1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH hãng kiểm toán AASC”

107 330 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 533,07 KB

Nội dung

Việc di chuyển đi lại giữa các địa điểm cũng như khốilượng công việc do đó cũng nhiều hơn so với các khoản mục khác;Cuối cùng, khoản mục HTK thường đa dạng và có thể chịu ảnh hưởnglớn bở

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kếtquả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập

Sinh viên

Đỗ Thị Ngọc Ánh

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 4

1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO 4

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của khoản mục HTK ảnh hưởng tới công tác kiểm toán 4

1.1.1.1 Khái niệm 4

1.1.1.2 Đặc điểm khoản mục HTK ảnh hưởng tới công tác kiểm toán5 1.2 Kiểm soát nội bộ khoản mục HTK 7

1.3 KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HTK TRONG KIỂM TOÁN BCTC 12

1.3.1 Ý nghĩa của Kiểm toán khoản mục HTK trong kiểm toán BCTC 12 1.4 Mục tiêu và căn cứ kiểm toán khoản mục HTK 12

1.4.1.1 Mục tiêu kiểm toán 12

1.4.1.2 Căn cứ kiểm toán khoản mục HTK 14

1.5 Các sai sót thường gặp khi kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính 14

1.6 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 15

1.6.1.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 15

1.6.1.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 19

1.6.1.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán 28

Trang 3

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HTK DO CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC THỰC HIỆN

30

2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC 30

2.1.1 Giới thiệu chung về công ty 30

2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý 31

2.1.3 Các loại hình dịch vụ của công ty 32

2.1.4 Quy trình kiểm toán BCTC chung của công ty 33

2.2 THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HTK DO CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY ABC 34

2.2.1 Chuẩn bị kiểm toán công ty ABC 34

2.2.1.1 Khảo sát và chấp nhận kiểm toán 34

2.2.1.2 Bố trí nhân sự, thời gian và tiến hành kiểm toán 40

2.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán 40

2.2.2.1 Thu thập thông tin cơ sở về công ty ABC 40

2.2.2.2 Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty ABC 42

2.2.2.3 Chương trình kiểm toán HTK đối với công ty ABC 48

2.2.3 Thực hiện kiểm toán 51

2.2.3.1 Chứng kiến kiểm kê HTK 51

2.2.3.2 Lập biểu tổng hợp 55

2.2.3.3 Thủ tục phân tích 56

2.2.3.4 Kiểm tra chi tiết 58

2.2.4 Kết thúc kiểm toán 69

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HTK TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC THỰC HIỆN 73

Trang 4

3.1 NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN

KHOẢN MỤC HTK DO CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC

THỰC HIỆN 73

3.1.1 Ưu điểm 73

3.1.2 Hạn chế 74

3.1.3 Nguyên nhân của thực trạng 77

3.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HTK 78

3.2.1 Sự cần thiết hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục HTK do công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC thực hiện 78

3.2.2 Những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục HTK do công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC thực hiện 78

3.3 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO 81

KẾT LUẬN 85

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của AASC

Sơ đồ 2.2 Quy trình kiểm toán tại AASC

Trang 7

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng 1.1 KSNB đối với HTK

Bảng 1.2 Mục tiêu kiểm toán hàng tồn kho

Bảng 1.3 Cở sở đánh giá mức trọng yếu

Bảng 1.4 Các thủ tục khảo sát nghiệp vụ tăng sản phẩn, vật tư, hàng hóa

Bảng 1.5 Kỹ thuật quan sát vật chất hàng tồn kho

Biểu đồ 2.1: Doanh thu của Công ty trong 8 năm gần đây 31

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của AASC

Sơ đồ 2.2 Quy trình kiểm toán tại AASC

Biểu 2.2 Trích giấy làm việc 4.01của KTV

Biểu 2.4 Trích giấy làm việc 5.03 của KTV

Biểu 2.5 Trích giấy làm việc 4.05 của KTV

Biểu 2.6 Trích giấy làm việc 4.06 của KTV

Biểu 2.7 Trích giấy làm việc C14 của KTV

Biểu 2.8 Trích giấy làm việc C17.1 của KTV

Biểu 2.9 Trích giấy làm việc C17.11 của KTV

Biểu 2.10 Trích giấy làm việc C11 của KTV

Biểu 2.11 Trích giấy làm việc C16 của KTV

Biểu 2.12 Trích giấy làm việc C16.1 của KTV

Biểu 2.13 Trích giấy làm việc C16.32 của KTV

Biểu 2.14 Trích giấy làm việc C16.31 của KTV

Biểu 2.15 Trích giấy làm việc C18.21 của KTV

Biểu 2.16 Trích giấy làm việc C18.22 của KTV

Biểu 2.17 Trích giấy làm việc C18.3 của KTV

Biểu 2.18 Trích giấy làm việc C18.1 của KTV

Biểu 2.19 Trích giấy làm việc C17của KTV

Biểu 2.20 Trích giấy tờ làm việc C11 của KTV

Trang 8

Biểu 2.21 Trích giấy làm việc C12 của KTV

Biểu 2.22 Trích giấy tờ làm việc C13 của KTV

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự hội nhập kinh tếquốc tế, hoạt động kiểm toán trở thành nhu cầu thiết yếu đối với các doanhnghiệp Kiểm toán không những giúp cho xác nhận độ trung thực hợp lý củacác thông tin trên báo cáo tài chính mà còn tư vấn, góp phần nâng cao hiệu quảkinh doanh cho doanh nghiệp

Trên Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, hàng tồn kho thường là mộtkhoản mục có giá trị lớn, các nghiệp vụ phát sinh xoay quanh hàng tồn kho rấtphong phú, phức tạp Sự phức tạp này ảnh hưởng đến công tác tổ chức hạchtoán cũng như việc ghi chép hàng ngày, làm tăng khả năng xảy ra sai phạm đốivới hàng tồn kho Thêm vào đó, các nhà quản trị doanh nghiệp thường có xuhướng phản ánh tăng giá trị hàng tồn kho so với thực tế nhằm mục đích tănggiá trị tài sản doanh nghiệp, minh chứng cho việc mở rộng quy mô sản xuấthay tiềm năng sản xuất trong tương lai… Các sai phạm xảy ra đối với hàng tồnkho có ảnh hưởng tới rất nhiều chỉ tiêu khác nhau trên Báo cáo tài chính củadoanh nghiệp Chính vì vậy, kiểm toán hàng tồn kho được đánh giá là mộttrong những phần hành quan trọng trong kiểm toán Báo cáo tài chính

Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC, em đã

có điều kiện tốt để tiếp cận với thực tế, vận dụng kiến thức đã được trang bịtrong nhà trường vào thực tế từ đó củng cố kiến thức, đi sâu tìm hiểu và nắmbắt cách thức tổ chức kiểm toán Trên cơ sở đó em đã nghiên cứu đề tài:

“Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài

chính tại công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC”.

