xuất phát điểm thấp như nước ta

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I CƠ SỞ LÝ LUẬN

Trang 3

1 Hàng hóa sức lao động:

Sự biến đổi giá trị của số tiền cần phải chuyển hoá thành tư bản không thể xảy ra trong bản thân số tiền ấy ,mà chỉ có thể xảy ra từ hàng hoá mua vào hàng hoá đó không thể là một hàng hoá thông thường, mà phải là một hàng hoá đặc biệt, giá trị của nó có đặc tính là nguồn gốc sinh ra giá trị Đó chính là hàng hoá sức lao động

a Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá:

Theo Mác nói : “Sức lao động, là toàn bộ các thể lực và trí lực trong thân thể một con người, trong nhân cách sinh động của con người, thể lực và trí lực mà con người phải làm cho hoạt động để sản xuất ra những vật ích đó”

Trong sản xuất cần rất nhiều sức lao động nhưng không phải sức lao động nào cũng trở thành hàng hoá vì vậy điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá là:

 Thứ nhất: Người có sức lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ được sức lao động của mình và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hoá

 Thứ hai: người có sức lao động phải bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất

và tư liệu sinh hoạt, họ trở thành “vô sản”, để tồn tại buộc họ phải bán sức lao động của mình để kiếm sống

Sự tồn tại hai điều kiện trên sẽ tất yếu biến sức lao động trở thành hàng hoá Sức lao động biến thành hàng hoá là điều kiện quyết định để tiền tư bản trở thành tư bản Chính sự xuất hiện của sức lao động hàng hoá đã làm cho sản xuất

có tính phổ biến hơn và nó báo hiệu sự ra đời của một thời đại mới trong lịch sử

xã hội – thời đại tư bản chủ nghĩa

b Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động.

Cũng giống như mọi hàng hoá khác, hàng hoá sức lao động cũng có hai thuộc tính đó là: giá trị và giá trị sử dụng

 Thứ nhất: Giá trị hàng hoá sức lao động được đo bởi thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra nó Giá trị của hàng hoá gồm

Trang 4

có giá trị của các tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống công nhân và gia đình của họ, phí tổn đào tạo để người công nhân đạt đến trình độ nhất định Giá trị của hàng hoá còn đặc biệt ở chỗ nó được đo lường một cách gián tiếp Giá trị hàng hoá ngoài các yếu tố vật chất nó còn bao gồm các yếu tố tinh thần và lịch

sử do đó không chỉ phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên mà còn phụ vào phong tục tập quán, sự hình thành giai cấp công nhân, trình độ văn minh đạt ở mỗi quốc gia Như vậy, giá trị hàng hoá sức lao động của các nước sẽ khác nhau

 Thứ hai: Giá trị sử dụng của hàng hoá là công dụng của hàng hoá nhằm thoả mãn nhu cầu của người mua Giá trị sử dụng sức lao động đặc biệt ở chỗ khi tiêu dùng nó thì tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân

nó Đây là đặc điểm cơ bản nhất của hàng hoá sức lao động vì là nguồn gốc tạo

ra giá trị thặng dư

2 Khái niệm và bản chất tiền công – tiền lương:

a Khái niệm:

 Tiền công là biểu hiện thành tiền của giá trị hàng hoá sức lao động, hay giá cả của hàng hoá sức lao động Tiền công chính là số tiền người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện một khối lượng công việc hoặc trả cho một thời gian làm việc trong những hợp đồng thoả thuận thuê công nhân, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự

 Tiền lương là giá cả của lao động được hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động thông qua hợp đồng (bằng văn bản hoặc bằng miệng) phù hợp với quan hệ cung - cầu sức lao động trên thị trường lao động, phù hợp với các quy định tiền lương của pháp luật lao động Tiền lương được người sử dụng lao động trả cho lao động một cách thường xuyên, ổn định trong khoảng thời gian hợp đồng (tuần, tháng, năm)

b Bản chất:

Tiền lương thường xuyên biến động xoay quanh giá trị sức lao động, nó phụ thuộc vào quan hệ cung cầu và giá cả tư liệu sinh hoạt Sự biến động xoay quanh giá trị sức lao động đó được coi là sự biến động thể hiện bản chất của tiền lương

Trang 5

Tiền lương không chỉ liên quan trực tiếp tới sự tồn tại của người làm công

mà còn cả với sự thành công hay thất bại của người sử dụng lao động Các nhà kinh tế học cổ điển, trước hết là Adam Smith (Anh), đều quan niệm rằng “tiền công không phải chỉ là sự bù đắp cho lao động, tính theo mỗi giờ lao động mà

