1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH kiểm toán ui thực hiện

92 106 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 529,28 KB

Nội dung

hành các quy chế và thủ tục KSNB đầy đủ và thích hợp gắn liền với các bước côngviệc cụ thể của chu kỳ, cụ thể:• Xác định nhu cầu đầu tư và đưa ra quyết định đầu tư với TSCĐ • Tổ chức tiế

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập

Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hằng

1 1 1

Trang 2

MỤC LỤC

2 2 2

Trang 3

DANH MỤC VIẾT TẮT

BCĐKT Bảng cân đối kế toán

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

4 4 4

Trang 5

DANH MỤC SƠ ĐỒ

5 5 5

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam có một sự phát triển vượtbậc Đất nước từng bước chuyển mình và đạt được những thành tựu to lớn về cácmặt kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội Việc gia nhập tổ chức thương mại thế giớiWTO đã đánh dấu một bước ngoặt mới cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam,tạo điều kiện hội nhập nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và nềnkinh tế toàn cầu nói chung, đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với nền kinh tếViệt Nam Sự hội nhập sâu rộng đặt ra yêu cầu ngày càng khắt khe với nền kinh tế,trong đó lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia là yêu cầu có ý nghĩa đặc biệt quantrọng, nhu cầu về tính minh bạch thông tin tài chính trở nên ngày càng cấp thiết Vànhư vậy hoạt động kiểm toán ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dụngthông tin và từng bước phát triển ở Việt Nam từ những năm đầu thập kỷ 90 Kiểmtoán mang lại niềm tin cho những người quan tâm, góp phần hướng dẫn nghiệp vụ

và ổn định củng cố hoạt động tài chính, kế toán nói riêng và hoạt động của các đơn

vị kiểm toán nói chung, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và năng lực quản lý

Sự hội nhập sâu rộng cũng mở ra cho hoạt động kế toán, kiểm toán những cơhội và thách thức mới Việc hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và khu vựcđặt ra những yêu cầu và đòi hỏi cao hơn đối với năng lực cạnh tranh của các công tykiểm toán Theo đó nâng cao năng lực cạnh tranh có ý nghĩa sống còn, giúp cáccông ty kiểm toán có thể tồn tại và phát triển Đứng trước cơ hội mở rộng thị phầnđồng thời nâng cao tính cạnh tranh, công ty kiểm toán nào cũng đặt ra vấn đề hoànthiện quy trình kiểm toán bởi quy trình kiểm toán hiệu quả luôn là lợi thế đối vớicác đối thủ khác

Ngày nay, lĩnh vực kiểm toán đã có sự lớn mạnh không ngừng về cả số lượng

và chất lượng, hàng loạt các công ty kiểm toán hình thành và phát triển, các loạihình dịch vụ kiểm toán cung cấp ngày càng đa dạng phong phú Tuy nhiên, kiểmtoán BCTC vẫn là hoạt động chủ yếu Hoạt động kiểm toán BCTC giữ vai trò vôcùng quan trọng và nhận được sự quan tâm của nhiều đối tượng Nó giúp giảm thiểu

6 6 6

Trang 7

rủi ro, tăng cường độ tin cậy của thông tin kế toán, góp phần lành mạnh hóa cácquan hệ kinh tế, tài chính.

Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH kiểm toán U&I, em đã được tiếpxúc, làm quen từng bước công việc kiểm toán thực tế tại khách hàng Có thể thấyTSCĐ là một bộ phận quan trọng không thể thiếu để duy trì sự tồn tại và phát triểncủa doanh nghiệp Hơn nữa, khoản mục TSCĐ thường chiếm tỷ trọng lớn trongtổng tài sản của doanh nghiệp, đăc biệt là đối với doanh nghiệp sản xuất Do đó, saisót đối với khoản mục này thường gây ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC của doanhnghiệp Nhận thức được tầm quan trọng của việc kiểm toán khoản mục TSCĐ trongkiểm toán BCTC, trên cơ sở những kiến thức được trang bị trong nhà trường vàkinh nghiệm thực tế học hỏi được tại công ty TNHH Kiểm toán U&I, em đã chọn

đề tài:

“Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC

do công ty TNHH Kiểm toán U&I thực hiện”

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu, tìm hiểu và hệ thống hóa những lý luận cơ bản về quy trình kiểmtoán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC, tìm hiểu quy trình kiểm toán TSCĐthực tế đã thực hiện tại công ty TNHH Kiểm toán U&I, từ đó rút ra ưu điểm và hạnchế của quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại công ty TNHH Kiểm toán U&I,đồng thời đề ra phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toánTSCĐ tại công ty U&I

3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐtrong kiểm toán BCTC

Phạm vi nghiên cứu là quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ- một khoản mụctrong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán U&I mà chủ thể kiểm toán làcác kiểm toán viên độc lập

7 7 7

Trang 8

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận của chuyên đề dựa trên phương pháp duy vật biệnchứng, nghiên cứu hoạt động kiểm toán độc lập trong mối liên hệ với các hoạt độngkinh tế xã hội khác và trong điều kiện thực tế tại Việt Nam Bằng phương pháp thuthập tài liệu, số liệu; phỏng vấn, quan sát trực tiếp, tổng hợp và phân tích, chuyên đềtập trung nghiên cứu: cơ sở lý luận về TSCĐ và việc xây dựng quy trình kiểm toánTSCĐ ; Tìm hiểu và đánh giá thực trạng về quy trình kiểm toán TSCĐ ở U&I đồngthời tham khảo kinh nghiệm của một số hãng kiểm toán quốc tế lớn đang hoạt độngtại Việt Nam về lĩnh vực này; Đưa ra một số phương hướng, giải pháp nhằm hoànthiện hơn quy trình kiểm toán TSCĐ của U&I

5 Kết cấu của luận văn

Nội dung chính của chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận, gồm có cácphần chính sau:

Chương 1: Lý luận cơ bản về quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC

Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán U&I thực hiện.

Chương 3: Nhận xét, đánh giá và giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC.

Tuy nhiên kiểm toán là một lĩnh vực còn rất mới mẻ ở Việt Nam, do còn nhiềuhạn chế về kinh nghiệm và chuyên môn nên bài viết của em còn có nhiều thiếu sót

do vậy em mong được sự góp ý của các thầy cô để bài viết của em được hoàn thiệnhơn

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn: PGS.TS.NGND Ngô ThếChi, các thầy cô trong khoa cùng toàn thể các anh chị trong Công ty TNHH Kiểmtoán U&I – Chi nhánh Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này

Em xin chân thành cảm ơn!

8 8 8

Trang 9

TSCĐ hữu hình

Tài sản cố định theo chuẩn mực Kế toán Việt Nam 04 là những tài sản có hìnhthái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinhdoanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình

Các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thỏa mãn đồng thời tất cảbốn (4) tiêu chuẩn ghi nhận sau:

• Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

• Nguyên giá tài sản đó phải được xác định một cách đáng tin cậy;

• Thời gian sử dụng ước tính trên một năm;

• Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành

Theo điều 3 thông tư 45.2013 của BTC ban hành ngày 25/4/2013 quy địnhtiêu chuẩn ghi nhận của TSCĐ phải có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên (bắt đầu ápdụng cho năm tài chính 2013)

TSCĐ vô hình

Tài sản cố định vô hình, theo chuẩn mực kế toán Việt Nam 04, là tài sản không

có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sửdụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuêphù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình

Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình:

Trang 10

• Định nghĩa về TSCĐ vô hình;

• Bốn tiêu chuẩn ghi nhận sau:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó mang lại;

- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;

- Thời gian sử dụng ước tính trên một năm;

- Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành

TSCĐ thuê tài chính

TSCĐ thuê tài chính: là những tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê của công

ty cho thuê tài chính Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mualại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồngthuê tài chính Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tàichính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng

1.1.2 Đặc điểm của TSCĐ ảnh hưởng đến công tác kiểm toán

1.1.2.1 Đặc điểm của TSCĐ

TSCĐ có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, chúng tham gia vào nhiềuchu kỳ sản xuất kinh doanh và chỉ khi nào hết thời gian sử dụng hoặc không còn cólợi ích về kinh tế thì mới phải thay đổi

TSCĐ hầu như không thay đổi về hình thái vật chất bên ngoài và đặc tính sửdụng ban đầu trong quá trình tồn tại và hoạt động

