Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng kích dục tố để nâng cao khả năng sinh sản và điều trị bệnh chậm sinh ở lợn nái nuôi tại Công ty CP Bình Minh, xã Phù Lưu Tế, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. (Trang 51)

2.3.1. Đối tượng và phm vi nghiên cu

- Lợn nái hậu bị giống Landrace và Yorkshire đã đến tuổi thành thục (trên 8 tháng tuổi) và có đủ khối lượng (trên 110 kg) nhưng chưa có biểu hiện động dục lần đầu.

- Lợn nái sinh sản giống Landrace và Yorkshire sau khi cai sữa, tách con trên 10 ngày chưa thấy động dục trở lại.

2.3.2. Địa dim và thi gian tiến hành

- Địa điểm nghiên cứu: Công ty CP Bình Minh, xã Phù Lưu Tế,

huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

- Thời gian nghiên cứu: Từ 09/6/2014 đến 24/11/2014.

2.3.3. Ni dung nghiên cu và các ch tiêu theo dõi

- Điều tra khả năng sinh sản của giống lợn ngoại LY và YL nuôi tại Công ty CP Bình Minh, xã Phù Lưu Tế, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

+ Điều tra số lợn con/năm của một nái sản xuất. + Điều tra số lợn con cai sữa/1 lứa đẻ.

+ Điều tra số lứa đẻ trong năm của một lợn nái sinh sản.

- Điều tra lợn nái hậu bị và lợn nái sinh sản có biểu hiện chậm sinh. - Theo dõi và thu thập số liệu về thời gian xuất hiện động dục và thời gian kéo dài động dục sau khi tiêm kích dục tố.

- Theo dõi và thu thập số liệu về mức độ động dục tập trung sau khi tiêm kích dục tố.

- Tiến hành phối giống và theo dõi kết quả phối giống cho lợn nái chậm sinh có biểu hiện động dục trở lại sau khi tiêm kích dục tố.

- Theo dõi kết quả sinh đẻ của lợn thí nghiệm. + Theo dõi số con sơ sinh đẻ ra/lứa/nái (con). + Theo dõi khối lượng lợn con sơ sinh/ổ (kg).

2.3.4. Phương pháp nghiên cu

Sau khi phát hiện lợn nái hậu bị và nái sinh sản có biểu hiện chậm động dục, chọn những lợn nái có sức khỏe bình thường, không bệnh tật, không già yếu, cơ quan sinh dục không bị viêm nhiễm đem tiến hành thí nghiệm.

2.3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

- Sử dụng lợn cái hậu bị đã đến tuổi thành thục và có đủ khối lượng nhưng chưa có biểu hiện động dục lần đầu.

- Sử dụng lợn nái sau khi cai sữa tách con >10 ngày không thấy động dục trở lại.

Tất cả số lợn nái nói trên chia làm ba lô thí nghiệm. + Lô thí nghiệm 1: Dùng Gona – Estrol

Cách dùng: Tiêm bắp

+ Lô thí nghiệm 2: Sử dụng PG600 Liều lượng: 5 ml /nái

Cách dùng: Tiêm bắp

+ Lô thí nghiệm 3 (Lô đối chứng): Không sử dụng kích dục tố

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

STT Nội dung Lô TN1 Lô TN2 Lô ĐC

1 Giống lợn nái Landrace,

Yorkshire Landrace, Yorkshire Landrace, Yorkshire 2 Số lượng (con) 12 11 8

3 Thời gian thí nghiệm (tháng) 5 5 5

4 Nhân tố sử dụng thí nghiệm Gona-estrol PG600 Không

5 Liều lượng 8 ml/nái 5 ml/nái Không tiêm

Thức ăn và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng của ba lô thí nghiệm là như nhau.

2.3.4.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu.

* Điều tra năng suất sinh sản của lợn nái ngoại giống Landrace và Yorkshire bao gồm các chỉ tiêu sau:

- Các chỉ tiêu: số lợn con/năm của một nái sản xuất, số lợn con cai sữa/1 lứa đẻ, số lứa đẻ trong năm của một lợn nái sinh sản, được xác định bằng cách đếm trực tiếp, kết hợp hỏi phòng kỹ thuật với việc xem kết quả sinh sản của lợn nái ghi ở thẻ tai của từng lợn nái và lập phiếu điều tra các nái sinh sản trong trại.

