Đẩy mạnh công tác trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đố

Một phần của tài liệu Trợ giúp pháp lý tại tỉnh Thanh Hóa Luận văn ThS. Luật (Trang 93)

tượng chính sách theo hướng xã hội hoá " và "từng bước xã hội hoá hoạt động bổ trợ tư pháp"

Thực hiện xã hội hoá công tác trợ giúp pháp lý theo tinh thần Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng

và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chủ trương: "Đẩy mạnh công tác trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách theo hướng xã hội hoá " và "từng bước xã hội hoá hoạt động bổ trợ tư pháp" [4].

Nhà nước đóng vai trò nòng cốt trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý, phát huy tính chủ động, tự giác, tích cực tham gia thực hiện của người thực hiện trợ giúp pháp lý; tiến tới giai đoạn Nhà nước đóng vai trò thu hút, điều phối nguồn lực để huy động các tổ chức xã hội tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý; Nhà nước tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý; kế thừa kết quả đã đạt được trong việc phát triển hệ thống trợ giúp pháp lý của Nhà nước.

Trong điều kiện của Thanh Hóa hiện nay, cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí cho các hoạt động trợ giúp pháp lý còn khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu trợ giúp pháp lý của nhân dân. Chính vì vậy, cần huy động các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội khác tham gia thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý, phát huy mọi nguồn lực của xã hội tham gia thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý, tạo điều kiện cho mọi đối tượng trợ giúp pháp lý được tiếp cận và thụ hưởng trợ giúp pháp lý một cách thuận lợi và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Trợ giúp pháp lý tại tỉnh Thanh Hóa Luận văn ThS. Luật (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)