3.4.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp
- Thu thập thông tin, số liệu từ các phòng ban chức năng (phòng tài nguyên và môi trường, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn của huyện Chợ Đồn) các tài liệu có liên quan đến tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện: Bản đồ đất, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa hình.
3.4.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp
Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) và phương pháp giá nông thôn có người dân tham gia (PRA): Để tiếp xúc trực tiếp với người dân, tạo cơ hội để trao đổi bàn bạc với người dân nhằm tìm ra những khó khăn, nguyện vọng trong sản xuất. Sử dụng phương pháp này để thu thập số liệu phục vụ cho việc phân tích hiệu quả sử dụng đất và đưa ra các giải pháp sử dụng đất hiệu quả và bền vững (sử dụng bộ phiếu điều tra nông hộ). Đồng thời đi khảo sát thực tế ngoài thực địa, thu thập số liệu, thông tin liên quan đến đời sống và tình hình sản xuất nông nghiệp của người dân trong xã.
3.4.3. Phương pháp tính hiệu quả của các loại hình sử dụng đất
3.4.3.1. Hiệu quả kinh tế
- Tổng giá trị sản phẩm: (T) : T= p1.q1 + p2.q2 +…+pn.qn
Trong đó:
+ q: khối lượng của từng loại sản phẩm được sản xuât/sào/năm.
+ p: Là giá của từng loại sản phẩm trên thị trường cùng một thời điểm + T: Là tổng giá trị sản phẩm của 1 sào đất canh tác/ năm
- Thu nhập thuần (N): N = T - Csx
Trong đó:
+ N: là thu nhập thuần túy của 1 sào đất canh tác/ năm + Csx: Là chi phí sản xuất cho 1 sào đất canh tác/ năm - Hiệu quả đồng vốn (H): Hv = T/ Csx
- Giá trị ngày công lao động: = N/Tổng số ngày công loa động/sào/năm.
3.4.3.2. Hiệu quả xã hội
- Giá trị sản xuất trên lao động nông lâm (nhân khẩu nông lâm). - Tỷ lệ giảm hộ đói nghèo.
- Đời sống người lao động, cơ sở hạ tầng.
- Mức độ giải quyết công an việc làm và thu hút lao động. - Đảm bảo an ninh lương thực.
- Sản phẩm tiêu thụ trên thị trường.
3.4.3.3. Hiệu quả môi trường
- Tỷ lệ che phủ.
- Khả năng bảo vệ, cải tạo đất.
- Ý thức của người dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
3.3.4. Phương pháp đánh giá tính bền vững
- Bền vững về kinh tế: Cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, được thị trường chấp nhận.
- Bền vững về mặt xã hội: Nâng cao đời sống của nhân dân, phù hợp với phong tục tập quán của người dân.
- Bền vững về môi trường: Các loại hình sử dụng đất phải bảo vệ độ màu mỡ của đất, ngăn chặn sự thoái hóa đất, bảo vệ môi trường sinh thái.
3.4.5. Phương pháp tính toán phân tích số liệu
- Số liệu được kiểm tra, xử lý tính toán trên máy tính bằng phần mềm microsoft office excel.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Nam Cường - huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn Đồn - tỉnh Bắc Kạn
4.1.1. Điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và môi trường
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Nam Cường là một xã vùng cao của huyện Chợ Đồn, nằm cách trung tâm huyện khoảng 34km về phía Bắc. Có tổng diện tích tự nhiên 3.235,00 ha, với dân số 3.060 người, được chia thành 11 thôn, bản. Xã có ranh giới tiếp giáp với các xã như sau:
Phía Đông giáp huyện Ba Bể. Phía Tây giáp xã Xuân Lạc. Phía Nam giáp xã Đồng Lạc. Phía Bắc giáp huyện Ba Bể.
