THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI KHÁCH HÀNG ABC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM THỰC HIỆN VAE...30 2
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đến PGS.TS PhạmTiến Hưng đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong thời gian vừa qua để em hoànthiện bài viết này
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc và các anh chị trong Công tyVAE đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong thời gian thực tập
Do thời gian thực tập có hạn và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên bài viếtnày không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiếnđóng góp của các thầy, cô để em có thể hoàn thiện hơn bài viết này
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
LỜI CAM ĐOAN v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
HỆ THỐNG GIẤY TỜ LÀM VIỆC vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ viii
PHỤ LỤC viii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN I:LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 4
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH 4
1.1.1 Khái niệm, vai trò của tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp 4
1.1.2 Yêu cầu quản lý tài sản cố định hữu hình 5
1.2 KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 7
1.2.1 Mục tiêu kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán báo cáo tài chính 7
1.2.2 Căn cứ kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình 7
1.2.3 Những sai phạm có thể xảy ra trong việc quản lý, sử dụng và hạch toán tài sản cố định hữu hình 8
1.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 9
Trang 31.3.2 Thực hiện kiểm toán 15
1.3.3 Kết thúc kiểm toán 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM (VAE) THỰC HIỆN 24
2.1 KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM (VAE) .24
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty VAE 24
2.1.2 Đặc điểm về hoạt động kinh doanh của Công ty VAE 26
2.1.3 Mô hình tổ chức quản lý 27
2.1.4 Đặc điểm tổ chức kiểm toán của Công ty VAE 27
2.2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI KHÁCH HÀNG ABC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM THỰC HIỆN (VAE) 30
2.2.1 Khái quát vê cuộc kiểm toán báo cáo tài chính tại khách hàng ABC .31
2.2.2 Thực trạng quy trình kiểm toan khoản mục TSCĐHH trong kiểm toán BCTC tại khách hàng ABC 37
2.3 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÁI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH 81
2.3.1 Ưu điểm 81
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 84 CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN ĐỐI VỚI KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG KIỂM
Trang 4TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ
ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM (VAE) THỰC HIỆN 88
3.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN ĐỐI VỚI KHOẢN MỤC TSCĐHH 88
3.1.1 Định hướng phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam 88
3.1.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐHH 88
3.2 NHỮNG NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN ĐỐI VỚI KHOẢN MỤC TSCĐHH 90
3.2.1 Nguyên tắc hoàn thiện 90
3.2.2 Yêu cầu hoàn thiện 91
3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN ĐỐI VỚI KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH 92
3.3.1 Trong giai đoạn lập kế hoạch 92
3.3.2 Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 94
3.3.3 Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán 97
3.4 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 97
3.4.1 Về phía cơ quan chức năng của Nhà nước, Hiệp hội nghề nghiệp 97
3.4.2 Về phía KTV và Công ty TNHH Kiểm toán và định giá Việt Nam 98
3.4.3 Về phía khách hàng 98
3.4.4 Về phía các trường đào tạo 98
KẾT LUẬN 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn cuối khóa này là do tôi tự thu thập, trích dẫn, tuyệt đối không sao chép từ bất kỳ một tài liệu nào
Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2016 Tác giả luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Việt Trinh
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
VACPA Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
VAE Viet Nam Auditing and Evaluation Limited Company
Trang 7Bảng xác định mức trọng yếu (kế hoạch – thực tế) dựa vào
doanh thu (A700)
GTLV 01 Các câu hỏi liên quan đến việc tiếp tục cung cấp dịch vụ
GTLV 02 Xác định mức trọng yếu (kế hoạch – thực hiện)
GTLV 03 Chương trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định hữu
hình
GTLV 04 Giấy tờ làm việc D710 của KTV
GTLV 05 Giấy tờ làm việc D720.1 của KTV
GTLV 06 Giấy tờ làm việc D720.2 của KTV
GTLV 07 Giấy tờ làm việc số D740.2, D770.2 của KTV
Trang 8GTLV 08 Giấy tờ làm việc số D740.3 của KTV
Quy trình soát xét chất lượng BCTC và Báo cáo kiểm toán
phát hành tại Công ty VAE
Sơ đồ 2.3 Sơ đồ tổ chức của Công ty TNHH ABC
PHỤ LỤC
g
Phụ lục số 01 Bảng câu hỏi đánh giá Hệ thông Kiếm soát nội bộ
Phụ lục số 02 Đánh giá các thành phần của Hệ thống Kiểm soát nội
bộ
Phụ lục số 03 Hồ sơ kiểm toán
Phụ lục số 04 Hợp đồng kinh tế
Trang 9PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Xu thế hiện nay trên thế giới là hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế Bắtnhịp cùng xu thế này, một đòi hỏi mang tính bắt buộc là các DN phải công khai hoátình hình tài chính của DN mình cho các bên quan tâm, để qua đó tận dụng mọinguồn lực kinh tế có thể mang lại trong quá trình hội nhập Dịch vụ kiểm toán đãhình thành, phát triển một cách mạnh mẽ ở Việt Nam trong những năm gần đây,một phần để đáp ứng đòi hỏi khách quan đó
Hiện nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của hàng loạt các công ty kiểmtoán, các loại hình dịch vụ kiểm toán được cung cấp ngày càng đa dạng và phongphú Tuy nhiên, kiểm toán BCTC vẫn là một hoạt động chủ yếu của các tổ chứckiểm toán độc lập BCTC là tấm gương phản ánh kết quả của quá trình kinh doanhcủa DN Một tập hợp các thông tin có được từ việc xử lý các giao dịch cuối cùng sẽđược phản ánh thành các bộ phận, các khoản mục trên BCTC Vì vậy, để đạt đượcmục đích kiểm toán toàn diện các BCTC nói chung, KTV cần phải xem xét, kiểmtra riêng biệt các bộ phận của chúng
TSCĐHH và khấu hao TSCĐHH đóng một vai trò quan trọng trong quá trìnhsản xuất kinh doanh của một DN Vì vậy, việc hạch toán TSCĐHH cũng như việctrích lập chi phí khấu hao cần phải được ghi chép đúng đắn và tính toán chính xác.Hơn nữa, khoản mục TSCĐHH trên Bảng cân đối kế toán thường chiếm tỷ trọnglớn nên sai sót đối với khoản mục này thường gây ảnh hưởng trọng yếu đến BCTCcủa DN Do đó, kiểm toán khoản mục TSCĐHH và khấu hao TSCĐHH đóng mộtvai trò hết sức quan trọng trong kiểm toán BCTC
Nhận thức được tầm quan trọng của việc kiểm toán BCTC nói chung vàkiểm toán khoản mục TSCĐ nói riêng Là một sinh viên chuyên ngành kiểm toánvới những kiến thức được trang bị trong nhà trường cùng với một quá trình thực tập
tại Công ty TNHH Kiểm toán và định giá Việt Nam (VAE) và được sự chỉ dạy tận tình của thầy giáo PGS.TS Phạm Tiến Hưng em đã chọn đề tài “Kiểm toán đối với
Trang 10khoản mục Tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công
ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam (VAE) thực hiện”.
