1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm giáo dục kĩ năng sống trong giảng dạy môn địa lí 10 ở trường THPT

32 320 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 797 KB

Nội dung

Một trong những yêu cầu quan trọng mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ratrong năm học 2010 -2011 là chú trọng thực hiện lồng ghép, tích hợp giáo dụcđạo đức, giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dụ

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

I Bối cảnh của sáng kiến:

1 Về không gian:

Ở Việt Nam, trong phong trào xây dựng trường học thân thiện, giáo dục

kĩ năng sống đã xuất hiện như một yếu tố của mô hình trường học thân thiện Từnăm học 2010 – 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo lồng ghép, tích hợpgiáo dục kĩ năng sống qua các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp cho họcsinh Để thực hiện yêu cầu này ở bậc trung học phổ thông, trường trung học phổthông cũng đã và đang tiếp tục thực hiện rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh

ở các môn học trong đó có môn địa lí

2 Về thời gian:

Giảng dạy trực tiếp môn địa lí lớp 10 ở trường THPT năm học 2018 – 2019cho các lớp từ 10B1 – 10B6

Thời gian áp dụng sáng kiến từ tháng 9/2018 đến tháng 4/2019

3.Thực trạng của việc thực hiện vấn đề:

Căn cứ công văn số: 1318 /SGDĐT-GDPT ngày 28 tháng 8 năm 2017 V/

v hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lựchọc sinh từ năm học 2017- 2018

Cùng với xu thế phát triển chung của xã hội, học sinh hôm nay pháttriển sớm về tâm sinh lý cũng như các kỹ năng trong cuộc sống Tuy nhiên hiệnnay ở các nhà trường phổ thông đang xuất hiện thực trạng trẻ vị thành niên có xuhướng gia tăng về bạo lực học đường, những ứng xử không lành mạnh, dễ mắccác tệ nạn xã hội, sống ích kỷ, vô tâm, khép mình…

Đồng thời kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn

đề, khả năng tự phục vụ bản thân… còn hạn chế Đặc biệt hơn do thiếu kỹ năngsống nhiều em đã có những quyết định sai lầm dẫn tới những hệ lụy đáng tiếcxảy ra Hơn thế nữa đứng trước thềm hội nhập quốc tế đòi hỏi thế hệ trẻ phải tựtin, phải nắm bắt kịp thời các cơ hội cũng như phải có một số kỹ năng: sốngkhoẻ, sống lành mạnh…

Xã hội hiện đại có sự thay đổi toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội và lốisống với tốc độ nhanh đã làm nảy sinh những vấn đề mà trước đây con ngườichưa gặp, chưa trải nghiệm, chưa phải ứng phó, đương đầu Hoặc đã có nhữngvấn đề xuất hiện trước đây, nhưng nó chưa phức tạp, khó khăn và đầy thách thứcnhư trong xã hội hiện đại nên con người dễ hành động theo cảm tính và khôngtránh khỏi rủi ro Nói cách khác, để đến bến bờ thành công và hạnh phúc trongcuộc đời, con người sống trong xã hội trước đây ít gặp những rủi ro và tháchthức như trong xã hội hiện đại Chính vì vậy, con người sống trong xã hội hiệnđại cần phải có kĩ năng sống để sống thành công và nâng cao chất lượng cuộcsống

Trang 2

Vì vậy, khi tình trạng bạo lực học đường, vô lễ với giáo viên, thiếu vănhoá trong ứng xử,…của học sinh xuất hiện ngày càng nhiều thì nguyên nhânđược nhắc tới là do thiếu cơ bản về “Kỹ năng sống” ( KNS) “Kỹ năng sống” và

“Giáo dục kỹ năng sống” không còn là vấn đề mới nhưng vẫn còn là vấn đềnóng mà ngành giáo dục, và cũng là vấn đề mà toàn xã hội đang tìm hướng giảiquyết Một trong những yêu cầu quan trọng mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ratrong năm học 2010 -2011 là chú trọng thực hiện lồng ghép, tích hợp giáo dụcđạo đức, giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục giá trịsống, giáo dục kỹ năng sống trong các môn học và các hoạt động giáo dục.Nhưng việc lồng ghép vào các môn học vẫn còn hạn chế Từ thực tế đó, chothấy cần phải nâng cao vai trò rèn luyện kĩ năng sống hơn nữa trong các mônhọc ở các cấp nói chung và cấp THPT nói riêng, cũng như trong giảng dạy mônđịa lí

4 Tổng quan những thông tin về vấn đề cần nghiên cứu:

Theo Chiến lược Phát triển giáo dục 2011 – 2020 (Ban hành kèm theoQuyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chínhphủ) đã nêu rõ Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định

"Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiệnđại hoá, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chếquản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâuthen chốt” và “Giáo dục và Đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triểnnguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước,xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam"

