Phân tích ba tình huống trong thực tiễn để làm rõ nội dung và ý nghĩa của quan điểm phát triển.

5 1K 8
Phân tích ba tình huống trong thực tiễn để làm rõ nội dung và ý nghĩa của quan điểm phát triển.

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

tài liệu môn Mác Lênin

Trêng §H LuËt Hµ N éi Líp 3525 – Nhãm A2 A. Đặt vấn đề: Phân tích ba tình huống trong thực tiễn để làm nội dung ý nghĩa của quan điểm phát triển. B. Giải quyết vấn đề: I. Lời mở đầu: Bất kì sự vật hiện tượng nào trong thế giới đều trải qua quá trình sinh ra, tồn tại, phát triển diệt vong. Như vậy phát triển là một trong bốn quá trình tất yếu của bất cứ sự vật hiện tượng nào. Vậy phát triển là gì? Vai trò của phát triển như thế nào? Hầu hết chúng ta đều chưa hiểu hết được tính chất phức tạp của nó. Cùng tìm hiểu về vấn đề này thông qua ba ví dụ dưới đây ta sẽ có những nhận thức căn bản về nó. II. Cơ sở lý luận của vấn đề: Phát triển là quá trình vận động theo xu hướng đi lên: từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Con đường dẫn đến sự phát triển là sự thay đổi về lượng sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất ngược lại(Quy luật lượng chất). Cái mới ra đời phủ định cái cũ trên cơ sở tiến bộ hơn (Quy luật phủ định). Trong quá trình phát triển đó luôn có sự đấu tranh giữa các mặt đối lập… Phát triển có ba tính chất cơ bản: tính khách quan, tính phổ biến tính đa dạng phong phú. Như vậy khi xem xét các sự vật hiện tượng ta phải đặt nó trong sự vận động, phải thấy được tính quanh co phức tạp của nó, vì thế nhận thức con người cũng phải luôn luôn thay đổi, bổ sung. Mọi lí thuyết chỉ là màu xám, thông qua các tình huống thực tiễn sau đây ta sẽ hiểu hơn về nội dung ý nghĩa của sự phát triển. III. Về mặt tự nhiên: Một hiện tượng khá phổ biến trong tự nhiên, sự phát triển của loài sâu. Quá trình ấy được khái quát như sau: sâu→nhộng→bướm→trứng→sâu.  Về mặt nội dung: - Tính khách quan của sự phát triển: Sự phát triển của loài sâu là yếu tố tất nhiên, do các yếu tố bên trong quy định (cấu trúc gen…), trong một hoàn cảnh nhất định nó sẽ diễn ra như thế mà không chịu tác động nào từ bên ngoài. Đó là yếu tố khách quan hoàn toàn không phụ thuộc vào ý thức của con người. Nó tồn tại độc lập với ý thức. - Tính phổ biến của sự phát triển: + Quá trình đó diễn ra ở tất cả các mặt của chúng. Từ hình dạng, kích thước, tính chất. Ở mỗi một giai đoạn tồn tại, hình thái của sâu lại dược biểu hiện khác nhau: hình dạng của sâu khác hình dạng của nhộng, bướm, trứng. Hình dạng của sâu ban đầu cũng khác hình dạng của con sâu khi đã trải qua quá trình lột xác cả kích thước cũng vậy. Quá trình này cũng phổ biến ở số lượng lớn chứ không phải chỉ là ở một số cá thể đặc biệt. + Về tính chất, thế hệ sau ra đời sẽ kế thừa những mặt tích cực của thế hệ trước đó, đồng thời ra đời những tính trạng mới tốt hơn. Ban đầu người ta chỉ cần sử dụng loại thuốc A với liều lượng B là có thể tiêu diệt được chúng. Nhưng sau khi đã phát triển cho ra đời thế hệ sau thì cũng vẫn loại sâu đó ta lại phải dùng thuốc khác hoặc là phải dùng với liều lượng lớn hơn thì mới có hiệu quả. Vì trong quá trình phát triển loài sâu đó đã sinh ra những gen có khả năng kháng thuốc để chống lại sự ảnh hưởng của thuốc. Qua đó, chúng có thể sinh tồn. Như vậy sự vật mới ra đời đã tiến bộ hơn cái cũ, điều ấy hoàn toàn phù hợp quy luật khách quan. + Nhộng ra đời đã phủ định sâu, bướm lại phủ định nhộng, trứng lại phủ định bướm sâu mới lại tiếp tục phủ định trứng. Sâu mới ra đời nghĩa là sâu lại ra sâu (lại quay trở lại cơ sở ban đầu) nhưng sâu mới ra đời trên cơ sở tiến bộ hơn (Quy luật phủ định của phủ định). 