1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tình hình tài chính và biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty TNHH MTV 790

114 81 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 868 KB

Nội dung

DANH MỤC BẢNG BIỂUBảng 2.1 Phân tích cơ cấu và sự biến động về nguồn vốn Bảng 2.2 Phân tích tình hình đầu tư của doanh nghiệp Bảng 2.3 Phân tích sự biến động và cơ cấu phân bổ vốn Bả

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.

Hà Nội, ngày…tháng…năm 2014

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hiền

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Với lòng biết ơn sâu sắc em xin gửi lời chân thành cảm ơn tới PGS.TSNghiêm Thị Thà – giảng viên khoa Tài chính doanh nghiệp, Học Viện TàiChính, người đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình làm luận văn tốtnghiệp

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Tài chính doanhnghiệp đã tận tình dạy dỗ, dìu dắt em trong suốt quá trình học tập Những bàigiảng tâm huyết của các thầy cô đã cung cấp cho em rất nhiều kiến thức bổích, giúp em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cô, chú, anh, chị trong PhòngTài chính Kế toán và các phòng ban khác trong công ty Trách nhiệm hữu hạnmột thành viên 790 đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại đơn vị

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè nhữngngười đã giúp đỡ động viên em trong suốt quá trình thực hiện luận văn Tuy

đã cố gắng hết sức nhưng luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế

Em mong tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo vàbạn đọc để luận văn ngày càng hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, Ngày … tháng 5 năm 2014

Sinh viên

Nguyễn Thị Hiền

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Phân tích cơ cấu và sự biến động về nguồn vốn

Bảng 2.2 Phân tích tình hình đầu tư của doanh nghiệp

Bảng 2.3 Phân tích sự biến động và cơ cấu phân bổ vốn

Bảng 2.4 Phân tích diễn biến nguồn và sử dụng tiền

Bảng 2.5 Đánh giá quy mô công nợ

Bảng 2.6 Phân tích cơ cấu nợ và trình độ quản lý nợ

Bảng 2.7 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty

Bảng 2.8 Đánh giá hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh

Bảng 2.9 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU iv

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 4

1.1 TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 4

1.1.1 Tài chính doanh nghiệp và các quyết định tài chính doanh nghiệp 4 1.1.2 Quản trị tài chính doanh nghiệp 11

1.1.3 Mô hình nguồn tài trợ của doanh nghiệp 16

1.2 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 16

1.2.1 Khái niệm, mục tiêu đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp… 16

1.2.2 Nội dung đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp 18

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN 790 38

2.1 MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH MTV 790 38

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 38

2.1.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh 40

2.1.3 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty 47

2.1.4 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình kinh doanh của công ty .50

Trang 6

2.2 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

MỘT THÀNH VIÊN 790 52

2.2.1 Về tình hình huy động vốn của công ty TNHH MTV 790 52

2.2.2 Về tình hình đầu tư và sử dụng vốn của công ty TNHH MTV 790… .58

2.2.3 Về tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền của công ty TNHH MTV 790 64

2.2.4 Về tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty TNHH MTV 790 68

2.2.5 Về hiệu suất sử dụng VKD của công ty TNHH MTV 790 73

2.2.6 Về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty TNHH MTV 790. .75

2.3 NHẬN XÉT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH MTV 790 77

2.3.1 Những kết quả đạt được 77

2.3.2 Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân 79

CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH MTV 790 82

3.1 MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 82

3.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội 82

3.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty 84

3.2 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH MTV 790 86

3.3 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 96

KẾT LUẬN 99

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

PHỤ LỤC 102

Trang 7

LỜI NÓI ĐẦU

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, hội nhậpkinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và các doanh nghiệptrên thế giới nói chung có nhiều cơ hội đồng thời gặp phải không ít thách thứctrong hoạt động kinh doanh Để có thể tồn tại và phát triển được trên thươngtrường, doanh nghiệp phải quan tâm đến mọi mặt của quá trình sản xuất kinhdoanh và sử dụng có hiệu quả các công cụ quản lý Trong đó, quản trị tàichính là một trong những công cụ quản lý không thể thiếu ở mỗi doanhnghiệp Nhà quản trị tài chính doanh nghiệp phải chủ động đánh giá tình hìnhtài chính và đề ra biện pháp cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp,nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, không ngừng bảo toàn và gia tăng giátrị doanh nghiệp

Tuy nhiên, hiện nay trình độ quản trị tài chính doanh nghiệp tại cácdoanh nghiệp nói chung và tại công ty TNHH MTV 790 nói riêng còn khánhiều bất cập cả về tổ chức Bộ máy, tổ chức nội dung quản trị tài chính doanhnghiệp, nhất là nội dung đánh giá tình hình tài chính của công ty một cáchđịnh kỳ, xác định điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân để có những biện phápquản lý tài chính kịp thời còn chưa được thực hiện một cách cần thiết

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên và được sự đồng ý củaban lãnh đạo công ty TNHH MTV 790, trong quá trình thực tập tại Phòng Tài

chính - Kế toán Công ty, em đã quyết định chọn đề tài “Đánh giá tình hình tài chính và biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty TNHH MTV 790” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình, với mong muốn làm rõ cơ

sở lí luận về công tác phân tích tài chính và vận dụng để đánh giá thực trạngtài chính tại công ty; qua đó đề ra các biện pháp cải thiện tình hình tài chínhcủa công ty

Trang 8

Mục đích nghiên cứu

Luận văn này được viết nhằm mục đích làm rõ cơ sở lý luận về côngtác phân tích, đánh giá tài chính và thực trạng tài chính tại công ty TNHHMTV 790 Qua đó tác giả luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp tài chính nhằmcải thiện tình hình tài chính của công ty trong thời gian tới

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là hoạt động tài chínhcủa công ty TNHH MTV 790 và tiến hành đánh giá thực trạng tài chính củacông ty những năm gần đây Qua đó đưa ra các biện pháp cải thiện tình hìnhtài chính của công ty, làm cơ sở nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh củacông ty

Phương pháp phân tích

Phương pháp phân tích được sử dụng trong luận văn là phương pháp sosánh, phương pháp tỷ lệ, các phương pháp phân tích tổng hợp, phương phápthống kê… trên cơ sở sử dụng tài liệu, số liệu, biểu đồ để phân tích một cáchtoàn diện nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra

Kết cấu luận văn

Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 03 chươngbao gồm:

Chương 1: Lý luận chung về đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp Chương 2: Đánh giá tình hình tài chính của công ty TNHH MTV 790

Chương 3: Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty TNHH MTV 790

Trang 9

Do sự hạn chế nhất định về kiến thức, điều kiện nghiên cứu và thời gianthực tập tại công ty nên luận văn khó có thể tránh được những sai sót Em rấtmong được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để luận vănđược hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hiền

Trang 10

1.1.1 Tài chính doanh nghiệp và các quyết định tài chính doanh nghiệp

1.1.1.1 Tài chính doanh nghiệp

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh doanh nhằm mục đích sinh lời đượcpháp luật thừa nhận, được phép kinh doanh trên một số lĩnh vực nhất định, có

từ một chủ sở hữu trở lên, có tên gọi riêng, có trụ sở giao dịch ổn định

Đối với các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanhcần phải có các yếu tố cần thiết: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sứclao động, từ đó đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có một lượng tiền tệ nhất định

