1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tình hình tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH xây dựng thương mại vận tải văn hoa

80 96 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 188,87 KB

Nội dung

Trong hoạt động kinh doanhmỗi doanh nghiệp phải xử lý hàng loạt các vấn đề tài chính như: nên đầu tưvào đâu, số lượng bao nhiêu, huy động vốn từ nguồn nào, quản lý và sử dụngvốn ra sao đ

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

“Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các sốliệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tếcủa Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Vận tải Văn Hoa”

Tác giả luận văn tốt nghiệp

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5

DANH MỤC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ 6

LỜI MỞ ĐÂU 7

CHƯƠNG 1 10

LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 10

1.1.TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 10

1.1.1.Tài chính doanh nghiệp và quyết định tài chính doanh nghiệp 10

1.1.1.1.Khái niệm tài chính doanh nghiệp 10

1.1.1.2.Các quyết định tài chính doanh nghiệp 11

1.1.2.Quản trị tài chính doanh nghiệp 15

1.1.2.1.Khái niệm quản trị tài chính doanh nghiệp 15

1.1.2.2.Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp 15

1.1.2.3.Nội dung của quản trị tài chính doanh nghiệp 17

1.1.2.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị tài chính doanh nghiệp 19

1.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 21

1.2.1.Khái niệm, mục tiêu đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp 21

1.2.1.1.Khái niệm 21

1.2.1.2.Mục tiêu đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp 21

1.2.2.Nội dung đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp 22

1.2.2.1.Tình hình huy động vốn của doanh nghiệp 22

1.2.2.2.Tình hình đầu tư và sử dụng vốn của doanh nghiệp 25

1.2.2.3.Tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền của doanh nghiệp 26

1.2.2.4.Tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp 28

Trang 3

1.2.2.5.Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh 31

1.2.2.6.Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 33

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI VẬN TẢI VĂN HOA 35

2.1.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI VẬN TẢI VĂN HOA 35

2.1.1.1.Giới thiệu chung 35

2.1.1.2.Lịch sử hình thành 35

2.1.2.Đặc điểm hoạt động của công ty 36

2.1.2.1.Chức năng, ngành nghề kinh doanh của công ty 36

2.1.2.2.Sản phẩm chủ yếu 36

2.1.2.3.Tổ chức bộ máy quản lý 36

2.1.2.4.Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty 38

2.1.2.5.Những thuận lợi khó khăn trong quá trình hoạt động của công ty .39

2.2.ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI VẬN TẢI VĂN HOA 40

2.2.1.Về tình hình huy động vốn của công ty 40

2.2.1.1.Đánh giá biến động nguồn vốn và kết cấu nguồn vốn 40

2.2.1.2.Đánh giá hoạt động tài trợ của doanh nghiệp 44

2.2.3.Về tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền của công ty 46

2.2.3.1.Đánh giá tình hình huy động và sử dụng nguồn vốn của công ty .46

2.2.3.2.Phân tích cơ cấu vốn bằng tiền 48

2.2.4.1.Đánh giá tình hình công nợ 49

2.2.4.2.Đánh giá khả năng thanh toán 52

2.2.5.Về hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của công ty 55

2.2.6.Về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty 56

2.2.6.1.Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 56

Trang 4

2.3.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG

TY TNHH XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI VẬN TẢI VĂN HOA 59

2.3.1.Những mặt tích cực 59

2.3.2.Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân 60

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI VẬN TẢI VĂN HOA 62

3.1.MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 62

3.1.1.Bối cảnh kinh tế - xã hội 62

3.1.1.1.Bối cảnh kinh tế xã hội toàn cầu 62

3.1.1.2.Bối cảnh kinh tế - xã hội trong nước 63

3.1.2.Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 64 3.1.2.1.Mục tiêu của công ty trong thời gian tới 64

3.2 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM CÁI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 66

3.2.1 Xây dựng cơ cấu nguồn vốn mục tiêu và cách thức huy động vốn 66 3.2.2 Đẩy mạnh công tác thanh toán, giảm thiểu vốn bị chiếm dụng 69

3.2.3 Quản lý hàng tồn kho hiệu quả 71

3.2.4 Tìm kiếm các thị trường mới, sản phẩm mới và đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm để tăng doanh thu 72

3.2.5 Nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính trong doanh nghiệp 73

3.3.ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP 74

KẾT LUẬN 76

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU Hình 2.1 Cơ cấu nguồn vốn công ty

Bảng 2.1 Diễn biến nguồn vốn năm 2013

Bảng 2.2 Diễn biến nguồn vốn năm 2014

Bảng 2.3 Diễn biến hoạt động tài trợ của công ty năm 2013

Bảng 2.4 Diễn biến hoạt động tài trợ của công ty năm 2014

Bảng 2.5 Tình hình đầu tư và sử dụng vốn năm 2013

Bảng 2.6 Tình hình đầu tư và sử dụng vốn năm 2014

Bảng 2.7 Diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2013

Bảng 2.8 Diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2014

Bảng 2.9 Cơ cấu các loại tiền

Bảng 2.10 Biến động vốn bằng tiền qua các năm

Bảng 2.11 Quy mô công nợ năm 2013

Bảng 2.12 Quy mô công nợ năm 2014

Bảng 2.13 Đánh giá tình hình công nợ

Bảng 2.14 Đánh giá tình hình công nợ

Bảng 2.15 Đánh giá khả năng thanh toán

Bảng 2.16 Đánh giá khả năng thanh toán

Bảng 2.17 Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh

Bảng 2.18 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Bảng 2.19 Phân tích Dupont

Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2015

Trang 7

LỜI MỞ ĐÂU 1.Tính cấp thiết của đề tài.

Cạnh tranh là bản chất vốn có của nền kinh tế thị trường, nền kinh tế nàycàng phát triển mạnh mẽ thì cạnh tranh ngày càng khốc liệt Việt Nam là nước

có nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa cùng với việcngày càng mở rộng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu thì cũng không thểtránh khỏi vòng xoáy cạnh tranh đó Để nâng cao khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển bền vững trongnền kinh tế thị trường thì chính bản thân các doanh nghiệp phải nỗ lực khôngngừng, tận dụng những lợi thế sẵn có của mình cũng như nhanh chóng nắmbắt các cơ hội trên thị trường

Trong tình hình thực tế hiện nay, với tình hình kinh tế diễn biến vô cùngphức tạp đã có không ít doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề huy độngvốn, sử dụng vốn làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả thậmchỉ không đảm bảo được hoạt động sản xuất kinh doanh gây ảnh hưởng rấtlớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp Trong hoạt động kinh doanhmỗi doanh nghiệp phải xử lý hàng loạt các vấn đề tài chính như: nên đầu tưvào đâu, số lượng bao nhiêu, huy động vốn từ nguồn nào, quản lý và sử dụngvốn ra sao để bảo tồn và phát triển vốn đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động

có lợi nhuận

Hoạt động trong nền kinh tế thị trường với tốc độ biến động chóng mặt

và đầy những yếu tố rủi ro, các nhà quản lý doanh nghiệp luôn phải cẩn trọngkhi đưa ra những quyết định Dù chỉ có một sai lầm nhỏ trong quyết định tàichính thì cũng có thế khiến doanh nghiệp phải trả một cái giá đắt Vậy cácnhà quản trị doanh nghiệp phải dựa vào đâu để đưa ra đưa ra các quyết địnhtài chính doanh nghiệp Một trong những cơ sở để có thể giúp nhà quản trịđưa ra được các quyết định đúng đắn đó là dựa trên các phân tích tài chính từ

Trang 8

chính những số liệu từ hoạt động trong quá khứ của doanh nghiệp Để phântích được tình hình tài chính thì nhà quản lý phải thu nhập và xử lý thông tinthông qua các báo cáo tài chính cũng như xem xét bối cánh kinh tế xã hội đểđưa ra được các quyết định tài chính đúng đắn nhất để tối đa hóa giá trị củadoanh nghiệp

Xuất phát từ ý nghĩa của việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp,sau một thời gian thực tập tại Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Vận tảiVăn Hoa, em đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này nên em đã

chọn đề tài: “Đánh giá tình hình tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH Xây dựng Thương mại Vận tải Văn Hoa”.

2.Đối tượng và mục đích nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu là thực trạng tình hình tài chính của Công tyTNHH Xây dựng Thương mại Vận tải Văn Hoa trong những năm gần đây

Mục đích nghiên cứu: mục đích nghiên cứu của đề tài này là dựa trênthông tin, số liệu về tình hình tài chính của doanh nghiệp tiến hành phân tíchtài chính để thấy những mặt tích cực cần phát huy cũng như những tồn tại cầnkhắc phục để từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể để cải thiện tình hình tàichính của công ty tại công ty TNHH Xây dựng Thương mại Vận tải Văn Hoa

3.Phạm vi nghiên cứu.

Về không gian: nghiên cứu thực trạng tài chính và các biện pháp cảithiện tình hình tài chính tại công ty TNHH XD TM VT Văn Hoa

Về thời gian: Tình hình tài chính của công ty năm 2012, 2013 và 2014

4.Phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp duy vật biệnchứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, phương pháp điều tra

Trang 9

thống kê so sánh, phân tích tài chính, dự báo đồng thời kết hợp quan sát thựctế

5.Kết cấu đề tài.

Kết cấu luận văn gốm 3 phần:

Chương 1: Những lý luận chung về đánh giá thực trạng tài chính củadoanh nghiệp

Chương 2: Đánh giá thực trạng tài chính tại công ty TNHH Xây dựngThương mại Vận tải Văn Hoa trong thời gian qua

Chương 3: Các giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công tyTNHH Xây dựng Thương mại Vận tải Văn Hoa

Do thời gian thực tập, điều kiện nghiên cứu và trình độ hiểu biết của emcòn hạn chế nên trong luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót Em rất mongnhân được sự góp ý của các thầy cô, các bạn sinh viên và tập thể cán bộ côngnhân viên trong công ty TNHH XD TM VT Văn Hoa để luận văn của emđược hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của TS Phạm ThịThanh Hòa, các thầy cô trong khoa Tài chính doanh nghiệp cùng các cô chúanh chị trong công ty TNHH XD TM VT Văn Hoa đã tạo điều kiện cho emhoàn thành bài luận văn cuối khóa này

Hà Nội, ngày tháng năm

Sinh viên Nguyễn Thị Hải

Trang 10

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA

DOANH NGHIỆP 1.1.TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.

1.1.1.Tài chính doanh nghiệp và quyết định tài chính doanh nghiệp

1.1.1.1.Khái niệm tài chính doanh nghiệp

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất,cung ứng hàng hóa cho người tiêu dùng qua thị trường nhằm mục đích sinhlời Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình kếthợp các yếu tố đầu vào như nhà xưởng, thiết bị, nguyên vật liệu và sức laođộng để tạo ra yếu tố đầu ra là hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa để thu lợi nhuận.Trong nền kinh tế thị trường để có các yếu tố đầu vào đòi hỏi doanhnghiệp phải có lượng vốn tiến tệ nhất định Với từng loại hình pháp lý tổchức, doanh nghiệp có phương thức thích hợp tạo lập số vốn tiền tệ ban đầu;

từ số vốn tiền tệ đó doanh nghiệp mua sắm máy móc thiết bị, nguyên vậtliệu Sau khi sản xuất xong, doanh nghiệp thực hiện bán hàng hóa và thuđược tiền bán hàng Từ số tiền bán hàng, doanh nghiệp sử dụng để bù đắp cáckhoản chi phí vật chất đã tiêu hao, trả tiền công cho người lao động, cáckhoản chi phí khác, nộp thuế cho Nhà nước và phần còn lại là lợi nhuận sauthuế Từ số lợi nhuận sau thuế này doanh nghiệp tiếp tục phân phối cho cácmục đích có tính chất tích lũy và tiêu dùng Như vậy, quá trình hoạt động củadoanh nghiệp cũng là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ hợpthành hoạt động tài chính của doanh nghiệp Trong quá trình đó đã làm phátsinh tạo ra sự vận động của các dòng tiền bao hàm dòng tiền ra, dòng tiền vàogắn liền với hoạt động đầu tư và hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanhnghiệp

Trang 11

Bên trong quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp là cácquan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị hợp thành các quan hệ tài chính củadoanh nghiệp và bao hàm các quan hệ tài chính chủ yếu sau: quan hệ tài chínhgiữa doanh nghiệp với Nhà nước, quan hệ tài chính giữa DN với các chủ thếkinh tế và các tổ chức xã hội khác

Như vậy khái niệm tài chính doanh nghiệp có thể xét trên hai phươngdiện

Xét về bản chất, tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dưới hình

thức giá trị nảy sinh gắn liền với hoạt động tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệcủa doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp

Xét về hình thức, tài chính doanh nghiệp là các quỹ tiền tệ trong quá

trình tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động củadoanh nghiệp

1.1.1.2.Các quyết định tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp thực chất quan tâm nghiên cứu ba quyết địnhchủ yếu, đó là quyết định đầu tư, quyết định nguồn vốn và quyết định phânphối lợi nhuận

Quyết định đầu tư: là những quyết định liên quan đến tổng giá trị tàisản và giá trị từng bộ phận tài sản (tài sản cố định và tài sản lưu động) Quyếtđịnh đầu tư ảnh hưởng đến bên trái (phần tài sản) của bảng cân đối kế toán.Các quyết định đâu tư chủ yếu của doanh nghiệp bao gồm:

- Quyết định đầu tư tài sản lưu động: quyết định tồn quỹ, quyết định tồn

kho, quyết định chính sách bán hàng, quyết định đâu tư tài chính ngắn hạn

- Quyết định đầu tư tài sản cố định: quyết định mua săm tài sản cố định,

quyết định đầu tư dự án, quyết định đầu tư tài chính dài hạn

Trang 12

- Quyết định quan hệ cơ cấu giữa đầu tư tài sản lưu động và đầu tư tài

sản cố định Quyết định sử dụng đòn bấy kinh doanh, quyết định điểm hòavốn

Quyết định đầu tư được xem là quyết định quan trọng nhất trong cácquyết định tài chính của doanh nghiệp bởi nó tạo ra giá trị của doanh nghiệp.Một quyết định đầu tư đúng sẽ góp phần làm tăng giá trị doanh nghiệp, qua

đó làm tăng giá trị tài sản cho chủ sỡ hữu, ngược lại một quyết định đàu tư sai

sẽ làm tổn thất giá trị doanh nghiệp dẫn tới thiệt hại tài sản cho chủ sở hữudoanh nghiệp

Quyết định huy động vốn: là những quyết định liên quan đến việc lựachọn nguồn vốn nào để cung cấp cho các quyết định đầu tư Quyết địnhnguồn vốn tác động đến bên phải bảng cân đối kế toán (phần nguồn vốn) Cácquyết định huy động vốn chủ yếu của doanh nghiệp bao gồm:

- Quyết định huy động vốn ngắn hạn: quyết định vay ngắn hạn hay sử

dụng tín dụng thương mại

- Quyết định huy động vốn dài hạn: quyết định sử dụng nợ dài hạn thông

qua vay dài hạn ngân hàng hay phát hành trái phiếu công ty, quyết định pháphành vốn cổ phần ( cố phần phổ thông hay cổ phần ưu đãi); quyết định giữa

cơ câu giữa nợ và vốn chủ sở hữu (đòn bấy tài chính); quyết định vay để mua,hay thuê tài sản,

- Quyết định phân chia lợi nhuận: gắn liền với quyết định về phân chia

cổ tức hay chính sách cổ tức của doanh nghiệp Các nhà quản trị tài chính sẽphải lựa chọn giữa việc sử dụng phần lớn lợi nhuận sau thuế để chia cố tức,hay là giữ lại để tái đầu tư Những quyết định này liên quan đến việc doanhnghiệp nên thao đuổi một chính sách cổ tức như thế nào và liệu chính sách cổtức đó có tác động như thế nào đến giá trị doanh nghiệp hay giá cổ phiếu củacông ty trên thị trường không

Trang 13

Ngoài ba quyết định chủ yếu trong tài chính doanh nghiệp như trên cònrất nhiều loại quyết định khác liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp như quyết định mua bán sát nhập doanh nghiệp, quyết định phòngngữa rủi ro tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh,

Căn cứ vào thời gian thực hiện có thể chia thành 2 nhóm là quyết địnhtài chính dài hạn và quyết định tài chính trong ngắn hạn

Quyết định tài chính dài hạn: là những quyết định có tính chất chiếnlược, có sự ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Quyết định tài chính dài hạn bao gồm:

- Quyết định đầu tư dài hạn: là quyết định lựa chọn doanh nghiệp nên

đầu tư vào những cơ hội, hay những dự án đầu tư nào trong điều kiện nguồnlực tài chính có giới hạn để tối đa hóa giá trị cho chủ sở hữu

Thông thường, các cơ hội đầu tư có nguy cơ rủi ro cao thường mang lại

tỷ suất sinh lời cao và ngược lại

- Quyết định huy động vốn dài hạn: là quyết định lựa chọn nênhuy động vốn từ nguồn nào, với quy mô bao nhiêu để tối đa hóa giá trị chochủ sở hữu

- Quyết định về chính sách phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp: Là

quyết định lựa chọn nên dành bao nhiêu lợi nhuận để chia cho chủ sở hữu,dành bao nhiêu lợi nhuận để tái đầu tư trở lại doanh nghiệp nhằm tối đa hóagiá trị cho chủ sở hữu

Quyết định tài chính ngắn hạn: Là những quyết định có tính chất tácnghiệp, ảnh hưởng không lớn tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp; vìvậy người ta còn gọi là các quyết định tài chính chiến thuật Tính hợp lý vàđúng đắn của các quyết định này có ảnh hưởng nhất định đến rủi ro và lợi íchcho doanh nghiệp, cũng như cho chủ sở hữu doanh nghiệp Các quyết định tàichính ngắn hạn bao gồm:

Trang 14

- Quyết định dự trữ vốn bằng tiền: khi doanh nghiệp dự trữ vốn bằng tiền

sẽ đảm bảo cho hoạt động thanh toán, chi trả nhằm thực hiện nghĩa vụ tàichính của doanh nghiệp với các chủ thế khác được thuận lợi, hạn chế rủi rotrong quá trình hoạt động Tuy nhiên, việc dự trữ vốn bằng tiền sẽ làm tăngchi phí cơ hội của vốn và tăng nguy cơ rủi ro do tiền có thể bị mất giá do lạmphát, hay do thay đổi tỷ giá gây ra

- Quyết định về nợ phải thu: khi doanh nghiệp bán chịu sẽ làm tăng khả

năng cạnh tranh dẫn đến tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp Tuynhiên, bán chịu sẽ làm gia tăng phải thu dẫn đến ứ đọng vốn và doanh nghiệp

có thể gặp rủi ro không thu hồi được công nợ

- Quyết định về chiết khấu thanh toán: việc áp dụng chiết khấu thanh

toán sẽ giúp doanh nghiệp thu hồi nhanh tiền bán hàng, giảm nhu cầu vốn dẫnđến giảm bớt chi phí sử dụng vốn Tuy vậy, do thực hiện chiết khấu chokhách hàng nên lợi nhuận bán hàng của doanh nghiệp có thể bị sụt giảm

- Quyết định về dự trữ hàng tồn kho: việc duy trì tồn kho dự trữ sẽ giảm

thiểu rủi ro gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh; nhưng nó lại làm tăngchi phí cơ hội và chi phí lưu giữ, bảo quản làm giảm lợi nhuận doanhnghiệp

- Các quyết định tài chính ngắn hạn khác: như quyết định về khấu hao tài

sản cố định, quyết định trích lập quỹ dự phòng, quyết định về thanh toán cũng luôn tạo ra mối quan hệ giữa lợi ích và rủi ro cho doanh nghiệp nóichung và cho chủ sở hữu doanh nghiệp nói riêng

1.1.2.Quản trị tài chính doanh nghiệp

1.1.2.1.Khái niệm quản trị tài chính doanh nghiệp

Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn đưa ra quyết định và tổchức thực hiện các quyết định tài chính nhằm đạt được các mục tiêu hoạtđộng của doanh nghiệp Do các quyết định tài chính của doanh nghiệp gắn

Trang 15

liền với việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trình hoạtđộng của doanh nghiệp, vì vậy quản trị tài chính doanh nghiệp còn được nhìnnhận là quá trình hoạch định, tổ chức thực hiên, điều chỉnh và kiểm soát quátrình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ đáp ứng nhu cầu hoạt độngcủa doanh nghiệp.

Quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm các hoạt động của người quản

lý liên quan đến việc đầu tư, mua sắm, tài trợ và quản lý tài sản của doanhnghiệp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra Có thể thấy rằng quản trị tài chínhdoanh nghiệp liên quan đến ba loại quyết định chính: Quyết định đầu tư,quyết định huy động vốn và quyết định phân phối lợi nhuận làm ra, sao cho

có lợi nhất cho các chủ sở hữu doanh nghiệp

1.1.2.2.Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thành công hay thất bại là docông tác quản trị tài chính doanh ngiệp bởi vì quản trị tài chính có quan hệchặt chẽ với quản trị doanh nghiệp, hầu hết mọi quyết định khác đều dựa vàokết quả rút ra từ đánh giá về mặt tài chính trong quản trị tài chính doanhnghiệp

Vì vậy có thể thấy quản trị tài chính doanh nghiệp đóng vai trò nhưsau:

 Huy động vốn đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp diễn ra bình thường và liên tục

Vốn tiền tệ là tiền đề cho hoạt động của doanh nghiệp, thường xuyên nảysinh các nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thườngxuyên, cũng như hoạt động đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nếu khônghuy động kịp thời và đủ vốn sẽ khiến cho các hoạt động của doanh nghiệp gặpnhiều khó khăn hoặc không triển khai được Do vậy, việc đảm bảo cho các

Trang 16

hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục phụ thuộcrất lớn vào việc tổ chức huy động vốn của tài chính doanh nghiệp.

Nhà quản trị tài chính trên cơ sở xem xét tình hình thị trường tài chính,nhu cầu vốn và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết định tối

ưu nhất trong việc tổ chức huy động các nguồn đáp ứng nhu cầu cho các hoạtđộng của doanh nghiệp Một chính sách tài trợ đúng đắn không những giúpdoanh nghiệp giảm thiểu rủi ro tài chính, mà còn tác động rất lớn đến việcthực hiện mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp

Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Với việc lựa chọn dự án đầu tư tối ưu trên cơ sở cân nhắc, so sánh giữa tỷsuất sinh lời, chi phí huy động vốn và mức độ rủi ro của dự án đầu tư… nhà quảntrị tài chính đã tạo tiền đề cho việc sử dụng vốn tiết kiệm và đạt hiệu quả cao.Việc tổ chức huy động vốn kịp thời, đầy đủ sẽ giúp cho doanh nghiệp sẽchớp được cơ hội kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuận Việc lựa chon cáchình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp, đảm bảo cơ cấu vốn tối

ưu có thể giúp cho doanh nghiệp giảm bớt được chi phí sử dụng vốn góp phầntăng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

 Kiểm tra, giám sát một cách toàn diện các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trìnhchuyển hóa hình thái của vốn tiền tệ Vì vậy, thông qua việc xem xét tình hìnhthu, chi tiền tệ hàng ngày và nhất là thông qua việc phân tích đánh giá tìnhhình tài chính doanh nghiệp và việc thực hiện các chỉ tiêu tài chính, các nhàquản trị tài chính có thể kiểm soát kịp thời và toàn diện các mặt hoạt động củadoanh nghiệp, từ đó chỉ ra những tồn tại và những tiềm năng chưa được khai

Trang 17

thác để đưa ra các quyết định thích hợp, điều chỉnh các hoạt động nhằm đạtđược mục tiêu đề ra của doanh nghiệp.

1.1.2.3.Nội dung của quản trị tài chính doanh nghiệp

Quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau:a) Tham gia việc đánh giá, lựa chọn quyết định đầu tư

Triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai phụ thuộc rất lớn vào quyếtđịnh đầu tư dài hạn với quy mô lớn như quyết định đầu tư đổi mới công nghệmới, mở rộng sản xuất kinh doanh, sản xuất sản phẩm mới…để đi đến quyếtđịnh đầu tư đòi hỏi doanh nghiệp phải xem xét cân nhắc trên nhiều mặt vềkinh tế, kỹ thuật và tài chính Trong đó, về mặt tài chính phải xem xét cáckhoản chi tiêu vốn cho đầu tư và dự tính thu nhập do đầu tư đưa lại,nói cáchkhác là xem xét dòng tiền ra và dòng tiền vào liên quan đến khoản đầu tư đểđánh giá cơ hội đầu tư về mặt tài chính Đó là quá trình hoạch định dự toánvốn đầu tư và đánh giá hiệu quả tài chính của việc đầu tư

b) Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời,đủnhu cầu vốn do các hoạt động của doanh nghiệp

Tất cả các hoạt động của doanh nghiệp đều đòi hỏi phải có vốn Nhàquản trị tài chính phải xác định các nhu cầu vốn cần thiết cho các hoạt độngcủa doanh nghiệp ở trong kỳ tiếp theo, phải tổ chức huy động các nguồn vốnđáp ứng kịp thời, đầy đủ và có lợi cho các hoạt động của doanh nghiệp

c) Sử dụng có hiệu quả vốn hiện có; quản lý chặt chẽ các khoản thu,chi và đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Nhà quản trị tài chính phải tìm mọi biện pháp huy động tối đa số vốnhiện có của doanh nghiệp vào hoạt động kinh doanh, giải phóng kịp thời sốvốn ứ đọng, theo dõi chặt chẽ và thực hiện tốt việc thanh toán, thu hồi tiềnbán hàng và các khoản thu khác, đồng thời quản lý chặt chẽ mọi khoản chiphát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, thường xuyên tìm biện

Trang 18

pháp thiếp lập sự cân bằng giữa thu và chi vốn bằng tiền, đảm bảo cho doanhnghiệp luôn có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.

d) Thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ củadoanh nghiệp

Thực hiện phân phối hợp lý lợi nhuận sau thuế, cũng như trích lập và sửdụng tốt các quỹ của doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triểndoanh nghiệp, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao độngtrong doanh nghiệp, giải quyết hài hòa giữa lợi ích trước mắt của chủ sở hữuvới lợi ích lâu dài – sự phát triển của doanh nghiệp

e) Kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiệpThông qua tình hình thu, chi tiền tệ hằng ngày, các báo cáo tài chính,tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính cho phép kiểm soát được tình hìnhhoạt động của doanh nghiệp Mặt khác, thông qua việc định kỳ tiến hành phântích tình hình tài chính của doanh nghiệp để đánh giá được hiệu quả sử dụngvốn,những điểm mạnh và điểm yếu trong quản lý, dự báo trước tình hình tàichính của doanh nghiệp, từ đó giúp cho các nhà lãnh đạo, quản lý doanhnghiệp kịp thời đưa ra các quyết định thích hợp điều chỉnh hoạt động kinhdoanh và tài chính của doanh nghiệp trong thời kỳ tới

f) Thực hiện kế hoạch hóa tài chính

Các hoạt động tài chính của doanh nghiệp cần được thực hiện trướcthông qua việc lập kế hoạch tài chính, có kế hoạch tài chính tốt thì doanhnghiệp mới có thể đưa ra các quyết định tài chính thích hợp nhằm đạt tới cácmục tiêu của doanh nghiệp Quá trình thực hiện kế hoạch tài chính cũng làquá trình chủ động đưa ra các giải pháp hữu hiệu khi thị trường có sự biếnđộng

1.1.2.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị tài chính doanh nghiệp

a) Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp

Trang 19

Ở Việt Nam, theo Luật Doanh Nghiệp 2005, có 4 hình thức pháp lý cơbản của doanh nghiệp bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh,công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần Hình thức pháp lý tổ chứcdoanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức tài chính doanh nghiệp như:phương thức hình thành và huy động vốn, phân phối lợi nhuận và trách nhiệmcủa chủ sở hữu đối với khoản nợ của doanh nghiệp…

b) Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành kinh doanh

Hoạt động kinh doanh của của một doanh nghiệp thường được thực hiệntrong một hoặc một số ngành kinh doanh nhất định Mỗi ngành kinh doanh cónhững đặc điểm kinh tế - kỹ thuật riêng có ảnh hưởng không nhỏ tới việc tổchức tài chính của doanh nghiệp

Những doanh nghiệp hoạt động trong ngành thương mại, dịch vụ thì vốnlưu động chiếm tỷ trọng cao hơn, tốc độ chu chuyển của vốn lưu động cũngnhanh hơn so với các ngành nông nghiệp, công nghiệp đặc biệt là côngnghiệp nặng Ở ngành này vốn cố định thường chiếm tỷ trọng cao hơn so vớivốn lưu động, thời gian thu hồi vốn cũng chậm hơn

Những doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm có chu kỳ sản xuấtngắn thì nhu cầu vốn lưu động giữa các thời kỳ trong năm thường không cóbiến động lớn, doanh nghiệp cũng thường xuyên thu được tiền bán hàng, nhờ

đó có thể dễ dàng đảm bảo cân đối giữa thu và chi bằng tiền, cũng đảm bảonguồn vốn cho nhu cầu kinh doanh Ngược lại, những doanh nghiệp sản xuất

ra những sản phẩm có chu kỳ sản xuất dài, phải ứng ra lượng vốn lưu độnglớn hơn

c) Môi trường kinh doanh

Doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh nhấtđịnh Môi trường kinh doanh bao gồm tất cả những điều kiện bên trong vàbên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Môi

Trang 20

trường kinh tế - tài chính, môi trường chính trị, môi trường luật pháp, môitrường công nghệ, môi trường văn hóa - xã hội,

Khi xem xét tác động của môi trường kinh tế - tài chính không chỉ xemxét ở phạm vi trong nước mà còn cần phải xem xét đánh giá môi trường kinh

tế tài chính trong khu vực và trên thế giới do quá trình toàn cầu hóa nền kinh

tế đang diễn ra mạnh mẽ, những biến động lớn về kinh tế, tài chính trong khuvực và trên thế giới ảnh hưởng mau lẹ đến nền kinh tế và hoạt động kinhdoanh của một quốc gia

1.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP.

1.2.1.Khái niệm, mục tiêu đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp.

1.2.1.1.Khái niệm.

Đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp là việc xem xét,phân tích kết quả của việc quản lý và điều hành tài chính của doanh nghiệp thông qua các số liệu trên báo cáo tài chính bằng việc sử dụng tổng hợp các phương pháp, công cụ và kỹ thuật phân tích, từ đó chỉ ra những gì đã làm được, những gì làm chưa được và dự đoán những gì sẽ xảy ra đồng thời tìm

ra nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó đề ra các biện pháp tận dụng những điểm mạnh

và khắc phục những điểm yếu và nâng cao chất lượng quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2.1.2.Mục tiêu đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp.

Đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp giúp cho các nhà quản trị

và các đối tượng quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp có thể nhận thứccác vấn đề liên quan đến tài chính doanh nghiệp, thấy được thực trạng thựctrạng tài chính, khả năng triển vọng tài chính của doanh nghiệp từ đó đưa ra

Trang 21

các giải pháp kịp thời nhằm cải thiện tình hình tài chính hiện tại và tương laicủa doanh nghiệp.

Tuy nhiên có rất nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng các thông tin kinh

tế tài chính của doanh nghiệp trên các giác độ và mục tiêu khác nhau

- Đối với chủ doanh nghiệp và nhà quản trị doanh nghiệp, phân tích tài chính nhằm các mục tiêu chủ yếu là:

 Tạo ra những chu kỳ đều đặn để đánh giá hoạt động quản lýtrong giai đoạn đã qua, việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời,khả năng thanh toán và rủi ro trong doanh nghiệp…

 Hướng các quyết định của Ban Giám đốc theo chiều hướng phùhợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, như quyết định về đầu tư, tài trợ,phân phối lợi nhuận…

 Cơ sở cho những dự đoán tài chính

 Công cụ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động trong doanh nghiệp

- Đối với nhà đầu tư, các chủ nợ: đánh giá thực trạng giúp họ đánh giá

được khả năng thanh toán, khả năng sinh lời,… để từ đó đưa ra các quyết địnhnên đầu tư vào doanh nghiệp hay không, có nên cho doanh nghiệp vay haykhông

- Đối với các cơ quan quản lý nhà nước: thông qua đánh giá thực trạng

tài chính của doanh nghiệp sẽ giúp các cơ quan quản lý Nhà nước đánh giá vàkiểm soát được hoạt động của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các cơ chế chínhsách, giải pháp tài chính phù hợp với tình hình của doanh nghiệp

- Đối với cán bộ công nhân viên, người lao động trong doanh nghiệp:

thu nhập của họ phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy,đánh giá thực trạng tài chính giúp họ định hướng chỗ làm ổn định cho mình,đồng thời có thể dốc tâm sức vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệptheo vị trí được phân công

Trang 22

1.2.2.Nội dung đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp.

1.2.2.1.Tình hình huy động vốn của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, vốn là một yếu tố quan trọng và là tiền đềcần thiết cho việc hình Đánh giá tình hình huy động vốn của doanh nghiệp đểthấy được doanh nghiệp đã huy động vốn từ những nguồn nào, quy mô nguồnvốn huy động được đã tăng hay giảm, cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp tựchủ hay phụ thuộc, thay đổi theo chiều hướng nào, mức độ sử dụng đòn bấytài chính của doanh nghiệp, cơ cấu nguồn vốn tối ưu của doanh nghiệp, xácđịnh các trọng điểm cần chú ý trong chính sách huy động vốn của doanhngrhiệp nhằm đạt được mục tiêu chủ yếu trong chính sách huy động vốn ởmỗi thời kỳ

a) Đánh giá biến động nguồn vốn và kết cấu nguồn vốn

Về chỉ tiêu đánh giá: Nguồn vốn doanh nghiệp huy động để tài trợ chonhu cầu vốn bao gồm: vốn chủ sở hữu, vay và nợ Vốn chủ sở hữu chủ yếugồm: vốn đầu tư của chủ sở hữu và phần lợi nhuận giữ lại tái đầu tư Vay và

nợ gồm: vay tín dụng, phát hành trái phiếu, thuê tài chính, tín dụng thươngmại và nguồn vốn chiếm dụng khác Mỗi nguồn vốn huy động có ưu thế vàhạn chế nhất định tác động đến khả năng huy động và sử dụng của doanhnghiệp Để đánh giá thực trạng và tình hình biến động nguồn vốn của doanhnghiệp cần sử dụng 2 nhóm chỉ tiêu: các chỉ quy mô nguồn vốn và các chỉtiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn

Hệ số cơ cấu nguồn vốn là hệ số tài chính hết sức quan trọng đối vớinhà quản lý doanh nghiệp với các chủ nợ cũng như các nhà đầu tư Đối vớinhà quản lý doanh nghiệp, thông qua hệ số nợ cho thấy sự độc lập về tàichính, mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính có thể gặp phải để

từ đó có sự điều chỉnh về chính sách tài chính phù hợp Đối với các chủ nợ,qua xem xét hệ số nợ của doanh nghiệp thấy được sự an toàn của khoản cho

Trang 23

vay để đưa ra các quyết định cho vay và thu hồi nợ Nhà đầu tư có thể đánhgiá mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp trên cơ sở đó cân nhắc để đầu

Hệ số nợ: phản ánh bình quân trong một đồng vốn kinh doanh các

doanh nghiệp đang sử dụng có mấy đồng vốn vay nợ

Hệ số nợ = Tổng nguồn vốn Nợ phảitrả

Hệ số vốn chủ sở hữu: phản ánh bình quân trong một đồng vốn kinh

doanh, doanh nghiệp đang sử dụng có mấy đồng vốn chủ sở hữu

Hệ số vốn chủ sở hữu = Tổng nguồn vốn Vổnchủ sở hữu

Hoặc: Hệ số vốn chủ sở hữu= 1 - Hệ số nợ

b) Đánh giá hoạt động tài trợ của doanh nghiệp

Nguồn vốn lưu động của một doanh nghiệp được phân chia thành 2 bộphận:

- Nguồn vốn lưu động thường xuyên: là nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài

sản lưu động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn

ra thường xuyên và ổn định của doanh nghiệp

- Nguồn vốn lưu động tạm thời: là nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản

lưu động của doanh nghiệp nhằm đáp ứng những nhu cầu biến động tănggiảm theo chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp

Ngược lại, đối với tài sản của doanh nghiệp, chúng ta chia thành loại tàisản có thời gian chuyển đổi thành tiền dưới 1 năm được gọi là lưu động, tàisản cố định và đầu tư dài hạn được gọi là tài sản dài hạn, vì nó có thời gianhoàn vốn lớn hơn 1 năm

Để hình thành nên 2 loại tài sản này có 2 nguồn vốn: Nguồn vốn thườngxuyên và nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn chủ sỏ hữu và các khoản nợ dài hạn

Trang 24

là những nguồn vốn thường xuyên; còn vay và nợ ngắn hạn là nguồn vốn tạmthời.

Nguồn vốn thường xuyên trước hết là đầu tư để hình thành tài sản dàihạn, phần còn lại và nguồn vốn tạm thời được đầu tư để hình thành tài sảnngắn hạn Khi đó, chênh lệch giữa nguồn vốn thường xuyên và tài sản dài hạnđược gọi là nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC)

NWC = Nguồn vốn thường xuyên – Tài sản dài hạn

Hoặc NWC = Tài sản ngắn hạn – Vay và nợ ngắn hạn

Đây là chỉ tiêu dùng để đánh giá cách thức tài trợ vốn lưu động củadoanh nghiệp, để đánh giá mức độ an toàn hay rủi ro tài chính trong hoạtđộng của doanh nghiệp

Có 3 trường hợp có thể xảy ra:

+ Trường hợp 1: Khi TSNH > NPT ngắn hạn Nghĩa là nguồn vốn lưuđộng thường xuyên có giá trị dương Khi đó, sẽ có một sự ổn định trong hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp vì có một bộ phận nguồn vốn lưu dộngthường xuyên tài trợ cho tài sản lưu động để sử dụng cho hoạt động kinhdoanh

+ Trường hợp 2: Khi TSNH < NPT ngắn hạn Nghĩa là nguồn vốn lưuđộng thường xuyên có giá trị âm Đây là dấu hiệu đáng lo ngại cho doanhnghiệp đặc biệt là doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng docán cân thanh toán mất cân bằng, hệ số thanh toán ngắn hạn < 1 Tuy nhiênđối với ngành thương mại thì cách tài trợ này vẫn có thể xảy ra vì ngành này

có tốc độ quay vòng vốn nhanh

+ Trường hợp 3: Khi TSNH = NPT ngắn hạn Nghĩa là nguồn vốn lưuđộng thường xuyên có giá trị bằng 0 Cách tài trợ này cho thấy chỉ có nhữngtài sản cố định được tài trợ bằng tài sản dài hạn còn tài sản lưu động được tàitrợ bằng nguồn vốn ngắn hạn

Trang 25

1.2.2.2.Tình hình đầu tư và sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanhnghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành các tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Nó là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trịcác tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư và sử dụng vào hoạt động sản xuấtkinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận

Thông qua quy mô và sự biến động quy mô của tổng tài sản cũng nhưtừng loại tài sản ta sẽ thấy sự biến động về mức độ đầu tư, quy mô kinhdoanh, năng lực kinh doanh, khả năng tài chính của doanh nghiệp cũng nhưviệc sử dụng vốn của doanh nghiệp như thế nào

Thông qua cơ cấu tài sản của doanh nghiệp ta thấy được chính sáchđầu tư đã và đang thực hiện của doanh nghiệp, sự biến động về cơ cấu tài sảncho thấy sự thay đổi trong chính sách đầu tư của doanh nghiệp

Các chỉ tiêu đánh giá :

Tỷ lệ đầu tư vào từng loại tài sản = Giá trị từng loại tài sản Tổng tài sản

Tỷ lệ đầu tư vào TSNH = Tàisản ngắnhạn Tổng tài sản

Tỷ trọng đầu tư vào TSDH = Tàisản dàihạn Tổngtài sản

Để phản ánh trong 1 đồng vốn kinh doanh thì doanh nghiệp đã dành rabao nhiêu đồng để hình thành TSNH, bao nhiêu đồng để đầu tư TSDH

1.2.2.3.Tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền của doanh nghiệp.

a) Tình hình huy động và sử dụng nguồn vốn của công ty

Việc phân tích này cho phép nắm được tổng quát diễn biến thay đổi củanguồn tiền và sử dụng tiền trong mối quan hệ với vốn bằng tiền của doanhnghiệp trong một thời kỳ nhất định giữa hai thời điểm lập bảng cân đối kế

Trang 26

toán, từ đó có thể định hướng cho việc huy động vốn và sử dụng vốn của thời

kỳ tiếp theo

Phân tích diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền cũng là một cách khác đểxem xét sự vận động lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp diễn ra trong một

kỳ hoạt động của doanh nghiệp

Việc phân tích được thực hiện như sau:

- Xác định diến biến thay đổi nguồn tiền và sử dụng tiền

 Sử dụng tiền sẽ tương ứng với tăng tài sản hoặc giảm nguồn vốn

 Diễn biến nguồn tiền sẽ tương ứng với tăng nguồn vốn hoặc giảm tàisản

- Khi tính toán diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền cần chú ý:

 Chỉ tính toán cho các khoản mục chi tiết, không tính cho các khoảnmục tổng hợp tránh sự bù trừ lẫn nhau

 Đối với các khoản mục hao mòn luỹ kế và các khoản trích lập dựphòng thì nếu diễn biến tăng lên chúng ta đưa vào phần diễn biến nguồn tiền

và ngược lại thì đưa vào phần diễn biến sử dụng tiền

- Lập bảng phân tích diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền.

b) Phân tích cơ cấu vốn bằng tiền

Vốn bằng tiền: gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng , tiền đangchuyển Tiền là một bộ phận cấu thành tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp.Đây là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất và quyết định khả năng thanhtoán của nghiệp

Trong doanh nghiệp, nhu cầu lưu giữ vốn bằng tiền thường do ba lý dochính: nhằm đáp ứng các yêu cầu giao dịch thanh toán hàng ngày như trả tiềnmua hàng, trả tiền lương, tiền công, thanh toán cổ tức hay nộp thuế… củadoanh nghiệp; giúp doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội đầu tư sinh lời hoặckinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận; từ nhu cầu dự phòng hoặc khắc phục

Trang 27

các rủi ro bất ngờ có thể xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp.

Để xác định cơ cấu vốn bằng tiền của doanh nghiệp ta đi xác định tỷtrọng và sự biến động của từng loại tiền:

Tỷ trọng từng loại tiền = Tiềnvà tương đương tiền Tiềntừng loại

1.2.2.4.Tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

a Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng của doanh nghiệp thể hiện qua tình hình nợ phải thu,

nợ phải trả, thông qua phân tích tình hình sẽ đánh giá được vốn của doanhnghiệp bị chiếm dụng như thế nào và doanh nghiệp đã đi chiếm dụng vốn rasao Dựa vào những phân tích đó có thể nhận biết được các khoản nợ dây dưa,khó đòi, các khoản phải thu không có khả năng thu hồi, các khoản phải trảkhông có nguồn thanh toán để từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời Các nhàquản lý luôn quan tâm đến các khoản nợ đến hạn, sắp đến hạn phải trả đểchuẩn bị những nguồn thanh toán những khoản nợ này khi đến hạn

Chỉ tiêu phân tích: Có hai nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình :

 Các chỉ tiêu phản ánh quy mô nợ phải thu, nợ phải trả

 Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nợ, trình độ quản trị nợ gồm: hệ sốcác khoản phải thu, hệ số các khoản phải trả, hệ số thu hồi nợ, kỳ thu hồi nợ,

hệ số hoàn trả nợ, kỳ trả nợ, kỳ chuyển hóa thành tiền được xác định như sau:

Hệ số các khoản phải thu = Các khoản phải thu Tổng tài sảnChỉ tiêu này thể hiện mức độ bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp Chỉtiêu này cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu phần vốn

bị chiếm dụng

Hệ số các khoản phải trả =

Trang 28

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp Chỉtiêu này cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu phần đượctài trợ bằng nguồn vốn đi chiếm dụng.

Ngoài ra ta cần đánh giá thông qua chỉ tiêu chênh lệch giữa nợ phải thu

so với nợ phải trả, tỷ lệ nợ phải thu so với nợ phải trả để thấy rõ hơn trongnăm doanh nghiệp đi chiếm dụng được nhiều hay bị chiếm dụng nhiều hơnvới mức độ ra sao

Vòng quay các khoản phải thu =

(Doanh thu bán hàng này là doanh thu có thuế GTGT)

Chỉ tiêu phản ánh trong một kỳ, nợ phải thu luân chuyển được bao nhiêuvòng Nó phản ánh tốc độ thu hồi nợ phải thu của doanh nghiệp như thế nào

Kỳ thu tiền trung bình (ADR): là số ngày được tính bình quân từ lúc chokhách hàng nợ đến khi thu hồi số nợ phải thu từ khách hàng

Kỳ thu tiền trung bình (ngày) =

Vòng quay các khoản phải trả = Các k h oản p h ải trả ngắnh ạnbìn h quân Giá vốn h àng bánChỉ tiêu này phản ánh trong một kỳ nợ phải trả quay được bao nhiêu vòng

Kỳ trả tiền trung bình (ADP): là số ngày được tính bình quân từ lúc muanguyên vật liệu, hàng hóa cho đến khi doanh nghiệp phải thanh toán tiền chonhà cung cấp

Kỳ trả tiền trung bình = Số vòng quay các khoản phải trả360

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho bình quân (ADI): là số ngày bình quân từlúc nguyên vật liệu, hàng hóa được nhập kho cho đến lúc xuất kho và bánđược cho khách hàng

Số vòng quay HTK = H à ng t ồ n kho b ì nh qu â n Gi á v ố n h à ng b á n

Kỳ luân chuyển HTK = Số vòng quay HTK360

Trang 29

+ Thời gian bình quân chuyển hóa thành tiền = ADR + ADI – ADP

b Phân tích các hệ số khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán là khả năng chuyển đổi các loại tài sản của doanhnghiệp thành tiền để thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp theo thời hạnphù hợp Thông qua phân tích khả năng thanh toán có thể đánh giá thực trạngkhả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp, từ đó có thể đánh giátình hình tài chính của doanh nghiệp, thấy được tiềm năng cũng như nguy cơtrong hoạt động huy động và hoàn trả nợ của doanh nghiệp để có biện phápquản lý kịp thời

- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (hệ số thanh toán nợ ngắn hạn)

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời =

Đánh giá hệ số này cần dựa vào hệ số trung bình của các doanh nghiệptrong cùng ngành Hệ số này ở các ngành nghề kinh doanh khác nhau có sựkhác nhau Một căn cứ quan trọng để đánh giá là so sánh với hệ số khả năngthanh toán hiện thời ở các thời điểm trước đó của doanh nghiệp

Khi hệ số này thấp (đặc biệt khi nhỏ hơn 1) thể hiện khả năng trả nợ củadoanh nghiệp là yếu và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn vềtài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả nợ Hệ số này caocho thấy doanh nghiệp có khả năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán cáckhoản nợ đến hạn Tuy nhiên trong một số trường hợp hệ số này quá caochưa chắc đã phản ánh năng lực thanh toán của doanh nghiệp là tốt Do vậy

để đánh giá đúng hơn cần xem xét thêm tình hình của doanh nghiệp

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ số này cho biết khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp

mà không cần phải thực hiện thanh lý khẩn cấp hàng tồn kho Hệ số này đượcxác định bằng công thức sau:

Hệ số khả năng thanh =

Trang 30

toán nhanh

- Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Hệ số khả năng thanh toán

Tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển

Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn về chứngkhoán, các khoản đầu tư ngắn hạn khác có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiềntrong thời hạn 3 tháng và không gặp rủi ro lớn

- Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Hệ số thanh toán lãi vay cho biết khả năng thanh toán lãi vay của doanhnghiệp và cũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay =

1.2.2.5.Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanhnghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành các tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Nhận thức đúng đắn các đặc điểm cuả vốn kinhdoanh là vấn đề rất cơ bản để các doanh nghiệp huy động, quản lý sử dụngvốn kinh doanh của mình một cách tiết kiệm hiệu quả

Hiệu suất sử dụng TSCĐ =

- Hiệu suất sử dụng vốn cố định:

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định sử dụng trong kỳ tạo rađược bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong kỳ Vốn cố định sử dụng trong kỳ

Trang 31

là phần giá trị còn lại của nguyên giá tài sản cố định Vốn cố định bình quânđược tình theo phương pháp bình quân số học giữa các thời kì

Công thức tính như sau:

Hiệu suất sử dụng VCĐ =

b Hiệu suất sử dụng vốn lưu động

Để đánh giá tình hình quản lý, sử dụng vốn lưu động người ta thường sửdụng các chỉ tiêu chủ yếu sau:

Số vòng quay VLĐ =

Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay vốn lưu động trong một thời kỳ nhấtđịnh, thường là một năm Số VLĐ bình quân được xác định theo phương phápbình quân số học, số vốn lưu động ở đầu và cuối các quý trong năm Vòngquay vốn lưu động càng lớn thể hiện hiệu suất sử dụng vốn lưu động càngcao

Kỳ luân chuyển VLĐ =

Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một vòng quay vốn lưu động cần baonhiêu ngày

c. Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh:

Chỉ tiêu này phản ánh tổng quát hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh hiện cócủa doanh nghiệp và được xác định bằng công thức:

Vòng quay toàn bộ vốn = + Số vòng quay hàng tồn kho: đây là chỉ tiêu khá quan trọng phản ánhmột đồng vốn tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong một kỳ và được xácđịnh theo công thức:

Trang 32

1.2.2.6.Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp ta đánh giá qua cácchỉ tiêu tài chính sau:

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS): Hệ số này phản ánhmối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần trong kỳ của doanhnghiệp Nó thể hiện, khi thực hiện một đồng doanh thu trong kỳ, doanhnghiệp có thể thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu =

- Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP)

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản còn được gọi là tỷ suất lợi nhuậntrước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh (BEP) Chỉ tiêu này phản ánh khảnăng sinh lời của tài sản hay vốn kinh doanh không tính đến ảnh hưởng củanguồn gốc của vốn kinh doanh và thuế thu nhâp doanh nghiệp Cách xác địnhnhư sau:

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản = Lợi nhuântrước lãi vay và thuế Vốnkinh doanh bìnhquân

- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh

Chỉ tiêu này thể hiện một đồng vốn kinh doanh trong kỳ có khả năngsinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trang trải lãi tiền vay Chỉ tiêunày đánh giá trình độ quản trị vốn của doanh nghiệp

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên VKD =

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)

Tỷ suất này còn được gọi là tỷ suất sinh lời ròng của tài sản (ROA) Hệ

số này phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợinhuận sau thuế

ROA =

- Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)

Trang 33

Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp các khía cạnh về trình độ quản trị tàichính gồm trình độ quản trị doanh thu và chi phí, trình độ quản trị tài sản,trình độ quản trị nguồn vốn của doanh nghiệp

Tỷ suất lợi nhuận VCSH =

- Thu nhập 1 cổ phần thường (EPS): Đây là chỉ tiêu rất quan trọng, nóphản ánh mỗi cổ phần thường trong năm thu được bao nhiêu lợi nhuậnsau thuế :

Trang 34

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH XÂY

DỰNG THƯƠNG MẠI VẬN TẢI VĂN HOA 2.1.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI VẬN TẢI VĂN HOA

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty

2.1.1.1.Giới thiệu chung

- Tên công ty:Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Vận tải Văn Hoa

- Địa chỉ trụ sở chính: nhà ông Nguyễn Văn Hoa, thôn Bắc Hải, xã HảiThượng, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam

ty hoạt động dưới hình thức công ty TNHH 1 thành viên (thành viên góp vốn

là ông Nguyễn Văn Hoa) với hoạt động chính là xây dựng nhà các loại, đại lývật liệu xây dựng, đại lý xăng dầu

- Ngày 27 tháng 12 năm 2011 công ty đăng ký thay đổi lần thứ 5 vàchuyển đổi sang hình thức hoạt động là công ty TNHH 2 thành viên trở lên

- Hình thức hiện tại: công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên

- Quy mô vốn điều lệ: 26.080.000.000 đồng

- Thành viên góp vồn gồm:

 Ông Nguyễn Văn Hoa: 17.622.256.000 đồng

 Ông Nguyễn Văn Đồng: 8.457.744.000 đồng

Trang 35

2.1.2.Đặc điểm hoạt động của công ty

2.1.2.1.Chức năng, ngành nghề kinh doanh của công ty

- Ngành nghề kinh doanh chủ yếu:

 Xây dựng các loại nhà

 Chuẩn bị mặt bằng (san lấp mặt bằng)

 Kinh doanh vật liệu xây dựng

 Kinh doanh xăng dầu

 Xây dựng công trình thủy lợi

- Bộ máy quản lý của công ty bao gồm:

 Giám đốc: Nguyễn Văn Hoa

 Phó giám đốc: Nguyễn Văn Đồng

 Các phòng ban chức năng

- Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Trang 36

- Phòng kinh doanh: trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt độngtiếp thị - bán hàng thông qua các công việc cụ thể như: khai thác thị trường,tìm kiếm thị trường đầu vào giá rẻ, xây dựng kế hoạch sản phẩm về giá cả vậtliệu xây dựng, xăng dầu trên thị trường cũng như các chiến lược nhằm thúcđẩy tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho các loại hình dịch

vụ đảm bảo mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho công ty

 Phòng tài chính - kế toán: lập các kế hoạch tài chính, dự báo nhu cấutài chính, hạch toán kế toán các nghiệp vụ phát sinh, lập kế hoạch quản lý thuchi tài chính, theo dõi các chứng từ và mọi hoạt động sản xuất kinh doanh,quyết toán và phân tích lãi lỗ, lập các báo cáo tài chính

 Sơ đồ tổ chức Phòng tài chính – kế toán:

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG KỸ THUẬT

PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH

PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN PHÒNG KINH

DOANH

Trang 37

2.1.2.4.Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty

- Sản phẩm của công ty bao gồm chủ yếu là các công trình xây dựng

như: nhà nghỉ, nhà máy sản xuất và các công trình xây dựng khác

- Cơ sở vật chất kỹ thuật: công ty có 5 máy múc, 3 máy ủi, 2 máy lu, 12

xe tải, 6 xe chuyên đưa đón hành khách và các máy móc thiết bị khác

- Hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty hiện tại là xây dựng 1 số

công trình, cho thuê các máy móc thiết bị, buôn bán vật liệu xây dựng, xăng

dầu và dịch vụ cho thuê nhà nghỉ

 Tình hình cung ứng vật tư: nhìn chung trong những năm vừa qua với

việc thị trường bất động sản đóng băng đã ảnh hưởng không ít đến thị trường

vật liệu xây dựng Nguồn cung thì rất dồi dào do các doanh nghiệp muốn giải

phóng bớt hàng tồn kho nhưng giá thép vẫn tăng nhẹ, giá xi măng thì vẫn cao

hơn so với xuất ra nước ngoài

 Thị trường tiêu thụ: thị trường tiêu thụ cua công ty nhìn chung khá ổn

định, các khách hàng của công ty chủ yếu là các nhà thầu ngay trên địa bàn

hoạt động của công ty Cát, đá và xăng dầu tiêu thụ chủ yếu qua kênh phân

phối đại lý, vận chuyển tận nơi cho khách hàng theo yêu cầu hợp đồng đã ký

kết

 Vị thế cạnh tranh: với khả năng tài chính ổn định và thị trường tiêu

thụ ít biến động nên năng lực cạnh tranh của công ty khá cao

Kế toán trưởng

Thủ quỹ

Trang 38

- Lực lượng lao động: đến cuối năm 2014 tổng số lao động của công ty là

130 người bao gồm cả lao động trược tiếp và gián tiếp

 Lao động trực tiếp: 110 người chủ yếu là công nhân xây dựng

 Lao động gián tiếp: 20 người là các nhân viên văn phòng với trình độchủ yếu là Đại học

2.1.2.5.Những thuận lợi khó khăn trong quá trình hoạt động của công ty

a Những thuận lợi

- Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang dần hồi phục sau khủng hoảng,kinh tế của Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng GDP năm 2013 là5.42% và năm 2014 là 5.98% cho thấy một sự nỗ lực cố gắng ở cả cấp vĩ mô

và vi mô của nước ta; không những thế lạm phát năm vừa qua còn đạt mứcthấp kỷ lục kể từ năm 2003 với chỉ khoảng dưới 4% Những tín hiệu khởi sắc

từ nên kinh tế trong nước đã tác động tích cực đến hoạt động của doanhnghiệp

- Lãi suất ngân hàng trong năm 2014 giảm mạnh từ 12%/năm xuống còn7%/năm

- Việc thay đổi chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp giảm từ 25%xuống còn 22% giúp công ty có thêm lợi nhuận

b Khó khăn

- Hệ thống ngân hàng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tín dụng toàn hệthống có tăng nhưng tốc độ tăng khiêm tốn ảnh hưởng không nhỏ đến việcvay vốn của công ty

- Mức độ cạnh tranh của các công ty cùng ngành ngày càng cao cũng làyếu tố không thể bỏ qua, nhất là trong thời buổi kinh tế khó khăn sự sống cònđối với mỗi doanh nghiệp là vô cùng cấp thiết

- Thị trường bất động sản 2013 tiếp tục khủng hoảng, thị trường đóngbăng, năm 2014 mới có dấu hiệu bắt đầu hồi phục trở lại và thoát đáy đã ảnh

Trang 39

hưởng không nhỏ tới tình hình sản xuất và kinh doanh của công ty vì lĩnh vựcchính của công ty là xây dựng và vận tải, cho các nhà thầu xây dựng thuê máymóc thiết bị và kinh doanh vật liệu xây dựng.

2.2.ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI VẬN TẢI VĂN HOA

2.2.1.Về tình hình huy động vốn của công ty

2.2.1.1.Đánh giá biến động nguồn vốn và kết cấu nguồn vốn

a Đánh giá biến động nguồn vốn

Khái quát nguồn vốn trong năm 2014 tổng nguồn vốn của công ty là59,365 triệu đồng tăng 2,744 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 4,85%.Nguồn vốn tăng chủ yếu là do nợ phải trả tăng 2301 triệu đồng tương ứng vớitốc độ tăng 16.87%, ngoài ra còn do vốn chủ sở hữu tăng 443 triệu đồng.Qua bảng 2.1 và 2.2 ta có nhận xét chi tiết về tình hình biến động vốncủa công ty trong 2 năm 2013, 2014 như sau:

Nợ phải trả tăng từ 13,641 triệu đồng lên 15,943 triệu đồng tương ứngvới lượng tăng là 2,301 triệu đồng Lượng tăng của nợ phải trả trong năm

2014 là gấp đôi năm 2013, trong năm 2013 thì nợ phải trả chỉ tăng 1,191 triệuđồng Qua dó cho thấy công ty đang tăng cường sử dụng nợ phải trả trongnguồn vốn Nợ phải trả tăng là do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau

- Vay ngắn hạn năm 2014 tăng ít hơn nhiều so với năm 2013, trong khinăm 2013 tăng 1320 triệu đồng thì trong năm 2014 khoản mục này chỉ tăng

có 140 triệu đồng Nguyên nhân của việc này là do trong năm 2014 công tycũng tăng đi vay nhưng lại tăng vay dài hạn để đầu tư thêm máy móc, phươngtiện vận tải, còn năm 2013 thì tăng vay ngắn hạn để mở rộng kinh doanh vậtliệu xây dựng và xăng dầu của mình

- Phải trả cho người bán tăng mạnh trong năm 2014, trong khi năm 2013chỉ tăng có 41 triệu đồng thì năm 2014 khoản mục này tăng 1443 triệu đồng

Trang 40

Nguyên nhân phải trả tăng mạnh năm 2014 là do các nhà cung cấp các yếu tốđầu vào như cát, đá, xăng dầu cho công ty đang dần trở thành bạn hàng tincậy của công ty, bên cạnh đó còn do cuối năm công ty đã mua thêm nhiều vậtliệu và xăng dầu dự trữ cho đầu năm 2015 Vốn đi chiếm dụng tăng làm chonhu cầu vốn lưu động giảm là tín hiệu khá tốt cho tình hình hoạt động kinhdoanh của công ty nhưng bên cạnh đó công ty phải chú ý đảm bảo khả năngthanh toán cho nhà cung cấp khi đến hạn Chính sách mua chịu của công tyđang được cải thiện đáng kể.

- Trong năm 2014 thuế và khoản phải nộp cho Nhà nước giảm mạnh từ1,100 triệu đồng xuóng còn 340 triệu đồng, trong khi đó năm 2013 thì khoảnmục này lại tăng Cuối năm 2014 thuế giảm là do trong năm doanh nghiệp đãnộp trước thuế thu nhập doanh nghiệp và tăng lượng thuế GTGT được khấutrừ và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thì đã giảm từ 25% xuống còn22% Các khoản phải trả cho người lao động tỏng 2 năm đều tăng nhẹ

- Vay dài hạn, trong năm 2013 thì khoản này giảm từ 340 triệu đồng về 0triệu thì cuối năm công ty đã vay 1400 triệu đồng vốn dài hạn, từ đó làm cho

tỷ trọng của vay dài hạn trong nợ phải trả tăng lên 8.78 % Nguyên nhân củaviệc này là công ty tăng vay vốn dài hạn để mua săm máy móc trong khi màlãi suất đi vay đang thấp và có xu hướng giảm tiếp

Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu trong cả hai năm 2013, 2014 đều tăng, tuy nhiên trongnăm 2014 thì khoản mục này tăng mạnh hơn nhiều Trong cả hai năm thì vốnđầu tư của chủ sở hữu đều không tăng mà vốn chủ tăng là do lợi nhuận sauthuế chưa phân phối tăng Nhìn chung tình hình vốn chủ sở hữu không cónhiều thay đổi, lợi nhuận chưa phân phối tăng nhẹ cho thấy hiệu quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh của công ty vẫn đang rất ổn định

Ngày đăng: 22/05/2019, 19:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w