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Trang 10

Mục đích chính của đề tài là hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mụchàng tồn kho (HTK) trong kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC) do Công tyTNHH Hãng kiểm toán AASC thực hiện.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy trình kiểm toán khoản mục HTKtrong kiểm toán BCTC

Phạm vi nghiên cứu của đề tài “Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồnkho tại Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC” bao gồm các hồ sơ tài liệu,chương trình kiểm toán của Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC, kết hợpvới quá trình quan sát và thực tiễn thực hiện kiểm toán tại các khách hàng củacông ty

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Về ý nghĩa khoa học, luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơbản về quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính docông ty TNHH Hãng kiểm toán AASC thực hiện

Về ý nghĩa thực tiễn, luận văn đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng vàđưa ra ý kiến nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn khotrong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC

Trang 11

5 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Để làm rõ lý luận và thực trạng của quy trình kiểm toán khoản mục HTKtrong kiểm toán BCTC đề tài có sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứusau:

 Phương pháp luận chung: chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vậtlịch sử;

 Phương pháp nghiên cứu cụ thể: nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn, sosánh, phân tích, tổng hợp

6 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục

sơ đồ bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận cơ bản về quy trình kiểm toán hàng tồn kho trongkiểm toán Báo cáo tài chính

Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toánBáo cáo tài chính tại công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC

Chương 3: Một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện quy trình kiểmtoán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Hãng kiểm toánAASC

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo – ThS.NCS Đỗ Thị Thoa và Bangiám đốc Học viện Tài chính cùng tất cả các anh chị trong phòng kiểm toán 3công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quátrình thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này Do thời gian thực tập cóhạn, kiến thức thực tế chưa nhiều nên bài viết của em khó tránh khỏi nhữngthiếu sót Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để bài luận văncủa em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 12

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN MỤC HÀNG TỒN

KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của khoản mục HTK ảnh hưởng tới công tác

kiểm toán

1.1.1.1 Khái niệm

Theo Chuẩn mực kế toán quốc tế về hàng tồn kho (IAS 02) và Chuẩn mực

kế toán Việt Nam số 02 “Hàng tồn kho”, thì hàng tồn kho là những tài sản:

(a) Được giữ để bán trong kì sản xuất kinh doanh bình thường;

(b) Đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang;

(c) Nguyên liệu, vật liệu; công cụ, dụng cụ để sử dụng trong qúa trìnhsản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ

HTK là tài sản lưu động của doanh nghiệp biểu hiện dưới hình thái vậtchất với nhiều hình thức khác nhau Hình thức hàng tồn kho ở từng doanhnghiệp cũng có sự khác biệt tùy thuộc vào bản chất của doanh nghiệp đó.Hàng tồn kho bao gồm:

– Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trênđường, hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến;

– Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán;

– Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoànthành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm;

– Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chếbiến và đã mua đang đi trên đường;

– Chi phí dịch vụ dở dang

Trên BCTC, HTK được trình bày tại bảng cân đối kế toán và thuyếtminh báo cáo tài chính Cụ thể:

Trang 13

Thứ nhất trên BCĐKT, HTK là chỉ tiêu số “IV- Hàng tồn kho”- mã số

140 thuộc phần “A Tài sản ngắn hạn” bao gồm:

+ “1- Hàng tồn kho”- mã số 141 là chỉ tiêu thể hiện tổng số dư Nợ củacác Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi trên đường”, 152 “Nguyên liệu, vậtliệu”, 153 “Công cụ, dụng cụ”, 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”,

155 “Thành phẩm”, 156 “Hàng hóa”, 157 “Hàng gửi đi bán” và TK 158

“Hàng hóa kho bảo thuế”;

+ “2- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” – mã số 149 là chỉ tiêu thể hiện

số dư Có của TK 2294 (ghi âm)

Thứ hai trên thuyết minh BCTC, HTK là chỉ tiêu số “7- Hàng tồn kho”thuộc mục “VI- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trongBCĐKT” Chỉ tiêu này thể hiện số dư cuối năm, đầu năm của tất cả các tàikhoản thuộc khoản mục HTK

Hàng tồn kho được tính theo giá gốc Trường hợp giá trị thuần có thểthực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thựchiện được Khoản mục HTK được trình bày trên BCTC theo giá trị thuần cóthể thực hiện được tại thời điểm lập báo cáo

1.1.1.2 Đặc điểm khoản mục HTK ảnh hưởng tới công tác kiểm toán

Cũng như các khoản mục khác trên BCTC, Khoản mục HTK có vai tròđặc biệt quan trọng đối với BCTC HTK trong mỗi doanh nghiệp gồm nhiềuloại, có vai trò và công dụng khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh.Tuy nhiên nhìn chung, HTK đều có những đặc điểm cơ bản sau:

Một là, HTK là một bộ phận của tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp,chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản lưu động của doanh nghiệp, dễ xảy

ra những sai sót và gian lận Do đó, khối lượng công việc kiểm toán khoảnmục này cũng nhiều hơn so với các khoản mục khác;

Trang 14

Hai là, HTK trong doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn, với chiphí cấu thành nên giá gốc HTK khác nhau Xác định đúng, đủ các yếu tố chiphí cấu thành nên giá gốc HTK sẽ góp phần tính toán, hạch toán đúng, đủ,hợp lý giá gốc HTK và chi phí HTK Việc xác định giá trị HTK ảnh hưởngtrực tiếp tới giá vốn hàng bán do đó ảnh hưởng trọng yếu tới lợi nhuận thuầntrong năm của doanh nghiệp Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trìnhkiểm toán, các kiểm toán viên phải hiểu rõ về phương pháp tính giá thành,tiến hành kiểm tra lại việc tính toán một cách kỹ lưỡng;

Ba là, quá trình hạch toán HTK phụ thuộc vào phương pháp định giáHTK, với mỗi loại HTK doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương pháp khácnhau với các hiệu quả khác nhau Tuy nhiên, doanh nghiệp phải đảm bảo tínhthống nhất giữa các kỳ Đồng thời kế toán cũng sử dụng nhiều nguyên tắc đểphản ánh HTK như nguyên tắc giá gốc, thận trọng, trọng yếu Có nhữngnguyên tắc phụ thuộc vào tính chủ quan của doanh nghiệp nên khả năng xảy

ra sai phạm là rất cao, điển hình như nguyên tắc thận trọng trong việc trích lập

dự phòng giảm giá HTK của doanh nghiệp;

Bốn là, công việc kiểm tra chất lượng, xác định tình hình, giá trị HTKluôn là công việc khó khăn và phức tạp hơn hầu hết các tài sản khác Nhiềukhoản mục HTK rất khó phân loại và định giá như các linh kiện điện tử phứctạp, các công trình xây dựng dở dang Trong quá trình kiểm toán cần phải cócác chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau như vàng, đá quý, hóa chất, xâydựng Việc sử dụng ý kiến chuyên gia cũng làm tăng chi phí kiểm toán;

Năm là, HTK được bảo quản, cất trữ ở nhiều nơi khác nhau, do nhiềungười quản lý Do đó, công việc kiểm soát, kiểm kê, quản lý và sử dụng HTKgặp nhiều khó khăn, đôi khi sẽ bị nhầm lẫn, sai sót và gian lận Các KTVtrong quá trình kiểm toán cũng gặp khó khăn đặc biệt là quá trình tham gia

Trang 15

chứng kiến kiểm kê Việc di chuyển đi lại giữa các địa điểm cũng như khốilượng công việc do đó cũng nhiều hơn so với các khoản mục khác;

Cuối cùng, khoản mục HTK thường đa dạng và có thể chịu ảnh hưởnglớn bởi hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình như bị hư hỏng trong thời giannhất định, dễ bị lỗi thời… gây khó khăn nhất định đối với kiểm toán viêntrong quá trình quan sát, đánh giá và thực hiện các khảo sát cần thiết khi kiểmtoán khoản mục HTK

Do vậy, việc hiểu rõ về đặc điểm của khoản mục HTK giúp KTV nhậnbiết các rủi ro có thể xảy ra liên quan tới HTK Từ đó, KTV có thể xác địnhđược khối lượng công việc kiểm toán cũng như mục tiêu kiểm toán phù hợp

1.2 Kiểm soát nội bộ khoản mục HTK

Quá trình KSNB khoản mục HTK được cụ thể hóa thông qua các khâuvận hành chủ yếu của HTK đó là:

