1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong tiết ôn tập, tổng kết tiếng việt

37 847 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 318,5 KB

Nội dung

học hợp tác chia theo từng nhóm nhỏ rất chung chung, không áp dụng vào tiết nào cụthể.Vì vậy để nâng cao hiệu quả tiết ôn tập, tổng kết Tiếng Việt tôi xin mạnh dạn đềcập đến việc vận dụn

Trang 1

I PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong chương trình tiếng Việt môn Ngữ Văn THCS tiết ôn tập chiếm một vị tríkhông nhỏ, đây là những tiết học vô cùng quan trọng Về cấu trúc chương trình : thờilượng dành cho tiết ôn tập, tổng kết được bố trí một cách hợp lí, có hệ thống nhằm tạođiều kiện cho học sinh nắm được bài theo trình tự trong hệ thống ấy Cụ thể : ở lớp 6 cóhai tiết ôn tập Tiếng Việt ở cuối chương trình ( Tiết 64 và tiết 139 ) Lớp 7 và lớp 8 đều

có 3 tiết ôn tập Tiếng Việt nhưng tới lớp 9 tổng số tiết ôn tập Tiếng Việt là 11 tiết Điềunày cho thấy việc tăng dần thời thời lượng ôn tập ở các lớp 6, 7, 8 và tăng ở lớp 9 là một

sự thay đổi lớn của chương trình SGK Tất cả nhằm giúp cho học sinh có thể thực hiệntốt việc củng cố, hệ thống hóa kiến thức trong một chương trình đã học, nhất là đối vớihọc sinh lớp 9 chuẩn bị cho các em nắm vững kiến thức để học tiếp chương trình TiếngViệt ở trung học phổ thông Cấu trúc chương trình các tiết ôn tập, tổng kết tiếng Việtnhư trên là một lý do khiến giáo viên Ngữ văn thực sự lưu tâm

Trong những năm đổi mới chương trình sách giáo khoa gần đây, việc dạy tiết ôntập, tổng kết thế nào cho tốt chưa được nhiều giáo viên dạy Ngữ văn quan tâm Đa sốgiáo viên rất ngại đăng kí thao giảng, dự giờ vào những tiết ôn tập cuối kì hay tổng kếtcuối năm Học sinh chưa tích cực trong các tiết ôn tập, tổng kết Vẫn còn ngại thườngkhông hay chú ý

Trong quá trình dạy học, có rất nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều phương

pháp dạy học Tiếng Việt khác nhau, nhưng phương pháp dạy một tiết ôn tập như thế nào thì rất ít tài liệu đưa ra Như cuốn “ Phương pháp dạy học môn Tiếng Việt” do tác

giả Bùi Tất Tươm (chủ biên) đưa ra: “Tuỳ từng dung lượng kiến thức phải ôn tập màgiáo viên thiết kế việc thực hiện hai phần này: Có thể ôn lí thuyết và làm bài tập lần lượttheo từng nội dung ôn tập Có thể cho học sinh ôn lí thuyết trước ở nhà để đến lớp ôn lạidưới hình thức kiểm tra miệng hoặc kiểm tra viết 15 phút Hoặc đi ngay vào việc làm bài

tập rồi trong quá trình giải các bài tập nhắc lại lí thuyết” Hay, cuốn “Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS môn Ngữ văn” đưa ra phương pháp dạy

Trang 2

học hợp tác chia theo từng nhóm nhỏ rất chung chung, không áp dụng vào tiết nào cụthể.

Vì vậy để nâng cao hiệu quả tiết ôn tập, tổng kết Tiếng Việt tôi xin mạnh dạn đềcập đến việc vận dụng những phương pháp dạy học tích cực để dạy tốt một bài ôn tập,tổng kết tiếng Việt cho học sinh THCS nói chung và học sinh THCS trường THCS Tiên

Lãng nói riêng:“Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong tiết ôn tập, tổng kết tiếng Việt ở trương THCS”.

2 Mục đích nghiên cứu

Thông qua sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong tiết học ôn tập tổngkết Tiếng Việt giúp học sinh năm chắc một cách có hệ thống kiến thức cụ thể sâu sắc vềTiếng Việt từ đó biết vận dụng trong nói và viết Qua đó tự hào thêm yêu tiếng Việt, từ

đó các em có ý thức giữ gìn và phát huy Tiếng Việt

3 Thời gian, địa điểm

Thời gian: từ tháng 8/2013 đến tháng 5/2014 của năm học 2013 - 2014

Địa điểm: Trường THCS Tiên Lãng

4 Đóng góp mới về mặt thực tiễn

Tiếng Việt là phân môn của bộ môn khoa học Ngữ văn, nó có nhiệm vụ cung cấpcho học sinh những tri thức về hệ thống tiếng Việt, các quy tắc sử dụng tiếng Việt tronggiao tiếp Mặt khác, ngôn ngữ là một phương tiện để giao tiếp và tư duy nên phân mônTiếng Việt còn đảm nhận thêm một chức năng kép mà môn học khác không thể có Đó

là chức năng trang bị cho học sinh một công cụ để nhận thức và một phương tiện để giaotiếp (tiếp nhận và tạo lập lời nói)

Vì vậy Tiếng Việt là phân môn có tầm quan trọng đặc biệt trong môn Ngữ Vănnói riêng và trong các bộ môn khoa học xã hội – nhân văn, có vai trò trọng yếu trongviệc giữ gìn và phát triển tiếng nói dân tộc Chất lượng dạy học tiếng Việt ở trườngtrung học cơ sở có quan hệ trực tiếp đến năng lực ngôn ngữ, năng lực tư duy của thế hệtrẻ, trực tiếp ảnh hưởng tới vận mệnh của tiếng Việt, vận mệnh của văn hoá Việt Nam

Tiếng Việt có quan hệ khăng khít với các môn học khác trong nhà trường Họcsinh muốn lĩnh hội tri thức khoa học phải bằng con đường nghe và đọc Thầy giáo muốn

Trang 3

tổ chức hoạt động, muốn kiểm ta đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng phải thôngqua năng lực nói, viết của các em Có thể nói : không có tiếng Việt sẽ không có bất cứmột hoạt động nào trong nhà trường của chúng ta- nhà trường của người Việt Nam.Ngược lại, thông qua việc sử dụng tiếng Việt để học tập bộ môn khoa học khác, nhữngtri thức, kĩ năng tiếng Việt được củng cố, khắc sâu thêm.

Phân môn Tiếng Việt có quan hệ đặc biệt khăng khít với các văn bản là tác phẩmvăn chương Các tài liệu học tập tiếng Việt chủ yếu được trích ra từ các tác phẩm vănchương, một loại tài liệu tập trung tất cả những cái hay, cái đẹp của tiếng Việt Giờgiảng văn là môi trường tốt nhất để các em có điều kiện thực hành giao tiếp với yêu cầuchuẩn mực cao, yêu cầu sáng tạo độc đáo Mặt khác, văn học là nghệ thuật ngôn từ nênkhông hiểu biết tiếng Việt, không có kĩ năng giao tiếp bằng tiếng Việt, học sinh khôngthể cảm, hiểu và phân tích được các tác phẩm văn chương

Trong chương trình Ngữ văn THCS, bài ôn tập và tổng kết tiếng Việt là một mắt xích không thể thiếu trong quá trình tổ chức dạy học tiếng Việt Bài ôn tập, tổng kết

tiếng Việt có mục đích ôn tập, hệ thống hoá và hoàn chỉnh các tri thức đã học sau mộthọc kì, một năm học, một cấp học Như vậy có thể coi giờ học ôn tập là một giờ củng

cố, khắc sâu kiến thức tiếng Việt lần 2, thông qua đó học sinh tự đánh giá kiến thức củamình và chuẩn bị tốt cho kiểm tra học kì I+ II và cả năm học, hay tham gia vào các kì thi

khác ( như thi học sinh giỏi, thi tuyển sinh) mà quan trọng nhất là giúp học sinh có cái

nhìn bao quát về toàn bộ những vấn đề đã học cũng như những mối liên hệ, quan hệ giữacác vấn đề đó, giúp học sinh có điều kiện hiểu sâu hơn, nhớ kĩ hơn các tri thức tiếngViệt đã học từ đó các em vận dụng vào quá trình giao tiếp, thêm hiểu và thêm yêu tiếng

mẹ đẻ hơn

Trang 4

II PHẦN NỘI DUNG

Trong tiến trình một tiết dạy thì nội dung và phương pháp dạy học bao giờ cũnggắn bó với nhau mỗi nội dung đòi hỏi một phương pháp thích hợp Các kĩ năng giao tiếpkhông thể được hình thành và phát triển bằng con đường truyền giảng thụ động Muốnphát triển kĩ năng này học sinh phải được hoạt động trong môi trường giao tiếp dưới sựhướng dẫn của thầy (cô) Các kiến thức về ngôn ngữ văn học, văn hóa xã hội có thểđược tiếp thu qua lời giảng, học sinh chỉ làm chủ được kiến thức khi các em chiếm lĩnhchúng bằng chính hoạt động có ý thức của mình Cũng như vậy những tư tưởng tình cảmnhân cách tốt đẹp có thể được hình thành chắc chắn thông qua sự rèn luyện, thông quathực tế ( học đi đôi với hành, lí thuyết gắn với bài tập luyện tập) Đó là những lí do cắtnghĩa sự ra đời của phương pháp dạy học mới Phương pháp tích cực hóa hoạt động củangười học: lấy học sinh làm trung tâm trong đó giáo viên là người tổ chức hoạt động củahọc sinh, mỗi học sinh đều được tham gia hoạt động, đều được bộc lộ mình và phát triểnrèn luyện

Phương pháp tích cực hướng tới hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức

của người học

Trang 5

- Tích cực hóa trong hoạt động học tập liên quan trước hết đến động cơ học tập.Động cơ đúng tạo ra hứng thú Hứng thú đúng là tiền đề của tự giác Hứng thú và tự giác

là hai yếu tố tâm lý mang tính tích cực Tính tích cực sản sinh ra nếp tư duy độc lập Suynghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo Ngược lại phong cách học tập tích cực độc lậpsáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú bồi dưỡng động cơ học tập

- Tính tích cực học tập biểu hiện ở những dấu hiệu : Hăng hái trả lời các câu hỏicủa giáo viên( GV), bổ sung các câu hỏi của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trướcvấn đề đề ra, hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích căn kẽ những vấn đề chưa rõ, chủ độngvận dụng kiến thức kỹ năng đòi hỏi để nhận thức vấn đề mới Tập chung chú ý vàonhững vấn đề đang học, kiên trì hoàn thành bài tập, không nản trước những tình huốngkhó khăn

- Tính tích cực học tập đạt được những cấp độ từ thấp đến cao:

+ Bắt trước gắng sức làm theo mẫu hành động của thầy của bạn

+ Tìm tòi động lập suy nghĩ giải quyết vấn đề nêu tìm kiếm những cách giải quyếtkhác nhau về một vấn đề

+ Sáng tạo: Tìm ra cách giải quyết mới, độc lập, hữu hiệu

Hướng dạy và học tích cực

- Thực hiện dạy và học tích cực không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp dạyhọc (PPDH) truyền thống Trong hệ thống các PPDH quen thuộc chỉ rõ : Về mặt nhậnthức thì các phương pháp thực hành là tích cực hơn các phương pháp trực quan, phươngpháp trực quan thì tích cực hơn phương pháp dùng lời

- Nhóm phương pháp dùng lời thì lời (của thầy, của trò, của sách) đóng vai trò lànguồn " tri thức chủ yếu " đặc biệt quan trọng là lời của thầy Trong các phương phápdùng lời, ngay cả phương pháp tập chung vào cho GV như thuyết trình trần thuật, giảnggiải, bình luận vẫn rất cần thiết Các phương pháp vấn đáp làm việc với sách đều cónhiều thuận lợi để phát huy tính tích cực của người học

- Trong nhóm các phương tiện trực quan thì phương tiện trực quan được sử dụngnhư là " nguồn " chủ yếu dẫn đến kiến thức mới, lời của thầy đóng vai trò tổ chức,hướng dẫn tri giác các tài liệu trực quan ( biểu mẫu tranh ảnh, băng hình )

Trang 6

- Trong nhóm thực hành, học sinh trực tiếp thao tác trên các đối tượng thực hành ( vấn đề khía cạnh, vấn đề bài tập )

+ Các phương pháp tích cực được phát triển ở trường phổ thông :

- Vấn đáp, tìm tòi

- Đặt và giải quyết vấn đề

- Dạy học theo nhóm

+ Đặc trưng của phương pháp tích cực:

- Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh

- Chú trong rèn luyện phương pháp tự học

- Tăng cường học tập cá thể với phối hợp học tập hợp tác

- Kết hợp sự đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh

1.2 Cơ sở thực tiễn.

Nghị quyết TW 4 khóa VII/1993 đã đề ra nhiệm vụ " đổi mới phương pháp dạyhọc ở tất cả các cấp học bậc học " Nghị quyết TW2 khóaVII ( 12-1996) nhận định: "Phương pháp giáo dục đào tạo chậm được đổi mới, chưa phát huy được tính tích cưc,chủ động sáng tạo của người học"

Trong những năm gần đây các trường THCS đã xuất hiện ngày càng nhiều tiếtdạy tốt áp dụng một số phương tiện dạy học hiện đại như dạy học ứng dụng công nghệthông tin, phát huy được tính tích cực, chủ động chiếm lĩnh trí thức của học sinh Tuynhiên vẵn còn không ít trường hợp dạy theo phương pháp thầy đọc trò chép hoặc giảnggiải xen kẽ vấn đáp Đứng trước một tiết ôn tập giáo viên ngữ văn thường hay mắc phảisai sót về thời gian cho tiết học tức là chưa xác định được thời gian dành cho lý thuyết

và vận dụng cho học sinh thực hành là bao nhiêu Trong khi đó thời gian thì hạn hẹp, kếtquả là học sinh chỉ học một cách thụ động như vậy đi ngược với phương pháp đổi mớidạy học hiện nay Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng như vậy:

- Học sinh vẫn quen lối học thụ động ( nhất là đối với học sinh lớp 6 ), gây khó

khăn cho việc áp dụng phương pháp mới vào dạy học

- Nhiều giáo viên còn lúng túng khi vận dụng phương pháp mới vào bài dạy

Trang 7

- Đối với tiết ôn tập, tổng kết, giáo viên chưa áp dụng được nhiều phương phápdạy học có sáng tạo, linh hoạt, kích thích để các em phát triển tư duy và ngôn ngữ traurồi vốn tiếng Việt

Vậy làm thế nào để có một tiết ôn tập, tổng kết tiếng Việt đạt hiệu quả? Tôi xinđược mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm để cùng trao đổi với các bạn đồng nghiệpvào việc xây dựng phương pháp dạy học tiết ôn tập, tổng kết tiếng Việt ở trương THCSsao cho có hiệu quả

2 Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu.

2.1 Thực trạng.

Trong thời gian trước đây và những năm gần đây Việc dạy tiết ôn tập, tổng kếttiếng Việt làm thế nào cho tốt cũng không được nhiều giáo viên dạy Ngữ Văn quan tâm.Bởi lẽ tiết ôn tập, tổng kết là tiết dạy khó, cần phải đầu tư nhiều thời gian, công sức, trítuệ cho việc soạn giảng Khi dạy tiết này giáo viên phải nắm vững kiến thức và truyềnđạt một cách có hệ thống, mang tính khái quát cao Đồng thời trong giờ học không khíhọc tập của học sinh các giờ ôn tập thường kém sôi nổi hơn so với các giờ học kiến thứcmới Vì vậy đa số giáo viên rất ngại đăng kí thao giảng, dự giờ vào những tiết ôn tập haytổng kết cuối kì, cuối năm

Hiện nay, việc thực hiện chương trình sách giáo khoa còn có những hạn chế, đó là

do cấu trúc của tiết ôn tập tiếng Việt hoặc tổng kết tiếng Việt thường rất sơ lược, chỉ có

hệ thống sơ đồ các đơn vị kiến thức đã học, như các bài ôn tập tiếng việt 6, 7, 8

Ví dụ : Lớp 6 : Ôn tập tiếng Việt

Trang 8

Hoặc tách ra thành hai phần rõ rệt: Phần lý thuyết trước, thực hành sau.

Khi soạn giảng, giáo viên thường căn cứ vào định hướng của SGK và sách giáoviên để dạy Thường thì giáo viên hay cho học sinh ôn và hệ thống hết toàn bộ lý thuyết

có trong SGK rồi mới cho học sinh làm bài tập thực hành Việc tách rời giữa lý thuyết

và thực hành như vậy thường khiến cho các giờ học sa đà vào việc ôn tập củng cố lýthuyết nhiều hơn là làm bài tập thực hành Điều này dẫn tới việc học sinh thụ động nắmbài, không tích cực trong giờ ôn luyện và kết quả là nhiều học sinh hiểu và nắm kiếnthức theo kiểu học vẹt, không sâu

Mặt khác, giờ ôn tập thường vào cuối kì hoặc cuối năm nên việc chuẩn bị giờ ôntập còn chưa chu đáo Đứng trước một tiết ôn tập, giáo viên ngữ văn thường hay mắcsai sót về thời gian cho tiết học, tức là chưa định lượng được thời gian dành cho lýthuyết và vận dụng vào thực hành là bao nhiêu Trong khi đó thời gian thì hạn hẹp, kếtquả là học sinh học một cách thụ động Như vậy đi ngược với phương pháp đổi mới hiệnnay

Giáo viên chưa chú ý đến việc soạn giảng, thường là kẻ bảng hệ thống khái niệmrồi lấy ví dụ, đây là cách học đã trở thành đường mòn trong giờ ôn tập và gần như thầylàm phần khó học sinh làm phần dễ Một số giáo viên chưa áp dụng nhiều giờ học vớiphương pháp dạy học có sáng tạo, linh hoạt kích thích để các em phát triển tư duy vàngôn ngữ để trau dồi vốn tiếng Việt Như vậy, tiết học không đạt hiệu quả, giáo viênkhông bao quát được đối tượng học sinh nhất là học sinh thường hay quên kiến thức, màkiến thức ôn tập lại nằm ngay trong những tiết học hàng ngày của các em nên trong giờ

ôn tập thường thầy hỏi, trò còn phải tìm lại kiến thức Vì vậy vẫn còn nhiều học sinh viếtsai lỗi chính tả, diễn đạt không chuẩn trong nói, viết

Một yếu tố nữa ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả dạy học của một tiết ôn tập,tổng kết là về phía học sinh Nhất là với học sinh trường THCS Tiên Lãng trừ một số íthọc sinh khá, giỏi và những em có ý thức học tập tương đối tốt thì phần lớn học sinh còn

Trang 9

lười học, chuẩn bị bài qua loa, hình thức, gây trở ngại lớn tới việc ôn tập Vì vậy, lớphọc không thể tích cực chủ động tham gia vào giờ học dẫn tới kết quả học tập trên lớpchưa cao Đồng thời trong giờ học tiếng Việt cũng có một phần kiến thức của các vănbản nên giáo viên còn phải giúp cho học sinh tìm hiểu để thấy cái hay, cái đẹp trong cảmthụ văn chương Ngược lại, học tốt phần văn học cũng giúp các em có thêm kiến thức, kĩnăng để học tốt phần Tiếng Việt Vì vậy, các giờ học tiếng Việt đặc biệt là các tiết ôntập, tổng kết tiếng Việt chú trọng rèn luyện cho học sinh khả năng thực hành, hiểu vàvận dụng tốt những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.

2.2 Các giải pháp

2.2.1 Quy trình dạy một tiết ôn tập, tổng kết tiếng Việt

Từ trước tới nay, dạy bài ôn tập Tiếng Việt thường có hai cách: cách 1 - đi từ líthuyết đến bài tập củng cố; cách 2 - đi từ hệ thống bài tập đến củng cố lí thuyết Vì vậynhiều giáo viên dạy bài ôn tập theo quy trình sách giáo khoa (tức là đi từ lí thuyết đếnbài tập củng cố hoặc ngược lại) Qua nghiên cứu nội dung bài ôn tập, tổng kết chúng tôithấy: việc thực hiện phương pháp dạy bài ôn tập, tổng kết tiếng Việt hợp lí hơn và thuđược kết quả cao hơn không phải là thực hiệc cách 1 hay cách 2 mà là sử dụng linh hoạt

cả hai cách trong một tiết dạy Tuy nhiên, tiến hành bài dạy này như thế nào? Phươngpháp cụ thể ra sao tuỳ thuộc vào khả năng của từng người Mục đích cuối cùng của giáoviên phải đạt được là: củng cố khắc sâu kiến thức bài học cũ, chuẩn bị tâm thế cho họcsinh làm bài kiểm tra và thi học kì đạt kết quả tốt, để từ đó các em có ý thức sử dụngtiếng Việt Từ thực tế giảng dạy các tiết ôn tập, tổng kết Tiếng Việt của các khối lớptrong năm qua, tôi đã đúc rút được vài kinh nghiệm cho giờ dạy như sau:

Trước hết, theo tôi để dạy tốt một tiết ôn tập Tiếng Việt theo phương pháp dạyhọc tích cực thì giáo viên phải xác định được mục tiêu, yêu cầu cơ bản của bài dạy là gì?(Giúp HS hệ thống hoá một số nội dung kiến thức đã học rèn cho học sinh các kĩ năngtổng hợp về sử dụng Tiếng Việt trong nói, viết, tích hợp các kiến thức của cả 3 phânmôn Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn)

Để đạt được những mục tiêu trên, GV có thể thực hiện theo quy trình sau :

- Quy trình dạy

Trang 10

+ Kiểm tra bài cũ:

Để khép kín quá trình dạy học từ đó mà có sự điều khiển tối ưu quá trình dạy học,việc kiểm tra bài cũ về nguyên tắc, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ở mọi giờhọc trên lớp Nó được xem là một bước của quá trình tiến hành một giờ học Song, dotính chất của bài ôn tập, tổng kết khác bài lí thuyết cho nên khi dạy bài ôn tập, tổng kết,không nhất thiết phải tách phần kỉêm tra bài cũ thành một bước riêng Việc kiểm tra bài

cũ nên lồng vào quá trình thực hiện nội dung ôn tập, tổng kết , làm như vậy vừa tiếtkiệm được thời gian, vừa phù hợp với nội dung kiểu bài, vừa không gây cho học sinhcảm giác nhàm chán Bởi vì trong quá trình thực hiện nội dung bài ôn tập, tổng kết thầy

và trò phải nhớ lại, nhắc lại những tri thức tiếng Việt đã học Nếu tách việc kiểm tra bài

cũ thành một bước riêng thì chỉ nên kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh

+ Tổ chức thực hiện nội dung bài dạy

* Tổ chức thực hiện nội dung bài dạy theo quy trình ôn – luyện của SGK Gồmhai công đoạn lớn theo trình tự ôn luyện Nội dung yêu cầu, cách thức thực hiện từngcông đoạn như sau :

Công đoạn 1: Tổ chức cho học sinh ôn tập lí thuyết

Mục đích của công đoạn này là ôn để luyện, đối với kiểu bài ôn tập, tổng kết,công đoạn này chính là công đoạn trọng tâm của giờ học Thầy phải củng cố, hệ thốnghoá, nâng cao những tri thức lí thuyết đã học trong cả một kì, năm học, cấp học Vì thế,công đoạn này phải dành nhiều thì giờ hơn, thầy trò phải mất công sức hơn

Về cách làm thì điều quan trọng nhất là thầy phải hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước ở nhà các câu hỏi ôn tập Cho chuẩn bị trước để học sinh có thể chủ động tham

gia vào tiết ôn tập, tổng kết và để rút ngắn thời gian ôn tập, tổng kết Khi ôn tập giáoviên sử dụng các trò chơi như: ô chữ, “chiếc nón kì diệu” hay “ai là triệu phú” để thuhút học sinh vào bài học Sau mỗi câu trả lời, học sinh, giáo viên nhận xét, bổ sung,chuẩn kiến thức Học sinh chỉ cần nghe, không cần ghi chép

Về cách thức tổ chức cho học sinh ôn tập, tổng kết : Thầy vừa phải hướng dẫn họcsinh ôn tập, tổng kết, vừa phải ghi bảng, vừa phải hướng dẫn học sinh ghi vở sao cho,khi kết thúc giờ học, học sinh phải có một bảng hệ thống hoá những tri thức lí thuyết đã

Trang 11

học trong cả một kì học, năm học để làm tài liệu học ở nhà (Nếu khi học bài lí thuyết,học sinh học bài ở nhà theo SGK là chính thì khi học bài ôn tập, tổng kết học sinh họctheo vở ghi là chính).

Công đoạn 2 Tổ chức cho học sinh luyện tập thực hành

Nếu như công đoạn trên ôn để luyện thì công đoạn này luyện để ôn và để hìnhthành kĩ năng Qua luyện tập thực hành, tri thức về tiếng Việt của học sinh được củng

cố, khắc sâu Đồng thời, qua luyện tập thực hành, luyện cho các em vận dụng những quytắc ngữ pháp vào lời nói để tạo ra văn bản phục vụ cho mục đích giao tiếp

Đối với bài ôn tập, tổng kết, công đoạn này là trọng tâm của giờ học Do vậy, nóchiếm gần hết thời gian của tiết học (ít nhất phải dành cho công đoạn này 2/3 thời gian)

Về cách thức cho học sinh luyện tập thực hành thì có thể làm như đối với việc tổ chứccho học sinh khi luyện tập thực hành lí thuyết Bởi vì hệ thống bài tập ở mục “ luyệntập” của bài ôn tập, tổng kết cũng giống như hệ thống bài tập ở mục “ luyện tập” của bài

lí thuyết- gồm các dạng bài : nhận biết - thông hiểu- vận dụng

Điều cần nói ở thêm ở đây là việc tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn học sinh làm loại bài tập sáng tạo hoàn toàn Để hướng dẫn học sinh làm bài tập này đạt kết quả tốt, giáo

viên cần chú ý thêm một số điểm sau đây ;

- Về vị trí, tầm quan trọng của việc tổ chức cho học sinh làm loại bài tập sáng tạohoàn toàn

- Về tính chất, yêu cầu của bài tập sáng tạo hoàn toàn

- Về sự tiến bộ và hứng thú học tập của học sinh

- Về phương pháp tổ chức, chỉ đạo

+ Thứ nhất là cần tạo ra tình huống, môi trường thuận lợi làm cho các em thấymình cần phải nói, phải viết và có thể nói, viết một cái gì đó

+ Thứ hai là cần động viên, khích lệ học sinh một cách đúng mức

Ví dụ: Tiết 125- Ôn tập Tiếng Việt ( lớp 7 kì II).

Công đoạn 1: Tổ chức cho học sinh ôn tập lí thuyết những kiến thức cơ bản về

các kiểu câu đơn và dấu câu đã học

Trang 12

- GV yêu cầu học sinh nhớ tên các kiểu câu đơn và dấu câu đã học và trình bày lạitrên sơ đồ trống.

1 Các kiểu câu đơn đã học

2 Các dấu câu đã học

- Căn cứ trên sơ đồ về các kiểu câu đơn, các dấu câu trong SGK,

yêu cầu học sinh nêu định nghĩa và vai trò, tác dụng của các kiểu câu đơn và cácdấu câu, lấy ví dụ minh hoạ

Công đoạn 2: Tổ chức cho học sinh luyện tập thực hành

GV chọn hoặc soạn một số bài tập ở mức độ nhận diện, thông hiểu, vận dụng đểhọc sinh hoàn thiện câu và dấu câu cho học sinh làm bài và chữa mẫu trên lớp

Ví dụ: dạy phần 1: Các kiểu câu đơn đã học Giáo viên có thể đưa ra bài tập:

Bài tập 1 : Trong đoạn trích sau đây, câu nào là câu đơn bình thường, câu nào là

Trang 13

- HS cùng GV nhận xét, bổ sung, sửa chữa (nếu có) về nội dung và hình thức bàilàm của HS.

- GV ngợi khen, cho điểm (nếu bài làm của học sinh đúng, thể hiện sự cố gắng) đểkhuyến khích học sinh

( Câu đơn bình thường : “Trống ngực ông lão đập thình thịch.”; câu đặc biệt :

“Có tiếng nói léo xéo ở gian trên.” và “Tiếng mụ chủ ”)

Bài tập 2 : Viết đoạn văn từ 6 đến 8 câu (chủ đề tự chọn ) Trong đoạn, có sử dụng

câu đơn bình thường và câu đặc biệt (Gạch chân dưới câu đơn bình thường và câu đặcbiệt)

- GV cho học sinh hoạt động cá nhân => HS cùng GV nhận xét, bổ sung, sửa chữa(nếu có) về nội dung và hình thức bài viết của HS

- GV đọc thêm một vài bài viết ở dưới lớp của học sinh

- GV chiếu một đoạn văn để học sinh tham khảo

Buổi sáng tháng năm mùa hè thật đẹp Vầng mặt trời đỏ rực nhô lên, chiếu nhữngtia nắng đầu tiên lên mọi cảnh vật Cánh đồng như bừng lên sau một đêm ngủ say Ánhnắng ban mai làm cho đồng lúa ánh lên màu vàng óng ả Bầu trời sáng, trong xanh, caothăm thẳm, không một chút gợn mây Ôi, quê h ương! Hai tiếng thân thương ấy mãi mãitrong trái tim tôi

* Tổ chức thực hiện nội dung bài dạy ôn tập, tổng kết Tiếng Việt theo quy trình:

luyện - ôn – luyện.

- Quy trình này gồm 3 công đoạn:

Công đoạn 1: Luyện để ôn và củng cố hình thành kĩ năng

Công đoạn 2: Ôn luyện ở mức cao hơn

Công đoạn 3: Luyện ở mức cao hơn để khắc sâu tri thức lí thuyết và củng cố kĩ

năng

Theo quy trình trên, thầy tổ chức chỉ đạo học sinh luyện tập ngay từ đầu giờ học

để qua việc làm bài tập học sinh nhớ lại các tri thức lí thuyết đã học Sau khi học sinhlàm bài tập thầy giáo hướng dẫn các em củng cố, hệ thống hoá, nâng cao tri thức líthuyết cũ bằng những câu hỏi Thầy nêu câu hỏi, học sinh trả lời Thầy bổ sung thêm

Trang 14

một số ý mới cần thiết mà chưa đề cập được khi giảng cho vấn đề được hoàn chỉnh rồigiúp học sinh lập bảng hệ thống để các em có cái nhìn tổng thể, khái quát những tri thức

lí thuyết đã học Sau đó, thầy lại tiếp tục tổ chức cho học sinh luyện tập nhưng ở mức độcao hơn công đoạn 1 Bài tập dùng cho học sinh luyện tập ở công đoạn 3 phải khó hơn,toàn diện hơn (chủ yếu là bài sáng tạo hoàn toàn)

Quy trình này có ưu điểm là tiết kiệm tời gian, dành được nhiều thời gian chothực hành luyện tập, giờ học sinh động, những chỗ yếu về lí thuyết của học sinh đượcbộc lộ rõ nét

Ví dụ: Tiết 68 - Ôn tập Tiếng Việt ( lớp 9 kì I).

1 Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.

2 Tổ chức thực hiện nội dung bài dạy

* GV hướng dẫn học sinh ôn lại các phương châm hội thoại:

Công đoạn 1 : Luyện để ôn và củng cố hình thành kĩ năng.

- GV sử dụng một số tình huống giao tiếp để dẫn vào bài hoặc đưa một số câu cadao, tục ngữ thể hiện các phương châm hội thoại để học sinh phát hiện nhập tâm nộidung bài ôn tập Cụ thể :

+ Gv treo bảng phụ (hoặc máy chiếu): Ví dụ :

Ví dụ 1: Truyện thứ nhất

Trong giờ vật lí, thầy giáo hỏi một học sinh đang mải nhìn ra cửa sổ:

- Em cho thầy biết sóng là gì?

Học sinh:

- Thưa thầy “sóng” là bài thơ của Xuân Quỳnh ạ!

Ví dụ 2: Truyện thứ 2

Một bà già tới phòng bán vé máy bay hỏi:

- Xin làm ơn cho biết từ TP Hồ Chí Minh tới Pa-ri bay hết bao lâu?

Nhân viên bán vé máy bay đang bận việc gì đó liền đáp:

- Một phút nhé!

- Xin cảm ơn – bà già đáp và đi ra

Ví dụ 3: Truyện thứ 3

Trang 15

NÓI CÓ ĐẦU CÓ ĐUÔI.

Một lão chủ dặn anh đầy tớ :

- Mày ăn nói cộc lốc, người ta cười cả tao Từ rày về sau, hễ nói gì thì phải nói có đầu có đuôi, nghe chưa!

Một hôm, lão ăn mặc chỉnh tề, ngồi hút thuốc Anh đầy tớ chợt chắp tay,

- Thế thì sao?

- Vâng con xin nói ngay đây ạ : Tàn thuốc rơi vào áo ông áo ông đang cháy đấy ạ!

Lão chủ giật mình nhìn xuống thì áo đã cháy một miếng to bằng bàn tay rồi

(Truyện cười dân gian Việt Nam)

Ví dụ 4:

“ Hỏi tên rằng : Mã giám Sinh”

Hỏi quê rằng : huyện Lâm Thanh cũng gần”

? Yêu cầu học sinh đọc ví dụ?

+ Gợi dẫn học sinh trả lời câu hỏi

? Phân tích các phương châm hội thoại đã không được tuân thủ trong các ví dụtrên?

- Câu chuyện thứ nhất người nói đã vi phạm phương châm quan hệ

- Câu chuyện thứ hai người nói đã vi phạm phương châm về lượng

- Câu chuyện thứ ba người nói đã vi phạm phương châm cách thức

- Ví dụ 4 : Mã Giám Sinh vi phạm phương châm lịch sự, phương châm về chất

Công đoạn 2 : Ôn luyện ở mức cao hơn.

+ Từ 4 ví dụ trên, GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi :

Trang 16

? Khi giao tiếp chúng ta cần tuân thủ các phương châm hội thoại nào?

( Phương châm về lượng, phương châm về chất, phương châm quan hệ, phương châmcách thức, phương châm lịch sự.)

+ GV yêu cầu học sinh lên bảng điền các phương châm hội thoại đã học vào sơ đồtrống Học sinh dưới lớp sơ đồ hoá các phương châm hội thoại đã học vào vở

+ Căn cứ trên sơ đồ về các phương châm hội thoại, giáo viên yêu cầu học sinhnhắc lại nội dung của các phương châm hội thoại này

- Nói phải có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của một cuộcgiao tiếp không thừa, không thiếu (phương châm về lượng)

- Đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xácthực (phương châm về chất)

- Cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề (phương châm quan hệ)

- Cần tế nhị và tôn trọng người khác (phương châm lịch sự)

+ Giáo viên lưu ý học sinh để tuân thủ các phương châm hội thoại, người nói phảilàm gì? (Phải nắm chắc được các đặc điểm của tình huống giao tiếp: mục đích, khônggian và thời gian giao tiếp, trạng thái tâm lí, sức khoẻ, công việc, vốn hiểu biết, văn hoácủa người nghe)

? Phương châm hội thoại có phải là căn cứ chung bắt buộc trong mọi tình huống giaotiếp không? Vì sao?

Các phương châm hội thoại

Phương châmcáchthức

Phương châmlịch sự

Phương châmvềchất

Trang 17

( Phương châm hội thoại là yêu cầu chung trong giao tiếp chứ không phải là những quiđịnh có tính chất bắt buộc trong mọi tình huống Do đó, có những trường hợp trong đómột số phương châm hội thoại nào đó không được tuân thủ).

? Những nguyên nhân dẫn đến vi phạm phương châm hội thoại ?

Đó là do:

- Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá trong giao tiếp

- Phải ưu tiên cho phương châm hội thoại quan trọng hơn

- Người nói muốn người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó

Công đoạn 3: Luyện ở mức cao hơn để khắc sâu tri thức lí thuyết và củng cố kĩ

- Tôi làm việc ở đây

Sau đó phân tích được : câu trả lời của ông B vi phạm phương châm về lượng vì

đã không đáp ứng được yêu cầu mà ông A muốn biết : đó là : tên cơ quan, công ty…nơi

mà hằng ngày ông B vẫn làm việc

2.2.2 Các phương pháp tích cực sử dụng trong một tiết ôn tập, tổng kết tiếng Việt

I Phương pháp học hợp tác ( Thảo luận nhóm và tranh luận )

Tùy tường bài ôn tập cụ thể và yêu cầu cuả vấn đề học tập giáo viên có thể phânnhóm, chuẩn bị nội dung câu hỏi cũng như bài tập cho từng nhóm Các nhóm tự bầu ranhóm trưởng , trong nhóm nhỏ mỗi thành viên thực hiện một công việc, mỗi thành viênđều được hoạt động tích cực, không ỷ lại vào một người năng động nổi trội hơn Cácthành viên trong nhóm giúp nhau tìm hiểu vấn đề trong không khí thi đua với các nhómkhác Kết quả thảo luận của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả chung của cả lớp Đểtrình bày kết quả của nhóm trước lớp có thể bằng hình thức báo cáo, hình thức báo cáo

Trang 18

cũng rất đa dạng: có thể báo cáo trước GV, có thể báo cáo trước lớp, báo cáo bằng giấy,bảng phụ, bảng chính.

Ví dụ 1: Tiết 40- Tổng kết từ vựng (Lớp 9).

Tiết ôn tập thứ nhất có 4 phần: Từ đơn, từ phức – Thành ngữ - Nghĩa của từ – Từnhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ Giáo viên có thể chia lớp thành 4 nhóm ,mỗi tổ 1 nhóm, mỗi nhóm một phần kiến thức Trước hết, yêu cầu học sinh các nhómlàm bài tập rồi từ bài tập rút ra khái niệm chung của mỗi phần Giáo viên phát cho mỗinhóm một bảng phụ nhỏ để ghi kết quả thảo luận vào đó, trong thời gian 10-12 phút cácnhóm treo kết quả lên trên bảng chính Các nhóm khác nhận xét, sửa lỗi cho các nhómnếu sai Như vậy tiết ôn tập mất rất ít thời gian, thời gian còn lại giáo viên có thể đưathêm một số bài tập củng cố, bài tập nâng cao kiến thức và rèn cho học sinh kĩ năng viếtđoạn theo nội dung vừa ôn tập tổng kết

Với phương pháp làm việc theo nhóm cho phép các thành viên trong nhóm chia sẻcác suy nghĩ, hiểu biết của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức, thái độ mới Bằngcách nêu suy nghĩ, mỗi học sinh có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đềnêu ra, tự thấy mình cần học hỏi thêm những gì Giờ ôn tập trở thành quá trình học hỏilẫn nhau chứ không phải là sự tiếp cận thụ động từ giáo viên Phương pháp này giúp họcsinh dễ hiểu, dễ nhớ hơn vì các em được tham gia trao đổi trình bày vấn đề nêu ra, cảmthấy hào hứng khi đạt được thành công chung của tổ, của lớp khi có phần đóng góp củamình

II Các hoạt động giống trò chơi:

Thường tiết ôn tập bao giờ kiến thức cũng nặng, giờ học rất trầm, nhưng nếu giáo

viên biết cách tổ chức hoạt động dạy cho phù hợp thì vẫn gây được không khí hào hứngnhư các giờ dạy kiến thức mới Có thể trong giờ học GV tổ chức chơi các trò chơi, tổchức thi đua giữa các tổ, nhóm với nhau, đôi khi có cả phần thưởng nho nhỏ để tạo hứngthú cho giờ học.Tuy nhiên việc áp dụng cũng phải linh hoạt theo từng bài, không nêngượng ép

1 Trò chơi tiếp sức

Ngày đăng: 30/10/2017, 03:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w