Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ người dân về vốn đầu tư và chăm sóc nhất là thời kỳ thiết chế cơ bản, trồng mới các giống cây có hiệu quả kinh tế cao. Huy động nguồn vốn tự có của nhân dân và nguồn vốn hỗ trợ từ bên ngoài của các tổ chức quốc tế, nguồn vốn ngân sách huyện, tỉnh, trung ương tham gia vào các chương trình phát triển cây ăn quả cây công nghiệp lâu năm. Mở lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, áp dụng các biện pháp canh tác,… phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây.
Đa số đất trồng cây lâu năm của xã là đất đồi nên độ mùn kém, đất nghèo dinh dưỡng cần phải bón thêm phân hưu cơ, vô cơ cho cây trồng. Ở đát đồi việc vận chuyển phân bón cho cây có nhiều khó khăn, giải pháp tích cực là trồng xen các cây họ đậu, cây phân xanh để có nguồn nguyên liệu ủ tại chỗ để giải quyết nguồn phân hữu cơ cho cây.
* Cây ăn quả
Cần cải tạo vườn tạp thành cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Khi tiến hành cải tạo càn lưu ý: phải vừa cải tạo, vừa thâm canh, lấy kết quả thâm canh để đầu tư cho cải tạo. Việc cải tạo vườn không nên bỏ chặt đồng loạt, gây xáo trộn quá lớn về môi trường, môi sinh. Cần có thị trường tiêu thụ, người dân cần biết mua gì, cần vào lúc nào, loại quả như thế nào thì bán được giá. Từ đó, định hướng và đưa ra kế hoạch cải tạo vườn, nội dung cải tạo vườn bao gồm:
- Cải tạo cơ cấu cây trồng trong vườn.
Cần xác định được loại cây ăn quả chủ lực. Ngoài ra cần có thêm cây ăn quả bổ trợ khác tạo cho vườn cây có nhiều tầng tán.
- Cải tạo giống cây ăn quả.
Trên cơ sở điều tra về các loại cây ăn quả thì cần tuyển chọn những giống tốt, sạch sâu bệnh, đưa giống thích nghi với điều kiện tự nhiên của xã, có năng suất cao, chất lượng tốt thay thế những giống cũ có chất lượng kém. Hiện nay, các viện nghiên cứu, trạm trại đã chọn tạo được nhiều giống mới có năng suất cao, mẫu mã đẹp, thơm ngon hơn về chất lượng, trong đó có những giống cao, chất lượng và năng suất sản phẩm tốt có tính cạnh tranh thị trường, trong đó có những giống chín sớm hoặc chín muộn hơn giống địa phương.
+ Cải tạo đất vườn và hệ thống tưới tiêu.
+ Cải tiến kỹ thuật canh tác làm đúng theo quy trình kỹ thuật chăm sóc cho từng loại cây ăn quả.
- Cùng với việc vận dụng giống tốt sạch bệnh, cần chú ý cải tiến kỹ thuật canh tác phù hợp với từng loại giống cây ăn quả từ làm đất, đào, hố bố trí mật độ.
Phân, tưới nước, tạo hình tỉa cành, phòng trừ sâu bệnh đến việc trồng xen, trồng dẫn đối với từng loại cây ăn quả.
- Cần phải nắm bắt được thông tin, thị trường tiêu thụ của địa phương và các thị trường bên ngoài để khi thu hoạch là có thể bán được ngay.
* Với cây công nghiệp lâu năm
- Rà soát quy hoạch loại rừng, ưu tiên cho mở rộng diện tích rừng sản xuất (rừng kinh tế).
- Khuyến khích cho các doanh nghiệp, các nhân đầu tư trồng rừng kinh tế, tạo ra hàng hoá có giá trị. Xây dựng các cơ sở chế biến gỗ chất lượng, cơ cấu sản phẩm phù hợp với thị trường.
- Đưa các loại cây bản địa : Vào trồng rừng phòng hộ. Đối với rừng kinh tế đưa ra các loại cây có năng suất cao, thời gian cho sinh khối nhanh vào sản xuất như: Keo lai, cây thông, cây mỡ,…
- Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật từ khâu trồng chăm sóc, thu hoạch. Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản nên trồng sen một số cây ngắn ngày nhất là cây họ đậu nhằm tăng độ che phủ, hạn chế xói mòn, tăng đội phì cho đất, tăng thêm phần thu nhập cho người dân, lấy ngắn nuôi dài.
