1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chuyên đề một số phương pháp dạy môn địa lí lớp 4

26 2,1K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 1,06 MB
File đính kèm Chuyen de lich suDia li lop 4.rar (879 KB)

Nội dung

Chuyên đề một số phương pháp dạy môn địa lí lớp bốn Chuyên đề một số phương pháp dạy môn địa lí lớp bốn Chuyên đề một số phương pháp dạy môn địa lí lớp bốn Chuyên đề một số phương pháp dạy môn địa lí lớp bốn Chuyên đề một số phương pháp dạy môn địa lí lớp bốn Chuyên đề một số phương pháp dạy môn địa lí lớp bốn Chuyên đề một số phương pháp dạy môn địa lí lớp bốn Chuyên đề một số phương pháp dạy môn địa lí lớp bốn Chuyên đề một số phương pháp dạy môn địa lí lớp bốn Chuyên đề một số phương pháp dạy môn địa lí lớp bốn Chuyên đề một số phương pháp dạy môn địa lí lớp bốn Chuyên đề một số phương pháp dạy môn địa lí lớp bốn Chuyên đề một số phương pháp dạy môn địa lí lớp bốn

Trang 1

MỤC LỤC

A

I

III Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3

III Phương pháp và ví dụ về dạy học địa lí lớp 4 6 – 15

V Kết quả THỰC HÀNH MỘT TIẾT DẠY 20-2116-17

VI Một số biện pháp – Giải pháp 18-19

Tài liệu tham khảo

1 Sách giáo khoa – Sách giáo viên Lịch sử và Địa lí lớp 4 – Nhà xuất bản Giáo dục năm 2005

2 Chương trình Giáo dục phổ thông cấp Tiểu học – 2006

3 Tài liệu bồi dưỡng GV môn Lịch sử và Địa lí

4 Chuyên đề Giáo dục Tiểu học

LỜI GIỚI THIỆU

Chào mừng các đồng chí lãnh đạo nhà trường và các thầy giáo, cô giáo đã

nhiệt tình theo dõi và đón đọc chuyên đề Địa lí lớp Bốn của chúng tôi.

Trang 2

Chúng tôi hi vọng rằng chuyên đề này giúp các thầy giáo cô giáo phần nàonắm được nội dung chương trình và một số phương pháp giảng dạy môn Lịch sử

và Địa lí nói chung và phân môn Địa lí Bốn nói riêng

Như chúng ta đã biết dạy học ở nhà trường phổ thông hiện nay là áp dụng cácphương pháp dạy học hiện đại trên cơ sở phát huy những yếu tố tích cực củaphương pháp dạy học cổ truyền nhằm thay đổi cách thức, phương pháp học tậpcủa học sinh; sử dụng một cách nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học phù hợpvới đặc trưng bộ môn, đặc điểm từng loại bài nhằm phát huy tính tích cực, tư duyđộc lập, sáng tạo trong hoạt động nhận thức của học sinh Giúp các em học tậptích cực, chủ động, sáng tạo, chú trọng hình thành năng lực tự học dưới sự giúp

đỡ, hướng dẫn của giáo viên Những gì mà học sinh nghĩ được, nói được, làmđược thì giáo viên không làm thay, nói thay Để thực hiện được điều này giáoviên đã và đang gặp không ít khó khăn nhất định

Để đáp ứng yêu cầu thì Ngành GD đã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng biên soạnSGK thể hiện định hướng về phương pháp dạy học của chương trình, gợi ý tiếnhành tổ chức các hoạt động học tập của học sinh SGV gợi ý dạy học các bài trongSGK Địa lí giúp giáo viên tham khảo, lựa chọn vận dụng và sáng tạo trong quátrình dạy học

Qua giảng dạy và dự giờ chúng tôi thấy có GV còn lúng túng trong việc ápdụng phương pháp và tổ chức dạy học cũng như chưa nắm hết về nội dung,chương trình, mục tiêu của phân môn Địa lí lớp Bốn