Thứ nhất:Quá trình mua hàng

Một nghiệp vụ mua bắt đầu khi bộ phận kho hoặc bộ phận có nhu cầuviết phiếu yêu cầu mua Phiếu yêu cầu mua được kiểm tra và thông qua bởicấp có thẩm quyền, phải đảm bảo được tính hợp lý, có thật của nhu cầu mua.Sau đó chuyển tới phòng thu mua để lập đơn đặt mua hàng trong đó nêu rõ sốlượng, chủng loại, quy cách sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ yêu cầu

Cần tách biệt giữa nhiệm vụ viết phiếu yêu cầu và phê chuẩn, căn cứ vào

dự toán đã xây dựng, kế hoạch sản xuất, kế hoạch dự trữ đối với loại HTK đótránh việc mua quá nhiều hoặc mua các mặt hàng không cần thiết

Đơn đặt hàng mua cần được đánh số thứ tự sau đó chuyển đến các bộphận có liên quan như: Bộ phận kế toán để hạch toán, bộ phận nhận hàng đểlàm căn cứ đối chiếu

Thứ hai: Quá trình nhận hàng

Trang 16

Quá trình nhận hàng do phòng nhận hàng đảm nhiệm với nhiệm vụ xácđịnh số lượng hàng nhận; kiểm định chất lượng hàng xem có phù hợp với yêucầu trong đơn đặt hàng không, loại bỏ các hàng không đúng quy cách Kếtthúc công việc, phòng nhận hàng lập biên bản nhận hàng và chuyển hàngnhận tới bộ phận kho Bộ phận này được tổ chức độc lập với bộ phận muahàng, lưu hàng và bộ phận vận chuyển.

Thứ ba: Quá trình lưu kho

Khi bộ phận nhận hàng chuyển hàng tới bộ phận kho, hàng nhận lại phảiqua sự kiểm tra của bộ phận kho Hàng chỉ nhập kho khi thỏa mãn yêu cầu về

số lượng và chất lượng Mỗi khi nhập kho, thủ kho phải lập phiếu nhập kho

và sau đó phải thông báo cho phòng kế toán về số lượng đã thực nhập Bộphận lưu kho cần độc lập với các bộ phận khác như thu mua, nhận hàng,thanh tra, thanh toán Đồng thời, doanh nghiệp cần tiến hành đối chiếu thườngxuyên giữa ghi chép của thủ kho với kế toán vật tư để đảm bảo sự khớp đúng,kịp thời phát hiện những chênh lệch nếu có

Thứ tư: Quá trình xuất kho vật tư, hàng hóa

Hàng hóa, vật tư trong kho chịu sự quản lý của bộ phận kho Chỉ đượcxuất khỏi kho khi có yêu cầu sử dụng vật tư, hàng hóa đã được phê duyệt bởicấp có thẩm quyền Khi xuất kho, thủ kho sẽ lập phiếu xuất kho Phiếu xuấtkho và phiếu yêu cầu được lập thành ba liên: Đơn vị có yêu cầu sẽ giữ mộtliên; một liên sẽ giao cho bộ phận kho làm căn cứ hạch toán kho và liên cònlại chuyển cho phòng kế toán làm căn cứ ghi sổ

Thứ năm: Quá trình sản xuất

Việc sản xuất phải được kiểm soát chặt chẽ để có thể đảm bảo rằng công

ty sản xuất hàng hóa đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng, tránh tình trạng ứđọng hàng hóa hoặc khó tiêu thụ đối với một số hàng hóa cụ thể, ngoài ra nócũng giúp công ty tạo ra sự chủ động trong khâu nguyên vật liệu và nhân

Trang 17

công Kể từ khi nguyên vật liệu được chuyển tới cho đến lúc được tạo ra cácsản phẩm hoàn thành, nhập kho thì người giám sát (đốc công, quản lý phânxưởng) phải kiểm soát và nắm chắc tình hình, quá trình sản xuất Sản phẩmhoàn thành bao giờ cũng được kiểm định chất lượng trước khi nhập kho thànhphẩm hoặc chuyển đi tiêu thụ Hoạt động kiểm soát này nhằm phát hiệnnhững sản phẩm hỏng, lỗi và đồng thời giúp doanh nghiệp tránh tình trạng ghigiá trị HTK cao hơn giá trị thực của nó.

Thứ sáu: Quá trình lưu kho thành phẩm

Sản phẩm hoàn thành từ bộ phận sản xuất sau khi được kiểm định vềchất lượng nếu không tiêu thụ ngay thì được nhập kho chờ bán Việc kiểmsoát đối với thành phẩm lưu kho được xem như một phần của chu trình bánhàng - thu tiền Việc lưu kho cần đảm bảo yêu cầu bảo quản sản phẩm, điềukiện an ninh, phòng chống hỏa hoạn Cách thức bố trí kho cũng phải hợp lý,

dễ kiểm soát Việc ghi chép ở kho do thủ kho thực hiện và chịu trách nhiệm

Thứ bảy: Quá trình xuất thành phẩm đi tiêu thụ

Bất cứ việc xuất thành phẩm đi tiêu thụ cũng chỉ được thực hiện khi bộphận kho nhận được sự phê chuẩn hoặc căn cứ xuất kho Thông thường, khiđơn đặt mua hàng của khách hàng đã được phòng kiểm soát tín dụng phêchuẩn thì thủ kho tiến hành xuất kho và lập phiếu xuất kho Chứng từ nàyđược lưu ở thủ kho, bộ phận tiêu thụ và phòng kế toán, bộ phận vận chuyển…Bên cạnh đó HTK còn có việc ghi sổ đối với chi phí sản xuất và ghi sổ

về hàng lưu kho

Để thực hiện tốt các bước công việc phải tiến hành đối với các nghiệp

vụ HTK thì hệ thống KSNB của đơn vị khi xây dựng phải được tuân thủ theocác nguyên tắc cơ bản sau:

Trang 18

+ Thực hiện nguyên tắc phân công phân nhiệm: Đơn vị cần có quy định,

quy chế rõ ràng trong phân công quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của từng

cá nhân trong việc quản lý, sử dụng hàng tồn kho

+ Thực hiện nguyên tắc bất kiêm nhiệm đối với hệ thống: Nguyên tắc

này đòi hỏi phải có sự tách biệt giữa công tác quản lý sử dụng hàng tồn khovới công tác ghi chép HTK; giữa bộ phận quản lý sử dụng hàng tồn kho vớichức năng quyết định và phê chuẩn các nghiệp vụ mua, bán HTK; giữa bộphận quản lý việc mua vào với bộ phận tiếp nhận hàng tồn kho…

+ Thực hiện nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn: Đơn vị phải có các quy

định rõ ràng về thẩm quyền của từng cấp đối với việc phê chuẩn, quản lý và

sử dụng HTK trong doanh nghiệp

Mục tiêu kiểm soát chủ yếu, nội dung và các thể thức tự kiểm soát củađơn vị được khái quát trong bảng sau:

- Quy trình kiểm soát để đảm bảo các nghiệp vụ về HTK được người

có đầy đủ thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với hoạt động của đơn vị;

- Có đầy đủ chứng từ, tài liệu liên quan đến nghiệp vụ như: đề nghị

về nghiệp vụ, hợp đồng mua bán, biên bản giao nhận, hóa đơn mua bán, chứng từ liên quan đến vận chuyển, các phiếu nhập/xuất kho…

- Các chứng từ đều phải hợp pháp, hợp lệ, đã được xử lý để đảm bảo không bị tẩy xóa, sửa chữa và đã được kiểm soát nội bộ;

- Các chứng từ và tài liệu liên quan phải được đánh số và quản lý theo số trên các sổ chi tiết;

- Có các quy định, quy trình kiểm kê đầy đủ, phù hợp và thực hiện đúng các quy trình này, đảm bảo HTK được kiểm kê ít nhất 1 lần

Trang 19

trong một niên độ (đặc biệt là tại thời điểm khóa sổ lập báo cáo).

