1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CẨM NANG THỰC HIỆN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ

67 182 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 644,62 KB

Nội dung

của doanh nghiệp được nghiên cứu trong giai đoạn dự định đề xuất giải pháp Quy trình thực hiện nghiên cứu nội dung này gồm 2 bước: Bước 1: Dựa vào các kết quả của các công trình nghiên

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA THƯƠNG MẠI

CẨM NANG THỰC HIỆN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CỦA SINH VIÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ Chuyên ngành:

TP HỒ CHÍ MINH -NĂM 2017

Trang 2

LỜI GIỚI THIỆU

Hiện nay, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

(gọi tắt là Quy chế 43) và Thông tư số 57/2012/TT-BGDĐT, ngày 27 tháng 12 năm

2012: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm

2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, sinh viên hệ đại học chính quy sau khi tích lũy đủ số tín chỉ theo quy định của chương trình đào tạo được thực hiện khóa luận tốt nghiệp trước khi nhận bằng cử nhân đại học Thực ra, việc viết khóa luận tốt nghiệp đại học không phải mới được quy định trong Quy chế 43 mà đã được quy định từ các quy chế đào tạo trước đây Tuy nhiên, thực tế cho thấy tại nhiều trường đại học không ít sinh viên dù đã được trải qua 2 lần thực hành nghề nghiệp và có điểm trung bình chung học tập khá cao nhưng khi thực hiện khóa luận tốt nghiệp vẫn lúng túng, thậm chí không làm được đề cương nghiên cứu

Đối với Trường Đại học Tài chính - Marketing, lãnh đạo Nhà trường và các khoa cũng như hầu hết các giảng viên, cả trên nguyên tắc và trên thực tế đều coi trọng việc thực hiện khóa luận tốt nghiệp và nghiêm túc trong việc đánh giá khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Tuy vậy, chất lượng khóa luận tốt nghiệp đang là một vấn đề đáng để cho những người tâm huyết với nghề phải trăn trở Tình trạng sao chép khóa luận của các khóa trước, các trường khác không phải hiếm và ngày một gia tăng Trong đó, một bộ phận sinh viên không coi trọng việc thực hiện khóa luận tốt nghiệp mà chỉ quan niệm đó

là một công việc buộc phải hoàn thành và do vậy, họ chỉ tìm cách đối phó Ngược lại, đại

bộ phận sinh viên rất quan tâm đầu tư thời gian và công sức thực hiện khóa luận tốt nghiệp, nhưng kết quả không đạt được như mong muốn, vì thiếu những hiểu biết về công việc mình làm Chính vì vậy, việc trang bị cẩm nang thực hiên khóa luận tốt nghiệp cho sinh viên nói chung, sinh viên học chuyên ngành Thương mại quốc tế và Quản trị kinh doanh quốc tế nói riêng là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay Từ nhân thức đó, tập thể

Trang 3

giảng viên Khoa Thương mại, Trường Đại học Tài chính – Marketing đã biên soạn tài liệu: “Cẩm nang thực hiện khóa luận tốt nghiệp của sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế, chuyên ngành Thương mại quốc tế và Quản trị kinh doanh quốc tế” với hy vọng thông qua tài liệu này sẽ hỗ trợ sinh viên giải quyết khó khăn và nâng cao chất lượng khóa luận tốt nghiệp

TP Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2017

Trang 4

1 KHÓA LU ẬN TÔT NGHIỆP LÀ GÌ ?

Theo Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (gọi tắt là Quy chế 43) và Thông tư số 57/2012/TT-

BGDĐT, ngày 27 tháng 12 năm 2012: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế 43,

thì khóa luận tốt nghiệp là một học phần trong chương trình đào tạo có khối lượng không quá 14 tín chỉ cho trình độ đại học và 5 tín chỉ cho trình độ cao đẳng Hiệu trưởng cơ sở đào tạo quy định khối lượng cụ thể phù hợp với yêu cầu đào tạo của trường

Theo Quy định Tổ chức đào tạo Đại học – Cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ tại Trường Đại học Tài chính – Marketing (Ban hành kèm theo Quyết định số 1194/QĐ-ĐHTCM, ngày 19 tháng 7 năm 2012 của Hiệu trường Trường Đại học Tài chính – Marketing, khóa luận tốt nghiệp là một học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo có khối lượng 08 tín chỉ Điều kiện để sinh viên được đăng ký thực hiện khóa luận là phải đạt tất cả các học phần kiến thức ngành và chuyên ngành theo chương trình đào tạo

Xét về bản chất, khóa luận tốt nghiệp đại học của sinh viên khối ngành kinh tế (phổ biến1) là một nghiên cứu ứng dụng do một sinh viên thực hiện Đó là kết quả vận

dụng kiến thức và kỹ năng đã trang bị trong nhà trường để nghiên cứu và giải quyết một

vấn đề cụ thể phát sinh từ thực tiễn hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp, ngành hàng thuộc lĩnh vực ngành/ chuyên ngành đào tạo mà sinh viên tâm đắc nhất

Mục đích thực hiện khóa luận tốt nghiệp của sinh viên khối ngành kinh tế là nhằm tạo cơ hội để sinh viên củng cố, hệ thống hóa các kiến thức, kỹ năng đã được trang bị trong nhà trường và vận dụng chúng một cách có khoa học và sáng tạo để giải quyết những vấn đề phát sinh từ thực tiễn hoạt động kinh doanh Đồng thời, rèn luyện ý thức vượt khó, tính tích cực, chủ động, khả năng làm việc độc lập, phát triển năng lực tư duy, năng lực thích ứng của sinh viên với một môi trường làm việc cụ thể

1 Trong một số trường hợp, khóa luận tốt nghiệp của sinh viên có thể là một nghiên cứu hàn lập lặp lại (thường là

ại 3), tức lặp lại các nghiên cứu trước nhưng có sự điểu chỉnh bổ sung cho phù hợp với từng lĩnh vực ngành hàng,

Trang 5

2.2 Yêu c ầu thực hiện khóa luận tốt nghiệp

- Sinh viên thực hiện khóa luận tốt nghiệp phải tích cực và chủ động tham gia tìm

hiểu tình hình thực tế tại các doanh nghiệp, ngành hàng thuộc lĩnh vực ngành/ chuyên ngành đào tạo để trải nghiệm và liên hệ, đối chứng với các lý thuyết đã được trang bị trong nhà trường

- Sinh viên phải vận dụng kiến thức lý thuyết để nhận diện, phân tích và giải quyết

vấn đề phát sinh từ thực tiễn hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngành/ chuyên ngành đào tạo, từ đó làm sâu sắc hơn những kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp đã tích lũy được trong nhà trường

- Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, sinh viên cần phải liên hệ thường xuyên với giảng viên hướng dẫn để đảm bảo khóa luận tốt nghiệp không bị chệch hướng

mục tiêu đã xác định Đồng thời, sinh viên cần tham vấn ý kiến của các chuyên gia (các nhà quản trị; chuyên viên, công nhân lành nghề) tại doanh nghiệp, hoặc trong ngành hàng

về định hướng giải quyết vấn đề, đánh giá các nội dung nghiên cứu; hoạch định mục tiêu

và đề xuất các giải pháp

- Sinh viên phải có thái độ trung thực trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp Trường hợp có căn cứ xác định nội dung khóa luận sao chép các tài liệu đã được công bố, hoặc đã được nghiệm thu của người khác thì bị coi là vi phạm và bị xử lý theo quy định của Trường Đại học Tài chinh - Marketing và các văn bản pháp luật có liên quan

- Sinh viên không được tự ý vắng mặt tại đơn vị thực tập hoặc các buổi gặp giảng viên hướng dẫn mà không có lý do chính đáng Sinh viên vắng mặt quá 3 lần các buổi

gặp với giảng viên hướng dẫn mà không có phép của giảng viên hướng dẫn hoặc của Khoa sẽ bị đình chỉ thực tập và nhận điểm 0,0 của khóa luận tốt nghiệp

- Sinh viên không được tự ý thay đổi đơn vị thực tập, hoặc thay đổi Giảng viên hướng dẫn khi chưa được sự đồng ý của đơn vị thực tập, giảng viên hướng dẫn và Khoa đào tạo

- Sinh viên không được thay đổi đề tài hoặc địa điểm thực tập sau 4 tuần thực tập

Trang 6

- Sau 2 tuần thực tập, nếu sinh viên không gặp giảng viên hướng dẫn hoặc không đến địa điểm thực tập sẽ phải dừng tiến độ thực tập và nhận điểm 0,0 của khóa luận tốt nghiệp