1 Trêng §H LuËt Hµ N éi Líp 3525 – Nhãm A2 - Tính đa dạng phong phú của sự phát triển: Quá trình biến đổi của sâu đó có thể diễn ra ở nhiều không gian (trên một cánh đồng, trên một cái cây…), thời gian khác nhau (năm này qua năm khác). Quá trình biến đổi đó có thể diễn ra ở thời gian ngắn hay đài, tùy thuộc vào cácb điều kiện ngoại cảnh thuận lợi hay không thuận lợi. Trong quá trình phát triển sâu còn chịu tác động của các yếu tố khác: thuốc trừ sâu, điều kiện thời tiết (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm…).Các yếu tố đó có thể làm sâu tiến hóa hơn hoặc thoái hóa.  Về ý nghĩa: + Trên cơ sở hiểu được sự tiến hóa của loài sâu (luôn luôn biến đổi, có thể thích úng với điều kiện môi trường bằng việc tạo ra những gen kháng thuốc), thì những kiến thức của ta về chúng cần phải thường xuyên thay đổi, bổ sung. Để từ đó ta sẽ đưa ra được nhũng biện pháp đúng đắn ( thuốc trừ sâu thích hợp) để bảo vệ mùa màng cải tạo tự nhiên. + Sự phát triển của sâu không chỉ có những tác hại mà còn có những lợi ích nhất định (làm cân bằng sinh thái). Do đó khi xem xét sự việc ta cần phải thấy được những tính quanh co, phức tạp của chúng. Cần nhing nhận mọi việc ở nhiều chiều, nhiều phương diện. + Bất cứ loài sâu nào cũng tồn tại trong những điều kiện nhất định do đó khi nhìn nhận mọi sự vật hiện tượng ta cần phải gắn nó vào không gian, thời gian xác định. IV. Về mặt xã hội: Cách mạng Việt Nam trong tiến trình lịch sử của mình đã có những biểu hiện thể hiện quy luật của quan điểm phát triển. Qua từng gia đoạn, thời kỳ, Cách mạng Việt Nam đều tuân theo quy luận của quan điểm này, đặc biệt giai đoạn 1930 – 1945 đã thể hiện nội dung cũng như ý nghĩa của nó.  Về nội dung: - Tính khách quan của sự phát triển: Cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 mang tính khách quan lịch sử cụ thể. Đó là kết quả của quá trình áp bức, bóc lột của thực dân Pháp mâu thuẫn dân tộc không thể điều hòa nổi, dẫn đến cuộc đấu tranh nhằm giải quyết mâu thuẫn. Đây cũng là kết quả tất yếu của sự phát triển lịch sử xã hội: Việt Nam phải thực hiện cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Soi chiếu vào giai đoạn lịch sử nêu trên, có thể thấy hoàn cảnh nước ta lúc đó rất tồi tệ. Chúng ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933. Chính phủ Đông Dương đã áp dụng hàng loạt biện pháp để tăng cường bóc lột nhân dân ta. Ví dụ như: chúng dùng tiền của ngân hàng Đông Dương trợ cấp cho các công ty tư bản Pháp đang có nguy cơ phá sản. Dưới sự tác động của cuộc khủng hoảng, kinh tế Việt Nam vốn đã bị kìm hãm nay trở nên tiêu điều thảm hại, sự phân chia giai cấp giàu – nghèo ngày càng trở nên sâu sắc. Hậu quả của cuộc khủng hoảng là vô cùng tàn khốc với mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là công nhân nông dân. Đời sống nhân dân càng trở nên khó khăn, có thể coi là “ Sống ở cái mức cùng cực của đói kém nghèo khổ”. Cuộc khủng hoảng kinh tế này đã động động chạm trực tiếp đến hầu hết toàn bộ các tầng lớp của xã hội, khiễn mâu thuẫn giai cấp ngày càng trở nên gay gắt. Đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp, khách quan của lịch sử dẫn đến sự bùng nổ của phong trào 1930 – 1931, rồi sau đó là các phong trào 1932 – 1935, 1936 – 1939, 1939 – 1945. Phong trào 1930 – 1931 đã diễn ra hết sức mạnh mẽ, thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia đã giành được nhiều thắng lợi, đặc biệt đã xây dựng được mô hình Xô viết đầu tiên ở Việt Nam. Tuy nhiên, do nhiều hạn chế của phong trào như: vũ khí lạc hậu, lực lượng chưa được rèn luyện, hơn nữa chưa biết tận dụng thời cơ để tập hợp các