Do vậy, doanh nghiệp phải hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ Quá trìnhhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình hình thành, phânphối và sử dụng các quỹ tiền tệ đó

Thực tiễn phát triển của nền kinh tế thị trường ngày càng khẳng định vaitrò quan trọng của tài chính doanh nghiệp Qua thời gian, đã có rất nhiều quanđiểm khác nhau về khái niệm tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp trong phạm trù lĩnh vực kinh tế được hiểu lànhững quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp với các chủ thể trong nền kinh tế.Các quan hệ tài chính doanh nghiệp chủ yếu là: quan hệ giữa doanh nghiệpvới Nhà nước, quan hệ giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế và các tổchức xã hội khác, quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với người lao độngtrong doanh nghiệp, quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ sở hữucủa doanh nghiệp, quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp

Trang 11

Tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quátrình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trình hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt tới mục tiêu nhất định Tài chínhdoanh nghiệp là một bộ phận trong hệ thống tài chính, tại đây nguồn tài chínhxuất hiện và đồng thời đây cũng là nơi thu hút trở lại phần quan trọng cácnguồn tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đếnđời sống xã hội, đến sự phát triển hay suy thoái của nền sản xuất.

Xét về hình thức tài chính doanh nghiệp là quỹ tiền tệ trong quá trình tạolập, phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp

Xét về bản chất, tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dướihình thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ củadoanh nghiệp trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp

Hoạt động tài chính là một mặt hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạttới các mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp Cáchoạt động gắn liền với việc tạo lập phân phối sử dụng và vận động chuyểnhóa của quỹ tiền tệ thuộc hoạt động tài chính của doanh nghiệp

Như vậy có thể hiểu: “Tài chính doanh nghiệp là phương thức huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính của doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu trong hoạt động kinh doanh”.[2;9]

Nhìn chung, khái niệm về Tài chính doanh nghiệp trên còn chưa thực

sự hoàn chỉnh Bởi lẽ, trên phương diện tài chính, khái niệm này đã đồng nhất

“tài chính doanh nghiệp” – phạm trù kinh tế khách quan với hoạt động tàichính – một hoạt động mang tính chủ quan của nhà quản trị doanh nghiệp.Không chỉ vậy, quan điểm này mới chỉ đứng trên giác độ của nhà quản trịdoanh nghiệp Việc nhận thức đúng đắn quan niệm tài chính doanh nghiệp vàbản chất của chúng có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn; tạo cơ sở đưa ra cácquyết định tài chính đúng đắn để đạt được mục tiêu doanh nghiệp

Trang 12

Nội dung của tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu:

- Đánh giá, lựa chọn dự án đầu tư

- Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn để đáp ứng kịp thờicho các hoạt động của doanh nghiệp

- Tổ chức sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ cáckhoản phải thu, phải chi vốn bằng tiền, thường xuyên đảm bảo khả năngthanh toán của doanh nghiệp

- Thực hiện tốt việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹcủa doanh nghiệp

- Đảm bảo kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của doanhnghiệp, định kỳ phân tích tài chính doanh nghiệp

- Thực hiện dự báo và kế hoạch hóa tài chính

Nhiệm vụ của tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp có nhiệm vụ nắm vững tình hình và kiểm soátvốn sản xuất kinh doanh hiện có về mặt hiện vật và giá trị, nắm vững sự biếnđộng vốn, nhu cầu vốn trong từng khâu, từng giai đoạn của quá trình sản xuất

để có biện pháp quản lý và sử dụng cho có hiệu quả

Tài chính doanh nghiệp có nhiệm vụ khai thác động viên kịp thờinguồn vốn nhàn rỗi cho quá trình sản xuất kinh doanh không để vốn bị ứ đọng

sử dụng kém hiệu quả Để đạt được điều này, tài chính doanh nghiệp phảithường xuyên giám sát và tổ chức sử dụng các nguồn vốn vay và vốn tự cócủa doanh nghiệp và tạo ra một lượng lợi nhuận lớn trên cơ sở sử dụng tối đacác nguồn lực

Trang 13

Vai trò của tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt độngtài chính của doanh nghiệp và được thể hiện thông qua những nội dung chủyếu sau:

Tài chính doanh nghiệp huy động vốn đầy đủ kịp thời đảm bảo cho doanh nghiệp diễn ra bình thường và liên tục.

Vốn tiền tệ là tiền đề rất quan trọng cho hoạt động của doanh nghiệp.Quá trình hoạt động của doanh nghiệp thường nảy sinh các nhu cầu vốn ngắnhạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên cũng như cho hoạtđộng đầu tư, phát triển của doanh nghiệp Việc thiếu vốn sẽ khiến cho cáchoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn và không thể triển khai được Dovậy, việc đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành thườngxuyên và liên tục phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức, huy động vốn của tàichính doanh nghiệp

Sự thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp một phần lớn được quyết định bởi chính sách tài trợ hay huy động vốncủa doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Việc đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn phụ thuộc rất lớn vào việc đánh giá,lựa chọn đầu tư từ góc độ đầu tư tài chính

- Việc huy động vốn kịp thời, đầy đủ giúp cho doanh nghiệp chớp được cơ hộikinh doanh

- Lựa chọn hình thức và phương pháp huy động vốn kịp thời có thể giúp chodoanh nghiệp tiết kiệm chi phí sử dụng vốn, góp phần rất lớn nâng cao lợinhuận của doanh nghiệp

Trang 14

- Sử dụng đòn bẩy kinh doanh và đặc biệt là sử dụng đòn bẩy tài chính là yếu

tố gia tăng đáng kể tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

- Huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh có thể thiệt hại do

ứ đọng vốn, tăng vòng quay sản, giảm được số vốn vay từ đó giảm được tiềntrả lãi vay góp phần rất lớn tăng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là công cụ rất hữu hiệu để kiểm soát tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình vậnđộng, chuyển hóa hình thái của vốn tiền tệ Thông qua tình hình thu, chi tiềnhàng ngày, tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính và đặc biệt là các báo cáotài chính có thể kiểm soát kịp thời, tổng quát các mặt hoạt động của doanhnghiệp, từ đó phát hiện ra những tồn tại và những tiềm năng chưa được khaithác để đưa ra các quyết định thích hợp, điều chỉnh các hoạt động nhằm đạttới mục tiêu đề ra của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, vai trò của tài chính doanh nghiệpcàng trở nên quan trọng hơn đối với các hoạt động của doanh nghiệp vì hoạtđộng tài chính doanh nghiệp ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động của doanhnghiệp trong khi quy mô kinh doanh và nhu cầu vốn của doanh nghiệp ngàycàng lớn Mặt khác, thị trường tài chính càng phát triển nhanh chóng, các công

cụ tài chính để huy động vốn ngày càng phong phú đa dạng, chính vì vậy quyếtđịnh huy động vốn, quyết định đầu tư, quyết định phân phối lợi nhuận,…ảnhhưởng ngày càng lớn tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp; các thôngtin về tình hình tài chính là căn cứ quan trọng đối với các nhà quản lý doanhnghiệp để kiểm tra và chỉ đạo các hoạt động của doanh nghiệp, góp phần thựchiện tốt mục tiêu tối đa hóa giá trị của mỗi doanh nghiệp

Trang 15

1.1.1.2 Các quyết định tài chính doanh nghiệp

Các quyết định trong tài chính doanh nghiệp là vấn đề được bàn nhiềunhất trong quản trị tài chính và tài chính doanh nghiệp, đó là các vấn đề liênquan đến việc tìm nguồn vốn cần thiết cho mua sắm tài sản và hoạt động củadoanh nghiệp, phân bổ có giới hạn các nguồn vốn cho những mục đích sửdụng khác nhau đồng thời đảm bảo cho các nguồn vốn được sử dụng mộtcách hữu hiệu và hiệu quả để đạt mục tiêu đề ra

Theo đó, các nhà quản trị để đề ra được các quyết định tài chính doanhnghiệp sau khi đã lựa chọn được dự án đầu tư, phương án kinh doanh đượcchính xác cần trả lời được các câu hỏi:

 Huy động vốn như thế nào để tài trợ cho các dự án được lựa chọn(Financing Decisions)?