Kết thúc thực tập, Sinh viên phải nộp bản in khóa luận tốt nghiệp cho Khoa đào

tạo (2 bản) kèm theo 2 đĩa CD có nội dung của khóa luận tốt nghiệp và 1 bản phụ cho

giảng viên hướng dẫn (nếu giảng viên hướng dẫn yêu cầu)

Đề tài nghiên cứu nói chung, đề tài khóa luận tốt nghiệp nói riêng là một phạm trù rất quen thuộc đối với những ai đã từng là sinh viên, nhưng dường như không nhiều sinh viên thấu hiểu khái niệm này và tầm quan trọng của việc lựa chọn đề tài nghiên cứu

Theo Jackson (1980), đề tài nghiên cứu và cách thức xác định đề tài nghiên cứu đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu khoa học

Theo Nguyễn Đình Thọ (2011, tr 62), một đề tài nghiên cứu được xác định rõ ràng và đúng đắn là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của một dự án nghiên cứu

Theo Vũ Cao Đàm (2006, tr 51), “Đề tài nghiên cứu là một hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học, trong đó có một nhóm người cùng thực hiện một nhiệm vụ nghiên cứu” và “Tên đề tài phải phản ánh cô đọng nhất nội dung nghiên cứu của đề tài”

Theo Nguyễn Xuân Hiệp (2014): đề tài nghiên cứu có thể là công trình, hay dự án nghiên cứu Trong đó, tên đề tài một tập hợp các từ diễn đạt mục tiêu nghiên cứu tổng quát mà nghiên cứu cần đạt được; đối tượng và phạm vi mà đề tài nghiên cứu sẽ xem xét Bởi thế, thông thường dựa vào tên đề tài nghiên cứu là người ta có thể nhận diện được một cách tổng quát vấn đề nghiên cứu của đề là gì (đối tượng nghiên cứu); giới hạn trong phạm vi nào (phạm vi nghiên cứu) và nhằm đạt được những vấn đề gì (mục tiêu nghiên cứu) Chẳng hạn:

-“Firm resource and sustained competitive advantage” của Baney, J (1991)

- “Consumer perceived Value: The development of a multiple item scale” của Sweeney, J C & Soutar, G N (2001)

Trang 7

- “Các yếu tố tác động vào kiến thức thu nhận của sinh viên khối ngành kinh tế” của Nguyễn Định Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2010)

- “Nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp: Nghiên cứu trường hợp các siêu thị tại TP HCM” của Bùi Thị Thanh và Nguyễn Xuân Hiệp (2012)

Đối với khóa luận tốt nghiệp của sinh viên chuyên ngành thương mại quốc tế,

hoặc quản trị kinh doanh quốc tế, phù hợp với bản chất là một nghiên cứu ứng dụng, đề tài khóa luận phải là sự vận dụng kiến thức và kỹ năng đã được học để nghiên cứu và giải quyết một vấn đề cụ thể phát sinh từ thực tiễn hoạt động thương mại quốc tế, hoặc quản

trị kinh doanh quốc tế trong các doanh nghiệp, hoặc ngành hàng cụ thể nào đó Chẳng

Phù hợp với bản chất là một nghiên cứu ứng dụng, đề tài khóa luận tốt nghiệp nói

riêng phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

các nghiên cứu và những kinh nghiệm đúc rút từ bản thân doanh nghiệp; các doanh nghiệp khác trong cùng ngành hàng ở trong nước và trên thế giới; là cơ sở khoa học để các nhà quản trị đưa ra các quyết định kinh doanh, hoặc nhằm trực tiếp hỗ trợ cho việc đưa ra các quyết định kinh doanh đó (ý nghĩa thực tiễn)

mức độ ưu tiên giải quyết những nhu cầu bức thiết của thực tiễn hoạt động kinh doanh

Trang 8

của doanh nghiệp, hoặc ngành hàng đang đặt ra Vì, tính bức thiết là một trong những tiêu chuẩn đánh giá tính giá trị của một đề tài nghiên cứu

trong thời gian thực hiện khóa luận Vì, để triển khai và thực hiện một nghiên cứu thành công phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: năng lực nghiên cứu; cơ sở dữ liệu (lý thuyết và thực tiễn); quỹ thời gian; sự đam mê và sự hỗ trợ của các bên liên quan Bởi thế, để đề tài khóa luận có tính khả thi, sinh viên nên ưu tiên chọn những đề tài đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Đề tài khóa luận thuộc các lĩnh vực sinh viên có hiểu biết sâu sắc và cho phép vận dụng các phương pháp nghiên cứu cần thiết để thực hiện khóa luận

- Cơ sở dữ liệu để phục vụ cho việc hệ thống hóa lý thuyết và các nghiên cứu có thể được khai thác một cách dễ dàng Nói cách khác là có nhiều tài liệu tham khảo phục

vụ cho việc thực hiện đề tài khóa luận

- Có điều kiện thuận lợi trong việc thu thập dữ liệu từ thực tiễn (dữ liệu sơ cấp, dữ liệu thứ cấp) hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hoặc ngành hàng

- Quỹ thời gian phù hợp với kế hoạch thực hiện khóa luận

- Được sinh viên tâm đắc; sự hỗ trợ đắc lực của giảng viên hướng dẫn và các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm

Ngoài ra, việc lựa chọn đề tài khóa luận phù hợp còn phải đáp ứng các yêu cầu sau đây

- Đề tài khóa luận thuộc phạm vi kiến thức các học phần chuyên ngành mà các sinh viên đã học

- Không chọn lại đề tài thực hành nghề nghề nghiệp

- Không trùng lặp đề tài khóa luận tốt nghiệp của sinh viên hai khóa trước liền kề

- Không trùng lặp với đề tài khóa luận các sinh viên khác trong cùng khóa học và cùng chuyên ngành đào tạo

- Tên đề tài khóa luận cần trình bày ngắn gọn, rõ ràng Vì thế, cần tránh sử dụng các từ ngữ hơn một nghĩa; độ bất định cao, hoặc quá dễ dãi Chẳng hạn:

Trang 9

- Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thủy sản của Công ty TNHH

Huy Nam

- Chiến lược kinh doanh xuất khẩu của Công ty TNHH Trường Thịnh đến năm

2020

- Vấn đề rủi ro và giải pháp phòng ngừa rủi ro trong quá trình tổ chức thực hiện

hợp đồng xuất khẩu của Tổng công ty CP.May Nhà Bè

- Tình hình giao nhận hàng xuất nhập khẩu tại Công ty TNHH Hoàng Lan: Thực

trạng, nguyên nhân và giải pháp

Sau khi đã xác định được đề tài khóa luận và được giảng viên hướng dẫn phê

duyệt, sinh viên cần tiến hành phác họa đề cương nghiên cứu sơ bộ để xác định các vấn

đề cơ bản cần nghiên cứu Dựa vào đề cương nghiên cứu sơ bộ sinh viên tiến hành nghiên cứu chuyên sâu những vấn đề lý thuyết và thực tiễn có liên quan, đồng thời tìm kiếm nguồn tài liệu, dữ liệu phục vụ cho việc thực hiện nghiên cứu Kết quả này cho phép sinh viên cụ thể hóa đề cương sơ bộ thành đề cương nghiên cứu chi tiết Trường hợp ngược lại, nếu kết quả nghiên cứu chuyên sâu cho thấy sinh viên thiếu những hiểu biết về vấn đề nghiên cứu, hoặc không cho phép thu thập tài liệu, dữ liệu cần thiết phục vụ cho việc thực hiện nghiên cứu, thì sinh viên phải nhanh chóng chuyển hướng sang lựa chọn đề tài khác và tiến hành xây dựng đề cương cho đề tài mới được lựa chọn

Về kết cấu, phù hợp với một nghiên cứu ứng dụng, đề cương khóa luận tốt nghiệp thường được kết cấu các nội dung sau đây:

Phần mở đầu của một khóa luận tốt nghiệp thường bao gồm các nội dung:

Nội dung phần này nhằm trả lời cho câu hỏi: vì sao sinh viên lại chọn đề tài này

mà không chọn đề tài khác? Về nguyên tắc, điều này thường xuất phát từ nhu cầu phát triển; từ những tồn tại, hạn chế của của doanh nghiệp, của ngành hàng so với tiềm năng; hoặc sự thay đổi của môi trường kinh doanh đặt doanh nghiệp, ngành hàng trước những

cơ hội và thách thức mới

Trang 10

(2) Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Nội dung phần này nhằm trả lời câu hỏi: đề tài khóa luận cần phải đạt được các kết quả gì? Mục tiêu nghiên cứu bao gồm: mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể Trong đó,

mục tiêu tổng quát thường được phát biểu thành tên đề tài nghiên cứu, vì thế ít khi được nhắc lại trong nội dung này Mục tiêu cụ thể: thường được phát biểu thành các nhiệm vụ nghiên cứu để hiện thực hóa mục tiêu nghiên cứu tổng quát Chẳng hạn, với đề tài khóa luận: “Phân tích tình hình xuất khẩu sản phẩm thủy sản của Công ty TNHH Huy Nam vào thị trường Mỹ giai đoạn 2017 – 2020”, các mục tiêu cụ thể bao gồm:

Thứ nhất, Đánh giá những kết quả đạt được, bên cạnh những tồn tại, hạn chế và

nguyên nhân về thực trạng xuất khẩu sản phẩm thủy sản của Công ty TNHH Huy Nam vào thị trường Mỹ (tức xác định công ty hiện tại đang ở đâu và trong tình trạng như thế nào?)

