1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG, HỢP ĐỒNG TRONG DỊCH VỤ HÀNG HẢI

27 97 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 427,54 KB

Nội dung

- Trong trường hợp pháp luật yêu cầu hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân thủ theo các quy định đó.. Giao dịch

Trang 1

PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG, HỢP ĐỒNG TRONG DỊCH VỤ HÀNG HẢI

Câu 1: Hợp đồng là gì? Đặc điểm của hợp đồng? Phân loại hợp đồng theo Bộ luật Dân

sự 2015?

Câu 2: Hình thức thể hiện của hợp đồng được pháp luật quy định thế nào?

Câu 3: Hợp đồng thế nào là hợp đồng hợp pháp? Trình bày nội dung cơ bản của một hợp đồng?

Câu 4: Hợp đồng thế nào là hợp đồng vô hiệu?

Câu 5: Trình bày quy định về giao kết hợp đồng?

Câu 6: Trình bày quy định về thực hiện hợp đồng?

Câu 7: Thế nào là tranh chấp hợp đồng? Đặc điểm của tranh chấp hợp đồng?

Câu 8: Trình bày về vấn đề giải quyết tranh chấp hợp đồng?

Câu 9: Khái niệm về hợp đồng hàng hải? Luật chi phối hợp đồng hàng hải? Các hoạt động hàng hải phát sinh hợp đồng?

Câu 10: Hãy trình bày những nét chung về hợp đồng thuê vận chuyển?

Câu 11: Hãy trình bày tóm tắt khái niệm và nội dung chủ yếu của hợp đồng thuê tàu chuyến?

Câu 12: Hãy trình bày hiểu biết của mình về Hợp đồng thuê tàu nhiều chuyến liên tục? Hợp đồng vận chuyển theo số lượng lớn (COA)?

Câu 13: Hãy trình bày hiểu biết của mình về Hợp đồng vận chuyển đa phương thức? Câu 14: Hãy trình bày tóm tắt hiểu biết của mình về Hợp đồng vận chuyển hành khách

và hành lý của họ?

Câu 15: Hãy trình bày tóm tắt hiểu biết của mình về Hợp đồng thuê tàu định hạn? Câu 16: Hãy trình bày hiểu biết của mình về Hợp đồng dịch vụ hoa tiêu?

Câu 17: Hãy trình bày hiểu biết của mình về Hợp đồng dịch vụ lai dắt?

Câu 18: Hãy trình bày hiểu biết của mình về Hợp đồng đại lý?

Trang 2

Câu 1: Hợp đồng là gì? Đặc điểm của hợp đồng? Phân loại hợp đồng theo Bộ luật Dân sự 2015?

a) Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các chủ thể nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong những quan hệ xã hội cụ thể

+ Chủ thể tham gia hợp đồng là cá nhân, pháp nhân hoặc các loại chủ thể khác

+ Khách thể của hợp đồng là tài sản, hàng hóa hoặc dịch vụ

+ Nguyên tắc quan trọng và được pháp luật bảo vệ là nguyên tắc tự do thỏa thuận, bình đẳng và thiện chí trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng, không phân biệt mục đích của hợp đồng là kinh doanh thu lợi nhuận hay tiêu dùng

b) Đặc điểm:

- Có sự thỏa hiệp giữa các ý chí, tức là có sự thỏa thuận giữa các bên với nhau Khi giao kết hợp đồng các bên được tự do quy định nội dung hợp đồng, tự do xác định phạm vi quyền và nghĩa vụ của các bên Tuy nhiên, tự do ở đây không phải là tự do tuyệt đối Nhà nước buộc các bên khi giao kết hơp đồng phải tôn trọng pháp luật, đạo đức, trật tự xã hội, trật tự công cộng

- Quyền và nghĩa vụ pháp lý trong hợp đồng chỉ phát sinh khi người giao kết có đầy

đủ năng lực hành vi để xác lập hợp đồng

- Mọi hợp đồng phải có đối tượng xác định và không bị cấm

c) Phân loại hợp đồng theo Bộ luật Dân sự 2015 Theo điều 402 Bộ luật dân sự 2015

là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ

- Hợp đồng phụ: là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính

(VD: Hợp đồng cho vay để mua tài sản là Hợp đồng chính, Hợp đồng cầm cố tài sản

là Hợp đồng phụ Hợp đồng cầm cố tài sản không có hiệu lực khi hợp đồng cho vay không có hiệu lực)

Trang 3

- Hợp đồng vì lợi ích của người thứ 3: là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ 3 được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ

đó (VD: Hợp đồng bảo hiểm tai nạn thuyền viên Người mua bảo hiểm là người quản

lý thuyền viên, người bán bảo hiểm là công ty bảo hiểm, đối tượng thụ hưởng là thuyền viên)

- Hợp đồng có điều kiện: là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định (VD: Hợp đồng thuê xe tự lái giữa bên

A và bên B Điều kiện: nếu vào ngày dự định thuê thời tiết xấu thì không thuê)

Câu 2: Hình thức thể hiện của hợp đồng được pháp luật quy định thế nào?