Chúng tôi hi vọng rằng qua chuyên đề sẽ là một tài liệu nhỏ tham khảo hữuích giúp các thầy giáo, cô giáo đã và chưa giảng dạy lớp Bốn nắm chắc hơn vềmục tiêu, nội dung chương trình và một số phương pháp giảng dạy phân môn Địa

lí lớp Bốn Từ đó giúp các thầy cô giáo sẽ tự tin hơn trong quá trình vận dụngphương pháp dạy môn học này đạt hiệu quả hơn nâng cao chất lượng bài dạy Địa

lí Bốn của mình

Do điều kiện cùng như phạm vi nghiên cứu có hạn, tổ Bốn chỉ có thể giới thiệumột số vấn đề chung, khái quát, cơ bản nhất chắc chắn không tránh khỏi nhữngthiếu sót Do đó tổ Bốn rất mong nhận được những ý kiến đóng góp bổ sung củalãnh đạo cũng như các thầy giáo, cô giáo trong trường để chuyên đề này trở thànhchuyên đề hoàn thiện hơn, khả thi hơn

Tổ Bốn xin chân thành cảm ơn !

A – PHẦN MỞ ĐẦU

I LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:

Trước năm 2000, cùng với Khoa học, Lịch sử và Địa lí là những môn củamôn TN&XH Trong chương trình 2000, Lịch sử và Địa lí là hai phần của môn

Trang 3

Lịch sử & Địa lí nhằm tăng cường sự kết hợp nội dung gần nhau của hai phần

Liên hệ những kiến thức gần nhau giữa hai phần Lịch sử & Địa lí, ví dụ: Khi

dạy học nội dung: thiên nhiên và hoạt động của con người ở vùng đồng bằng

giáo viên liên hệ với nội dung : Lý do nhà Lý dời đô ra Thăng Long.Thành phốHuế liên hệ với nội dung bài Kinh thành Huế ( ở Lịch sử )

Với những bài lịch sử, Địa lí có nội dung phản ánh những đặc trưng của địaphương dành thời gian để học sinh có thể thu được những thông tin cần thiết chobài học

Tạo điều kiện cho HS đi tham quan ít nhất một địa điểm ở địa phương để HS

có thể thu được những thông tin cần thiết cho bài học

Với nội dung, phương pháp tổ chức dạy học hiện nay và đặc thù của môn họcthì rất khó cho GV dạy và khó cho việc học của học sinh

Về học sinh : Do đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học còn non yếu, chưađầy đủ, sâu sắc và đạt đến trình độ tư duy khái quát

Về giáo viên việc trình bày và việc giảng dạy của giáo viên phải hết sức đơngiản, nhẹ nhàng, cụ thể, dễ hiểu song đảm bảo được mục tiêu, nội dung chươngtrình của môn học

Để thực hiện được đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững mục tiêu, phươngpháp, nội dung chương trình bài học của Lịch sủ & Địa lí, không những thế màcòn phải có kiến thức về Lịch sử & Địa lí thì mới có thể giảng dạy tốt môn họcnày sao cho phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS phùhợp với dặc điểm đối tượng HS và điều kiện của từng lớp học, từng địa phươngnhằm bồi dưỡng cho HS phương pháp học, khả năng hợp tác, rèn kĩ năng vậndụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thúcho HS trong học tập

Là một giáo viên, mỗi chúng ta cần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc dạyhọc, trách nhiệm của chúng ta đối với các em HS ở trường hôm nay những người

sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước Chắc rằng các đồng chí cũng nhận thấy thếgiới đang thay đổi, các nhu cầu và phương pháp giáo dục đang được phát triểnnhằm đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng đó

Song qua giảng dạy chúng tôi thấy:

Về giáo viên: vẫn còn GV lúng túng trong khâu vận dụng phương pháp vàhình thức tổ chức dạy học, quá lệ thuộc vào SGK,SGV mà chưa tìm hiểu, chưa cókiến thức sâu về Địa lí nên thụ động, áp đặt trong việc học môn này

Về học sinh thì xem nhẹ, chưa chú trọng quan tâm đến môn này như Toán,Tiếng Việt và một số môn khác vì thế mà các em không thích học phân môn này Chính vì lí do đó mà tổ Bốn chọn mở chuyên đề này