TSCĐ phản ánh năng lực sản xuất hiện có và trình độ ứng dụng khoa học kỹthuật vào hoạt động của đơn vị TSCĐ là một trong các yếu tố quan trọng tạo khảnăng tăng trưởng bền vững, tăng năng suất lao động, từ đó giảm chi phí hạ giá thànhcủa sản phẩm dịch vụ

TSCĐ là những tài sản sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh chứ khôngphải để bán và trong quá trình sử dụng TSCĐ bị hao mòn dần Giá trị hao mòn đượcdịch chuyển từng phần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra, chúng được xem như làmột yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được bù đắp khi doanhnghiệp tiêu thụ được sẩm phẩm

1.1.2.2 Những ảnh hưởng của đặc điểm TSCĐ đến kiểm toán BCTC

Đặc điểm chủ yếu và cơ bản của TSCĐ chi phối đến công tác kiểm toán làTSCĐ thường có giá trị lớn trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp, quá trình

Trang 11

mua sắm và trang bị TSCĐ trong các doanh nghiệp thường không nhiều và diễn rakhông đều đặn, thường nó được thực hiện theo một quy trình có sự kiểm soát tươngđối chặt chẽ của các doanh nghiệp TSCĐ thường có thời gian sử dụng lâu dài, thờigian quản lý các tài sản này tại doanh nghiệp thường lớn Trong quá trình sử dụng,doanh nghiệp phải trích khấu hao các tài sản này, việc áp dụng một chính sách khấuhao hợp lý ảnh hưởng rất nhiều đến mức độ trung thực và hợp lý của các thông tinliên quan đến TSCĐ trên các BCTC Mặt khác trong quá trình sử dụng TSCĐ có thểđược nâng cấp và sửa chữa, điều đó cũng có thể ảnh hưởng đến các thông tin có liênquan đến TSCĐ trên các BCTC.

TSCĐ là một bộ phận cấu thành Bảng Cân đối kế toán, phần Tài sản, có mốiquan hệ chặt chẽ với các khoản mục khác Các thông tin chủ yếu liên quan đếnTSCĐ bao gồm các thông tin về nguyên giá, giá trị hao mòn, các khoản chi phí cóliên quan đến TSCĐ như chi phí khấu hao trong chi phí sản xuất kinh doanh, từ đótác động đến các chỉ tiêu lợi nhuận, chi phí và kết quả kinh doanh được tổng hợp vàtrình bày trong các BCTC hàng năm của đơn vị

Với vai trò và đặc điểm của TSCĐ như đã trình bày ở trên, kiểm toán TSCĐ

có vai trò quan trọng trong kiểm toán BCTC Thông qua kiểm toán, KTV có thểxem xét, đánh giá việc đầu tư quản lý, sử dụng TSCĐ và đưa ra kiến nghị giúp chodoanh nghiệp cải tiến nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý TSCĐ Mặt khác,chi phí mua sắm, đầu tư cho TSCĐ lớn, quay vòng vốn chậm; để đảm bảo hiệu quảcủa việc đầu tư TSCĐ, kiểm toán nghiệp vụ TSCĐ sẽ đánh giá tính hiệu quả củaviệc đầu tư, định hướng cho đầu tư và nguồn sử dụng để đầu tư sao cho có hiệu quảcao nhất

Kiểm toán khoản mục TSCĐ không chỉ nhằm phát hiện các sai sót trong cácnghiệp vụ liên quan đến TSCĐ mà còn nhằm mục đích góp phần nâng cao hiệu quảcông tác quản lý TSCĐ ở doanh nghiệp và tham chiếu cho các phần hành khác, từ

đó đưa ra kết luận cho báo cáo tài chính

1.1.3 Công tác quản lý TSCĐ

Trang 12

Doanh nghiệp cần phản ánh kịp thời số hiện có và tình hình hiện có và sự biếnđộng của từng loại, nhóm TSCĐ trong doanh nghiệp: quản lý về mặt hiện vật vàmặt giá trị:

Quản lý về mặt hiện vật:

- Về mặt số lượng: bộ phận quản lý TSCĐ phải đảm bảo cung cấp đầy đủ về

công suất, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Về mặt chất lượng: công tác bảo quản phải đảm bảo tránh hỏng hóc, mất mát

cả các bộ phận chi tiết giảm giá trị TSCĐ

Để thực hiện tốt vấn đề này, mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng nội quy bảoquản TSCĐ và sử dụng có hiệu quả TSCĐ, các đơn vị cần xây dựng các định mứckinh tế kỹ thuật đối với từng loại, từng nhóm TSCĐ Thông qua đó giúp đơn vị lên

kế hoạch và có biện pháp sửa chữa, nâng cấp đầu tư mới TSCĐ phục vụ kịp thờicho hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp

Quản lý về mặt giá trị: là xác định đúng nguyên giá và giá trị còn lại củaTSCĐ đầu tư, mua sắm, điều chuyển và giá trị hao mòn

Quản lý TSCĐ về mặt giá trị là công việc chủ yếu trong công tác hạch toán kếtoán Công việc này đảm bảo cho ban quản lý có thể biết chính xác, kịp thời và đầy

đủ những thông tin về mặt giá trị (nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại) củatừng loại TSCĐ (TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính) trong doanhnghiệp tại từng thời điểm xác định

1.1.4 KSNB đối với khoản mục TSCĐ

1.1.4.1 KSNB của doanh nghiệp đối với khoản mục TSCĐ

Để tìm hiểu về KSNB đối với khoản mục TSCĐ, KTV cần phải khảo sát về hệthống KSNB đối với toàn bộ chu kỳ mua sắm thanh lý TSCĐ Một hệ thống KSNBđược coi là hiệu quả phải dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản: Bất kiêm nhiệm, phân côngphân nhiệm, phê chuẩn ủy quyền Hệ thống KSNB đối với chu kỳ mua sắm thanh lýTSCĐ là cần thiết nhằm đảm bảo cho các bước công việc trong chu kỳ mua sắm vàthanh lý được thực thi đúng đắn có hiệu quả Để đảm bảo độ tin cậy của các thôngtin tài chính liên quan đến chu kỳ mua sắm thanh lý TSCĐ, đơn vị cần thiết kế, vận

Trang 13

hành các quy chế và thủ tục KSNB đầy đủ và thích hợp gắn liền với các bước côngviệc cụ thể của chu kỳ, cụ thể:

• Xác định nhu cầu đầu tư và đưa ra quyết định đầu tư với TSCĐ

• Tổ chức tiếp nhận TSCĐ

• Tổ chức quản lý và bảo quản TSCĐ về mặt hiện vật trong quá trình sử dụng

• Tổ chức quản lý và ghi nhận TSCĐ về mặt giá trị

• Tổ chức ghi nhận các khoản nợ phải trả phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắmTSCĐ

• Xử lý và ghi ghi sổ các khoản chi thanh toán tiền mua sắm TSCĐ

•Tổ chức xem xét phê chuẩn và xử lý các nghiệp vụ thanh lý nhượng bánTSCĐ

Cách thức thực hiện:

- Xây dựng và ban hành các quy định về chức năng quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa

vụ của người hay bộ phận có liên quan đến xử lý công việc như: Quy định về chứcnăng, quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của người được giao nhiệm vụ xét duyệtđơn, kế hoạch mua sắm TSCĐ, người thực hiện mua sắm, người thanh lý…

- Xây dựng ban hành các quy định về trình tự, thủ tục kiểm soát nội bộ thông quatrình tự thử tục thực hiện xử lý công việc như: trình tự, thủ tục xét duyệt kế hoạchđầu tư, mua sắm, thanh lý TSCĐ; thẩm quyền xét duyệt quy định rõ cấp nào, bộphận nào của doanh nghiệp thực hiện

- Đơn vị tổ chức triển khai thực hiện các quy định về quản lý và kiểm soát nói trêngắn với từng khâu công việc

- Tổ chức thực hiện các nguyên tắc kiểm soát: Nguyên tắc bất kiêm nhiệm; nguyêntắc ủy quyền và phê chuẩn

