1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sáng kiến kinh nghiệm một số phương pháp dạy môn Lịch sử lớp 5

34 491 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 8,06 MB

Nội dung

Sáng kiến kinh nghiệm một số phương pháp dạy môn Lịch sử lớp 5Sáng kiến kinh nghiệm một số phương pháp dạy môn Lịch sử lớp 5Sáng kiến kinh nghiệm một số phương pháp dạy môn Lịch sử lớp 5Sáng kiến kinh nghiệm một số phương pháp dạy môn Lịch sử lớp 5Sáng kiến kinh nghiệm một số phương pháp dạy môn Lịch sử lớp 5Sáng kiến kinh nghiệm một số phương pháp dạy môn Lịch sử lớp 5Sáng kiến kinh nghiệm một số phương pháp dạy môn Lịch sử lớp 5Sáng kiến kinh nghiệm một số phương pháp dạy môn Lịch sử lớp 5Sáng kiến kinh nghiệm một số phương pháp dạy môn Lịch sử lớp 5Sáng kiến kinh nghiệm một số phương pháp dạy môn Lịch sử lớp 5Sáng kiến kinh nghiệm một số phương pháp dạy môn Lịch sử lớp 5Sáng kiến kinh nghiệm một số phương pháp dạy môn Lịch sử lớp 5Sáng kiến kinh nghiệm một số phương pháp dạy môn Lịch sử lớp 5Sáng kiến kinh nghiệm một số phương pháp dạy môn Lịch sử lớp 5

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG TIỂU HỌC TÍCH LƯƠNG II

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY MÔN LỊCH SỬ LỚP 5

Sáng kiến thuộc lĩnh vực : CHUYÊN MÔN

TP Thái Nguyên, tháng 5 năm 2016

MỤC LỤC

Trang 2

PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU 1

I Lí do chọn sáng kiến 1

II Mục tiêu nghiên cứu 2

III Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu 2

1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2

2 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

IV Phương pháp nghiên cứu, thời gian nghiên cứu 3

1 Phương pháp nghiên cứu 3

2 Thời gian nghiên cứu 3

V Điểm mới của sáng kiến 3

VI Kế hoạch nghiên cứu 4

PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN 5

I Cơ sở lí luận 5

II Cơ sở thực tiễn 6

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG DẠY - HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP 5 7

I Đặc điểm tình hình chung của trường Tiểu học Tích Lương II 7

II Một số đặc điểm chung của lớp 5A 7

III Điều tra thực trạng dạy và học Lịch sử lớp 5 7

1 Đối với giáo viên 7

2 Đối với học sinh 8

IV Sơ lược nội dung chương trình môn Lịch sử lớp 5 9

CHƯƠNG III: CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 10

I Các phương pháp tổ chức dạy học 10

1 Tích cực chuẩn bị đồ dùng, sưu tầm tư liệu, tranh ảnh 10

2 Hướng dẫn học sinh cách học bộ môn Lịch sử theo từng loại bài 11

3 Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua các kênh hình 13

4 Cải tiến cách giới thiệu bài 15

5 Tổ chức dạy học Lịch sử theo hướng tích cực 18

6 Kết hợp sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy 21

7 Kết hợp với trò chơi học tập 22

8 Sử dụng phiếu bài tập trong dạy Lịch sử 24

9 Đổi mới cách củng cố bài 25

II Kết quả nghiên cứu 27

1 Kết quả nghiên cứu đạt được 27

2 Đối với giáo viên 27

3 Đối với học sinh 28

4 Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả của đề tài nghiên cứu 28

PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 29

I Kết luận chung 29

II Khuyến nghị và đề xuất 29

1 Về phía nhà trường 29

2 Về phía học sinh 29

3 Về phía giáo viên 30

4 Về phía phụ huynh học sinh 30

5 Về chính quyền địa phương 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

Trang 3

PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU

I Lí do chọn sáng kiến

Dân tộc Việt Nam ta có một nền văn hóa, một bề dày lịch sử lâu đời Đó lànhững ngày đầu vua Hùng dựng nước cho đến những năm tháng đấu tranh giữnước và xây dựng Tổ quốc Từng chặng đường, từng giai đoạn đã ghi lại nhữngmốc son chói lọi, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam Ai đã đi qua nhữngchặng đường ấy luôn cảm thấy yêu quê hương và con người Việt Nam biếtchừng nào Thế hệ trẻ hôm nay sẽ viết tiếp những trang sử vàng cho dân tộcbằng tài năng, trí tuệ và nhiệt huyết của mình Để làm được điều đó, trước hếtcác em phải yêu thích lịch sử quê hương, bởi vì “Yêu lịch sử chính là làm chotâm hồn ta luôn hướng về đất nước”

