1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiểm toán khoản mục TSCĐ trong quy trình kiểm toán BCTC do công ty TNHH kiểm toán và tư vấn đầu tư tài chính châu Á(FADACO) thực hiện

150 286 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 150
Dung lượng 817,14 KB

Nội dung

Khái quát chung về khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính...4 1.1.1.Khái niệm, đặc điểm và phân loại tài sản cố định...4 1.1.2.Tổ chức hệ thống chứng từ sổ sách kế t

Trang 1

MỤC LỤ

MỤC LỤC i

DANH MỤC BẢNG BIỂU – SƠ ĐỒ iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 4

1.1 Khái quát chung về khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính 4

1.1.1.Khái niệm, đặc điểm và phân loại tài sản cố định 4

1.1.2.Tổ chức hệ thống chứng từ sổ sách kế toán khoản TSCĐ 6

1.1.3.Hệ thống kiểm soát nội bộ với tài sản cố định 14

1.2.Quá trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CHÂU Á – CHI NHÁNH HÀ NỘI THỰC HIỆN

44

2.1 Khái quát về công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Đầu tư Tài chính Châu Á – Chi nhánh Hà nội 44

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty 44

2.1.2.Khái quát hoạt động kinh doanh của công ty 45

2.1.3.Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 47

2.1.4.Sự phát triển của Công ty FADACO trên thị trường kiểm toán Việt Nam 49

2.1.5.Các loại hình dịch vụ của công ty 50

2.1.6.Đặc điểm tổ chức, quản lý kiểm toán 53

Trang 2

2.1.7.Đặc điểm hồ sơ kiểm toán 63

2.1.8.Kiểm soát chất lượng công việc kiểm toán 66

2.2.Thực trạng quy trình kiểm toán TSCĐ do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Đầu tư Tài chính Châu Á thực hiện tại khách hàng ABC 69

2.2.1.Lập kế hoạch kiểm toán 70

2.2.2.Thực hiện kiểm toán 92

2.2.3.Tổng hợp kết quả 112

2.3.Đánh giá thực trạng quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán FADACO 116

2.3.1.Đánh giá chung về công tác kiểm toán tại công ty FADACO 116

2.3.2.Đánh giá thực trạng quy trình kiểm toán tài sản cố định do công ty TNHH Kiểm toán FADACO thực hiện 117

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CHẤU Á -FADACO THỰC HIỆN 123

3.1.Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định tại công ty TNHH Kiểm toán FADACO 123

3.2.Những nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính 124

3.3.Một số giải pháp và điều kiện nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty FADACO thực hiện

126

3.3.1.Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán tài sản cố định 126 3.3.2.Hoàn thiện việc thực hiện kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo

Trang 3

3.3.3.Hoàn thiện công tác tổng hợp kết quả kiểm toán tài sản cố định trong

kiểm toán báo cáo tài chính do công ty FADACO thực hiện 135

3.4.Điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do FADACO thực hiện 136

3.4.1.Đối với các cơ quan nhà nước 136

3.4.2.Đối với các hiệp hội nghề nghiệp 137

3.4.3.Đối với Công ty kiểm toán 137

KẾT LUẬN 139

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU – SƠ ĐỒ

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài

Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đã có những bướcchuyển mình mạnh mẽ, đặc biệt là sau sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đãthu hút đông đảo các nhà đầu tư từ nước ngoài Đây là cơ hội giúp các doanhnghiệp Việt Nam tăng vốn đầu tư và tiếp cận với khoa học công nghệ tiên tiếncủa nước ngoài Song bên cạnh những cơ hội đó cũng tồn tại nhiều nhữngthách thức và những nguy cơ cho các chủ doanh nghiệp.Mỗi chủ doanhnghiệp quan tâm từ các khía cạnh khác nhau, nhưng quy tụ lại đều ở một điểm

là những thông tin doanh nghiệp được phản ánh một cách trung thực chínhxác và kịp thời nhất để đưa ra được những quyết định đúng đắn Trước sự đòihỏi đó, hoạt động kiểm toán đã ra đời với vai trò của một tổ chức trung giankhách quan, độc lập nhất, trợ giúp các đối tượng quan tâm đưa ra các quyếtđịnh sáng suốt bằng việc thực hiện chức năng kiểm toán của mình

