Kết quả hoạt động trợ giúp pháp lý

Một phần của tài liệu Trợ giúp pháp lý tại tỉnh Thanh Hóa Luận văn ThS. Luật (Trang 62)

Luật Trợ giúp pháp lý và Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý quy định hoạt động trợ giúp pháp lý gồm nhiều loại hình hoạt động như: cung cấp dịch vụ pháp lý dưới các hình thức khác nhau cho người được trợ giúp pháp lý; trợ giúp pháp lý lưu động tại cơ sở; truyền thông về pháp luật và trợ giúp pháp lý; đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý; phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng và tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ Trợ giúp pháp lý.

2.2.5.1. Thực hiện các hoạt động cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý

Hệ thống các tổ chức trợ giúp pháp lý nói chung bao gồm Trung tâm Trợ giúp pháp lý của nhà nước và các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý khác. Thực tế hiện nay, tại Thanh Hóa mới chỉ có 01 tổ chức tư vấn pháp luật đăng

ký tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý. Tuy nhiên, do không thực hiện việc báo cáo số liệu thống kê theo quy định và thực chất việc tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý cũng rất hạn chế nên không có kết quả hoạt động. Do vậy, các hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý tại Thanh Hóa chủ yếu do Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước và các Chi nhánh của Trung tâm thực hiện.

Hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý bằng các hình thức tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng và các hình thức trợ giúp pháp lý khác như tham gia hòa giải, hướng dẫn thủ tục hành chính, khiếu nại kể từ thời điểm Luật trợ giúp pháp lý có hiệu lực (01/01/2007) đến hết tháng 09 năm 2014, trợ giúp pháp lý Thanh Hóa đã đạt được những kết quả sau đây:

Đã thực hiện được 13.175 vụ việc cho 13.175 đối tượng, trung bình mỗi năm thực hiện được 1.300 vụ việc. Thực tế, qua các số liệu diễn biến từng năm số lượng vụ việc đều có chiều hướng tăng lên. Như vậy, có thể nhận thấy nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân ngày càng tăng và khả năng đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân từ phía Trung tâm ngày càng tốt hơn. Trong đó:

- Chia theo địa điểm thực hiện: 1.280 vụ việc thực hiện tại trụ sở, chiếm 9,71%; 11.590 vụ việc thực hiện lưu động, chiếm 76,75%; 885 vụ việc thực hiện tại Chi nhánh, chiếm 6,71% và 900 vụ việc thực hiện tại các địa điểm khác, chiếm 6,83%.

- Chia theo người thực hiện: 7.155 vụ việc do Trợ giúp viên pháp lý thực hiện, chiếm 54,31%, 6.020 vụ việc do Cộng tác viên trợ giúp pháp lý thực hiện, chiếm 45,69 %.

- Chia theo lĩnh vực trợ giúp pháp lý: Dân sự: 2.646 vụ việc, chiếm 20,08%); Hôn nhân - gia đình: 1.383 vụ việc, chiếm 10,50%; Hình sự: 1.044 vụ việc, chiếm 7,92%; Hành chính - khiếu nại: 1.008 vụ việc, chiếm 7,65%; Lao động, việc làm: 463 vụ việc, chiếm 3,51%; Đất đai: 3.332 vụ việc, chiếm

24,53%; Chế độ chính sách: 3.070 vụ việc, chiếm 23,30% và lĩnh vực khác: 703 vụ việc, chiếm 2,51%.

- Chia theo hình thức trợ giúp pháp lý: Tư vấn: 12.270 vụ việc chiếm 93,13%; bảo vệ 280 vụ việc chiếm 2,12%; bào chữa: 510 vụ việc chiếm 3,87% vụ việc; đại diện ngoài tố tụng: 90 vụ việc, chiếm 0,68%; kiến nghị: 20 vụ việc, chiếm 0,15 %; và hình thức khác: 5 vụ việc, chiếm 0,051%.

- Về diện đối tượng được trợ giúp pháp lý: 5.432 người nghèo, chiếm 41,23%; 3.760 người có công với cách mạng, chiếm 28,54 %; 68 người già chiếm 0,52 %; 21 người tàn tật, chiếm 0,16 %; 3.654 người dân tộc thiểu số chiếm 27,73 %; 87 trẻ em, chiếm 0,66 % và 153 đối tượng thuộc diện khác, chiếm 1,16 %. Tổng số 8.432 nam, chiếm 64%; 4.743 nữ, chiếm 36% [59]; [61]; [63]; [65].