Trang 4

II MỤC TIÊU CỦA CHUYÊN ĐỀ:

* Chuyên đề này giúp cho giáo viên biết và hiểu:

- Nội dung, chương trình phần Địa lí – môn Lịch sử và Địa lí lớp 4

- Một số phương pháp dạy học Địa lí lớp 4 theo hướng phát huy tính tíchcực của học sinh Nắm được một số cách hình thành biểu tượng, khái niệm địa lícũng như hình thành và rèn luyện cho HS một số kĩ năng bản đồ, kĩ năng phântích bảng số liệu

- Cách lập kế hoạch bài học ( bài soạn ) để dạy Địa lí lớp 4

Có khả năng: Phân tích chương trình , lập kế hoạch bài học và tổ chức dạy

học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh

Qua chuyên đề còn giúp GV và HS có được những kiến thức cỏ bản, hìnhthức và cách thức hoạt động của GV và HS trong những điều kiện dạy học hiệnnay về Địa lí Việt Nam nói chung và địa phương nói riêng Nhằm nâng cao chấtlượng dạy học Địa lí bằng cách thay đổi phương pháp dạy học tích cực giúp HSphát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện khả năng và thói quen tựhọc, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tạo hứng thútrong học tập cho HS Qua đó HS chủ động tìm tòi, khám phá, tự phát hiện, rènluyện và xử lí thông tin, tự hình thành hiểu biết, năng lực, phẩm chất đáp ứng vớiyêu cầu cuộc sống hiện tại và trong tương lai Ccá em thấy những điều đã học cầnthiết, bổ ích cho bản thân mình và sự phát triển của xã hội

* GV nâng cao kĩ năng dạy học tích cực phân môn Địa lí Bốn nhằm đem lạihiệu quả thiết thực trong giảng dạy

- Cơ động, linh hoạt đa dạng hoá hoạt động dạy học, phát huy tính chủđộng và sáng tạo của HS

* HS nâng cao kỹ năng thu thập thông tin, sử dụng nguồn tư liệu có sẵn từSGK và các phương tiện thồn tin khác

- Gợi cho HS lòng yêu thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam, có ý thứcgiữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và hành động bảo vệ môi trường

- giáo dục HS lòng say mê, yêu thích học môn Lịch sử & Địa lí

III ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Học sinh lớp 4A năm học 2010 – 2011 trường TH Hoàng Văn Thụ

Xác định đối tượng nghiên cứu, phạm vi vận dụng của chuyên đề là chươngtrình Địa lí lớp bốn Vì vậy trước hết tổ phải nghiên cứu kỹ SGK, qua thực tếgiảng dạy, dự giờ, trao đổi để rút ra được mục tiêu của chuyên đề

Tổ chức sưu tầm những tài liệu liên quan đến nội dung để tìm ra giải pháptối ưu nhất là rất khó và mỗi người có một cách truyền đạt khác nhau vấn đề quantrọng là phải biết khai thác cái nào, khai thác như thế nào để đạt được

B NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ:

I MỤC TIÊU DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP BỐN:

Trang 5

- Hình thành cho học sinh một số biểu tượng, khái niệm, mối quan hệ địa líđơn giản thông qua những sự vật, hiện tượng đại lí cụ thể của đất nước ở miền núi

và trung du, miền đồng bằng và duyên hải

- Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng địa lí như: kĩnăng quan sát sự vật, hiện tượng địa lí; kĩ năng sử dụng bản đồ; kĩ năng nhận xét,

so sánh, phân tích số liệu; kĩ năng phân tích các mối quan hệ địa lí đơn giản

- Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở học sinh thái độ và thói quen:

- Ham hiểu biết, yêu thiên nhiên, đất nước, con người, có ý thức và hànhđộng bảo vệ môi trường

II NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

1 Những nội dung chính của phần Địa lí lớp 4:

* Phần Địa lí lớp 4 gồm những nội dung chính như sau:

2.1 Bản đồ và cách sử dụng Bản đồ địa hình Việt Nam

2.2 Thiên nhiên và hoạt động của con người ở miền núi và trung du ( dãy núiHoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, Trung du bắc bộ )