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là vận dụng lý luận về kiểm toán, đặc biệt làkiểm toán khoản mục Tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán BCTC Kết hợp vớinghiên cứu và đánh giá quy trình kiểm toán Khoản mục Tài sản cố định hữu hình tạiCông ty VAE Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra một số giải pháp nhằmhoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán BCTC
do Công ty VAE thực hiện
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trang
về Khoản mục Tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công
ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện
TSCĐ là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanhcủa bất kỳ DN nào khoản mục TSCĐ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong Tổng tài sảncủa DN, Do đó, khoản mục TSCĐ có vị trí rất quan trọng và ảnh hưởng trọng yếuđến kiểm toán BCTC TSCĐ là khoản mục lớn do nhiều khoản mục nhỏ cấu thànhnên như TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, Bất động sản đầu tư,… Và do thời giannghiên cứu có hạn nên phạm vi nghiên cứu đề tài này em sẽ chỉ tập trung vào làm rõquy trình kiểm toán khoản mục TSCĐHH là bộ phận chủ yếu của kiểm toán TSCĐ
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Về khoa học: Luận văn đã hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về kiểmtoán khoản mục TSCĐHH trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty VAE
Về thực tiễn: Luận văn đã nghiên cứu và đánh giá thực trạng về kiểm toánkhoản mục TSCĐHH trong kiểm toán Báo cáo tài chính, mô tả sự vận dụng lý luậnvào thực tiễn công tác kiểm toán Báo cáo tài chính và đưa ra một số giải pháp nhằmhoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐHH do công ty VAE thực hiện
Trang 115 Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu và thực hiện dựa trên phépduy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với tư duy khoa học logic
Về phương pháp kỹ thuât: Luận văn đã sử dụng kết hợp các phương pháp nhưkhảo sát trực tiếp tại đơn vị khách hàng, thống kê, so sánh, đối chiếu, tổng hợp kết quả
và tham khảo ý kiến chuyên gia… nhằm làm rõ lý luận và thực trạng về quy trình kiểmtoán khoản mục TSCĐHH trong kiểm toán BCTC do Công ty VAE thực hiện
6 Kết cấu luận văn
Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, bài luận văn cuối khóa này có kết cấu gồm
- Chương III: Những giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán Khoản mục Tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá thực hiện.
Do thời gian thực tập có hạn cùng với những kiến thức thực tế chưa nhiềunên bài viết của em khó tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, em kính mong các Thầy
cô cùng Quý Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam góp ý để bài viết của
em có thể hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà nội, ngày 15 tháng 04 năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Thị Việt Trinh
Trang 12PHẦN I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN
CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH
1.1.1 Khái niệm, vai trò của tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp
Tài sản cố định hữu hình (TSCĐHH) là những tài sản có hình thái vật chất
do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợpvới tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐHH
Những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc nhiều bộ phận tài sản riêng lẻliên kết với nhau thành một hệ thống để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhấtđịnh, nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt độngđược, nếu thoả mãn đồng thời cả bốn tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là TSCĐ:
Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy;
Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên;
Có giá trị theo quy định hiện hành (Từ 30.000.000 đồng trở lên)
Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết vớinhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếumột bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chínhcủa nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêngtừng bộ phận tài sản và mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời bốntiêu chuẩn của TSCĐ thì được coi là một TSCĐHH độc lập
Đối với súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm, nếu từng con súc vật thoả mãnđồng thời bốn tiêu chuẩn của TSCĐ đều được coi là một TSCĐHH
Đối với vườn cây lâu năm, nếu từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãnđồng thời bốn tiêu chuẩn của TSCĐ thì cũng được coi là một TSCĐHH
TSCĐHH là những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài Khoản
Trang 13hàng ABC sẽ được phân tích ở khóa luận này, TSCĐHH chiếm hơn 56% trên Tổnggiá trị tài sản của công ty.
TSCĐ là các tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát và quản lý sửdụng của DN trong thời gian hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường
TSCĐ là cơ sở vật chất kỹ thuật của DN, phản ánh năng lực sản xuất hiện có
và trình độ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của DN vào các hoạt động sản xuấtkinh doanh Đồng thời giúp DN đạt được các mục tiêu về hoạt động và tài chínhtrong quá trình sản xuất kinh doanh
TSCĐ cũng là một trong những yếu tố quan trọng tạo khả năng tăng trưởngbền vững, tăng năng suất lao động góp phần giảm chi phí và hạ giá thành cho cácsản phẩm, dịch vụ Trong quá trình sử dụng theo thời gian, TSCĐ bị hao mòn dần
và giá trị của TSCĐ được chuyển dịch dần vào chi phí hoạt động tương ứng Riêngvới hoạt động kinh doanh thì phần giá trị này sẽ được thu hồi khi bán hàng hóa, dịch
vụ Để theo kịp nền kinh tế luôn biến động và ngày càng phát triển, DN cần phảiluôn đổi mới, sáng tạo nên các sản phẩm mới, đáp ứng được các nhu cầu tiêu dùngcủa thị trường Muốn vậy bên cạnh việc cần phải đầu tư các thiết bị, dây chuyềncông nghệ hiện đại, DN cũng cần phải có các phương pháp quản lý và sử dụngnhững TSCĐ hiện có một cách phù hợp Ngoài việc sử dụng hợp lý công suất đểphát triển sản xuất, thu hồi vốn đầu tư nhanh để tái sản xuất, đổi mới TSCĐ, DNphải tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa và nâng cấp TSCĐ
1 1.2 Yêu cầu quản lý tài sản cố định hữu hình
Tài sản cố định phải được theo dõi, quyết toán, quản lý và sử dụng theo đúngquy định của pháp luật hiện hành
Kế toán phải theo dõi chi tiết nguồn hình thành TSCĐ để phân bổ hao mònmột cách phù hợp theo nguyên tắc:
Đối với TSCĐ hình thành từ nguồn vốn vay hoặc vốn chủ sở hữu phục vụcho sản xuất, kinh doanh thì hao mòn được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh;
Đối với TSCĐ hình thành từ các Quỹ phúc lợi, Quỹ phát triển khoa học vàcông nghệ hoặc nguồn kinh phí thì hao mòn được ghi giảm các quỹ, nguồn kinh phí
Trang 14hình thành TSCĐ đó.
