Xác định vai trò, trách nhiệm của nhà nước về trợ giúp pháp lý

Một phần của tài liệu Trợ giúp pháp lý tại tỉnh Thanh Hóa Luận văn ThS. Luật (Trang 91)

Xét về mặt bản chất, Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, hoạt động trợ giúp pháp lý là một trong những chức năng xã hội của Nhà nước thể hiện bản chất đó.

Về phía người dân, họ cần có sự giúp đỡ và bảo vệ của Nhà nước và pháp luật. Tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý vừa là hình thức, vừa là nội dung thể hiện mối quan hệ hữu cơ, bình đẳng giữa Nhà nước và công dân. Trợ giúp pháp lý là quyền của mỗi công dân và là chức năng xã hội, là trách nhiệm của Nhà nước, bảo đảm đưa pháp luật vào cuộc sống của mọi tầng lớp dân cư, góp phần thực hiện quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật.

Luật trợ giúp pháp lý quy định:

1. Trợ giúp pháp lý là trách nhiệm của Nhà nước.

thực hiện trợ giúp pháp lý; khuyến khích, tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức hành nghề luật sư và luật sư, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tham gia thực hiện đóng góp, hổ trợ hoạt động trợ giúp pháp lý [ 45, Điều 6]. Việc phát triển hoạt động trợ giúp pháp lý phải theo định hướng Nhà nước đóng vai trò nòng cốt trong việc tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, phát huy tính chủ động, tự giác, tích cực tham gia thực hiện của người thực hiện trợ giúp pháp lý, tiến tới giai đoạn Nhà nước đóng vai trò thu hút, điều phối nguồn lực để mô hình tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý của xã hội ngày càng phát triển; Nhà nước tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý; kế thừa kết quả đã đạt được trong việc phát triển hệ thống trợ giúp pháp lý của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Trợ giúp pháp lý tại tỉnh Thanh Hóa Luận văn ThS. Luật (Trang 91)