Công thức tính các chỉ tiêu:

Số lứa đẻ/nái/năm = Tổng số lứa đẻ cả năm của đàn nái Số lượng lợn nái cả năm của đàn

* Theo dõi về hiện tượng chậm sinh và điều trị bệnh bằng kích dục tố (Gona - estrol và PG600) bằng cách: Hàng ngày kiểm tra theo dõi những biểu hiện bên ngoài của những lợn nái thí nghiệm (ở lô được tiêm kích dục tố và lô đối chứng) để phát hiện thời gian lợn nái động dục. Sau khi lợn nái thí nghiệm động dục, tiến hành phối giống và kiểm tra, theo dõi kết quả thụ thai của lợn nái thí nghiệm động dục được phối giống. Từ đó xác định được tỷ lệ động dục, thời gian xuất hiện động dục, mức độ động dục tập trung và tỷ lệ thụ thai của từng lô thí nghiệm.

Tỷ lệ động dục (%) = Tổng số lợn nái động dục x 100 Tổng số lợn nái thí nghiệm

Tỷ lệ thụ thai (%) = Số nái mang thai được 40 ngày sau phối giống x 100 Số nái được phối giống

Sau đó hàng ngày chăm sóc theo dõi lợn nái thí nghiệm đã thụ thai đến khi đẻ để xác định: số lợn con sơ sinh/ổ, khối lượng sơ sinh/ổ bằng cách cân và đếm trực tiếp.

2.3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu được chúng tôi xử lý bằng phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2002) [26] và phần mềm Microsoft Excel 2007.

2.4. Kết quả và thảo luận

2.4.1. Năng sut sinh sn ca đàn ln nái ti Công ty CP Bình Minh, xã Phù Lưu Tế, huyn MĐức, Hà Ni.

2.4.1.1. Cơ cấu đàn lợn giống của Công ty CP Bình Minh.

Để nắm được quy mô phát triển đàn lợn giống của. Chúng tôi đã tiến hành điều tra cơ cấu đàn lợn của qua các năm 2012 - 2014. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.1.

Bảng 2.1. Cơ cấu đàn lợn giống của Công ty CP Bình Minh qua các năm (2012 - 2014) Năm Loại lợn 2012 2013 2014 So sánh 2013/2012 (%) 2014/2013 (%)

Tổng số lợn nái sinh sản (con) 1.190 1.195 1.197 100,42 100,17 Tổng số lợn cái hậu bị (con) 334 345 347 103,29 100,58 Tổng số lợn đực làm việc (con) 21 23 25 109,52 108,67 Tổng số lợn đực hậu bị (con) 6 5 5 83,33 100

Tổng 1.551 1.568 1.572 101,09 101,35

Kết quả thu được ở bảng 2.1. cho thấy: tổng đàn lợn giống của Công ty qua các năm có sự biến động ít: tăm 2013 tăng 1,09% so với năm 2012, đến năm 2014 chỉ tăng 0,25% so với năm 2013 cụ thể như sau:

Tổng số lượng lợn nái sinh sản năm 2013 tăng 5 con (tăng 0,42%) so với năm 2012, đến năm 2014 tăng 2 con (tăng 0,17%) so với năm 2013.

Tổng số lợn nái hậu bị năm 2013 tăng 11 con (tăng 3,29%) so với năm 2012. Nhưng đến năm 2014 chỉ tăng 2 con (tăng 0,58%) so với năm 2013.

Tổng số lợn đực làm vịêc qua các năm thay đổi không đáng kể: Năm 2013 tăng 2 con (tăng 9,52%) so với năm 2012, đến năm 2014 tăng 2 con (tăng 8,69%) so với năm 2013.

Tương tự tổng số lợn đực hậu bị năm 2012 là 6 con, năm 2013 và năm 2014 là 5 con.

2.4.1.2. Một số chỉ tiêu sinh sản của đàn lợn nái nuôi tại Công ty CP Bình Minh

Chúng tôi đã tiến hành điều tra một số chỉ tiêu về năng suất sinh sản của đàn lợn nái nuôi tại Công ty CP Bình Minh từ năm 2012 - 2014. Số liệu thu thập được thể hiện ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Năng suất sinh sản của đàn lợn nái nuôi tại Công ty qua các năm (2012 - 2014) Chỉ tiêu Năm Số lợn con/năm của một nái sản xuất (con) Số con cai sữa/1 lứa đẻ (con) Số lứa đẻ trong năm của một nái sinh sản 2012 23,5 10,20 2,30 2013 25,0 10,50 2,40 2014 24,0 10,30 2,33

Mặc dù Công ty CP Bình Minh chăn nuôi theo hình thức công nghiệp với quy mô lớn nhưng qua bảng 2.2. ta thấy năng suất sinh sản của đàn lợn nái nuôi tại Công ty từ năm 2012 - 2013 chưa thực sự cao. Sở dĩ như vậy một phần là do ở đây thường xuyên xuất hiện những lợn nái có biểu hiện chậm sinh. Bởi vậy, cần có biện pháp tác động để những lợn nái chậm sinh trở lại trạng thái sinh sản bình thường.