Ngay từ bậc Tiểu học, ở lớp 4, lớp 5 các em đã được học lịch sử qua mộtphân môn rõ rệt mà không lồng ghép chung với bất cứ phân môn nào Có chăng,

đó là sự bổ sung thêm kiến thức lịch sử cho các em từ các phân môn khác (ví dụ:phân môn Kể chuyện, Đạo đức, Tập làm văn, Tập đọc…) Chương trình Lịch sửlớp 5 phong phú về nội dung, đa dạng về thể loại, mỗi bài là một sự kiện, hiệntượng hay nhân vật tiêu biểu của một giai đoạn nhất định, đòi hỏi các em phảilĩnh hội kiến thức bằng nhiều phương pháp, đặc biệt phải biết tổng hợp kiếnthức và ghi nhớ sự kiện Để tạo hứng thú học tập cho các em, người thầy phảitạo cơ hội cho các em tiếp nhận kiến thức và cơ hội trình bày, trao đổi nhữnghiểu biết của các em Từ đó mới phát huy được tính tích cực chủ động của các

em ở trên lớp trong môn học Lịch sử

Song hiện nay, theo xu thế phát triển của thời đại, thế hệ trẻ tiếp thu một cáchmáy móc, thụ động kiến thức lịch sử dân tộc Học sinh, phụ huynh luôn coi bộmôn Lịch sử là bộ môn học thuộc lòng, là môn phụ Vì vậy sau mỗi tiết học,kiến thức học sinh nắm được rất mờ nhạt, có những sự kiện giáo viên vừa dạyxong, hỏi lại một số em không trả lời được Xuất phát từ thực trạng trên, để giúphọc sinh có hứng thú học tập lịch sử, sau mỗi bài giảng của thầy cô giáo, họcsinh có thể hiểu rõ bản chất và giải thích được các mốc lịch sử, nhân vật lịch sử,quy luật phát triển lịch sử dân tộc, biết liên hệ với thực tế và làm việc có ích cho

Trang 4

cuộc sống, hạn chế tiêu cực cho xã hội Đồng thời để nâng cao chất lượng bộmôn và thực hiện quá trình dạy học theo phương pháp mới “Lấy học sinh làmtrung tâm”, giáo viên là người hướng dẫn, giúp học sinh chủ động tìm tòi khámphá kiến thức, tạo cơ hội cho các em thể hiện khả năng của mình trước tập thể

và tự tin hơn trong cuộc sống, tôi luôn mong muốn tìm ra cách dạy những bàiLịch sử khô khan khó nhớ, biến chúng thành những câu chuyện hấp dẫn và thú vịhay thành những trò chơi lí thú với các em học sinh lớp 5 Chính vì vậy, trongkhuôn khổ sáng kiến này, tôi xin được chia sẻ cùng các đồng nghiệp “Một sốphương pháp dạy môn Lịch sử lớp 5” trên cơ sở tạo hứng thú cho học sinh trongcác giờ học Lịch sử Hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ bé, khơi dậy lòng tự hào

về truyền thống đấu tranh của dân tộc Việt Nam tới học sinh thân yêu của mình

II Mục tiêu nghiên cứu

Đưa ra những biện pháp nhằm tạo cho học sinh sự hứng thú, chủ động học

tập bộ môn Lịch sử đạt kết quả cao, từ đó chủ động nắm bắt tri thức khoa họclịch sử, khôi phục bức tranh quá khứ một cách chính xác, đồng thời giúp thế hệtrẻ phát huy niềm tự hào về truyền thống dân tộc

Giúp giáo viên trau dồi, bồi dưỡng thêm được nhiều kiến thức lịch sử quý giáqua quá trình nghiên cứu bài dạy

Mặt khác, việc nghiên cứu đề tài trang bị cho giáo viên nhiều phương phápdạy học hay, từ đó vững vàng về chuyên môn

III Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu

1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 5A Trường Tiểu học Tích Lương II.Phạm vi nghiên cứu: Sáng kiến tập chung nghiên cứu thực trạng giảng dạyphân môn Lịch sử lớp 5 Các biện pháp nhằm tạo hứng thú, phát huy tính tíchcực của học sinh khi học môn Lịch sử lớp 5

2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của cấp trên để định hướng cho việc dạy vàhọc môn Lịch sử lớp 5

Trang 5

- Khảo sát thực thực trạng việc dạy - học môn Lịch sử lớp 5 ở trường tiểu

học Căn cứ vào kết quả khảo sát, tiến hành thực nghiệm, đề xuất những biện

pháp về nội dung dạy học sinh nhằm phát huy tính tích cực của học sinh khi dạymôn lịch sử lớp 5