Thứ hai, đánh giá những cơ hội và thách thức, những điểm mạnh và điểm yếu về

xuất khẩu thủy sản của Công ty TNHH Huy Nam vào thị trường Mỹ trong giai đoạn 2017 – 2020 (tức đánh giá môi trường xuất khẩu của Công ty trong giai đoạn đề xuất giải pháp diễn ra như thế nào?)

T hứ ba, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Công ty TNHH

Huy Nam vào thị trường Mỹ trong giai đoạn 2017 – 2020 (tức ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu?)

Nội dung phần này trả lời câu hỏi: đề tài nghiên cứu những vấn đề gì? trong giới hạn nào? Đối tượng nghiên cứu là các sự vật, hiện tượng được nghiên cứu mà thông qua

đó đạt được các mục tiêu nghiên cứu Khác với đối tượng nghiên cứu, một phạm trù khác được sử dụng để thu thập dữ liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu là đối tượng khảo sát (còn được gọi khách thể của nghiên cứu) chỉ vật mang những thông tin về đối tượng nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu là giới hạn xem xét đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu thường được giới hạn trên cả 3 phương diện: nội dung, không gian và thời gian Trong đó, phạm vi về nội dung là nghiên cứu tập trung vào những vấn đề gì? phạm vi

Trang 11

nghiên cứu về không gian là nghiên cứu được diễn ra ở đâu? phạm vi nghiên cứu về thời gian là nghiên cứu diễn ra trong khoảng thời gian nào?

Chẳng hạn, với đề tài khóa luận: “Phân tích tình xuất khẩu sản phẩm thủy sản của Công ty TNHH Huy Nam vào thị trường Mỹ giai đoạn 2017 – 2020”, thì đối tượng nghiên cứu là tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp Phạm vi nghiên cứu, về nội dung đó

là lý thuyết về xuất khẩu của doanh nghiệp; các chỉ tiêu đánh giá tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng Phạm vi nghiên cứu về không gian đó là Công

ty TNHH Huy Nam và thị trường Mỹ Phạm vi nghiên cứu về thời gian đó là tình xuất khẩu sản phẩm thủy sản của Công ty TNHH Huy Nam vào thị trường Mỹ những năm gần đây cho đến năm 2020

Nội dung phần này trả lời cho câu hỏi: áp dụng những phương pháp nào để xem xét đối tượng nghiên cứu và đạt được các mục tiêu nghiên cứu Vấn đề này tùy thuộc vào cấp độ đề tài nghiên cứu và thể loại nghiên cứu Đối với đề tài khóa luận tốt nghiệp dạng nghiên cứu ứng dụng như đã xác định, thì phương pháp nghiên cứu phổ biến được sử dụng là phương pháp nghiên cứu định tính bằng các kỹ thuật (công cụ): thống kê, phân tích, tổng hợp, thảo luận nhóm tập trung, phỏng vấn sâu, lấy ý kiến chuyên gia, khảo sát khách hàng, vv để phân tích, đánh giá các nội dung nghiên cứu Trong đó:

- Các kỹ thuật thống kê, phân tích, tổng hợp chủ yếu được sử dụng để tổng kết lý thuyết; phân tích thực trạng; tổng hợp các kết quả nghiên cứu, nhận định về môi trường kinh doanh liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu Chẳng hạn, với đề tài khóa luận:

“Phân tích tình hình xuất khẩu sản phẩm thủy sản của Công ty TNHH Huy Nam vào thị trường Mỹ giai đoạn 2017 – 2020”, thì việc sử dụng các kỹ thuật thống kê, phân tích, tổng hợp là để tổng kết cơ sở lý thuyết về phân tích tình hình xuất khẩu của một doanh nghiệp; phân tích thực trạng xuất khẩu sản phẩm thủy sản của Công ty TNHH Huy Nam vào thị trường Mỹ; tổng hợp các kết quả nghiên cứu, nhận định của các tổ chức kinh tế, khoa học – công nghệ; các chuyên gia kinh tế về môi trường kinh doanh xuất khẩu sản phẩm thủy sản vào thị trường Mỹ giai đoạn 2017 – 2020

Trang 12

- Các kỹ thuật: thảo luận nhóm tập trung, phỏng vấn sâu, lấy ý kiến chuyên gia, khảo sát khách hàng, vv thường được sử dụng để thu thập dữ liệu sơ cấp phục vụ cho đánh giá các nội dung nghiên cứu (thực trạng, dự báo, giải pháp) Chẳng hạn với đề tài

“Phân tích tình hình xuất khẩu sản phẩm thủy sản của Công ty TNHH Huy Nam vào thị trường Mỹ giai đoạn 2017 – 2020, thì các kỹ thuật này thường được sử dụng để đánh giá

những kết quả đạt được, bên cạnh những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân được nhận diện

từ thực trạng xuất khẩu sản phẩm thủy sản của Công ty TNHH Huy Nam vào thị trường Mỹ; đánh giá những cơ hội và thách thức, những điểm mạnh và điểm yếu về xuất khẩu thủy sản của Công ty TNHH Huy Nam vào thị trường Mỹ trong giai đoạn 2017 – 2020; đánh giá các phương án kết hợp SWOT (đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thủy sản của Công ty TNHH Huy Nam vào thị trường Mỹ giai đoạn 2017 – 2020) để lựa chọn giải pháp (phương án giải pháp tối ưu)

Nội dung phần này trả lời câu hỏi: đề tài khóa luận được kết cấu gồm những nội dung nào? Thông thường nội dung này chỉ cần giới thiệu tên các chương của khóa luận

và mục đích nghiên cứu của các chương, mà không cần trình bày chi tiết

Ngoài ra, để tăng tính thuyết phục của kết quả nghiên cứu, trong phần mở đầu cần trình bày tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, tức liệt kê các đề tài nghiên cứu đã thực hiện, khái quát các ưu, nhược điểm của chúng và khẳng định đề tài khóa luận được lựa chọn là có tính mới và không trùng lắp với các đề tài nghiên cứu đã được thực hiện (nội dung này thường được trình bày sau phần tính cấp thiết của đề tài)

Thông thường đối với một khóa luận tốt nghiệp, phần nội dung chính có thể được kết cấu từ 3 đến 5 chương tùy thuộc vào đề tài cụ thể Tuy nhiên, trên thực tế, phù hợp với bản chất là một nghiên cứu ứng dụng và cấp độ nghiên cứu, yêu cầu về mặt học thuật của khóa luận tốt nghiệp thường không cao như đối với luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ nên hầu hết các nhà khoa học cho rằng chỉ nên kết cấu theo thuyết “Tam đoạn luận” Nghĩa là, được kết cấu làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết của đề tài nghiên cứu; Chương 2: Cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu; Chương 3: Giải pháp và kiến nghị Tuy

Trang 13

nhiên, tên gọi cụ thể các chương và kết cấu nội dung của từng chương phụ thuộc vào từng thể loại đề tài, thậm chí từng đề tài cụ thể Vì thế, căn cứ vào đề tài nghiên cứu được lựa chọn, sinh viên thiết lập tên gọi các chương và kết cấu nội dung các chương thành các mục, tiểu mục cụ thể phù hợp với từng thể loại đề tài, đề tài cụ thể như được trình bày trong mục 5 sau đây

Phần này được thực hiện sau khi hoàn tất các nội dung chính của khóa luận và bao gồm các nội dung sau đây:

- Tổng kết các nội dung nghiên cứu chính của khóa luận và đánh giá những kết quả

đề tài khóa luận đạt được so với mục tiêu nghiên cứu đã xác định, cũng như giá trị về

mặt lý luận và thực tiễn của đề tài khóa luận

- Chỉ ra những hạn chế của đề tài khóa luận và gợi hướng nghiên cứu tiếp theo khi

có điều hiện nghiên cứu lặp lại, hoặc cho những ai quan tâm đến đề tài này

Nội dung này được sinh viên xác định ngay sau khi thiết lập đề cương nghiên cứu

và yêu cầu sinh viên phải nghiêm khắc tuân thủ thì mới đảm bảo đề tài khóa luận được hoàn thành có chất lượng và đúng thời hạn quy định Theo quy định hiện hành của Trường Đại học Tài chính – Marketing, thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp của sinh viên là 15 tuần Vì thế, kế hoạch thực hiện khóa luận tốt nghiệp nên được thiết lập như sau:

Chuẩn bị - Khảo sát doanh nghiệp

- Liên hệ với giảng viên để bàn thảo

đề tài khóa luận có thể lựa chọn

Tư vấn cho sinh viên hướng lựa

chọn đề tài

Tuần thứ 1 - Thực tập tại doanh nghiệp

- Xác định đề tài khóa luận

- Dự thảo cương sơ bộ

Hướng dẫn sinh viên lựa chọn

đề tài và phác thảo đề cương

Tuần thứ 2 - Thực tập tại doanh nghiệp

- Nộp đề cương sơ bộ cho giảng viên

- Chuẩn bị tài liệu để viết phần mở đầu

Hướng dẫn sinh viên viết đề cương chi tiết và các nội dung

phần mở đầu

Trang 14

Tuần thứ 3 - Thực tập tại doanh nghiệp

- Nộp đề cương chi tiết và phần

mở đầu

Hướng dẫn chỉnh sửa đề cương chi tiết và các nội dung phần mở đầu

Tuần thứ 4 - Thực tập tại doanh nghiệp

- Hoàn chỉnh đề cương chi tiết

và phần mở đầu

- Chuẩn bị tài liệu viết chương 1

Hướng dẫn thu tập tài liệu và cách viết các nội dung chương 1

Tuần thứ 5 - Thực tập tại doanh nghiệp

- Nộp chương 1 và chỉnh sửa

Hướng dẫn chỉnh sửa chương 1

Tuần thứ 6 - Thực tập tại doanh nghiệp

- Nộp chương 1 và chỉnh sửa

Hướng dẫn chỉnh sửa chương 1

và thu tập dữ liệu viết chương 2

Tuần thứ 7 - Thực tập tại doanh nghiệp

- Nộp chương 2 và chỉnh sửa

Hướng dẫn chỉnh sửa chương 2

và xử lý dữ liệu

Tuần thứ 8 - Thực tập tại doanh nghiệp

- Nộp chương 2 và chỉnh sửa và xHướng dẫn chỉnh sửa chương 2 ử lý dữ liệu

Tuần thứ 9 - Thực tập tại doanh nghiệp

- Nộp chương 2 và chỉnh sửa

Hướng dẫn chỉnh sửa chương 2

và viết các nội dung chương 3

Tuần thứ 10 - Thực tập tại doanh nghiệp

- Nộp hoàn chỉnh chương 1, chương

2

- Phác thảo nội dung chương 3

- Hướng dẫn hoàn chỉnh chương chương 1, chương 2 và viết các

nội dung chương 3

Tuần thứ 11 - Thực tập tại doanh nghiệp

- Nộp chương 3 và chỉnh sửa Hướng dẫn chỉnh sửa chương 3

Tuần thứ 12 - Thực tập tại doanh nghiệp

- Nộp chương 3 và chỉnh sửa

Hướng dẫn chỉnh sửa chương 3

Tuần thứ 13 - Thực tập tại doanh nghiệp

- Hoàn chỉnh chương 3

Hướng dẫn chỉnh sửa nội dung các chương và hình thức khóa

luận

Tuần thứ 14 - Thực tập tại doanh nghiệp

- Nộp bản thảo khóa luận

Duyệt bản thảo khóa luận

Tuần thứ 15 Nộp bản khóa luận chính thức

Nhận khóa luận chính thức và công bố điểm quá trình thực

hiện khóa luận

Trang 15

5 K ẾT CẤU CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN

Như đã trình bày ở mục 4.2, phù hợp với bản chất là một nghiên cứu ứng dụng đề tài khóa luận tốt nghiệp thường được kết cấu làm 3 chương Tuy nhiên, tên gọi các chương cụ thể và kết cấu nội dung của từng chương phụ thuộc vào từng thể loại đề tài, thậm chí từng đề tài cụ thể Đối với chuyên ngành đào tạo thương mại quốc tế và quản trị kinh doanh quốc tế, đề tài khóa luận tốt nghiệp phổ biến tập trung vào các thể loại sau đây:

- Phân tích hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiêp

- Giải pháp marketing trong kinh doanh quốc tế của doanh nghiêp

- Giải pháp hoàn thiện việc tổ chức thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh quốc tế

- Giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng trong kinh doanh quốc tế

- Xây dựng (hoàn thiện) chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

- Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong kinh doanh quốc tế

- Nâng cao năng lực ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh quốc tế

Sau đây là kết cấu các nội dung của khóa luận tốt nghiêp được xác định cho từng thể loại đề tài này

Thể loại đề tài này gồm nhiều đề tài khác nhau, chẳng hạn:

- Phân tích tình hình xuất khẩu (nhập khẩu, giao nhận; đầu tư quốc tế, vv.) của Công ty TNHH Hoài Phong

- Phân tích tình hình xuất khẩu (nhập khẩu, giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển) của Công ty TNHH Huy Nam vào thị trường Mỹ

- Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của Công ty TNHH Trường Thịnh vào thị trường Nhật Bản giai đoạn … (ít nhất 3 năm kể từ năm thực hiện khóa luận)

- Phân tích tình hình sử dụng chi phí (tài sản, nguồn vốn, vv.) của Công ty CP Minh Phú

Trang 16

- Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu (tài sản, nguồn vốn, dự án đầu tư quốc tế, vv.) của Công ty CP Minh Phú giai đoạn … (ít nhất 3 năm kể từ năm thực hiện khóa luận)

Chương này yêu cầu trình bày tóm tắt, cô đọng các nội dung sau đây

doanh, vv.)

Phần này yêu cầu trình bày các nội dung: khái niệm, đặc điểm, phân loại, vai trò,

và sự cần thiết của phân tích tình hình xuất khẩu (nhập khẩu, giao nhận, đầu tư, hiệu quả kinh doanh vv.)

1.2 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình xuất khẩu (nhập khẩu, giao nhận, đầu tư, hiệu quả kinh doanh vv.) của doanh nghiệp

Phần này yêu cầu trình bày các chỉ tiêu đánh giá tình hình xuất khẩu (nhập khẩu, giao nhận, hiệu quả kinh doanh vv.) theo các nội dung: định nghĩa; công thức tính; ý nghĩa kinh tế; phương pháp đánh giá; ưu nhược điểm; trường hợp áp dụng

hiệu quả kinh doanh, vv.) của doanh nghiệp

Phần này yêu cầu hệ thống hóa các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu (nhập khẩu; giao nhận, hiệu quả kinh doanh, vv.) của doanh nghiệp theo một trình tự nhất định (chẳng hạn: các nhân tố môi trường vĩ mô; các nhân tố môi trường vi mô; các nhân

tố bên trong doanh nghiệp), trong đó cần phải trình bày các nội dung: định nghĩa nhân tố ảnh hưởng; giải thích lý do ảnh hưởng và ảnh hưởng như thế nào đến tình hình xuất khẩu (nhập khẩu; giao nhận, đầu tư, hiệu quả kinh doanh, vv.) của doanh nghiệp

hiệu quả kinh doanh, vv.) của một số doanh nghiệp trong nước và nước ngoài

Trang 17

Phần này yêu cầu trình bày các kinh nghiệm của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đã thành công và có nhiều điểm tương đồng với bối cảnh của đề tài nghiên cứu, từ đó đúc rút các bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho doanh nghiệp được nghiên cứu

Chương 2: Phân tích tình hình xuất khẩu (nhập khẩu, giao nhận, đầu tư, hiệu quả

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp

2.1.3 Cơ cấu tổ chức kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp

2.1.5 Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

2.1.6 Định hướng phát triển doanh nghiệp đến năm … (ít nhất từ 3 năm, kể từ năm thực hiện đề tài khóa luận)

Phần này yêu cầu sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp và các chỉ tiêu đánh giá tình hình xuất khẩu (nhập khẩu, giao nhận, đầu tư, hiệu quả kinh doanh vv.) để phân tích thực trạng xuất khẩu (nhập khẩu, giao nhận, hiệu quả kinh doanh vv.) của doanh nghiệp được nghiên cứu; kết hợp sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp thu được từ các kỹ thuật nghiên cứu

định tính để đánh giá các kết quả đạt được của hoạt động xuất khẩu (nhập khẩu, giao

nhận, đầu tư, hiệu quả kinh doanh, vv.) của doanh nghiệp được nghiên cứu, cùng những

tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

2.2.1 Phân tích chung v ề thực trạng xuất khẩu (nhập khẩu, giao nhận, đầu tư, hiệu quả kinh doanh, vv.) c ủa doanh nghiệp được nghiên cứu

Phần này yêu cầu sử dụng các kỹ thuật thống kê, so sánh và nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập được để đánh giá tổng quát thực trạng xuất khẩu (nhập khẩu, giao nhận, hiệu quả kinh doanh vv.) của doanh nghiệp được nghiên cứu qua các năm

Trang 18

2.2.2 Phân tích th ực trạng xuất khẩu (nhập khẩu, giao nhận, đầu tư, hiệu quả kinh doanh, vv.) c ủa doanh nghiệp được nghiên cứu theo cơ cấu (mặt hàng, nguồn hàng, thị trường, phương thức,vv.)

