1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiểm toán đối với khoản mục doanh thu trên báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán nhân tâm việt thực hiện

104 268 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 247,55 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN NHÂN TÂM VIỆT THỰC HIỆN...47 2.3.1 Quy trình thủ tục phân tích đối với kiểm toán khoản

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực

tế của đơn vị thực tập

Tác giả luận văn tốt nghiệp

LinhNguyễn Thị Mai Linh

Trang 2

MỤC LỤC CHƯƠNG I:NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỦ TỤC PHÂN TÍCH

ĐỐI VỚI KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU TRONG KIỂM

TOÁN BCTC 10

1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHOẢN MỤC BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ 10

1.1.1 Khái niệm và phân loại 10

1.1.2 Quy định về hạch toán doanh thu 12

1.1.2.1 Quy định về hạch toán doanh thu 12

1.1.2.2 Quy định về hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: .14

1.1.3 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 16

1.1.3.1 Về sổ sách kế toán: 16

1.1.3.2 Về chứng từ kế toán: 17

1.1.3.3 Về tài khoản kế toán: 17

1.2 LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỦ TỤC PHÂN TÍCH 19

1.2.1 Khái niệm thủ tục phân tích 19

1.2.2 Vai trò của thủ tục phân tích 22

1.2.3 Phân loại thủ tục phân tích 23

1.2.4 Các kỹ thuật áp dụng khi thực hiện thủ tục phân tích 25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH ĐỐI VỚI KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN NHÂN TÂM VIỆT THỰC HIỆN 29

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN NHÂN TÂM VIỆT 29

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của NTV 29

Trang 3

2.1.2 Lĩnh vực và phạm vi hoạt động của NTV 30

2.1.3.Các dịch vụ chính của Nhân Tâm Việt 31

2.1.4.Đặc điểm tổ chức hoạt động và quản lý của NTV 33

2.1.5 Nhiệm vụ phòng ban 37

a) Hội đồng sáng lập viên 37

b) Nhiệm vụ của ban giám đốc 37

c) Nhiệm vụ các chi nhánh và văn phòng đại diện 39

d) Phòng kiểm toán I 39

e) Phòng kiểm toán chấp thuận 40

f) Phòng kiểm toán XDCB và thẩm định giá 40

g) Phòng tư vấn 40

2.2 QUY TRÌNH THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN NHÂN TÂM VIỆT THỰC HIỆN 41

2.2.1 Thủ tục phân tích trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 41

2.2.2 Thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 43

2.2.3 Thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểm toán 45

2.3 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN NHÂN TÂM VIỆT THỰC HIỆN 47

2.3.1 Quy trình thủ tục phân tích đối với kiểm toán khoản mục doanh thu tại khách hàng ABC 47

2.3.1.1 Giới thiệu về khách hàng ABC 47

2.3.1.2 Vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán. .47

2.3.1.3 Vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán.

Trang 4

2.3.1.4 Vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểm toán.

65

2.3.2 Vận dụng thủ tục phân tích đối với kiểm toán khoản mục doanh

thu tại khách hàng XYZ 69

2.3.2.1 Giới thiệu về khách hàng XYZ 69 2.3.2.2 Vận dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán.

KHOẢN MỤC DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI HAI

KHÁCH HÀNG ABC VÀ XYZ DO CÔNG TY TNHH NHÂN TÂM VIỆT THỰC HIỆN

86

2.4.1 Những điểm giống nhau vận dụng thủ tục phân tích đối với kiểm

toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại hai

khách hàng ABC và XYZ 86 2.4.2 Những điểm khác nhau vận dụng thủ tục phân tích đối với kiểm

toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại hai

khách hàng ABC và XYZ 87 2.4.3 Kết luận 89

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỦ

TỤC PHÂN TÍCH ĐỐI VỚI KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH

THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY

TNHH KIỂM TOÁN NHÂN TÂM VIỆT 90

Trang 5

3.1 NHẬN XÉT VỀ THỰC TRẠNG VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH ĐỐI VỚI

KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI

CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN NHÂN TÂM VIỆT 90

3.1.1 Những ưu điểm của việc vận dụng thủ tục phân tích đối với kiểm toán khoản mục doanh thu 90

3.1.2 Những tồn tại của việc vận dụng thủ tục phân tích đối với kiểm toán khoản mục doanh thu 92

3.2 SỰ CẦN THIẾT VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH ĐỐI VỚI KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 94

3.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện thủ tục phân tích đối với kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính 94

3.2.2 Phương hướng hoàn thiện thủ tục phân tích đối với kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính 95

3.3 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH ĐỐI VỚI KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN NHÂN TÂM VIỆT THỰC HIỆN 96

3.3.1 Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 96

3.3.2 Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 97

3.3.4 Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán 98

KẾT LUẬN 99

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TNHH : Công ty trách nhiệm hữu hạn

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

SƠ ĐỒ 1.1: KHÁI QUÁT QUY TRÌNH VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂNTÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHHKIỂM TOÁN NHÂN TÂM VIỆT THỰC HIỆN 46BẢNG 2.1: BẢNG PHÂN TÍCH TỔNG THỂ CÁC KHOẢN MỤC TẠICÔNG TY CP ABC 49BẢNG 2.2: BẢNG TÍNH MỨC TRỌNG YẾU TẠI CÔNG TY CP ABC 52BẢNG 2.3:TỈ LỆ GVHB/DT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ABC TRONGNĂM 2014 56BẢNG 2.4: GIẤY LÀM VIỆC SO SÁNH TỈ LỆ GVHB/DT TỪNG HOẠTĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY CP ABC 58BẢNG 25: BẢNG SO SÁNH DOANH THU THỰC TẾ VÀ DOANH THU

DỰ KIẾN 64BẢNG 2.6: KẾT LUẬN KIỂM TOÁN VỚI KHOẢN MỤC DOANH THUTẠI CÔNG TY CỐ PHẦN ABC 67BẢNG 2,7: BẢNG PHÂN TÍCH TỔNG THỂ CÁC KHOẢN MỤC TẠICÔNG TY XYZ 71BẢNG 2.8: BẢNG TÍNH MỨC TRỌNG YẾU TẠI CÔNG TY XYZ 74BẢNG 2.9: BẢNG PHÂN TÍCH GIÁ VỐN VÀ DOANH THU THEOTHÁNG 78BẢNG 2.10: BẢNG PHÂN TÍCH ĐỐI ỨNG TÀI KHOẢN DOANH THU 82BẢNG 2.11: KẾT LUẬN KIỂM TOÁN VỚI KHOẢN MỤC DOANH THUTẠI CÔNG TY TNHH XYZ 85

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

Trong các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh thì doanh thu là mộttrong những khoản mục có vị trí quan trọng, đó là do mối quan hệ mật thiếtgiữa chỉ tiêu về doanh thu bán hàng và các chỉ tiêu khác như giá vốn hàngbán, lợi nhuận, tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu , đây

là những chỉ tiêu thường có sự biến động và khả năng xảy ra sai phạm lớn.Đồng thời các thông tin về doanh thu là một trong những điểm trọng yếu trênBáo cáo kết quả hoạt động kinh doanhcủa đơn vị, là cơ sở để tiến hành xácđịnh lỗ, lãi trong kỳ của doanh nghiệp Vì vậy, kiểm toán khoản mục doanhthu là một trong những phần hành rất quan trọng đối với bất kỳ một cuộckiểm toán Báo cáo tài chính nào

Nhận thức được tầm quan trọng của kiểm toán khoản mục doanh thu trênBáo cáo tài chính, qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán Nhân

Tâm Việt, em đã chọn đề tài: “Kiểm toán đối với khoản mục doanh thu trên

báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán Nhân Tâm Việt thực hiện”

cho luận văn của mình

Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:

Chương I : NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỦ TỤC PHÂN TÍCH ĐỐI VỚI KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU TRONG BCTC.