 Phân phối nguồn lực có hạn như thế nào vào các dự án đầu tư(Investment Decisions)?

 Phân phối lợi nhuận như thế nào (Dividend Decisions)?

Như vậy, chúng ta có thể nhận định các quyết định tài chính chủ yếucủa quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm: quyết định đầu tư, quyết địnhhuy động vốn (quyết định nguồn vốn) và quyết định phân phối lợi nhuận.Trong quá trình điều hành doanh nghiệp, có rất nhiều vấn đề nảy sinh đòi hỏicác nhà quản trị tài chính phải đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn đểphát triển doanh nghiệp của mình trong từng thời kì Muốn vậy, họ phải nhậnbiết được vai trò quan trọng của từng quyết định tài chính

Quyết định đầu tư: là những quyết định liên quan đến tổng giá trị tài

sản và giá trị từng bộ phận tài sản (tài sản cố định và tài sản lưu động) Trong

kế toán chúng ta đã quen với hình ảnh bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp

và quyết định đầu tư gắn liền với phía bên trái (phần tài sản) trên bảng cân đối

kế toán Quyết định đầu tư chủ yếu của doanh nghiệp bao gồm:

Trang 16

- Quyết định đầu tư tài sản lưu động: quyết định tồn quỹ, quyết định tồnkho, quyết định chính sách bán hàng, quyết định đầu tư tài chính ngắn hạn…

- Quyết định đầu tư tài sản cố định: quyết định mua sắm tài sản cố định,quyết định đầu tư dự án, quyết định đầu tư tài chính dài hạn…

- Quyết định quan hệ cơ cấu giữa đầu tư tài sản lưu động và đầu tư tàisản cố định: quyết định sử dụng đòn bẩy tài chính, quyết định điểm hoà vốn

Quyết định đầu tư được xem là quyết định quan trọng nhất trong cácquyết định của tài chính doanh nghiệp bởi nó tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.Một quyết định đầu tư đúng sẽ góp phần làm tăng giá trị doanh nghiệp, qua

đó làm gia tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu, ngược lại một quyết định đầu tưsai sẽ làm tổn thất giá trị doanh nghiệp dẫn tới thiệt hại tài sản cho chủ sở hữudoanh nghiệp

Quyết định huy động vốn (quyết định nguồn vốn): là những quyết

định liên quan đến việc nên lựa chọn nguồn vốn nào để cung cấp cho cácquyết định đầu tư Quyết định huy động vốn tác động đến phần nguồn vốntrong bảng cân đối kế toán Quyết định huy động vốn chủ yếu của doanhnghiệp bao gồm:

- Quyết định huy động vốn ngắn hạn: quyết định vay ngắn hạn hay là

sử dụng tín dụng thương mại Đối với quyết định vay ngắn hạn sẽ phải lựachọn quyết định vay ngắn hạn ở ngân hàng hay là phát hành tín phiếu

- Quyết định huy động vốn dài hạn: quyết định sử dụng nợ dài hạn –phát hành vốn cổ phần (cổ phần phổ thông hay là cổ phần ưu đãi); quyết địnhvay dài hạn ngân hàng hay là phát hành trái phiếu

- Quyết định quan hệ cơ cấu giữa nợ và vốn chủ sở hữu (đòn bẩy tàichính)

- Quyết định vay để mua sắm hay thuê tài sản

Trang 17

Những quyết định về nguồn vốn nêu trên đang là một thách thức khôngnhỏ đối với các nhà quản trị tài chính của doanh nghiệp Để có thể có các quyếtđịnh nguồn vốn đúng đắn, rõ ràng các nhà quản trị tài chính phải có sự amtường, hiểu biết về việc sử dụng các công cụ huy động vốn trước khi ra quyếtđịnh đồng thời cũng cần có sự thức thời cho phù hợp với từng thời điểm cụ thể.

Quyết định phân phối lợi nhuận: gắn liền với việc quyết định về phân

chia cổ tức hay chính sách cổ tức của doanh nghiệp Các nhà quản trị tài chính

sẽ phải lựa chọn giữa việc sử dụng lợi nhuận sau thuế để chia cổ tức hay làgiữ lại để tái đầu tư Những quyết định này liên quan đến việc doanh nghiệpnên theo đuổi một chính sách cổ tức như thế nào và liệu chính sách cổ tức cótác động như thế nào đến giá trị doanh nghiệp hay giá cổ phiếu trên thị trườnghay không

Ngoài ba loại quyết định chủ yếu trong tài chính doanh nghiệp nhưtrên đã đưa ra còn có rất nhiều loại quyết định khác có liên quan đến hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp như quyết định mua bán, sát nhập doanhnghiệp, quyết định phòng ngừa rủi ro tài chính trong hoạt động sản xuất kinhdoanh, quyết định tiền lương hiệu quả…

1.1.2 Quản trị tài chính doanh nghiệp

1.1.2.1 Khái niệm, nội dung quản trị TCDN

Khái niệm

Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc hoạch định, lựa chọn và đưa racác quyết định tài chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt đượcmục tiêu hoạt động tài chính của doanh nghiệp, đó là tối đa hoá giá trị cho chủdoanh nghiệp hay là tối đa hóa lợi nhuận, không ngừng làm tăng giá trị doanhnghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường

Quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm các hoạt động liên quan đến đầu

tư, tài trợ và quản trị tài sản theo mục tiêu chung của công ty Vì vậy, chức

Trang 18

năng quyết định của quản trị tài chính có thể chia thành ba nhóm: quyết địnhđầu tư, tài trợ và quản trị tài sản, trong đó quyết định đầu tư là quyết định quantrọng nhất trong ba quyết định căn bản theo mục tiêu tạo giá trị cho các cổđông bằng việc vận dụng các quyết định quản trị một cách khoa học, chính xác.

Như vậy: “Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đưa ra quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định tài chính nhằm đạt được các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp.”[2;16]

Đây được xem là quan điểm tổng quan nhất về quản trị tài chính doanhnghiệp Nhờ vào quan niệm này chúng ta có thể phân biệt được việc quản trịtài chính doanh nghiệp với các công việc khác trong hoạt động của doanhnghiệp

Nội dung

Quản trị tài chính doanh nghiệp được bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

 Tham gia lựa chọn các dự án đầu tư và kết quả kinh doanh

 Xác định nhu cầu vốn, tổ chức thực hiện việc huy động các nguồnvốn để phục vụ cho các hoạt động của doanh nghiệp

 Tổ chức sử dụng tốt vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thuchi, đảm bảo khả năng thanh toán

 Thực hiện tốt việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹtheo quy định của nhà nước hiện hành và quy định cụ thể từng doanh nghiệp

 Đảm bảo việc kiểm tra, kiểm soát thường xuyên đối với tình hình hoạtđộng của doanh nghiệp và thực hiện tốt việc phân tích tình hình tài chính

 Thực hiện tốt việc kế hoạch hóa tài chính

1.1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị TCDN

Quản trị tài chính trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp luôn

bị chi phối bởi các nhân tố mang tính chủ quan và khách quan thuộc môitrường kinh doanh Các nhân tố đó quyết định sự khác biệt giữa các phương

Trang 19

pháp quản trị của mỗi doanh nghiệp Chúng ta phải kể đến các nhân tố quantrọng như: hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp, đặc điểm kinh tế - kỹthuật của ngành kinh doanh và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.

- Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp đều tồn tại dưới hình thức pháp lý nhất định về tổchức doanh nghiệp Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp có ảnh hưởng rấtlớn đến việc tổ chức tài chính doanh nghiệp như: Phương thức hình thành vàhuy động vốn, việc quản lý sử dụng vốn, việc chuyển nhượng vốn, phân phốilợi nhuận và trách nhiệm của chủ sở hữu đối với khoản nợ của doanh nghiệp

- Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành kinh doanh

Mỗi doanh nghiệp hoạt động trên thị trường đều liên quan đến mộthoặc một số ngành kinh doanh nhất định Mỗi ngành kinh doanh có nhữngđặc điểm kinh tế - kỹ thuật riêng, có ảnh hưởng không nhỏ tới việc tổ chức tàichính của doanh nghiệp (nhu cầu vốn lưu động, vốn cố định; tốc độ chuchuyển của vốn, )

- Môi trường kinh doanh

Các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong một môi trường kinhdoanh nhất định Môi trường kinh doanh bao gồm tất cả những điều kiện bêntrong và bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp (Môi trườngkinh tế - tài chính, môi trường chính trị, môi trường luật pháp, môi trườngcông nghệ, môi trường văn hóa - xã hội ) Các tác nhân thuộc môi trườngkinh tế - tài chính chủ yếu có ảnh hưởng đến các quyết định quản trị tài chính

có thể kể đến như: Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, tình trạng của nền kinh tế,lãi suất thị trường, lạm phát, chính sách kinh tế và tài chính của Nhà nước đốivới doanh nghiệp, mức độ cạnh tranh, thị trường tài chính và hệ thống cáctrung gian tài chính,

Trang 20

Nhìn chung, xã hội ngày càng phát triển kéo theo sự biến đổi khôngngừng của nền kinh tế khu vực và thế giới, ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạtđộng kinh doanh của mỗi quốc gia nói chung và các doanh nghiệp nói riêng.Các nhà quản trị doanh nghiệp cần tìm hiểu các tác động của từng nhân tốtrên đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình, từ đó đề ra các quyếtđịnh quản trị tài chính đúng đắn, góp phần phát triển doanh nghiệp tiến bướctrong tương lai.

1.1.2.3 Vai trò của quản trị TCDN

Quản trị tài chính là một hoạt động có mối liên hệ chặt chẽ với các hoạtđộng khác của doanh nghiệp Quản trị tài chính tốt có thể khắc phục nhữngkhiếm khuyết trong các lĩnh vực khác Một quyết định tài chính không được cânnhắc, hoạch định kĩ lưỡng có thể gây nên những tổn thất lớn cho doanh nghiệp

và cho nền kinh tế Hơn nữa, do doanh nghiệp hoạt động trong một môi trườngnhất định nên các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy nềnkinh tế phát triển Bởi vậy, quản trị tài chính doanh nghiệp tốt có vai trò quantrọng đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý tài chính quốc gia

Quản trị tài chính luôn giữ một vai trò trọng yếu trong hoạt động quản

lý doanh nghiệp Quản trị tài chính quyết định tính độc lập, sự thành bại củadoanh nghiệp trong quá trình kinh doanh Trong hoạt động kinh doanh hiệnnay, quản trị tài chính doanh nghiệp giữ những vai trò chủ yếu sau:

- Huy động đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thường nảy

sinh các nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thườngxuyên của doanh nghiệp cũng như cho đầu tư phát triển Vai trò của tài chínhdoanh nghiệp trước hết thể hiện ở chỗ xác định đúng đắn các nhu cầu về vốncho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ và tiếp đó phải lựachọn các phương pháp và hình thức thích hợp huy động nguồn vốn từ bên

Trang 21

trong và bên ngoài đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn cho hoạt động của doanhnghiệp Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã nảy sinh nhiềuhình thức mới cho phép các doanh nghiệp huy động vốn từ bên ngoài Do vậy,vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp ngày càng quan trọng hơn trongviệc chủ động lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn đảm bảocho doanh nghiệp hoạt động nhịp nhàng và liên tục với chi phí huy động vốn

ở mức thấp

- Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Quản trị tài chính doanh nghiệp

đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư trên cơ

sở phân tích khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của dự án từ đó góp phầnchọn ra dự án đầu tư tối ưu Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpphụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức sử dụng vốn Việc huy động kịp thời cácnguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng để doanh nghiệp có thể nắm bắt được các

cơ hội kinh doanh Việc hình thành và sử dụng tốt các quỹ của doanh nghiệp,cùng với việc sử dụng các hình thức thưởng, phạt vật chất hợp lý sẽ góp phầnquan trọng thúc đẩy cán bộ công nhân viên gắn liền với doanh nghiệp từ đónâng cao năng suất lao động, góp phần cải tiến sản xuất kinh doanh nâng caohiệu quả sử dụng tiền vốn

- Giám sát, kiểm tra chặt chẽ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Thông qua các tình hình tài chính và việc thực hiện các chỉ

tiêu tài chính, các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá khái quát và kiểmsoát được các mặt hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện được kịp thời nhữngtồn tại vướng mắc trong kinh doanh, từ đó có thể đưa ra các quyết định điềuchỉnh các hoạt động phù hợp với diễn biến thực tế kinh doanh

Trang 22

1.1.3 Mô hình nguồn tài trợ của doanh nghiệp

Trong phạm vi lĩnh vực nghiên cứu ta biết đến 3 mô hình tài trợ chủyếu trong doanh nghiệp hiện nay, bao gồm:

 Mô hình tài trợ thứ nhất: Toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên được

đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời đượcđảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời

 Mô hình tài trợ thứ hai: Toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên và một

phần TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên vàmột phần TSLĐ tạm thời còn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạmthời

 Mô hình tài trợ thứ ba: Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường

xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, còn một phầnTSLĐ thường xuyên và TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng ngồn vốntạm thời

Việc vận dụng mỗi mô hình tài trợ sẽ tuỳ thuộc vào mục tiêu hoạt độngcũng như loại hình kinh doanh của doanh nghiệp Dựa vào đặc điểm mỗi môhình tài trợ, chúng ta có thể rút ra ưu, nhược điểm của mỗi mô hình, từ đó nhàquản lý sẽ vận dụng mô hình tài trợ thích hợp cho doanh nghiệp mình, giúpdoanh nghiệp phát triển tốt nhất, nâng cao vị thế trên thương trường

1.2 Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.

bao cao thuc tap/tham khao/đề cương sơ bộ.docx - _Toc355378648 1.2.1 Khái niệm, mục tiêu đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp

Đánh giá tình tình hình tài chính doanh nghiệp là việc làm cần thiết vàđòi hỏi khả năng phân tích, đánh giá của đội ngũ các nhà quản trị doanhnghiệp thông qua việc tìm hiểu, tổng hợp số liệu, so sánh, vận dụng chuyênmôn để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp

Trang 23

Khái niệm

Hiện nay, công việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch tài chínhdoanh nghiệp ngày càng đòi hỏi phải có những đánh giá khác chân thực vềhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như môi trường kinh doanhnhằm đảm bảo hiệu quả của công tác quản trị Giám đốc cũng như nhà điềuhành của các công ty đang phải đối mặt với những rủi ro khi chính công tycủa họ đưa ra hàng loạt bản báo cáo tài chính thiếu chính xác, kém minh bạchhoặc sai lệch hẳn thông tin Hơn nữa, những người chịu trách nhiệm kiểm tra,

rà soát các báo cáo này không ai khác là các nhân viên kiểm toán và kế toán,thì chính họ lại bị giới hạn bởi khả năng để giảm thiểu rủi ro nêu trên

Để giảm thiểu rủi ro đã đề cập đến, các công ty có thể tận dụng nguồnnhân lực là các chuyên viên thẩm định giá, những người thực sự có chuyênmôn trong việc đánh giá, thẩm định nguồn gốc cũng như giá trị của tài sảndoanh nghiệp trên thị trường Muốn vậy, doanh nghiệp cần chủ động trongviệc tiến hành phân tích thực trạng tài chính của công ty mình, qua đó, vậndụng kiến thức và trình độ chuyên môn đưa ra các nhận xét, đánh giá mộtcách trung thực, chính xác về tình hình tài chính doanh nghiệp mình, gópphần giúp nhà quản trị đưa ra được những quyết định tài chính đúng đắn đểthực hiện mục tiêu doanh nghiệp trong dài hạn

Như vậy có thể hiểu: Đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp là việc sử dụng các công cụ cần thiết để đưa ra các nhận định, đánh giá về kết quả

và tồn tại, nguyên nhân tồn tại trong tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các thông tin định lượng như hệ số tài chính, các chỉ tiêu tài chính

và các thông tin định tính được tính toán, tổng hợp nhằm cung cấp căn cứ cho các nhà quản lý ra quyết định tài chính liên quan đến doanh nghiệp.

Mục tiêu đánh giá tình hình TCDN

Trang 24

Đánh giá tình hình tài chính và việc làm cần thiết và ngày càng đóngvai trò quan trọng đối với mỗi DN trong tiến trình phát triển và hội nhập Việclàm này giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình tài chính hiện tại và đưa rađược các giải pháp kịp thời nhằm cải thiện tình hình tài chính của doanhnghiệp mình, góp phần phát huy thế mạnh doanh nghiệp, phát triển năng lựcsản xuất và nâng cao giá trị doanh nghiệp trong tương lai.

1.2.2 Nội dung đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.

1.2.2.1 Tình hình huy động vốn của doanh nghiệp

Nguồn vốn doanh nghiệp huy động để tài trợ cho nhu cầu vốn bao gồmvốn chủ sở hữu, vay và nợ Vốn chủ sở hữu chủ yếu gồm: vốn đầu tư của chủ

sở hữu và phần lợi nhuận giữ lại để thực hiện tái đầu tư Vay và nợ gồm: Vaytín dụng, phát hành trái phiếu, thuê tài chính, tín dụng thương mại và nguồnvốn chiếm dụng khác Mỗi nguồn vốn huy động có ưu thế và hạn chế nhấtđịnh tác động đến khả năng huy động và sử dụng của doanh nghiệp Để đánhgiá tình hình huy động vốn của doanh nghiệp cần sử dụng 2 nhóm chỉ tiêu:

1 Các chỉ tiêu phản ánh quy mô nguồn vốn gồm giá trị tổng nguồn vốn vàtừng loại trong Bảng cân đối kế toán

2 Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, xác địnhtheo công thức:

Tỷ trọng từng

Tổng giá trị nguồn vốn

Các vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm khi lựa chọn nguồn vốn huyđộng bao gồm:

- Thời gian cần tài trợ của tài sản

- Mục tiêu về cấu trúc tài chính, khả năng sinh lời của tài sản

- Chi phí sử dụng vốn của từng nguồn

Trang 25

- Khả năng huy động vốn với từng nguồn

Căn cứ vào việc phân tích tình hình nguồn vốn để đánh giá tình hìnhhuy động vốn của đơn vị dựa vào sự biến động của quy mô, cơ cấu, sự biếnđộng của tổng số cũng như từng loại nguồn vốn Chính sách huy động vốncủa DN (gồm: mục tiêu cấu trúc tài chính, chi phí sử dụng vốn, nhu cầu tàitrợ, khả năng huy động đối với từng nguồn) ảnh hưởng lớn tới sự biến độngcác chỉ tiêu nguồn vốn

Phương pháp đánh giá: khi đánh giá cần hiểu rõ bản chất, nội dung

kinh tế của từng chỉ tiêu đánh giá:

+ Các khoản nợ: Các chỉ tiêu nợ vừa phản ánh nghĩa vụ của doanh

nghiệp với các bên liên quan khi đến hạn trả, vừa phản ánh uy tín của doanhnghiệp với các bên có liên quan trong quan hệ tài chính, vừa cho biết trình độ

sử dụng đòn bẩy tài chính nhằm mang lại sinh lời hoặc rủi ro cho các chủ sởhữu

+ Vốn chủ sở hữu: vừa phản ánh quy mô vốn đầu tư của chủ sở hữu

vừa phản ánh năng lực tự chủ về tài chính Trong vốn chủ sở hữu thì các quỹcủa doanh nghiệp vừa thể hiện cơ cấu vốn chủ vừa thể hiện chính sách phânphối kết quả kinh doanh sau mỗi thời kỳ

Ta có kết cấu bảng phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn:

)

Số tiề n

Ty trọng(%

)

Số tiề n

Ty lệ(%

)

Ty trọng(% )

Trang 26

Tổng cộng nguồn vốn

Khi tiến hành đánh giá, qua bảng phân tích, ta cần chú ý đến sự biếnđộng, quy mô, cơ cấu của từng nguồn vốn huy động theo từng năm có sự thayđổi như thế nào, có tác động gì đến doanh nghiệp trong thời kỳ đó, nguyênnhân gây ra tác động Từ đó thấy được chính sách huy động vốn của đơn vị lànhư thế nào, có hợp lý không

Không chỉ vậy, ta cần xem xét, so sánh các số liệu của doanh nghiệpvới các doanh nghiệp trong cùng ngành, từ đó mới có thể đưa ra các đánh giákhách quan, phù hợp với tình hình thực tế Tác động của mục tiêu, đặc điểmkinh doanh cũng là một yếu tố cần chú ý khi tiến hành phân tích, đánh giá

1.2.2.2 Tình hình đầu tư, sử dụng vốn của doanh nghiệp

Đầu tư trong doanh nghiệp là quá trình phân phối, sử dụng các nguồnlực vào hoạt động xây dựng, mua sắm, nghiên cứu, nâng cấp tài sản nhằm đạtđược mục tiêu nhất định trong một thời gian xác định

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận thì quátrình đầu tư, sử dụng vốn là hết sức quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến kết quảkinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy, việc đánh giá tình hình đầu tư, sử dụngvốn tại mỗi doanh nghiệp là hết sức cần thiết cho các nhà quản trị trong điềuhành doanh nghiệp

Đánh giá tình hình đầu tư, sử dụng vốn là việc thông qua các chỉ số thểhiện khả năng đầu tư, các thông tin về tình hình sử dụng vốn, thông qua cơcấu tài sản của doanh nghiệp trong từng thời kỳ để tiến hành so sánh, đốichiếu các số liệu thu thập được trong từng thời kỳ để đưa ra nhận định, đánhgiá về tình hình đầu tư, sử dụng vốn, từ đó giúp chúng ta có cái nhìn tổngquan về vấn đề nghiên cứu

Phương pháp đánh giá: Để đánh giá chung về tình hình đầu tư của

doanh nghiệp ta sử dụng các chỉ tiêu :

Trang 27

+ Tỷ suất đầu tư tài sản cố định

Chỉ tiêu này thể hiện cơ cấu hay quy mô đầu tư vào tài sản cố định, loạihình đầu tư, lĩnh vực đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh trong tổng số vốnhiện có của doanh nghiệp

+ Tỷ suất đầu tư tài chính

Tỷ suất đầu tư

Các khoản đầu tư tài chính

x 100 (%) Tổng tài sản

Chỉ tiêu này phản ánh về quy mô, cơ cấu đầu tư tài chính trong tổng sốvốn hiện có của doanh nghiệp Để đánh giá chi tiết về đầu tư tài chính ta cóthể xem xét thêm các chỉ tiêu: tỷ suất đầu tư tài chính ngắn hạn, tỷ suất đầu tưtài chính dài hạn, tỷ suất đầu tư chứng khoán,…

+ Tỷ suất đầu tư bất động sản

Tỷ suất đầu tư

bất động sản =

Bất động sản đầu tư

x 100 (%) Tổng tài sản

Chỉ tiêu này phản ánh quy mô tham gia thị trường bất động sản củadoanh nghiệp ở từng thời kỳ

Sau khi tính toán được các chỉ tiêu về tình hình đầu tư tại các thời điểmđầu kỳ, cuối kỳ về tổng số cũng như từng loại, ta căn cứ vào độ lớn của chúng

để đánh giá mức độ đầu tư vào từng loại hình, từng hình thức đầu tư, cũngnhư cơ cấu đầu tư ở đầu kỳ, cuối kỳ như thế nào

Tiếp theo, ta so sánh các chỉ tiêu giữa cuối kỳ với đầu kỳ, căn cứ vào kết quả

so sánh để đánh giá về mức độ cũng như cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp Qua đó,thấy được tình hình hình đầu tư, sử dụng vốn của doanh nghiệp như thế nào, cócân đối không hay chú trọng vào từng mảng riêng biệt…

Tỷ suất đầu tư

Tài sản cố định

x 100 (%) Tổng tài sản

Trang 28

Bảng phân tích tình hình đầu tư của doanh nghiệp

1.Tỷ suất đầu tư vào TSCĐ

2.Tỷ suất đầu tư TC

3.Tỷ suất đầu tư bất động sản

4.Tỷ suất đầu tư chứng khoán

Để đánh giá tình hình phân bổ, sử dụng vốn của doanh nghiệp ta đi xemxét quy mô, cơ cấu tài sản của doanh nghiệp thông qua 2 nhóm chỉ tiêu:

+ Các loại tài sản trên bảng cân đối kế toán

+ Tỷ trọng từng loại tài sản

Tỷ trọng từng

loại tài sản =

Giá trị của từng loại tài sản

x 100 (%) Tổng giá trị tài sản

Sau khi tính toán được các chỉ tiêu cuối kỳ và đầu kỳ, ta tính đượckhoảng chênh lệch giữa 2 thời điểm Qua đó, sử dụng phương pháp so sánh đểđánh giá về cả số tuyệt đối, số tương đối của tổng tài sản, từng loại tài sản đểthấy được sự biến động về quy mô đầu tư, tình hình sử dụng vốn của doanhnghiệp, Sự biến động của từng loại tài sản thể hiện mức độ đầu tư của doanhnghiệp vào từng lĩnh vực hoạt động, từng loại tài sản như thế nào đồng thờicũng cho thấy ảnh hưởng của sự biến động đó đến hoạt động kinh doanh, tìnhhình tài chính của doanh nghiệp, qua đó thấy được chính sách đầu tư, việc sửdụng vốn có hợp lý hay không

Khi tiến hành phân tích đánh giá cần chú trọng xem xét nguyên nhândẫn đến các biến động của từng khoản mục, những khoản mục nào là hợp lý,khoản mục nào là không hợp lý…Từ đó, đưa ra những đánh giá khách quan,chính xác về tình hình phân bổ, sử dụng vốn của doanh nghiệp

Ta có bảng phân tích sự biến động và cơ cấu phân bổ vốn

Trang 29

Số tiền

Tỷ

trọng (%)

Số tiền

Tỷ

trọng (%)

Số tiền

Tỷ lệ

(%)

Tỷ trọng (%)

gì thay đổi qua các năm, khoản mục nào chiếm tỷ trọng lớn, vì sao? Chúng tacũng cần xem xét cụ thể sự biến động của từng khoản mục tài sản chi tiết,phân tích tình hình biến động, nguyên nhân, tồn tại,…Qua đó, đề ra các giảipháp cụ thể cho doanh nghiệp trong từng thời kỳ Cần thiết chú trọng tìm hiểucác chỉ tiêu trung bình ngành cũng là việc làm cần thiết khi tiến hành đánh giá

để kết quả phân tích đánh giá hợp lý, chính xác hơn

1.2.2.3 Tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền

Vốn bằng tiền là phần vốn của doanh nghiệp dự trữ để chi trả thườngxuyên cho các bên có liên quan trong khâu thanh toán phải đối ứng ngay bằngtiền Loại vốn này chiếm một tỷ lệ khá nhỏ trong tổng vốn kinh doanh củadoanh nghiệp nhưng nó có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp

Nếu quản trị loại vốn này không tốt doanh nghiệp có thể đối mặt vớinguy cơ phải tuyên bố phá sản khi các khoản nợ tới hạn không hoàn trả được

Trang 30

và cũng không đàm phán được với chủ nợ lùi thời hạn thanh toán Do đó, việcđánh giá chính xác tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền là việc hếtsức cần thiết để đảm bảo khả năng hoàn trả nợ đúng hạn của mỗi doanhnghiệp Đây thực chất là quá trình đi sâu phân tích đánh giá diễn biến nguồn

và sử dụng tiền của DN

Việc phân tích này cho phép nắm được tổng quát diễn biến thay đổi củanguồn vốn và sử dụng vốn trong mối quan hệ với vốn bằng tiền của doanhnghiệp trong một kỳ nhất định giữa hai thời điểm lập bảng cân đối kế toán, từ

đó định hướng cho việc huy động vốn và sử dụng vốn kỳ tiếp

Phương pháp đánh giá: Để phân tích, đánh giá tình hình huy động và sửdụng vốn bằng tiền ta tiến hành theo các bước sau:

- Xác định diễn biến thay đổi nguồn vốn và sử dụng vốn

Trước hết, chuyển đổi tất cả các khoản mục trên bảng cân đối kế toánthành cột dọc Tiếp đó so sánh số liệu cuối kỳ với đầu kỳ để tìm ra sự thay đổicủa mỗi khoản mục trên bảng cân đối kế toán Mỗi sự thay đổi của từngkhoản mục sẽ được xem xét và phản ánh vào một trong hai cột diễn biếnnguồn vốn hoặc sử dụng vốn theo các cách sau:

+ Cột “Nguồn vốn”: Phản ánh các trường hợp tăng NV hoặc giảm TS

+ Cột “Sử dụng vốn”: Phản ánh các trường hợp tăng TS hoặc giảm NV

- Lập bảng phân tích

Sắp xếp các khoản liên quan đến sử dụng vốn và liên quan đến thay đổinguồn vốn hình thành một bảng cân đối Qua bảng này, có thể xem xét và đánhgiá tổng quát: số vốn tăng hay giảm của doanh nghiệp ở trong kỳ đã sử dụngvào việc gì và các nguồn phát sinh dẫn đến việc tăng hoặc giảm nguồn vốn

Trên cơ sở phân tích, đánh giá ta thấy được số vốn tăng hay giảm củadoanh nghiệp ở trong kỳ đã được sử dụng vào việc gì Các nguồn vốn nàophát sinh dẫn đến việc tăng hay giảm vốn, làm cơ sở định hướng cho việc huy

Trang 31

động vốn bằng tiền trong kỳ tới Từ đó, doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trongcác hoạt động đầu tư, sản xuất trong từng thời kỳ.

1.2.2.4 Tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Tình hình công nợ

Tình hình công nợ thể hiện chính sách tín dụng của một doanh nghiệp.Đánh giá tình tình công nợ chính là việc xem xét tình hình chiếm dụng vốncủa doanh nghiệp cũng như vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng như thếnào? Qua đó, các nhà quản trị có thể có những điều chỉnh kịp thời về cáckhoản nợ phải trả hay nợ phải thu để chuẩn bị những nguồn thanh toán nhữngkhoản nợ này khi đến hạn

Để đánh giá tình hình công nợ ta sử dụng 2 nhóm chỉ tiêu:

+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô công nợ: gồm các chỉ tiêu nợ phải

thu và nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán được tóm tắt trên bảng phân tíchquy mô công nợ

Bảng phân tích Quy mô công nợ

Số tiền Tỷ lệ (%)

A.Các khoản phải thu

B.Các khoản phải trả

+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nợ, trình độ quản lý nợ gồm: Hệ số các

khoản phải thu, hệ số các khoản phải trả, hệ số thu hồi nợ, kỳ thu hồi nợ, kỳtrả nợ Cụ thể các chỉ tiêu trên được xác định như sau:

Hệ số các khoản phải thu:

Hệ số các khoản phải thu = Các khoản phải thu Tổng tài sản

Trang 32

Chỉ tiêu này thể hiện mức độ bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp Chỉtiêu cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu phần vốn bịchiếm dụng.

Hệ số thu hồi nợ (số vòng thu hồi nợ):

Hệ số thu

Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ

Các khoản phải thu bình quân

Chỉ tiêu này phán ánh tốc độ luân chuyển các khoản phải thu của doanhnghiệp trong kỳ Nó cho biết khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp Nếu chỉtiêu này các lớn thì thời hạn thu hồi nợ càng ngắn và ngược lại

Ky thu hồi nợ

Thời gian trong ky báo cáo (30, 90, 360 ngày…)

Hệ số thu hồi nợ

 Hệ số hoàn trả nợ:

Hệ số hoàn trả nợ = Các khoản phải trả ngắn hạn bình quân Giá vốn hàng bán

Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong kỳ doanh nghiệp hoàn trả đượcbao nhiêu lần vốn đi chiếm dụng trong khâu thanh toán cho các bên liên quan

Ky trả nợ bình quân = Thời gian trong ky báo cáo

Trang 33

giữa cuối kỳ với đầu kỳ, các chỉ tiêu hệ số thu hồi (hoàn trả) nợ, thời hạn thuhồi nợ bình quân giữa kỳ này với kỳ trước Đồng thời căn cứ vào trị số củatừng chỉ tiêu, kết quả so sánh, tình hình thực tế của doanh nghiệp, của ngành

để đánh giá tình hình công nợ của doanh nghiệp trong kỳ

Bảng các chỉ tiêu đánh giá tình hình công nợ

6.Doanh thu thuần

7.Các khoản phải thu ngắn hạn BQ

Trang 34

Khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán là khả năng chuyển đổi các tài sản của doanhnghiệp thành tiền để thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp theo thời hạnphù hợp Thông qua phân tích khả năng thanh toán có thể đánh giá thực trạngkhả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp, từ đó có thể đánh giátình hình tài chính của doanh nghiệp, thấy được các tiềm năng cũng như nguy

cơ trong hoạt động huy động và hoàn trả nợ của doanh nghiệp để có biện phápquản lý, điều chỉnh kịp thời

*Các chỉ tiêu sử dụng khi phân tích, đánh giá:

+Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (tổng quát):

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành

+Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (KNTT nợ ngắn hạn):

Hệ số khả năng thanh toán

Trang 35

+Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

Hệ số khả năng thanh

+Hệ số khả năng thanh toán tức thời:

Hệ số khả năng thanh toán tức thời =

Tiền và tương đương tiền

thanh toán lãi vay =

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế

Lãi vay phải trả

Chỉ tiêu này cho ta thấy được mức độ thanh toán các khoản lãi vay màdoanh nghiệp phải trả Hệ số thanh toán lãi vay càng cao chứng tỏ khả năngthanh toán lãi vay của doanh nghiệp là tốt, ngược lại nếu hệ số này càng thấpthì khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp là kém, doanh nghiệp phảixem xét độ an toàn của các khoản vay cũng như hiệu quả sử dụng vốn củamình Việc phân tích, đánh giá hệ số này cũng không đơn giản vì nó liên quantrực tiếp đến khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp

Để tiến hành phân tích, đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp

ta sử dụng phương pháp so sánh để tiến hành so sánh các chỉ tiêu hệ số khả

Trang 36

năng thanh toán giữa cuối kỳ với đầu kỳ; kỳ này với kỳ trước hoặc với bìnhquân ngành… Căn cứ vào trị số của từng chỉ tiêu, căn cứ kết quả so sánh, căn

cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp, của ngành để đánh giá khả năngthanh toán nợ của doanh nghiệp

Bảng các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của DN.

3.Hệ số khả năng thanh toán nhanh

4.Hệ số khả năng thanh toán tức

thời

lệch

%

5.Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

6.Hệ số khả năng chi trả bằng tiền

1.2.2.5 Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Để đánh giá hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp ta sử

hệ thống các chỉ tiêu đánh giá mức độ hoạt động kinh doanh của doanh ngiệp.Bởi mức độ hoạt động kinh doanh là biểu hiện cụ thể của hiệu suất sử dụngvốn kinh doanh trong mỗi DN Thông thường, để đánh giá mức độ hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp người ta sử dụng các chỉ tiêu sau:

Số vòng quay hàng tồn kho

Số vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân Giá vốn hàng bán

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ HTK của doanh nghiệp đã quay đượcbao nhiêu vòng Số vòng quay HTK càng cao thì việc kinh doanh của doanh

Trang 37

nghiệp được đánh giá càng tốt bởi vì tiền đầu tư vào HTK là thấp, mà vẫnmang hiệu quả cao, tránh tình trạng ứ đọng vốn.