Trên cơ sở phân tích số liệu thống kê cho thấy các vấn đề sau:

- Đối tượng được trợ giúp pháp lý chủ yếu là nam giới, tỷ lệ nữ giới được trợ giúp pháp lý còn ít, đòi hỏi thời gian tới phải chú trọng hơn đến vấn đề giới và bảo đảm bình đẳng giới trong hoạt động trợ giúp pháp lý, đặc biệt cần có giải pháp để nữ giới tham gia nhiều hơn vào công tác trợ giúp pháp lý. Thực tế hoạt động cho thấy, trong các cuộc trợ giúp pháp lý lưu động hoặc các vụ việc người dân đến trụ sở để đưa ra yêu cầu trợ giúp pháp lý phần lớn được thực hiện bởi đối tượng là nam giới. Điều này phản ánh đặc điểm tâm lý bất bình đẳng giới của người dân trong xã hội, người đàn ông thường được cho là có vai trò quan trọng được ưu tiên tiếp xúc hoặc tham gia các hoạt động xã hội... người phụ nữ thường ít có cơ hội bày tỏ, nguyện vọng của mình dẫn đến hạn chế ngay cả đối với cơ hội được hưởng thụ dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí.

- Về diện đối tượng, người được trợ giúp pháp lý chủ yếu là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và người có công với cách mạng, diện đối tượng khác như người già, người chưa thành niên, người khuyết tật... được trợ

giúp pháp lý vẫn còn ít đặt ra yêu cầu cần có giải pháp để tăng cường hoạt động truyền thông và thực hiện trợ giúp pháp lý cho các đối tượng là trẻ em, người tàn tật và người già cô đơn không nơi nương tựa.

- Các vụ việc chủ yếu được thực hiện bằng hình thức tư vấn pháp luật; Trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng và các vụ việc đại diện ngoài tố tụng chiếm tỷ lệ thấp. Số liệu phản ánh vấn đề này được lý giải bởi số lượng rất lớn các vụ việc được phát sinh trong các đợt trợ giúp pháp lý lưu động. Tại đó, phần lớn là các nội dung hỏi đáp về các vấn đề mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư hoặc các vấn đề liên quan tới tìm hiểu chế độ chính sách, pháp luật của nhà nước.

Đối với hình thức tham gia tố tụng và đại diện ngoài tố tụng trong thời gian hoạt động trợ giúp pháp lý được hỗ trợ bởi nguồn kinh phí từ dự án tài trợ của nước ngoài nên có sự tham gia của các cộng tác viên là luật sư, số lượng vụ việc tham gia tố tụng có tỷ lệ cao, Tuy nhiên, khi nguồn kinh phí từ dự án nước ngoài kết thúc chuyển sang bằng kinh phí từ ngân sách nhà nước thì số lượng vụ việc đã giảm sút đi rất nhiều vì lúc ngày đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý chỉ còn là các Trợ giúp viên pháp lý. Thời điểm hiện nay là cao nhất cũng chỉ có 15 Trợ giúp viên pháp lý, do đó cũng phản ánh không đáp ứng nổi yêu cầu của xã hội và cần có biện pháp tích cực thu hút nguồn nhân lực tham gia công tác trợ giúp pháp lý nói chung và đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý nói riêng, đặc biệt là các Trợ giúp viên pháp lý.

- Lĩnh vực pháp luật trợ giúp pháp lý chủ yếu là đất đai, ưu đãi chính sách, dân sự, hình sự; các lĩnh vực như lao động, hành chính, khiếu nại rất ít hoặc có năm không có. Cũng như tình hình các vụ việc tranh chấp pháp luật, khiếu nại, tố cáo chung trên cả nước, tại Thanh Hóa vấn đề đất đai luôn luôn đặt ra nhu cầu cao hơn hẳn so với các vấn đề khác. Nội dung yêu cầu trợ giúp cũng luôn chứa đựng các yếu tố phức tạp, các vụ việc trợ giúp pháp lý bằng

hình thức tham gia tố tụng phần lớn cũng là các vụ việc tranh chấp đất đai. Đặc điểm này đặt ra yêu cầu đòi hỏi cần phải liên tục cập nhật, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật về đất đai cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý đảm bảo đáp ứng tốt các yêu cầu trợ giúp pháp lý.