Căn cứ Công văn số:1173/SGDĐT-GDPT ngày 29/8/2018 của Sở Giáodụcvà Đào tạo về hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2018 -2019

Địa lí lớp 10 là môn học cung cấp cho học sinh những hiểu biết cả về tựnhiên và xã hội Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng sống trong môn địa lí 10 là hếtsức cần thiết, nhằm giúp cho học sinh có những kĩ năng hành động, ứng xử phùhợp với môi trường tự nhiên, với xã hội; có khả năng ứng phó và giải quyết một

số vấn đề thường gặp trong cuộc sống do điều kiện tự nhiên cũng như xã hộimang lại Bên cạnh đó cũng trang bị cho học sinh những kiến thức cần thiết, để

có cách nhìn đúng đắn về những vấn đề xã hội hiện nay

II Lý do chọn giải pháp.

Giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ, bởi vì: Các

em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ quyếtđịnh sự phát triển của đất nước trong những năm tới Nếu không có kĩ năngsống, các em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình,cộng đồng và đất nước

Rèn luyện kỹ năng sống cho HS là nhằm giúp các em rèn luyện kỹ năngứng xử thân thiện trong mọi tình huống; thói quen và kỹ năng làm việc theonhóm, kỹ năng hoạt động xã hội; Giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sứckhỏe, ý thức tự bảo vệ bản thân

Trang 3

Nội dung môn Địa Lí cung cấp cho HS một số vấn đề về tự nhiên và kinh

tế - xã hội trên thế giới, cả những mặt tích cực cũng như những mặt tiêu cực;một số vấn đề về tự nhiên và xã hội Việt Nam, thông qua những nội dung này,

có thể giáo dục cho các em một số KNS như kĩ năng ứng phó và tự bảo vệ trước

những thiên tai, những hiểm họa trong xã hội có nguy cơ ảnh hưởng tới cuộc

sống lành mạnh và an toàn của các em; đồng thời cũng hình thành ở các em kĩ năng cảm thông, chia sẻ với những con người sống ở mọi nơi trên đất nước ta nói riêng và trên thế giới nói chung; kĩ năng tư duy khi phân tích, so sánh, phán

đoán; tìm kiếm và xử lí các thông tin về các sự vật, hiện tượng địa lí…

Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách,giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâusắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo kích động Nếu khôngđược giáo dục kĩ năng sống, nếu thiếu kĩ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vàocác hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, dễ bị pháttriển lệch lạc về nhân cách Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho các em là rấtcần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, giađình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trướccác tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn

bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hoà và lành mạnh Với

những lý do đó tôi xin phép đưa ra kinh nghiệm:“Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm giáo dục kĩ năng sống trong giảng dạy môn Địa

Lí 10 ở trường THPT ”

III Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.

Phạm vi áp dụng sáng kiến : Trường THPT

Lĩnh vực nghiên cứu: Giáo dục

Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp giảng dạy (10B1-10B6) năm học 2018

- 2019

IV Mục đích nghiên cứu.

Là một giáo viên giảng dạy môn Địa Lí trong suốt một năm học, tác giảkhông có mong muốn nhiều ngoài việc có thể đóng góp một vài kinh nghiệmđược đúc rút trong suốt thời gian giảng dạy vừa qua của bản thân, nhằm gópphần giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình,cộng đồng và Tổ quốc

Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp.trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tíchcực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tìnhhuống và hoạt động hàng ngày

Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình

và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức

Với sáng kiến :“Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm

giáo dục kĩ năng sống trong giảng dạy môn Địa Lí 10 ở trường THPT

Trang 4

”sáng kiến chủ yếu nhấn mạnh về phương pháp, tôi muốn tìm ra cho bản

thân những phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để tổ chức cho học sinhđược thực hành và trải nghiệm một số kỹ năng sống cơ bản và cần thiết cho các

em trong quá trình học tập và tích luỹ những kỹ năng cần thiết sau này Bêncạnh đó, sáng kiến có thể góp một phần công sức vào việc nghiên cứu về giáodục kỹ năng sống – một vấn đề mà toàn xã hội đang rất quan tâm

Trong quá trình giảng dạy môn địa lí lớp 10 bộ môn đã tạo cơ hội tốt choviệc giáo dục KNS như:

Thứ nhất: Mục tiêu về kĩ năng: hình thành và phát triển ở học sinh kĩnăng thu thập, xử lí và trình bày thông tin địa lí; kĩ năng vận dụng tri thức đểbước đầu tham gia giải quyết những vấn đề của cuộc sống phù hợp với khả năngcủa học sinh

Thứ hai: Mục tiêu về thái độ: góp phần bồi dưỡng cho học sinh có ý thứctrách nhiệm và tích cực tham gia vào các hoạt động sử dụng hợp lí, bảo vệ, cảitạo môi trường; nâng cao chất lượng cuộc sống và cộng đồng