Trang 14

1.1.4.2 Tổ chức công tác kế toán đối với khoản mục TSCĐ

- Biên bản nghiệm thu khối lượng sửa chữa lớn hoàn thành

- Biên bản đánh giá lại TSCĐ

- Biên bản kiểm kê TSCĐ

- Biên bản quyết toán, thanh lý hợp đồng mua TSCĐ

- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ

Sơ đồ 1.1: Quy trình tổ chức chứng từ TSCĐ

b Hệ thống tài khoản kế toán

Kế toán TSCĐ

Ban giao nhận (Ban thanh lý) Chủ sở hữu

Lưu

hồ

kế toán

Nghiệp

vụ

TSCĐ

Lập hoặc hủy thẻ TSCĐ, ghi

sổ chi tiết, tổng hợp

Giao nhận (hoặc thanh lý TSCĐ

và lập biên bản

Quyết định tăng, giảm TSCĐ

Trang 15

- Sổ chi tiết TSCĐ theo từng bộ phận sử dụng và theo từng loại TSCĐ

- Sổ cái các tài khoản TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tàichính, hao mòn TSCĐ

c Quy trình hạch toán TSCĐ

Hạch toán tăng, giảm TSCĐ

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán tăng giảm TSCĐ hữu hình, vô hình

Trang 16

TK 211,213

TK 111,112,131,341

TK 133 Mua sắm TSCĐ không qua lắp đặt

Chênh lệch giảm Chênh lệch tăng

Giá trị hao mòn

Trang 17

TK 212

TK 142 Chi phí trực tiếp phát sinhNhận TSCĐ thuê tài chính

TK 111,112

TK 342 Ứng trước tiền thuế Nợ gốc phải trả các kỳ tiếp theo

TK 2142

Kết chuyển giá trị hao mòn

Trả lại TSCĐ thuê tài chính

TK 2141

TK 211

TK 111,112 Mua lại TSCĐ thuê tài chính

Tiền trả thêm khi mua lại TSCĐ thuê tài chính

TK 315

Nợ gốc phải trả kỳ này

Sơ đồ 1.3: Hạch toán tăng, giảm TSCĐ thuê tài chính

VAT

Trang 18

TK 128, 221,222,223

TK 711

Chênh lệch giảm

TK 627, 641, 642 Khấu hao TSCĐ trong kỳ

TK 241 Khấu hao tài sản dùng cho XD cơ bản dở dang

TK 211

TK 411 Nhận TSCĐ điều chuyển từ nội bộ

GTCL Giá trị hao mòn

Chênh lệch tăng

Sơ đồ 1.4: Hạch toán khấu hao TSCĐ

1.2 KHÁI QUÁT VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC

1.2.1 Ý nghĩa của kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC

Tài sản cố định luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của đơn vị vàtùy thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh, tình hình của doanh nghiệp, nó phảnánh tình trạng thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp Bởi vậy, TSCĐ trởthành một khoản mục quan trọng trong quá trình tiến hành kiểm toán BCTC Mặtkhác, do chi phí hình thành TSCĐ rất lớn và khả năng quay vòng vốn chậm nênviệc kiểm toán khoản mục TSCĐ sẽ giúp cho KTV đánh giá được tính kinh tế và

TK 8111

Trang 19

hiệu quả của việc đầu tư cho TSCĐ từ đó đưa ra được định hướng đầu tư và nguồn

sử dụng để đầu tư vào TSCĐ một cách hiệu quả nhất

Đồng thời, kiểm toán TSCĐ góp phần phát hiện ra các sai sót trong việc xác địnhchi phí cấu thành nguyên giá TSCĐ, chi phí sửa chữa, chi phí khấu hao tài sản cố định.Trên cơ sở những sai phạm những vấn đề còn tồn tại trong việc quản lý TSCĐ, KTVđưa ra những tư vấn góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý TSCĐ

Kiểm toán TSCĐ là việc thực hiện kiểm tra, kiểm soát những vấn đề liên quanđến thực trạng tài sản cũng như tình hình tăng giảm trong kỳ của đơn vị Từ đó,hoạt động kiểm toán TSCĐ góp phần hướng dẫn nghiệp vụ TSCĐ và củng cố nềnếp hoạt động kế toán tài chính nói chung, hoạt động liên quan đến TSCĐ nói riêng

1.2.2 Mục tiêu kiểm toán và căn cứ kiểm toán

1.2.2.1 Mục tiêu

Phù hợp với mục tiêu chung của kiểm toán BCTC đó là xác nhận mức độ tincậy của BCTC được kiểm toán, mục tiêu của kiểm toán TSCĐ là thu thập đầy đủcác bằng chứng thích hợp, từ đó đưa ra lời xác nhận về mức độ tin cậy của cácthông tin tài chính có liên quan Đồng thời cung cấp những thông tin, tài liệu có liênquan làm cơ sở tham chiếu khi kiểm toán các chu kỳ có liên quan

Mục tiêu cụ thể:

• Đối với các nghiệp vụ về TSCĐ:

Sự phát sinh: Tất cả các nghiệp vụ TSCĐ được ghi sổ trong kỳ là phát sinh

thực tế, không có nghiệp vụ ghi khống

Tính toán, đánh giá: Đảm bảo các nghiệp vụ TSCĐ được xác định đúng

nguyên tắc và chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành và được tính toán đúng đắnkhông có sai sót

Phân loại và hạch toán đầy đủ: Các nghiệp vụ TSCĐ phát sinh trong kỳ đều

được phản ánh, theo dõi đầy đủ trên các sổ kế toán

Phân loại và hạch toán đúng đắn: các nghiệp vụ TSCĐ phát sinh trong kỳ đều

được phân loại đúng đắn theo quy định của chuẩn mực, chế độ kế toán liên quan và

Trang 20

quy định đặc thù của doanh nghiệp, các nghiệp vụ được hạch toán đúng trình tự vàphương pháp kế toán.

Phân loại và hạch toán đúng kỳ: Các nghiệp vụ TSCĐ đều được hạch toán

đúng kỳ phát sinh theo nguyên tắc kế toán dồn tích…

• Đối với số dư các tài khoản TSCĐ

Sự hiện hữu: Tất cả các TSCĐ được trình bày trên BCTC phải tồn tại thực tế

tại thời điểm báo cáo Số liệu trên báo cáo phải khớp với số liệu kiểm kê của doanhnghiệp

Quyền và nghĩa vụ: Toàn bộ TSCĐ được báo cáo phải thuộc quyền sở hữu của

doanh nghiệp, đối với các TSCĐ thuê tài chính phải thuộc quyền kiểm soát lâu dàicủa doanh nghiệp trên cơ sở các hợp đồng thuê đã ký

Sự đánh giá: số dư các tài khoản TSCĐ được đánh giá theo đúng các quy định

của chuẩn mực, chế độ kế toán và các quy định cụ thể của doanh nghiệp

Tính toán: Việc xác định, tính toán số dư TSCĐ là đúng đắn, không có sai sót Phân loại và hạch toán đầy đủ: Toàn bộ số dư TSCĐ cuối kỳ được trình bày

đầy đủ trên các BCTC và không có sai sót

Phân loại và hạch toán đúng đắn: Toàn bộ TSCĐ được phân loại đúng đắn để

trình bày trên báo cáo tài chính

Tổng hợp và cộng dồn: Số liệu lũy kế tính được trên sổ chi tiết TSCĐ được

xác định đúng đắn Vì vậy, kết chuyển số liệu từ các sổ kế toán chi tiết sang sổ kếtoán tổng hợp và sổ cái không có sai sót

Trình bày và báo cáo: Các chỉ tiêu liên quan đến TSCĐ trên BCTC được xác

định đúng theo quy định của chuẩn mực, chế độ kế toán và không có sai sót

1.2.2.2 Căn cứ kiểm toán

Để có thể tiến hành kiểm toán và đưa ra ý kiến nhận xét về các thông tin tài chính

có liên quan đến khoản mục TSCĐ trên BCTC, KTV phải dựa vào các tài liệu sau:

- Báo cáo tài chính: chỉ tiêu 211- Nguyên giá TSCĐ, chỉ tiêu 212 hao mòn lũykế….trên bảng cân đối kế toán; các báo cáo kế toán tổng hợp và chi tiết của các tài

Trang 21

khoản có liên quan như: Báo cáo tăng, giảm TSCĐ, báo cáo sửa chữa, báo cáo chiphí, báo cáo thanh toán, biên bản bàn giao TSCĐ, Bảng phân bổ khấu hao…

- Số kế toán: Các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của các tài khoản liên quannhư: Sổ chi tiết TSCĐ, số cái và sổ tổng hợp các tài khoản liên quan

- Chứng từ kế toán: Hóa đơn GTGT mua vào TSCĐ, các chứng từ liên quanđến việc nhập khẩu tài sản cố định, các chứng từ liên quan đến quá trình vậnchuyển, lắp đặt, sửa chữa TSCĐ, các chứng từ thanh toán có liên quan như: Phiếuchi, giấy báo nợ, các biên bản thanh lý nhượng bán TSCĐ…