cuộc khởi nghĩa nhỏ lẻ thành cuộc cách mạng dân tộc; trong khi thực dân Pháp quá mạnh, với vũ khí hiện đại. Kết quả là phong trào bị đàn áp dã man. Chỉ riêng ở Nghệ Tĩnh đã có hơn 217 người chết, 115 người bị thương. Điều đó chứng 2 Trêng §H LuËt Hµ N éi Líp 3525 – Nhãm A2 tỏ của sự vật hiện tượng chỉ mang tính khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn, nguyện vọng, ý thức của con người. - Tính phổ biến của sự phát triển: Xét giai đoạn lịch sử 1930 – 1945, sự ra đời, xuất hiện của phong trào này là sự thay thế phong trào dân tộc dân chủ 1925 – 1929 trước đó.Ở đây ta có thể thấy sự tiến bộ, phát triển. Nếu ở phong trào 1925 – 1929, Cách mạng Việt Nam diễn ra chưa có sự lãnh đạo của thống nhất mà mà hoạt động riêng rẽ, lẻ tẻ; lực lượng Cách mạng yếu kém, vũ khí lạc hậu thì đến năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo phong trào Cách mạng của cả nước; lực lượng dần dần được rèn luyện nên ngày càng phát triển. Có thể coi giai đoạn này là cuộc diễn tập lần thứ nhất cho thắng lợi sau này của Cách mạng. Giai đoạn 1936 – 1939 là cuộc tập lần thứ hai, cao hơn cuộc diễn tập lần đầu. Sau hai phong trào trên, lực lượng đã phát triển, có nhiều kinh nghiệm chiến đấu, xây dựng được đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm tổ chức, lãnh đạo. từ hai cuộc diễn tập ấy, cùng với sự chuẩn bị chu đáo của Đảng, nhân dân điều kiện lịch sử “ngàn năm có một”, chúng ta đã làm nên chiến thắng cuộc Cách mạng tháng Tám vĩ đại năm 1945. - Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển Xét giai đoạn 1930 – 1945, ta thấy phong trào từ của một nhóm người, lan rộng ra từng địa phương sau đó thu hút toàn bộ nhân dân cả nước tham gia. Sự thay đổi nó diễn ra từ 1930 – 1945 quá trình đó chịu sự tác động của nhiều yếu tố hoàn cảnh cụ thể khác nhau. Từ đó, Đảng điều chỉnh những phương thức tiến hành Cách mạng khác nhau. Gian đoạn 1930 – 1931, Cách mạng Việt Nam phát triển nhưng đến 1932 – 1933 thì gặp rất nhiều khó khăn, tạm thời lắng xuống, có thể coi là một bước thụt lùi trong quá trình phát triển. Đến năm 1935, cách mạng được phục hồi trở lại. Từ 1936 đến 1939, Cách mạng ngày càng phát triển đỉnh cao là giành thắng lợi trong phong trào 1945.  Về ý nghĩa: - Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Đảng nhanh chóng giương cao lá cờ Cách mạng, tổ chức lãnh đạo quần chúng làm nên phong trào đấu tranh sôi nổi, quyết liệt. Mục tiêu trước mắt của những phong trào đấu tranh lúc này là đòi cải thiện đời sống cho nhân dân. Còn trong tương lai, mục tiêu xa hơn là giải phóng dân tộc, đưa Việt Nam trở thành quốc gia độc lập. Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, Cách mạng Việt Nam ngày càng lớn mạnh. Hàng loạt các cuộc đấu tranh, biếu tình diễn ra rầm rộ. Trước tình hình đó thực dân Pháp thực hiện khủng bố, đàn áp dã man. Từ giữa năm 1931, phong trào Cách mạng trong cả nước dần lắng xuống do gặp phải tổn thất nặng nề. Tuy vậy những người cộng sản vẫn kiên cường duy trì hoạt động để đến đầu năm 1935 các tổ chức Đảng phong trào đấu tranh được phục hồi. Như vậy có thể thấy khuynh hướng phát triển của Cách mạng Việt Nam là theo tính chu kỳ, tính tiến lên, tính vô tận có thể được minh họa bằng đường xoáy ốc. - Cách mạng Việt Nam (1930 - 1945) được chia thành bốn giai đoạn lớn: + 1930 – 1931: giai đoạn phát triển + 1932 – 1935: giai đoạn thoái trào + 1936 – 1939: giai đoạn phục hồi phát triển +1939 – 1945: giai đoạn phát triển mạnh mẽ mà đỉnh cao là thắng lợi Cách mạng tháng 8 - 1945. V. Về mặt tư duy: Sự ra đời của chủ nghĩa Mác Lênin là sự phát triển tới đỉnh cao của tư duy con người. Điều này là