PHẦN 5
KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua nghiên cứu, phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Nam Cường, từ số liệu thu thập được của địa phương em rút ra một số kết luận sau:
1. Xã Nam Cường là một xã vùng cao với nền nông nghiệp là nguồn thu nhập chính của nhân dân trên địa bàn xã. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 3.235,00 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 723,96 ha (chiếm 22,37 %), đất sản xuất nông nghiệp chiếm 48,61 % và đất lâm nghiệp chiếm 49,32 %
tổng diện tích đất nông nghiệp. Xã có vị trí địa lý, điều kiện đất đai, khí hậu, thủy văn thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, năng suất cây trồng đã đạt và vượt mức bình quân của huyện Chợ Đồn nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu lao động tại địa phương.
2. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính của xã là: * Đối với cây trồng hàng năm
Có 4 loại hình sử dụng đất: 2L - M, 2L, 1L - 1M, chuyên màu, với 6 kiểu sử dụng đất phổ biến. Trong đó, LUT 2L- 1M (lúa xuân - lúa mùa - khoai lang đông) cho hiệu quả cao nhất, LUT chuyên màu và cây công nghiệp hàng năm (chuyên đỗ tương, chuyên sắn) cho hiệu quả thấp nhất.
3. Dựa trên kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, lựa chọn ra 5 loại hình sử dụng đất đai thích hợp và có triển vọng cho xã Nam Cường:
- LUT 1: 2L - M (lúa xuân - lúa mùa - khoai lang đông): Có hiệu quả kinh tế cao nhưng chưa được áp dụng rộng rãi. Trong tương lai có thể mở rộng diện tích từ LUT 2L.
- LUT 2: 1L - 1M (lạc xuân - lúa mùa): cần cải tạo hệ thống thủy lợi chuyển dịch cơ cấu mùa vụ để nâng diện tích này thành đất 3 vụ với các cây trồng cho năng suất cao chất lượng sản phẩm tốt.
- LUT 3: 2L (lúa xuân - lúa mùa): có hiệu quả kinh tế cao đáp ứng được nhu cầu về lương thực, việc làm cho người dân đồng thời loại hình sử dụng đất này phù hợp với điều kiện đất đai, tập quán canh tác của người dân.
- LUT 4: Cây ăn quả ( xoài, mận) loại hình sử dụng đất này đem lại giá trị ngày công lao động cao, có tiềm năng phát triển vì thế nên đầu tư quy hoạch vườn trồng cây ăn quả để phát huy hết tiềm năng vốn có.
- LUT 5: Cây công nghiệp lâu năm, trồng rừng đem lại hiệu quả kinh tế cao tăng độ che phủ bảo vệ môi trường, cây công nghiệp lâu năm có thể coi là cây làm giàu của người dân. Vì vậy cần được đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất.
4. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo quan điểm sinh thái bền vững, thì xã Nam Cường cần tổ chức khai thác tiềm năng đất đai theo hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đa dạng hóa sản phẩm hàng hóa và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng các vùng sản xuất đặc trưng. Thực hiện đồng bộ các giải pháp về công tác quản lý Nhà nước về đất đai nông nghiệp, bố trí hợp lý cây trồng, thâm canh tăng vụ. Quá trình sử dụng đất phải gắn bó với việc cải tạo, bồi dưỡng và bảo vệ đất, bảo vệ môi trường.
Do vậy, việc giúp người dân lựa chọn được phương thức sản xuất phù hợp trong điều kiện cụ thể của xã, nâng cao hiệu quả sử đụng đất nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển nền nông nghiệp bền vững là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.
5.2. Đề nghị
Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần thực hiện các giải pháp chủ yếu như đưa các giống cây trồng có năng suất cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện, luân canh, thâm canh tăng vụ. Đặc biệt phải nâng cấp và củng cố hệ thống thuỷ lợi nội đồng, sử dụng phân bón hợp lý. Trong quá trình sử dụng đất cần kết hợp với các biện pháp cải tạo, bảo vệ môi trường nhằm phát triển nông nghiệp bền vững cho tương lai.
Khai thác tốt tiềm năng về đất đai và nguồn lao động phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Đặc biệt tổ chức tốt các chương trình khuyến nông và các lớp tập huấn kỹ thuật cho người dân tạo tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp bền vững trong tương lai. Tiếp tục tuyên truyền và vận động người dân dồn điền đổi thửa, luân canh cây trồng hợp lý, chú ý tới các biện pháp cải tạo đất, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường môi trường sinh thái.