IV Phương pháp nghiên cứu, thời gian nghiên cứu

1 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành quá trình nghiên cứu của sáng kiến, tôi đã sử dụng một sốphương pháp chính sau:

1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận bao gồm các phương pháp sau:

- Phương pháp đọc sách và tài liệu

- Phương pháp xây dựng đề cương

- Phương pháp xây dựng bản thảo

2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm các phương pháp sau:

- Phương pháp phân tích sách giáo khoa, sách giáo viên

- Phương pháp khảo sát

- Phương pháp thực nghiệm

Ngoài ra tôi còn sử dụng thêm một số phương pháp khác nhắm hỗ trợ choviệc nghiên cứu

2 Thời gian nghiên cứu

Sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã thực hiện từ tháng 9 năm 2015 đếntháng 4 năm 2016 Trong thời gian trên tôi đã thông qua Ban giám hiệu nhàtrường, các giáo viên trong trường đặc biệt là phụ huynh học sinh của lớp 5A đểthu thập số liệu và thống kê số liệu điều tra để hoàn chỉnh sáng kiến

V Điểm mới của sáng kiến

Lịch sử là quá trình nhận thức những điều đã diễn ra trong quá khứ của xãhội để hiểu về hiện tại và chuẩn bị cho tương lai Khi nghiên cứu các hiện tượng

tự nhiên, người ta có thể trực tiếp quan sát chúng ở trong thiên nhiên hoặc ởtrong phòng thí nghiệm Nhưng khi học lịch sử xã hội, con người không thể trựctiếp quan sát và cũng không thể khôi phục lại diễn biến của nó trong phòng thínghiệm được Do vậy, con người không thể tri giác trực tiếp những gì thuộc về

Trang 6

quá khứ Mặt khác, lịch sử là những sự việc diễn ra, là hiện thực trong quá khứ,

là tồn tại khách quan, không thể phán đoán, suy luận để biết lịch sử Vì vậy,nhiệm vụ của môn Lịch sử là tái tạo lại lịch sử Đây là vấn đề khó Trong thực

tế, nhiệm vụ này không được thực hiện đúng yêu cầu của nó Các sự kiện, hiệntượng lịch sử thường được trình bày một cách trừu tượng, qua loa Nhiều giáoviên chỉ nêu câu hỏi, học sinh nhìn vào sách và trả lời

Xuất phát từ tình hình thực tế của lớp, của trường và những thuận lợi khókhăn nói trên, bản thân tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượnggiảng dạy môn Lịch sử bằng cách học tự giác, tích cực và có niềm tin hứng thúsay mê môn học Làm được điều đó chính là giúp các em nắm được những kiếnthức cơ bản về lịch sử, các em sẽ hiểu hơn về truyền thống hào hùng của dân tộc

ta, từ đó các em sẽ có những nhận thức đúng đắn về việc làm của mình, giúp các

em thêm yêu con người, yêu quê hương đất nước Việt Nam, biết tôn trọng vàbảo vệ các di tích lịch sử và văn hóa của dân tộc

VI Kế hoạch nghiên cứu

Dự giờ thăm lớp, tiếp xúc gần gũi với học sinh; khảo sát nhận thức, hiểubiết của các em về kiến thức lịch sử

Đề ra các phương pháp tổ chức dạy học phù hợp với từng loại bài để giúpcác em lĩnh hội kiến thức lịch sử

Trang 7

PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN

I Cơ sở lí luận

Đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học là cả một vấn đề rất quan

trọng, đây là con đường giúp học sinh tiếp cận với tri thức mới Nhằm thay đổiphương pháp học tập của học sinh từ xưa tới nay là: “Thầy giảng - trò nghe;

“Thầy đọc - trò ghi” ghi nhớ máy móc Theo quan niệm dạy học mới, dạy học làquá trình phát triển, là quá trình học sinh tự khám phá, tự tìm ra chân lý

Cũng như các môn học khác, phương pháp dạy học lịch sử cũng đổi mớitheo định hướng đó Tuy vậy, cần xem xét những yếu tố đặc trưng của bộ môn

Mà đặc trưng nổi bật của nhận thức lịch sử là con người không thể tri giác trựctiếp những gì thuộc về quá khứ Mặt khác, lịch sử là những việc đã diễn ra, làhiện thực đã tồn tại trong quá khứ, là tồn tại khách quan không thể phán đoán,suy luận để biết lịch sử Vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên, tất yếu của việc dạy lịch sử

là tái tạo lịch sử, tức là cho học sinh tiếp nhận những thông tin từ sử liệu, tiếpxúc với những chứng cứ vật chất, những dấu vết của quá khứ, tạo ra học sinhnhững hình ảnh cụ thể, sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng lịch sử.Những biểu tượng về con người và hành động ở của họ trong bối cảnh thời gian,không gian xác định, trong những điều kiện lịch sử cụ thể Vậy tái tạo lịch sửbằng những phương thức nào?