- Các tài liệu khác là căn cứ pháp lý cho các nghiệp vụ tăng, giảm, mua bán,sửa chữa tài sản cố định như: Hợp đồng mua sắm, bản thanh lý hợp đồng, các quyếtđịnh đầu tư…

- Các nội quy, quy chế kiểm soát nội bộ của đơn vị liên quan đến việc muasắm, quản lý, sử dụng thanh lý, nhượng bán tài sản cố định

- Các tài liệu khác liên quan đến quy định, quy trình kiểm soát nội bộ…

Các nguồn tài liệu về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị sẽ là căn cứ đểKTV đánh giá mức độ hiệu lực hiệu quả của HTKSNB Các nguồn tài liệu về quátrình xử lý kế toán chủ yếu cung cấp bằng chứng liên quan trực tiếp đến các cơ sởdẫn liệu của các thông tin tài chính đã trình bày trên BCTC được kiểm toán

1.2.3 Các sai sót thường gặp trong kiểm toán khoản mục TSCĐ

Sai sót về tính phê chuẩn, có thật: các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ không có

sự phê chuẩn của BGĐ, lập hóa đơn giả, ghi tăng giá mua TSCĐ so với thực tế, làm giảchứng từ liên quan tới chi phí mua làm tăng nguyên giá để biển thủ công quỹ

Sai sót về tính kịp thời: các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ không được ghi sổ

đúng lúc

Sai sót về tính hiện hữu: các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ được doanh

nghiệp ghi sổ nhưng thực tế không xảy ra

Sai sót về tính đầy đủ: các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ đã phát hiện nhưng

doanh nghiệp chưa hạch toán vào sổ kế toán

Trang 22

Sai sót về quyền và nghĩa: TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp không

phản ánh đúng trên BCTC

Sai sót về phân loại và trình bày: doanh nghiệp phân loại tài sản cố định sai nhóm.

1.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC

Kiểm toán khoản mục TSCĐ là một phần hành trong kiểm toán BCTC, vì vậythực hiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ cũng phải tiến hành 3 giai đoạn sau:

-Lập kế hoạch kiểm toán

-Thực hiện kiểm toán

-Kết thúc kiểm toán

1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán

Đây là giai đoạn đầu tiên của cuộc kiểm toán nhằm tạo ra tiền đề và điều kiện

cụ thể trước khi thực hiện quá trình kiểm toán Nó có ý nghĩa và tác động khôngkém phần quan trọng đến chất lượng của cuộc kiểm toán Nếu giai đoạn này đượcchuẩn bị tốt sẽ đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách có hiệu quả Giaiđoạn lập kế hoạch bao gồm các bước công việc: tiếp nhận khách hàng, thu thậpthông tin về khách hàng; thực hiện các thủ thục phân tích sơ bộ; tìm hiểu hệ thốngKSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát; đánh giá trọng yếu rủi ro; xây dựng chươngtrình kiểm toán

1.3.1.1 Tiếp nhận khách hàng

Trước khi lập kế hoạch kiểm toán cần quyết định chấp nhận khách hàng mới,tiếp tục với khách hàng cũ, nhận diện các lý do kiểm toán của khách hàng, đạt đượchợp đồng kiểm toán và bố trí nhân sự cũng như phương tiện cho cuộc kiểm toán.1.3.1.2 Tìm hiểu chung về khách hàng và môi trường kinh doanh

Thứ nhất: Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng Đối với quá

trình kiểm toán TSCĐ thì cần phải thu thập được chứng từ pháp lý sổ sách như:Biên bản góp vốn, các chứng từ liên quan đến việc góp vốn bằng TSCĐ

Thứ hai: Tìm hiểu về tình hình kinh doanh của khách hàng Theo chuẩn mực

Kiểm toán Việt Nam số 310 cũ ban hành ngày 6 tháng 12 năm 2012“ Hiểu biết vềtình hình kinh doanh” đoạn 2 đã dẫn: “Để thực hiện kiểm toán BCTC, Kiểm toánviên phải có hiểu biết cần thiết đầy đủ về tình hình kinh doanh nhằm đánh giá và

Trang 23

phân tích được các sự kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của đơn vị được kiểmtoán mà theo kiểm toán viên có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, đến việc kiểm tracủa KTV hoặc đến Báo cáo kiểm toán” Những hiểu biết về ngành nghề kinh doanhbao gồm những hiểu biết chung về nền kinh tế, lĩnh vực hoạt động của đơn vị vànhững hiểu biết về các nhân tố nội tại của doanh nghiệp.Với phần hành kiểm toánTSCĐ công ty Kiểm toán cần phải quan tâm đến các thông tin sau:

Hoạt động kinh doanh và kết quả kinh doanh của khách hàng: Việc tìm hiểunày sẽ giúp KTV xác định được liệu khách hàng có nhiều TSCĐ hay không vàkhoản mục TSCĐ có phải là khoản mục trọng yếu trên BCTC hay không

Môi trường kinh doanh và các yếu tố ngoài sản xuất kinh doanh có tác độngđến khách hàng như kinh tế xã hội, pháp luật

Những mục tiêu của khách hàng và chiến lược mà ban lãnh đạo doanh nghiệpđặt ra để đạt tới mục tiêu này Các mục tiêu chiến lược đó sẽ cho biết trong tươnglai doanh nghiệp có đầu tư mua sắm TSCĐ để mở rộng quy mô hay là nhượng bán,thanh lý TSCĐ để thu hẹp quy mô

1.3.1.3 Tìm hiểu chính sách kế toán

Kiểm toán viên cần phải tìm hiểu các chính sách kế toán, chế độ kế toán màđơn vị đang áp dụng và những thay đổi trong chính sách đó Ảnh hưởng của chínhsách kế toán mới đối với kế toán và kiểm toán

Đối với TSCĐ, KTV cần phải thu thập thông tin về nguyên tắc ghi nhận nguyêngiá, phương pháp khấu hao, các thay đổi chính sách kế toán áp dụng đối với TSCĐ.1.3.1.4 Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ

Thủ tục phân tích được KTV áp dụng cho tất cả các cuộc kiểm toán và nóđược thực hiên trong cả 3 giai đoạn của cuộc kiểm toán

Thủ tục phân tích, theo định nghĩa của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam mới số

520 có hiệu lực năm 2014, “được hiểu là đánh giá thông tin qua việc phân tích cácmối quan hệ hợp lý giữa dữ liệu tài chính và phi tài chính Thủ tục phân tích cũngbao gồm việc điều tra khi cần thiết, về các biến động hoặc các mối quan hệ được

Trang 24

xác định là không nhất quán với các thông tin liên quan khác hoặc có số dư chênhlệch đáng kế so với giá trị dự tính”.

Ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, sau khi thu thập được thông tin cơ sở vàcác thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng, KTV tiến hành thủ tục phân tích.Tiến hành thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tìm hiểu tìnhhình kinh doanh của đơn vị và xác định nội dung, phạm vi lịch trình của các thủ tụckiểm toán khác

Thủ tục phân tích áp dụng trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán được dựatrên các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính

Phân tích ngang: là việc so sánh sự biến động của năm nay so với năm trước.Đối với khoản mục TSCĐ, KTV có thể so sánh số liệu năm trước với năm nay, qua

đó thấy được những biến động bất thường và phải xác định nguyên nhân Đồng thờiKTV có thể so sánh dữ kiện của khách hàng với số liệu của ngành

Phân tích dọc: là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệ tương quan củacác chỉ tiêu và khoản mục trên BCTC Đối với TSCĐ, KTV có thể tính toán một số tỷsuất quan trọng như tỷ suất tự tài trợ, tỷ suất đầu tư, tỷ suất sinh lời của TSCĐ…

1.3.1.5 Đánh giá chung về hệ thống KSNB và rủi ro

a. Đánh giá chung về hệ thống KSNB

Việc nghiên cứu hệ thống KSNB của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soátgiúp KTV thiết kế được những thủ tục kiểm toán thích hợp cho khoản mục TSCĐ,đánh giá được khối lượng và mức độ phức tạp của cuộc kiểm toán, từ đó ước tínhđược thời gian và xác định trọng tâm của cuộc kiểm toán

Hệ thống KSNB càng hữu hiệu thì rùi ro kiểm soát càng thấp và ngược lại, rủi

ro kiểm soát càng cao khi hệ thống KSNB yếu kém

KTV khảo sát hệ thống KSNB trên các phương diện chủ yếu:

- KSNB về mặt thiết kế

- KSNB về mặt vận hành

- KSNB về việc thực hiện các nguyên tắc

KTV tiến hành khảo sát hệ thống KSNB của khách hàng bằng các kỹ thuật sau:Phỏng vấn các nhân viên của công ty

Trang 25

Kiểm tra các chứng từ, sổ sách liên quan đến TSCĐ

Quan sát các thủ tục KSNB đối với TSCĐ

Làm lại các thủ tục kiểm soát

Sau khi tiến hành các công việc trên, KTV cần đánh giá rủi ro kiểm soát vàthiết kế các thử nghiệm kiểm soát Bước công việc này được thực hiện như sau: Xác định loại gian lận có thể xảy ra trong khoản mục TSCĐ

Đánh giá tính hiện hữu của hệ thống KSNB trong việc phát hiện và ngăn chặncác gian lận và sai sót đó

Nếu mức rủi ro kiểm soát được đánh giá là không cao và KTV xét thấy có khảnăng giảm bớt được rủi ro kiểm soát đã đánh giá xuống một mức thấp hơn, KTV sẽxác định các thử nghiệm kiểm soát cần thiết Ngược lại, nếu mức rủi ro kiểm soátđánh giá ở mức cao và xét thấy không có khả năng giảm trong thực tế, KTV khôngcần thực hiện các thử nghiệm kiểm soát mà tiến hành ngay các thử nghiệm cơ bản ởmức độ hợp lý

Đối với khoản mục TSCĐ thì KTV cần có các thông tin khác của khách hàng

về hệ thống KSNB đối với khoản mục này Hệ thống KSNB được coi là hữu hiệuđược thể hiện qua việc bảo vệ và quản lý tốt TSCĐ Khi tìm hiểu HTKSNB đối vớiTSCĐ, KTV cần quan tâm đến các vấn đề sau:

Doanh nghiệp có thiết kế lập kế hoạch và dự toán ngân sách cho việc mua sắmTSCĐ hay không?

Doanh nghiệp có đối chiếu thường xuyên giữa sổ chi tiết và sổ tổng hợp haykhông?

Có kiểm kê định kỳ và đối chiếu với sổ kế toán hay không?

Các chênh lệch giữa giá dự toán và giá thực tế có được phê duyệt thườngxuyên hay không và phê chuẩn hay không?

Khi nhượng bán, thanh lý TSCĐ có lập hội đồng thanh lý, nhượng bán, cóthực hiện theo đúng quy trình, có bao gồm các thành viên theo quy định hay không?

Trang 26

Có chính sách phân biệt giữa chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu ghi tăngnguyên giá TSCĐ và xác định thời gian sử dụng hữu ích hoặc tính vào chi phíSXKD trong kỳ hay không?

Chế độ kế toán doanh nghiệp đang áp dụng, phương pháp khấu hao TSCĐ cóphù hợp với chuẩn mực và các quy định hiện hành hay không?

Bên cạnh đó KTV cũng xem xét đến công tác quản lý tốt TSCĐ cũng như việcxây dựng các quy định, nguyên tắc và thủ tục về bảo quản TSCĐ

b. Rủi ro kiểm toán

Rủi ro kiểm toán là rủi ro kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiếnnhận xét không phù hợp với BCTC đã được kiểm toán còn có những sai sót trọngyếu Rủi ro kiểm toán bao gồm ba bộ phận: rủi ro tiềm tàng (IR), rủi ro kiểm soát(CR) và rủi ro phát hiện (DR):

- Bản chất kinh doanh của khách hàng: Khách hàng hoạt động trong lĩnh vực sản xuấtthì khối lượng TSCĐ lớn và có rủi ro tiềm tàng liên quan đến khoản mục TSCĐ caohơn so với khách hàng hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ

- Kết quả cuộc kiểm toán trước

- Tính trung thực của BGĐ

- Các ước tính kế toán

Rủi ro kiểm soát là rủi ro liên quan đến hệ thống KSNB

1.3.1.6 Xác định mức trọng yếu

Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 320 mới có hiệu lực năm 2014:

“Trọng yếu là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin trongbáo cáo tài chính Thông tin được coi là trọng yếu nếu thiếu thông tin đó sẽ ảnhhưởng đến các quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính”

“Mức trọng yếu là một mức giá trị do kiểm toán viên xác định tùy thuộc vàotầm quan trọng và tính chất của thông tin hay sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh

Trang 27

cụ thể Mức trọng yếu là ngưỡng, một điểm chia cắt chứ không phải là nội dung củathông tin cần phải có Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét cả trênphương diện định lượng và định tính.”

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV phải đánh giá mức trọng yếu đểước tính mức độ sai sót trên BCTC có thể chấp nhận được, xác định phạm vi củacuộc kiểm toán và đánh giá ảnh hưởng của các sai sót lên BCTC để từ đó xác địnhbản chất, thời gian và phạm vi khảo sát kiểm toán

Cơ sở tiến hành phân bổ là bản chất của các khoản mục, sự đánh giá về rủi rotiềm tàng và rủi ro kiểm soát, kinh nghiệm của KTV và chi phí kiểm toán đối vớitừng khoản mục Thông thường các công ty kiểm toán xây dựng sẵn mức độ trọngyếu cho các khoản mục trên BCTC

Việc ước lượng ban đầu về mức trọng yếu là một việc làm mang tính xét đoánnghề nghiệp của KTV Do đó, ước tính ban đầu về tính trọng yếu không cố định mà

có thể thay đổi trong suốt cuộc kiểm toán nếu KTV thấy rằng mức đô ban đầu quácao hoặc quá thấp hoặc một trong các nhân tố dùng để xác định mức trọng yếu bịthay đổi

Sơ đồ 1.5 Đánh giá mức độ trọng yếu đối vơi khoản mục TSCĐ

Bước 1 Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho khoản mục TSCĐ

Bước 2 Phân bổ ước lượng ban đầu vế tính trọng yếu vho khoản mục TSCĐ

Bước3 Ước tính tổng sai phạm trong khoản mục TSCĐ

Bước 4 Ước tính sai số kết hợp

Bước 5 So sánh sai số tổng hợp ước tính với ước lượng ban đầu hoặc xem xét lại

ước lượng ban đầu về tính trọng yếu

Trong một cuộc kiểm toán, mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối quan hệ tỷ lệnghịch với nhau: mức trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càng thấp và ngược lại.Kiểm toán viên phải cân nhắc đến mối quan hệ này khi xác định nội dung, lịch trình và

Trang 28

phạm vi của các thủ tục kiểm toán Khi lập kế hoạch nếu KTV xác định mức trọng yếu

có thể chấp nhận được là thấp thì rủi ro kiểm toán sẽ tăng lên

1.3.1.7 Thiết kế chương trình kiểm toán

Chương trình kiểm toán là một bảng liệt kê, chỉ dẫn các thủ tục kiểm toán chi

tiết tương ứng với mục tiêu kiểm toán của các công việc kiểm toán cụ thể được sắpxếp theo một trình tự nhất định

Ý nghĩa của chương trình kiểm toán: Chương trình kiểm toán chỉ dẫn mục tiêu

của từng phần hành, nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cụthể và thời gian ước tính cần thiết cho từng phần hành Đồng thời chương trìnhkiểm toán cũng là toàn bộ những chỉ dẫn cho kiểm toán viên và trợ lý kiểm toántham gia vào công việc kiểm toán và là phương tiện ghi chép, theo dõi, kiểm tra tìnhhình thực hiện kiểm toán

Khi xây dựng chương trình kiểm toán, KTV phải xem xét các đánh giá về rủi

ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, cũng như mức độ đảm bảo phải đạt được thông quacác thử nghiệm cơ bản KTV cần phải xem xét:

- Thời gian thực hiện các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản

- Sự phối hợp từ phía khách hàng và sự tham gia của các trợ lý kiểm toán trong nhóm

và sự tham gia của các KTV khác hoặc các chuyên gia khác

1.3.2 Thực hiện kiểm toán

1.3.2.1 Thực hiện khảo sát kiểm soát đối với TSCĐ

Mục tiêu của các thử nghiệm kiểm soát: Hiểu rõ về cơ cấu KSNB đối vớiTSCĐ, đánh giá mức độ rủi ro kiểm soát

Thử nghiệm kiểm soát chỉ được thực hiện sau khi tìm hiểu hệ thống kiểm soátnội bộ và được đánh giá là có hiệu lực Khi đó, các thử nghiệm kiểm soát được triểnkhai nhằm thu thập các bằng chứng Kiểm toán về thiết kế và về hoạt động củaHTKSNB Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 500 quy định: “Thử nghiệm kiểmsoát (kiểm tra hệ thống kiểm soát) là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng Kiểmtoán về sự thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệthống kiểm soát nội bộ”

Trang 29

Trong giai đoạn này, thử nghiệm kiểm soát thường được kiểm toán viên tiến

hành theo các mục tiêu Kiểm toán Đối với Kiểm toán phần hành TSCĐ, thử

nghiệm kiểm soát được thực hiện như sau:

Bảng 1.1: Các thủ tục kiểm soát nội bộ đối với các nghiệp vụ TSCĐ

Mục tiêu KSNB Nội dung và thể thức thủ tục kiểm soát Các thử nghiệ kiểm soát phổ biến

Kiểm tra các chứng từ, sự luân chuyển của chứng từ và dấu hiệu của KSNB.