- Về lý luận:

+ Kĩ năng sống là một phạm trù rộng bao hàm nhiều vấn đề của cuộc sống, đó lànhững vấn đề phát sinh trong mối quan hệ giữa con người và con người, conngười với thiên nhiên nhiên, con người với sự phát triển kinh tế - xã hội Những người có kĩ năng sống là những người có sự trải nghiệm hiệu quả nhất,giúp giải quyết hoặc đáp ứng những nhu cầu cụ thể, trong suốt quá trình tồn tại

và phát triển của con người

+ Đảng ta xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển

xã hội Do đó sáng kiến đưa ra nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế

hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH đất nước; đồngthời cũng là cách tiếp cận kĩ năng sống đó là: Học để biết, học để làm, học để tựkhẳng định mình và học để cùng chung sống Đặc biệt, rèn luyện kĩ năng sốngcho học sinh được xác định là một trong những nội dung cơ bản của phong tràothi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

- Về thực tiễn:

+ Đánh giá thực trạng công tác giáo dục học sinh trường THPT Phân tíchmột số kĩ năng sống, phương pháp dạy học tích cực trong dạy kĩ năng đối vớimôn địa lí 10 ở trường THPT và đưa ra một số giải pháp chính để giáo dục kĩnăng sống cho HS trong nhà trường

+ Áp dụng các KNS cơ bản được giáo dục ở các bài trong chương trình Địa Lí

10 tại trường THPT

Trang 5

Thực tế cho thấy, tình trạng học sinh thiếu KNS vẫn xảy ra, biểu hiện quahành vi ứng xử không phù hợp trong xã hội, sự ứng phó hạn chế với các tìnhhuống trong cuộc sống như: ứng xử thiếu văn hóa trong giao tiếp nơi công cộng;thiếu lễ độ với thầy cô giáo, cha mẹ và người lớn tuổi; chưa có ý thức bảo vệmôi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng, gây phiền hà cho người khác khi sử dụngđiện thoại di động,

Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh vẫn chưa được trú trọng đúng mức,thậm chí coi nhẹ, việc tích hợp các nội dung kĩ năng sống vào các tiết học, mônhọc còn hạn chế

Những hiểu biết về kĩ năng sống của nhiều giáo viên còn chưa cao dẫn đếnhiệu quả giáo dục thấp

Qua kết quả điều tra cho thấy kĩ năng sống của học sinh tại trường THPT hiện nay là rất yếu cụ thể:

- Còn rất nhiều em chưa có kĩ năng xác định mục tiêu một cách rõ ràng

- Ở các em hầu như chưa tìm ra hướng giải quyết khi gặp khó khăn trong họctập, cuộc sống và các vấn đề tâm lí

- Khả năng hoạt động nhóm chỉ ở mức trung bình thậm chí yếu

- Khả năng giao tiếp chủ động còn e dè

- Trong cuộc sống nhiều khi giải quyết các vấn đề còn chưa rõ ràng, chưa đúngvới chuẩn mực

- Nhiều em chưa có kĩ năng ra quyết định, mà chỉ quyết định các vấn đề mộtcách cảm tính

2 Thuận lợi và khó khăn của giải pháp đã áp dụng

2.1 Thuận lợi.

Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, bồidưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên về giáo dục KNS cho học sinh phổ thông;hướng dẫn tích hợp giáo dục KNS vào các địa chỉ qua một số môn học và hoạtđộng giáo dục ở các cấp học phổ thông

Nhìn chung cán bộ quản lý và giáo viên trong các trường phổ thông đãbước đầu làm quen với thuật ngữ “kỹ năng sống”, mặc dù mức độ hiểu biết cókhác nhau

Trang 6

Một số hoạt động giáo dục KNS đã được đa số các trường chú ý thựchiện trong khuôn khổ và yêu cầu của Phong trào “Xây dựng trường học thânthiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.

Giáo dục KNS từ nhà trường cũng như qua các phương tiện thông tin đạichúng đã thu hút được sự chú ý và hưởng ứng của xã hội, của phụ huynh họcsinh

Hình thức tổ chức giáo dục KNS đã bước đầu được thực hiện trong một sốmôn học, thông qua hoạt động ngoại khoá và các hoạt động trải nghiệm với nộidung khá đa dạng

Ban giám hiệu thường xuyên quan tâm tới các lớp, chỉ đạo và xử lý kịp thờicác tình huống xảy ra một cách khoa học và hợp lý