Các vụ việc hành chính, lao động có tỷ lệ rất nhỏ trong số các vụ việc đã thực hiện, điều này thể hiện thực tế lĩnh vực này chưa được quan tâm chú trọng, chưa có sự chủ động tiếp xúc truyền thông pháp luật về trợ giúp pháp lý cho nhóm đối tượng là người lao động trong các khu công nghiệp, các doanh nghiệp hoặc công tác phối hợp về trợ giúp pháp lý với các cơ quan giải quyết khiếu nại chưa tốt... dẫn đến số lượng vụ việc thấp như số liệu phản ánh.

- Chiếm tỷ lệ lớn các vụ việc trợ giúp pháp lý của Trung tâm và Chi nhánh do đội ngũ cộng tác viên tại các xã thực hiện. Các cộng tác viên chủ yếu thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức tư vấn trong các đợt trợ giúp pháp lý lưu động và thông qua sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, sinh hoạt chuyên đề pháp luật. Các vụ việc thực hiện tại trụ sở của Trung tâm trước khi có Bộ Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thì người thực hiện bao gồm cả các chuyên viên, viên chức và Trợ giúp viên pháp lý thực hiện. Sau khi triển khai đánh giá chất lượng, các vụ việc đều do Trợ giúp viên pháp lý đảm trách. Do đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý hiện mới có 15 người lại kiêm nhiệm các chức danh quản lý và nhiều nhiệm vụ khác nên đội ngũ này luôn trong tình trạng quá tải.

2.2.5.2. Hoạt động đánh giá chất lượng

Chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý là vấn đề quan trọng trong hoạt động trợ giúp pháp lý, đây không chỉ là nội dung quan tâm của người được trợ giúp pháp lý mà là vấn đề người thực hiện trợ giúp pháp lý và các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý luôn băn khoăn để tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý. Công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng vụ việc trợ

giúp pháp lý được triển khai thực hiện nhằm bảo đảm cho người được trợ giúp pháp lý được thụ hưởng dịch vụ trợ giúp pháp lý với chất lượng tốt nhất. Việc ra đời Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý ban hành kèm theo Quyết định số 11/2008/QĐ-BTP ngày 29/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và tiếp tục được sửa đổi, thay thế bởi Thông tư số 02/2013/TT-BTP ngày 05 tháng 01 năm 2013 của Bộ Tư pháp về việc ban hành Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý, đã tạo cơ sở pháp lý để người thực hiện trợ giúp pháp lý tự kiểm tra, đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý của mình hoặc được tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc cơ quan quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý đánh giá bảo đảm cung cấp dịch vụ pháp lý có chất lượng cho người được trợ giúp pháp lý.

Theo quy định của Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng ban hành tại Quyết định số 11/2008/QĐ-BTP, để bảo đảm vụ việc trợ giúp pháp lý có chất lượng, mỗi vụ việc trợ giúp pháp lý khi hoàn thành phải được người thực hiện tự đánh giá. Theo quy định tại Thông tư số 02/2013/TT-BTP thay thế Quyết định số 11/2008/QĐ-BTP thì các vụ việc được đánh giá trên cơ sở sự phân công đánh giá của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý. Khi có khiếu nại hoặc có thông tin về chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý hoặc cho rằng trợ giúp pháp lý không có chất lượng các cơ quan quản lý nhà nước (Cục Trợ giúp pháp lý, Sở Tư pháp) tổ chức các đoàn kiểm tra, đánh giá chất lượng vụ việc theo kế hoạch hoặc lựa chọn điểm; đối với vụ việc do Cộng tác viên trợ giúp pháp lý thực hiện, Trung tâm đều phân công Trợ giúp viên pháp lý đánh giá chất lượng trước khi quyết định thanh toán tiền bồi dưỡng cho cộng tác viên.