Các chứng từ đều phải hợp pháp, hợp lệ, đã được xử lý để đảm bảo không bị tẩy xóa, sửa chữa và đã được kiểm soát nội bộ;

Các chứng từ và tài liệu có liên quan phải được đánh số và quản lý theo

số trên các sổ chi tiết.

Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ tài liệu

Kiểm tra sự các dấu hiệu của kiểm soát nội bộ trên các chứng

Kiểm tra việc sử dụng tỷ giá để quy đổi với các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ

Kiểm soát nội bộ quá trình tính toán và đánh giá các nghiệp vụ

Xem xét dấu hiệu của kiểm soát nội bộ trên các tài liệu

Tính toán lại một số nghiệp vụ bằng ngoại tệ

Có đầy đủ hồ sơ hạch toán các nghiệp vụ TSCĐ

Có đầy đủ các quy định về trình tự ghi sổ các nghiệp vụ có liên quan đến TSCĐ từ các sổ kế toán chi tiết đến các sổ kế toán tổng hợp

Có chính sách kiểm tra nội bộ đối với các nội dung trên

Phỏng vấn những người có trách nhiệm để tìm hiểu quy định phân loại TSCĐ trong doanh nghiệp Kiểm tra hệ thống tài khoản và

sự phân loại sổ sách kế toán Xem xét trình tự ghi sổ và dấu hiệu của KSNB

Kiểm tra ngày ghi sổ với ngày trên chứng từ xem có đảm bảo tính kịp thời hay không Đảm bảo sự

KTV thực hiện thủ tục phân tích nhằm đánh giá sơ bộ đối với các chỉ tiêu tài

chính có liên quan đến nội dung kiểm toán, phát hiện những dấu hiệu bất thường từ

Trang 30

có liên quan Các kỹ thuật phân tích chủ yếu có thể sử dụng bao gồm phân tíchngang và phân tích dọc

Kỹ thuật phân tích ngang: So sánh nguyên giá của các loại tài sản cố định hiện

có của đơn vị với các kỳ trước, so sánh giá trị hao mòn lũy kế của các loại tài sản cốđịnh với các kỳ trước; so sánh giá trị còn lại của các TSCĐ so với kỳ trước; so sánhtổng chi phí khấu hao TSCĐ với các kỳ trước, lập bảng kê tăng, giảm từng loạiTSCĐ so với kỳ trước…

Kỹ thuật phân tích dọc: So sánh tỷ lệ khấu hao bình quân của kỳ này so với kỳtrước; so sánh hệ số hao mòn bình quân của toàn bộ TSCĐ và từng loại TSCĐ vớicác kỳ trước; so sánh tỷ suất giữa tổng chi phí sửa chữa lớn TSCĐ với Tổng nguyêngiá TSCĐ; giữ tổng nguyên giá với giá trị tổng sản lượng với các kỳ trước…

Khi phân tích những biến động liên quan đến các chỉ tiêu tài chính của khoảnmục TSCĐ thì KTV cần phải tìm hiểu và loại trừ những ảnh hưởng của các nguyênnhân hợp lý, những yếu tố đương nhiên dẫn đến sự tăng (giảm) các chỉ tiêu so với

kỳ trước như: Môi trường kinh doanh, điều kiện kinh doanh, các biến động ngànhnghề, các sức ép, ảnh hưởng của chính sách khấu hao Từ đó đánh giá và xét đoánkhả năng sai phạm đối với khoản mục TSCĐ và định hướng kiểm tra chi tiết đối vớinghiệp vụ và số dư các thông tin chủ yếu

b Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết đối với nghiệp vụ

Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ

Việc kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ có ý nghĩa rất quan trọngđối với quá trình kiểm toán TSCĐ Việc phản ánh đúng đắn các nghiệp vụ này cótác động và ảnh hưởng lâu dài đến BCTC của đơn vị Các sai phạm trong việc ghichép nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ không những ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trênBCĐKT mà còn ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên BCKQKD, báo cáo lưu chuyểntiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính

Việc kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ theo các mục tiêu kiểmtoán có thể được thực hiện theo các thủ tục sau:

Bảng 1.2: Thủ tục khảo sát tăng, giảm TSCĐ

Trang 31

sản xuất kinh doanh và tình hình thực tế của doanh nghiệp

Tính toán lại nguyên giá TSCĐ trên cơ sở các chứng từ đã kiểm tra.

Phải nắm vững các nguyên tắc, quy định giá TSCĐ Mức độ khảo sát phụ thuộc vào việc đánh giá HTKSNB

Mục tiêu này thường được kết hợp khi kiểm toán tính đầy đủ và việc tính toán, đánh giá TSCĐ

Kiểm tra các khoản chi phí sửa chữa TSCĐ để phát hiện các trường hợp quên ghi sổ TSCĐ hoặc ghi nhận TSCĐ thành các khoản khác ( chi phí trả trước, chi phí XDCB )

Kiểm tra đối chiếu ngày, tháng các chứng từ tăng, giảm TSCĐ với ngày tháng ghi sổ các nghiệp vụ này ( đặc biệt đối với các nghiệp vụ phát sinh cuối niên độ kế toán và đầu niên độ sau)

Đây là một trong các mục tiêu quan trọng nhất của kiểm toán TSCĐ

Đối chiếu số liệu trên các sổ kế toán TSCĐ với kết quả kiểm kê thực tế TSCĐ

Đối với nghiệp vụ giảm TSCĐ, mục tiêu quan trọng nhất khi kiểm toán cácnghiệp vụ giảm TSCĐ là đảm bảo các nghiệp vụ này được phê chuẩn một cáchđúng đắn, đúng trình tự và được thực hiện bởi những người có trách nhiệm trongđơn vị; các nghiệp vụ giảm được ghi sổ một cách đúng đắn

Để kiểm tra các nghiệp vụ giảm TSCĐ kiểm toán viên phải xem xét các quyếtđịnh của công ty về việc nhượng bán, thanh lý, góp vốn liên doanh bằng TSCĐ, chothuê tài chính, đánh giá lại tài sản hoặc bị thiếu, mất có được phê chuẩn và phù hợpvới các quy định của chế độ tài chính hiện hành hay không Đồng thời phải tiến

Trang 32

hành kiểm tra các nghiệp vụ giảm TSCĐ đế đảm bảo rằng các tài sản đã được ghigiảm một cách đúng đắn.

Các mục tiêu quan trọng nhất trong kiểm toán các nghiệp vụ giảm TSCĐ là:Các nghiệp vụ giảm TSCĐ đã xảy ra đều đã được ghi sổ

Các nghiệp vụ giảm TSCĐ đều đã được phê duyệt đầy đủ

Để đạt mục tiêu trên, KTV có thể xây dựng bảng kê các nghiệp vụ giảm TSCĐtrong năm kiểm toán bằng các chi tiết chủ yếu sau: Tên TSCĐ giảm (tên, mã hiệucủa đối tượng tài sản, quy cách, nước sản xuất), lý do giảm, ngày giảm TSCĐ, bộphận có TSCĐ giảm, nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ giảm, giá thanh

lý nhượng bán, trị giá vốn góp được xác định…

Trên cơ sở bảng kê giảm TSCĐ trong kỳ, KTV kiểm tra quy trình, thủ tục màđơn vị đã áp dụng cho nghiệp vụ giảm TSCĐ xem các nghiệp vụ này có được phêchuẩn đúng đắn hay không

Sau khi đã lập bảng kê nói trên, cần phải cộng các chỉ tiêu (giá trị) của Bảng

và đối chiếu các số liệu trên Bảng kê này với các nghiệp vụ giảm TSCĐ đã ghi sổ

và đối chiếu mức khấu hao tích lũy; giá trị còn lại của TSCĐ; chi phí và thu nhập cóliên quan đến giảm TSCĐ trong sổ chi tiết TSCĐ

Thông thường khi tiến hành kiểm tra các nghiệp vụ ghi giảm tài sản trong kỳ,KTV thực hiện các bước công việc sau:

Phân tích tài khoản thu nhập khác (TK 711) để xác định xem có khoản thunhập nào thu được từ việc bán tài sản hay không?