Học sinh trong trường cũng có những nhận thức nhất định về kĩ năng sống,các em cũng có những kĩ năng sống cần thiết để có thể ứng phó với thực tế cuộcsống, trong quá trình giảng dạy nhiều giáo viên đã đưa các nội dung kĩ năngsống vào giáo dục học sinh đặc biệt trong môn GDCD, trong các tiết sinh hoạt,tiết hoạt động ngoài giờ, hay hoạt động ngoại khóa bên cạnh đó trong nhàtrường nhiều hoạt động liên quan đến kĩ năng sống đã được tổ chức thu hút đượcđông đảo học sinh tham gia

Các hoạt động của nhà trường cũng tạo cho các em nhiều sân chơi bổ ích, các

em tham gia rất nhiệt tình và đầy đủ nhất là các buổi hoạt động ngoài giờ và cáctiết hoạt động trải nghiệm sáng tạo, các hoạt động của đoàn thanh niên hay cácđợt thi đua của nhà trường

2.2 Khó khăn

- Đối với nhà trường và giáo viên giảng dạy:

+ Nhà trường: Chưa có buổi hội thảo chuyên sâu nào về giáo dục KNS cho họcsinh

+ Giáo viên: Trong trường giáo viên đa số còn trẻ cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề,trong tổng số các cán bộ giáo viên hơn 60% là người kinh chưa hiểu hết vềphong tục tập quán, chưa biết tiếng địa phương nên rất khó khăn cho vấn đề giaotiếp

+ Giáo viên quen với việc tập trung cung cấp kiến thức mà không hoặc ít quantâm giáo dục KNS cho học sinh

- Đối với học sinh: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh vẫn chưa được chú

trọng nhiều, thậm chí chưa được chú ý một cách đúng mức, việc tích hợp cácnội dung giáo dục kĩ năng sống trong các môn học chưa đạt hiệu quả

HS đa số là dân tộc thiểu số sống trên địa bàn vùng sâu, vùng xa do đónhận thức kém

Ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục KNS chưa được nhận thức mộtcách đúng mức trong một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên

Trang 7

Khi thực hiện giáo dục KNS, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng(chưa có tài liệu cho giáo viên và học sinh, tiêu chí đánh giá chưa cụ thể,…) Tổchức giáo dục KNS có những đặc thù riêng khác với các hoạt động giáo dụckhác, nội dung giáo dục không chỉ diễn ra trong môn học mà còn thông qua một

số hoạt động khác (hoạt động ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ, ) cho nên phải tínhđến cơ sở vật chất, kinh phí để thực hiện

II Nội dung của sáng kiến

1.Bản chất của giải pháp mới.

1.1 Một số kĩ năng cơ bản trong giảng dạy môn địa lí 10.

Môn địa lí với các đặc điểm về nội dung và PPDH đặc trưng sẽ góp phầnvào việc giáo dục các KNS, tập trung chủ yếu vào các kĩ năng cơ bản sau đây:

Thứ nhất là kĩ năng Tự nhận thức : kĩ năng này giúp cho HS thể hiện

được sự tự tin khi được trình bày ý tưởng của cá nhân trước bạn bè, thầy cô; có nghị lực để hoàn thành các nhiệm vụ được giao Xác định giá trị bản thân thể

hiện ở thái độ đồng tình hay phản đối trước những hành động, hành vi tiêu cựcnhư hành động phá hoại môi trường

Thứ hai là kĩ năng Giao tiếp: Lắng nghe và phản hồi tích cực trong

quá trình trao đổi nội dung bài học trong nhóm nhỏ hoặc cả lớp; Trình bày suynghĩ, ý tưởng của cá nhân hoặc của nhóm trong quá trình làm việc cá nhân/nhóm để tìm hiểu về những vấn đề giáo viên gợi ý, nhằm đi đến nội dung cần

tiếp thu của bài học Biết cách ứng xử, giao tiếp với bạn bè, thầy cô giáo, tạo sự thân thiện và để công việc đạt được hiệu quả Hợp tác với bạn bè trong giải quyết nhiệm vụ giáo viên giao Thể hiện sự cảm thông với con người trước

những thảm họa do thiên nhiên hoặc những cuộc xung đột gây ra

Thứ ba là kĩ năng Tư duy: Trong quá trình làm việc cá nhân hoặc

nhóm, học sinh có điều kiện suy ngẫm, hồi tưởng những kiến thức, kĩ năng địa lí

đã tiếp nhận trước đó để giải quyết nhiệm vụ được đặt ra, ví dụ sử dụng kiếnthức về các nhân tố hình thành khí hậu để giải thích đặc điểm khí hậu của mộtquốc gia nào đó

Nội dung và phương pháp dạy học địa lí có điều kiện để phát triển kĩ

năng tư duy phê phán khi tiếp cận những hiện tượng tác động tiêu cực đến môi trường, tư duy kinh tế khi đánh giá những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế, tư duy không gian khi làm việc với bản đồ.