Xã có đường tỉnh lộ 254 chạy qua tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu thông thương hàng hóa, trao đổi thông tin kỹ thuật, tiếp nhận các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến và khả năng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Nam Cường là xã vùng núi cao nên địa hình khá phức tạp, chủ yếu là đồi núi được phân bố trên toàn xã, có địa hình cao từ 240 - 700m, địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn từ 250
- 380. Dọc theo Tỉnh lộ 254 là hai hệ núi khác nhau, phía Tây là núi đất, phía Đông là núi đá vôi lẫn đất, hai hệ núi này có độ dốc đổ dồn về trung tâm xã tạo thành những cánh đồng tương đối phì nhiêu, thích hợp cho phát triển nông nghiệp.
Với địa hình địa mạo như vậy khá thuận lợi cho việc phát triển nông - lâm kết hợp và biết khai thác sử dụng đất đai có thể đẩy mạnh thâm canh cây trồng trên đất dốc.
Nhìn chung đất đai của xã Nam Cường không màu mỡ, hàm lượng mùn thấp, độ chua trung bình, đất ruộng có tầng canh tác mỏng nên cần có biện
pháp cải tạo phù hợp như: bón phân chuồng, phân xanh…. Đất rừng có tầng đất mặt trung bình phù hợp với việc phát triển cây lâm nghiệp.
4.1.1.3. Điều kiện khí hậu
Nhìn chung, khí hậu xã Nam Cường là khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ không khí trung bình tháng 23,50
C, tháng 7 có nhiệt độ cao nhất 380C nhiệt độ bình quân năm 23.50
C.
Khó khăn: Do chế độ mưa và chế độ nhiệt không đều, mưa lớn, nắng nóng tập trung vào các tháng 6, 7, 8 và 9 gây lũ lụt cục bộ và làm đất đai bị xói mòn rửa trôi. Ngược lại mưa ít và nhiệt độ thấp vào các tháng 12, 1, 2 gây hạn hán và ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng và vật nuôi. Ngoài ra còn làm tăng khả năng ong hóa đối với đất đồi núi.
Bên cạnh đó các yếu tố khí hậu và điều kiện địa hình không thuận lợi, do vậy đã gây ảnh hưởng nhất định đến sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Lượng mưa cả năm chỉ tập trung ở một số tháng nhất định nên thường xảy ra ngập úng đối với những vùng đất thấp, bị xói mòn rửa trôi ở những nơi có độ dốc lớn.
4.1.1.4. Thuỷ văn
Mạng lưới thủy văn của xã có nhiều sông suối và mặt nước chuyên dùng, cùng với hệ thống ao hồ, đập lớn nhỏ là những nguồn nước quý phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Có thể nói hệ thống khe suối tương đối nhiều, sông Nam Cường là con sông lớn chảy qua địa bàn xã đổ vào hồ Ba Bể, lưu lượng nước và tốc độ dòng chảy trung bình, nhưng mùa mưa thường gây ngập úng do không tiêu nước kịp gây cản trở lớn đối với sản xuất nông nghiệp của xã Nam Cường. Mặc dù có nguồn nước dồi dào như vậy nhưng do địa hình dốc nên việc tưới tiêu cho cây trồng vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhất là những khu ruộng bậc thang hay những khu ruộng cao. Nguồn nước sinh hoạt của nhân dân lấy từ các nguồn: Nước giếng, nước mưa và nước khe suối.
Do điều kiện địa hình lượn sóng, vùng đất ruộng có địa hình lòng chảo và chủ yếu nằm dọc sông Nam Cường nên hay bị ngập úng vào mùa mưa, ở chân ruộng cao thiếu nước vào mùa khô dẫn tới năng suất cây trồng không ổn
định. Bên cạnh đó vùng đất trũng là phần tích tụ của sản phẩm rửa trôi, khả năng tiêu nước lại kém đã tạo nên các vùng bùn lầy khả năng sản xuất thấp.
4.1.1.5. Các loại tài nguyên
Xã Nam Cường có các loại đất chính là đất đồi núi và đất ruộng.
- Đất đồi núi: Chiếm hơn 90% tổng diện tích đất tự nhiên phân bố trên toàn xã. Loại đất này điển hình là đất feralit phát triển trên phiến thạch sét và sa thạch có màu nâu vàng và đỏ vàng phân bố trên toàn bộ địa bàn xã. Loại đất này độ phì khá phù hợp cho phát triển cây ăn quả và trồng rừng.