- Các cơ quan chuyên môn cần nghiên cứu, thử nghiệm và đưa ra các giống cây trồng vật nuôi mới thích hợp với điều kiện tự nhiên của xã Nam Cường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (1999), báo cáo tóm tắt chương trình phát triển nông lâm nghiệp và kinh tế - xã hội nông thôn vùng núi bắc bộ tới năm 2000 và 2010, Hà Nội.
2. Các Mác (1949), Tư bản luận - tập III, NXB Sự thật, Hà Nội.
3. Nguyễn Thế Đặng, Nguyễn Thế Hùng (1999), Giáo trình đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung và cs (2001), Nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, Đề tài nghiên cứu cấp ngành, Hà Nội
5. Lương Văn Hinh, Nguyễn Ngọc Nông, Nguyễn Đình Thi (2003), Giáo trình
quy hoạch sử dụng đất đai, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
6. Hội khoa học đất Việt Nam (1999), Sổ tay điều tra, phân loại đánh giá đất,
NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
7. Đỗ Thị Lan, Đỗ Anh Tài (2007), Giáo trình kinh tế tài nguyên đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
8. Nguyễn Ngọc Nông, Nông Thu Huyền (2013), Bài giảng đánh giá đất, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
9. Thái Phiên, Nguyễn Từ Siêm (1998), Canh tác bền vững trên đất dốc ở
Việt Nam.
10. Nguyễn Tử Siêm - Thái Phiên (1999), Đất đồi núi Việt Nam, thoái hóa và phục hồi, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
11. Nguyễn Duy Tính (1995), Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùn ĐBSH và Bắc Trung Bộ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
12. UBND xã Nam Cường (2011), Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳđầu (2011 – 2015)
PHỤ LỤC 1: Phiếu điều tra nông hộ
I. Thông tin chung
Họ tên chủ hộ:……… Tuổi…….Nam/nữ……….
Địa chỉ thôn (xóm):……… Xã:………
Huyện:……… Tỉnh:………
Trình độ văn hóa:………. Dân tộc:………..
Nghề nghiệp chính:………. Nghề phụ:……….
Loại hộ (khá, trung bình, nghèo):………
1. Tình hình nhân khẩu và lao động Tổng số nhân khẩu:………….. người Số nam:……….
Số nữ:………
Trong đó: + Lao động trong độ tuổi:…………..Người + Lao động ngoài độ tuổi:…………..Người + Lao động nông nghiệp:………Người + Lao động phi nông nghiệp:………..Người
Tình hình việc làm hiện nay của hộ: Thừa □
Đủ □
Thiếu □
2. Điều tra hiện trạng sử dụng đất Số thửa hiện có:……… Tổng diện tích:……….
II. Hiệu quả kinh tế 2.1 Loại hình sử dụng đất Loại hình sử dụng đất (LUT) Kiểu sử dụng đất (công thức luân canh) Địa hình
2.2. Điều tra hiệu quả sử dụng đất
2.2.1.Hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng năm - Chi phí cho cây trồng
Chi phí/ sào Cây trồng Giống (1000đ) Đạm (kg) Lân (kg) Kali (kg) Phân chuồng (kg) Thuốc BVTV (1000đ) Lao động (công) Chi phí khác (1000đ)
-Thu nhập từ cây hàng năm
Loại cây
trồng Diện tích (sào)
Năng suất
(tạ/sào) Sản lượng ( Tạ) ( đồng/kg) Giá bán
III. Hiệu quả xã hội
1.Thu nhập trên người………..đồng/người/tháng
Đủ tiêu dùng cho cuộc sống gia đình không?... Nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình là từ đâu?...
Gia đình ông(bà) hay có thói quen sản xuất như thế nào?
……… ……… Tại sao vẫn giữ thói quen sản xuất như vậy?
... ... 2. Thời gian nông nhàn hàng năm:………tháng/năm
3. Thu hút lao động:……….
4. Khả năng tiêu thụ sản phẩm: Nhanh □ T.B □ Chậm □ 5. Hộ có ý định mở rộng sản xuất không : Có □ Không □
Nếu mở rộng sản xuất thì gia đình định trồng cây gì? Và mở rộng với diện tích bao nhiêu? ……….. ……… 6.Gia đình thường gieo trồng những loại cây giống gì? Có hay sử dụng giống lai không? Giống nào đem lại năng suất cao hơn?