Hoạt động kiểm toán độc lập đã hình thành và phát triển trên 20 năm, nó

là công cụ quản lý kinh tế, tài chính đắc lực góp phần nâng cao tính hiệu quảcủa kinh tế thị trường thông qua việc thực hiện các chức năng của nó là cungcấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn tài chính Là sinh viên năm cuối chuyênngành kiểm toán, sau một quá trình học tập và theo yêu cầu chương trình đàotạo của trường Học viện Tài Chính, em đã vinh dự được tham gia vào côngtác kiểm toán thực tế tại Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn đầu tư tài chínhChâu Á chi nhánh Hà Nội (FADACO)

BCTC hàng năm do doanh nghiệp lập được sự quan tâm rất nhiều củacác đối tượng như: chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, các cơ quan có thẩmquyền… Vì vậy thông tin trên BCTC cần phải minh bạch và đúng đắn.Trongcác thông tin tài chính trên BCTC, thông tin về TSCĐ cũng là mối quan tâmcủa người đọc.TSCĐ là cơ sở vật chất không thể thiếu trong nền kinh tế quốc

Trang 7

của doanh nghiệp Do vậy nhận thức được tầm quan trọng của TSCĐ sẽ giúpdoanh nghiệp đưa ra các chính sách mua sắm hợp lý cũng như bảo vệ tài sảncủa đơn vị mình.

Trong thời gian thực tập tại Công ty Kiểm toán FADACO có nhiều cơhội đi các doanh nghiệp sản xuất cũng như các doanh nghiệp thương mại vàdưới sự giúp đỡ của các anh chị trong công ty, em đã có dịp học hỏi và nghiêncứu các hồ sơ tài liệu về kiểm toán chu trình TSCĐ, tìm hiểu lý luận và thực

tiễn em đã lựa chọn chuyên đề thực tập về công ty với nhan đề: “Kiểm toán khoản mục TSCĐ trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn đầu tư tài chính Châu Á(FADACO) thực hiện”

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Tổng kết, khái quát lý thuyết về khoản mục TSCĐ trong công tyFADACO – CN Hà Nội

- Đề cập đến thực tế kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán báocáo tài chính thực hiện bởi các KTV của công ty

- Đánh giá điểm mạnh và điểm còn hạn chế trong quy trình kiểm toánkhoản mục TSCĐ của công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Đầu tư Tài chínhChâu Á – Chi nhánh Hà Nội, từ đó đưa ra khuyến nghị để hoàn thiện quytrình kiểm toán khoản mục TSCĐ

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kiểm toán khoản mục TSCĐ trongkiểm toán BCTC

Việc nghiên cứu đề tài sẽ được tiến hành trong suốt thời gian thực tập và

sẽ được thực hiên tại công ty Trong quá trình nghiên cứu sẽ tiến hành trêncác file dữ liệu, chương trình, hồ sơ kiểm toán BCTC kết hợp với viêc quansát thực tiễn hoat động tại đơn vị khách hàng

4 Phương pháp nghiên cứu

Với kiến thức được trang bị trên giảng đường, cùng với kinh nghiệm tựhọc hỏi, luận văn tốt nghiệp của em bằng lý luận của chủ nghĩ duy vật biện

Trang 8

chứng đi tư lý luận đến thực tiên để kiểm tra lý luận.Đồng thời kết hợp giữaphương pháp của toán học của nghiệp vụ kế toán và phương pháp kiểm toán.

5 Kết cẩu của đề tài

Nội dung của đề tài ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần danh mục từviết tắt, phần phụ lục còn có 3 phần chính như sau:

- CHƯƠNG 1 : Lý luận chung về quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC

- CHƯƠNG 2 : Thực trạng về quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ

do công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Đầu tư Tài chính Châu Á (FADACO) – Chi nhánh Hà Nội thực hiện.

- CHƯƠNG 3 :Một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiệnquy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công ty Kiểm toán và Tư vấn Đầu tư Tài chính Châu Á (FADACO) – Chi nhánh Hà Nội thực hiện.