- Kiểm tra việc sử dụng tỷ giá ngoại tệ để quy đổi với các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ;

- Kiểm soát nội bộ của đơn vị đối với việc phát hiện HTK chậm luân chuyển, lỗi thời, bị tăng giá; việc xác định nhu cầu dự phòng và trích lập dự phòng tăng giá HTK;

- Kiểm soát nội bộ quá trình tính toán, đánh giá các nghiệp vụ và số

dư HTK, phân bổ chi phí và giá thành sản phẩm.

- Đảm bảo sự

cộng dồn đúng

đắn

- Số liệu phải được tính toán tổng hợp đầy đủ, chính xác;

- Có quá trình KSNB các kết quả tính toán;

- So sánh số liệu tổng hợp từ các sổ chi tiết với sổ tổng hợp.

( Nguồn: Giáo trình kiểm toán BCTC – Học Viện Tài Chính)

Trang 20

1.3 KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HTK TRONG KIỂM TOÁN BCTC

1.3.1 Ý nghĩa của Kiểm toán khoản mục HTK trong kiểm toán BCTC

Quy trình Kiểm toán khoản mục Hàng tồn kho bao gồm các bước côngviệc kiểm toán liên quan đến Khoản mục HTK, nhằm giúp KTV thu thậpbằng chứng đúng đắn, thích hợp về HTK Kiểm toán HTK trong kiểm toánBCTC có vai trò quan trọng:

Thứ nhất: đối với đơn vị được kiểm toán: Kiểm toán HTK sẽ giúp chocác doanh nghiệp phát hiện ra các gian lận và sai sót liên quan tới HTK củamình Quan trọng hơn, việc kiểm toán này còn giúp doanh nghiệp nhận thấyđược ưu, nhược điểm của công tác kế toán HTK, các thủ tục kiểm soát đối vớiHTK đang áp dụng, từ đó có những biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạtđộng này

Thứ hai: HTK là khoản mục có quan hệ chặt chẽ với nhiều chu trìnhkhác như: Mua hàng – thanh toán, bán hàng – thu tiền… Do đó, đối với bảnthân kiểm toán viên khi thực hiện kiểm toán khoản mục này họ có liên hệ vớicác phần khác như: giá vồn hàng bán, doanh thu… nhằm nâng cao hiệu quảcông việc Ngoài ra, kết quả của khoản mục này có ảnh hưởng rất lớn đến kếtquả chung của cuộc kiểm toán Do đó, thực hiện kiểm toán HTK một cáchthận trọng sẽ giúp cho kiểm toán viên tránh được những rủi ro trong kiểmtoán

1.4 Mục tiêu và căn cứ kiểm toán khoản mục HTK

1.4.1.1 Mục tiêu kiểm toán

Mục tiêu chung

Phù hợp với mục tiêu chung của kiểm toán BCTC, mục tiêu chung

của kiểm toán khoản mục HTK là KTV phải thu thập đầy đủ bằng chứngthích hợp làm cơ sở nhận xét về độ tin cậy của khoản mục HTK Qua đó,KTV có thể sử dụng kết quả kiểm toán này để tham chiếu kiểm toán các tài

Trang 21

khoản khác Để đạt được mục đích chung này, KTV phải đạt được các mụctiêu cụ thể về kiểm toán khoản mục HTK.

Mục tiêu cụ thể

Đối với khoản mục HTK, do tính chất đặc thù của khoản mục kiểm toánviên đưa ra các mục tiêu kiểm toán cụ thể để đảm bảo các cơ sở dẫn liệu cụthể như sau:

Bảng 1.2 Mục tiêu kiểm toán hàng tồn kho

Tất cả HTK được doanh nghiệp trình bày trên BCTC phải tồn tại thực tế tại thời điểm báo cáo, phải khớp đúng với số liệu kiểm

và đánh

giá

Các nghiệp vụ HTK được xác định theo đúng nguyên tắc, chế độ kế toán hiện hành và được tính đúng đắn.

Số dư HTK được đánh giá đúng theo quy định của Chuẩn mực, chế độ kế toán và doanh nghiệp; Tính

đầy đủ

Các nghiệp vụ HTK phát sinh trong kỳ đều được phản ánh, theo dõi đầy đủ trên các sổ kế toán.

Toàn bộ HTK cuối kỳ được trình bày đầy đủ trên các Báo cáo tài chính;

Tính

đúng đắn

Các nghiệp vụ HTK được phân loại đúng đắn, được hạch toán theo đúng trình tự và phương pháp kế toán.

HTK phải được phân loại đúng đắn để trình bày trên báo cáo tài chính;

Tính

đúng kỳ

Các nghiệp vụ đều được hạch toán đúng

kỳ phát sinh theo nguyên tắc kế toán dồn tích.

Cộng dồn

và báo

cáo

Tính toán tổng hợp số dư HTK đảm bảo đầy đủ, chính xác Các chỉ tiêu liên quan đến HTK trên các BCTC được xác định đúng theo các quy định.

Trang 22

1.4.1.2 Căn cứ kiểm toán khoản mục HTK

Để có thể tiến hành kiểm toán khoản mục hàng tồn kho, kiểm toán viênphải dựa vào các thông tin và tài liệu sau:

- Luật và thông tư, nghị định hướng dẫn liên quan đến quản lý hàng tồnkho;

- Các nội quy, quy chế nội bộ của đơn vị liên quan đến quản lý hàng tồnkho;

- Các tài liệu là căn cứ pháp lý cho các nghiệp vụ hàng tồn kho, chi phí,giá thành như: các hợp đồng mua bán, các kế hoạch sản xuất, các kế hoạchtiêu thụ sản phẩm…

- Các chứng từ phát sinh liên quan tới hàng tồn kho như: hóa đơn muabán, các chứng từ nhập xuất kho, lắp đặt, các chứng từ thanh toán có liênquan như: phiếu chi, giấy báo nợ, phiếu thu, giấy báo có…

- Các tài liệu kiểm kê thực tế, các bảng kê Các tài liệu trích lập và hoànnhập dự phòng nợ phải thu khó đòi…

- Các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của các tài khoản liên quan như: sổchi tiết các tài khoản hàng tồn kho, thẻ và sổ kho;

- Các báo cáo kế toán tổng hợp và chi tiết của các tài khoản có liên quannhư: báo cáo hàng tồn kho, báo cáo sản xuất, báo cáo tiêu thụ, báo cáo sảnphẩm hoàn thành, báo cáo thanh toán…

- Các BCTC khác có liên quan

1.5 Các sai sót thường gặp khi kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính

- Không tiến hành kiểm kê HTK tại thời điểm 31/12 năm tài chính

- Ghi nhận HTK không có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ: mua hàng với

số lượng lớn nhưng không có hợp đồng, hóa đơn mua hàng không đúng quy định,

Trang 23

không ghi phiếu nhập kho, không có biên bản giao nhận hàng, không có biên bảnđánh giá chất lượng hàng tồn kho.