- Đặc điểm tiêu biểu của thiên nhiên ( địa hình, khí hậu, sông, rừng)

- Cư dân ( mật độ dân số không lớn, ba dân tộc tiêu biểu với nét đặc trưng

về trang phục, lễ hội )

- Hoạt động sản xuất gắn với tài nguyên rừng, sức nước, đất, khoáng sản ( thủy điện; khai thác chế biến gỗ, quặng; trồng trọt; chăn nuôi gia súc …); hoạtđộng dịch vụ ( giao thông miền núi và chợ phiên)

- Thành phố vùng cao ( Đà Lạt)

2.3 Thiên nhiên và hoạt động của con người ở miền đồng bằng ( đông bằngBắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ)

- Đặc điểm tiêu biểu của thiên nhiên ( địa hình, khí hậu, sông ngòi )

- Cư dân ( mật độ dân số rất lớn, ba dân tộc tiêu biểu với nét đặc trưng vềtrang phục, lễ hội)

- Hoạt động sản xuất gần với tài nguyên đất, nước ( sông), khí hậu và sinhvật ( trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông, thủy sản ); hoạt động dịch vụ ( giaothông đồng bằng, thương mại )

- Thủ đô Hà Nội, các thành phố lớn : tp Hồ Chí Minh, Cần Thơ

2.4 Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền duyên hải ( dảiđồng bằng duyên hải miền Trung )

- Đặc điểm tiêu biểu của thiên nhiên (địa hình, khí hậu, đất nước, sinh vật)

- Cư dân ( dân cư khá đông đúc, hai dân tộc tiêu biểu với nét đặc trưng vềtrang phục, lễ hội )

- Hoạt động sản xuất gắn với tài nguyên ( trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt

cá và chế biến hải sản )

- Thành phố: Huế, Đà Nẵng

2.5 Biển Đông, các đảo, quần đảo

Trang 6

- Khai thác dầu khí và đánh bắt, chế biến hải sản.

2 Cấu trúc sách giáo khoa:

a Cấu trúc nội dung:

Ngoài 3 bài chung: Môn lịch sử và Địa lí lớp 4, Bản đồ, Sử dụng bản đồ ởphần mở đầu của sách, phần Địa lí lớp 4 gồm 3 chủ đề với 34 bài ứng với 34 tiếthọc Trong đó có 28 bài học kiến thức mới, 6 bài ôn tập và kiểm tra, được phân bố

- Vùng biển Việt Nam : 2 bài

- Ôn tập và kiểm tra cuối năm : 2 bài

b Cách trình bày sách:

* Bài học Địa lí trong sách giáo khoa bao gồm: Bài viết, kênh hình, kênh chữ,

câu hỏi, yêu cầu các hoạt động học tập và các phương tiện hỗ trợ nhằm tạo điềukiện cho HS tự học

- Sách trình bày thoáng, rõ Tăng cỡ chữ, tăng số lượng kênh hình và kíchthước của bản đồ, lược đồ

* Kênh chữ: có vai trò cung cấp thông tin, thể hiện nội dung trọng tâm của bài

được đặt trong phần đóng khung và hệ thống câu hỏi cuối bài Ngoài ra SGK còn

có những câu hỏi và lệnh ở giữa bài được in nghiêng để HS dễ nhận biết và đượcdùng để hướng dẫn HS làm việc với kênh hình và liên hệ với thực tế để tìm rakiến thức mới

- Qua kênh chữ tạo điều kiện để GV tổ chức các hoạt động tìm tòi, phát hiệnkiến thức mới của HS thông qua làm việc với bản đồ ( lược đồ ), bảng số liệu,trnh ảnh, hình vẽ đồng thời hình thành và phát triển kỹ năng địa lí của HS

* Kênh hình: Đa dạng về thể loại ngoài lược đồ, bảng số liệu còn có những hình

vẽ, tranh ảnh mang tính chất liên hoàn giúp HS hình dung được quy trình sản xuất

ra một mặt hàng nào đó, ví dụ chế biến chè, sản xuất đồ gốm

- Chú ý đến việc thể hiện, sự kết nối giữa tranh ảnh và lược đồ

- Kênh hình với chức năng làm nguồn tri thức được chú trọng hơn chứcnăng minh hoạ cho kênh chữ