Được sự hỗ trợ nhiệt tình, đầy đủ của giảng viên hướng dẫn – Cô giáo,T.S VŨ PHƯƠNG LIÊN cùng với các thầy cô giáo trong bộ môn Kiểm toáncủa trường Học Viện Tài Chính, em đã có được cách tiếp cận hợp lý để tìmhiểu về thông tin và quy trình kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toánFADACO nơi em thực tập Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô và emcũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các nhân viên của Công tyTNHH Kiểm toán FADACO đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thựctập và hoàn thiện luận văn này Song với kiến thức còn hạn chế chắc chắn bàiluận văn của em sẽ không thể tránh khỏi thiếu sót Em rất mong nhận được ýkiến đóng góp của các thầy cô giáo cùng các anh chị trong Công ty Kiểm toán

và những người quan tâm để bài luận văn được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn

Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Sinh viên

Trang 9

CHƯƠNG 1:

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN

BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1 Khái quát chung về khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại tài sản cố định

Khái niệm và đặc điểm:

TSCĐ trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu và cáctài sản khác có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD và giá trị của nóđược chuyển dịch dần dần, từng phần vào giá trị sản phẩm, dịch vụ được sản

xuất ra trong các chu kỳ sản xuất (Nguồn: Sách giáo trình Kế toán Học Viện

Tài Chính do GS.TS.NSND Ngô Thế Chi chủ biên)

TSCĐ ở Việt Nam đã có rất nhiều lần thay đổi, theo quy định mới nhất

là của Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 thì TSCĐ phải thỏa mãnđồng thời 3 điều kiện sau:

 Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tàisản đó;

 Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;

 Nguyên giá TSCĐ phải được xác định một cách đáng tin cậy và cógiá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên

Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp, giá trị của TSCĐ được chuyển dịch dần dần vào mỗi sản phẩm saumỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh Quá trình giảm dần giá trị đó được gọi là quátrình hao mòn TSCĐ Giá trị hao mòn được thu hồi sau khi doanh nghiệp bánsản phẩm đầu ra

Đối với một doanh nghiệp thì TSCĐ có tầm quan trọng khá lớn, nhất làđối với các doanh nghiệp sản xuất TSCĐ chiếm phần lớn giá trị trong tổng số

Trang 10

giá trị Tài sản của doanh nghiệp TSCĐ không những là cơ sở vật chất hiện cócủa doanh nghiệp mà còn phản ánh trình độ khoa học công nghệ và năng lựccủa đơn vị TSCĐ là yếu tố quan trọng tạo khả năng tăng trưởng cũng nhưphát triển của doanh nghiệp Chính vì tầm quan trọng đó, việc tổ chức quản lý

và sử dụng TSCĐ nếu được thực hiện tốt thì sẽ là nền tảng cơ bản cho doanhnghiệp có khả năng phát triển sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm, giảm chi phígiá thành, đổi mới sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường

Phân loại:

TSCĐ trong doanh nghiệp có công dụng khác nhau trong hoạt động kinhdoanh, để quản lý tốt cần phải phân loại TSCĐ Phân loại TSCĐ thành cácloại, các nhóm có cùng tính chất đặc điểm theo những tiêu thức nhất định.Trong doanh nghiệp thường được phân loại TSCĐ theo một số tiêu thức sau:

 Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện

Căn cứ vào hình thái biểu hiện thì TSCĐ được chia ra thành TSCĐ hữuhình và TSCĐ vô hình, trong đó:

- TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanhnghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩnghi nhận TSCĐ Bao gồm: nhà cửa, vật kiến trúc; máy móc thiết bị; phươngtiện vận tải truyền dẫn; thiết bị dụng cụ quản lý; cây lâu lăm súc vật làm việc

và cho sản phẩm; TSCĐ hữu hình khác

- TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể dodoanh nghiệp nắm giữ sử dụng cho sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêuchuẩn ghi nhận TSCĐ Bao gồm một số loại sau: quyền sử dụng đất, nhãnhiệu hàng hóa, bản quyền bằng sáng chế, phần mềm vi tính, giấy phép và giấyphép nhượng quyền, quyền phát hành

Trang 11

Theo cách phân loại này thì TSCĐ được phân loại thành 2 loại sau:TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài, trong đó:

- TSCĐ tự có là các TSCĐ được xây dựng, mua sắm và hình thành từnguồn vốn ngân sách cấp, cấp trên cấp, nguồn vốn vay, nguồn vốn liên doanh,các quỹ của doanh nghiệp và các TSCĐ được biếu tặng