- Đất ruộng: Phân bố chủ yếu dọc theo sông Nam Cường chủ yếu là đất phù sa, ngoài ra xã còn có đất ruộng bậc thang biến đổi do trồng lúa. Đất đai có độ phì thấp, chua, nghèo lân, các yếu tố dinh dưỡng khác trung bình và thấp. Đặc điểm của độ phì như vậy, kết hợp với chế độ nước không thuận nên năng suất cây trồng không cao, số diện tích đất ruộng chủ yếu để cấy lúa, một số ít trồng ngô và một số cây hoa màu khác.
* Tài nguyên nước
Xã Nam Cường có 24,97 ha đất sông suối và mặt nước chuyên dùng và có 14,92 ha đất nuôi trồng thủy sản. Đây là nguồn nước chính cung cấp cho sản xuất nông nghiệp.
Nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt: Hầu hết các hộ gia đình ở trung tâm xã đã được dùng nguồn nước sạch sinh hoạt còn lại các thôn bản khác dùng nước khe suối, chất lượng nước không đảm bảo vệ sinh. Trong những năm tới cần phải quy hoạch và xây dựng những bể nước sạch cho các thôn bản còn lại để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Đồng thời cần bảo vệ, phát triển rừng đầu nguồn để bảo vệ nguồn sinh thủy
* Tài nguyên rừng
Hiện nay trên toàn xã có 351,98 ha đất lâm nghiệp có rừng, trong đó có 206,96 ha đất rừng sản xuất và 145,02 ha đất rừng phòng hộ. Rừng ở đây trữ lượng gỗ thấp, hầu hết những cây gỗ quý đã bị khai thác cạn kiệt. Số diện tích rừng hiện nay cây đang ở tuổi khép tán nên trữ lượng gỗ chưa cao, chủ yếu là do hộ gia đình, cá nhân quản lý.
Tuy nhiên với diện tích rừng hiện có và diện tích rừng đang phát triển, nếu được bảo vệ chăm sóc tốt, trong thời gian tới ngành lâm nghiệp có vị trí
quan trọng trong việc phát triển kinh tế, góp phần tăng thu nhập cho người dân. Do đó trong thời gian tới cần có biện pháp quản lý chặt chẽ nhằm bảo vệ tốt quỹ rừng hiện có này.
Hiện nay UBND xã đã giao rừng cho các hộ gia đình quản lý theo quy định của Chính phủ.
* Tài nguyên khoáng sản
Hiện nay trên địa bàn xã đất khai thác khoáng sản chưa nhiều, mới chỉ khai thác ở những chỗ cố định và đã được cấp giấy phép. Đây là nguồn tài nguyên quý giá của địa phương. Tuy nhiên do địa hình phức tạp, giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng chậm phát triển nên việc khai thác khoáng sản trên địa bàn xã chưa phát huy hết tiềm năng.
* Tài nguyên nhân văn
Xã cách trung tâm huyện khoảng 34km, chạy dọc theo Quốc lộ 254, thuận tiện cho việc giao lưu hàng hóa, phát triển hệ thống dịch vụ, thuận lợi cho việc giao lưu phát triển văn hóa xã hội.
Nam Cường là nơi tập trung phần đa dân số làm nông nghiệp. Ở đây có nguồn nhân lực dồi dào, nhưng trình độ dân trí phát triển còn thấp và không đồng đều, người dân cần cù, chịu khó, số cán bộ có trình độ khoa học kỹ thuật và năng lực còn ít.
Kế thừa và phát huy truyền thống của cha ông xưa, ngày nay Đảng bộ và nhân dân xã Nam Cường đang ra sức phấn đấu, đoàn kết, tương thân, tương ái không phân biệt thành phần dân tộc cùng nhau xây dựng xã ngày càng vững mạnh về mọi mặt vươn lên tầm cao mới, khai thác nhiều tiềm năng và thế mạnh của xã thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
* Cảnh quan môi trường
Với 351,98 ha đất rừng xã Nam Cường có độ che phủ của rừng đạt 50,76 % diện tích tự nhiên, tạo cho Nam Cường có cảnh quan tương đối đẹp, không khí trong lành.