đó là thu nhập của người nghèo, và do đó không những phải đủ để duy trì trong khi đang hoạt động mà cả trong khi ngừng lao động”, từ đó ảnh hưởng tới các lĩnh vực xã hội

Mặc dù tiền lương (giá cả sức lao động) được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động nhưng nó có sự biểu hiện

ở hai phương diện: kinh tế và xã hội

3 Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế:

a Khái niệm:

Tiền công danh nghĩa là số tiền mà công nhân nhận được do bán sức lao động của mình cho nhà tư bản Tiền này dùng để tái sản xuất sức lao động, nên tiền công danh nghĩa phải được chuyển hoá thành tiền công thực tế

Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hoá tiêu dung và dịch vụ mà công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của mình

b Tính chất:

Tiền công danh nghĩa có thể tăng lên hoặc giảm xuống tuỳ theo biến động của quan hệ cung - cầu về hàng hoá sức lao động trên thị trường Trong một thời gian nào đó, nếu tiền công danh nghĩa không thay đổi, nhưng tư liệu tiêu dùng

và dịch vụ tăng lên hoặc giảm xuống thì tiền công thực tế sẽ biến động theo Tiền công là giá cả của sức lao động, nên vận động của nó gắn liền với sự biến đổi của giá trị sức lao động Lượng giá trị sức lao động chịu ảnh hưởng của các nhân tố ngược chiều nhau, các nhân tố đó làm tăng hoặc giảm giá trị sức lao động Sự tác động qua lại giữa các nhân tố dẫn đến quá trình phức tạp của sự biến đổi giá trị sức lao động, từ đó dẫn đến sự phức tạp của tiền công thực tế

Vì vậy trong quá trình phát triển của tư bản chủ nghĩa, tiền công danh nghĩa

có xu hướng tăng lên, nhưng mức tăng đó không theo kịp mức tăng của giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ; đồng thời thất nghiệp là hiện tượng thường xuyên,

Trang 6

khiến cho cung về lao động làm thuê vượt quá cầu về lao động Điều đĩ làm cho nhà tư bản mua sức lao động dưới giá trị của nĩ, nên tiền cơng thực tế của giai cấp cơng nhân cĩ xu hướng giảm xuống

II CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG – TIỀN CÔNG TẠI VIỆT NAM

Việt Nam thực hiện cơng cuộc đổi mới đất nước đến nay đã hơn 20 năm

và đạt được những thành cơng nhất định trên con đường phát triển ở các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đĩ khơng thể khơng nĩi đến thành cơng của sự phát triển các loại thị trường trong nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là thị trường sức lao động Đây là một trong những thị trường quan trọng và cơ bản của nền kinh tế Việc chúng ta khẳng định sức lao động là hàng hĩa khơng cĩ nghĩa là quay lại quan hệ tư bản và lao động như trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa

Đối với nước ta, việc phát triển thị trường sức lao động nhằm tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động và quản lý mối quan hệ giữa người cĩ sức lao động và người sử dụng lao động, từ đĩ nâng cao năng suất lao động, tạo nhiều của cải vật chất cho xã hội Từ 1993 đến nay, Nhà nước đã đẩy mạnh cải cách chính sách tiền lương, nhờ đĩ mức lương tối thiểu được pháp luật hĩa và nâng cao theo thị trường Thu nhập của người lao động trong các loại hình doanh nghiệp được cải thiện Tuy nhiên, vấn đề giá cả hàng hĩa sức lao động ở Việt Nam vẫn cịn nhiều hạn chế, bất cập, tác động trực tiếp đến đời sống của người lao động và ảnh hưởng lan toả đến mọi mặt của đời sống xã hội

Do vậy, chúng ta hãy cùng nhau nhìn lại thực trạng giá cả hàng hĩa sức lao động thời gian qua để từ đĩ cĩ giải pháp hữu hiệu cho thời gian tiếp theo, tạo động lực

để thị trường này phát triển vững mạnh

Trước hết, phải nhận thấy rằng lương của cơng nhân chúng ta cĩ tăng nhưng khơng đủ để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người lao động Kết quả cuộc khảo sát sau đây đã nĩi lên phần nào thực trạng tiền lương – tiền cơng của nước ta