Học sinh lớp 5 là lứa tuổi cuối bậc tiểu học, tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu

hoàn thiện, từ những hình ảnh cũ, trẻ đã tái tạo ra những hình ảnh mới Tưởngtượng sáng tạo tương đối phát triển ở giai đoạn cuối tuổi tiểu học Đặc biệt,tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúccảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn liền với các rungđộng tình cảm của các em

Ở giai đoạn này, trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của

mình Trong sự chú ý của trẻ đã bắt đầu xuất hiện giới hạn của yếu tố thời gian,trẻ đã định lượng được khoảng thời gian cho phép để làm một việc nào đó và cốgắng hoàn thành công việc trong khoảng thời gian quy định

Trang 8

Việc ghi nhớ có chủ định ở lứa tuổi này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưmức độ tích cực tập trung trí tuệ của các em, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu,yếu tố tâm lý tình cảm hay hứng thú của các em.

Nắm được những đặc điểm này sẽ giúp giáo viên thiết kế bài giảng Lịch sửmột cách phù hợp và hiệu quả

II Cơ sở thực tiễn

Trong các môn học ở bậc Tiểu học Lịch sử là môn dạy khó, nhiều giáo viêncho là môn khô khan, nói không khéo sợ sai kiến thức Một số giáo viên vậndụng ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế, ngại sử dụng các trang thiết bịnghe nhìn Do đó chất lượng các giờ dạy học lịch sử chưa đạt như mong muốn.Mặc khác, lịch sử là quá trình nhận thức những điều đã diễn ra trong quá khứcủa xã hội để hiểu về hiện tại và chuẩn bị cho tương lai Khi nghiên cứu các hiệntượng tự nhiên, người ta có thể trực tiếp quan sát chúng ở trong thiên nhiên hoặc

ở trong phòng thí nghiệm Nhưng khi học lịch sử xã hội, con người không thểđược trực tiếp quan sát và cũng không thể khôi phục lại diễn biến của nó trongphòng thí nghiệm được Do vậy, con người không thể tri giác trực tiếp những gìthuộc về quá khứ Mặt khác, lịch sử là những sự việc diễn ra, là hiện thực trongquá khứ, là tồn tại khách quan, không thể phán đoán, suy luận để biết lịch sử Vìvậy, nhiệm vụ của môn lịch sử là tái tạo lại lịch sử Đây là vấn đề khó Trongthực tế, nhiệm vụ này không được thực hiện đúng yêu cầu của nó Các sự kiện,hiện tượng lịch sử thường được trình bày một cách trừu tượng, qua loa Nhiềugiáo viên chỉ nêu câu hỏi, học sinh nhìn vào sách và trả lời

Xuất phát từ tình hình thực tế của lớp, của trường và những thuận lợi khókhăn nói trên, bản thân tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượnggiảng dạy môn Lịch sử bằng cách học tự giác, tích cực và có niềm tin hứng thúsay mê môn học Làm được điều đó chính là giúp các em nắm được những kiếnthức cơ bản về Lịch sử, các em sẽ hiểu hơn về truyền thống hào hùng của dântộc ta, từ đó các em sẽ có những nhận thức đúng đắn về việc làm của mình, giúpcác em thêm yêu con người, yêu quê hương đất nước Việt Nam, biết tôn trọng

và bảo vệ các di tích lịch sử và văn hóa của dân tộc

Trang 9

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG DẠY - HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP 5

I Đặc điểm tình hình chung của trường Tiểu học Tích Lương II

Trường Tiểu học Tích Lương II được tách ra từ trường cấp 1,2 Tích Lương.Phong trào dạy tốt - học tốt sôi nổi và hiệu quả Những năm gần đây nhà trường

đã có giáo viên dạy giỏi cấp thành phố

Năm học 2015 - 2016 trường có 115 học sinh/5 lớp Có 14 cán bộ giáo viêntrong đó Ban giám hiệu gồm 2 đồng chí Các đồng chí giáo viên đều đạt trình độchuẩn và trên chuẩn Đa số nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, tay nghềvững vàng và rất quan tâm đến học sinh