* Kết quả đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý

Thực tế việc kiểm tra, kiểm soát và đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý tại Thanh Hóa được đặt ra ngay từ khi hoạt động trợ giúp pháp lý ra đời và đi vào hoạt động. Kết quả mỗi vụ việc trợ giúp pháp lý khi kết

thúc luôn được kiểm tra lại nhằm bảo đảm rằng dịch vụ trợ giúp pháp lý được cung cấp đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dân. Đồng thời, qua việc kiểm tra lại có thể rút ra được nhiều kinh nghiệm, củng cố lại kiến thức cho cả người đánh giá và người thực hiện trợ giúp pháp lý. Chất lượng vụ việc qua đó ngày càng nâng lên. Qua kết quả công tác đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý đến nay, chưa có vụ việc khiếu nại, tố cáo hoặc vụ việc nào yêu cầu Trung tâm phải bồi thường thiệt hại do trợ giúp pháp lý sai, gây thiệt hại cho người được trợ giúp pháp lý.

Theo kết quả báo cáo thống kê, việc đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý hàng năm tại Thanh Hóa được triển khai theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng kể từ năm 2011. Theo đó đã tổ chức đánh giá 1.473/9.040 vụ việc đã hoàn thành, chiếm 16,2%, trong đó: Tư vấn pháp luật: 1.174 vụ việc/8.404 tổng số vụ việc, chiếm tỷ lệ 13,9%; Tham gia tố tụng: 273 vụ việc/535 tổng số vụ việc, chiếm tỷ lệ 51,0%; Đại diện ngoài tố tụng: 16 vụ việc/126 tổng số vụ việc, chiếm tỷ lệ 12,6%.

Về chất lượng vụ việc qua đánh giá: Vụ việc đạt chất lượng tốt: 596 vụ việc, chiếm 40,5% tổng số vụ việc đánh giá; Vụ việc đạt chất lượng: 872 vụ việc, chiếm 59,1% tổng số vụ việc đánh giá; Vụ việc không đạt chất lượng: 5 vụ việc, chiếm 0,3% tổng số vụ việc đánh giá.

Nhìn nhận về thực trạng hoạt động đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý tại Thanh Hóa qua các kết quả nêu trên có thể nhận thấy một số vấn đề sau:

- Việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí được đánh giá trên các tiêu chí của Bộ Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cho thấy các vụ việc được cung cấp bảo đảm chất lượng, chưa có trường hợp nào khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại do trợ giúp pháp lý gây ra. Qua đó đã góp phần nâng cao uy tín của Trung tâm và tạo niềm tin của nhân dân đối với hoạt động trợ giúp pháp lý.

- Vụ việc đạt chất lượng và đạt chất lượng tốt chiếm tỷ lệ khá cao, tuy nhiên công tác đánh giá chủ yếu do người thực hiện trợ giúp pháp lý tự đánh giá hoặc do chính tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đánh giá các vụ việc trong tổ chức mình nên kết quả đánh giá chưa khách quan.

* Đánh giá chung về hoạt động đánh giá chất lượng.

- Chất lượng vụ việc Trợ giúp pháp lý trước khi có Bộ tiêu chuẩn

Chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý chưa đạt kết quả cao do Người thực hiện trợ giúp pháp lý chưa bảo đảm thực hiện hoặc chưa kiểm soát được:

+ Tính khách quan, toàn diện, kịp thời trong khi thực hiện vụ việc; + Yêu cầu về trình tự, thủ tục;

+ Yêu cầu về việc lập hồ sơ trợ giúp pháp lý. - Chất lượng vụ việc sau khi có Bộ tiêu chuẩn

+ Chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý được nâng cao, tạo cơ sở cho người có yêu cầu trợ giúp pháp lý được thụ hưởng dịch vụ pháp lý miễn phí với chất lượng tốt nhất.

+ Tạo cơ sở pháp lý để người thực hiện trợ giúp pháp lý tự đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý do mình thực hiện hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện việc đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý; để cơ quan, tổ chức và nhân dân giám sát việc thi hành pháp luật về trợ giúp pháp lý.

+ Làm căn cứ xác định trách nhiệm, năng lực của tổ chức thực hiện trợ

Một phần của tài liệu Trợ giúp pháp lý tại tỉnh Thanh Hóa Luận văn ThS. Luật (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)