Trong quá trình làm việc cá nhân và nhóm, học sinh luôn phải tìm kiếm

và xử lí thông tin từ SGK, từ các nguồn tư liệu khác nhau để có được tri thức cần thiết gắn với nội dung bài học địa lí Vận dụng các kĩ năng phân tích, so sánh, đối chiếu các hiện tượng, sự vật địa lí giúp học sinh hiểu sâu vấn đề và có thể đưa tới những ý kiến sáng tạo khi đề xuất biện pháp giải quyết tình huống của

thực tiễn

Thứ tư là kĩ năng Giải quyết vấn đề: Trong nhiều bài học địa lí, học

sinh có nhiệm vụ phân tích khó khăn và thuận lợi của các điều kiện tự nhiên, xã

Trang 8

hội, điều đó sẽ giúp cho các em có được kĩ năng phân tích điểm mạnh, điểm yếu Những kĩ năng này giúp các em lựa chọn cách giải quyết một số vấn đề của thực tiễn và từ đó có thể đưa ra quyết định phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực

tiễn

Thứ năm là kĩ năng làm chủ bản thân: Hoạt động nhóm hoặc thực

hiện những bài tập nhỏ trong các tiết học địa lí theo yêu cầu và nhiệm vụ mà GV

giao sẽ tạo điều kiện cho HS rèn luyện kĩ năng đặt mục tiêu cho từng hoạt động,

ví dụ phân tích lược đồ để nhận xét sự phân bố của một số đối tượng địa lí.Tham gia hoạt động nhóm, mỗi học sinh nhận nhiệm vụ theo sự phân công và

việc hoàn thành nhiệm vụ sẽ luyện tập cho các em khả năng chịu trách nhiệm (đảm nhận trách nhiệm) với công việc được giao Biết cân nhắc công việc và tính toán thời gian để hoàn tất nhiệm vụ, qua đó các em có được kĩ năng lập kế hoạch và quản lí thời gian Làm việc hợp tác trong nhóm, HS sẽ trao đổi, tranh luận với nhau, trong bối cảnh đó học sinh phải biết kiểm soát cảm xúc, giữ bình tĩnh, biết cách ứng phó với căng thẳng, tránh gây mẫu thuẫn.

1.2 Xây dựng và định hướng KNS trong môn Địa Lí 10.

Nội dung để giáo dục kĩ năng sống trong môn địa lí 10 được thể hiện qua các bài : Bài 3, 6,8, 9, 10, 11, 15, 18, 20, 22, 24, 28, 31, 37, 38, 41, 42 Sau đây là địa chỉ tích hợp một số bài cơ bản:

Tên bài học Các KNS cơ bản được giáo dục Các phương pháp/kĩ

thuật dạy học tích cực có thể sử dụng Bài 3.Sử dụng

bản đồ trong học

tập và đời sống

- Giao tiếp :Phản hồi/ lắng nghe

tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng

về việc sử dụng bản đồ trong học tập

và đời sống

- Tư duy: tìm kiếm và xử lí thông

tin để thấy được sự cần thiết của bản

đồ trong học tập và đời sống

- Làm chủ bản thân: Quản lí thời

gian, đảm nhận trách nhiệm khi làmviệc cặp đôi

Thuyết trình tích cực;

sơ đồ tư duy; độngnão, suy nghĩ - thảoluận – cặp đôi – chiasẻ

bày các hiện tượng tự nhiên

- Giao tiếp: Phản hồi/lắng nghe tích

cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng về

hệ quả chuyển động xung quanh mặttrời của trái đất

- Tư duy: Tìm kiếm và xử lí thông

Suy nghĩ – thảo luậnCặp đôi – chia sẻNhóm nhỏ, động não

Trang 9

tin về các hệ quả chuyển động xungquanh Mặt trời của trái đất.

- Làm chủ bản thân: Quản lí thời

gian, đảm nhận trách nhiệm khi traođổi nhóm

- Giao tiếp: Phản hồi/lắng nghe tích

cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng, hợptác, thể hiện sự cảm thông, chia sẻđối với những người bị tai nạn docác vận động của Trái đất gây ra

- Làm chủ bản thân: Quản lí thời

gian, đảm nhận trách nhiệm khi traođổi nhóm; ứng phó với những taibiến thiên nhiên do tác động của nộilực gây ra ( động đất, núi lửa)

Thuyết trình tích cựcSuy nghĩ – thảo luậnCặp đôi – chia sẻNhóm nhỏ

- Giao tiếp: Phản hồi/lắng nghe tích

cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng vềviệc bảo vệ khí quyển

- Làm chủ bản thân: Quản lí thời

gian, đảm nhận trách nhiệm khitham gia làm việc nhóm khi tìm hiểu

sự phân bố nhiệt độ không khí trêntrái đât

Thuyết trình tích cực,hỏi đáp ;suy nghĩ –thảo luận;cặp đôi –chia sẻ, nhóm nhỏ

Bài 22 Dân số

và sự gia tăng

dân số

- Tư duy: Tìm kiếm và xử lí thông

tin qua bảng số liệu, biểu đồ, sơ đồ,lược đồ… để thấy được tình trạng vàhậu quả gia tăng dân số

- Làm chủ bản thân: Quản lí thời

gian, đảm nhận trách nhiệm khitham gia làm việc nhóm, đảm nhậntrách nhiệm tuyên truyền, ủng hộ

Thuyết trình tích cực,động não, sơ đồ tưduy; nhóm nhỏ

Trang 10

chính sách dân số của quốc gia vàcủa địa phương.