- Hình thức hợp đồng có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, trừ 1 số trường hợp pháp luật yêu cầu hợp đồng phải được thể hiện

bằng hình thức nhất định nhằm bảo đảm trật tự công VD: hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được thể hiện bằng văn bản

- Để phù hợp với xu thế phát triển của công nghệ thông tin và việc ứng dụng CNTT vào đời sống xã hội, pháp luật ghi nhận hợp đồng được thể hiện dưới hình thức dữ liệu điện tử và được coi là hợp đồng bằng văn bản

- Trong trường hợp pháp luật yêu cầu hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân thủ theo các quy định đó

- Ngoại trừ trường hợp pháp luật có quy định khác thì nhìn chung, 1 hợp đồng sẽ không bị coi là vô hiệu nếu có vi phạm về hình thức

- Thông lệ quốc tế áp dụng rất phổ biến hợp đồng mẫu:

+ Hợp đồng mẫu là hợp đồng gồm những điều khoản do 1 bên đưa ra theo mẫu sẵn; nếu bên được đề nghị trả lời chấp thuận thì coi như chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đồng theo mẫu mà bên đề nghị đã đưa ra Hợp đồng theo mẫu phải được công khai để bên được đề nghị biết hoặc phải biết về những nội dung của hợp đồng

+ Trình tự, thể thức công khai hợp đồng mẫu thực hiện theo quy định của pháp luật + Trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản không rõ ràng thì bên đưa ra hợp đồng theo mẫu phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó

Trang 4

+ Trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản miễn trách nhiệm của bên đưa ra hợp đồng theo mẫu, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

Câu 3: Hợp đồng thế nào là hợp đồng hợp pháp? Trình bày nội dung cơ bản của một hợp đồng?

1 Hợp đồng hợp pháp

a) Điều kiện về mặt pháp luật chung của giao dịch dân sự

- Các bên giao kết phải có đầy đủ NLHV dân sự

- Các chủ thể ký kết hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện Sự ép buộc, giả dối sẽ làm

vô hiệu hợp đồng khi ký kết

- Nội dung của hợp đồng không trái pháp luật, đạo đức xã hội và phải cụ thể, bởi vì việc xác lập nghĩa vụ trong hợp đồng phải có tính khả thi Những nghĩa vụ trong hợp đồng mà không thể thực hiện được thì hợp đồng cũng không được coi là vô hiệu - Đối tượng của hợp đồng không thuộc hàng hóa cấm giao dịch, công việc cấm thực hiện

b) Điều kiện về mặt chuyên ngành áp dụng cho hợp đồng dự kiến ký kết

- Thủ tục và hình thức của hợp đồng phải tuân thủ những thể thức nhất định phù hợp với những quy định của pháp luật đối với từng loại hợp đồng, như hợp đồng mua bán quyền sử dụng đất bắt buộc phải công chứng, chứng thực

- Hợp đồng phải có đủ nội dung theo hướng dẫn của luật chuyên ngành

2 Nội dung cơ bản của hợp đồng

- Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng, tuy nhiên hợp đồng có thể có các nội dung:

a) Đối tượng của hợp đồng;

b) Số lượng, chất lượng;

c) Giá, phương thức thanh toán;

d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;

e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

g) Phương thức giải quyết tranh chấp;

Ngoài ra trong hợp đồng cần có thể hiện đầy đủ các nội dung khác như sau:

Trang 5

- Địa điểm giao kết hợp đồng: do các bên thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì

địa điểm giao kết là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng

- Thời điểm giao kết hợp đồng:

+ Hợp đồng được giao kết vào thời điểm các bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó

+ Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng

+ Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản

- Hiệu lực của hợp đồng:

+ Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp

có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác

+ Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật

Câu 4: Hợp đồng thế nào là hợp đồng vô hiệu?

Theo BLDS 2015 thì hợp đồng vô hiệu bao gồm các trường hợp sau:

1 Giao dịch bị vô hiệu khi không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của BLDS 2015, bao gồm:

- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, NLHV dân sự phù hợp với giao dịch dân sự

được xác lập

- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện

- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không

trái đạo đức xã hội

- Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong

trường hợp luật có quy định

Trang 6

2 Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội Có nghĩa là vi phạm những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực

hiện những hành vi nhất định hoặc vi phạm những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống XH được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng VD như hành vi

buôn bán ma túy

3 Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo Nếu 1 giao dịch dân sự được xác lập 1 cách

giả tạo nhằm che giấu 1 giao dịch khác thì giao dịch đó bị vô hiệu, tuy nhiên giao dịch

bị che dấu vẫn có hiệu lực trừ khi nó cũng bị vô hiệu theo các quy định khác của BLDS VD: bên A bán tài sản cho bên B nhưng lại làm hợp đồng giả tạo là hợp đồng tặng cho

để không phải đóng thuế nhà nước, khi đó hợp đồng tặng cho bị coi là vô hiệu, còn hợp

đồng mua bán tài sản vẫn có hiệu lực

4 Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất NLHVDS, người

bị hạn chế NLHVDS xác lập, thực hiện Người chưa thành niên, người mất NLHV

dân sự hoặc người bị hạn chế NLHV dân sự mà xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, TA có thể tuyên bố giao dịch đó là vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện VD: người tâm thần không có khả năng nhận thức ký hợp đồng bán nhà

cho người khác, giao dịch này bị coi là vô hiệu

5 Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn:

- Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự

mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền

yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu Ví dụ: A bán cho B một chiếc xe máy nhưng

A quên không thông báo cho B biết rằng hệ thống đèn của chiếc xe đó đã bị cháy B yêu cầu A giảm bớt giá bán chiếc xe đó hoặc thay thế hệ thống đèn mới nhưng A không chấp nhận B có quyền yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch mua bán đó vô hiệu

- Trường hợp một bên do lỗi cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch

thì sẽ áp dụng các quy định tại Điều 132 BLDS về giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe doạ Trong ví dụ trên đây, nếu A cố tình che giấu, không thông báo cho B biết

Trang 7

về hệ thống đèn bị hỏng và nói với B rằng hệ thống đèn vẫn tốt thì trường hợp này bị coi là giao dịch bị lừa dối

6 Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe doạ:

- Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch nên đã xác lập giao dịch đó

- Đe doạ trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thịêt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh

dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con mình

- Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe doạ thì có quyền yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu

7 Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình: Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào

đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu Ví dụ: một người có năng lực hành

vi dân sự bình thường nhưng đã ký hợp đồng mua bán tài sản trong lúc say rượu, không nhận thức được hành vi của họ thì trong trường hợp này hợp đồng bị coi là vô hiệu nếu

người đó yêu cầu toà án tuyên hợp đồng đó là vô hiệu

8 Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức:

- Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức của giao dịch là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì khi có yêu cầu, toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn, quá thời hạn đó mà các bên không thực hiện thì giao dịch

đó bị vô hiệu

- Ví dụ: A và B thoả thuận mua bán nhà nhưng không ký hợp đồng bằng văn bản (theo quy định của pháp luật thì hợp đồng mua bán nhà phải được giao kết bằng văn bản), khi có tranh chấp xảy ra, toà yêu cầu các bên phải hoàn tất thủ tục theo quy định của pháp luật trong một thời hạn nhất định nhưng không bên nào thực hiện Theo yêu cầu của một hoặc các bên, toà án có thể tuyên hợp đồng này là vô hiệu

Trang 8

Ngoài các quy định trên, BLDS còn có quy định về hợp đồng dân sự vô hiệu do có

đối tượng không thể thực hiện được: ví dụ: A cam kết sẽ sản xuất để bán cho B một loại thuốc có thể chữa được bệnh tim mạch, B tin tưởng rằng A có thể bán cho mình loại thuốc đó nên đã giao kết hợp đồng với A nhưng vì lí do khách quan A không thể sản xuất được loại thuốc đó và A cũng biết rằng mình sẽ không thể giao cho B loại thuốc đó nhưng lại không thông báo cho B biết Trong trường hợp này hợp đồng bị coi

là vô hiệu và A phải bồi thường cho B

Quy định trên đây cũng được áp dụng đối với trường hợp hợp đồng có một hoặc nhiều phần đối tượng không thể thực hiện được nhưng phần còn lại của hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý

Câu 5: Trình bày quy định về giao kết hợp đồng?

- Đề nghị giao kết hợp đồng: Là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu

sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng

- Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực: Do bên đề nghị ấn định Nếu

bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được

đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác

- Các trường hợp sau đây được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng:

+ Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân;

+ Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị;

+ Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác

- Thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng

Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp sau đây:

+ Bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị;

+ Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu

rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh

Trang 9

+ Khi bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị thì đó là đề nghị mới

- Hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể hủy bỏ

đề nghị nếu đã nêu rõ quyền này trong đề nghị và bên được đề nghị nhận được thông báo về việc hủy bỏ đề nghị trước khi người này gửi thông báo chấp nhận đề nghị giao

kết hợp đồng

- Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng:

Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:

+ Bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng;

+ Bên được đề nghị trả lời không chấp nhận;

+ Hết thời hạn trả lời chấp nhận;

+ Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực;

+ Khi thông báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực;

+ Theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên được đề nghị trong thời hạn chờ bên được

đề nghị trả lời

- Sửa đổi đề nghị do bên được đề nghị đề xuất Khi bên được đề nghị đã chấp nhận

giao kết hợp đồng nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị thì coi như người này

+ Khi các bên đã hoàn thành giao kết hợp đồng thì đại diện phá luật của các bên sẽ tiến hành ký hợp đồng để thực hiện

Câu 6: Trình bày quy định về thực hiện hợp đồng?

a) Khái niệm thực hiện hợp đồng dân sự:

- Là việc các bên tiến hành các hành vi mà mỗi bên phải thực hiện nhằm đáp ứng quyền dân sự hoặc quyền theo hợp đồng tương ứng của mỗi bên kia

Trang 10

b) Nguyên tắc thực hiện hợp đồng:

- Thực hiện đúng, đầy đủ các thỏa thuận trong nội dung của hợp đồng về chất lượng,

số lượng, chủng loại của đối tượng, về phương thức và các thỏa thuận khác

- Thực hiện hợp đồng 1 cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, đảm bảm tin cậy lẫn nhau

+ Khi thực hiện hợp đồng không được làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác

- Việc thực hiện hợp đồng theo các loại hợp đồng dân sự cụ thể được quy định trong BLDS 2015 như sau:

+ Đối với hợp đồng đơn vụ: bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng như thỏa thuận, chỉ được thực hiện trước hoặc sau thời hạn nếu được bên có quyền đồng ý + Đối với hợp đồng song vụ: Khi các bên đã thỏa thuận thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn, không được hoãn thực hiện với

lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình

+ Đối với hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba: người thứ 3 có quyền trực tiếp yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình

+ Trong trường hợp các bên không thoả thuận bên nào thực hiện nghĩa vụ trước thì các bên phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau; nếu nghĩa vụ không thể thực hiện đồng thời thì nghĩa vụ nào khi thực hiện mất nhiều thời gian hơn thì nghĩa vụ đó phải được thực hiện trước

+ Nếu một bên không thực hiện được nghĩa vụ mà các bên đều không có lỗi thì bên không thực hiện được nghĩa vụ không có quyền yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ đối với mình Trường hợp một bên đã thực hiện được một phần nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu bên kia thực hiện phần nghĩa vụ tương ứng đối với mình

+ Khi một bên không thực hiện được nghĩa vụ của mình do lỗi của bên kia thì có quyền yêu cầu bên kia vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình hoặc huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại

Câu 7: Thế nào là tranh chấp hợp đồng? Đặc điểm của tranh chấp hợp đồng? a) Tranh chấp hợp đồng

Trang 11

- Tranh chấp hợp đồng: là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa các bên tham gia

quan hệ hợp đồng liên quan đến việc thực hiện hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng

- Tranh chấp hợp đồng: là ý kiến không thống nhất của các bên về việc đánh giá

hành vi vi phạm hoặc cách thức giải quyết hậu quả phát sinh từ vi phạm

b) Tranh chấp hợp đồng có những đặc điểm cơ bản sau:

- Phát sinh trực tiếp từ quan hệ hợp đồng, vì vậy luôn thuộc quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp

- Mang yếu tố tài sản và gắn liền lợi ích các bên trong tranh chấp

- Có sự vi phạm thực hiện hoặc không thực hiện nghĩa vụ của một bên hoặc các bên

và do đó làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bên còn lại

- Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp hợp đồng là bình đẳng, thỏa thuận

Câu 8: Trình bày về vấn đề giải quyết tranh chấp hợp đồng?