sự tất yếu vốn có quá trình lịch sử. Triết học Mác - Lênin ra đời từ nửa cuối thế kỷ XIX phát triển cho đến ngày nay. Từ khi ra đời, triết học Mác - Lênin đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lịch sử triết học trở thành thế 3 Trêng §H LuËt Hµ N éi Líp 3525 – Nhãm A2 giới quan, phương pháp luận của hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn của con người. - Sự củng cố phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều kiện cách mạng công nghiệp Vào những năm 40 của thế kỷ XIX do tác động của cuộc cách mạng trong công nghiệp làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được củng cố vững chắc trở thành xu thế phát triển của nền sản xuất xã hội. Nước Anh đã hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp trở thành cường quốc công nghiệp. Ở Pháp, cuộc cách mạng công nghiệp đang đi vào giai đoạn hoàn thành. Sự phát triển của lực lượng sản xuất làm cho quan hệ sản xuất tư bản được củng cố tạo ra cơ sở kinh tế để cho xã hội tư bản phát triển kèm theo đó mâu thuẫn xã hội càng thêm gay gắt bộc lộ ngày càng rệt; sự phân hóa giàu nghèo tăng lên, bất công xã hội tăng. Những xung đột giữa giai cấp vô sản với tư sản đã phát triển thành những cuộc đấu tranh giai cấp. - Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử Giai cấp vô sản giai cấp tư sản ra đời lớn lên cùng với sự hình thành phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Khi chế độ tư bản chủ nghĩa được xác lập, giai cấp tư sản trở thành giai cấp thống trị xã hội, giai cấp vô sản trở thành bị trị thì mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản vốn mang tính đối kháng phát triển trở thành những cuộc đấu tranh giai cấp. Cuộc khởi nghĩa của thợ dệt ở thành phố Liông (Pháp) năm 1831 tuy bị đàn áp nhưng lại bùng nổ tiếp vào năm 1834. Ở Anh có phong trào Hiến chương vào cuối những năm 30 của thế kỷ XIX, là phong trào cách mạng to lớn có tính chất quần chúng có hình thức chính trị. Nước Đức nổi lên phong trào đấu tranh của thợ dệt ở Xilêdi đã mang tính giai cấp. Trong hoàn cảnh lịch sử đó, giai cấp tư sản không còn đóng vai trò là giai cấp cách mạng. Ở Anh, Pháp giai cấp tư sản tuy nắm quyền thống trị, lại hoảng sợ trước cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản nên không còn là vị trí tiên phong trong quá trình cải tạo dân chủ như trước. Còn giai cấp tư sản Đức đang lớn lên trong lòng xã hội phong kiến, vốn đã khiếp sợ bạo lực cách mạng khi nhìn vào tấm gương Cách mạng tư sản Pháp 1789, nay lại thêm sợ hãi trước sự phát triển của phong trào công nhân Đức. Vì vậy, giai cấp vô sản xuất hiện trên vũ đài lịch sử với sứ mệnh xoá bỏ xã hội tư bản trở thành lực lượng tiên phong trong cuộc đấu tranh cho nền dân chủ tiến bộ xã hội. Như vậy, thực tiễn xã hội, nhất là thực tiễn của phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản đòi hỏi phải được soi sáng bởi một hệ thống lý luận, một học thuyết triết học mới. Học thuyết đó phải xuất hiện để định hướng phong trào đấu tranh nhanh chóng đạt được thắng lợi. Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử phong trào đấu tranh của họ đã tạo ra nguồn tư liệu quý báu về thực tiễn xã hội để Các Mác Ph. Ăngghen khái quát xây dựng những quan điểm triết học. - Để xây dựng học thuyết của mình ngang tầm với trí tuệ nhân loại, Các Mác Ph.Ăngghen đã kế thừa những thành tựu trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Triết học Đức với hai nhà triết học tiêu biểu Hêghen Phoiơbắc là nguồn gốc trực tiếp của triết học Mác. Các Mác Ph.