2.4.1.3. Tỷ lệ lợn nái loại thải của Công ty CP Bình Minh từ tháng 6/2014 đến tháng 10/2014

Qua số liệu thu thập được, chúng tôi thấy rằng hàng tháng Công ty phải tiến hành loại thải một số lượng lợn nái sinh sản và nái hậu bị do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu do chậm động dục nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất sinh sản, gây thiệt hại kinh tế lớn. Số liệu thu được thể hiện qua bảng 2.3.

Bảng 2.3. Tỷ lệ lợn nái loại thải tại Công ty từ tháng 6/2014 đến tháng 10/2014 Tháng ĐVT Nái loại thải (con) Nái thải do chậm động dục (con) Nái loại thải do nguyên nhân khác (con) Tỷ lệ loại thải do chậm động dục (%) 6/2014 Con 21 11 10 52,30 7/2014 Con 16 7 9 43,75 8/2014 Con 32 15 17 46,87 9/2014 Con 23 10 13 43,47 10/2014 Con 19 9 10 47,37 Tổng số Con 111 52 59 46,84

Qua bảng 2.3. ta thấy số lượng lợn nái loại thải do chậm động dục chiếm tỷ lệ khá cao qua các tháng. Chỉ tính riêng từ tháng 6/2014 đến tháng 10/2014 đã có 111 nái loại thải trong đó có tới 52 lợn nái loại thải do chậm động dục (chiếm tới 46,84%). Đây là điều khiến ban lãnh đạo cũng như cán bộ kỹ thuật phải quan tâm và đang tìm mọi giải pháp nhằm làm giảm số lợn nái loại thải do nguyên nhân này gây ra.

2.4.1.4. Tỷ lệ chậm sinh ở đàn lợn nái giống (Landrace, Yorkshire) nuôi tại Công ty CP Bình Minh

Khi điều tra năng suất sinh sản của đàn lợn nái nuôi tại Công ty CP Bình Minh, chúng tôi thấy số lượng lợn nái loại thải do chậm động dục chiếm một tỷ lệ khá cao. Bởi vậy, chúng tôi đã tiến hành điều tra nái sinh sản giống (Landrace và Yorkshire, sau khi cai sữa trên 10 ngày chưa có biểu hiện động dục trở lại) và nái hậu bị giống (Landrace và Yorkshire, đã trên 8 tháng tuổi mà chưa động dục lần đầu) qua hai tháng 6/2014 và tháng 7/2014. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.4.

Bảng 2.4. Tỷ lệ lợn có biểu hiện chậm sinh qua hai tháng 6/2014 - 7/2014

Tháng

Nái hậu bị Nái sinh sản

Số nái điều tra (con) Số nái chậm động dục lần đầu (con) Tỷ lệ (%) Số nái điều tra (con) Số nái chậm động dục trở lại (con) Tỷ lệ (%) 6/2014 40 7 17,5 167 29 19,16 7/2014 35 5 14,28 174 35 20.11

Kết quả ở bảng 2.4 cho thấy, tỷ lệ nái sinh sản sau khi cai sữa tách con có biểu hiện chậm động dục trở lại và tỷ lệ lợn nái hậu bị chậm động dục lần đầu tại Công ty CP Bình Minh chiếm tỷ lệ khá cao, chỉ tính riêng tháng 6/2014 đã có 17,5% nái hậu bị và 19,16% nái sinh sản có biểu hiện chậm động dục, đến tháng 7/2014 có 14,28% nái hậu bị và 20.11% nái sinh sản có biểu hiện chậm động dục.

Qua đó ta nhận thấy, chậm sinh là biểu hiện thường gặp trong chăn nuôi lợn nái sinh sản. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó nguyên nhân do rối loạn chức năng nội tiết là chủ yếu. Để hạn chế tình hình đó, cùng với cán bộ kỹ thuật của tôi đã tiến hành sử dụng Gona - estrol và PG600 để điều trị bệnh chậm sinh ở lợn và thu được kết quả rất khả quan.

2.4.2. Hiu qu điu tr ln nái chm sinh sn bng kích dc t (Gona- estrol và PG600)

2.4.2.1. Hiệu quả gây động dục ởđàn lợn nái chậm sinh sau khi điều trị bằng kích dục tố (Gona-estrol và PG600)

Qua thực tế tìm hiểu đàn lợn nái giống (Landrace và Yorkshire) ở chúng tôi thấy có khá nhiều lợn nái có biểu hiện chậm sinh chiếm khoảng từ 15-25%. Vì vậy làm ảnh hưởng lớn tới hiệu quả chăn nuôi. Tôi đã tiến hành thu thập và chia lợn nái có biểu hiện chậm sinh thành 3 lô thí nghiệm .