Kế toán phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng Trường hợp một tài sảnđược sử dụng cho nhiều mục đích, ví dụ một tòa nhà hỗn hợp vừa dùng để làm vănphòng làm việc, vừa để cho thuê và một phần để bán thì kế toán phải thực hiện ước tínhgiá trị hợp lý của từng bộ phận để ghi nhận một cách phù hợp với mục đích sử dụng
Trường hợp một bộ phận trọng yếu của tài sản được sử dụng cho mộtmục đích cụ thể nào đó khác với mục đích sử dụng của các bộ phận còn lại thì kếtoán căn cứ vào mức độ trọng yếu có thể phân loại toàn bộ tài sản theo bộ phậntrọng yếu đó;
Trường hợp có sự thay đổi về chức năng sử dụng của các bộ phận của tàisản thì kế toán được tái phân loại tài sản theo mục đích sử dụng theo quy định củacác Chuẩn mực kế toán có liên quan
Khi mua TSCĐ nếu được nhận kèm thêm thiết bị, phụ tùng thay thế (phòngngừa trường hợp hỏng hóc) thì kế toán phải xác định và ghi nhận riêng sản phẩm,phụ tùng thiết bị thay thế theo giá trị hợp lý Nếu thiết bị, phụ tùng thay thế đủ tiêuchuẩn là TSCĐ thì được ghi nhận là TSCĐ, nếu không đủ tiêu chuẩn của TSCĐ thìghi nhận là hàng tồn kho Nguyên giá TSCĐ mua được xác định bằng tổng giá trịcủa tài sản được mua trừ đi giá trị sản phẩm, thiết bị, phụ tùng thay thế
Kế toán TSCĐ liên quan đến ngoại tệ được thực hiện theo quy định tại Điều
69 – hướng dẫn phương pháp kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái
(Nguồn trích: Thông tư số 200/2014/TT/BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính về hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp)
Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của bài viết này là đi sâu về TSCĐ hữuhình nên tác giả sẽ chỉ sử dụng quan tâm sử dụng tài khoản 2141 – Hao mòn TSCĐhữu hình Các tài khoản cấp 2 khác của Tài khoản 214 chỉ được đưa ra giới thiệu và
sẽ không được đề cập sử dụng trong bài viết này
Trang 151.2 KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮUHÌNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.2.1 Mục tiêu kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong kiểm toán báo cáo tài chính
1.2.1.1 Mục tiêu tổng quát
Phù hợp với mục đích chung của kiểm toán BCTC là xác nhận về mức độ tincậy của BCTC được kiểm toán; Mục tiêu cụ thể của kiểm toán TSCĐHH là thu thậpđầy đủ bằng chứng thích hợp từ đó đưa ra lời xác nhận về mức độ tin cậy của cácthông tin tài chính có liên quan Đồng thời cũng cung cấp những thông tinc ó luênquan làm cơ sở tham chiếu khi kiểm toán các chu kỳ có liên quan khác Các mụctiêu chi tiết cụ thể kiểm toán đối với khoản mục TSCĐHH sẽ được trình bày cùngvới quá trình kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ và số dư tài khoản
1.2.1.2 Mục tiêu cụ thể
Đánh giá mức độ hiệu lực và yếu kém của hệ thống KSNB đối với khoảnmục TSCĐHH thông qua đánh giá việc thiết kế (xây dựng) và vận hành (áp dụng)các quy chế kiểm soát nội bộ liên quan đến khoản mục TSCĐHH trong đơn vị trêncác khía cạnh tồn tại, đầy đủ, hiệu lực, phù hợp và hiệu lực liên tục
Xác nhận mức độ trung thực, hợp lý của các số liệu, thông tin có liêu quanđến khoản mục TSCĐHH là đúng đăn, cụ thể:
- Tất cả các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến khoản mục TSCĐ phải đảm
bảo sự phát sinh, sự tính toán đánh giá, sự phân loại và hạch toán đầy đủ, đúng đắn,đúng kỳ
- Số dư tài khoản tài sản cố định hữu hình phải đảm bảo sự hiện hữu, quyền
và nghĩa vụ, sự tính toán đánh giá, sự trình bày và công bố
1.2.2 Căn cứ kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình
Để có thể tiến hành kiểm toán và có thể đưa ra nhận xét về chỉ tiêu TSCĐHHtrên báo cáo tài chính, KTV phải dựa vào các thông tin và tài liệu sau:
- Các nội quy, quy chế nội bộ của đơn vị liên quan đến việc mua sắm, quản
lý sử dụng, thanh lý nhượng bán TSCĐHH
Trang 16- Các tài liệu làm căn cứ pháp lý cho các nghiệp vụ tăng giảm, mua bán, sửachữa TSCĐHH, như: Các hợp đồng mua bán, các bản thanh lý hợp đồng, biên bảngiao nhận TSCĐ, Biên bản bàn giao, biên bản kiểm kê…
- Các chứng từ phát sinh liên quan đến TSCĐHH, như: Hóa đơn mua, cácchứng từ liên quan đến quá trinh vận chuyển, lắp đặt, sửa chữa TSCĐ, các chứng từthanh toán có liên quan như: Phiếu chi, phiếu báo nợ, các biên bản thanh lý nhượngbán TSCĐ
- Các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của các tài khoản liên quan như: Sổ cái,
sổ chi tiết TSCĐHH, hao mòn tài sản cố định
- Các báo cáo kế toán tổng hợp và chi tiết các tài khoản có liên quan, như báocáo tăng, giảm TSCĐHH, các báo cáo sửa chữa, báo cáo thanh lý, bảng tính và phân
bổ khẩu hao TSCĐ… Các báo cáo tài chính có liên quan
- Các nguồn tài liệu về quá trình xử lý kế toán chủ yếu cung cấp bằng chứngliên quan trực tiếp đến các cơ sở dẫn liệu của các thông tin đã trình bày trên BCTCđược kiểm toán
1.2.3 Những sai phạm có thể xảy ra trong việc quản lý, sử dụng và hạch toán tài sản cố định hữu hình
Khi thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ, KTV cần có các hiểu biết về rủi rokiểm toán gắn với các gian lận và sai sót trong nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ Tuynhiên, đối với các sai sót, KTV có thể dễ dàng phát hiện hơn so với các gian lận
Gian lận trong các nghiệp vụ về TSCĐHH có thể là:
Trong kiểm toán, gian lận loại này thường là lập hóa đơn giả, ghi tăng giámua TSCĐ so với thực tế, sửa chữa chứng từ, làm chứng từ giả liên quan đến chiphí thu mua làm tăng nguyên giá TSCĐ để biển thủ công quỹ
Cố tình giấu giếm hồ sơ, tài liệu, bỏ sót các nghiệp vụ nhằm đạt lợi íchriêng cho DN hoặc bản thân
Sai phạm trong việc thực hiện các thủ tục phê duyệt, mua sắm tài sản như:
Trang 17cạnh tranh đối với những tài sản bắt buộc theo qui định, thực hiện sai các thủtụctrong việc đấu thầu.
Ghi chép các nghiệp vụ không có thật Đây là trường hợp rất hay xảy ra
Áp dụng sai Chế độ kế toán và các văn bản khác của Nhà nước
Sai sót trong các nghiệp vụ về TSCĐHH có thể là:
Sai sót do quên không ghi một nghiệp vụ kế toán mà đáng lẽ phải ghi vào sổ
Định khoản sai trong trường hợp lẽ ra phải ghi Nợ hoặc ghi Có một tàikhoản này nhưng lại ghi vào tài khoản khác không phù hợp với nghiệp vụ phát sinh
Sai sót trong quá trình ghi sổ và chuyển sổ Đây là sai sót phổ biến trongquá trình ghi chép sổ kế toán
Sai sót do trùng lặp Sai sót này xảy ra khi nhiều lần một nghiệp vụ phátsinh do tổ chức sổ chưa tốt
Sai sót do trình độ yếu kém của nhân viên kế toán dẫn tới ghi sai nghiệp
vụ phát sinh hay hiểu chưa đúng các Chế độ kế toán mới ban hành
1.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNHTRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán và soạn thảo chương trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố đinh Hữu hình trong kiểm toán báo cáo tài chính.
1.3.1.1 Lập kế hoạch kiểm toán