Chương II : THỰC TRẠNG VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH ĐỐI VỚI KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN NHÂN TÂM VIỆT THỰC HIỆN

Trang 9

Chương III: NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH ĐỐI VỚI KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN NHÂN TÂM VIỆT

Do hạn chế về thời gian và trình độ chuyên môn nên luận văn tốt nghiệpcủa em không tránh khỏi thiếu sót Em kính mong nhận được sự góp ý tậntình của các Thầy, Cô giáo, đặc biệt là PGS.TS TRƯƠNG THỊ THỦY đểluận văn được hoàn thiện hơn

Trang 10

CHƯƠNG I :NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỦ TỤC PHÂN TÍCH ĐỐI VỚI KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BCTC

1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHOẢN MỤC BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ

1.1.1 Khái niệm và phân loại

Khái niệm

Doanh thu là một chỉ tiêu tài chính quan trọng trên Báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp Theo chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh

thu và thu nhập khác”: “Doanh thu là tổng giá trị của các lợi ích kinh tế

doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động SXKD thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ

Phân loại:

Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu đượchoặc sẽ thu được sau khi trừ đi các khoản giảm trừ Doanh thu trong doanhnghiệp bao gồm: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu nội bộ,doanh thu hoạt động tài chính

Trang 11

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ số tiền thu được

hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và các nghiệp vụ phát sinh doanh thu nhưbán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả khoảnphụ thu và phí thu thêm ngoài (nếu có)

- Doanh thu hoạt động tài chính là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh

nghiệp thu được từ hoạt động tài chính hoặc kinh doanh về vốn trong kỳ kế

toán Bao gồm:

a Tiền lãi: Lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, thu lãi bán hàng trả chậm,bán hàng trả góp …

b Lãi do bán, chuyển nhượng công cụ tài chính, đầu tư liên doanh vào

cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, đầu tư liên kết, đầu tư vào công ty con

c Cổ tức và lợi nhuận được chia

d Chênh lệch lãi do mua bán ngoại tệ, khoản lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ

e Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn

f Chiết khấu thanh toán được hưởng do mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ,tài sản cố định

g Thu nhập khác liên quan đến hoạt động tài chính

- Doanh thu nội bộ: là toàn bộ số tiền thu được do bán sản phẩm, hàng

hoá, dịch vụ, lao vụ tiêu thụ trong nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trongcùng một công ty, tổng công ty hạch toán toàn ngành

- Doanh thu khác (thu nhập khác): là các khoản thu nhập được tạo ra từ

các hoạt động khác ngoài hoạt động kinh doanh thông thường của doanhnghiệp như: thu nhập từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, tiền phạt dokhách hàng vi phạm hợp đồng, quà tặng, quà biếu…

Bên cạnh đó, chuẩn mực kế toán số 14 cũng định nghĩa một số kháiniệm liên quan chủ yếu đến chỉ tiêu doanh thu bán hàng:

Trang 12

- Giảm giá hàng bán: là số tiền giảm trừ cho khách hàng ngoài hoá đơn

hay hợp đồng do các nguyên nhân đặc biệt như hàng kém phẩm chất, khôngđúng quy cách giao hàng, không đúng thời gian địa điểm trong hợp đồng…

- Hàng bán bị trả lại: là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu

thụ, đã ghi nhận doanh thu nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điềukiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế hoặc theo chính sách bảo hành, như:Hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại…

- Chiết khấu thương mại: là khoản tiền chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá

niêm yết doanh nghiệp đã giảm trừ cho người mua hàng do việc người muahàng đã mua sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ với khối lượng lớn theo thoả thuận

về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các camkết mua, bán hàng

- Chiết khấu thanh toán: là khoản tiền người bán giảm trừ cho người

mua, do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng.Các chỉ tiêu trên BCTC có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau Nếu mộtchỉ tiêu trên BCTC thay đổi thì sẽ dẫn đến các chỉ tiêu khác có thể bị ảnhhưởng và thay đổi theo Do đó, cần phải biết và hiểu mối quan hệ giữa các chỉtiêu trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh Nhất là chỉ tiêu

có vị trí quan trọng như chỉ tiêu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

1.1.2 Quy định về hạch toán doanh thu.

1.1.2.1 Quy định về hạch toán doanh thu

Tài khoản loại 5- Doanh thu: Loại tài khoản này dung để phản ánh toàn

bộ doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa bất động sản, dịch vụ, tiền lãi, tiền bảnquyền, cổ tức và lợi nhuận được chia, các khoản chiết khấu thương mại, giảmgiá hàng bán, hàng bán bị trả lại Doanh thu được ghi nhận dựa trên nhữngquy định cụ thể sau:

Trang 13

1 Việc xác định và ghi nhận doanh thu phải tuân thủ các quy định trongChuẩn mực kế toán 14 “Doanh thu và thu nhập khác” và các Chuẩn mực kếtoán có liên quan.

2 Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải theo nguyên tắc phù hợp Khighi nhận một khoản doanh thu thì đồng thời phải ghi nhận một khoản chi phítương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó

3 Chỉ ghi nhận doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa khi thỏa mãn đồngthời năm điều kiện sau:

- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền vớiquyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua

- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người

sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịchbán hàng

- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

4 Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kếtquả của giao dịch được xác định một cách đáng tin cậy Trường hợp giao dịch

về cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong

kỳ tính theo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối

kế toán của kỳ đó Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khithỏa mãn đồng thời bốn điều kiện sau:

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó

- Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cânđối kế toán

Trang 14

- Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thànhgiao dịch cung cấp dịch vụ đó.

5 Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụtương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giaodịch tạo ra doanh thu, không được ghi nhận là doanh thu

6 Doanh thu phải được theo dõi riêng biệt theo từng loại doanh thu.Trong từng loại doanh thu lại được chi tiết theo từng khoản doanh thu, nhưdoanh thu bán hàng có thể được chi tiết thành doanh thu bán sản phẩm, hànghóa… nhằm phục vụ cho việc xác định đầy đủ, chính xác kết quả kinh doanhtheo yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh và lập báo cáo kết quảkinh doanh của doanh nghiệp

7 Nếu trong kỳ kế toán phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu bánhàng và cung cấp dịch vụ, như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán,hàng bán bị trả lại thì phải được hạch toán riêng biệt

8 Về nguyên tắc, cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp phải xác định kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh Toàn bộ doanh thu thuần thực hiện trong kỳ

kế toán được kết chuyển vào tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh.Các tài khoản thuộc loại tài khoản doanh thu không có số dư cuối kỳ

1.1.2.2 Quy định về hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:

Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ được xác định theo công thức:

Doanh thu thuần về bán

hàng và cung cấp dịch vụ =

Doanh thu bánhàng và cung cấpdịch vụ

Trang 15

- Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế giá trịgia tăng, hoặc chịu thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp thì doanhthu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán.

- Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụđặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ làtổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu)

- Những doanh nghiệp nhận gia công vật tư, hàng hoá thì chỉ phản ánhvào doanh thu bán hàng và cung cấp dịchvụ số tiền gia công thực tế đượchưởng, không bao gồm giá trị vật tư, hàng hoá nhận gia công

- Đối với hàng hoá nhận bán đại lý, ký gửi theo phương thức bán đúnggiá hưởng hoa hồng thì hạch toán vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịchvụphần hoa hồng bán hàng mà doanh nghiệp được hưởng

- Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp thì doanhnghiệp ghi nhận doanh thu bán hàng theo giá bán trả ngay và ghi nhận vàodoanh thu hoạt động tài chính về phần lãi tính trên khoản phải trả nhưng trảchậm phù hợp với thời điểm ghi nhận doanh thu được xác nhận

- Những sản phẩm, hàng hoá được xác định là tiêu thụ, nhưng vì lý do vềchất lượng, về qui cách kỹ thuật người mua từ chối thanh toán, gửi trả lạingười bán hoặc yêu cầu giảm giá và được doanh nghiệp chấp thuận; hoặcngười mua mua hàng với khối lượng lớn được chiết khấu thương mại thì cáckhoản giảm trừ doanh thu bán hàng này được theo dõi riêng biệt trên các Tàikhoản Hàng bán bị trả lại, hoặc Tài khoản Giảm giá hàng bán, Tài khoảnChiết khấu thương mại

- Trường hợp trong kỳ doanh nghiệp đã viết hoá đơn bán hàng và đã thutiền bán hàng nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa giao hàng cho người mua hàng, thìtrị giá số hàng này không được coi là tiêu thụ và không được ghi vào Tàikhoản" Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" mà chỉ hạch toán vào bên

Có Tài khoản " Phải thu của khách hàng" về khoản tiền đã thu của khách

Trang 16

thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" về trị giá hàng đã giao, đã thu trước tiềnbán hàng, phù hợp với các điều kiện ghi nhận doanh thu.

- Đối với trường hợp cho thuê tài sản, có nhận trước tiền cho thuê củanhiều năm thì doanh thu cung cấp dịch vụ ghi nhận của năm tài chính là sốtiền cho thuê được xác định trên cơ sở lấy toàn bộ tổng số tiền thu được chiacho số năm cho thuê tài sản

- Đối với doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, hànghoá, dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước, được Nhà nước trợ cấp, trợ giá theoqui định thì doanh thu trợ cấp, trợ giá là số tiền được Nhà nước chính thứcthông báo, hoặc thực tế trợ cấp, trợ giá Doanh thu trợ cấp, trợ giá được phảnánh trên Tài khoảnDoanh thu trợ cấp trợ giá

- Không hạch toán vào tài khoản này các trường hợp sau:

+ Trị giá hàng hoá, vật tư, bán thành phẩm xuất giao cho bên ngoài giacông chế biến

+ Trị giá sản phẩm, bán thành phẩm, dịch vụ cung cấp giữa các đơn vịthành viên trong một công ty, tổng công ty hạch toán toàn ngành (sản phẩm,bán thành phẩm, dịch vụ tiêu thụ nội bộ)

+ Số tiền thu được về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định

+ Trị giá sản phẩm, hàng hoá đang gửi bán; dịch vụ hoàn thành đã cungcấp cho khách hàng nhưng chưa được người mua chấp thuận thanh toán.+ Trị giá hàng gửi bán theo phương thức gửi bán đại lý, ký gửi (chưađược xác định là tiêu thụ)

+ Các khoản thu nhập khác không được coi là doanh thu bán hàng vàcung cấp dịch vụ

1.1.3 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

1.1.3.1 Về sổ sách kế toán:

Kế toán phải theo dõi chi tiết từng loại doanh thu, doanh thu từng mặt hàng,ngành hàng, từng sản phẩm, …theo dõi chi tiết từng khoản giảm trừ doanh thu

Trang 17

để xác định doanh thu thuần của từng loại doanh thu, chi tiết từng mặt hàng,từng sản phẩm,… trên các sổ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

1.1.3.2 Về chứng từ kế toán:

Chứng từ kế toán được sử dụng để kế toán doanh thu và các khoản giảmtrừ doanh thu bán hàng bao gồm:

1 Hoá đơn GTGT (mẫu 01 – GTKT -3LL)

2 Hoá đơn bán hàng thông thường (mẫu 02 –GTTT -3LL)

3 Bảng thanh toán hàng đại lí, kí gửi (mẫu 01-BH)

4 Thẻ quầy hàng (mẫu 02 –BH)

5 Các chứng từ thanh toán (phiếu thu, séc chuyển khoản, séc thanh toán,

uỷ nhiệm thu, giấy báo Có NH…)

6 Chứng từ kế toán liên quan khác như phiếu nhập kho hàng trả lại…

1.1.3.3 Về tài khoản kế toán:

Các tài khoản thuộc loại tài khoản doanh thu không có số dư cuối kỳ.Loại tài khoản 5 - Doanh thu có 6 tài khoản chia thành 3 nhóm:

Nhóm tài khoản 51 – Doanh thu, có 3 tài khoản:

- Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

- Tài khoản 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ

- Tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính

Nhóm tài khoản 52 – Có 01 tài khoản:

- Tài khoản 521 – Chiết khấu thương mại

Nhóm tài khoản 53 – Có 2 tài khoản:

- Tài khoản 531 – Hàng bán bị trả lại

- Tài khoản 532 – Giảm giá hàng bán

Chi tiết tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thànhcác tài khoản sau:

Trang 18

2 Tài khoản 5112 – Doanh thu bán các thành phẩm

3 Tài khoản 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ

4 Tài khoản 5114 – Doanh thu trợ cấp, trợ giá

5 Tài khoản 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư

Trình tự hạch toán đối với doanh thu

Chiết khấu thương mại, doanh thu hàng bán

bị trả lại, hoặc giảm giá hàng bán phát sinh

Thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt

phải nộp NSNN, thuế GTGT phải

nộp

(đơn vị áp dụng phương pháp trực tiếp)

Cuối kỳ, k/c chiết khấu thương mại,

doanh thu hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh

Đơn vị áp dụng Phương pháp trực tiếp (Tổng giá thanh toán)

Đơn vị áp dụng Phương pháp khấu trừ (Giá chưa có thuế GTGT)

Cuối kỳ k/c Doanh thu thuần

Thuế GTGT đầu ra

Trang 19

1.2 LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỦ TỤC PHÂN TÍCH.

1.2.1 Khái niệm thủ tục phân tích

Các thủ tục kiểm toán được hiểu là trình tự và nội dung thực hiện côngviệc cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán Thủ tục phân tích là một thủtục kiểm toán được hình thành dựa trên cơ sở phương pháp phân tích Hiệnnay có khá nhiều khái niệm về thủ tục phân tích đang được sử dụng

Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 520, Quy trình (thủ tục)

phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, tỷ suất quan trọng, qua đótìm ra những xu hướng, biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫnvới các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dựkiến

Theo Tuyên bố về Chuẩn mực Kiểm toán của Mỹ, SAS 56 (AU 329),

thủ tục phân tích là một phần quan trọng trong quá trình kiểm toán và baogồm việc đánh giá các thông tin tài chính được thực hiện bằng việc nghiêncứu về mối quan hệ xác đáng cả dữ liệu tài chính và phi tài chính Thủ tụcphân tích được thực hiên từ so sánh đơn giản tới việc sử dụng các mô hìnhphức tạp liên quan đến nhiều mối quan hệ và yếu tố của dữ liệu