- Xác định và ghi nhận sai giá gốc HTK

- Phương pháp tính giá xuất kho, xác định giá trị sản phẩm dở dang chưaphù hợp hoặc không nhất quán

- Hạch toán HTK giữ hộ vào tài khoản 152 mà không theo dõi trên sổ chitiết hàng nhận giữ hộ

- Không trích lập dự phòng tăng giá HTK hoặc trích lập không dựa trên cơ

sở giá thị trường, lập dự phòng cho hàng hóa giữ hộ không thuộc quyền sở hữucủa doanh nghiệp Trích lập dự phòng không đủ hồ sơ hợp lệ

- Chưa xử lý vật tư, hàng hóa phát hiện thừa, thiếu khi kiểm kê

- Chênh lệch kiểm kê thực tế và sổ kế toán, thẻ kho, chênh lệch sổ chi tiết,

sổ cái, bảng cân đối kế toán

- Hạch toán nhập, xuất HTK không đúng kỳ

1.6 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.6.1.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Theo VAS 300 “ Lập kế hoạch kiểm toán”, lập kế hoạch kiểm toán đốivới khoản mục HTK bao gồm: lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và thiết kếchương trình kiểm toán về HTK

Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát về HTK

Thứ nhất: Thu thập thông tin cơ sở về khách hàng liên quan đến hàng

Trang 24

Hai là, kiểm toán viên trao đổi trực tiếp với ban giám đốc và các nhân viêncủa công ty khách hàng về các vấn đề liên quan đến khoản mục hàng tồn kho củacông ty;

Ba là, tham quan nhà xưởng, kho bãi Phương pháp này rất hữu dụng, chophép KTV có được bức tranh khái quát về cách tổ chức sản xuất, quản lý HTKcủa công ty khách hàng

Thứ hai: Thực hiện các thủ tục phân tích đối với khoản mục hàng tồn

kho

Các thủ tục phân tích ở đây chủ yếu được thực hiện cho các số liệu trênBCTC Đối với khoản mục HTK, KTV thường: so sánh số liệu về mức độ biếnđộng số dư HTK cuối niên độ này với cuối niên độ trước ; so sánh số liệu thực tế

và kế hoạch ; so sánh giá bán bình quân sản phẩm công ty với giá bán bình quâncủa ngành

Qua việc thực hiện các thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch KTV

sẽ phát hiện ra các biến động bất thường Trên cơ sở đó xác định những khoảnmục cần phải tiến hành các thủ tục kiểm toán khác nhằm phát hiện những sai sót

Thứ ba: Đánh giá trọng yếu và rủi ro tiềm tàng đối với hàng tồn kho

 Đánh giá trọng yếu

Trọng yếu ở đây được hiểu là tầm cỡ (hay quy mô) và bản chất các saiphạm của các thông tin tài chính mà trong bối cảnh cụ thể nếu dựa vào cácthông tin này để xét đoán thì sẽ rút ra kết luận sai lầm

Về mặt định lượng, trọng yếu thường được đánh giá trong giới hạn nằmgiữa mức tối thiểu và mức tối đa Khi đó mức trọng yếu của một sai phạmđược đánh giá như sau:

Bảng 1.3 Cở sở đánh giá mức trọng yếuSai phạm < giới hạn tối

Trang 25

Không trọng yếu Trọng yếu Rất trọng yếu

Về mặt định tính, những sai phạm luôn được coi là trọng yếu gồm: mọihành vi gian lận, các sai sót có quy mô nhỏ nhưng mang tính hệ thống, các saiphạm làm ảnh hưởng đến thu nhập

Sau khi đã ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho toàn bộ BCTC,kiểm toán viên sẽ phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục trên BCTC.Việc phân bổ này chủ yếu dựa trên bản chất của các khoản mục, rủi ro tiềmtàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá sơ bộ đối với các khoản mục Hàng tồnkho với đặc điểm đa dạng về chủng loại nên các ước lượng ban đầu còn đượckiểm toán viên phân bổ chi tiết cho từng loại hàng tồn kho

 Đánh giá rủi ro tiềm tàng

Rủi ro tiềm tàng là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ,từng khoản mục trong BCTC chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽhoặc tính gộp, mặc dù có hay không hệ thống kiểm soát nội bộ

Riêng đối với khoản mục hàng tồn kho, kiểm toán viên cần quan tâm tớinhững nhân tố chủ yếu sau:

Trên phương diện BCTC: Sự liêm khiết, kinh nghiệm và hiểu biết của

ban giám đốc, thay đổi thành phần ban quản lý trong niên độ kế toán (nếu có);Trình độ và kinh nghiệm chuyên môn của kế toán; Đặc điểm hoạt động củađơn vị như cơ cấu vốn, công nghệ…; Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt độngnhư biến động về kinh tế, sự thay đổi thị trường, sự cạnh tranh…

Ngoài ra khi lập kế hoạch kiểm toán HTK, KTV cần phải chú ý rằng rủi

ro tiềm tàng thường xảy ra đối với cơ sở dẫn liệu về sự hiện hữu hoặc phátsinh, đo lường và tính giá trị Do doanh nghiệp thường có xu hướng trình bàygiá trị hàng tồn kho cao hơn so với thực tế bằng cách ghi tăng số lượng hoặcđơn giá, việc này dễ thực hiện hơn so với các tài sản khác (tiền, phải thukhách hàng ) vì thiếu bằng chứng độc lập từ bên thứ ba

Trang 26

Trên phương diện số dư tài khoản và loại nghiệp vụ: BCTC có thể chứa

đựng những sai sót như có những điều chỉnh liên quan đến niên độ trước,trong năm tài chính có những thay đổi những chính sách kế toán; mức độ dễmất mát, biển thủ tài sản do hàng tồn kho được bảo quản ở nhiều nơi khácnhau; cơ hội xảy ra các sai phạm cao do số lượng, các nghiệp vụ mua, sảnxuất, tiêu thụ thường xảy ra nhiều; sự phức tạp trong đo lường và tính toán

Thứ tư: Đánh giá hệ thống KSNB đối với hàng tồn kho

Quá trình đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng gồm hai bước:

Bước 1: Thu thập hiểu biết về hệ thống KSNB đối với hàng tồn kho

Kiểm toán viên cần quan tâm đến các khía cạnh sau:

Một là, môi trường kiểm soát hàng tồn kho

KTV cần xem xét các thủ tục, quy định đối với chức năng của HTK, cũngnhư việc kiểm soát đối với sản xuất, xem xét việc ban hành quyết định, triểnkhai, giám sát và kiểm tra việc thực hiện có được xuyên suốt không KTV cũngphải xem xét quy định về quyền hạn và trách nhiệm của từng vị trí quản lý cũngnhư tính trung thực, trình độ, tư cách của từng nhân viên

Hai là, hệ thống kế toán hàng tồn kho

KTV cần kiểm tra chính sách kế toán mà khách hàng áp dụng và kháchhàng có tuân theo chính sách đó không Hệ thống kế toán HTK của khách hàng

có hữu hiệu không, tức là: việc xác định và ghi sổ tất cả các nghiệp vụ về HTK

là có thực; phản ánh các nghiệp vụ kịp thời và đầy đủ; định giá các nghiệp vụphản ánh chính xác; trình bày các nghiệp vụ HTK và các khoản liên quan mộtcách chính xác trong BCTC

Ba là, thủ tục kiểm soát hàng tồn kho

KTV kiểm tra và đánh giá mức độ phù hợp, đầy đủ của các quy chế kiểmsoát khoản mục HTK KTV phải khẳng định được các quy chế đó được xây

Trang 27

dựng đúng nguyên tắc: bất kiêm nhiệm, phân công phân nhiệm, ủy quyền phêchuẩn Cuối năm HTK phải được kiểm kê, đối chiếu số liệu thực tế với sổ sách.