Phần này yêu cầu sử dụng các kỹ thuật thống kê, so sánh và nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập được để đánh giá cụ thể thực trạng xuất khẩu (nhập khẩu, giao nhận, hiệu quả kinh doanh vv.) của doanh nghiệp được nghiên cứu qua các năm theo từng bộ phân cơ cấu (mặt hàng, nguồn hàng, thị trường, phương thức,vv.)

2 2.3 Đánh giá chung về thực trạng xuất khẩu (nhập khẩu, giao nhận, đầu tư, hiệu quả kinh doanh, vv.) c ủa doanh nghiệp được nghiên cứu theo cơ cấu (mặt hàng, nguồn hàng, thị trường, phương thức,vv.)

Phần này yêu cầu vận dụng các kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung; phỏng vấn sâu;

lấy ý kiến chuyên gia; khảo sát khách hàng như đã được trình bày trong mục 4 (phương pháp nghiên cứu) của phần mở đầu và nguồn dữ liệu sơ cấp thu thập được từ các kỹ thuật này để đánh giá các kết quả đạt được của hoạt động xuất khẩu (nhập khẩu, giao nhận, đầu

tư, hiệu quả kinh doanh, vv.) của doanh nghiệp được nghiên cứu, cùng những tồn tại, hạn

chế và nguyên nhân

giao nhận, đầu tư, hiệu quả kinh doanh, vv.) của doanh nghiệp được nghiên cứu trong giai đoạn dự định đề xuất giải pháp

Quy trình thực hiện nghiên cứu nội dung này gồm 2 bước:

Bước 1: Dựa vào các kết quả của các công trình nghiên cứu, nhận định của các tổ

chức kinh tế, khoa học - công nghệ, các chuyên gia kinh tế, kỹ thuật hàng đầu, các chuyên gia quản lý ngành hàng trên thế giới và trong nước về môi trường kinh doanh trong giai đoạn dự định đề xuất giải pháp; định hướng, chiến lược phát triển của ngành và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được nghiên cứu để nhận diện các nhân tố chính

và xu thế ảnh hưởng của chúng đến tình hình xuất khẩu (nhập khẩu; giao nhận, đầu tư, hiệu quả kinh doanh, vv.) của doanh nghiệp; cùng các cơ hội và thách thức; các điểm

mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp (ngành hàng) trong giai đoạn này

Trang 19

Bước 2: Vận dụng các kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung, phỏng vấn sâu; lấy ý

kiến chuyên gia; khảo sát khách hàng như đã được trình bày trong mục 4 (phương pháp nghiên cứu) và dữ liệu sơ cấp thu thập được từ việc sử dụng các kỹ thuật này để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng, các cơ hội và thách thức; các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp (ngành hàng), trên cơ sở kết quả được nhận diện ở bước 1

Chương 3: Giải pháp xuất khẩu (nhập khẩu, giao nhận, đầu tư, nâng cao hiệu quả

năm, kể từ năm thực hiện đề tài khóa luận)

Yêu cầu của nội dung này là dựa vào kết quả nghiên cứu ở chương 2 và bài học kinh nghiệm (được trình bày ở chương 1), đồng thời tham vấn ý kiến của các nhà quản trị

phụ trách các lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu (nhập khẩu, giao nhận, đầu tư, vv.) để xác định các hướng chính và trọng tâm cần được ưu tiên xuất khẩu (nhập khẩu; giao nhận, đầu tư, nâng cao hiệu quả kinh doanh, vv.) của doanh nghiệp, đồng thời cụ thể hóa các định hướng này thành các mục tiêu cụ thể

tư, hiệu quả kinh doanh, vv.) của doanh nghiệp được nghiên cứu

Quy trình thực hiện nội dung dung nghiên cứu này gồm 2 bước:

Bước 1: Dựa vào các định hướng, mục tiêu đã xác định, vận dụng kỹ thuật phân

tích SWOT để hình thành các phương án giải pháp xuất khẩu (nhập khẩu, giao nhận, đầu

tư, nâng cao hiệu quả kinh doanh, vv.) của doanh nghiệp được nghiên cứu

Bước 2: Vận dụng các kỹ thuật: thảo luận nhóm tập trung, phỏng vấn sâu; lấy ý

kiến chuyên gia và ma trận định lượng QSPM để lựa chọn các giải pháp (phương án tối ưu) trong số các phương án kết hợp SWOT

Trang 20

Yêu cầu là tên của giải pháp phải có hướng đích rõ ràng; nội dung các giải pháp

phải thể hiện được mục tiêu, cách thức, biện pháp cụ thể và lộ trình thực hiện áp dụng cho trường hợp doanh nghiệp được nghiên cứu

Là các đề xuất với cấp trên của doanh nghiệp được nghiên cứu (tổng công ty, tập đoàn, hiệp hội ngành hàng, bộ quản lý ngành; các cơ quan quản lý nhà nước khác) nhằm

tạo ra các điều kiện cần thiết để thực thi các giải pháp đã đề xuất trong mục 3.3

Lưu ý: Đối với các đề tài khóa luận Phân tích hoạt động kinh doanh quốc tế của

doanh nghiệp vào một thị trường cụ thể đó, thì cần phải kết cấu thêm mục 2.2 (Tổng quan

về thị trường được nghiên cứu đối với ngành hàng) sau mục 2.1 (Tổng quan về doanh nghiệp) với các nội dung:

- Đặc điểm tự nhiên và kinh tế, xã hội của thị trường được nghiên cứu

- Tình hình cung – cầu đối với ngành hàng tại thị trường được nghiên cứu

- Các chế định pháp lý đối với kinh doanh ngành hàng tại thị trường được nghiên cứu

Hoặc thiết kế mục 2.1 (Tổng quan về doanh nghiệp) và mục 2.2 (Tổng quan về thị trường được nghiên cứu đối với ngành hàng) làm thành chương 2 (Tổng quan về Doanh nghiệp … và Thị trường được nghiên cứu đối ngành hàng), chẳng hạn: Tổng quan

về Công ty TNHH Trường Thịnh và thị trường Nhật Bản đối với ngành hàng thủ công

mỹ nghệ Nội dung của chương này trình bày các nội dung của mục 2.1 và 2.2 như đã trình bày trên đây

nghiệp

Thể loại đề tài này gồm nhiều đề tài khác nhau, chẳng hạn:

- Giải pháp đẩy mạnh marketing xuất khẩu của Công ty TNHH Trường Thịnh vào thị trường Mỹ giai đoạn …(ít nhất 3 năm kể từ năm thực hiện khóa luận)

- Giải pháp gia tăng khả năng thâm nhập các sản phẩm đồ gỗ của Công ty TNHH Trường Thịnh vào Thị trường Nhật Bản giai đoạn …(ít nhất 3 năm kể từ năm thực hiện khóa luận)

Trang 21

- Giải pháp phát triển hệ thống kênh phân phối hàng may mặc của Tổng công ty May Nhà Bè vào thị trường Mỹ giai đoạn (ít nhất 3 năm kể từ năm thực hiện khóa luận)

- Giải pháp đẩy mạnh xúc tiến thương mại hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty TNHH Âu Lạc vào thị trường EU giai đoạn … (ít nhất 3 năm kể từ năm thực hiện khóa luận)