Lô thí nghiệm 1: Gồm 12 nái chậm sinh (trong đó có 5 nái hậu bị và 7 nái sinh sản) được tiêm Gona - estrol.

Lô thí nghiệm 2: Gồm 11 nái chậm sinh (trong đó có 3 nái hậu bị và 8 nái sinh sản) được tiêm PG600.

Lô thí nghiệm 3 (lô đối chứng): Gồm 8 nái chậm sinh (trong đó có 4 nái hậu bị và 4 nái sinh sản) không tiêm kích dục tố.

Hiệu quả gây động dục ở lợn nái chậm sinh sau khi tiêm kích dục tố (Gona-estrol và PG600) được thể hiện ở bảng 2.5.

Bảng 2.5. Hiệu quả gây động dục ở đàn lợn nái chậm sinh sản sau khi tiêm kích dục tố (Gona - estrol và PG600)

Lô thí nghiệm Số lợn TN (con) Số lợn động dục (con) Tỷ lệ động dục (%)

Lô TN1 (tiêm Gona-estrol) 12 10 83,33

Lô TN2 (tiêm PG600) 11 9 81,82

Lô ĐC 8 2 25,00

Kết quả ở bảng 2.5 cho thấy sau khi tiêm kích dục tố (Gona - estrol và PG600) đối với lợn nái chậm sinh đã gây động dục trở lại với tỷ lệ khá cao, cụ thể:

Lô TN1: Tiêm Gona-estrol có tỷ lệ động dục là 83,33%. Lô TN2: Tiêm PG600 có tỷ lệ động dục là 81,82%.

Lô ĐC: Không sử dung kích dục tố, trong thời gian theo dõi chỉ có 2 con xuất hiện động dục đạt 25%.

Tỷ lệ động dục giữa lô TN1 (tiêm Gona - estrol) và lô TN2 (tiêm PG600) không có sự sai khác nhau rõ rệt (P>0,05).

estrol và PG600) đối với lợn nái mắc bệnh chậm sinh là tương đương nhau. Đối với lợn nái sau khi trải qua quá trình nuôi con cơ thể bị hao mòn về dinh dưỡng nên sau khi cai sữa khả năng phục hồi chu kỳ động dục bị ảnh hưởng. Vì vậy nếu ta sử dụng kích dục tố tác động vào chu kỳ sinh dục sẽ kích thích chức năng sinh dục của lợn nái phục hồi trở lại.

Đối với nái hậu bị trên 8 tháng tuổi, khối lượng trên 110 kg mà chưa động dục lần đầu, nếu ta dùng các kích dục tố tác động sẽ kích thích lợn động dục.

Kết quả thu được ở trên phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả ở nước ta như (Lê xuân Cương, 1986) [5], (Nguyễn Mạnh Hà, 1997) [8], (Chu Minh Khôi, 2014) [16] , (Lê Văn Thọ và cs, 1979) [27] và (Nguyễn Thị Thu Trang, 2010) [28].

2.4.2.2. Thời gian xuất hiện động dục và thời gian kéo dài động dục sau khi tiêm kích dục tố (Gona-estrol và PG600)

Sau khi tiêm kích dục tố (Gona - estrol và PG600) cho lợn thí nghiệm, tôi đã tiến hành theo dõi thời gian xuất hiện động dục và thời gian kéo dài động dục. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.6.

Bảng 2.6. Thời gian xuất hiện động dục và thời gian kéo dài động dục sau khi tiêm kích dục tố (Gona - estrol và PG600)

Lô TN Số lợn nái thí nghiệm (con) Số lợn nái động dục (con)

Thời gian xuất hiện động dục sau

khi tiêm (ngày)

(X ±mx) Thời gian kéo dài động dục (ngày) (X ±mx) Lô TN1 12 10 2,50 ± 0,47 4,53 ± 0,65 Lô TN2 11 9 2,33 ± 0,34 4,83 ± 0,88 Lô ĐC 8 2 6,13 ± 0,85 3,26 ± 0,43

Qua bảng 2.6 ta thấy việc sử dụng hai loại kích dục tố này rất có tác dụng trong việc gây động dục trở lại cho gia súc cái sinh sản sau khi cai sữa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng kích dục tố để nâng cao khả năng sinh sản và điều trị bệnh chậm sinh ở lợn nái nuôi tại Công ty CP Bình Minh, xã Phù Lưu Tế, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)