Bốn là, kiểm toán nội bộ

KTV xem xét khách hàng có bộ phận kiểm toán nội bộ không Nếu có, bộphận này có nhiệm vụ gì, có tiến hành các cuộc kiểm toán nội bộ thường xuyênhoặc bất thường đối với HTK của công ty không (KTV tiến hành quan sát thực

tế, phỏng vấn nhân viên và ban giám đốc )

Bước 2: Mô tả hệ thống KSNB và áp dụng cho khoản mục

Để mô tả hệ thống KSNB đối với HTK, kiểm toán viên sử dụng riêng lẻhoặc kết hợp cả ba phương pháp sau tùy đặc điểm của khách hàng kiểm toán vàquy mô kiểm toán: bảng câu hỏi về hệ thống KSNB, bảng tường thuật, lưu đồ

Dựa vào các thông tin thu thập được trong giai đoạn lập kế hoạch, bướctiếp theo kiểm toán viên sẽ thiết kế và soạn thảo chương trình kiểm toán

Thiết kế chương trình kiểm toán

Thiết kế chương trình kiểm toán HTK là đưa ra các hướng dẫn về mụctiêu kiểm toán cụ thể, nội dung kiểm toán, các thủ tục kiểm toán, kỹ thuật kiểmtoán cần áp dụng, những tài liệu cần thu thập nhằm giúp KTV kiểm toán khoảnmục HTK đạt được mục tiêu kiểm toán Chương trình kiểm toán được thiết kếdựa trên kế hoạch kiểm toán tổng thể và là căn cứ để phân công công việc, hỗ trợcông tác kiểm tra chất lượng công việc trong nhóm kiểm toán do đó cần đảm bảocác thủ tục kiểm toán chi tiết, hữu hiệu

1.6.1.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Thực hiện kế hoạch kiểm toán đối với kiểm toán khoản mục HTK là quátrình sử dụng các kỹ thuật kiểm toán thích hợp để thu thập bằng chứng kiểmtoán nhằm đưa ra ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lý củakhoản mục HTK trên BCTC Các bước công việc chính của KTV tronggiai đoạn này bao gồm:

Trang 28

Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

Thử nghiệm kiểm soát được triển khai dựa trên hai giác độ: hệ thốngKSNB được thiết kế có phù hợp đảm bảo khả năng kiểm soát hay không vàquá trình thực hiện có đảm báo tính liên tục, duy trì tính hiệu lực của hệ thốnghay không nhằm đánh giá rủi ro kiểm soát đối với HTK

Các thử nghiệm kiểm soát thường được áp dụng là kiểm tra tài liệu, cácquy định của đơn vị về xây dựng và duy trì hoạt động của hệ thống, quan sát

sự vận hành, phỏng vấn người có trách nhiệm trong đơn vị khách hàng

Ngoài các tìm hiểu, đánh giá sơ bộ ban đầu về hệ thống KSNB củakhách hàng liên quan đến HTK; KTV còn thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

cụ thể cho từng khâu trong hệ thống KSNB của đơn vị bao gồm:

Đối với quá trình mua hàng

Các thủ tục kiểm soát cụ thể mà KTV sẽ thực hiện:

- Quan sát quá trình lập phiếu yêu cầu mua, kiểm tra chữ ký

- Thực hiện phỏng vấn các nhân viên để kiểm tra tính độc lập của các bộphận như người mua hàng với người nhận hàng, thủ kho…

Đối với quá trình nhập, xuất kho hàng

- Kiểm tra xem các thủ tục nhập, xuất kho hàng có đúng nguyên tắc và

thủ tục quy định không (của thủ kho và các bộ phận liên quan)

- Kiểm tra việc tuân thủ nguyên tắc kiểm tra chất lượng hàng nhập, xuất

- Kiểm tra việc thực hiện nguyên tắc bất kiêm nhiệm giữa thủ kho, người

giao nhận hàng, kế toán, người kiểm tra chất lượng

Đối với quá trình sản xuất

- Kiểm tra việc theo dõi sản xuất ở các bộ phận có chặt chẽ không

- Kiểm tra việc ghi chép nhật ký, lập báo cáo sản xuất tại các bộ phận

- Kiểm tra quy trình làm việc của bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm

- Quan sát việc bảo quản vật liệu, sản phẩm dở dang; xem xét quy trìnhkiểm kê của đơn vị

Đối với quá trình bảo quản hàng ở kho

Trang 29

- Xem xét hệ thống kho hàng, bến bãi, nhà xưởng sản xuất của đơn vị.

- Kiểm tra xem xét các quy chế, quy định liên quan đến việc bảo vệ HTKtại đơn vị; kiểm tra trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo vệ HTK ( phòngcháy chữa cháy, đảm bảo chất lượng hàng hóa )

- Kiểm tra việc tổ chức sắp xếp hàng trong kho, bộ phận sản xuất

- Xem xét năng lực, tinh thần trách nhiệm và độ tin cậy của thủ kho

Trên cơ sở kết quả khảo sát, đánh giá về KSNB, KTV sẽ xác định phạm

vi thực hiện các thử nghiệm cơ bản và lựa chọn các thử nghiệm cơ bản phù hợp đặc biệt là các thử nghiệm chi tiết về nghiệp vụ và số dư tài khoản.

Thực hiện các thử nghiệm cơ bản

Thủ tục phân tích thường tiến hành gồm: phân tích các thông tin tàichính và phân tích các thông tin phi tài chính liên quan

 Phân tích các thông tin tài chính

Các kỹ thuật phân tích chủ yếu có thể sử dụng bao gồm:

- Kỹ thuật phân tích xu hướng: So sánh số dư của HTK cuối kỳ với đầu năm(hoặc các kỳ trước); So sánh giá thành phẩm kỳ này với kỳ trước Việc so sánh cóthể tiến hành với từng tháng, từng quý Kỹ thuật phân tích ngang thường được sửdụng để xem xét xu hướng biến động của các chỉ tiêu nhằm xác định các biếnđộng bất thường, dự đoán trước các rủi ro có thể xảy ra

- Kỹ thuật phân tích tỷ suất: Một số tỷ suất chủ yếu thường được phân tíchnhư:

+ So sánh số vòng luân chuyển HTK với các kỳ trước và với số liệu bìnhquân ngành

Số vòng luân chuyển HTK= Giá vốn hàng bán trong

kỳ

Số dư bình quân HTK

Trang 30

Trong đó:

+ So sánh tỷ lệ lãi gộp với các kỳ trước với số liệu bình quân ngành

Việc so sánh hai tỷ suất trên có thể được thực hiện cho toàn bộ HTK hoặctừng loại HTK cho phép KTV đánh giá được các biến động và khả năng sai sót cóthể có liên quan đến HTK của đơn vị

Phân tích các thông tin phi tài chính

Các thông tin phi tài chính có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếpđến thông tin tài chính của HTK rất đa dạng như: thông tin về môi trường kinhdoanh, đặc thù kinh doanh, giá cả thị trường, công tác quản lý, KSNB của đơnvị Việc phân tích các thông tin phi tài chính cũng giúp cho các KTV đưa ra cáckết luận chính xác hơn trong quá trình kiểm toán HTK

b) Thủ tục kiểm tra chi tiết

Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ HTK

- Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng sản phẩm, vật tư, hàng hóa

Việc kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng HTK (do mua ngoài cũng như dođơn vị tự sản xuất) đều bám sát các mục tiêu kiểm toán cụ thể, được thực hiệntheo các thủ tục như sau:

Bảng 1.4 Các thủ tục khảo sát nghiệp vụ tăng sản phẩn, vật tư, hàng hóa

Mục tiêu Các khảo sát nghiệp vụ thông thường

Số dư bình quân HTK = Số dư HTK đầu kỳ + Số dư HTK cuối kỳ

2

Tỷ lệ lãi gộp =

Tổng lãi gộpTổng doanh thu

Trang 31

Đảm bảo cơ

sở dẫn liệu sự

phát sinh

-Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ liên quan đến nghiệp

vụ tăng HTK do mua ngoài và nhập kho sản phẩm do đơn vị tự sản xuất

-Đối chiếu ghi chép nghiệp vụ trên sổ kế toán với chứng từ

-Xem xét tính cân đối của vật liệu dùng sản xuất với số lượng sản phẩm nhập kho và số lượng sản phẩm dở dang.