Nếu có sản phẩm bị ngừng sản xuất trong năm, thì cần điều tra về việc sửdụng các thiết bị dùng cho việc sản xuất phẩm này?

Phỏng vấn nhân viên để xác định xem có tài sản nào được thanh lý trong nămhay không?

So sánh nguyên giá các của các TSCĐ với thông tư 45/2013- BTC, nhữngTSCĐ không đủ điều kiện ghi nhận theo thông tư 45 đã được ghi giảm hay chưa,việc ghi giảm có chính xác hay không, các tài sản không đủ điều kiện đảm bảo ghighi giảm đầy đủ không còn theo dõi là TSCĐ

Trang 33

Điều tra cá khoản giảm về bảo hiểm tài sản, để xem liệu có phải bắt nguồn từnguyên nhân giảm tài sản hay không?

Phân tích các chỉ tiêu giá trị mòn lũy kế để xem tính đúng đắn của việc ghichép các nghiệp vụ tăng và giảm TSCĐ

So sánh mức khấu hao lũy kế và chi phí liên quan đến việc giảm TSCĐ trongcác sổ kế toán chi tiết

c Thực hiện kiểm tra chi tiết đối với số dư TSCĐ

Việc kiểm toán số dư cuối kỳ TSCĐ được thực hiện trên cơ sở kết quả kiểmtoán số dư đầu kỳ và kết quả kiểm toán các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ trong kỳ.Với số dư đầu kỳ:

Nếu việc kiểm toán năm trước được thực hiện bởi chính công ty kiểm toán đangthực hiện kiểm toán BCTC năm nay và số dư đầu kỳ đã được xác định đúng thì khôngcần thiết phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung Nếu việc kiểm toán năm trướcđược thực hiện bởi công ty kiểm toán khác, KTV phải xem xét Báo cáo kiểm toán nămtrước và hồ sơ kiểm toán năm trước, đặc biệt là vấn đề liên quan đến TSCĐ, nếu có thểtin cậy được thì KTV cũng có thể chấp nhận kết quả kiểm toán năm trước mà không cầnthực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung Trong trường hợp này, KTV chỉ cần xem xét đểđảm bảo số dư cuối năm tài chính trước được kết chuyển chính xác hoặc được phân loạimột cách phù hợp trên BCTC năm nay

Nếu BCTC năm trước chưa được kiểm toán, hoặc việc kiểm toán được thựchiện bởi công ty kiểm toán khác và KTV không tin tưởng vào kết quả kiểm toánnăm trước hoặc báo cáo kiểm toán năm trước không chấp nhận toàn phần đối với số

dư TSCĐ thì KTV phải xem xét đến các nguyên nhân không chấp nhận của nămtrước Trong trường hợp này, KTV phải áp dụng các thủ tục kiểm toán bổ sung như:kiểm tra chứng từ chứng minh cho số dư đầu năm, chọn mẫu các TSCĐ để kiểm tra

sự tồn tại thực tế của tài sản, xem kết quả kiểm kê TSCĐ của doanh nghiệp, kiểmtra tình trạng thế chấp TSCĐ

Số dư cuối kỳ: Được xác nhận trên cơ sở kết quả kiểm toán số dư đầu kỳ và

Trang 34

tục kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ (tham gia kiểm kê, chứng kiến kiểm kê) tiến hànhthủ tục xin xác nhận về TSCĐ của đơn vị lưu giữ tại bên thứ ba để có bằng chứng

về sự hiện hữu và tính đánh giá của TSCĐ Ngoài ra cũng cần lưu ý đến khía cạnhphân loại và tổng hợp, trình bày trên BCTC

d Kiểm tra các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu

• Các chi phí sau ghi nhận ban đầu bao gồm: các khoản chi phí sửa chữa nângcấp cải tạo… đối với TSCĐ

• Mục tiêu chính nhằm xác định các khoản chi phí nào sẽ ghi tăng nguyên giáTSCĐ, hoặc tính vào chi phí của niên độ

KTV tiến hành kiểm tra tính đầy đủ và chính xác của việc ghi nhận chi phíthông qua việc xác định xem các khoản chi phí này có chắc chắn làm tăng lợi íchkinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó hay không? Nếu phát hiện các chi phíphát sinh không thỏa mãn điều kiện này thì phải được ghi nhận là chi phí SXKDtrong kỳ

Đối với nguồn chi phí sửa chữa lớn cần xem xét hai trường hợp: Sửa chữa lớntheo kế hoạch và sửa chữa lớn ngoài kế hoạch

Xem xét việc quyết toán chi phí sửa chữa lớn theo chế độ quy định; kiểm traviệc hạch toán chi phí sửa chữa lớn thuần và chi phí sửa chữa lớn nâng cấp TSCĐ

- Kiểm tra sự phát sinh thực tế của các khoản chi phí để loại bỏ khả năng hạchtoán khống các khoản chi phí sửa chữa nhằm hợp lý hóa các khoản chi phí khác

Trang 35

bằng cách: Kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp của các chứng từ liên quan đến cáckhoản phí tổn, trong trường hợp cần thiết có thể đề nghị quan sát trực tiếp các bộphận của TSCĐ đã được thay thế sửa chữa trong kỳ hoặc đề nghị xác nhận của bênthứ ba cung cấp các dịch vụ sửa chữa cho doanh nghiệp….

- Trong trường hợp các khoản phí tổn này phát sinh lớn và doanh nghiệp có

đã có kế hoạch trước, cần:

+ So sánh các phí tổn thực tế phát sinh với kế hoạch và dự toán chi phí đãđược lập để xem xét sự biến động và chênh lệch chi phí thực tế với dự toán và tìmhiểu nguyên nhân của các chênh lệch này

+ Trường hợp doanh nghiệp có trích trước chi phí cần kiểm tra cơ sở pháp lýcủa các việc trích trước, quá trình trích trước và hạch toán chi phí trích trước vàochi phí các kỳ kinh doanh trước, việc xử lý chênh lệch giữa chi phí thực tế và chiphí trích trước của doanh nghiệp

- Kiểm tra các tài liệu liên quan và tài liệu quyết toán các khoản chi phí liên quan

- Kiểm tra tác động của các khoản chi phí này đến khả năng hoạt động củaTSCĐ Trong trường hợp các phí tổn này chỉ nhằm mục đích khôi phục và duy trìtình trạng ban đầu của TSCĐ sẽ hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ

và giảm lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp Trong trường hợp các chi phí nàychắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng TSCĐ thì phí tổnnày hạch toán làm tăng nguyên giá TSCĐ

Trang 36

e Kiểm tra chi chi phí khấu hao và giá trị hao mòn lũy kế

Khác với chi phí khác, chi phí khấu hao là một loại chi phí ước tính Nghĩa làviệc xác định chi phí thực tế phát sinh Mức khấu hao hàng năm phụ thuộc vào hainhân tố nguyên giá và thời gian trích khấu hao Trong đó nguyên giá là một nhân tốkhách quan nên khi tiến hành kiểm toán TSCĐ, KTV thường chú trọng đến việc xácđịnh số dư cuối kỳ cũng như kiểm tra các tài sản tăng, giảm trong năm để xác định

về mức khấu hao Còn thời gian tính khấu hao lại phụ thuộc vào sự ước tính củađơn vị Chính vì thế mà mức khấu hao phải trích cũng mang tính chất ước tính

• Mục tiêu chủ yếu của kiểm toán khấu hao là xem xét việc đánh giá, phân bổkhấu hao của đơn vị đã hợp lý và theo đúng quy định chưa Để đáp ứng được mụctiêu này, KTV cần xem xét phương pháp tính khấu hao và mức trích khấu hao đãtrích để xác định xem:

- Phương pháp khấu hao và thời gian tính khấu hao có tuân thủ theo quy địnhhiện hành hay không?

- Thời gian tính khấu hao đã đăng ký có được áp dụng một cách nhất quán haykhông? Nếu có thay đổi có theo đúng quy định hay không?

- Việc tính khấu hao có chính xác hay không?