Chương này yêu cầu trình bày tóm tắt, cô đọng các nội dung sau đây

Phần này yêu cầu trình bày các nội dung: khái niệm, đặc điểm, phân loại, vai trò của marketing xuất khẩu (kênh phân phối; xúc tiến thương mại, vv.) trong kinh doanh

quốc tế của doanh nghiệp

xúc tiến thương mại, vv.) của doanh nghiệp

Phần này yêu cầu trình bày các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá hoạt động marketing xuất khẩu (kênh phân phối; xúc tiến thương mại, vv.) của doanh nghiệp theo các nội dung: định nghĩa; công thức tính; ý nghĩa kinh tế; phương pháp đánh giá; ưu nhược điểm; trường hợp áp dụng

tiến thương mại, vv.) của doanh nghiệp

Phần này yêu cầu hệ thống hóa các nhân tố chính ảnh hưởng đến hoạt động

marketing xuất khẩu (kênh phân phối; xúc tiến thương mại, vv.) của doanh nghiệp theo

một trình tự nhất định (chẳng hạn: các nhân tố môi trường vĩ mô; các nhân tố môi trường

vi mô; các nhân tố bên trong doanh nghiệp), trong đó cần phải trình bày các nội dung:

Trang 22

định nghĩa nhân tố ảnh hưởng; giải thích lý do ảnh hưởng và ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động marketing xuất khẩu (kênh phân phối; xúc tiến thương mại, vv.) của doanh

nghiệp

xúc tiến thương mại, vv.) của doanh nghiệp

Phần này yêu cầu trình bày các kinh nghiệm của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đã thành công và có nhiều điểm tương đồng với bối cảnh được nghiên cứu, từ

đó đúc rút các bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho doanh nghiệp được nghiên cứu

Chương 2: Phân tích tình hình marketing xuất khẩu (kênh phân phối; xúc tiến thương mại, vv.) của doanh nghiệp của doanh nghiệp được nghiên cứu

Thực hiện các nội dung tương tự như ở mục 4.1 (chương 2, mục 2.1)

vv.) của doanh nghiệp

Phần này yêu cầu sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp và các chỉ tiêu đánh giá đánh giá hoạt động marketing xuất khẩu (kênh phân phối; xúc tiến thương mại, vv.) của doanh nghiệp được nghiên cứu; kết hợp sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp thu được từ các kỹ thuật

nghiên cứu định tính để đánh giá các kết quả đạt được của hoạt động marketing xuất khẩu

(kênh phân phối; xúc tiến thương mại, vv.) của doanh nghiệp được nghiên cứu, cùng

những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

2.2.1 Phân tích chung v ề thực trạng marketing xuất khẩu (kênh phân phối; xúc tiến thương mại, vv.) của doanh nghiệp được nghiên cứu

Phần này yêu cầu sử dụng các kỹ thuật thống kê, so sánh và nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập được để đánh giá tổng quát hoạt động marketing xuất khẩu (kênh phân phối; xúc tiến thương mại, vv.) của doanh nghiệp được nghiên cứu qua các năm

2.2.2 Phân tích th ực trạng marketing xuất khẩu (kênh phân phối; xúc tiến thương mại, vv.) của doanh nghiệp được nghiên cứu theo cơ cấu (chiến lược, thị trường, phương thức,vv.)

Trang 23

Phần này yêu cầu sử dụng các kỹ thuật thống kê, so sánh và nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập được để đánh giá cụ thể thực trạng marketing xuất khẩu (kênh phân phối; xúc tiến thương mại, vv.) của doanh nghiệp được nghiên cứu theo cơ cấu (chiến lược, thị trường, phương thức, vv.)

2 2.3 Đánh giá chung về thực trạng marketing xuất khẩu (kênh phân phối; xúc tiến thương mại, vv.) của doanh nghiệp được nghiên cứu theo cơ cấu (chiến lược, thị trường, phương thức,vv.)

Phần này yêu cầu sử dụng các kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung, phỏng vấn sâu;

lấy ý kiến chuyên gia; khảo sát khách hàng như đã được trình bày trong mục 4 (phương pháp nghiên cứu) của phần mở đầu và nguồn dữ liệu sơ cấp thu thập được từ các kỹ thuật này để đánh giá các kết quả đạt được của hoạt động marketing xuất khẩu (kênh phân phối; xúc tiến thương mại, vv.) của doanh nghiệp được nghiên cứu, cùng những tồn tại,

hạn chế và nguyên nhân

(kênh phân phối; xúc tiến thương mại, vv.) của doanh nghiệp cứu trong giai đoạn dự định đề xuất giải pháp

Quy trình thực hiện nghiên cứu nội dung này gồm 2 bước:

Bước 1: Dựa vào các kết quả của các công trình nghiên cứu, nhận định của các tổ

chức kinh tế, khoa học - công nghệ, các chuyên gia kinh tế, kỹ thuật hàng đầu, các chuyên gia quản lý ngành hàng trên thế giới và trong nước về môi trường kinh doanh trong giai đoạn dự định đề xuất giải pháp; định hướng, chiến lược phát triển của ngành và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được nghiên cứu để nhận diện các nhân tố chính

và xu thế ảnh hưởng của chúng đến hoạt động marketing xuất khẩu (kênh phân phối; xúc tiến thương mại, vv) cùng các cơ hội và thách thức; các điểm mạnh và điểm yếu.của doanh nghiệp trong giai đoạn này

Bước 2: Vận dụng các kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung, phỏng vấn sâu; lấy ý

kiến chuyên gia; khảo sát khách hàng như đã được trình bày trong mục 4 (phương pháp nghiên cứu) và dữ liệu sơ cấp thu thập được từ việc sử dụng các kỹ thuật này để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng; các cơ hội và thách thức; các điểm mạnh và điểm yếu về

Trang 24

marketing xuất khẩu (kênh phân phối; xúc tiến thương mại, vv.) của doanh nghiệp trong giai đoạn dự định đề xuất giải pháp, trên cơ sở kết quả được nhận diện ở bước 1

Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh marketing xuất khẩu (kênh phân phối; xúc tiến thương mại, vv.) của doanh nghiệp được nghiên cứu trong giai đoạn … (ít nhất từ 3

năm, kể từ năm thực hiện đề tài khóa luận)

3.1 Định hướng và mục tiêu đẩy mạnh marketing xuất khẩu (kênh phân phối; xúc tiến thương mại, vv.) của doanh nghiệp được nghiên cứu trong giai đoạn dự định đề

Yêu cầu của nội dung này là dựa vào kết quả nghiên cứu ở chương 2 và bài học kinh nghiệm (được trình bày ở chương 1), đồng thời tham vấn ý kiến của các nhà quản trị

phụ trách lĩnh vực marketing để xác định các hướng chính doanh nghiệp cần ưu tiên đẩy

mạnh marketing xuất khẩu (kênh phân phối; xúc tiến thương mại, vv.) trong giai đoạn dự

định đề xuất giải pháp, đồng thời cụ thể hóa các định hướng này thành các mục tiêu cụ

thể

khẩu (kênh phân phối; xúc tiến thương mại, vv.) của doanh nghiệp được nghiên cứu

Quy trình thực hiện nội dung dung nghiên cứu này gồm 2 bước:

Bước 1: Dựa vào các định hướng, mục tiêu đã xác định, vận dụng kỹ thuật phân

tích SWOT để hình thành các phương án giải pháp đẩy mạnh marketing xuất khẩu (kênh phân phối; xúc tiến thương mại, vv.) của doanh nghiệp được nghiên cứu

Bước 2: Vận dụng các kỹ thuật: thảo luận nhóm tập trung, phỏng vấn sâu; lấy ý

kiến chuyên gia và ma trận định lượng QSPM để lựa chọn các giải pháp (phương án tối ưu) trong số các phương án kết hợp SWOT

vv.) của doanh nghiệp được nghiên cứu

Thực hiện tương tự như ở mục 5.1 (chương 3, mục 3.3)

Thực hiện tương tự như ở mục 5.1 (chương 3, mục 3.4)

Trang 25

5.3 Thể loại đề tài: Giải pháp hoàn thiện việc tổ chức thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh quốc tế

Thể loại đề tài này gồm nhiều đề tài khác nhau, chẳng hạn:

- Giải pháp hoàn thiện các nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công

ty TNHH Logistics Hưng Thịnh giai đoạn … (ít nhất 3 năm kể từ năm thực hiện khóa luận)

- Giải pháp hoàn thiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng thủy sản tại Công ty

TNHH Huy Nam giai đoạn (ít nhất 3 năm kể từ năm thực hiện khóa luận)

- Giải pháp hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu (nhập khẩu) tại Công ty TNHH Huy Nam giai đoạn (ít nhất 3 năm kể từ năm thực hiện khóa luận)

- Giải pháp hoàn thiện quy trình xây dựng dự án đầu tư quốc tế tại Công ty TNHH đầu tư quốc tế Vạn Phát giai đoạn (ít nhất 3 năm kể từ năm thực hiện khóa luận)

- Giải pháp hoàn thiện các nghiệp vụ thanh toán bằng L/C tại Ngân hàng Vietcombank – Chi nhánh Chợ lớn, TP HCM giai đoạn … (ít nhất 3 năm kể từ năm thực hiện khóa luận)

- vv

Nội dung của khóa luận tốt nghiệp đối với thể loại đề tài này thường được kết cấu như sau:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về tổ chức thực hiện nghiệp vụ kinh doanh quốc tế (giao

Chương này yêu cầu trình bày tóm tắt, cô đọng các nội dung sau đây

1.1 Khái quát chung về nghiệp vụ kinh doanh quốc tế (giao nhận, xuất khẩu, nhập

Phần này yêu cầu trình bày các nội dung: khái niệm, đặc điểm, phân loại, vai trò; quy trình tổ chức thực hiện nghiệp vụ kinh doanh quốc tế (giao nhận, xuất khẩu, nhập

khẩu, đầu tư, thanh toán quốc tế, vv.)