Là giai đoạn đầu tiên trong một cuộc kiểm toán, lập kế hoạch kiểm toán có ýnghĩa quan trọng, ảnh hưởng đến các giai đoạn thực hiện tiếp theo Chuẩn mựckiểm toán Việt Nam số 300 “Lập kế hoạch kiểm toán” cũng khẳng định vai trò cầnthiết của giai đoạn ban đầu này: “Kế hoạch kiểm toán trọng yếu phải được lập mộtcách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của một cuộckiểm toán; phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn; đảm bảo cuộc kiểmtoán được hoàn thành đúng thời hạn” Trong giai đoạn này, KTV cần thực hiện cácbước nhằm mục đích đảm bảo công tác kiểm toán nói chung và kiểm toán khoảnmục doanh thu bán hàng tiến hành đạt hiệu quả và chất lượng cao
Trang 18Một kế hoạch kiểm toán gồm có các nội dung: Chấp nhận khách hàng vàđánh giá rủi ro hợp đồng; tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động; tìm hiểuchính sách kế toán và chu trình kinh doanh quan trọng; phân tích sơ bộ; đánh giáchung về hệ thống KSNB và trao đổi với BGĐ về gian lận; xác định mức trọng yếu
kế hoạch; tổng hợp kế hoạch kiểm toán
Đối với việc đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, KTV thực hiện việcxem xét, đánh giá đối với hệ thống kiểm soát chất lượng theo như quy định tạichuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 “Kiểm soát chất lượng đối với việc thựchiện một hợp đồng kiểm toán” Bên cạnh đó, việc đánh giá tính liêm chính của BanGiám đốc công ty khách hàng cũng rất quan trọng vì đây là yếu tố cấu thành nênmôi trường kiểm soát, có thể là rủi ro ban đầu đối với các gian lận về thông tin tàichính được trình bày trên báo cáo Ngoài ra, việc thực hiện liên hệ với các KTV tiềnnhiệm cũng là một cách mà KTV thực hiện nhằm hỗ trợ cho công việc lập kế hoạchkiểm toán
Đối với nhận diện lý do kiểm toán, KTV thực hiện kỹ thuật phỏng vấn vớikhách hàng mới hoặc xem xét hồ sơ năm trước đối với khách hàng cũ Qua đó, KTV
có thể xác định được mục đích đối tượng sử dụng và mục đích sử dụng thông tin trênBCTC, đồng thời xác định được quy mô và mức độ phức tạp của cuộc kiểm toán
Lựa chọn đội ngũ KTV và ký kết hợp đồng kiểm toán được thực hiện theocác yêu cầu tại chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 210 và số 300 Theo đó, cuộckiểm toán cần thực hiện bởi những KTV có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có sựhiểu biết đầy đủ về lĩnh vực hoạt động của khách hàng, có tính độc lập khi thực hiện
và dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc công ty kiểm toán
Thu thập thông tin cơ sở, thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng Mụcđích của công việc này là KTV có thể thu thập hiểu biết về lĩnh vực sản xuất kinhdoanh của khách hàng, về hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống kế toán… để đánh giáđược những rủi ro và mức trọng yếu ban đầu Đồng thời KTV cũng có thể nắm được
Trang 19Để thông tin thu thập được đầy đủ và phù hợp với yêu cầu, KTV tiến hànhcác công việc như: Trao đổi với KTV đã thực hiện kiểm toán năm trước, xem xét hồ
sơ kiểm toán chung và kết quả kiểm toán năm trước; tham quan nhà xưởng, quan sáttrực tiếp hoạt động SXKD; xác định các bên hữu quan với khách hàng cũng như sửdụng ý kiến của chuyên gia khi tìm hiểu thông tin về khách hàng Các thông tinpháp lý cũng được KTV tìm hiểu và thu thập từ khách hàng gồm thông tin về: Giấyphép thành lập, điều lệ công ty, báo cáo tài chính, báo cáo thanh tra, biên bản họp
cổ đông, ban giám đốc, các hợp đồng hoặc giấy tờ cam kết có tính quan trọng…
KTV cần có các đánh giá chung về môi trường kiểm soát, đưa ra các thủ tụckiểm soát, đánh giá rủi ro, tham gia vào giám sát và đưa ra các kết luận chung về hệthống KSNB của khách hàng Xác định các rủi ro do gian lận và trao đổi với BGĐ
về các vấn đề này Các gian lận có thể được xác định từ việc lập BCTC gian lận haybiển thủ tài sản, với các rủi ro gian lận này, KTV cần phải trao đổi lại với BGĐ vàghi chép lại lại các nội dung trao đổi liên quan Các đánh giá về hệ thống KSNB cóthể được đưa ra thông qua việc phỏng vấn và trao đổi với BGĐ Công ty KTV có
thể lập các bảng hỏi với hệ thống các câu hỏi Có/Không (Phụ lục số 01, 02) Dựa
vào kết quả phỏng vấn, KTV đưa ra mức độ tin cậy của hệ thống KSNB của kháchhàng để từ đó xác định phạm vi cho thủ tục kiểm tra cơ bản
Cơ sở cho việc lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán là phải xác định ra mứctrọng yếu áp dụng cho cuộc kiểm toán đó Mức trọng yếu kế hoạch sẽ được xácđịnh dựa trên việc thực hiện các thủ tục xác định mức trọng yếu tổng thể, mức trọngyếu chi tiết, ngưỡng sai sót có thể bỏ qua kết hợp sử dụng xét đoán nghề nghiệptrong việc xác định mức trọng yếu
Theo VACPA, có bốn chỉ tiêu được đưa ra với mức tỷ lệ ước tính tương ứng
Trang 20Bảng 1.1: Bảng xác định mức trọng yếu (kế hoạch – thực tế) dựa vào doanh thu (A700)
Chỉ tiêu được sử dụng để ước tính mức
trọng yếu
Nguồn số liệu để xác định mức trọng yếu BCTC trước kiểm
toán
BCTC đã điều chỉnh sau kiểm toán
Lý do lựa chọn chỉ tiêu này để xác định
mức trọng yếu
Giá trị chỉ tiêu được lựa chọn (a)
Điều chỉnh ảnh hưởng của các biến động
Mức trọng yếu thực hiện (1) (g)=(e)*(f)
Tỷ lệ sử dụng để ước tính ngưỡng sai
(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán mẫu – Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam)
Giữa rủi ro kiểm toán và mức trọng yếu có mối quan hệ tỷ lệ nghịch vớinhau Mức trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càng thấp và ngược lại trong quátrình thực hiện kiểm toán, KTV cần xem xét, đánh giá đồng thời mức trọng yếu vàrủi ro kiểm toán để đảm bảo các sai lệch trọng yếu sẽ giảm xuống mức thấp nhất, cóthể chấp nhận được
Rủi ro của một cuộc kiểm toán được đánh giá thông qua một trong hai mô
Trang 21Trong đó:
AR (Audit risk)- Rủi ro kiểm toán là rủi ro do KTV và công ty kiểm toán
đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi BCTC đã được kiểm toán còn có nhữngsai sót trọng yếu
IR (Inherent risk) -Rủi ro tiềm tàng là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng
từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC chứa đựng sai sót trọng yếu khi tínhriêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có hay không có hệ thống KSNB
CR (Control risk) – Rủi ro kiểm soát là rủi ro sai sót trọng yếu trong từng
khoản mục trong BCTC chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp
mà hệ thống kế toán và hệ thống KSNB không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện
và sửa chữa kịp thời
DR (Detection risk) – Rủi ro phát hiện là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu
trong từng khoản mục trong BCTC chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽhoặc tính gộp mà trong quá trình kiểm toán, KTV và công ty kiểm toán không pháthiện được
Trong mô hình rủi ro này, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát là hai loại rủi