Theo Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế số 520, Thủ tục phân tích là việc

đánh giá thông tin tài chính được thực hiện bằng việc nghiên cứu về mối quan

hệ hợp lý về cả dữ liệu tài chính và phi tài chính Thủ tục phân tích cũng baogồm việc điều tra xác định biến động và mối quan hệ không phù hợp với khác

có liên quan thông tin hoặc đi chệch đáng kể so với số dự đoán

Các khái niệm trên tuy có nhiều cách diễn đạt từ ngữ khác nhau nhưngđều bao hàm những nội dung cơ bản:

- Cơ sở của thủ tục phân tích là các dữ liệu tài chính và phi tài chính màkiểm toán viên thu thập được

Trang 20

- Cách thức phân tích là xem xét tính hợp lý hoặc không hợp lý trong cácmối quan hệ và xu hướng, biến động của các chỉ tiêu kinh tế bằng các kĩ thuậtkiểm toán như so sánh, tính toán, cân đối, thống kê…

Từ những trình bày trên có thể dẫn đến bản chất của thủ tục phân tíchnhư sau: “Thủ tục phân tích là trình tự và nội dung các bước công việc cụ thểthực hiện việc phân tích các số liệu, thông tin, tỷ suất nhằm đánh giá tính hợp

lý hoặc không hợp lý trong xu hướng, biến động và những mối quan hệ củacác chỉ tiêu, nghiệp vụ cấu thành Báo cáo tài chính (BCTC) trên cơ sở của cảthông tin tài chính và phi tài chính bằng việc áp dụng các kỹ thuật phân tíchthích hợp”

Nội dung thủ tục phân tích gồm 3 yếu tố: Dự đoán, so sánh và đánh giá.

Dự đoán: là việc ước đoán về số dư tài khoản, giá trị các chỉ tiêu, tỷ suất

hoặc xu hướng , dự đoán bao gồm các công việc sau đây:

Đưa ra mô hình để dự đoán: Xác định những biến tài chính và những

biến hoạt động có liên quan cũng như quan hệ giữa hai loại biến này Việcxác định được mối quan hệ giữa các biến tài chính và các biến hoạt động cóliên quan là rất quan trọng trong việc xây dựng một mô hình để dự đoán.Trong một vài trường hợp, việc xác định mối quan hệ giữa các dữ liệu khôngphải đơn giản Nó đòi hỏi một sự sáng tạo, chọn lựa và xây dựng các giả địnhcủa người phân tích

Xây dựng một mô hình để kết hợp những thông tin: Thường khi đã xác

định được mối quan hệ giữa các biến, phải cố gắng biến đổi mối quan hệ đóthành quan hệ số học (một công thức, một mô hình) Khi một biến chịu ảnhhưởng của nhiều nhân tố, phải đảm bảo đưa vào mô hình tất cả những nhân tốnày hoặc tối thiểu là những ảnh hưởng quan trọng Nếu không, kết quả nhậnđược của thủ tục sẽ thiếu chính xác Số liệu thể hiện một sự kết hợp những

Trang 21

ảnh hưởng và kết quả của khá nhiều mối liên hệ và những sự kiện về hoạtđộng và tài chính Thủ tục này càng chi tiết thì những mối quan hệ và những

sự kiện này càng ít phức tạp, thủ tục càng có khả năng cung cấp một dự đoánchính xác

Dự đoán dưa vào mô hình đã xây dựng: Bổ sung vào mô hình các biến

số thu thập được để tìm ra một kết quả dự đóan theo mô hình đã xây dựng

So sánh: là việc đối chiếu số dự đoán với số liệu trên báo cáo tài chính

và các báo cáo khác có liên quan Cụ thể:

Xác định mức sai lệch cho phép: Việc sử dụng một mô hình để dự đoán

chắc chắn sẽ có sai số do bản thân các hệ số được sử dụng trong mô hình chưaphản ảnh đầy đủ thực sự các nhân tố ảnh hưởng và việc thu thập số liệu đưa

mô hình Do đó, trước khi so sánh số liệu dự đoán với số liệu khách hàngcung cấp, cần xác định mức ngưỡng sai lệch cho phép Nếu việc so sánh chomột kết quả vượt quá mức ngưỡng này, sự chênh lệch được xem là đáng kể và

có sự bất hợp lý trong số liệu khách hàng cung cấp

So sánh số liệu dự đoán với số liệu khách hàng cung cấp: Trên cơ sở số

liệu được khách hàng cung cấp và số liệu dự đoán, KTV tiến hành so sánh vàđánh giá các chênh lệch trên cơ sở mức sai lệch cho phép đã xác định

Trình bày với khách hàng về các chênh lệch và yêu cầu giải thích: Qua

trình bày với khách hàng về những chênh lệch, khách hàng có thể có nhiềugiải thích mà kiểm toán viên phải thận trọng trước những lời giải thích này vàtìm ra lời giải thích phù hợp nhất Để xác định được lời giải thích phù hợp,kiểm toán viên cần chứng thực những lời giải thích Việc này có thể thực hiệnbằng cách phỏng vấn với nhiều hơn một nhân viên và xem xét đến tính nhấtquán của chúng hoặc cũng có thể bằng những bằng chứng khác mà kháchhàng cung cấp như các hợp đồng, biên bản họp với các bên hữu quan…

Trang 22

Đánh giá: Công việc này đòi hỏi sự linh hoạt của kiểm toán viên Đánh

giá ở đây không chỉ đơn thuần dựa trên những so sánh toán học mà dựa trênnhững xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên

Với những giải thích được chấp nhận (nếu có) cho những chênh lệch(nếu có) mà kết quả của sự so sánh vẫn có những bất hợp lý (những chênhlệch đáng kể), nghĩa là kiểm toán viên đã không thu thập được một bằngchứng kiểm toán và kiểm toán viên nên cân nhắc xem liệu có nên tiến hànhnhững thủ tục thay thế

Trong một vài trường hợp, kiểm toán viên nên xem xét khả năng có cầnthiết xây dựng lại mô hình dự đoán và giảm chênh lệch Nếu vẫn không thểgiải thích được những chênh lệch này, kiểm toán viên sẽ đưa chênh lệch nàyvào Bảng tóm tắt những chênh lệch chưa điều chỉnh

Đánh giá mức độ hợp lý: tùy mức độ trọng yếu của khoản mục để quyếtđịnh xem có nên:

- Chấp nhận như một bằng chứng kiểm toán

- Hoàn thiện mô hình dự đoán để có kết quả so sánh chính xác hơn

- Tiến hành các thủ tục kiểm tra chi tiết

1.2.2 Vai trò của thủ tục phân tích

Đối tượng chung và trực tiếp của kiểm toán tài chính là các bảng khai tàichính Đây là sản phẩm của hệ thống thông tin kế toán phản ánh khái quát tìnhhình tài chính, kết quả kinh doanh và luồng lưu chuyển tiền của doanh nghiệp Trong quá trình xử lý thông tin kế toán, các phương pháp kĩ thuật riêng

có của kế toán như: chứng từ, tính giá, đối ứng tài khoản và tổng hợp cân đối

kế toán kết hợp chặt chẽ với nhau tạo thành một quy trình xử lý từ đó hìnhthành Báo cáo tài chính nhằm tổng hợp các chỉ tiêu và nghiệp vụ kinh tế phátsinh Các chỉ tiêu và nghiệp vụ kinh tế bản thân luôn tồn tại và vận động trongcác mối quan hệ phức tạp Vì vậy mà việc xem xét, đánh giá xu hướng, biến

Trang 23

động và các mối quan hệ của các chỉ tiêu và nghiệp vụ kinh tế nhằm tới việcthu thập các bằng chứng kiểm toán thích hợp là điều cần thiết trong một cuộckiểm toán BCTC.