Tập thể giáo viên trong trường luôn đoàn kết giúp đỡ nhau trong mọi lĩnhvực Các đồng chí luôn có ý thức tu dưỡng đạo đức tự học, tự rèn luyện để hoànthiện mình Các em học sinh ngoan, lễ phép và sống rất tình cảm Tuy nhiên,phần đa các em học sinh đều là con nông thôn nên điều kiện kinh tế còn hạnhẹp Việc học tập của các em chưa được gia đình quan tâm đúng mức

II Một số đặc điểm chung của lớp 5A

- Tổng số học sinh lớp 5A năm 2015 - 2016: 20 em; Nữ: 11 em

- Số học sinh con hộ nghèo: 2 em

- 100% số học sinh trong lớp đều là con nông thôn nên việc đầu tư cho con

em mình học tập còn hạn chế ít quan tâm vì cha mẹ các em còn mải làm kinh tế Mặt khác phụ huynh thường chỉ quan tâm đến môn Toán và Tiếng Việt ítquan tâm đến phân môn Lịch sử

III Điều tra thực trạng dạy và học Lịch sử lớp 5

1 Đối với giáo viên

Qua dự giờ, tìm hiểu các giờ dạy Lịch sử của các bạn đồng nghiệp, tôi nhậnthấy: Hiện nay, nhiều giáo viên tiểu học khi dạy giờ Lịch sử đã cố gắng vậndụng các hình thức trao đổi, thảo luận nhóm nhưng còn quá nặng về hình thức

và học sinh chưa tích cực trong hoạt động Nhiều giáo viên đã sử dụng các thiết

bị dạy học Lịch sử như tranh ảnh, tư liệu để minh họa cho lời giảng của mình

mà ít chú ý đến việc cho học sinh khai thác kiến thức từ các nguồn này Do vậy

Trang 10

mà cách dạy học tích cực hướng tập trung vào học sinh chưa thực hiện một cáchtriệt để

Một số giáo viên đã cố gắng dạy học theo hướng tích cực như tổ chức chohọc sinh thảo luận theo nhóm, làm việc trong phiếu, tổ chức trò chơi học tậpnhưng số tiết học theo kiểu này còn quá ít vì chỉ được thực hiện trong những giờthao giảng hoặc thi giáo viên dạy giỏi

Có giáo viên đã vận dụng công nghệ thông tin vào bài giảng nhưng chưakhai thác triệt để thông tin, tư liệu chủ yếu chỉ để cho học sinh xem tranh mộtcách qua loa Một số ít giáo viên dùng phương pháp thuyết trình cốt sao chohọc sinh chỉ cần nhớ tên nhân vật và sự kiện lịch sử là đủ Có trường hợp giáoviên dạy bài Lịch sử như dạy một bài Tập đọc (cho học sinh đọc bài ở sáchgiáo khoa một lượt, thảo luận rồi trả lời câu hỏi) Nhiều giáo viên chưa vậndụng linh hoạt các phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn Lịch sử, chưa

có hệ thống câu hỏi gợi mở phù hợp để học sinh phân tích, tổng hợp và tìmhiểu bài Ngoài sách giáo khoa, giáo viên không có nội dung bổ trợ nào khác,nên bài giảng chưa gây hứng thú cho học sinh học tập

2 Đối với học sinh

Đa số học sinh coi bộ môn Lịch sử là dễ học Vì vậy, các em ít chú ý nghegiảng (vì giáo viên cũng chỉ nói những nội dung trong sách giáo khoa) Các emghi chép một cách máy móc những gì giáo viên ghi trên bảng và chỉ học thuộclòng những gì đã được ghi trong vở không biết kết hợp với sách giáo khoa, lạicàng không biết làm nảy sinh những vấn đề lịch sử cần được giải quyết

Các em không chịu suy nghĩ, không biết phân tích vấn đề, hay nhớ nhầm lẫngiữa nội dung này với nội dung khác, càng không biết nêu vấn đề để bàn bạc,thảo luận và tìm hiểu Chính vì vậy học sinh không hình dung được một cáchsinh động về các sự kiện lịch sử đã diễn ra cách các em rất xa Các em có thóiquen ỷ lại, thụ động trong tiếp thu, dễ quên và trì trệ trong tư duy

Để các phương pháp đưa ra sát với thực tế và có tính khả thi, tôi đã tiếnhành điều tra thực trạng, khảo sát chất lượng một số môn học của 20 học sinhlớp 5A Trường Tiểu học Tích Lương II để tìm hiểu nguyên nhân

Trang 11

Kết quả khảo sát như sau:

Môn học Thích Tỷ lệ Bình

thường Tỷ lệ

Khôngthích Tỷ lệ

Qua giảng dạy tôi nhận thấy kết quả chưa cao là do nguyên nhân cả haiphía; người dạy và người học Do vậy, tôi đã đặt ra cho mình mục tiêu: Phải traudồi kiến thức tìm ra phương pháp đổi mới trong hướng dẫn giảng dạy để khắcphục thực trạng trên để kết quả dạy học được nâng lên, thu hút sự chú ý của họcsinh vào hoạt động học

IV Sơ lược nội dung chương trình môn Lịch sử lớp 5

Nội dung chương trình môn Lịch sử lớp 5 cung cấp cho học sinh một sốkiến thức cơ bản, thiết thực về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểutương đối có hệ thống theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỉXIX đến nay

Cụ thể như sau: Phân môn Lịch sử ở lớp 5 gồm 32 tiết chính khoá và 2 tiết

Lịch sử địa phương 32 tiết chính khoá tập trung tìm hiểu về các nhân vật lịch sử

+ Kháng chiến chống Mỹ và xây dựng đất nước (1954 - 1975)

+ Ngoài ra còn 3 bài thuộc dạng bài ôn tập: bài 11, bài 18 và bài 29

+ Trong chương trình còn có 2 tiết Lịch sử dành cho địa phương

Trang 12

Nội dung chương trình được xây dựng khá vừa sức, phù hợp với mức tiếp thucủa học sinh Tuy nhiên, tư liệu lịch sử được cung cấp khá bao quát, các sự kiệnđược đề cập chưa đủ sức hấp dẫn đối với học sinh lớp 5.

CHƯƠNG III: CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

I Các phương pháp tổ chức dạy học

1 Tích cực chuẩn bị đồ dùng, sưu tầm tư liệu, tranh ảnh

a Đối với giáo viên:

Để có tiết dạy tốt, đạt hiệu quả cao thì người giáo viên cần tích cực tự bồidưỡng; thường xuyên học tập, nghiên cứu và ghi chép lại những sự kiện, câuchuyện, hình ảnh, sự vật, sự việc, nhân chứng lịch sử có liên quan đến các bàidạy học lịch sử

Sưu tầm tư liệu, tài liệu hỗ trợ giảng dạy và tự làm đồ dùng dạy học lịch sửđặc biệt chú ý đến các sơ đồ, lược đồ Đối với các bản đồ, lược đồ lịch sử phảiđảm bảo các yêu cầu sau:

+ Các bản đồ hoặc lược đồ đưa ra phải thực sự mẫu mực đạt yêu cầu chínhxác, to, rõ để mọi đối tượng học sinh đều quan sát được

+ Giáo viên phải nghiên cứu kĩ bản đồ hoặc lược đồ đưa ra, tập trình bàytrước ở nhà để khi trình bày trước học sinh được mạch lạc hơn, chính xác và lôicuốn người nghe

+ Đối với tranh ảnh về lịch sử, giáo viên cần chọn lọc những tranh có nộidung phù hợp, thiết thực, tránh việc quá lạm dụng tranh ảnh, làm lệch đi nộidung tiết học

+ Đối với những bài dạy cần cung cấp các tư liệu lịch sử, giáo viên nên soạnbằng giáo án điện tử Giáo viên cần chuẩn bị các đoạn phim tư liệu tiêu biểu,vừa phải, phù hợp thời gian nội dung bài dạy và trình độ của học sinh Tiểu học

Ví dụ: Để dạy bài 10: “Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập” tôi chuẩn bị

đoạn phim tư liệu Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập trong thời gian 4 phút Hoặc

để dạy bài 13: “Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước”, tôi đã

chuẩn bị đoạn phim tư liệu lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch HồChí Minh

Trang 13

b Đối với học sinh

Tôi yêu cầu học sinh phải trang bị cho mình những tư liệu cần thiết phục vụtốt cho việc học tập môn Lịch sử, bằng cách lập quyển Sổ tay kiến thức lịch sử(ghi chép những tài liệu lịch sử, sự kiện lịch sử trên các kênh thông tin, truyền

thanh, truyền hình hay được nghe kể, sưu tầm); mượn một số sách, truyện thiếu

nhi về nhân vật lịch sử có ở thư viện như bộ sách Lịch sử Việt Nam bằng tranh,truyện về Phan Bội Châu, truyện Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa, Cù ChínhLan, La Văn Cầu, Phan Đình Giót,…

Ví dụ: Để chuẩn bị học bài: “Cuộc phản công ở kinh thành Huế” tôi yêu cầu

các em về sưu tầm hình ảnh của Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết và hình ảnhcác nhân vật lịch sử của phong trào Cần Vương