Tuy nhiên, trong quá trình khai thác và sử dụng đất đai, tài nguyên thiên nhiên và tập quán sinh hoạt của người dân chưa hợp lý gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Cân bằng sinh thái bị phá vỡ làm ảnh hưởng đến việc tạo nguồn sinh thủy, điều hòa nguồn nước, xói mòn đất. Song mức độ ô
nhiễm chưa nhiều. Để đạt được sự phát triển bền vững trong tương lai, cần tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái, chú trọng phát triển rừng, có chính sách khuyến khích nhân dân thay đổi nếp sống sinh hoạt, giữ gìn vệ sinh trong thôn, bản.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Tăng trưởng và cơ cấu ngành kinh tế
Trong những năm qua, kinh tế xã hội của xã có những bước phát triển khá toàn diện, đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đã được nâng lên đáng kể, cơ sở hạ tầng tương đối phát triển như: giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế… và các công trình văn hóa phúc lợi công cộng. Tình trạng sức khỏe và trình độ dân trí của nhân dân trong xã không ngừng được nâng lên.
* Tăng trưởng kinh tế
Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân và UBND xã nên kinh tế của xã đã có những chuyển biến tích cực, là một xã thuần nông, thu nhập chính là trồng trọt và chăn nuôi. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã ở mức khá.
Xã Nam Cường cách trung tâm huyện khoảng 34km, thuận tiện cho việc giao lưu hàng hóa, phát triển hệ thống dịch vụ. Mặt khác phát triển diện tích đất trồng cây công nghiệp, cây lâu năm và cây ăn quả chưa được chú trọng đầu tư nên hiệu quả chưa cao. Tuy nhiên, đến nay số hộ nghèo vẫn chiếm tỷ lệ cao. Nhìn chung nền kinh tế của xã chưa phát triển toàn diện, việc đầu tư khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông - lâm nghiệp đạt hiệu quả chưa cao. Cơ sở hạ tầng của xã tuy đã được đầu tư bước đầu nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu cho sự giao lưu phát triển văn hóa - xã hội.
* Cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu kinh tế đã có sự dịch chuyển đúng hướng, tỷ trọng các ngành thương mại dịch vụ và xây dựng cơ bản đã có sự tăng trưởng ổn định tuy nhiên còn ở mức thấp. Kinh tế của xã chủ yếu là sản xuất nông - lâm nghiệp mà hoạt động chính là trồng cây lương thực, chăn nuôi và trồng rừng. Trong cơ cấu kinh tế ngành nông - lâm nghiệp chiếm trên 95% tổng thu nhập của xã. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa ổn định, nông nghiệp bị ảnh hưởng và chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố như: Thời tiết, dịch bệnh..., kinh phí đầu tư
của nhà nước thông qua các chương trình, dự án còn hạn chế. Trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền nhân dân xã Nam Cường đã vượt qua mọi khó khăn và đã đạt được nhiều thành tích quan trọng trong phát triển kinh tế.
4.1.2.2. Tình hình dân số và lao động
* Dân số
Xã Nam Cường có 709 hộ gia đình, có 3.060 người. Tốc độ phát triển dân số 1,12%. Xã Nam Cường có 11 thôn bản, gồm có các dân tộc: Tày, Dao, Kinh, Mông, Nùng cùng nhau chung sống. Số dân làm nông nghiệp chiếm hơn 95% tổng dân số của xã.
Dân số phân bố tương đối đồng đều, những năm gần đây do làm tốt công tác kế hoạch hóa gia đình nên tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên khá ổn định. Đạt được kết quả đó là do trong những năm qua UBND xã và các cơ quan chức năng đã có chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình hợp lý. Tuy nhiên, do trình độ dân trí thấp nên tình trạng sinh con thứ 3, thứ 4 vẫn còn tồn tại.
* Lao động và việc làm
Lực lượng lao động của xã tuy dồi dào nhưng kỹ thuật lao động còn giản đơn, kỹ thuật sản xuất thấp nên việc sử dụng đất đai kém hiệu quả. Đời sống nhân dân còn thấp, nhất là đối với đồng bào các dân tộc thiểu số. Tình