Thủ tục phân tích có vai trò quan trọng và là một thủ tục kiểm toán cóhiệu lực cao ở tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán:

Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, thủ tục phân tích được sử để giúp

kiểm toán viên có được sự hiểu biết về kết quả sản xuất kinh doanh, tình hìnhtài chính của đơn vị khách hàng, giúp kiểm toán viên có thể phân vùng nhữngkhu vực có khả năng sai sót làm trọng tâm cho cuộc kiểm toán và thiết kế cácthủ tục kiểm toán khác

Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, thủ tục phân tích được sử dụng vừa

như một thử nghiệm kiểm soát nhằm tiếp tục đánh giá hệ thống kiểm soát nội

bộ của doanh nghiệp, vừa như một thử nghiệm cơ bản nhằm thu thập các bằngchứng kiểm toán về mục tiêu hợp lý chung của một cơ sở dẫn liệu cá biệt cóliên quan tới số dư của một tài khoản hoặc của một nghiệp vụ nào đó

Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, thủ tục phân tích giúp kiểm toán

viên hình thành các ý kiến đánh giá, nhận xét về tính trung thực, hợp lý, hợppháp cho từng nội dung được kiểm toán và cho toàn bộ cuộc kiểm toán, hơnnữa trong giai đoạn kết thúc kiểm toán thủ tục phân tích còn giúp kiểm toánviên rà soát lại toàn bộ báo cáo tài chính trong giai đoạn soát xét cuối cùngcủa cuộc kiểm toán

1.2.3 Phân loại thủ tục phân tích

Phân tích xu hướng

Phân tích xu hướng là sự phân tích dựa trên cơ sở so sánh các chỉ số củacùng một chỉ tiêu trên báo cáo tài chính Phân tích xu hướng thường đượckiểm toán viên sử dụng qua so sánh thông tin tài chính kỳ này với kỳ trước,

Trang 24

tài khoản cần xem xét Đồng thời thông qua phân tích sự biến động của một

số dư tài khoản hay khoản mục giữa các kỳ kế toán trước, kiểm toán viên cóthể đưa ra dự kiến của kỳ hiện tại Có thể phân chia thủ tục phân tích xuhướng thành hai dạng là: Phân tích xu hướng giản đơn và phân tích hồi quy

- Phân tích xu hướng giản đơn: Là xác định con số ước tính dựa trên số

dư tài khoản kỳ trước

- Phân tích hồi quy: Là sử dụng phương pháp toán học trong phân tíchtài chính để biểu hiện và đánh giá các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kinh tế Phương pháp này xác định sự thay đổi của nguyên nhân Đây là phươngpháp phổ biến và có hiệu quả sử dụng cao hơn so với phương pháp phân tích

xu hướng giản đơn Vì nó chi tiết đến từng yếu tố của chỉ ta đang xem xét

- Nhóm tỷ suất về khả năng thanh toán

Trang 25

- Nhóm tỷ suất hoạt động

- Nhóm tỷ suất đòn bẩy

- Nhóm tỷ suất lợi nhuận

- Nhóm tỷ suất giá thị trường

1.2.4 Các kỹ thuật áp dụng khi thực hiện thủ tục phân tích.

Phân tích xu hướng

Thực chất, phân tích xu hướng là xem xét những thay đổi ở số dư tàikhoản, một khoản mục hay một nhân tố nhất định theo trình tự thời gian (nămhoặc tháng) Việc đánh giá một xu hướng có bất thường hay không được đặttrong mối quan hệ với các thông tin khác như tính chu kì, tính thời vụ, tácnhân ảnh hưởng bất thường…

Khi phân tích xu hướng, kiểm toán viên cần luôn nhận thức được rằngnhững xu hướng trước kia có thể không liên quan đến xu hướng hiện tại vàtrong thực tế chúng có thể làm kiểm toán viên mắc sai sót Phân tích xuhướng chỉ được xem xét khi kiểm toán viên đánh giá rằng những xu hướngtrước kia thực sự có liên quan tới hiện tại

Các kĩ thuật được sử dụng trong phân tích xu hướng gồm:

- Đồ thị: số liệu được đưa ra trên đồ thị giúp kiểm toán viên có thể đánhgiá đúng về xu hướng diễn ra trong thời gian trước Khi kết hợp các thông tinhiện tại và phác họa trên đồ thị, kiểm toán viên có được dự đoán về chiềuhướng phát triển của đối tượng phân tích và sau đó so sánh dự đoán này vớithực tế

- Các tính toán đơn giản: dựa vào các xu hướng trong quá khứ, kiểm toánviên áp dụng để dự đoán cho hiện tại Kĩ thuật này áp dụng cho trường hợpkhông có những tác động đáng kể với đối tượng phân tích

Trang 26

- Các tính toán phức tạp: được sử dụng trong trường hợp xu hướng biếnđộng phức tạp Việc đưa ra các phép tính phức tạp nhằm loại trừ ảnh hưởngcủa các nhân tố phụ.

Như vậy, phân tích xu hướng thường cho hiệu quả rõ rệt với những số dưhoặc loại nghiệp vụ được đánh giá có khả năng biến đổi lớn nhưng giá trị ghi

sổ không biến đổi hay biến đổi rất ít tuy nhiên phân tích xu hướng đem lại độtin cậy là thấp nhất vì kỹ thuật này chủ yếu dựa vào số liệu của năm trước để

dự đoán

Phân tích các tỷ suất tài chính

Phân tích các tỷ suất tài chính là sự so sánh giữa các thương số cũngđược tính ra trên cơ sở của 2 chỉ tiêu có liên quan Khái niệm “tỷ suất” ở đâyđược hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả tỷ lệ %, hệ số (số lần), mức bình quâncủa một loại nghiệp vụ so với một số dư xác định Thông thường khi phântích tỷ suất cũng phải xem xét cả xu hướng của tỷ suất đó

Nếu phân chia theo loại hình biểu hiện của các nhân tố trong tỷ suất thìphân tích tỷ suất xem xét các loại quan hệ sau:

- Tỷ suất giữa loại nghiệp vụ với số dư một tài khoản Ví dụ: Tỷ suất

giữa chi phí khấu hao với tổng tài sản được tính khấu hao (mức khấu hao bìnhquân)

- Tỷ suất giữa loại nghiệp vụ này với loại nghiệp vụ khác có liên quan.

Ví dụ: Tỷ suất giữa lợi nhuận (hoặc chiết khấu bán hàng) với doanh thu

- Tỷ suất giữa số dư một tài khoản với số dư tài khoản khác có liên quan.