* Cách trình bày một bài học:

Mỗi bài học gồm 3 phần:

- Phần cung cấp kiến thức ( thông tin ) bằng kênh chữ, kênh hình

- Phần câu hỏi hoặc yêu cầu các hoạt động học tập

+ Câu hỏi hoặc yêu cầu các hoạt động học tập được in nghiêng ở giữa bàigợi ý GV tổ chức cho HS hoạt động để khai thác thông tin, rèn luyện kỹ năng + Câu hỏi ở cuối bài nhằm giúp GV kiểm tra việc thực hiện mục tiêu củabài và củng cố kiến thức của HS sau mỗi bài học

- Phần tóm tắt trọng tâm của bài được đóng khung

Trang 7

* Qua cách trình bày trên gợi ý cho GV các hình thức tổ chức và phương phápdạy học một bài theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.

- Sự sắp xếp xen kẽ giữa kênh chữ và kênh hình một cách hợp lí tạo điềukiện để GV tổ chức cho HS khai thác có hiệu quả kênh hình trong SGK

III PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ DẠY PHÂN MÔN ĐỊA LÍ 4

1 Đổi mới phương pháp dạy học

Định hướng chung của đổi mới PPDH ở tiểu học nói chung và trong dạy

Địa lí lớp 4 nói riêng là: Dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh

Có thể tóm tắt việc giải thích, cụ thể hóa định hướng chung nêu trên bằng sỏ

đồ về vị trí và mối quan hệ tương tác giữa giáo viên, học sinh, môi trường và cácđiều kiện tối thiểu cần có để đổi mới PPDH Địa lí như sơ đồ sau:

GIÁO VIÊN HỌC SINH

- Lập kế hoạch - Tham gia

MÔI TRƯỜNG VÀ ĐIỀU KIỆN

( Địa phương, giáo viên, sách giáo khoa,

Thiết bị dạy học, thời lượng dạy học tối thiểu … )

Sơ đồ : Vị trí và mối quan hệ giữa giáo viên, học sinh và môi trường, điều

kiện dạy học

Trang 8

2 Phương pháp dạy học và một số ví dụ về dạy phân môn địa lí

* Trong chuyên đề này chúng tôi xin gợi ý một số cách hình thành biểutượng, khái niệm địa lí cũng như hình thành và rèn luyện cho học sinh một số kĩnăng đọc và chỉ bản đồ, kĩ năng phân tích bảng số liệu

a Phương pháp quan sát:

Phương pháp quan sát là phương pháp sử dụng các giác quan để tri giáctrực tiếp, có mục đích các sự vật, hiện tượng diễn ra trong tự nhiên và trong cuộcsống mà không có sự can thiệp vào quá trình diễn biến của các sự vật hoặc hiệntượng đó

Tùy từng nội dung cụ thể mà giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bằngcách sử dụng một hay nhiều giác quan khác nhau

Tùy theo bài học cụ thể mà giáo viên có thể tổ chức cho học sinh quan sát ởtrong lớp hay ngoài lớp theo quy trình sau:

Bước 1: Xác định mục mục tiêu quan sát

Học sinh cần xác định mục tiêu của quan sát trước khi tiến hành

Bước 2: Lựa chọn đối tượng quan sát

Đối tượng quan sát là trực tiếp tại thực địa hoặc các tranh, ảnh, sơ đồ, lược

đồ, bản đồ, địa cầu, băng hình,…Khi chọn đối tượng quan sát, giáo viên cần ưutiên chọn quan sát trực tiếp tại thực địa

Bước 3: Tổ chức và hướng dẫn học sinh quan sát

- Tổ chức: tùy theo mục tiêu và nội dung bài học sinh , số đồ dùng dạy họchoặc hiện trường mà có thể tổ chức cho học sinh quan sát cá nhân, theo nhóm hay

cả lớp Giáo viên dành đủ thời gian cho học sinh quan sát, tránh tổ chức cho họcsinh quan sát một cách hình thức

- Hướng dẫn của giáo viên:

+ Quan sát để thu thập thông tin: Tùy đối tượng để học sinh quan sát, giáoviên hướng dẫn cho các em sử dụng một hay nhiều giác quan để cảm nhận vàphán đoán sự vật, hiện tượng

+ Xử lý thông tin đã thu thập được ( đối chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp,nhận xét, khái quát hóa,…) để rút ra kết luận Tránh tình trạng, học sinh không rõmình cần phải quan sát cái gì và kết quả quan sát đó có liên hệ gì đến kiến thứcđịa lí ở bài học

Bước 4: Trình bày kết quả quan sát

Tổ chức cho học sinh trình bày kết quả quan sát theo nhóm hoặc cá nhân.Dựa trên thực tế những khó khăn học sinh mắc phải mà giáo viên quan tâm tháo

gỡ Giáo viên có thể nêu câu hỏi để cùng học sinh trao đổi nhằm khẳng định vàhoàn thiện kết quả quan sát

1 Hình thành biểu tượng địa lí

Trang 9

1.1 Biểu tượng địa lí là hình ảnh về sự vật hoặc hiện tượng địa lí được tri

giác, phản ánh vào trong ý thức của học sinh, được giữ lại trong trí nhớ và có khảnăng tái tạo theo ý muốn Nói một cách dễ hiểu hơn cho giáo viên thì biểu tượng

là hình ảnh cụ thể và bao giờ cũng có tính riêng lẽ

Hiện nay, người ta phân các biểu tượng địa lí ra làm hai loại:

+ Biểu tượng kí ức ( còn gọi là biểu tượng tái tạo ) là sự phản ánh đốitượng đã được trực tiếp tri giác trong quá khứ

+ Biểu tượng tưởng tượng ( còn gọi là biểu tượng sáng tạo ) là sự phản ánhnhững đối tượng tuy không tri giác trực tiếp, nhưng được tư duy tạo ra trên cơ sởnhững đối tượng có liên quan đã tri giác được

- Phương pháp hình thành biểu tượng địa lí tốt nhất đối với học sinh TH là chocác em quan sát trực tiếp đối tượng tại thực địa hoặc qua tranh ảnh, băng hình,…

1.2 Các bước hình thành biểu tượng

Bước 1 Lựa chọn đối tượng quan sát: Tùy theo nội dung học tập, GV sẽ lựa

chọn đối tượng quan sát phù hợp với trình độ HS và điều kiện địa phương

Bước 2 Xác định mục đích quan sát: Trong quá trình quan sát, không phải

luca nào HS cũng đều rút ra được những đặc điểm của đối tượng Vì vậy với mỗiđối tượng địa lí, GV cần xác định mục đích của việc quan sát ( ví dụ: Khi hìnhthành biểu tượng về một con sông, nếu đối tượng quan sát là tranh ảnh, thì đặcđiểm “ động ” của nó như hiện tượng nước chảy không nên là mục đích quan sátcủa HS Tuy nhiên, HS lại có thể quan sát được nó, nếu các em được tiếp xúc vớimột con sông thực, hoặc xem nó trong băng hình…)

Bước 3 Tổ chức, hướng dẫn cho HS quan sát đối tượng thông qua hệ thống

câu hỏi, bài tập Hệ thống câu hỏi, bài tập này được xây dựng dưa trên mục đíchquan sát và trình độ hiểu biết của HS nhằm:

+ Hướng cho HS chú ý đến đối tượng quan sát

+ Điều khiển tri giác và hướng dẫn tư duy của HS theo hướng quan sát cầnthiết ( quan sát từ tổng thể đến chi tiết; từ bên ngoài vào bên trong…)

+ Giúp HS tổng kết và khái quát những điều đã quan sát, liên hệ với cácđối tượng cùng loại mà các em đã nhìn thấy, rồi rút ra những kết luận khách quan,khoa học

Bước 4 Tổ chức cho HS báo cáo kết quả qaun sát được về đối tượng Sau đó,

GV cùng HS trao đổi, tháo luận, xá định và hoàn thiện kết quả, nhằm giúp các em

có biểu tượng đúng về đối tượng

Ví dụ minh hoạ : Việc hình thành biểu tượng rừng rụng lá trong mùa khô

( rừng khộp ) cho HS thông qua tranh ảnh ( hình 7 bài 8, SGK Lịch sử và Địa lílớp 4 ( phần Địa lí )