- Giao tiếp :Phản hồi/ lắng nghe

tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng,hợp tác khi cùng làm việc nhóm

- Tư duy: Tìm kiếm và xử lí thông

tin qua tranh ảnh, bản đồ để xácđịnh những khu vực phân bố các câylương thực, cây công nghiệp chính

Động não, nhóm nhỏ;thuyết trình tích cực;trình bày 1 phút…

- Giao tiếp :Phản hồi/ lắng nghe

tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng,hợp tác khi cùng làm việc nhóm vềnhân tố ảnh hưởng tới phát triểncông nghiệp

- Tư duy: Tìm kiếm và xử lí thông

tin để thấy vai trò của ngành côngnghiệp trong các ngành kinh tế vànhu cầu đời sống của con người; đặcđiểm chủ yếu của sản xuất côngnghiệp và các nhân tố ảnh hưởngtrực tiếp tới sự phát triển và phân bốcông nghiệp

Động não, nhóm nhỏ;thuyết trình tích cực;suy nghĩ – thảoluận;cặp đôi – chia sẻ

Bài 37 Địa lí

các ngành giao

thông vận tải.

- Giao tiếp :Phản hồi/ lắng nghe

tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng,hợp tác khi trao đổi nhóm về ngànhgiao thông

- Tư duy: Tìm kiếm và xử lí thông

tin qua tranh ảnh, kiến thức thực tế

để phân tích ưu, nhược điểm củatừng loại hình giao thông vận tải

Nhóm nhỏ, hỏi đáp,hỏi chuyên gia, độngnão, trình bày 1 phút

Bài 41 Môi

trường và tài

nguyên thiên

nhiên

- Giao tiếp :Phản hồi/ lắng nghe

tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng

về tài nguyên thiên nhiên

- Tư duy: Tìm kiếm và xử lí thông

tin về các vấn đề môi trường và tàinguyên thiên nhiên

Cặp đôi, chia sẻ,nhóm nhỏ, thuyếttrình tích cực

Trang 11

- Giải quyết vấn đề: Ra quyết định

đúng khi tác động đến môi trường

và khai thác tài nguyên thiên nhiên

* Giáo án minh họa.

Bài 6 HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI

2 Về kĩ năng

Dựa vào các hình vẽ trong sách giáo khoa

- Xác định đường chuyển động biểu kiến của mặt trời trong một năm

- Xác định góc chiếu sáng của tia mặt trời trong các ngày 21/3 ; 22/6 ; 23/9 và22/12 lúc 12h trưa để rút ra kết luận: Trục trái đất nghiêng và không đổi phươngtrong khi chuyển động xung quanh mặt trời, dấn tới sự thay đổi góc chiếu sángtại mọi địa điểm ở bề mặt trái đất, dẫn tới hiện tượng mùa và ngày đêm dàingắn theo mùa

II- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1 Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án

- Phóng to các hình vẽ trong SGK

- Mô hình Trái đất –Mặt trời

2 Chuẩn bị của học sinh

Học bài cũ, chuẩn bị bài mới, đồ dùng học tập

Trang 12

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC

1 Đặt vấn đề (5’)

Bước 1: Giao nhiệm vụ (Cá nhân)

- Em hãy cho biết câu ca dao trên nói về hiện tượng gì?

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS trao đổi và khai thác kiến thức

- HS nghiên cứu SGK, trao đổi thảo luận nội dung theo cá nhân

- GV: Quan sát, kịp thời gợi ý, hướng dẫn hs tìm hiểu, mở rộng kiến thức

Bước 3: Trao đổi và thảo luận

- HS trình bày và bổ sung cho nhau: HS có thể so sánh kết quả của mình với cácbạn để bổ sung kiến thức của mình

Bước 4: Giáo viên nhận xét phần trình bày của HS và chuẩn kiến thức

GV: Đánh giá, nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập và kết quả họctập của các học sinh

Vào những ngày tháng năm theo âm lịch của ông cha ta : tại thời điểm này dotrục Trái Đất nghiêng với phương ko đổi nên bán cầu bắc sẽ được chiếu sángnhiều hơn, nhận được lượng ánh sáng mặt trời nhiều nên sẽ có hiện tượng ngàydài hơn đêm Vào những ngày thằng mười theo âm lịch của ông cha ta : Lúc nàyTrái Đất sẽ quay xung quanh Mặt Trời nhưng trục trái đất lại nghiêng ko đổi nênphần bán bắc lúc này đuợc chiếu sáng ít hơn gây nên hiện tượng ngày ngắn hơnđêm.Để hiểu rỗ hơn về vấn đề này chúng ta sẽ tìm hiểu trong nội dung bài hômnay:

- Trình bày và giải thích được chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt trời

2 Phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học, các kĩ năng sống cơ bản.

- Suy nghĩ - thảo luận cặp đôi – chia sẻ, nhóm nhỏ, động não, thuyết trình tíchcực

- Kĩ năng sống: Tự tin, phản hồi, lắng nghe tích cực, tìm kiếm xử lí thông tin.

3 Phương tiện dạy học

Trang 13

- SGk và máy chiếu (hình ảnh phù hợp với nội dung trên).

4 Tiến trình hoạt động

Bước 1: Giao nhiệm vụ (Cặp, nhóm)

Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK và đưa ra ví dụ: Buổi sáng, buổichiều mặt trời ta nhìn thấy có vị trí khác nhau > mặt trời không chuyển động,

do vận động của trái đất > trả lời các câu hỏi sau:

- Thế nào là chuyển động biểu kiến?

- Nguyên nhân của chuyển động biểu kiến là gì?

- Những nơi nào trên Trái Đất có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS trao đổi và khai thác kiến thức

- HS nghiên cứu SGK, trao đổi thảo luận nội dung theo cặp, nhóm

- GV: Quan sát, kịp thời gợi ý, hướng dẫn hs tìm hiểu, mở rộng kiến thức

Bước 3: Trao đổi và thảo luận

- HS trình bày, các cặp bổ sung cho nhau

- HS: tích cực, trao đổi hợp tác với các bạn trong nhóm về kết quả thu được, qua

đó điều chỉnh, hoàn thiện phiếu học tập Đại diện thực hiện nhiệm vụ báo cáosản phẩm

GV: gọi đại diện hs lên báo cáo, yêu cầu các HS khác bổ sung ý kiến

Bước 4: Giáo viên nhận xét phần trình bày của HS và chuẩn kiến thức

I- Chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt trời

- Chuyển động không có thật của mặt trời, được quan sát bằng mắt

- Do trục trái đất nghiêng và không đổi phương khi chuyển động quanh mặt trờicho ta ảo giác mặt trời chuyển động

- Mặt trời lên thiên đỉnh (tia sáng mặt trời chiếu thẳng góc với tiếp tuyến bề mặtđất)

+ Vùng nội chí tuyến có 2 lần MT lên thiên đỉnh

+ Chí tuyến Bắc: 22/6

+ Chí tuyến Nam: 22/12

+ Xích đạo: 21/3 ; 23/9

+ Khu vực từ 2 chí tuyến về cực không có lần nào

Hoạt động 2: CÁC MÙA TRONG NĂM ( 10 phút)

1 Mục tiêu

- Trình bày và giải thích được các mùa trong năm

Trang 14

2 Phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học, các kĩ năng sống cơ bản.

- Suy nghĩ - thảo luận cặp đôi – chia sẻ, nhóm nhỏ, động não, thuyết trình tíchcực

- Kĩ năng sống: Tự tin, phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý

tưởng, tìm kiếm xử lí thông tin Quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm khi trao đổi nhóm.

3 Phương tiện dạy học

- SGk và máy chiếu (hình ảnh phù hợp với nội dung trên)

4 Tiến trình hoạt động

Bước 1: Giao nhiệm vụ (Cá nhân)

GV yêu cầu học sinh Dựa vào hình 6.2, 6.3 và kiến thức đã học hã thảo luận vàtra lời câu hỏi sau:

- Mùa là gì?

- Vì sao có hiện tượng mùa trong năm?

- Dựa vào hình 6.2 hãy xác định thời gian các mùa trong năm

- Vị trí các ngày: Xuân phân, Thu phân, Đông chí, Hạ chí?

- Nguyên nhân sinh ra các mùa?

- Vì sao các mùa của hai bán cầu trái ngược nhau?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS trao đổi và khai thác kiến thức

- HS nghiên cứu SGK, trao đổi thảo luận nội dung

- GV: Quan sát, kịp thời gợi ý, hướng dẫn hs tìm hiểu, mở rộng kiến thức

Bước 3: Trao đổi và thảo luận

HS trình bày, các học sinh khác bổ sung cho nhau

Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức.