Ví dụ: Tỷ suất giữa dự phòng lỗi thời hàng tồn kho với tổng giá trị hàng tồnkho

- Tỷ suất giữa chỉ tiêu tài chính với các chỉ tiêu có liên quan khác về

hoạt động Ví dụ, tỷ suất giữa tổng hàng hóa bán ra với diện tích bán hàng,

hay như tỷ suất tổng chi phí lương trên tổng số công nhân viên…

Trang 27

Còn nếu phân chia tỷ suất theo các nhóm nội dung kinh tế thì KTVthường quan tâm tới các nhóm tỷ suất sau:

- Nhóm tỷ suất về khả năng thanh toán: Hệ số về khả năng thanh toán

hiện thời, hệ số về khả năng thanh toán nhanh, hệ số về khả năng thanh toántức thời, số ngày quay vòng nợ phải thu, hệ số khả năng thanh toán tổng quát

- Nhóm chỉ suất về cấu trúc tài chính: Tỷ suất tài trợ, tỷ suất nợ, tỷ suất

đầu tư vào TSCĐ, tỷ suất tự tài trợ

- Nhóm chỉ suất về khả năng sinh lời: Tỷ suất lợi nhuận thuần trên vốn,

tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu

- Nhóm tỷ suất về hoạt động: tỷ suất lợi nhuận gộp trên tổng tài sản, tỷ

suất lợi tức tài sản cố định, tỷ suất doanh thu trên tổng tài sản (ROA), tỷ suấtdoanh thu trên vốn chủ sở hữu (ROE)…

Phân tích tỷ suất cũng giúp so sánh tính hợp lý về tình hình tài chính củađơn vị khách hàng với các đơn vị khác cùng ngành Phân tích tỷ suất đượcdựa trên mối quan hệ giữa các báo cáo khác nhau có liên quan nên việc phântích tỷ suất cũng đem lại thông tin có giá trị Việc sử dụng phân tích tỷ suấtđược thực hiện đối với các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh và số dưtrên bảng cân đối kế toán Tuy nhiên phân tích tỷ suất thường không mang lạihiệu quả cao đối với các số dư trên bảng cân đối kế toán vì các số dư này chỉmang tính thời điểm Do vậy, phân tích tỷ suất thường được áp dụng nhiềuhơn trong phân tích các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh

Phân tích tính hợp lý

Phân tích tính hợp lý là phân tích tổng quát trên cơ sở so sánh giá trị sổsách với giá trị ước tính của kiểm toán viên Ví dụ: So sánh giữa tiền lươngghi sổ với ước tính về tiền lương của kiểm toán viên theo số lượng lao độnghoặc số lượng sản phẩm và mức lương bình quân

Trang 28

Trong phân tích dự báo, việc đưa ra một công thức ước tính được xem làbước quan trọng nhất Công thức ước tính phù hợp thì kết quả dự báo sẽ chínhxác và ngược lại Chẳng hạn, khi ước tính chi phí lãi vay, nếu có nhiều khoảnvay với lãi suất khác nhau, kiểm toán viên có thể sử dụng công thức ước tínhchi phí lãi vay như sau:

Chi phí lãi vay =  ( Số dư nợ vay bình

quân khoản vay i x

Lãi suất bìnhquân khoản vay i)

Số dư nợ bình quân

khoản vay i =

Tổng số dư nợ vay 12 tháng khoản vay i

12Các tỷ suất trên có thể được phân tích theo thời gian hoặc so sánh giữacác đơn vị hay bộ phận khác nhau có điều kiện tương tự

Phân tích tính hợp lý chung giúp kiểm toán viên điều tra, phát hiện đượcnhững sai lệch lớn trên báo cáo tài chính hoặc những xu hướng biến động lớntrong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng mà kiểm toán viên cầnphải xem xét, thẩm định Mặt khác, thông qua phân tích tính hợp lý chung,kiểm toán viên sẽ tìm hiểu được rõ hơn về công việc kinh doanh của kháchhàng, về điểm mạnh và thế yếu của khách hàng, và cũng nhờ đó mà có thểhình thành nên những dự đoán về rủi ro tiềm tàng

Tuy nhiên phân tích tính hợp lý chung chỉ có thể tìm ra được những saiphạm hay bất thường lớn, mang tính chất chung và tổng quát nhất, chưa thể

đi sâu vào tìm ra sai phạm cụ thể Không những vậy, để có thể có những kếtluận xác đáng kiểm toán viên không thể so sánh các chỉ tiêu ở một thời điểm

mà phải so sánh trong một khoảng thời gian nhất định

Trang 29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH ĐỐI VỚI KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN NHÂN

TÂM VIỆT THỰC HIỆN

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁNNHÂN TÂM VIỆT

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của NTV

Công ty Kiểm toán Nhân Việt (VP AUDIT) được thành lập và hoạt độngtheo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 22 tháng 9 năm 2006.Các sáng lập viên của VPAUDIT là những kiểm toán viên thuộc thế hệ kiểmtoán viên đầu tiên của Việt Nam, đã từng được đào tạo từ dự án EURO -TAPVIET, dự án đặt nền móng cho hoạt động kiểm toán chuyên nghiệp ởViệt Nam

Công ty Kiểm toán Tâm Việt được thành lập từ ngày 19 tháng 10 năm

2004, bởi các chuyên gia đã từng là Lãnh đạo Công ty Kiểm toán lớn nhấtViệt nam, trụ sở chính tại TP Hồ Chí Minh

Nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng phát triển kinh doanh, cung cấp dịch vụkiểm toán, tư vấn thuế, thẩm định giá một cách chuyên nghiệp trong phạm vitoàn quốc, Công ty TNHH Kiểm toán Nhân Việt đã hợp nhất với Công tyTNHH Kiểm toán Tâm Việt thành Công ty TNHH Kiểm toán Nhân Tâm Việt(NVT) theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 10 ngày14/8/2014 Việc hợp nhất là một cơ hội, kết nối nhiều chuyên gia hàng đầu,

có kinh nghiệm lâu năm nhất trong ngành Kiểm toán độc lập ở Việt nam, tạo

đà cho bước phát triển mới trên thị trường dựa trên những nền tảng thànhcông mà Nhân Việt và Tâm Việt đã đạt được trong gần 10 năm qua

Trang 30

2.1.2 Lĩnh vực và phạm vi hoạt động của NTV

Tên Công ty : CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN NHÂN TÂM VIỆT

 Tên giao dịch : NHAN TAM VIET AUDITING COMPANYLIMITED

 Tên viết tắt : NVT CO.,LTD

 Trụ sở chính : Số 187 đường Nguyễn Lương Bằng, P.Quang Trung,Q.Đống Đa, Hà Nội

 Điện thoại : (844) 37 61 33 99 Fax: (844) 37 61 55 99

 Email :vapa@ntva.vn Web: http://www.ntva.vn

Công ty có các chi nhánh, văn phòng đại diện sau:

 Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán Nhân Tâm Việt tại Hà Nội

 Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán Nhân Tâm Việt tại TP.Hồ ChíMinh

 Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán Nhân Tâm Việt tại TP.HảiPhòng

 Văn phòng đại diện Công ty TNHH Kiểm toán Nhân Tâm Việt tạiBắc Giang

Mục tiêu hoạt động:

Mục tiêu hoạt động của NVT là đem đến cho khách hàng các dịch vụchuyên ngành kiểm toán, tư vấn tài chính, kế toán, thuế hữu hiệu nhất, đápứng yêu cầu quản lý kinh tế, tài chính của Quý khách, mang lại hiệu quả kinh

tế cao nhất và góp phần không ngừng làm gia tăng giá trị cho Quý khách

Phương châm dịch vụ của NVT:

 Độc lập, trung thực khách quan và bảo mật, tuân thủ các quy địnhcủa nhà nước Việt Nam cũng như các chuẩn mực kiểm toán quốc tế đượcchấp nhận chung

 Phương pháp kiểm toán khoa học, hiện đại, hiệu quả

Trang 31

 Khẳng định tính chuyên nghiệp, chất lượng trong từng dịch vụ.