Trang 7

“ Ngày 7 và 8-10 vừa qua, Công ty Cung cấp Dịch vụ Tư vấn Nhân sự Mercer

và Công ty Cổ phần Kết nối Nhân tài TalentNet Corporation chính thức công bố kết quả khảo sát lương Việt Nam 2010 Bà Nguyễn Hoa, quản lý cấp cao bộ phận tư vấn nhân sự và khảo sát lương Mercer, cho biết ngành ngân hàng có mức tăng lương cao nhất Khảo sát lương 2010 thu hút 253 công ty (tăng 21% so với năm 2009) cung cấp số liệu lương của 66.292 nhân viên (tăng 34%) Năm nay, số doanh nghiệp (DN) tham gia khảo sát lương ở Việt Nam tăng 21% là khá cao so với các nước khác trong khu vực (chỉ tăng khoảng 10%) Tham gia khảo sát lần này là các công ty nước ngoài hoặc liên doanh thuộc các ngành hàng tiêu dùng, tài chính - ngân hàng, công nghệ thông tin, dược phẩm, hóa chất, sản xuất, thương mại, dầu khí Kết quả khảo sát cho thấy năm nay tỉ lệ tăng lương bình quân là 12,4% (năm trước là 12,2%) Tuy mức tăng lương không nhiều nhưng việc tăng lương được tiến hành ở hầu hết các công ty Nếu năm 2009 có đến 13% trong tổng số công ty tham gia khảo sát không tăng lương cho nhân viên thì năm nay con số này chỉ còn 0,79% Điều này phản ánh hoạt động kinh doanh ở các DN đang phục hồi Tuy nhiên, vì nền kinh tế vẫn chưa

phục hồi mạnh mẽ nên mức tăng lương năm nay chỉ cao hơn năm trước 0,2%

Đáng mừng là năm nay, tỉ lệ nhân viên nghỉ việc ở các DN đã giảm so với năm

2009 Nếu năm 2009 tỉ lệ này là 16,5% thì năm nay chỉ còn 13,3% Tỉ lệ trên cho thấy thị trường lao động đã ổn định hơn 2 năm trước Ngoài ra, người lao động có xu hướng ít thay đổi chỗ làm khi DN họ đang làm việc thật sự là nơi có

thể phát triển nghề nghiệp Dự báo, trong năm 2011, mức tăng lương bình quân

trên thị trường sẽ trên 12% Kinh doanh và tiếp thị vẫn là những bộ phận thu hút nhiều lao động bởi sự phát triển ngày càng đa dạng của các doanh nghiệp” (Theo baomoi.com)

1 Thực trạng chính sách tiền lương – tiền công thời gian qua:

Trang 8

a Về chính sách tiền lương tối thiểu:

Tiền lương tối thiểu được xác định theo nhu cầu tối thiểu, khả năng nền kinh tế, tiền lương trên thị trường sức lao động, chỉ số giá sinh hoạt Nó làm căn

cứ để tính các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, phụ cấp lương trong khu vực nhà nước, tính mức lương ghi trong hợp đồng lao động và thực hiện chế độ khác cho người lao động theo quy định của pháp luật Trong Điều 56 của Bộ luật Lao động ghi: Mức tiền lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt, đảm bảo cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tiền lương tái sản xuất sức lao động mở rộng và được dùng làm căn cứ để tính các mức lương cho các loại lao động khác

Theo nguyên tắc của C.Mác, tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động, mức chấp nhận tối thiểu của người lao động: “chi phí sản xuất của sức lao động giản đơn quy thành chi phí sinh hoạt của người công nhân và chi phí để tiếp tục duy trì nòi giống đó là tiền công Tiền công được định như vậy là tiền công tối thiểu” [2- tr 744] Tức là giới hạn thấp nhất của tiền lương phải đảm bảo khôi phục lại sức lao động của con người [3- tr259] Và tiền lương cũng được quyết định bởi những quy luật quyết định giá cả của tất cả các hàng hoá khác…, bởi quan hệ của cung đối với cầu, của cầu với cung [2- tr736-747].Đảng

và Nhà nước ta luôn quan tâm, cải cách và đổi mới chính sách tiền lương cho phù hợp sự phát triển của nền kinh tế Từ khi ban hành Nghị định 235/HĐBT tháng 9/1985 về cải cách tiền lương trong cán bộ công chức, đến đầu năm 1993, Chính phủ đã 21 lần điều chỉnh tiền lương Nên từ 1993 đến nay, chính sách tiền lương đã có sự thay đổi theo hướng tích cực, khắc phục những hạn chế cơ bản của chính sách tiền lương theo Nghị định 235/HĐBT (1985) tạo sự hài hòa hơn

về lợi ích giữa người lao động với người sử dụng lao động là Nhà nước, với 4 nội dung cơ bản: Mức lương tối thiểu; quan hệ tiền lương giữa các khu vực; các chế độ phụ cấp tiền lương và cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập, trong đó xác định mức tiền công, tiền lương tối thiểu là căn cứ nền tảng để xác định giá cả