Trang 10

Rừng khộp vào mùa khô

Nếu có điều kiện chuẩn bị có thể cho HS quan sát qua băng hình, qua tranh ảnh

+ Lá rụng vào mùa khô

- Hệ thống câu hỏi, bài tập hướng dẫn HS quan sát và phân tích tranh nhưsau:

Câu 1: Em hãy đọc nhan đề của bức tranh và nhắc lại mục đích làm việc vớitranh ( Hình 7 ) ( Nhan đề của bức tranh: “ Rừng khộp vào mùa khô ” Mục đíchlàm việc với tranh: nhận xét đặc điểm rừng khộp vào mùa khô)

Trang 11

Câu 3: a) Các cây trong rừng khộp có các kích thước gần như nhau hay rất

khác nhau ? ( gần như nhau ).

b) Các cây ở rừng khộp vào mùa khô trông xanh tốt hay xơ xác? Vì

sao? ( xơ xác vì rụng lá gần hết ).

Câu 4: Cảnh rừng khộp giống hoặc khác với cảnh rừng rậm nhiệt đới ởnhững điểm nào ?

2 Hình thành khái niệm địa lí

2.1 khái niệm địa lí

Hình thành biểu tượng là một trong những mục đích của việc dạy Địa lí ởtrường TH Tuy nhiên, việc dạy Địa lí không chỉ dừng lại ở đó; mà bước đầu cũng

đã hình thành cho HS một số khái niệm đơn giản Ở đây, cần lưu ý rằng : giữaviệc hình thành biểu tượng và khái niệm không có ranh giới rõ rệt Khi hình thànhbiểu tượng, thì mặc nhiên đã có mầm mống của sự hình thành khái niệm Trongthực tế khi hình thành, HS đã phải nắm được phần lớn các dấu hiệu mà các emquan sát được ( cả dấu hiệu bản chất và dấu hiệu không bản chất ) Khi hình thànhkhái niệm địa lí, HS phải loại bỏ những dấu hiệu không bản chất, mà giữ lại dấuhiệu bản chất của nó Ở TH ta, dấu hiệu bản chất được hiểu là dấu hiệu đặc thù cố

định để phân biệt đối tượng địa lí đang nói với các đối tượng địa lí khác Khái niệm địa lí là sự phản ánh trong tư duy những sự vật và hiện tượng địa lí đã được

trìu tượng hóa, dựa vào các dấu hiệu bản chất, sau khi đã tiến hành những thao tác

tư duy ( so sánh, phân tích, tổng hợp,v v …) Như vậy, khái niệm địa lí khác vớibiểu tượng địa lí ở chỗ : trong khái niệm có sự tham gia tích cực của tư duy

2.2 Các loại khái niệm địa lí:

Dựa trên những tiêu chí khác nhau mà người ta có những cách phân loại kháiniệm khác nhau Theo quan điểm nhận thức về mặt khoa học thì trong địa lí có 3loại khái niệm chính:

- Khái niệm địa lí chung: là những khái niệm được hình thành để chỉ không

những sự vật và hiện tượng địa lí cùng loại, có những thuộc tính giống nhau

- Khái niệm địa lí riêng: là những khái niệm chỉ những sự vật và hiện

tượng địa lí riêng biệt, cụ thể Mỗi khái niệm địa lí riêng chỉ liên quan đến mộtđối tượng và phản ánh đặc điểm riêng của nó

- Khái niệm địa lí tập hợp: là khái niệm trung gian giữa khái niệm địa lí chung

và địa lí riêng

2.3 Hình thành khái niệm địa lí chung

Việc hình thành khái niệm chung có thể tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Hình thành những biểu tượng đúng bằng cách cho HS quan sát ( trực

tiếp hoặc gián tiếp ) các đối tượng định hình thành khái niệm, đồng thời khai thácnhững hiểu biết sẵn có của HS về các đối tượng quan sát