 Nhiệt tình, chu đáo, chuẩn mực trong tác nghiệp, luôn quan tâm bảo

2.1.3.Các dịch vụ chính của Nhân Tâm Việt

Công ty kiểm toán Nhân Tâm Việt cung cấp đầy đủ các dịch vụ vềtài chính kế toán

Kiểm toán báo cáo tài chính và các dịch vụ soát xét:

 Kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm

 Soát xét báo cáo tài chính giữa niên độ

 Kiểm tra báo cáo tài chính theo mục đích định trước

 Kiểm toán đặc biệt (một bộ phận báo cáo tài chính, báo cáo tài chínhđược lập theo một cơ sở kế toán khác với chế độ kế toán Việt Nam, báo cáotài chính tóm tắt, )

Kiểm toán xây dựng cơ bản:

 Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành

 Kiểm toán chi phí thực hiện dự án đầu tư

 Kiểm toán nguồn vốn và tình hình cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơbản

Thẩm định giá:

Trang 32

 Thẩm định giá bất động sản: thẩm định giá trị quyền sử dụng đất, giátrị công trình xây dựng, khách sạn, cao ốc, trung tâm thương mại, nhà xưởng,kho tàng, bến bãi, bệnh viện, trường học, trang trại…

 Thẩm định giá trị động sản: thẩm định giá trị dây chuyền máy móc,thiết bị chuyên dùng, phương tiện vận tải…

 Thẩm định dự án đầu tư, giá trị quyền khai thác và giá trị lợi thếquyền thuê…

 Thẩm định giá trị vô hình: giá trị thương hiệu, quyền sở hữu trí tuệ,lợi thế địa lý…

Xác định giá trị doanh nghiệp:

 Xác định giá trị doanh nghiệp, tư vấn cổ phần hóa

 Xác định giá trị phần vốn góp làm cơ sở cho mua bán, sáp nhập

Tư vấn thuế:

 Tư vấn kê khai, hoàn thuế giá trị gia tăng

 Tư vấn kê khai, quyết toán thuế thu nhập cá nhân

 Tư vấn thuế thu nhập doanh nghiệp

 Tư vấn thuế xuất nhập khẩu

 Giải đáp, trợ giúp giải đáp các vướng mắc về chính sách thuế

Tư vấn tài chính, tín dụng:

 Lập báo cáo đầu tư dự án

 Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư

 Phân tích tài chính doanh nghiệp

 Lựa chọn nguồn vốn đầu tư, tối ưu hóa cơ cấu vốn

 Xây dựng quy chế tài chính

Trang 33

 Lập hồ sơ vay vốn của các tổ chức tín dụng.

 Xây dựng bộ máy kế toán, hệ thống tài khoản hữu hiệu nhất

 Xây dựng quy trình tác nghiệp kế toán, hệ thống mẫu biểu chứng từ,báo cáo kế toán nội bộ phục vụ cho công tác quản lý

Dịch vụ đào tạo:

 Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ kế toán viên

 Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kiểm toán viên nội bộ

 Tổ chức thi tuyển nhân viên kế toán

 Tổ chức các khoá thực hành kế toán, kiểm toán cho đội ngũ kế toánviên, kiểm toán viên nội bộ

2.1.4.Đặc điểm tổ chức hoạt động và quản lý của NTV

Hiện nay NVT có 79 cán bộ, nhân viên với cơ cấu:

 Tiến sĩ luật: 01 người

 Thạc sĩ kinh tế: 03 người

 Cử nhân kinh tế:75 người, trong đó có nhiều người có 2 bằng đại học

 Kiểm toán viên: 15 người

BAN LÃNH ĐẠO

Trang 34

 Kiểm toán viên cấp Nhà nước năm 1999.

 Chứng chỉ tư vấn thuế năm 2013

 Thẩm định viên về giá năm 2013

 9 năm kinh nghiệm quản lý tài chính kế toán tại Công ty DệtVĩnh Phú

 4 năm kinh nghiệm làm Kế toán trưởng tại Công ty Phát hànhBáo chí Trung ương

 7 năm kinh nghiệm hành nghề kiểm toán tại Công ty Dịch vụ Tưvấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC)

 4 năm kinh nghiệm hành nghề kiểm toán tại Công ty TNHH Dịch vụKiểm toán và Tư vấn Thăng Long

 5 năm kinh nghiệm hành nghề kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểmtoán Nhân Tâm Việt (NVT)

 Phụ trách và trực tiếp thực hiện nhiều cuộc kiểm toán, tư vấn tàichính kế toán, xác định giá trị doanh nghiệp tại các Tổng công ty Nhà nước

 Định giá xác định giá trị tài sản phục vụ cho mục đích Góp vốn, bántài sản, thanh lý tài sản và làm tài sản đảm bảo vay vốn ngân hàng,…

 Phụ trách và trực tiếp thực hiện nhiều cuộc kiểm toán, tư vấn tàichính kế toán tại các tổ chức tín dụng

 Phụ trách và trực tiếp thực hiện nhiều cuộc kiểm toán, tư vấn tàichính kế toán tại nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mạidịch vụ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh

 Tham gia đào tạo nhiều thế hệ kiểm toán viên cho AASC, NVT

Ths, KTV Nguyễn Thị Hồng Thanh - Phó Tổng Giám đốc

 Thạc sỹ Kinh tế - Học viện Tài chính năm 2003

 Cử nhân Kinh tế - Học viện Tài chính năm 1982

 Kiểm toán viên cấp Nhà nước năm 1995

Trang 35

 Chứng chỉ tư vấn thuế năm 2010.

 Thẩm định viên về giá năm 2011

 9 năm kinh nghiệm giảng dạy kế toán Học viện Tài chính

 10 năm kinh nghiệm hành nghề kiểm toán và làm Phó Tổng Giámđốc Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC)

 10 năm kinh nghiệm hành nghề và làm Phó Tổng Giám đốc Công tyTNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C)

 4 năm kinh nghiệm hành nghề và làm quản lý tại Công ty TNHHKiểm toán Nhân Tâm Việt (NVT)

 Phụ trách và trực tiếp thực hiện nhiều cuộc kiểm toán, tư vấn tàichính kế toán, xác định giá trị doanh nghiệp tại các Tổng Công ty Nhà nước

 Định giá xác định giá trị tài sản phục vụ cho mục đích Góp vốn, bántài sản, thanh lý tài sản và làm tài sản đảm bảo vay vốn ngân hàng,…

 Phụ trách và trực tiếp thực hiện nhiều cuộc kiểm toán, tư vấn tàichính kế toán tại các tổ chức tín dụng

 Phụ trách và trực tiếp thực hiện nhiều cuộc kiểm toán, tư vấn tàichính kế toán tại nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mạidịch vụ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh

 Phụ trách và trực tiếp thực hiện nhiều cuộc kiểm toán tại các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

 ĐÀO TẠO NHIỀU THẾ HỆ KIỂM TOÁN VIÊN CHO AASC

VÀ A&C

KTV Trương Thị Thảo - Phó Tổng Giám đốc

 Cử nhân Kinh tế - Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông năm1976

 Kiểm toán viên cấp Nhà nước năm 2000

Trang 36

 17 năm kinh nghiệm giảng dạy tài chính, kế toán tại Học viện Côngnghệ Bưu chính Viễn thông.