Ăngghen đã từng là những người theo học triết học Hêghen nghiên cứu triết học Phoiơbắc. Qua đó, hai ông đã nhận thấy: Tuy học thuyết triết học của Hêghen mang quan điểm của chủ nghĩa duy tâm nhưng chứa đựng cái “hạt nhân hợp lý” của phép biện chứng. Còn học thuyết triết học Phoiơbắc tuy còn mang nặng quan niệm siêu hình nhưng nội dung lại thấm nhuần quan điểm duy vật. Các Mác Ph.Ăngghen đã kế thừa “hạt nhân hợp lý” của Hêghen cải tạo, lột bỏ cái vỏ thần bí để xây dựng nên lí luận mới của phép biện chứng. Hai ông đã kế thừa chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc, khắc phục tính siêu hình những hạn chế lịch sử khác củađể xây dựng nên lí luận mới của chủ nghĩa duy vật. Từ đó tạo ra cơ sở để hai ông xây 4 Trêng §H LuËt Hµ N éi Líp 3525 – Nhãm A2 dựng nên học thuyết triết học mới, trong đó chủ nghĩa duy vật phép biện chứng thống nhất một cách hữu cơ. Việc kế thừa cải tạo kinh tế chính trị học với những đại biểu xuất sắc là A.Smít Đ.Ricácđô không những là nguồn gốc để xây dựng học thuyết kinh tế mà còn là tiền đề lý luận để hình thành quan điểm triết học. Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp với những đại biểu nổi tiếng như Xanh Ximông S.Phuriê là một trong ba nguồn gốc lí luận của triết học Mác. Các Mác Ph.Ăng ghen đã kế thừa những quan điểm tiến bộ của chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp (quan điểm về vai trò của nền sản xuất trong xã hội, quan điểm về sở hữu v.v .) khắc phục tính không tưởng thiếu điều kiện lịch sử cụ thể củađể xây dựng những quan điểm duy vật lịch sử. Vì vậy, khi tìm hiểu nguồn gốc lí luận của triết học Mác cần tìm hiểu không chỉ trong triết học Đức mà trong cả chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp kinh tế chính trị học Anh. - Giữa triết học với khoa học nói chung khoa học tự nhiên nói riêng có mối quan hệ khăng khít. Sự phát triển của tư duy triết học phải dựa trên cơ sở tri thức do các khoa học cụ thể đem lại. Vì thế, mỗi khi trong khoa học có những phát minh mang tính chất vạch thời đại thì tạo ra sự thay đổi của triết học. Trong những năm đầu của thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên phát triển mạnh với nhiều phát minh quan trọng: Định luật bảo toàn biến hóa năng lượng, Thuyết tế bào, thuyết tiến hóa. Những phát minh khoa học đó đã vạch ra mối liên hệ thống nhất giữa những sự vật, giữa các hình thức vận động khác nhau trong tính thống nhất vật chất của thế giới, vạch ra tính biện chứng của sự vận động phát triển. Đồng thời đã làm bộc lộ tính hạn chế sự bất lực của phương pháp tư duy siêu hình của tư tưởng biện chứng cổ đại cũng như phép biện chứng của Hêghen. Từ đó đặt ra một yêu cầu trong tư duy nhân loại cần phải xây dựng một phương pháp tư duy mới thật sự khoa học. Với những phát minh của mình, khoa học đã cung cấp những tri thức để Các Mác Ph.Ăng ghen khái quát xây dựng phép biện chứng duy vật. Kết luận: Như vậy, Chủ nghĩa Mác - Lê nin nói chung Triếc học Mác Lê Nin nói riêng ra đời là một tất yếu lịch sử không những vì đời sống thực tiễn mà còn vì những tiền đề lý luận, xã hội khoa học mà nhân loại đã tạo ra. C. Kết luận: Thông qua ba ví dụ trên, ta có thể thấy: Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận, quan điểm phát triển góp phần định hướng chỉ đạo hoạt động nhận thức vai trò thực tiễn, cải tạo hiện thực, cải tạo chính bản thân mỗi người. Thực hiện đúng quan điểm đó nghĩa là chúng ta đã nắm được vận dụng tốt phương pháp luận biện chứng trog nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn, để mỗi sự vật hiện tượng ngày càng trở nên hoàn hảo hơn, tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn. 5

Ngày đăng: 24/10/2013, 21:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan