Tình hình dân số và lao động

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Nam Cường - huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn. (Trang 36)

* Dân số

Xã Nam Cường có 709 hộ gia đình, có 3.060 người. Tốc độ phát triển dân số 1,12%. Xã Nam Cường có 11 thôn bản, gồm có các dân tộc: Tày, Dao, Kinh, Mông, Nùng cùng nhau chung sống. Số dân làm nông nghiệp chiếm hơn 95% tổng dân số của xã.

Dân số phân bố tương đối đồng đều, những năm gần đây do làm tốt công tác kế hoạch hóa gia đình nên tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên khá ổn định. Đạt được kết quả đó là do trong những năm qua UBND xã và các cơ quan chức năng đã có chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình hợp lý. Tuy nhiên, do trình độ dân trí thấp nên tình trạng sinh con thứ 3, thứ 4 vẫn còn tồn tại.

* Lao động và việc làm

Lực lượng lao động của xã tuy dồi dào nhưng kỹ thuật lao động còn giản đơn, kỹ thuật sản xuất thấp nên việc sử dụng đất đai kém hiệu quả. Đời sống nhân dân còn thấp, nhất là đối với đồng bào các dân tộc thiểu số. Tình hình lao động của xã được thể hiện trong bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tình hình lao động của xã Nam Cường

Thôn ĐVT Số lượng Tỷ lệ (%)

Loa động toàn xã Người 1.709 100

Nà Lình Người 120 63,8 Nà Liền Người 132 57,3 Nà Mèo Người 190 53,8 Bản Mới Người 162 53,8 Cốc Lùng Người 170 53,4 Phiêng Cà Người 164 48,9 Cọn Pỏong Người 162 60,4 Bản Chảy Người 174 64,9 Bản Qúa Người 138 51,1 Bản Lồm Người 229 54,1 Lũng Noong Người 68 36,7

Toàn xã có 1.709 người lao động, phân bố ở các thôn bản như sau: - Thôn Nà Lình 120 lao động, chiếm 63,8% tổng số dân trong thôn. - Thôn Nà Liền 132 lao động, chiếm 57,30% tổng số dân trong thôn. - Thôn Nà Mèo 190 lao động, chiếm 53,8% tổng số dân trong thôn. - Thôn Bản Mới 162 lao động, chiếm 53,8% tổng số dân trong thôn. - Thôn Cốc Lùng 170 lao động, chiếm 53,4% tổng số dân trong thôn. - Thôn Phiêng Cà 164 lao động, chiếm 48,9% tổng số dân trong thôn. - Thôn Cọn Pỏong 162 lao động, chiếm 60,40% tổng số dân trong thôn. - Thôn Bản Chảy 174 lao động, chiếm 64,9% tổng số dân trong thôn. - Thôn Bản Quá có 138 lao động, chiếm 51,1% tổng số dân trong thôn. - Thôn Bản Lồm có 229 lao động, chiếm 54,10% tổng số dân trong thôn. - Thôn Lũng Noong có 68 lao động, chiếm 36,7% tổng số dân trong thôn. Hầu hết những người trong độ tuổi lao động của xã đều có việc làm (nhưng chỉ theo mùa vụ) chủ yếu là lao động phổ thông. Lực lượng lao động có sức trẻ, cần cù, chịu khó, trình độ chuyên môn kỹ thuật của số đông còn hạn chế nên năng suất lao động còn thấp.

Hiện nay, việc làm cho người lao động đang là vấn đề được chính quyền cũng như nhân dân quan tâm, đặc biệt là thời gian nông nhàn khi kết thúc mùa vụ. Để giải quyết công ăn việc làm cho người lao động cần phải kết hợp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành nghề sử dụng nhiều lao động phổ thông. Gắn mục tiêu giải quyết việc làm với chiến lược phát triển kinh tế, ổn định trật tự, an toàn xã hội.

4.1.2.3. Cơ sở hạ tầng

Phần lớn các công trình như: trụ sở UBND, bưu điện văn hóa, trường học… đã được xây dựng. Tuy nhiên các công trình xây dựng chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân địa phương, nhất là trụ sở UBND hiện đang còn rất chật hẹp. Vì vậy trong tương lai cần phải xây dựng, bố trí lại một số công trình công cộng phúc lợi xã hội.

* Giao thông

Là xã nằm xa trung tâm huyện, ngoài đường 254 chạy qua Nam Cường có hệ thống giao thông kém phát triển, hầu hết các tuyến đường trong xã đã bị xuống cấp nghiêm trọng nên việc đi lại, giao lưu kinh tế của Nam Cường rất khó khăn. Trong thời gian tới cần sự quan tâm giúp đỡ và hỗ trợ kinh phí của

Nhà nước để nâng cấp các tuyến đường trong xã đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.

* Thủy lợi và nước sinh hoạt

Hệ thống thủy lợi của Nam Cường đã tương đối phát triển, nhiều tuyến mương máng đã được kiên cố hóa nên đã phần nào phục vụ tốt cho sản xuất, nhưng do sông Nam Cường hay bị úng nước vào mùa mưa do không tiêu nước kịp thời tại cửa hang trước khi chảy sang hồ Ba Bể. Trong những năm tới cần có biện pháp khắc phục rác ứ đọng cửa hang để dòng sông tiêu nước kịp thời mỗi khi có mưa lớn, giảm thiểu ngập úng cục bộ, tạo điều kiện tốt nhất cho sản xuất nông nghiệp.

Đa số người dân sử dụng nước mặt các sông suối, nước mưa và các khe. Tuy nhiên nguồn nước lại thay đổi theo mùa, mùa khô lượng nước cạn kiệt nên gặp nhiều khó khăn. Cần đẩy mạnh việc đầu tư giải quyết nước sạch cho dân cư, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc.

* Cấp điện

Hiện tại xã Nam Cường đã có điện lưới quốc gia đến nay 11/11 thôn được dùng điện. Trong giai đoạn tới sẽ xây dựng hoàn chỉnh lưới điện hạ thế toàn xã để 100% dân số được dùng điện.

* Văn hoá thể dục thể thao

- Văn hóa - thể thao:

Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao của xã những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực, hoạt động dưới nhiều hình thức phong phú, tạo không khí lành mạnh, chất lượng từng bước được nâng cao, đời sống văn hóa của người dân được đổi mới. Những năm gần đây phong trào “ toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư ” được triển khai sâu rộng, đạt được kết quả đáng khích lệ. Hiện nay quỹ đất dành cho hoạt động văn hóa - thể thao còn hạn chế, các thôn chưa có quỹ đất, trong thời gian tới cần được quan tâm đầu tư hơn nữa.

Về công tác phục vụ nhu cầu văn hóa cho nhân dân như chiếu phim phục vụ, biểu diễn văn nghệ, giao lưu văn nghệ được quan tâm thực hiện đạt kết quả. Phối hợp với Phòng văn hóa kiểm tra, quản lý tốt các hoạt động văn hóa, các loại băng, đĩa hình lưu thông trên địa bàn. Tổ chức thi đấu giao hữu

bóng chuyền trong xã và giao lưu với xã bạn, tham gia thi đấu tại huyện và đại hội thể dục thể thao đều đạt giải.

- Bưu chính viễn thông:

Được sự quan tâm của ngành bưu điện, Nam Cường đã được đầu tư xây dựng điểm bưu điện văn hóa đã đáp ứng được phần nào nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân.

* Thực hiện chính sách xã hội

Công tác xã hội việc làm, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho lao động đã được cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo cho các đơn vị thi công các công trình trên địa bàn sử dụng lao động của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho lao động của địa phương tham gia các công trình, phối hợp và tạo điều kiện cho các tổ chức tuyển dụng lao động ở địa phương đi xuất khẩu lao động.

Thực hiện chính sách xã hội, các chính sách của Đảng, Nhà nước và các tổ chức khác đều được đáp ứng đúng đối tượng, các gia đình khó khăn đều được đưa ra xem xét, đề nghị cứu trợ kịp thời. Thăm, tặng quà các gia đình chính sách nhân ngày lễ, tết. Tuyên truyền vận động nhân dân đóng góp quỹ đền ơn đáp nghĩa... Hàng năm tổ chức viếng mộ liệt sĩ, thăm tặng quà cứu đói các đối tượng xã hội. Lập hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp xã hội cho người cao tuổi (85 tuổi trở lên) và người tàn tật. Hỗ trợ cho các hộ nghèo làm nhà theo chương trình 134, 135 và quyết định 176 cho 37 hộ tổng số tiền là 182.000.000 đồng

4.1.2.4. Dân tộc

Xã Nam Cường có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống gồm có các dân tộc sau: Tày, Dao, Kinh, Mông, Nùng. Trong đó dân tộc tày là chiếm đa số (chiếm 60% tổng dân số), cơ cấu dân số được thể hiện ở bảng 4.2

Bảng 4.2. Cơ cấu dân tộc của xã Nam Cường năm 2013

STT Dân tộc Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

1 Tày 1.929 60 2 Dao 796 24,76 3 Kinh 255 7,93 4 Mông 210 6,53 5 Nùng 25 0,78 Tổng 3.215 100

Nhìn chung các dân tộc đều có tập quán canh tác lúa nước theo mùa vụ đây cũng là tập quán chung và truyền thống của người dân. Dân tộc Tày, Kinh và đa phần dân tộc Dao cùng nhau sinh sống tập trung đa số ở các thôn gần đường cái có đất canh tác tập chung tạo thành các cánh đồng rộng nhất của xã dọc theo con sông (Tà Điểng) chạy qua xã. Mỗi năm trồng 2 vụ lúa nước và một số ít trồng thêm vụ màu. Nói chung các dân tộc này đều có kinh nghiệp trồng lúa nước và chăn nuôi, ham học hỏi về kinh nghiệm, cần cù trong sản xuất và đầu tư kinh doanh phát triển nông nghiệp - lâm nghiệp, có nhiều công thức luân canh có hiệu quả cao giúp người dân có nhiều cơ hội làm giàu.

Dân tộc Nùng với dân tộc Mông phân bố ở các thôn có địa hình cao cách xa trung tâm xã, đường đi lại còn nhiều khó khăn. Người Mông có thói quen canh tác ruộng bậc thang, phần ít có đất thung lũng để canh tác đa phần làm canh tác đất ruộng làm một lúa, người dân hay phát nương làm rẫy trồng ngô, đỗ tương, sẵn, trồng lúa nương chiếm diện tích nhỏ. Người Nùng là một quần thể dân cư trồng lúa nước rất thành thạo như người tày, nơi cư trú của họ là khu vực chuyển tiếp giữa vùng thấp với vùng cao và vùng cao ruộng ít nước, nương rẫy giữ vị trí quan trọng. Đất trồng trọt được chia thành hai loại ruộng nước ở các thung lũng hẹp khó canh tác thường thiếu nước và ruộng nương thâm canh ở các thung lũng. Dân tộc Nùng có kinh nghiệm trong việc chăn nuôi gia súc gia cầm, đây là những mặt tích cực nhung vẫn còn một số hạn chế do tập quán thói quen trong việc chăn dắt nặng tính tự nhiên, trâu, bò thả rông trong rừng, gia súc, gia cầm không nuôi nhốt.

4.1.2.5.Tình hình sản xuất một số ngành * Ngành nông nghiệp

Nam Cường có nền nông nghiệp tương đối phát triển, giá trị sản lượng năm sau luôn cao hơn năm trước về cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ và đã dần thay đổi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sản xuất hàng hóa gắn với thị trường. Mặc dù chịu ảnh hưởng của thiên nhiên nhưng trong những năm gần đây nhờ áp dụng các biện pháp khoa học cùng với hướng dịch chuyển cơ cấu cây trồng phù hợp nên sản xuất nông nghiệp đạt mức tăng khá. Trong đó:

- Trồng trọt:

Những năm gần đây nhân dân đã có nhiều thay đổi về nhận thức trong việc chọn giống thường sử dụng các loại giống tiến bộ kỹ thuật có năng suất cao cộng với có sự đầu tư thích đáng về phân bón, nên năng suất lúa tăng đáng kể hàng năm thường đạt và vượt chỉ tiêu. Loại cây thường trồng chủ đạo là lúa nước và ngô…

Tổng sản lượng lương thực có hạt: 2.110,81 tấn đạt 109,68%KH, bình quân lương thực: 682kg/người/năm.

+ Cây lúa: Diện tích thực hiện được 262,8 ha đạt 102,6% năng suất 41,27 tạ/ha, sản lượng 1084,8 tấn đạt 95,77% KH, lúa nương diện tích thực hiện được 1ha đạt 100% năng suất 18 tạ/ha sản lượng 1,8 tấn đạt 100% KH.

+ Cây ngô: Diện tích gieo trồng được 282,31 ha đạt 134,4% năng suất 36,27 tạ/ha sản lượng 1024,21 tấn đạt 129,64% KH.

Các loại cây lương thực có hạt được áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nên đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

- Lâm nghiệp:

Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương thường xuyên kết hợp với hạt kiểm lâm Chợ Đồn, kiểm lâm vườn quốc gia Ba Bể và các cơ quan ban ngành có liên quan tổ chức tuyên truyền pháp luật bảo vệ rừng đặc biệt là rừng đầu nguồn, rừng có gỗ quý hiếm nên đã phần nào hạn chế được các vụ khai thác vận chuyển gỗ trái phép, hạn chế được nạn chặt phá rừng đầu nguồn.

Việc giao đất giao rừng đến nay đã được thực hiện, nên hiện tượng đốt nương làm rẫy, chặt gỗ, khai thác măng và khai thác lâm sản trái phép ít xảy ra.Diện tích đất trống của xã đang dần được phủ xanh trở lại.

- Ngành chăn nuôi:

Ngành chăn nuôi của xã tương đối phát triển, vật nuôi chủ yếu là phục vụ sức kéo cho sản xuất nông nghiệp và cải thiện đời sống, nói chung ngành chăn nuôi của xã chỉ mới là chăn nuôi nhỏ lẻ phân tán ở các hộ gia đình.

Đến nay đàn trâu có 711 con, đàn bò có 87 con, đàn nghé có 333 con, đàn bê có 45 con, đàn lợn 3.047 con, đàn gia cầm khoảng 12.465 con.

Toàn xã có 14,92 ha đất nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là nuôi ở ao, ruộng với quy mô lẻ theo hộ gia đình, mang tính chất tự cung tự cấp và chưa phát triển với quy mô lớn, sản lượng đạt chưa cao, chưa trở thành hàng hóa, về đất nuôi trồng thủy sản thì có thể nói trong xã vẫn chưa phát triển.

* Các nghề phụ

- Ngành tiểu thủ công nghiệp: Sản xuất công nghiệp chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, còn manh mún. Các hộ gia đình chế biến lâm sản tận thu chủ yếu chế biến tư liệu phục vụ sản xuất. Hiện nay trong xã có 4 doanh nghiệp tư nhân. Trong đó có 2 doanh nghiệp làm dịch vụ thương mại, 2 doanh nghiệp xây dựng và chế biến lâm sản, có một hợp tác xã điện nước đã giải thể chuyển giao cho ngành điện quản lý.

- Dịch vụ thương mại - dịch vụ: Hàng hóa lưu thông trên địa bàn ngày càng phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Có 2 doanh nghiệp làm dịch vụ thương mại và cung ứng vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia trao đổi hàng hóa khuyến khích tiêu dùng nội địa.

4.1.3. Đánh giá chung vđiu kin t nhiên - kinh tế - xã hi ca xã Nam Cường nh hưởng ti s dng đất Cường nh hưởng ti s dng đất

4.1.3.1. Thuận lợi

Xã Nam Cường nằm trên trục đường Quốc lộ 254 chạy từ Chợ Đồn đến Ba Bể. Hiện nay xã đang được UBND tỉnh và UBND huyện đầu tư xây dựng trung tâm xã để trở thành thị tứ trong tương lai ở phía Bắc huyện Chợ Đồn theo chương trình 135 của Chính phủ. Nên xã Nam Cường sẽ có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế xã hội.

Đất đai tương đối màu mỡ, có khí hậu phù hợp để phát triển nhiều loại cây ăn quả và cây công nghiệp khác.

- Hệ thống giao thông và một số công trình hạ tầng khác tuy chất lượng chưa cao nhưng đã tương đối liên hoàn là điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu, phát triển kinh tế vùng miền

- Có nguồn lao động tại chỗ dồi dào, nhân dân trong xã luôn đoàn kết, cần cù, chịu khó, ham học hỏi sáng tạo trong lao động cũng như trong cuộc sống đó chính là tiền đề thúc đẩy sản suất phát triển.

- Hệ thống đường giao thông phát triển thuận lợi cho việc giao lưu và phát triển kinh tế của xã, là nền tảng để nông sản của người dân được mở rộng thị trường tiêu thụ.

- Các ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ngày càng phát triển, thu hút lao động và tăng thêm thu nhập cho người dân.

4.1.3.2. Khó khăn

- Hệ thống thủy lợi vẫn còn sơ sài chưa ổn định, nguồn nước cung cấp cho sản xuất, sinh hoạt còn gặp nhiều khó khăn, do đó tưới tiêu chưa chủ động hoàn toàn một số chân ruộng trồng cây hàng năm vẫn phải nhờ vào

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Nam Cường - huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn. (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)