 3 năm kinh nghiệm quản lý tài chính, kế toán tại Tập đoàn Bưu chínhViễn thông Việt Nam

 9 năm kinh nghiệm kiểm toán chuyên ngành tại Tập đoàn Bưu chínhViễn thông Việt Nam

 9 năm kinh nghiệm hành nghề và điều hành hoạt động kiểm toán độclập tại Công ty TNHH Kiểm toán Nhân Tâm Việt

 Phụ trách và trực tiếp thực hiện nhiều cuộc kiểm toán, tư vấn tàichính kế toán, xác định giá trị doanh nghiệp tại các đơn vị trong Tập đoànBưu chính Viễn thông Việt Nam

 Phụ trách và trực tiếp thực hiện nhiều cuộc kiểm toán, tư vấn tàichính kế toán tại nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mạidịch vụ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh

 Đào tạo nhiều thế hệ kiểm toán viên cho NVT

KTV Đào Duy Hưng - Phó Tổng Giám đốc

 Cử nhân tài chính kế toán - Học viện Tài chính năm 2000

 Kiểm toán viên cấp Nhà nước năm 2011

 Chứng chỉ tư vấn thuế năm 2013

 7 năm kinh nghiệm làm kế toán tại Công ty Xây dựng công trìnhgiao thông 875

 7 năm kinh nghiệm hành nghề hoạt động kiểm toán độc lập tại Công

ty TNHH Kiểm toán Nhân Tâm Việt

 Phụ trách và trực tiếp thực hiện nhiều cuộc kiểm toán, tư vấn tàichính kế toán, xác định giá trị doanh nghiệp tại các Tổng Công ty Nhà nước

Trang 37

 Phụ trách và trực tiếp thực hiện nhiều cuộc kiểm toán, tư vấn tàichính kế toán tại nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mạidịch vụ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

 Phụ trách và trực tiếp thực hiện nhiều cuộc kiểm toán, tư vấn tàichính tại nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

 Đào tạo nhiều thế hệ kiểm toán viên cho NVT

Đội ngũ trợ lý kiểm toán viên

 Đội ngũ trợ lý kiểm toán viên được đào tạo bài bản, tác phongchuyên nghiệp, nhiệt tình, chu đáo, tinh thần trách nhiệm cao

 Có kinh nghiệm kiểm toán trong lĩnh vực chuyên ngành

 Thường xuyên được đào tạo, cập nhật các kiến thức chuyên ngànhmới nhất

b) Nhiệm vụ của ban giám đốc

Trang 38

- Tổ chức, điều hành mọi hoạt động và không ngừng phát triển toàn diệncông ty

- Củng cố, phát triển tổ chức của công ty :

+ Mở thêm chi nhánh, văn phòng đại diện

+ Tăng số lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên

+ Sắp xếp cơ cấu tổ chức phù hợp vời hoạt động chuyên môn

+ Giám đốc có quyền miễn nhiệm , bổ nhiệm hoặc triệu tập hội đồngthành viên

về miễn nhiệm, đề bạt cán bộ, thành lập mới phòng nghiệp vụ

- Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ

- Phát triển các hoạt động dịch vụ : kiểm toán, tư vấn đào tạo , kiểm soátchất lượng, tránh mọi rủi ro nghề nghiệp

- Duy trì và mở rộng đội ngũ khách hàng, quan hệ đối ngoại, hợp tác ,liên doanh rong và ngoài nước

- Phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công ty

- Đào tạo cán bộ nhân viên nghiệp vụ và quản lý

- Trang bị và đổi mới thiết bị, phương tiện và điều kiện làm việc

- Giữ gìn, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và không ngừng phát triểnvốn,tài sản, năng lực của công ty

- Chăm lo và không ngừng cải thiện đời sống vật chất của nhân viên

- Trực tiếp phụ trách về tài chính, đối ngoại; phụ trách các văn phòng đạidiện; kiêm chủ tịch hội đồng thi đua; chủ tịch hội đồng thi tuyển nhân viên mới

- Trực tiếp chỉ đạo chuyên môn một số phòng và một số hợp đồng lớn

* Nhiệm vụ của phó giám đốc

- Giúp cho giám đốc trong việc tổ chức, điều hành và phát triển toàn diệncông ty

Trang 39

- Quan hệ với các cơ quan địa phương về an ninh, trật tự, địa điểm làmviệc của công ty.

- Trực tiếp quản lý và điều hành một hoặc một số phòng nghiệp vụ theo

sự phân công của giám đốc; đồng thời phụ trách công tác hành chính, tổ chức,văn thư

c) Nhiệm vụ các chi nhánh và văn phòng đại diện

Giám đốc chi nhánh và các trưởng đại diện có nhiệm vụ thực hiện cáchợp đồng kiểm toán tại khu vực quản lý

- Lập kế hoạch kiểm toán cụ thể đối với từng khách hàng Khi được Bangiám đốc giao nhiệm vụ thì thực hiện kiểm toán đối với khách hàng đó

- Sau khi kết thúc công việc kiểm toán ở đơn vị khách hàng, phải lậpbiên bản kiểm toán theo mẫu quy định

- Các nhóm trong phòng phải thường xuyên liên lạc với nhau để thôngbáo tình hình thực hiện của mỗi nhóm Căn cứ tình hình thực tế, trưởng phòng

sẽ sắp xếp nhân viên cho hợp lý, đảm bảo công việc triển khai tốt

- Trưởng phòng trực tiếp điều hành toàn bộ công việc kiểm toán, nếuvướng mắc thì báo cáo với Giám đốc hoặc Phó giám đốc để xin ý kiến chỉ đạo

- Thực hiện các phần hành mà Ban giám đốc giao cho theo dõi và một số

Trang 40

e) Phòng kiểm toán chấp thuận

Tại đây gồm trưởng phòng và có 16 nhân viên Phòng kiểm toán chấpthuận thực hiện các công việc tương tự như phòng kiểm toán I

f) Phòng kiểm toán XDCB và thẩm định giá

Phòng kiểm toán xây dựng cơ bản thực hiện kiểm toán các công trìnhxây dựng mà công ty ký kết được, nhận đánh giá lại giá trị các tài sản thuộcbất động sản

g) Phòng tư vấn

- Chuyên thực hiện tư vấn các vấn đề liên quan đến kế toán như : thiết kếxây dựng hệ thống kế toán cho doanh nghiệp, hướng dẫn doanh nghiệp lập vàghi sổ kế toán theo đúng quy định ban hành, tư vấn lựa chọn và nhân cài đặtcác phần mềm kế toán cho doanh nghiệp

- Tư vấn xây dựng quy chế tài chính, thiết kế xây dựng hệ thống kiểmsoát nội bộ cho đơn vị

- Tư vấn thuế và cung cấp các văn bản thuế mới ban hành cho doanhnghiệp

- Nhận đào tạo các lớp ngắn và dài hạn về kế toán, kiểm toán

h) Phòng kế toán hành chính tổng hợp

Đảm nhận các công việc về hành chính, văn thư , thủ quỹ, kế toán

Kế toán trưởng có trách nhiệm giúp ban giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, tài chính, thống kê, hạch toán kinh tế,quản lý sử dụng tài sản tiền vốn trong công ty

- Bố trí, sắp xếp nhân viên dưới quyền

- Yêu cầu các phòng và các nhân viên cung cấp tài liệu, hợp đồng kinh

tế, chứng từ, báo cáo có liên quan đến công việc tài chính kế toán của công ty

- Ký hoặc ký thay tài liệu của công ty theo chức năng

Ngày đăng: 22/05/2019, 20:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w