1.2 Quy trình tổ chức thực hiện nghiệp vụ kinh doanh quốc tế (giao nhận, xuất khẩu,

Trang 26

Phần này yêu cầu trình bày quy trình tổng thể tổ chức thực hiện nghiệp vụ kinh doanh quốc tế (giao nhận, xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư, thanh toán quốc tế, vv.), sau đó

thuyết minh tóm tắt các các công đoạn, nghiệp vụ cụ thể của quy trình

Phần này yêu cầu trình bày cụ thể các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá nghiệp vụ kinh doanh quốc tế (giao nhận, xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư, thanh toán quốc tế, vv.) theo các nội dung: định nghĩa; công thức tính; ý nghĩa kinh tế; phương pháp đánh giá; ưu nhược điểm; trường hợp áp dụng

Phần này yêu cầu hệ thống hóa các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện nghiệp vụ kinh doanh quốc tế (giao nhận, xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư, thanh toán quốc

tế, vv.) của doanh nghiệp theo một trình tự nhất định (chẳng hạn: các nhân tố môi trường

vĩ mô; các nhân tố môi trường vi mô; các nhân tố bên trong doanh nghiệp) trong đó cần phải trình bày các nội dung: định nghĩa nhân tố ảnh hưởng; giải thích lý do ảnh hưởng và ảnh hưởng như thế nào đến việc tổ chức thực hiện nghiệp vụ kinh doanh quốc tế (được nghiên cứu) tại doanh nghiệp

doanh nghiệp trong nước và nước ngoài

Phần này yêu cầu trình bày các kinh nghiệm của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đã thành công và có nhiều điểm tương đồng với bối cảnh của đề tài nghiên cứu, từ đó đúc rút các bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho doanh nghiệp được nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở thực tiễn hoàn thiện việc tổ chức thực hiện nghiệp vụ kinh doanh

Trang 27

Thực hiện các nội dung tương tự như ở mục 4.1 (chương 2, mục 2.1)

Phần này yêu cầu đánh giá việc tổ chức thực hiện nghiệp vụ kinh doanh quốc tế được nghiên cứu tại doanh nghiệp được nghiên cứu Quy trình thực hiện gồm 2 bước:

Bước 1: Mô hình hóa quy trình tổ chức thực hiện nghiệp vụ kinh doanh quốc tế

(giao nhận, xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư, thanh toán quốc tế, vv.) tại doanh nghiệp, sau

đó thực hiện phân tích các công đoạn, nghiệp vụ cụ thể Nội dung phân tích là sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp và các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá đánh giá nghiệp vụ kinh doanh

quốc tế (giao nhận, xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư, thanh toán quốc tế, vv.) được trình bày

ở chương 1 để nhận diện các điểm đã hoàn thiện, chưa hoàn thiện của việc tổ chức thực

hiện nghiệp vụ kinh doanh quốc tế được nghiên cứu tại doanh nghiệp và luận giải nguyên nhân

Bước 2: Vận dụng các kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung, phỏng vấn sâu; lấy ý

kiến chuyên gia; khảo sát khách hàng như đã được trình bày trong mục 4 (phương pháp nghiên cứu) của phần mở đầu để đánh giá những điểm đã hoàn thiện, chưa hoàn thiện của

việc tổ chức thực hiện nghiệp vụ kinh doanh quốc tế (giao nhận, xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư, thanh toán quốc tế, vv.) tại doanh nghiệp và các nguyên nhân, trên cơ cở kết quả được nhận diện ở bước 1

2.3 Xác định các yêu cầu và những thuận lợi, khó khăn đối với tổ chức thực hiện

pháp

Quy trình thực hiện qua 2 bước:

Bước 1: Dựa vào các kết quả của các công trình nghiên cứu, nhận định của các tổ

chức kinh tế, khoa học - công nghệ, các chuyên gia kinh tế, kỹ thuật hàng đầu, các chuyên gia quản lý ngành hàng trên thế giới và trong nước về môi trường kinh doanh trong giai đoạn dự định đề xuất giải pháp; định hướng, chiến lược phát triển của ngành và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được nghiên cứu để xác định các nhân tố ảnh

Trang 28

hưởng và xu thế ảnh hưởng của chúng, từ đó nhận diện các yêu cầu đặt ra, cùng những thuận lợi và khó khăn đối với tổ chức thực hiện nghiệp vụ kinh doanh quốc tế (giao nhận,

xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư, thanh toán quốc tế, vv.) tại doanh nghiệp trong giai đoạn

dự định đề xuất giải pháp

Bước 2: Vận dụng các kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung, phỏng vấn sâu; lấy ý

kiến chuyên gia; khảo sát khách hàng như đã được trình bày trong mục 4 (phương pháp nghiên cứu) để đánh giá các yêu cầu đặt ra, cùng những thuận lợi và khó khăn đối đối với

tổ chức thực hiện nghiệp vụ kinh doanh quốc tế (giao nhận, xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư, thanh toán quốc tế, vv.) tại doanh nghiệp trong giai đoạn dự định đề xuất giải pháp, trên

cơ sở kết quả được nhận diện ở bước 1

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện việc tổ chức thực hiện nghiệp vụ kinh doanh quốc tế

được nghiên cứu trong giai đoạn … (ít nhất từ 3 năm, kể từ năm thực hiện đề tài khóa

luận)

3.1 Định hướng và mục tiêu hoàn thiện việc tổ chức thực hiện nghiệp vụ kinh doanh

Yêu cầu của nội dung này là dựa vào kết quả nghiên cứu ở chương 2 và bài học kinh nghiệm (được trình bày ở chương 1), đồng thời tham vấn ý kiến của các nhà quản trị

phụ trách các nghiệp vụ kinh doanh quốc tế được nghiên cứu để xác định các hướng chính và trọng tâm cần được ưu tiên hoàn thiện việc tổ chức thực hiện nghiệp vụ kinh doanh quốc tế (giao nhận, xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư, thanh toán quốc tế, vv.) tại doanh nghiệp; đồng thời cụ thể hóa các định hướng này thành các mục tiêu cụ thể

Yêu cầu của nội dung này dựa vào kết quả nghiên cứu ở chương 2; bài học kinh nghiệm (được trình bày ở chương 1); định hướng, mục tiêu hoàn thiện đã xác định trên đây, đồng thời tham vấn ý kiến của các nhà quản trị phụ trách các nghiệp vụ được nghiên

Trang 29

cứu để đề xuất các giải pháp hoàn thiện việc tổ chức thực hiện nghiệp vụ kinh doanh

quốc tế (giao nhận, xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư, thanh toán quốc tế, vv.) tại doanh nghiệp Trong đó, tên của giải pháp phải có hướng đích rõ ràng; nội dung các giải pháp

phải thể hiện được mục tiêu, cách thức, biện pháp cụ thể và lộ trình thực hiện áp dung cho trường hợp doanh nghiệp được nghiên cứu

Thực hiện tương tự như ở mục 5.1 (chương 3, mục 3.3)

5.4 Thể loại đề tài: Giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng trong kinh doanh quốc tế

Thể loại đề tài này gồm nhiều đề tài khác nhau, chẳng hạn:

- Giải pháp hoàn thiện quản trị thu mua (phân phối, tồn kho, vận tải, vv.) tại Công

ty TNHH Logistics Hưng Thịnh giai đoạn … (ít nhất 3 năm kể từ năm thực hiện khóa luận)

- Giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty TNHH Logistics Hưng Thịnh giai đoạn (ít nhất 3 năm kể từ năm thực hiện khóa luận)

- Giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng xuất khẩu cà phê của Tổng công ty

Cà phê vào thị trường Nhật Bản đoạn (ít nhất 3 năm kể từ năm thực hiện khóa luận)

Chương này yêu cầu trình bày tóm tắt, cô đọng các nội dung sau đây

Phần này yêu cầu trình bày các nội dung: đặc điểm, vai trò, chức năng của chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng

Trang 30

Phần này yêu cầu trình bày tóm tắt các nội dung quản trị chuỗi cung ứng (quản trị thu mua, phân phối, tồn kho, vận tải, vv.) trong kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp

phối, tồn kho, vận tải, vv.) trong kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp

Phần này yêu cầu trình bày cụ thể các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá quản trị thu mua (phân phối, tồn kho, vận tải, chuỗi cung ứng, vv.) trong kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp theo các nội dung: định nghĩa; công thức tính; ý nghĩa kinh tế; phương pháp đánh giá; ưu nhược điểm; trường hợp áp dụng

phối, tồn kho, vận tải, vv.) trong kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp

Phần này yêu cầu hệ thống hóa các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung ứng (quản trị thu mua, phân phối, tồn kho, vận tải, vv.) trong kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp theo một trình tự nhất định (chẳng hạn: các nhân tố môi trường vĩ mô; các nhân tố môi trường vi mô; các nhân tố bên trong doanh nghiệp) trong đó cần phải trình bày các nội dung: định nghĩa nhân tố ảnh hưởng; giải thích lý do ảnh hưởng và ảnh hưởng như thế nào đến quản trị thu mua (phân phối, tồn kho, vận tải, chuỗi cung ứng, vv.) trong kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp

mua, phân phối, tồn kho, vận tải, vv.) trong kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài

Phần này yêu cầu trình bày các kinh nghiệm quản trị chuỗi cung ứng (quản trị thu mua, phân phối, tồn kho, vận tải, vv.) trong kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đã thành công và có nhiều điểm tương đồng với bối cảnh của

đề tài nghiên cứu, từ đó đúc rút các bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho doanh nghiệp được nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở thực tiễn hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng (quản trị thu mua, phân phối, tồn kho, vận tải, vv.) trong kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp được nghiên cứu

2.1 Tổng quan về doanh nghiệp được nghiên cứu

Trang 31

Thực hiện các nội dung tương tự như ở mục 4.1 (chương 2, mục 2.1)

tải, vv.) trong kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp được nghiên cứu

Phần này yêu cầu phân tích các nội dung quản trị chuỗi cung ứng (quản trị thu mua, phân phối, tồn kho, vận tải, vv.) trong kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp được nghiên cứu Quy trình thực hiện gồm 2 bước:

Bước 1: Mô hình hóa các nội dung quản trị chuỗi cung ứng (quản trị thu mua,

phân phối, tồn kho, vận tải, vv.) trong kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp được nghiên

cứu, sau đó thực hiện phân tích các nội dung quản trị cụ thể Nội dung phân tích là sử

dụng nguồn dữ liệu thứ cấp và các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá đánh giá các nội dung quản trị chuỗi cung ứng (quản trị thu mua, phân phối, tồn kho, vận tải, vv.) trong kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp đã được trình bày ở chương 1 để nhận diện các điểm đã hoàn thiện, các điểm chưa hoàn thiện của quản trị chuỗi cung ứng (quản trị thu mua, phân phối, tồn kho, vận tải, vv.) trong kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp được nghiên cứu u

và luận giải nguyên nhân

Bước 2: Vận dụng các kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung, phỏng vấn sâu; lấy ý

kiến chuyên gia; khảo sát khách hàng như đã được trình bày trong mục 4 (phương pháp nghiên cứu) của phần mở đầu để đánh giá những điểm đã hoàn thiện, chưa hoàn thiện của

của quản trị chuỗi cung ứng (quản trị thu mua, phân phối, tồn kho, vận tải, vv.) trong kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp được nghiên cứu và các nguyên nhân, trên cơ cở

kết quả được nhận diện ở bước 1

2.3 Xác định các yêu cầu và những thuận lợi, khó khăn đối với quản trị chuỗi cung ứng (quản trị thu mua, phân phối, tồn kho, vận tải, vv.) trong kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp được nghiên cứu trong giai đoạn dự định đề xuất giải pháp

Quy trình thực hiện qua 2 bước:

Bước 1: Dựa vào các kết quả của các công trình nghiên cứu, nhận định của các tổ

chức kinh tế, khoa học - công nghệ, các chuyên gia kinh tế, kỹ thuật hàng đầu, các chuyên gia quản lý ngành hàng trên thế giới và trong nước về môi trường kinh doanh trong giai đoạn dự định đề xuất giải pháp; định hướng, chiến lược phát triển của ngành và

Trang 32

chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được nghiên cứu để xác định các nhân tố ảnh hưởng và xu thế ảnh hưởng của chúng, từ đó nhận diện các yêu cầu đặt ra, cùng những thuận lợi và khó khăn đối với quản trị chuỗi cung ứng (quản trị thu mua, phân phối, tồn kho, vận tải, vv.) trong kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp được nghiên cứu trong giai đoạn dự định đề xuất giải pháp

Bước 2: Vận dụng các kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung, phỏng vấn sâu; lấy ý

kiến chuyên gia; khảo sát khách hàng như đã được trình bày trong mục 4 (phương pháp nghiên cứu) để đánh giá các yêu cầu đặt ra, cùng những thuận lợi và khó khăn đối đối với quản trị chuỗi cung ứng (quản trị thu mua, phân phối, tồn kho, vận tải, vv.) trong kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp được nghiên cứu trong giai đoạn dự định đề xuất giải pháp, trên cơ sở kết quả được nhận diện ở bước 1

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng (quản trị thu mua, phân phối, tồn kho, vận tải, vv.) trong kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp được nghiên cứu trong giai đoạn … (ít nhất từ 3 năm, kể từ năm thực hiện đề tài khóa luận)

3.1 Định hướng và mục tiêu pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng (quản trị thu mua, phân phối, tồn kho, vận tải, vv.) trong kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp được nghiên cứu trong giai đoạn …

Yêu cầu của nội dung này là dựa vào kết quả nghiên cứu ở chương 2 và bài học kinh nghiệm (được trình bày ở chương 1), đồng thời tham vấn ý kiến của các nhà quản trị

phụ trách các nghiệp vụ kinh doanh quốc tế được nghiên cứu để xác định các hướng chính và trọng tâm cần được ưu tiên hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng (quản trị thu mua, phân phối, tồn kho, vận tải, vv.) trong kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp được nghiên cứu; đồng thời cụ thể hóa các định hướng này thành các mục tiêu cụ thể

phối, tồn kho, vận tải, vv.) trong kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp được nghiên cứu trong giai đoạn …

Yêu cầu của nội dung này dựa vào kết quả nghiên cứu ở chương 2; bài học kinh nghiệm (được trình bày ở chương 1); định hướng, mục tiêu hoàn thiện đã xác định trên đây, đồng thời tham vấn ý kiến của các nhà quản trị phụ trách các nghiệp vụ được nghiên

Trang 33

cứu để đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng (quản trị thu mua, phân phối, tồn kho, vận tải, vv.) trong kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp được nghiên cứu Trong đó, tên của giải pháp phải có hướng đích rõ ràng; nội dung các giải pháp phải thể

hiện được mục tiêu, cách thức, biện pháp cụ thể và lộ trình thực hiện áp dung cho trường

hợp doanh nghiệp được nghiên cứu

Thực hiện tương tự như ở mục 5.1 (chương 3, mục 3.3)

tế

Thể loại đề tài này gồm nhiều đề tài khác nhau, chẳng hạn:

- Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu của giai Công ty TNHH Trường Thịnh giai đoạn (ít nhất 3 năm

kể từ năm thực hiện khóa luận)

- Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của Công ty TNHH Logistics Thuận Phong giai đoạn … (ít nhất 3 năm kể từ năm thực hiện khóa luận)

- Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong đầu tư quốc tế của Công ty TNHH Huy Nam giai đoạn … (ít nhất 3 năm kể từ năm thực hiện khóa luận)

- Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng L/C của Công ty TNHH Trường Thịnh giai đoạn … (ít nhất 3 năm kể từ năm thực hiện khóa luận)

Chương này yêu cầu trình bày tóm tắt, cô đọng các nội dung sau đây

Ngày đăng: 27/05/2019, 14:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w