Trang 9

sức lao động Hình thành bốn hệ thống thang, bảng lương riêng cho 4 khu vực là:

- Tiền lương của khu vực sản xuất kinh doanh của Nhà nước căn cứ trên năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh để định ra mức tiền lương, tiền thưởng tương đối hợp lý, đồng thời cho phép các doanh nghiệp tuỳ theo kết quả sản xuất kinh doanh có thể giải quyết tiền lương tối thiểu gấp 1,5 lần mức quy định chung

- Tiền lương của lực lượng vũ trang được tiền tệ hóa

- Tiền lương của khu vực hành chính, sự nghiệp được thiết kế theo ngạch công chức phù hợp với chức danh và tiêu chuẩn chuyên môn, mỗi ngạch lại có nhiều bậc để khuyến khích công chức phấn đấu vươn lên

- Tiền lương của khu vực dân cư và bầu cử đều thống nhất, mỗi chức vụ chỉ có một mức lương, nếu được tái cử thì có phụ cấp thâm niên tái cử

Mức lương tối thiểu luôn được điều chỉnh theo sự biến động của giá trên thị trường, cụ thể: mức tiền lương tối thiểu áp dụng chung từ 01/01/1993 là 120.000 đồng/tháng/người; từ 01/07/1997 là 144.000 đồng/tháng; từ 01/01/2000 là 180.000 đồng/tháng; từ 01/01/2001 là 210.000 đồng/tháng; từ 01/01/2002 là 290.000 đồng/tháng Theo Nghị định số 118/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005 của Chính phủ là 350.000 đồng/tháng (từ ngày 01/10/2005) và từ 01/10/2006 theo Nghị định 94/2006/NĐ-CP là 450.000 đồng/tháng Dự kiến giai đoạn 2008 –

2012 điều chỉnh từ 450.000 đồng lên 990.000 đồng/tháng (từ ngày 01/01/2008

đã điều chỉnh từ 450.000đồng lên 540.000 đồng/tháng theo Nghị định 166/2007/ NĐ-CP ngày 16/11/2007 quy định mức lương tối thiểu chung

b) Về tiền lương tối thiểu trong doanh nghiệp

Đối với các loại hình doanh nghiệp, tiền lương tối thiểu hiện nay được quy định là khác nhau Chính sách tiền lương đối với các doanh nghiệp được

Trang 10

quy định tại Bộ luật Lao động và các văn bản dưới luật như: Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương; Nghị định số 205/2004/NĐ-CP, Nghị định số 206/2004/NĐ-CP, Nghị định số

207/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ, Nghị định 94/2006/NĐ-207/2004/NĐ-CP ngày 07/09/2006, Nghị định 03/2006/NĐ-CP ngày 06/01/2006 của Chính phủ, Nghị định 167/2007/NĐ-CP ngày 16/11/2007, Nghị định 168/2007/NĐ-CP ngày 16/11/2007 và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội… Cụ thể:

- Đối với doanh nghiệp nhà nước, áp dụng mức thấp nhất bằng tiền lương tối thiểu chung và cao nhất bằng 3 lần mức lương tối thiểu chung, cụ thể là từ 450.000 đến 1.350.000 đồng/tháng theo Nghị định 94/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ

- Đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp hợp tác xã có thuê lao động, doanh nghiệp gia đình có thuê lao động là 450.000 đồng/tháng (từ ngày 01/10/2006)

- Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được trả thấp hơn 710.000 đồng đến 870.000 đồng/tháng, tùy theo khu vực, lãnh thổ do Nhà nước quy định (Nghị định 03/2006/NĐ-CP ngày 06/01/2006 của Chính phủ)[6- tr4-5] Như vậy, đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì mức lương tối thiểu được quy định cao hơn Và theo Nghị định 168/2007/NĐ-CP ngày 16/11/2007, quy định mức lương tối thiểu vùng dùng để trả công đối với người lao động làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường cho doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam (gọi chung là doanh nghiệp) thực hiện từ ngày 01/01/2008 theo các vùng như sau: Mức 1.000.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các quận thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh Mức 900.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp

Ngày đăng: 24/10/2013, 21:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w