Tìm hiểu các đường phố, trường học nào mang tên các nhân vật lịch sử củaphong trào Cần Vương như: Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Nguyễn ThiệnThuật, Phan Đình Phùng

Đến giờ học mới tôi cũng rất ngạc nhiên khi thấy các em sưu tầm được hìnhảnh của các nhân vật lịch sử của phong trào Cần Vương như Nguyễn ThiệnThuật, Phan Đình Phùng (các em tìm hình qua Internet) Hoặc khi học bài:

“Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước” tôi dặn các em về nhà tìm hiểu tranh ảnh

về quê hương của Bác, tranh ảnh về Bến Nhà Rồng và hình ảnh con tàu La-tu-sơ

Tờ - rê-vin

Sau khi các em đã có nguồn tư liệu cá nhân, tôi định hướng cho học sinhcách học

2 Hướng dẫn học sinh cách học bộ môn Lịch sử theo từng loại bài

Để phát huy tính tích cực của học sinh trong phân môn Lịch sử lớp 5 thì việclựa chọn phương pháp dạy học và hướng dẫn học sinh cách học là rất quantrọng Giáo viên phải lựa chọn phương pháp phù hợp với từng bài và phù hợpvới đối tượng học sinh, sao cho học sinh phải tự khám phá ra kiến thức (dưới sựhướng dẫn của giáo viên)

a Với dạng bài dạy về nhân vật lịch sử:

Giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm tranh ảnh hoặc tư liệu về cuộc sống và sự

Trang 14

nghiệp của nhân vật lịch sử đó Học sinh phải đọc sách giáo khoa trước ở nhà đểnắm được nội dung của bài mới về cuộc sống và sự nghiệp của nhân vật lịch sửtrước khi đến lớp.

Ví dụ: Trước khi học bài 2: “Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất

nước” tôi yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu trước đôi nét về Nguyễn Trường Tộ.

- Học sinh dựa vào sách giáo khoa và Sổ tay kiến thức Lịch sử nên đã chuẩn bịđược: Nguyễn Trường Tộ (sinh năm 1830, mất năm 1871), quê ở huyện HưngNguyên, Nghệ An Nhà nghèo Nguyễn Trường Tộ phải đi học muộn nhưng ôngrất thông minh, học hành chăm chỉ nên chẳng bao lâu đã nổi tiếng là “Trạng Tộ”

b Với dạng bài dạy về sự kiện lịch sử:

Với dạng bài này, tôi yêu cầu học sinh sưu tầm tranh ảnh, tư liệu lịch sử cóliên quan tới bài học Việc sưu tầm tranh ảnh, tư liệu là rất quan trọng giúp các

em dễ hình dung, dễ nhớ và nhớ lâu các sự kiện đó Chính vì vậy, học sinh phảisưu tầm tranh ở nhà, đọc trước sách giáo khoa, kết hợp với những tư liệu sưutầm được để học bài mới hiệu quả hơn Nhờ vậy mà đến giờ học các em sẽ đượctrình bày những cơ sở hiểu biết đã có của mình

Ví dụ: Để học bài 7: “Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời” tôi yêu cầu học sinh

tìm hiểu:

- Đảng ta được thành lập vào thời gian nào?

- Ai là người đứng ra hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam?

- Vì sao chỉ có lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc mới có thể thống nhất các tổ chứcCộng sản ở Việt Nam?

- Sự kiện đó có ý nghĩa như thế nào đối với Cách mạng nước ta?

Nhờ sự định hướng trước như vậy mà học sinh đã chuẩn bị được các nộidung phục vụ tốt cho tiết học, tạo tâm thế háo hức khi vào bài và mong muốnđược cô giáo gọi tên mình để thể hiện

c Với dạng bài ôn tập:

Với dạng bài này, tôi yêu cầu học sinh chuẩn bị các nội dung để ôn tập đượctốt: Nêu tên các giai đoạn lịch sử, kể được các sự kiện lịch sử tiêu biểu cũng nhưcác nhân vật lịch sử ứng với giai đoạn lịch sử đã học

Trang 15

Ví dụ: Khi dạy bài: Ôn tập: “Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm

lược và đô hộ (1858 - 1945)” tôi yêu cầu các em lập bảng thống kê các sự kiện tiêu biểu, các nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến năm 1945, nội dung cơ bản hoặc ý nghĩa lịch

sử của các sự kiện đó.

Thời gian Sự kiện tiêu biểu Các nhân vật lịch sửtiêu biểu

1 - 9 - 1858 Pháp nổ súng xâm lược nước ta

1858 - 1864 Phong trào chống Pháp của

Trương Định.

Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định.

Nhờ có sự chuẩn bị chu đáo như vậy, giúp cho tiết ôn tập đạt hiệu quả cao

3 Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua các kênh hình

Hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa của môn Lịch sử là: bản đồ, lược

đồ, tranh ảnh tư liệu và ảnh chân dung các nhân vật lịch sử Hệ thống kênh hìnhnày không đơn thuần chỉ để minh họa mà nó còn có vai trò cung cấp thông tin,nên người giáo viên phải hiểu và biết cách tổ chức khai thác phục vụ việc dạyhọc và giáo dục lịch sử cho học sinh đạt hiệu quả

Kênh hình trong sách giáo khoa của phân môn Lịch sử hiện nay nhiều, phongphú, màu sắc và trình bày đẹp Ngoài tính minh họa, mỗi bức tranh, bức ảnh cònhàm chứa những thông tin lịch sử với mức độ khác nhau phục vụ việc dạy vàhọc đạt hiệu quả

Khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ lịch sử:

Lược đồ, bản đồ chủ yếu được bố trí ở các loại bài về các cuộc khởi nghĩa,các chiến dịch, các trận đánh cách bố trí lực lượng hai bên và diễn biến của cuộckhởi nghĩa, chiến dịch, trận đánh

Ví dụ: Khi dạy bài 14: Thu - Đông 1947, Việt Bắc “mồ chôn giặc Pháp” tôi

yêu cầu học sinh làm việc với lược đồ theo định hướng sau:

+ Quân địch tấn công lên Việt Bắc theo mấy đường? Nêu cụ thể từng đường

và chỉ trên lược đồ

+ Quân ta đã tiến công chặn đánh quân địch ở đâu?

+ Sau hơn một tháng tấn công Việt Bắc, quân địch rơi vào tình thế như thế nào?+ Sau 75 ngày đêm chiến đấu, quân ta thu được kết quả ra sao?

Trang 16

+ Xác định vị trí của đường số 4 và các địa danh Bắc Kạn, Chợ Mới, ChợĐồn, đèo Bông Lau, Bình Ca, Đoan Hùng, sông Lô trên lược đồ.

Khai thác kiến thức từ tranh ảnh lịch sử:

Trong quá trình giảng dạy tôi còn hướng dẫn học sinh khai thác triệt để kênhhình trong sách giáo khoa, qua đó để các em hiểu rõ hơn nội dung bài học

+ Ví dụ: Khi dạy bài: “Xô viết Nghệ - Tĩnh” sau khi đã hướng dẫn các em

khai thác nội dung bài tôi cho các em mở sách giáo khoa quan sát nội dung hình

2 (Người nông dân Hà Tĩnh được cày trên thửa ruộng do chính quyền Xô viếtchia cho trong những năm 1930 - 1931) sách giáo khoa trang 18 (Lịch sử 5) vàhỏi: Hình 2 phản ánh điều gì của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh?

- Dựa vào hình ảnh các em đã nêu được: Ở những nơi nhân dân giành đượcchính quyền cách mạng, người dân được cày trên thửa ruộng của chính mình,còn trước đây sống dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, người nông dân không córuộng, họ phải cày thuê, cuốc mướn cho địa chủ, thực dân hay bỏ làng đi làm ăn

ở nơi khác

Giờ học Lịch sử lớp 5

Trang 17

Với cách khai thác như vậy tôi thấy học sinh hứng thú hơn và nhớ bàitốt hơn.

4 Cải tiến cách giới thiệu bài

Cách giới thiệu bài mới của môn Lịch sử cũng rất đặc trưng, rất khác vớinhững môn học khác Để cho tiết học đạt hiệu quả thì cách giới thiệu bài ở mônLịch sử cũng cần đổi mới, cần đa dạng hóa để lôi cuốn học sinh So sánh vớimột vài ví dụ, chúng ta sẽ thấy rất rõ điều đó

Cách 1: Tiết trước chúng ta đã học bài: “Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời”.

Đảng ra đời đã lãnh đạo phong trào cách mạng Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu

phong trào này qua bài: “Xô viết Nghệ - Tĩnh” (cách giới thiệu này chưa gây

được sự chú ý cho học sinh)

Cách 2: GV treo tranh hình 1 lên bảng

+ Hãy mô tả những gì em thấy trong hình trên? (Tranh vẽ hàng vạn người,tay cầm búa, liềm, giáo, mác, cuốc, xẻng tiến về phía trước Đi đầu là nhữngngười cầm cờ)

Ngày đăng: 09/11/2017, 18:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w