- Tranh chấp hợp đồng đòi hỏi phải được giải quyết thỏa đáng bằng một phương thức phù hợp để nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp, vừa đảm bảo trật tự pháp luật và kỷ cương xã hội, giáo dục được ý thức tôn trọng pháp luật của công dân, góp phần chủ động ngăn ngừa các vi phạm Hợp đồng

- Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp Hợp đồng phải đảm bảo nhanh chóng, chính xác, đúng pháp luật

- Quyết định giải quyết các tranh chấp Hợp đồng phải có tính khả thi cao, thi hành được và quá trình giải quyết phải đảm bảo tính dân chủ và quyền tự định đoạt của các bên với chi phí giải quyết thấp

- Các bên tranh chấp có thể chọn lựa một phương thức giải quyết tranh chấp Hợp đồng phù hợp trong các phương thức thương lượng, hòa giải, trọng tài hay Tòa án hoặc sử dụng phối hợp nhiều phương pháp

- Các yếu tố tác động chi phối việc các bên chọn lựa phương thức giải quyết các tranh chấp Hợp đồng:

+ Các lợi thế mà phương thức đó có thể mang lại cho các bên

+ Mức độ phù hợp của phương thức đó đối với nội dung và tính chất của tranh chấp Hợp đồng với cả thiện chí của các bên

Trang 12

+ Thái độ hay qui định của nhà nước đối với quyền chọn lựa phương thức giải quyết của các bên

Ưu – nhược điểm của các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng:

Thương

lượng

Thuận tiện, nhanh chóng, đơn giản,

linh hoạt, hiệu quả và ít tốn kém

Bảo vệ được uy tín của các bên, bí

mật trong kinh doanh

Hòa giải Thuận tiện, nhanh chóng, đơn giản,

linh hoạt, hiệu quả và ít tốn kém

Người thứ 3 thường là người có

chuyên môn, kinh nghiệm, am hiểu

lĩnh vực và vấn đề đang tranh chấp

Kết quả hòa giải được ghi nhận và

chứng kiến bởi người thứ 3 nên mức

độ tôn trọng và tự nguyện tuân thủ

các cam kết thường cao hơn thương

lượng

Hòa giải cũng có những hạn chế tương tự thương lượng, bởi vẫn được quyết định trên cơ sở ý chí thỏa thuận cũng như sự tự nguyện thi hành của mỗi bên

Uy tín, bí mật kinh doanh của doanh nghiệp dễ bị ảnh hưởng hơn thương lượng

Chi phí tốn kém hơn thương lượng

Trang 13

Tòa án Phán quyết của tòa án có tính cưỡng

chế cao Nguyên tắc xét xử công

khai của tòa án nguyên tắc được xem

là tiến bộ, mang tính răn đe

Thủ tục tại tòa án thiếu linh hoạt

do phải tuân theo quy định của pháp luật quy định

Bí mật kinh doanh bị tiết lộ

Câu 9: Khái niệm về hợp đồng hàng hải? Luật chi phối hợp đồng hàng hải? Các hoạt động hàng hải phát sinh hợp đồng?

a) Khái niệm về hợp đồng hàng hải:

- Hợp đồng hàng hải là các hợp đồng liên quan đến hoạt động hàng hải như sử dụng tàu biển, thuyền viên, bảo hiểm hàng hải, vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường biển, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường và các hoạt động khác liên quan đến dịch vụ hàng hải

b) Luật chi phối hợp đồng hàng hải:

- Luật quốc gia:

+ Luật hàng hải của từng quốc gia khác biệt nhau bởi biện pháp tiếp cận lập pháp và kĩ thuật pháp lý sử dụng cũng rất khác nhau giữa các nước

+ Luật pháp quốc gia cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi mục tiêu của chính sách hàng hải cũng như các chương trình lập pháp mà các quốc gia theo đuổi Vì thế ở một vài quốc gia, những quy định chủ yếu được đưa ra trong một quy chế chung là bộ luật hàng hải + Ngoài ra có một số nước lại quy định trong các đạo luật ngang cấp khác chi phối

những vấn đề tương ứng

- Các điều ước quốc tế hàng hải:

+ Nguồn luật rất quan trọng, bao gồm nhưng văn kiện quốc tế mang tính đa phương đã được thông qua giữa các chính phủ hoặc bởi các cơ quan tổ chức quốc tế

+ Việc phát triển các công ước hàng hải quốc tế được đề ra trong chương trình hoạt động của nhiều tổ chức quốc tế, chủ yếu là các tổ chức chuyên ngành của Liên hợp

quốc và các tổ chức liên quan

- Án lệ và các tập quán quốc tế:

+ Tại những nước theo thông pháp, phán quyết của tòa án trong quá trình xét xử những

vụ kiện tạo lên những tiền lệ, là nguồn quan trọng trong luật hàng hải

Ngày đăng: 22/05/2019, 15:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w