ro tồn tại độc lập, khách quan, KTV không tạo ra và cũng không kiểm soát được.KTV chỉ có thể đánh giá được các rủi ro đó thông qua các bằng chứng kiểm toánthu thập được tại đơn vị khách hàng và bằng kinh nghiệm của bản thân Các rủi ronày bị phụ thuộc nhiều vào lĩnh vực kinh doanh và môi trường pháp lý mà kháchhàng đang hoạt động nên KTV cần phải có những hiểu biết nhất định về đơn vịkhách hàng để có thể đưa ra các đánh giá phù hợp
Đánh giá rủi ro tiềm tàng : Rủi ro chủ yếu đối với hầu hết các cuộc kiểm
toán đối với TSCĐHH là phân biệt không đúng chi phí sửa chữa với chi phí bảodưỡng, giữa được vốn hóa và không được vốn hóa mà được bù đắp bằng doanh thu.Những rủi ro tiềm tàng với TSCĐHH bao gồm:
- Không thực hiện hoàn chỉnh việc ghi chép đối với nghiệp vụ giảm tài sản
- Các tài sản bị lỗ thời hoặc bị hư hỏng
Trang 22- Những ghi chép không đúng từ hoạt động thuê tài chính như thuê hoạt động,che giấu tài sản bằng cách thay đổi cơ cấu vốn chủ sở hữu để ghi tài sản ngoài sổ
- Đánh giá tài sản không đúng, mua tài sản nhưng lại ghi nhận như làmột phần chi phí của hoạt động kinh doanh khác…
Một số loại rủi ro không thể dựa trên việc đánh giá các nghiệp vụ, kiểm toánviên sẽ kiểm tra các hoạt động đầu tư lớn, các hợp đồng mua tài sản sử dụng…
Đánh giá rủi ro kiểm soát: Hoạt động kiểm soát TSCĐHH được thiết kế để:
- Nhận diện sự tồn tại của các TSCĐHH và chỉnh hợp số liệu kiểm kê với
số liệu trên sổ cái tài khoản có liên quan
- Đảm bảo các nghiệp vụ mua sắm tài sản đều được phê chuẩn
- Phân loại hợp lý TSCĐHH, nhận diện những tài sản lỗi thời,hỏng hóc vàghi giảm giá trị của chúng
- Đảm bảo an toàn cho TSCĐHH
Ngược lại, rủi ro phát hiện là rủi ro mà KTV có thể kiểm soát được trong quátrình kiểm toán thông qua việc điều chỉnh nội dung, thời gian, phạm vi của các thửnghiệm cơ bản
Chiến lược kiểm toán và kế hoạch kiểm toán chi tiết được lập và lưu vào hồ
sơ kiểm toán Kế hoạch kiểm toán sẽ tổng hợp lại đầy đủ các nội dung về thông tinkhách hàng, mức trọng yếu và các rủi ro có thể xảy ra, thời gian kiểm toán, cơ cấunhóm kiểm toán và phân công cụ thể công việc
Kết thúc giai đoạn lập kế hoạch, kế hoạch chi tiết được lập bởi Trưởng nhómkiểm toán và được phê duyệt bởi thành viên BGĐ Kế hoạch sau đó phải được traođổi với các thành viên nhóm kiểm toán để các thanh viên có đủ thông tin để thựchiện công việc
Trang 231.3.1.2 Soản thảo chương trình kiểm toán
Chương trình kiểm toán là một bảng liệt kê, chỉ dẫn các thủ tục kiểm toán chitiết tương ứng với mục tiêu kiểm toán của các công việc kiểm toán cụ thể được sắpxếp theo một chình tự nhất định
Khi xây dựng chương trình kiểm toán, KTV phải xem xét các đánh giá về rủi
ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát cũng như mức độ đảm bảo phải đạt được thông quathử nghiệm cơ bản
Đối với kiểm toán Khoản mục TSCĐHH, thiết kế chương trình kiểm toánnhằm dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán cần thực hiện, thời gian hoànthành và sự phân công lao động giữa các KTV cũng như dự kiến về tư liệu, thôngtin liên quan cần sử dụng và thu thập phục vụ cho công việc kiểm toán khoản mụcTSCĐHH Chương trình kiểm toán của hầu hết các cuộc kiểm toán được thiết kếthành 3 phần: các khảo sát nghiệp vụ, các thủ tục phân tích và các khảo sát chi tiếtcủa các số dư
Về chương trình kiểm toán mẫu của từng công ty áp dụng theo chương chínhkiểm toán mẫu của Hiệp hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) (Phụlục số 03 – Chương trình kiểm toán mẫu)
1.3.2 Thực hiện kiểm toán
Giai đoạn thực hiện kiểm toán được tiến hành trực tiếp tại DN khách hàng vàgồm bốn nội dung chính: Thử nghiệm kiểm soát; Thử nghiệm cơ bản; Kiểm tra cácnội dung khác; Đánh giá lại mức trọng yếu
1.3.2.1 Khảo sát về kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tài sản cố định
Các bước công việc phải tiến hành để xử lý các nghiệp vụ về tài sản cố địnhhữu hình:
- Xác định đầu tư và đưa ra quyết định đầu tư đôi với TSCĐHH
- Tổ chức tiếp nhận TSCĐHH
- Tổ chức quản lý và ghi nhận TSCĐHH về mặt gía trị
- Tổ chức ghi nhận các khoản nợ phải trả phát sinh trong quá trình đầu tư,mua sắm TSCĐHH
Trang 24- Xử lý và ghi sổ các khoản chi thanh toán tiền mua sắm, đầu tư TSCĐHH
- Tổ chức xem xét phê chuẩn và xử lý các nghiệp vu thanh lý, nhượng bánTSCĐHH
Hoạt động KSNB nhằm đảm bảo cho các bước công việc trong xử lý cácnghiệp vụ TSCĐHH được thực thi đúng đắn và hiệu quả Mục tiêu kiểm soát chủyếu, nội dung các thứ tự kiểm soát của đơn vị có thể khái quát qua bảng dưới đây:
Bảng 1.2: Các thủ tục kiểm soát nội bộ cơ bản đối với các nghiệp vụ TSCĐHH Mục tiêu KSNB Nội dung, thể thức và thủ tục kiểm soát
Đảm bảo cho các nghiệp
Có đầy đủ các chứng từ và tài liệu liên quan đếnnghiệp vụ như: Các đề nghị về nghiệp vụ, hợp đồngmua bán thanh lý, biên bản giao nhận, hóa đơn mua,các chứng từ liên quan đến vận chuyển, lắp đặt, chạythử…
Các chứng từ đều phải hợp pháp, hợp lệ, đã được xử lý
để đảm bảo không bị tẩy xóa, sửa chữa và được kiểmsoát nội bộ;
Các chứng từ và tài liệu liên quan phải được đánh số vàquản lý theo số trên các sổ chi tiết
Đảm bảo sự đánh giá
đúng đắn, hợp lý của các
Kiểm soát nội bộ các chính sách đánh giá của đơn vịvới TSCĐHH;
Trang 25Kiểm tra việc sử dụng tỷ giá để quy đổi các nghiệp vụphát sinh bằng ngoại tệ;
Kiểm soát nội bộ quá trình tính toán và đánh giá cácnghiệp vụ
Đảm bảo cho việc phân
loại hạch toán đúng đắn
các nghiệp vụ TSCĐHH
Có chính sách phân loại TSCĐHH phù hợp với yêu cầuquản lý và sử dụng tài sản của đơn vị;
Có đầy đủ hồ sơ hạch toán các nghiệp vụ TSCĐHH
Có đầy đủ các quy định về trình tự ghi sổ các nghiệp
vụ có liên quan đến TSCĐHH từ các sổ kế toán chi tiếtđến các sổ kế toán tổng hợp;
Có chính sách kiểm tra nội bộ đối với các nội dungtrên
Đảm bảo cho việc hạch
Quá trình kiểm soát nội bộĐảm bảo sự cộng dồn
Kiểm tra kết quả tính toán; so sánh số liệu tổng hợp từ
số chi tiết với các sổ tổng hợp
1.3.2.2 Thực hiện các thủ tục kiểm toán cơ bản
Thủ tục phân tích và xét đoán
Quá trinh kiểm toán TSCĐHH thường được bắt đầu từ các thủ tục phân tíchnhằm đánh giá sơ bộ đối với các chỉ tiêu tài chính (TSCĐHH, Hao mònTSCĐHH…), phát hiện những dấu hiệu bất thường; Phân tích các thông tin phi tàichính trong mối liên hệ với các thông tin tài chính từ đó làm rõ ảnh hưởng của cácnhân tố đương nhiên và có thể xét đoán sơ bộ khả năng sảy ra các sai phạm đối vớinghiệp vụ có liên quan
Trang 26Các kỹ thuật phân tích chủ yếu có thể sử dụng bao gồm:
- Kỹ thuật phân tích ngang: So sánh nguyên giá của các loại TSCĐHH hiện
có của đơn vị với các ky trước; So sánh giá trị hao mòn lũy kế, giá trị còn lại củacác loại TSCĐHH với các kỳ trước; so sánh tổng chi phí khấu hao TSCĐHH vớicác kỳ trước; lập bảng kê tăng giảm TSCĐHH so với các kỳ trước
- Kỹ thuật phân tích dọc: So sánh tỷ lệ khấu hao bình quân của kỳ này so với