-Chọn mẫu một số nghiệp vụ để tính toán lại trên cơ sở chứng từ đã kiểm tra

-HTK tăng do tự sản xuất việc xem xét phải dựa trên kết quả tính giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ.

cộng dồn

- Kiểm tra tính đầy đủ, đúng đắn của việc cộng dồn số liệu trên các sổ

- Đối chiếu số liệu giữa các sổ, nếu cần thiết tiến hành cộng lại số liệu.

- Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ giảm sản phẩm, vật tư, hàng hóa

Đối với các nghiệp vụ xuất kho sản phẩm, vật tư, hàng hóa để tiêu thụ, nhằm

khẳng định kế toán của đơn vị đã phản ánh giá vốn hàng bán phù hợp với doanhthu ghi nhận trong kỳ, kiểm tra việc xác định giá vốn hàng bán của đơn vị trong

kỳ là phù hợp và đúng đắn, KTV có thể thực hiện các thủ tục sau:

+ Thu thập số liệu về số lượng HTK được tiêu thụ trong kỳ từ kết quả kiểmtoán chu kỳ Bán hàng và thu tiền, tiến hành xác định số ước tính về giá vốn hàngbán và so sánh với tổng giá vốn hàng bán đã xác định của đơn vị;

Trang 32

+ Tiến hành kiểm tra phương pháp mà đơn vị đã áp dụng để xác định trị giáxuất kho của sản phẩm, vật tư, hàng hóa; đánh giá sự phù hợp, nhất quán củaphương pháp đó;

+ Đối chiếu số liệu để đảm bảo sự phù hợp về số lượng HTK đã xuất bántrong kỳ trên các sổ chi tiết với số liệu của bộ phận kế toán bán hàng, bộ phận bánhàng;

+ Chọn mẫu một số mặt hàng, hoặc một số nghiệp vụ để kiểm tra lại kết quảtính toán;

+ Kiểm tra nghiệp vụ phát sinh vào cuối niên độ kế toán và đầu niên độ

kế toán sau để đảm bảo sự đúng kỳ và phù hợp với việc ghi nhận doanh thucủa đơn vị

Đối với các nghiệp vụ xuất kho vật tư phục vụ quá trình sản xuất, kinh doanh, mục tiêu kiểm toán đối với các nghiệp vụ này là đảm bảo tính đúng đắn,

đầy đủ, phù hợp đối với các khoản chi phí được tập hợp trong kỳ của đơn vị Thủtục kiểm toán mà KTV có thể áp dụng:

+ Đối chiếu số liệu trên bảng kê xuất vật tư với bảng phân bổ vật tư, các

sổ chi tiết để đảm bảo các nghiệp vụ được phản ánh đầy đủ vào các Sổ kếtoán chi phí;

+ Đối chiếu mục đích xuất dùng vật tư trên các phiếu xuất kho, các yêu cầulĩnh vật tư được phê duyệt và sổ chi tiết chi phí, bảng phân bổ vật tư để đảm bảogiá trị các khoản vật tư xuất dùng được phản ảnh đúng vào các tài khoản chi phíliên quan

- Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ tập hợp chi phí HTK

Đối với quá trình kiểm toán các nghiệp vụ tập hợp chi phí, mục tiêu cụ thểcủa KTV là:

+ Xác minh về sự đảm bảo việc phân loại các khoản chi phí của đơn vị đượcthực hiện theo đúng quy định và yêu cầu

Trang 33

+ Xác minh về sự đảm bảo các khoản chi phí phát sinh đề được tập hợp đầy

đủ, đúng kỳ, đúng đối tượng tập hợp Quá trình phân bổ chi phí cho các đối tượngđược thực hiện hợp lý, nhất quán với các kỳ trước

+ Việc tính giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ được thực hiện đúng đắn,nhất quán với các kỳ trước

Để thực hiện các mục tiêu kiểm toán này, KTV thường thực hiện các thủ tụckiểm toán sau:

Đối với quá trình tập hợp chi phí

+Kiểm tra việc phân loại chi phí của đơn vị nhằm đảm bảo các khoản chiphí được phân loại là đúng đắn, phù hợp

+Xem xét, đánh giá tính hợp lý và nhất quán của đơn vị trong việc xácđịnh đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành

+Xem xét việc hạch toán các khoản chi phí có đầy đủ, đúng phạm vi củatừng khoản mục chi phí đã xác định hay không

+ Kiểm tra các phương pháp tính toán, phân bổ chi phí cho các đối tượngnhằm đảm bảo việc tính toán là đúng đắn và nhất toán

Đối với quá trình tính giá thành sản phẩm

+ Kiểm tra, xem xét nội dung và phạm vi các khoản chi phí mà đơn vịxác định để tính vào giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ

+ Lưu ý đến các khoản chi phí vượt mức bình thường phát sinh, cáckhoản chi phí sản xuất chung hoạt động dưới công xuất

+ Kiểm tra lại nguồn số liệu để tính giá thành sản phẩm bằng cách đốichiếu số liệu trên các bảng tính giá thành với số liệu kế toán chi phí

+ Kiểm tra phương pháp tính giá thành mà đơn vị áp dụng, đánh giá tínhhợp lý, nhất quán Có thể chọn mẫu một số loại sản phẩm để tính toán lại

Kiểm tra chi tiết số dư HTK

Sau khi thực hiện các thủ tục khảo sát nghiệp vụ đối với HTK Để có thể đưa

ra kết luận về các chỉ tiêu có liên quan đến HTK trên BCTC của đơn vị, KTV phải

Trang 34

tiến hành các thủ tục kiểm toán số dư HTK Việc kiểm tra chi tiết số dư tài khoảnbao gồm số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ.

Đối với số dư đầu kỳ, việc xem xét số dư đầu kỳ HTK được tiến hành tùythuộc vào BCTC năm trước của khách hàng đã được kiểm toán hay chưa và nếu

đã được kiểm toán thì do doanh nghiệp kiểm toán nào thực hiện Nếu chưa đượckiểm toán, KTV chưa tin tưởng vào kết quả kiểm toán năm trước thì KTV phải ápdụng các thủ tục kiểm toán bổ sung

Đối với số dư cuối kỳ, KTV cần xác minh cho các CSDL cơ bản như: Sựhiện hữu, quyền và nghĩa vụ, sự tính toán đánh giá, cộng dồn và báo cáo

Sau đây là một số thủ tục kiểm toán có tính đặc thù đối với HTK:

- Quan sát kiểm kê hàng tồn kho

Quan sát kiểm kê HTK là công việc đòi hỏi KTV phải có mặt vào thờiđiểm kiểm kê của doanh nghiệp Bằng các biện pháp quan sát, khảo sát, thẩm vấnthích hợp để xác định sự tồn tại vật chất, quyền sở hữu hàng tồn kho và nhữngthông tin liên quan đến chất lượng hàng tồn kho

Các kỹ thuật quan sát vật chất hàng tồn kho có thể khái quát theo bảng sau:

Trang 35

Bảng 1.5 Kỹ thuật quan sát vật chất hàng tồn kho

Mục tiêu Kỹ thuật kiểm toán áp dụng Phương pháp

1 Hiện hữu Chọn mẫu ngẫu nhiên một số thẻ kho đối

chiếu với hàng tồn kho thực tế

- Đối chiếu trực tiếp về

- Kiểm tra sự liên tục số thứ tự các thẻ kho đã được sử dụng và chưa được sử dụng.