II- Các mùa trong năm:

- Mùa là một phần thời gian của năm có những đặc điểm riêng về thời tiết vàkhí hậu

- Nguyên nhân do trục trái đất nghiêng không đổi phương khi chuyển độngnên Bắc bán cầu và Nam bán cầu lần lượt ngả về phía mặt trời, nhận đượclượng nhiệt khác nhau sinh ra mùa, nóng lạnh khác nhau

- Mỗi năm có 4 mùa: Mùa xuân - Mùa hạ - Mùa thu - Mùa đông

GV giải thích nhiệt độ các mùa:

+ Mùa xuân: từ 21-3 đến 22-6 mặt trời CĐ từ xích đạo đến chí tuyến bắc,

Trang 15

lượng nhiệt tăng dần nhưng vì mới bắt đầu tích lũy nhiệt sau mùa đông nênthời tiết ấm áp.

+ Mùa hạ: từ 22-6 đến 23-9 lúc này mặt troiừ chuyển động từ chí tuyến Bắclên xích đạo do góc nhập xạ lớn cùng với việc tích lũy nhiệt ở mùa xuân nênthời tiết nóng bức

+ Mùa thu: do góc nhập xạ giảm dần từ xích đạo về cực lúc này ánh sáng mặttời chiếu thảng góc ở chí tuyến Nam nhưng do vẫn còn lượng nhiệt tích lũy từmùa họ nên thời tiết mát mẻ

+ Mùa đông: lúc này MT di chuyên từ CT Nam về xích đạo nên góc nhập xạnhỏ dần, mặt đất đã tiêu hao hết lượng nhiệt dự trữ nên mùa đông lạnh lẽo

- Mùa ở 2 bán cầu trái ngược nhau

Hoạt động 3: NGÀY ĐÊM DÀI NGẮN THEO MÙA VÀ THEO VĨ ĐỘ (15 phút)

1 Mục tiêu

- Trình bày và giải thích được các hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa vàtheo vĩ độ

2 Phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học, các kĩ năng sống cơ bản.

- Suy nghĩ - thảo luận cặp đôi – chia sẻ, nhóm nhỏ, động não, thuyết trình tíchcực

- Kĩ năng sống: Tự tin, phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý

tưởng, tìm kiếm xử lí thông tin Quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm khi trao đổi nhóm.

3 Phương tiện dạy học

- SGk và máy chiếu (hình ảnh phù hợp với nội dung trên)

4 Tiến trình hoạt động

Bước 1: Giao nhiệm vụ (Cặp đôi, cá nhân)

GV cho HS quan sát hình 6.3 và kênh chữ SGK , chia lớp thành 4 nhóm và phátphiếu học tập:

+ Nhóm 1+2: Tìm hiểu ngày đêm dài ngắn theo mùa

+ Nhóm 3+4: Tìm hiểu ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ

Các nhóm trả lời câu hỏi: Nguyên nhân gây ra ngày đêm dài ngắn theo mùa vàtheo vĩ độ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS trao đổi và khai thác kiến thức

- HS nghiên cứu SGK, trao đổi thảo luận nội dung

Trang 16

- GV: Quan sát, kịp thời gợi ý, hướng dẫn hs tìm hiểu, mở rộng kiến thức

Bước 3: Trao đổi và thảo luận

- HS: tích cực, trao đổi hợp tác với các bạn trong nhóm về kết quả thu được, qua

đó điều chỉnh, hoàn thiện phiếu học tập Đại diện nhóm thực hiện nhiệm vụ báocáo sản phẩm của nhóm

GV: gọi đại diện hs lên báo cáo, yêu cầu các nhóm khác bổ sung ý kiến Bước 4: Giáo viên nhận xét phần trình bày của HS và chốt kiến thức

III- Ngày đêm dài ngắn theo mùa, theo vĩ độ

- Nguyên nhân do trục trái đất nghiêng và không đổi phương khi chuyển động,tùy vị trí trái đất trên quỹ đạo mà ngày đêm dài ngắn khác nhau và theo mùa

- Theo mùa:

Độ dài ngày đêm Ngày dài đêm

ngắn

Ngày ngắn đêm dài

Độ dài ngày đêm Ngày ngắn đêm

dài

Ngày dài đêm ngắn

- Theo vĩ độ:

+ Ở xích đạo: quanh năm ngày bằng đêm

+ Ở cực: 6 tháng ngày, 6 tháng đêm

+ Mùa hạ càng lên vĩ độ cao ngày càng dài đêm càng ngắn

+ Mùa đông càng lên vĩ độ cao ngày càng ngắn đêm càng dài

3 Luyện tập (2 phút).

Câu 1 Hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh khi ở đỉnh đầu là lúc

A 11 giờ trưa B 12 giờ trưa

C 13 giờ chiều D 14 giờ chiều

Câu 2 Mặt trời lên thiên đỉnh mỗi năm 2 lần ở vùng

Ngày đăng: 06/06/2019, 11:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w