Trang 12

Bước 2: Đặt câu hỏi hoặc nêu tình huống có vấn đề để HS tìm ra những dấu

hiệu chung, bản chất của các đối tượng

Bước 3: Cho HS đối chiếu, so sánh các đối tượng cùng loại để lĩnh hội được

đầy đủ và vững chắc các dấu hiệu chung, bản chất của khái niệm

Bước 4 : Tổ chức cho HS báo cáo kết quả, sau đó, GV cùng HS trao đổi, thảo

luận, xác nhận và hoàn thiện các dấu hiệu chung của đối tượng, nhằm đưa ra kháiniệm đúng về đối tượng

Ví dụ minh hoạ: Hình thành khái niệm về đảo

( Bài 29: Biển, đảo và quần đảo)

- GV cho HS quan sát một hòn đảo ( trực tiếp hoặc bằng tranh ảnh, băng hình )

- GV khai thác kinh nghiệm sống của các em bằng cách đặt một số câu hỏi;

ví dụ:

+ Trong lớp ta, em nào đã nhìn thấy đảo ? Các em nhìn thấy khi nào ? Ởđâu ?

+ Em hãy tả hoặc vẽ về một hòn đảo mà em đã nhìn thấy

- Sau khi khai thác kinh nghiệm sống của các em, GV đạt tiếp câu hỏi để các

em phát hiện các dấu hiệu chung và bản chất của đảo: đất nổi, có nước bao bọcxung quanh

- Nêu khái niệm: đảo là bộ phận đất nổi xung quanh có nước biển và đạidương bao bọc

2.4 Hình thành khái niệm địa lí riêng: ( dựa trên cơ sở khái niệm chung) Việchình thành khái niệm riêng có thể được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: GV cần:

+ Hình dung trước những dấu hiệu riêng của đối tượng

+ Lựa chọn nguồn tri thức có liên quan tới đối tượng

Trên cơ sở đó, xác định những dấu hiệu nào của đối tượng có thể tổ chức cho

HS tìm tòi, phát hiện, những dấu hiệu nào GV phải cung cấp sẵn cho các em

Trang 13

Bước 2: Tùy theo trình độ nhận thức của HS, GV soạn một hệ thống câu

hỏi, bài tập nhằm hướng dẫn HS làm việc với các nguồn tri thức đã lựa chọn, đểphát hiện ra dấu hiệu riêng của đối tượng

Bước 3: Tổ chức cho làm việc với các nguồn tri thức theo hệ thống câu hỏi,

bài tập đã chuẩn bị trước ( theo hình thức cá nhân, nhóm, cả lớp tùy thuộc vào nộidung, điều kiện trang thiết bị vật chất của địa phương, trường ) để phát hiện ra dấuhiệu riêng của đối tượng

Bước 4: Tổ chức cho HS báo cáo kết quả phát hiện dấu hiệu riêng của đối

tượng, thông qua các nguồn tri thức Trên cơ sở đó, GV bổ sung những dấu hiệu

mà HS không tự tìm ra được bằng lời mô tả sinh động của mình nhằm hoàn thiệnkhái niệm cho HS và yêu cầu HS nêu khái niệm riêng

Ví dụ minh hoạ : Hình thành khái niệm dãy núi hoàng Liên Sơn

( Bài 1; Dãy núi Hoàng Liên Sơn )

Hướng dẫn của giáo viên Kết quả tự phát hiện tri thức

của học sinh

-GV yêu cầu HS làm việc cá nhân với lược đồ - Dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ( Hình 4 trang 9 SGK ) để tìm vị trí dãy Hoàng giữa sông Hồng và sông Đà.Liên Sơn

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm với bản - Dãy núi Hoàng Liên Sơn cao

đồ tự nhiên Việt Nam để nhận xét về độ đồ sộ, có đỉnh Phan-xi-păng làcao của dãy núi, tìm vị trí và nêu tên đỉnh núi “ nóc nhà” của Tổ quốc

cao nhất ở dãy Hoàng Liên Sơn và so sánh với

độ cao của núi khác ở nước ta trên bản đồ

Ngày đăng: 03/05/2016, 16:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w