……… ……… 7.Gia đình ông bà thường sản xuất mấy vụ/ năm? Vụ nào thu được năng suất cao hơn? Tại sao lại có sự chênh lệch này?...
……… 8.Những loại cây trồng nào đòi hỏi vốn đầu tư ít mà đem lại năng suất cao?
……… ……… 9. Mỗi vụ sản xuất có đáp ứng được nhu cầu của gia đình không?
Có □ Không □
Nếu không đáp ứng được, gia đình ông (bà) có muốn thay đổi phương thức sản xuất mới không?... ……… 10.Với mỗi vụ trồng các loại cây trồng khác nhau như vậy thì trồng cây gì thu được sản xuất, sản lượng cao nhất?
- 2 vụ lúa - 2 lúa-màu - chuyên rau - cây ăn quả
11. Ông bà có muốn vay vốn ngân hàng để mở rộng sản xuất không? Có □ Không □
Nếu vay thì vay bao nhiêu?
... IV. Hiệu quả môi trường
12. Gia đình ông (bà) có được hướng dẫn cách dung thuốc BVTV không? Có □ Không □
Được cơ quan hay tổ chức nào hướng dẫn?... 13. Khi dùng xong vỏ của thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ ông (bà) để đâu? ……… 14 .Gia đình ông (bà) có áp dụng kỹ thuật mới trong sản xuất hay không? Có □ Không □
Thường áp dụng những biện pháp gì?... 15. Vào mùa mưa đất có bị xói mòn không ? Vì sao?
………. 16.Mức độ xói mòn, rửa trôi :
Nặng □ Nhẹ □
17. Trong một vụ sản xuất, gia đình ông (bà) có trồng xen các loại cây trồng không? Nếu có thì trồng cây gì ?
……… ……… 18.Gia đình ông (bà) có dùng biện pháp nào để cải tạo đất không?
Có □ Không □
Các biện pháp như thế nào? ……… Có hiệu quả ra sao? ……… Với các loại địa hình khác nhau gia đình ông (bà) thường áp dụng biện pháp cải tạo như thế nào?
... ... 19. Khi dùng thuốc trừ sâu ông (bà) có thấy ảnh hưởng đến môi trường xung quanh không? ( môi trường đất, nước, không khí,..)
………. 20. Nếu ô nhiễm đến môi trường xung quanh thì là do nguyên nhân gì ? ………..
21. Hệ sinh thái khu vực sản xuất? (Giun, ếch, nhái, tôm, cua ,các loại thiên địch)
……… 22. Gia đình ông bà có hay sử dụng phân bón cho cây trồng không? Số lượng là bao nhiêu mỗi vụ(kg/sào)? Trong canh tác lúa gia đình thường bón bao nhiêu lần trên vụ? vụ nào bón nhiều hơn? Vì sao?
……… ……… 23. Gia đình có hài lòng về năng suất cây trồng hiện nay không? Gia đình có học hỏi kinh nghiệm của gia đình khác không?
……… ……… 24. Gia đình thường bố trí cây trồng như thế nào trên cùng một mảnh đất để có năng suất cao và đất không bị thoái hóa?
……… 25. Gia đình ông (bà) dự định sản xuất gì trong năm tới?
-Trồng cây gì?... 26. . Gia đình có những thuận lợi và khó khăn gì trong sản xuất?
- Thuận lợi: ……… ……… - Khó khăn: ……… ……… 27. Từ những thuận lợi và khó khăn trên, ông (bà) có những kiến nghị hay nguyện vọng gì với chính quyền địa phương không? Nếu có thì nguyện vọng là gì?
……….... ………
………
PHỤ LỤC 2: Giá phân bón, giá giống cây trồng và giá bán của một số nông sản trên địa bàn xã
* Giá một số loại phân bón
STT Loại phân Giá (đ/kg)
1 Đạm Urê 11.000 2 Phân NPK 5.280 3 Kali 14.000 * Giá một số nông sản STT Sản phẩm Giá (đ/kg) 1 Thóc thái bình 6000 2 Thóc Bao Thai 8000 3 Ngô hạt 5,500 4 Lạc 15.000 5 Khoai lang 10.000 6 Xoài 7.000 7 Mận 10.000 8 Đỗ tương 9.000 9 Sắn 1.500
* Gía giống cây trồng
STT Giống cây Giá (đ/kg)
1 Lúa xuân 35.000 2 Lúa mùa 25.000