- Đối chiếu trực tiếp.

- Quan sát nơi giữ hàng gửi bán.

- Phỏng vấn về hàng gửi bán.

-Kiểm tra việc xác định và lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

+ Kiểm tra lại các chính sách mà đơn vị áp dụng để xác định hàng tồnkho bị giảm giá và mức độ dự phòng trích lập cho số hàng tồn kho bị giảmgiá Đánh giá tính hợp lý và nhất quán của các chính sách này

+ Xem xét và kiểm tra cách thưucs đơn vị nhận dạng và tách biệt nhữnghàng hóa chậm lưu chuyển, mất phẩm chất hoặc lỗi thời

+ Xem xét giá bán của các sản phẩm, hàng hóa sau ngày khóa sổ đểchứng minh cho sự giảm giá của hàng tồn kho

+ Thực hiện ước tính độc lập đối với mức dự phòng được trích lập

Trang 36

+ Kiểm tra lại kết quả xác định mức dự phòng cần trích lập đối với hàngtồn kho giảm giá của đơn vị Kiểm tra quá trình hạch toán dự phòng giảm giáhàng tồn kho.

1.6.1.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán

- Đánh giá các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ liên quan HTK

Đánh giá sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ liên quan tới HTK làthủ tục cần thiết trước khi KTV đưa ra ý kiến kiểm toán, nhằm mục đích khẳngđịnh lại sự tin cậy của các bằng chứng kiểm toán đã thu thập được

- Đánh giá tính hoạt động liên tục

Sau khi thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung đảm bảo tính hoạt động liêntục là có cơ sở, KTV có thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn bộ đối với HTK

- Tổng hợp các kết quả kiểm toán hàng tồn kho

Trong giai đoạn này, trưởng nhóm kiểm toán sẽ tổng hợp kết quả kiểm toánliên quan tới HTK, tiến hành thảo luận với ban giám đốc của khách hàng để thốngnhất bút toán điều chỉnh Nếu khách hàng đồng ý với những điều chỉnh của kiểmtoán viên thì các bút toán này sẽ được tổng hợp trên giấy tờ làm việc và tính số dưcác khoản mục hàng tồn kho trên BCTC Ngược lại, nếu khách hàng không đồng

ý với các bút toán điều chỉnh đó và kiểm toán viên cho rằng các sai lệch đó ảnhhưởng trọng yếu tới báo cáo tài chính thì công ty kiểm toán sẽ đưa ra ý kiến từchối đưa ra ý kiến về khoản mục hàng tồn kho

- Các vấn đề cần tiếp tục theo dõi sau kiểm toán

+ Việc thực hiện điều chỉnh số liệu kế toán theo ý kiến của KTV có đượcphản ánh đầy đủ, kịp thời vào các sổ kế toán có liên quan hay không

+ Giải pháp của đơn vị đối với những vấn đề tồn tại mà KTV phát hiện+ Các sai sót đã được phát hiện trong cuộc kiểm toán sơ bộ có được xử lýkhông và mức độ ảnh hưởng đến BCTC cuối niên độ (nếu có)

Trang 37

Những nội dung trình bày ở trên chỉ là những nội dung cơ bản mang tínhchất lý luận Trong thực tế kiểm toán, kiểm toán viên có thể có sự điều chỉnh cácbước công việc thực hiện cho phù hợp với từng khách hàng cụ thể mà vẫn đảmbảo tính tuân thủ các chuẩn mực cũng như các quy định hiện hành.

Trang 38

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HTK

DO CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC THỰC HIỆN 2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASC 2.1.1 Giới thiệu chung về công ty

Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC được chuyển đổi từ doanhnghiệp nhà nước, với tiền thân là Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán

và Kiểm toán - thành lập ngày 13/05/1991 theo Quyết định số 164 TC/TCCBcủa Bộ trưởng Bộ Tài chính AASC là một trong hai tổ chức hợp pháp đượcthành lập đầu tiên và lớn nhất ở Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán,

kế toán, tư vấn tài chính, thuế và xác định giá trị doanh nghiệp

Hiện tại, AASC có trụ sở chính đặt tại Hà Nội, chi nhánh tại TP Hồ ChíMinh và Văn phòng đại diện tại Quảng Ninh

Năm 2007, AASC chuyển đổi từ Doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Tàichính thành Công ty TNHH có hai thành viên trở lên

Năm 2009, AASC đã đạt giải thưởng Cúp Vàng “Thương hiệu Chứngkhoán Uy tín – 2009” và Danh hiệu “Tổ chức Trung gian và hỗ trợ dịch vụtiêu biểu” dành cho các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam Năm 2010, AASC vinh dự nhận Cờ Thi đua “Đơn vị dẫn đầu Phong tràoThi đua” của Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam traotặng, nhận Danh hiệu “Doanh nghiệp tiêu biểu 2010” và Cúp Thăng Long của

Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội

Năm 2011, AASC bắt đầu gia nhập HLB - mạng lưới quốc tế các hãngkiểm toán và tư vấn quản trị doanh nghiệp

Năm 2013, AASC đổi tên thành Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC,công bố Logo mới, ra mắt Công ty TNHH Tư vấn AASC và Cộng sự (ACG)

Trang 39

Logo mới này của AASC đã được nghiên cứu trongnhiều năm bởi các chuyên gia trong lĩnh vực thương hiệu và marketing, đồngthời cũng là ý tưởng của nhiều thế hệ Lãnh đạo, Kiểm toán viên và cán bộnhân viên AASC Logo mới được xây dựng trên các giá trị cốt lõi, giá trịtruyền thống đã làm nên thương hiệu của AASC trong suốt 22 năm qua, bao

gồm: Minh bạch – Độc lập – Am hiểu – Tin cậy – Bền vững

Về kết quả hoạt động kinh doanh , doanh thu, lợi nhuận của Công tyngày càng tăng và tương đối ổn định qua các năm

Biểu 2.1: Doanh thu qua 8 năm kể từ khi chuyển đổi thành Công ty TNHH

Trang 40

2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý

Hiện tại, AASC có đội ngũ cán bộ gồm trên 400 cán bộ, KTV, kỹ thuậtviên, trợ lý kiểm toán, được đào tạo đại học và trên đại học chuyên ngành tàichính, ngân hàng - kế toán và kiểm toán ở trong nước và ở nước ngoài Trong

đó có 84 KTV được cấp chứng chỉ kiểm toán, 04 KTV có chứng chỉ ACCA,

01 KTV có chứng chỉ CPA Hoa Kỳ, 01 KTV có chứng chỉ CPA Úc, 18 Thẩmđịnh viên quốc gia về giá và hàng trăm cộng tác viên bao gồm các Giáo sư,Tiến sỹ, Kiểm toán viên

Cơ cấu tổ chức của Công ty bao gồm:

-Phòng kiểm soát chất lượng

-Các phòng nghiệp vụ: Phòng kiểm toán 1, phòng kiểm toán 2, phòngkiểm toán 3, phòng kiểm toán 5, phòng kiểm toán 6, phòng kiểm toán 7,phòng kiểm toán dự án, phòng dịch vụ đầu tư nước ngoài, phòng kiểm toánđầu tư xây dựng cơ bản

-Chi nhánh công ty tại Quảng Ninh và TP Hồ Chí Minh

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của AASC

Ngày đăng: 22/05/2019, 13:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w