kỳ trước; so sánh hệ số hao mòn bình quân của toàn bộ TSCĐHH và từng loạiTSCĐHH với các kỳ trước; so sánh tỷ suất giữa Tổng chi phí sửa chữa lớnTSCĐHH với tổng nguyên giá TSCĐHH; giữa tổng nguyên giá với Giá trị tổng sảnlượng với các kỳ trước…
Các thủ tục phân tích thường được thực hiện để đánh giá sự tồn tại, đầy đủ,đúng đắn, việc tính toán đánh gía đối cới các số liệu có liên quan
Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ tăng gảm tài sản cố định hữu hình
Việc kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐHH có ý nghĩa quantrọng đối với quá trình kiểm toán TSCĐ Việc phản ánh đúng đắn các nghiệp vụ này
có tác động và ảnh hưởng lâu dài đến các Báo cáo tài chính của đơn vị Các saiphạm trong việc ghi chép nghiệm vụ tăng, giảm TSCĐHH không những ảnh hưởngđến các chỉ tiêu trên BCĐKT mà còn ảnh hưởng trọng yếu đến các Báo cáo tàichính khác, như BCKQHĐKD, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáotài chính
Việc kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐHH theo các mục tiêukiểm toán cụ thể được thực hiện theo các thủ tục sau (Bảng 1.3 – trang 19)
Việc kiểm tra chi tiết nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐHH thường được kết hợpvơi quá trinh kiểm tra chi tiết số dư của các khoản TSCĐHH Quy mô các khảo sátnghiệp vụ tăng giảm TSCĐHH phụ thuộc vào tính trọng yếu, mức độ rủi ro kiểmsoát của đơn vị mà KTV đã đánh giá, cũng như kinh nghiệm, kết quả kiểm toánniên độ trước
Trang 27Có thể kết hợp kiểm tra các chứng từ, tài liệuvới kiểm tra vật chất thực tế TSCĐHH
Kiểm tra quá trình mua sắm, các chứng từ tàiliệu liên quan đến việc mua sắm TSCĐHH,các chi phí lắp đặt, vận chuyển…
Các thử nghiệmnày sẽ được thựchiện ở quy môtương đối lớn khi
hệ thống kiểmsoát của đơn vịđược đánh giá làyếu (rủi ro kiểmsoát cao)
Đối chiếu số liệu trên các chứng từ pháp lýliên quan đến tăng giảm TSCĐHH ( Hóa đơn,các chứng từ vận chuyển, lắp đặt, biên bảngiao nhận )
Tính toán lại nguyên giá TSCĐHH trên cơ sởcác chứng từ đã kiểm tra…
Phải nắm vữngcác nguyên tắc,quy định về đánhgiá TSCĐHH;
Mức độ khảo sátphục thuôc vàviệc đánh giá hệthống KSNB
Đảm bảo cho việc
Trang 28các sổ kế toán TSCĐHHĐảm bảo cho việc
Kiểm tra các khoản chi phí sửa chữa TSCĐ
HH để phát hiện các trường hơp quên ghi sổhoặc ghi nhận TSCĐHH thành các khoảnkhác (chi phí trả trước, chi phí xây dựng cơbản…)
Kiểm tra đối chiếu ngày tháng các chứng từtăng, giảm TSCĐHH với ngày tháng ghi sổcác nghiệp vụ này (đặc biết với các nghiệp vụphát sinh cuối các niên độ kế toán và đầu niên
độ sau)
Đây là một trongnhững mục tiêuquan trọng nhấtcủa kiểm toánTSCĐHH
Đối chiếu số liệu trên các số kế toánTSCĐHH với kết quả kiểm kê thực têTSCĐHH
Kiểm toán số sư tài khoản TSCĐHH
Việc kiểm toán số dư cuối kỳ của tài khoản TSCĐHH được thực hiện trên cơ
sơ kiểm toán số dư đầu kỳ và kết quả kiểm toán các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐHH
Trang 29- Với số dư đầu kỳ: Việc xem xét số dư đầu kỳ về TSCĐHH được tiến hànhtùy thuộc vào doanh nghiệp được kiểm toán được tiến hành kiểm toán lần đầu haykiểm toán từ lần hai trở đi.
+ Nếu việc kiểm toán năm trước được thực hiện được thực hiện bởi chínhcông ty kiểm toán đang thực hiện kiểm toán BCTC năm nay và số dư đầu kỳ đã xácđịnh là đúng thì không cần thiết phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bố sung
Nếu việc kiểm toán năm trước được thực hiện bởi công ty kiểm toán khác,KTV phải xem xét BCKT năm trước và hồ sơ kiểm toán năm trước, nếu có thể tincậy được thì KTV cũng có thể chấp nhận kết quả kiểm toán năm trước mà khôngcần thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán bổ sung KTV chỉ cần xem xét để đảm bảo
số dư cuối năm tài chính trước được kết chuyển chính xác hoặc được phân loại mộtcách phù hợp trên báo cáo tài chính năm nay
+ Nếu BCTC năm trước chưa được kiểm toán, hoặc việc kiểm toán nămtrước được thực hiện bởi công ty kiểm toán khác và kiểm toán viên không tin tưởngvào BCKT năm trước hoặc BCKT năm trước không chấp nhận toàn phần với số dưTSCĐ thì KTV phải xem xét đến nguyên nhân không chấp nhận toàn phần củaKTV năm trước Trong trường hợp này KTV phải áp dụng thủ tục kiểm toán bổsung như: Kiểm tra các chứng từ chứng minh số dư đầu năm, chọn mẫu cáTSCĐHH để kiểm tra sự tổn tại thực tế của tài sản, xem xét kết quả kiểm kêTSCĐHH của doanh nghiệp, kiểm tra tình trạng thế chấp Với số dư cuối kỳ: Đượcxác nhận trên cơ sở kết quả kiểm toán số dư đầu kỳ và các nghiệp vụ tăng, giảmTSCĐHH trong kỳ Đồng thời KTV cần kết hợp với thủ tục kiểm kê và đánh giá lạitài sản để có bằng chứng về sự hiện hữu và tính giá của TSCĐHH Ngoài ra cũngcần kywy s đến sự phân loại và tổng hợp trình bày vào BCTC
1.3.3 Kết thúc kiểm toán
Sau khi hoàn thành giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV thực hiện việc tổnghợp, đánh giá các bằng chứng thu thập được nhằm soát xét và đưa ra kết luận vềtoàn bộ cuộc kiểm toán mà trong đó có phần kiểm toán khoản mục TSCĐHH
Trang 30Đánh giá sự đầy đủ cũng như hiện hữu của các bằng chứng kiểm toán thuđược đối với việc đưa ra kết luận đối với khoản mục TSCĐHH của KTV.
Xem xét đánh giá các sự kiện xảy ra sau ngày lập báo cáo tài chính, KTVđánh giá mức độ ảnh hưởng của những sự kiện này đối với báo cáo tài chính đượclập Có hai loại sự kiện có thể xảy ra mà KTV cần phải quan tâm và có hướng xử lýđúng đắn Đó là sự kiện có ảnh hưởng trực tiếp đến Báo cáo tài chính và đòi hỏiphải có sự điều chỉnh và sự kiện ảnh hưởng không trực tiếp nhưng cần phải công bốtrên BCTC
KTV xem xét tính hoạt động liên tục của doanh nghiệp Trong một số tìnhhuống, tính hoạt động liên tục của doanh nghiệp có thể bị vi phạm: Doanh nghiệp
có khả năng chấm dứt hoạt động do lỗ quá nhiều, doanh nghiệp đang có nhữngtranh chấp nghiêm trọng có ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh… Nếudoanh nghiệp không cung cấp những thông tin liên quan đến vấn đề này thì KTV cóthế dựa trên mức độ trọng yếu của sự việc để đưa ra ý kiến kiểm toán của mình đốivới BCTC của đơn vị
Đánh giá chất lượng của cuộc kiểm toán, đối với kiểm toán TSCĐHH, KTVtiến hành tổng hợp và đánh giá các sai sót phát hiện được trong quá trình kiểm toánkhoản mục TSCĐHH Sau đó, KTV yêu cầu thư giải trình của Ban Giám đốc đốivới những sai sót đó
Với giai đoạn cuối cùng này, KTV tiến hành lập thư quản lý và báo cáo kiểmtoán Thư quản lý thường được gửi đến khách hàng trong đó nêu lên những hạn chếcòn tồn tại đối với hệ thống kiểm soát và công tác kế toán doanh thu cũng như tưvấn hướng xử lý sao cho hiệu quả và phù hợp với những quy định hiện hành Báocáo kiểm toán được lập theo mẫu đã quy đinh trong chuẩn mực kiểm toán Trên đó,
ý kiến của KTV về tính trung thực, hợp lý, hợp pháp của các thông tin trình bày trênBCTC của khách hàng xét trên những khía cạnh trọng yếu Dựa trên kết quả đánhgiá của KTV mà trên báo cáo kiểm toán trình bày một trong bốn loại ý kiến:
Trang 31- Ý kiến từ chối (không thể đưa ra ý kiến)
- Ý kiến không chấp nhận (ý kiến trái ngược)
Quy trình thực hiện dịch vụ kiểm toán được khái quát theo hình 1.4 dưới đây:
(Nguồn: Tài liệu hướng dẫn Chương trình kiểm toán mẫu - VACPA)
Sơ đồ 1.1: Quy trình thực hiện nghiệp vụ chung
Trang 32CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM (VAE)
THỰC HIỆN
2.1 KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦACÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM (VAE)
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty VAE
Giới thiệu chung về VAE
Tên Công ty: Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam
Thành lập ngày: 21/ 12/ 2001
Tên giao dịch: Viet Nam Auditing and Evaluation Limited Company
Tên viết tắt: VAE Co., Ltd
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0102026184 ngày 15/09/2006 của
Sở Kế hoạch và Đầu tư, TP Hà Nội
Mã số thuế: 0101022228
Tel: (84-4) 6 2670491/92/93 – Fax: (84-4) 6 2670494
Website: http://www.vae.com.vn/
Vốn điều lệ của công ty: 10.000.000.000 (VNĐ)
Văn phòng chính: Tầng 11, Tòa nhà Sông Đà, số 165 Cầu Giấy, Hà NộiChi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh: Số 15/4, Nguyên Huy Tưởng, Phường
6, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
Các văn phòng đại diện: TP Đà Nẵng, TP Sơn La, TP Hưng Yên, TP NinhThuận, TP Hải Dương
Nhân sự chủ chốt của VAE (Thành viên Ban Tổng giám đốc)
Ông Phạm Ngọc Toản: Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm Phó tổng giám đốcÔng Trần Quốc Tuấn: Tổng giám đốc
Trang 33Ông Huỳnh Văn Dũng: Phó tổng giám đốc
Bà Phạm Thanh Ngọc: Phó tổng giám đốc
VAE luôn đứng trong danh sách 10 công ty kiểm toán độc lập có các chỉ số caonhất (Số lượng kiểm toán viên hành nghề, số lượng nhân viên, số lượng khách hàng,doanh thu ) và đã được Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác nhận:
- Là 01 trong 12 công ty kiểm toán đầu tiên được chấp thuận kiểm toán chocác tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán tại ViệtNam từ năm 2006
- Là 01 trong số các công ty được Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàngPhát triển Châu Á (ADB) chấp nhận đủ điều kiện kiểm toán cho các dự án do WB,ADB tài trợ và ủy thác quản lý
- Là 01 trong 11 tổ chức đầu tiên có đủ điều kiện thực hiện Thẩm định giá
từ năm 2006
- Là 01 trong số 13 tổ chức đầu tiên có đủ điều kiện thực hiện công tác xácđịnh giá trị doanh nghiệp từ năm 2006
Đặc biệt, VAE là 01 trong 06 công ty kiểm toán đầu tiên được Bộ Công
thương trao giải “Thương mại Dịch vụ Việt Nam - TOP TRADE SERVICES” dành
cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ mà Việt Namcam kết thực hiện khi gia nhập WTO Đồng thời, VAE đã được Hiệp hội Kinh
doanh Chứng khoán (VASB) trao giải thưởng ‘‘Thương hiệu kiểm toán chứng khoán uy tín VIETNAM LEADING STOCK BRAND’’ và được Trung tâm Khoa học thẩm định tín nhiệm doanh nghiệp bình chọn là 01 trong số “Top 10 doanh nghiệp
uy tín nhất Việt Nam trong cùng hệ thống ngành nghề”.
(Nguồn Phòng Hành chính tổng hợp)
Theo báo cáo minh bạch năm 2015, công ty VAE có:
Tổng doanh thu: 46.7 tỷ Trong đó:
+ Doanh thu từ dịch vụ kiểm toán BCTC của đơn vị có lợi ích công chúng: 2.8tỷ
+ Doanh thu dịch vụ khác: 43.9 tỷ
Trang 34Chi phí:
+ Chi phí tiền lương, thưởng của nhân viên: 29.3 tỷ
+ Chi phí mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp: Công ty không mua bảohiểm trách nhiệm nghề nghiệp mà thực hiện trích lập Quỹ dự phòng rủi do nghềnghiệp theo quy định của bộ tài chính: 0.4 tỷ
+ Chi phí khác: 16 tỷ
Lợi nhuận sau thuế: 738 triệu
Các khoản thuế phải nộp NSNN: 5.3 tỷ; trong đó thuế TNDN: 0.2 tỷ
Tình hình trích lập Quỹ rủi ro nghề nghiệp: 3.2 tỷ
2.1.2 Đặc điểm về hoạt động kinh doanh của Công ty VAE
Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam hoạt động với các tiêu chí:
“Thành công của khách hàng chính là thành công của VAE” và “Thận trọng và trách nhiệm là tôn chỉ cho mọi hoạt động của VAE” Theo đó, Công ty cam kết
luôn mang đến cho khách hàng các dịch vụ chuyên nghiệp với chất lượng cao trên
cơ sở chú trọng những yêu cầu phù hợp với đặc thù của khách hàng cũng như luôntôn trọng ý kiến khách hàng
Công ty hiểu rằng “Chất lượng dịch vụ tạo nên uy tín VAE” Do vậy, Công
ty đảm bảo sẽ luôn mang đến khách hàng những dịch vụ có chất lượng cao cùng vớicác giá trị dịch vụ gia tăng trong khi vẫn đảm bảo công việc kiểm toán, định giá, tưvấn được thực hiện một cách độc lập, hiệu quả với giá chi phí dịch vụ hợp lý
Các dịch vụ chuyên ngành chính, đa dạng được cung cấp bởi Công ty TNHHKiểm toán và Định giá Việt Nam phải kể đến:
Dịch vụ kiểm toán, kế toán và thuế
Dịch vụ kiểm toán đầu tư và xây dựng cơ bản
Dịch vụ kiểm toán dự án
Dịch vụ định giá doanh nghiệp, tài sản
Dịch vụ tư vấn kinh doanh, đầu tư
Trang 35(Nguồn Phòng Hành chính tổng hợp)
2.1.3 Mô hình tổ chức quản lý
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
2.1.4 Đặc điểm tổ chức kiểm toán của Công ty VAE
2.1.4.1 Đặc điểm lưu trữ hồ sơ kiểm toán
Trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán, nhóm kiểm toán ghi chép kết quảthực hiện của cuộc kiểm toán, thu thập các tài liệu – bằng chứng kiểm toán làm cơ
sở cho việc đưa ra ý kiến đánh giá của mình Toàn bộ những tài liệu này được lưugiữ lại làm cơ sở để tổng hợp kết quả kiểm toán, cơ sở để cấp soát xét tiến hành soátxét kiểm soát chất lượng kiểm toán và cũng là hồ sơ mang tính pháp lý chứng minhcho công việc KTV đã thực hiện File hồ sơ này sẽ là tài liệu cho các cuộc kiểmtoán tiếp theo đối với khách hàng đó
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
BAN TỔNG GIÁM ĐỐCPHÒNG HÀNH CHÍNH
TỔNG HỢP
CÁC CHI NHÁNH, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
TP
Hồ Chí Minh
TP
Đà Nẵng
TP
Sơn La
TP Hưng Yên
Phòng nghiệp vụ định giá
Phòng nghiệp vụ kiểm toán đầu tư
Ban kiểm toán tài chính
Phòng tưvấn TC, kếtoán, thuế
Trang 36Hồ sơ kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam đượclập và lưu trữ theo đúng các tiêu chuẩn của Công ty đặt ra và được thực hiện trongtoàn bộ Công ty Mỗi khoản mục đều được thiết kế bộ giấy làm việc riêng dựa theo
chương chình kiểm toán mẫu của VACPA (phụ lục 04: Hồ sơ kiểm toán)
2.1.4.2 Kiểm soát chất lượng kiểm toán
Đối với mọi cuộc kiểm toán, chất lượng luôn là vấn đề vô cùng quan trọngđối với những người sử dụng Báo cáo kiểm toán Việc KTV đưa ra những ý kiếnkhông chính xác hay không đảm bảo độ tin cậy của thông tin, sẽ mang lại nhữnghiểu lầm cho những người sử dụng thông tin Từ đó, gây ra những hậu quả đángtiếc trong hoạt động kinh doanh cũng như những rủi ro lớn đối với KTV và Công tykiểm toán Do đó, soát xét chất lượng của cuộc kiểm toán là một trong những nhiệm
vụ quan trọng đối với hoạt động của các Công ty kiểm toán và KTV
Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam luôn luôn xác định đây làcông việc quan trọng Chính vì vậy, Công ty luôn nhắc nhở mọi thành viên trongCông ty, trong quá trình thực hiện bất kỳ một cuộc kiểm toán nào, cũng phải đảmbảo chất lượng và uy tín của Công ty Hoạt động kiểm toán chất lượng phải đượcthực hiện ở tất cả các khâu của cuộc kiểm toán
Quá trình kiểm soát chất lượng của Công ty được thực hiện qua 3 giai đoạn:
- Kiểm soát chất lượng tuyển dụng nhân viên;
- Kiểm soát quá trình đào tạo;
- Kiểm soát quá trình kiểm toán của từng cuộc kiểm toán
Kiểm soát chất lượng qua quá trình kiểm toán:
Việc kiểm soát chất lượng hoạt động của cuộc kiểm toán cũng như các dịch
vụ khác được Ban giám đốc thiết kế thành những chính sách, trong đó quy địnhnhững thủ tục kiểm soát chất lượng áp dụng cho toàn bộ cuộc kiểm toán Việc kiếmsoát chất lượng được thực hiện qua cả 4 khâu của cuộc kiểm toán, gồm: Tìm hiểukhách hàng, Lập kế hoạch, Thực hiện kiểm toán, Kết thúc kiểm toán
Trang 37Tìm hiểu khách hàng:
Việc kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm toán được thực hiện ngay từ khitiếp xúc khách hàng Các thành viên Ban giám đốc dựa trên các thông tin thu thậpđược về khách hàng, nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng để đánh giá rủi ro,đánh giá mức bù chi phí kiểm toán, đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán Từ đóđưa ra quyết định có ký hợp đồng kiểm toán hay không
Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Kiểm tra kế hoạch kiểm toán là khâu quan trọng bởi kế hoạch kiểm toán vàchương trình kiểm toán quyết định toàn bộ công việc thực hiện trong quá trình kiểmtoán tại khách hàng Việc kiểm soát được thể hiện ở việc kiểm tra đánh giá về nộidung, phạm vi, thời gian thực hiện… kiểm tra việc thực hiện đầy đủ các công việctrong khâu lập kế hoạch Việc kiểm soát này được thực hiện bới 2 cấp là trưởng(phó) phòng và Ban giám đốc
Giai đoạn thực hiện kiểm toán:
Việc kiểm soát được thực hiện ngay từ khi bắt đầu thực hiện hợp đồng chođến khi hoàn thiện file hồ sơ Trong khi thực hiện kiểm toán tại khách hàng, trưởngnhóm kiểm toán trực tiếp đôn đốc và kiểm tra tiến độ thực hiện, chất lượng côngviệc của các thành viên trong nhóm Đồng thời, trưởng nhóm xem xét các bằngchứng kiểm toán mà các nhân viên thu thập xem có đảm bảo tính pháp lý không
Sau từng cuộc kiểm toán, trưởng nhóm phải tổng hợp kết quả, báo cáo tiến
độ thực hiện với chủ nhiệm kiểm toán để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời,phù hợp với kế hoạch và đảm bảo chất lượng
Giai đoạn kết thúc kiểm toán:
Khi kết thúc kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán phải thu thập kiểm tra lạitoàn bộ giấy tờ làm việc, lưu file kiểm toán và có trách nhiệm báo cáo với chủnhiệm kiểm toán, Ban giám đốc về quá trình kiểm toán để có sự chỉ đạo kịp thời
Hồ sơ kiểm toán và Báo cáo kiểm toán phải được soát xét bởi 4 cấp: trưởng nhóm,trường phòng kiểm toán, trợ lý Ban giám đốc, tổng giám đốc qua sơ đồ sau:
Trang 38Sơ đồ 2.2: Quy trình soát xét chất lượng BCTC và Báo cáo kiểm toán phát hành tại Công ty VAE
2.2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐĐỊNH HỮU HÌNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI KHÁCHHÀNG ABC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAMTHỰC HIỆN (VAE)
Kiểm toán khoản mục TSCĐ HH là một trong những phần hành cơ bản, giữ vai trò quan trọng trong kiểm toán BCTC Do vậy, quá trình thực hiện kiểm toán khoản mục này cũng phải tuân thủ chặt chẽ quy trình kiểm toán chung Trong luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin lấy một khách hàng kiểm toán đặc trưng làm ví dụ minh họa nhằm đảm bảo yêu cầu về mặt kỹ thuật và thực tiễn trong thời gian thực tập Tuy nhiên, do tính thận trọng và bảo mật thông tin trong công việc nên tác giả xin không nêu rõ tên khách hàng và cũng đưa ra một cách khách quan về những vấn đề thực tế
đã được tiếp cận Khách hàng đó được gọi là Công ty TNHH ABC Bên cạnh đó, do tình hình thực tiễn của từng khách hàng là khác nhau nên KTV có thể áp dụng toàn bộ hoặc áp dụng một phần quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ HH.
Trang 392.2.1 Khái quát vê cuộc kiểm toán báo cáo tài chính tại khách hàng ABC
2.2.1.1 Giới thiệu về cuộc kiểm toán báo cáo tài chính tại khách hàng ABC
Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam luôn luôn chủ động tìm đếnkhách hàng thông qua nhiều cách tiếp cận khác nhau như: gửi thư chào hàng và hồ
sơ giới thiệu năng lực, liên lạc bằng điện thoại hoặc email, gặp gỡ trực tiếp vớikhách hàng để đi đến ký kết hợp đồng kiểm toán Hàng năm, công ty đều gửi thưchào hàng đến các công ty, doanh nghiệp không phân biệt đó là khách hàng truyềnthống hay khách hàng mới Thông qua thư chào hàng, VAE giới thiệu với kháchhàng các loại hình dịch vụ mà Công ty cung cấp, giới thiệu về năng lực của Công
ty Nêu khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Công ty thì sẽ gửi thư mời kiểmtoán cho Công ty
Sau khi nhận được thư mời kiểm toán, nếu là khách hàng truyền thống, VAE
sẽ tiến hành gặp mặt Ban giám đốc công ty khách hàng, trao đổi, thu thập các thôngtin mới cập nhập, đánh giá khả năng tiếp tục cung cấp dịch vụ và tiến hành ký kếthợp đồng kiểm toán Nếu là khách hàng mới, trước khi ký kết hợp đồng, Công typhải thu thập thông tin về nghành nghề kinh doanh, hình thức sở hữu vốn, tình hìnhkinh doanh của doanh nghiệp, các vấn đề về nhân sự chủ chốt và tổ chức bộ máyquản lý, nhận diện lý do kiểm toán… Các thông tin thu thập được sẽ được lưu vào
hồ sơ kiểm toán làm cơ sở cho việc đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán,
từ đó Công ty ra quyết định chấp nhận hợp đồng kiểm toán hay không Đồng thờilựa chọn đội ngũ KTV đảm bảo trình độ chuyên môn và tính độc lập với toàn bộquá trình kiểm toán
Công ty TNHH ABC là khách hàng truyền thống của Công ty VAE, Công tyVAE đàm phán sơ bộ với lãnh đạo khách hàng về các điều khoản trong hợp đồng,xem xét mức độ rủi ro có thể gặp phải, đánh giá khả năng tiếp tục cung cấp dịch vụ
và thống nhất về mức phí kiểm toán như sau:
(GTLV 01: Các câu hỏi liên quan đến việc tiếp tục cung cấp dịch vụ - Trang 33)
Sau khi đánh giá khả năng chấp nhận tiếp tục cung cấp dịch vụ kiểm toán, Công
ty VAE tiến hành ký kết hợp đồng với Công ty TNHH ABC theo hợp đồng sau:
Trang 40( Phụ lục 05: Hợp đồng kinh tế)
Sau khi ký kết hợp đồng, Công ty tiến hành phân công nhóm kiểm toán gồmcác KTV đã thực hiện kiểm toán BCTC năm trước của Công ty TNHH ABC đi thựchiện kiểm toán
Nhóm kiểm toán:
Thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán : PHS
Thời gian kiểm toán
Chịu trách nhiệm kiểm toán khoản mục TSCĐ được giao cho KTV NVT.Kèm theo kế hoạch kiểm toán chi tiết, danh mục tài liệu được nhóm kiểm toán yêucầu Công ty TNHH ABC cung cấp