Khi có biến động bất thường thì KTV cần phải tìm hiểu nguyên nhân và giảithích được các biến động đó

- Thu thập, trao đổi để có hiểu biết về chính sách khấu hao mà doanh nghiệp

áp dụng, đánh giá tính hợp lý của chính sách khấu hao, bên cạnh đó thì KTV cầntìm hiểu nguyên nhân và đánh giá tính phù hợp của chính sách khấu hao Trong

Trang 37

trường hợp cần thiết thì KTV có thể trao đổi với nhà quản lý doanh nghiệp để đánhgiá và tìm lời giải thích về các chính sách này.

- Kiểm tra việc tính khấu hao của doanh nghiệp:

+ KTV có thể kiểm tra lại các căn cứ mà doanh nghiệp áp dụng để tính khấuhao: nguyên giá TSCĐ, giá trị thanh lý ước tính thời gian sử dụng

+ Chọn mẫu một số TSCĐ tiến hành tính toán lại mức khấu hao

+ So sánh số liệu trên bảng tính khấu hao, bảng đăng ký khấu hao TSCĐ sổchi tiết hao mòn TSCĐ, sổ chi tiết chi phí, sổ cái hao mòn TSCĐ…

+ Kiểm tra việc trích hoặc thôi trích khấu hao với các TSCĐ tăng, giảm trong

kỳ, giá trị các phần tháo dỡ khỏi tài sản làm giảm nguyên giá

+ Kiểm tra việc hạch toán các chi phí khấu hao trên các sổ và tài khoản kếtoán có liên quan

- Kiểm tra việc phân bổ chi phí khấu hao cho các đối tượng

+ Xem xét chính sách phân bổ chi phí khấu hao cho các đối tượng, đánh giátính hợp lý của các chính sách này

+ Kiểm tra lại độ tin cậy của các tiêu chuẩn phân bổ chi phí khấu hao màdoanh nghiệp đã xác định

+ Tính toán lại các khoản phân bổ

+ Kiểm tra việc hạch toán các khoản chi phí khấu hao phân bổ cho các đốitượng trên các sổ chi tiết chi phí và sổ chi tiết tính giá thành liên quan

- Kiểm tra giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ

+ Kiểm tra việc hạch toán chi phí khấu hao trong kỳ làm tăng giá trị hao mòncủa TSCĐ

+Kiểm tra việc ghi giảm giá trị hao mòn TSCĐ với nghiệp vụ giảm TSCĐ + Tính toán lại giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ

+ So sánh số liệu trên các sổ kế toán chi tiết và sổ cái tài khoản hao mònTSCĐ

1.3.3 Kết thúc kiểm toán

Kết thúc kiểm toán là giai đoạn cuối cùng của cuộc kiểm toán, giai đoạn nàyđược thể hiện theo các bước sau:

Trang 38

1.3.3.1 Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ

Các cuộc kiểm toán được tiến hành sau ngày kết thúc niên độ kế toán Do đó,trong khoảng thời gian từ ngày kết thúc niên độ đên khi hoàn thành BCKT có thểxảy ra các sự kiện có ảnh hưởng đến đến BCTC, KTV có trách nhiệm xem xét lạicác sự kiện xảy ra sau ngày lập bảng cân đối kế toán

- Xem xét có những TSCĐ nào không cần dùng và được bán sau ngày kết thúc niên

độ hay không

- Xem xét các biên bản Đại Hộ cổ đông, biên bản họp Hội đồng quản trị của thời kỳsau ngày lập BCĐKT kể cả những vấn đã được thảo luận tại các cuộc họp mà chưaghi trong biên bản

- Xem xét các tranh chấp về TSCĐ, phỏng vấn các luật sư về các vụ khiếu nại, tranhchấp (nếu có);

- Phỏng vấn giám đốc về những tài sản bị trưng dụng hay phá hủy do thiên tai có khảnăng ảnh hưởng lớn đến BCTC

1.3.2 Tổng hợp kết quả kiểm toán

Sau khi thực hiện các khảo sát đối với kiểm soát và các khảo sát cơ bản liên quanđến số liệu kế toán TSCĐ, KTV sẽ tổng hợp các bằng chứng đã thu thập được đểđưa ra ý kiến của mình đối với khoản mục này Công việc tổng hợp này thườngđược trình bày dưới hình thức một trang kết luận kiểm toán

Các nội dung chủ yếu thực hiện trong trang kết luận kiểm toán thường gồm:

- Các sai phạm đã phát hiện ra khi kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư tài khoản

và đánh giá mức độ sai phạm đối với TSCĐ

- Nguyên nhân và đánh giá mức độ sai phạm đối với TSCĐ

- Kết luận về mục tiêu kiểm toán với TSCĐ

- Ý kiến về sai phạm và hạn chế của kiểm soát nội bộ đối với khoản mục TSCĐ

- Vần đề cần theo dõi trong đợt kiểm toán sau

Trang kết luận kiểm toán đối với khoản mục TSCĐ là một trong những căn cứquan trọng để KTV tổng hợp lập báo cáo kiểm toán cho toàn bộ BCTC đã đượckiểm toán

Trang 39

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN U&I

2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

U&I là tên gọi chung của một công ty mẹ bao gồm nhiều công ty thành viênhoạt động trong các lĩnh vực giao thông vận tải, xây dựng, bất động sản, tài chính,sản xuất, truyền thông, bán lẻ, công nghiệp du lịch, nông nghiệp Công ty U&I đượcthành lập theo giấy phép kinh doanh số 46000023567 do sở kế hoạch và đầu tưBình Dương cấp ngày 12/12/2001 và được thay thế bằng giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh và đăng ký thuế số 37003388908 Công ty là doanh nghiệp được thànhlập dưới hình thức công ty TNHH theo luật Doanh nghiệp Trụ sở chính của U&Iđặt tại tòa nhà U&I , thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương Công ty có hai chinhánh, một tại số 123 Trương Định, Quân 3, thành phố Hồ Chí Minh và một tại tòanhà Thành Đông số 132 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội Hiện tại, U&I là thành viên độclập của hãng kiểm toán JPA International, có trụ sở tại Paris, Pháp

Tên công ty: Công ty TNHH kiểm toán U&I

Tên bằng tiếng anh: U&I Auditing Company Limited

Tại Việt Nam, U&I hiện nay là công ty Kiểm toán có lượng khách hàng lớnnhất so với các công ty kiểm toán không có vốn nhà nước và nước ngoài Dù mớithành lập chi nhánh tại Hà Nội nhưng U&I đã nhận được rất nhiều sự tin tưởng từkhách hàng, đặc biệt là khách hàng Nhật Bản Hiện tại ở Hà Nội doanh thu khốiNhật Bản của U&I chiếm khoảng 20% doanh thu của các công ty dịch vụ kế toán,kiểm toán có mặt trên địa bàn Dưới đây khi đề cập đến U&I, chúng ta hiểu là đang

đề cập đến U&I chi nhánh Hà Nội

2.1.2 Cơ cấu tổ chưc bộ máy quản lý tại U&I- Hà Nội

U&I Hà Nội là chi nhánh mới được thành lập năm 2012 với số lượng nhânviên ít, do vậy tổ chức công ty hiện nay khá đơn giản Ban giám đốc trực tiếp điều

Trang 40

(phòng kiểm soát nội bộ), và phòng IBC (phòng tư vấn đầu tư) Các nhân viên trongcông ty chịu sự quản lý trực tiếp của trưởng phòng.

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy ở U&I Hà Nội

2.1.3 Đặc điểm hoạt động của công ty

2.1.3.1 Các dịch vụ mà công ty cung cấp

a Dịch vụ kiểm toán và tư vấn kinh doanh

Kiểm toán BCTC là hoạt động chủ yếu của công ty hiện nay, tỷ trọng doanhthu kiểm toán mỗi năm đều chiếm trên 70% tổng doanh thu U&I có kinh nghiệmthực tế cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng thuộc mọi loại hình doanhnghiệp ở các ngành nghề kinh doanh khác nhau

b Dịch vụ kế toán

Công ty U&I cung cấp dịch vụ kế toán chủ yếu như: thực hiện ghi sổ kế toán,hỗ trợ doanh nghiệp lập BCTC hoặc báo cáo quản trị, soát xét BCTC, tư vấn hệthống kế toán, cung cấp phần mềm kế toán…

Bộ phận tư vấn đầu tư Nhân viên tư vấn đầu tư

Văn phònghành chính

Kiểm toán Kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán

Kế toán

Kế toán viên, nhân viên tư vấn kế toán

Ngày đăng: 22/05/2019, 19:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w