Tuy nhiên chỉ tiêu này cao quá cũng chưa phải là một dấu hiệu tốt bởi có thể

dự trữ không đủ cho sản xuất hoặc không đủ hàng hóa để bán cho kỳ sau, gâykhó khăn cho sản xuất, gián đoạn công việc kinh doanh Chỉ số này mà giảm

đi cũng có thể là doanh nghiệp đang tăng dự trữ HTK để phục vụ cho việc mởrộng quy mô sản xuất Khi đi sâu vào đánh giá, ta cần xem xét đến đặc điểmngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp để đưa ra kết luận hợp lý

 Vòng quay các khoản phải thu

Số vòng quay nợ phải thu = Số nợ phải thu BQ trong ky Doanh thu bán hàng

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển các khoản nợ phải thu Nóphản ánh tốc độ thu hồi công nợ của doanh nghiệp Nếu chỉ tiêu này nhỏchứng tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn lớn Chỉ tiêu này phụ thuộc vàochính sách bán chịu của doanh nghiệp

Kỳ thu tiền trung bình

Ky thu tiền trung bình

360 ngày Vòng quay nợ phải thu

Kỳ thu tiền bình quân phản ánh số ngày cần thiết để thu được cáckhoản phải thu Khi xem xét chỉ tiêu này người ta kết hợp với mục tiêu vàchính sách tín dụng của doanh nghiệp như: mục tiêu mở rộng thị trường,

Trang 38

chính sách tín dụng là nới lỏng hay thắt chặt… Tuy vậy không nên để chỉ tiêunày ở mức thấp quá, dẫn đến ứ đọng vốn trong thanh toán.

Số vòng quay vốn lưu động

Số vòng quay VLĐ = Doanh thu thuần trong ky Số VLĐ bình quân

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng

Từ chỉ tiêu này cũng có thể biết được một đồng vốn lưu động bỏ vào trongkinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu Nếu hệ số này càng lớn, hiệuquả sử dụng vốn lưu động càng cao, hàng hóa nhanh tiêu thụ, các khoản phảithu ít Ngược lại, nếu hệ số này càng thấp thì tức là hàng hóa tồn kho nhiều,lượng tiền nhàn rỗi trong quỹ lớn, còn nhiều khoản phải thu khách hàng, hiệuquả sử dụng vốn thấp

 Kỳ luân chuyển vốn lưu động

Ky luân chuyển VLĐ = Số ngày trong ky (360 ngày)

Số vòng quay VLĐ

Chỉ tiêu này cho biết kỳ luân chuyển vốn lưu động là bao nhiêu ngày,chỉ tiêu này thấp sẽ được đánh giá là tốt vì vốn lưu động không bị ứ đọng màđang được sử dụng hiệu quả, khả năng hoàn vốn nhanh

Trang 39

Hiệu suất sử dụng vốn cố định

Vòng quay tài sản (hay vòng quay toàn bộ vốn)

1.2.2.6 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Để đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ta sửdụng các chỉ tiêu thể hiện khả năng sinh lời của DN Các chỉ tiêu này là cơ sởcủa việc đề ra các biện pháp và quyết định quản lý của doanh nghiệp Baogồm các chỉ tiêu chủ yếu sau:

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS)

Tỷ suất lợi nhuận sau

thuế trên doanh thu

(ROS)

= Lợi nhuận sau thuế trong ky Doanh thu thuần trong ky

Trang 40

Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng doanh thu của doanh nghiệp thì

có bao nhiêu đồng lợi nhuận, là khoản thu thực tế doanh nghiệp nhận được

Nó thể hiện khả năng quản lý, tiết kiệm chi phí của một doanh nghiệp Chỉtiêu này càng cao thì thể hiện doanh nghiệp hoạt động hiệu quả Tuy nhiên khiđánh giá cần xem xét them chỉ số của ngành và tình hình cụ thể để có kết luậnchính xác

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP)

Tỷ suất sinh lời kinh tế

của tài sản (BEP) =

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Tổng tài sản (hay VKD BQ)

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản hay vốn kinh doanhkhông tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc củavốn kinh doanh Việc đánh giá BEP có tác dụng rất lớn trong việc xem xétmối quan hệ với lãi suất vay vốn để đánh giá việc sử dụng vốn vay có tácđộng tích cực hay tiêu cực đối với khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh

Tỷ suất lợi nhuận trước

thuế trên vốn kinh doanh =

Lợi nhuận trước thuế trong ky Vốn kinh doanh BQ sử dụng trong ky

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh bỏ ra trong kỳ mang lạibao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế sau khi đã trang trải lãi tiền vay Chỉ tiêunày cao sẽ được đánh giá là tốt Tuy nhiên, khi tiến hành phân tích đánh giá tacần xem xét các chỉ tiêu của công ty trong mối quan hệ với chỉ tiêu trung bìnhngành, qua đó, có những đánh giá hợp lý và chính xác hơn trong từng thời kỳ

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên

vốn kinh doanh (ROA) =

Lợi nhuận sau thuế trong ky Vốn kinh doanh BQ trong ky

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn kinh doanh trong kỳ tạo ra đượcbao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Nếu tỷ suất càng cao chứng tỏ doanh

Ngày đăng: 22/05/2019, 19:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo tài chính năm 2011, 2012, 2013 Công ty TNHH MTV 790 2. TS. Bùi Văn Vần & TS. Vũ Văn Ninh (chủ biên) (2013), “Giáo trình Tài chính doanh nghiệp” - Học viện Tài chính, NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trìnhTài chính doanh nghiệp
Tác giả: Báo cáo tài chính năm 2011, 2012, 2013 Công ty TNHH MTV 790 2. TS. Bùi Văn Vần & TS. Vũ Văn Ninh (chủ biên)
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2013
3. GS. TS. NGND Ngô Thế Chi & TS. Trương Thị Thủy (chủ biên) (2010), “Giáo trình kế toán tài chính”- Học viện Tài chính, NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kế toán tài chính
Tác giả: GS. TS. NGND Ngô Thế Chi & TS. Trương Thị Thủy (chủ biên)
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2010
4. PGS. TS Nguyễn Trọng Cơ & TS Nghiêm Thị Thà (chủ biên) (2010),“Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp” - Học viện Tài chính, NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp
Tác giả: PGS. TS Nguyễn Trọng Cơ & TS Nghiêm Thị Thà (chủ biên)
Nhà XB: NXB Tàichính
Năm: 2010
5. PGS. TS. Trần Ngọc Thơ (chủ biên) (2003), “Tài Chính Doanh Nghiệp hiện đại”, NXB Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài Chính Doanh Nghiệphiện đại
Tác giả: PGS. TS. Trần Ngọc Thơ (chủ biên)
Nhà XB: NXB Thống Kê
Năm: 2003
9. Nghị định 71/2013/NĐ-CP “Về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệpvà quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
8. Một số trang web: http://cafef.vn ; http://finance.vietstock.vn ; http://vnenonomy.vn ; http://pvcoal.com.vn Link
10. Tạp chí nghiên cứu khoa học sinh viên – Học viện Tài chính Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w