- TSCĐ thuê ngoài là những TSCĐ đi thuê để sử dụng trong thời giannhất định theo hợp đồng thuê tài sản Có 2 hình thức thuê tài sản là: thuê tàichính và thuê hoạt động

Thuê tài chính: là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phầnlớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên cho thuê.Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê Và một hợpđồng thuê tài chính phải thỏa mãn 5 điều kiện sau:

 Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hếthạn thuê (mua lại tài sản)

 Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê có quyền lựa chọn mua lạitài sản thuê với mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê

 Thời hạn thuê tài sản chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế củatài sản cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu

 Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của các khoảnthanh toán tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn giá trị hợp lý của tài sản thuê

 Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê mới có khảnăng sử dụng không cẩn sự thay đổi hay sửa chữa nào

Tài sản cố định thuê hoạt động: là TSCĐ không thỏa mãn bất cứ điều kiệnnào của hợp đồng thuê tài chính Bên thuê chỉ được quản lý và sử dụng tài sảntrong thời hạn quy định trong hợp đồng và phải hoàn trả khi hết hạn vay

1.1.2 Tổ chức hệ thống chứng từ sổ sách kế toán khoản TSCĐ

1.1.2.1 Hệ thống sổ sách, chứng từ tài liệu kế toán vềTSCĐ

Trang 12

Theoquy định hiện hành thì TSCĐ được chia làm 2 loại TSCĐ hữu hình

và TSCĐ vô hình.Cũng chính vì thế hệ thống tài khoản được sử dụng ở đây làtài khoản 211-TSCĐ hữu hình và 213-TSCĐ vô hình Để theo dõi khoảnTSCĐ một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần có một hệ thống sổ sách kế toánliên quan đến TSCĐ bao gồm: Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ dụng cụ tại nơi

sử dụng, sổ cái tài khoản TSCĐ, sổ chi tiết, bảng tổng hợp…Cuối kỳ cần cóbiên bản kiểm kê để đối chiếu lại với sổ sách nhằm phát hiện các chênh lệchnếu có

Các chứng từ liên quan đến khoản TSCĐ:

Biên bản giao nhận TSCĐ (mẫu số 01-TSCĐ)

Biên bản thanh lý TSCĐ (mẫu số 02-TSCĐ)

Biên bản giao nhận TSCĐ SCL đã hoàn thành (mẫu 03-TSCĐ)

Biên bản kiểm kê TSCĐ (mẫu 04-TSCĐ)

Biên bản đánh giá lại TSCĐ (mẫu 05-TSCĐ)

Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (mẫu 06-TSCĐ)

Các tài liệu kỹ thuật có liên quan

1.1.2.2 Hệ thống tài khoản kế toán về TSCĐ

Theo chế độ kế toán hiện hành, kế toán TSCĐ được theo dõi trên các tàikhoản sau:

- Tài khoản 211 – TSCĐ hữu hình: tài khoản này dùng để phản ánhnguyên giá của toàn bộ TSCĐ hữu hình thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệphiện có, biến động tăng, giảm trong kỳ

Tài khoản 2111 – nhà cửa, vật kiến trúc: phản ánh những TSCĐ đượchình thành sau quá trình thi công, xây dựng phục vụ cho hoạt động sản xuấtkinh doanh

Trang 13

Tài khoản 2112 – máy móc, thiết bị: phản ánh toàn bộ máy móc thiết bịdùng cho SXKD như máy móc thiết bị chuyên dùng; máy móc thiết bị côngtác; dây chuyền công nghệ; thiết bị động lực.

Tài khoản 2113 – phương tiện, thiết bị vận tải; truyền dẫn: phản ánhcác loại phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường không,đường ống…và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống điện, nước, băng tải…

Tài khoản 2114 – Thiết bị, dụng cụ quản lý: phản ánh các thiết bị, dụng

cụ phục vụ quản lý như thiết bị điện tử, máy vi tính, máy fax…

Tài khoản 2115 – Cây lâu năm, súc vật làm việc cho sản phẩm: phảnánh các loại cây lâu năm (chè, cao su, cà phê…), súc vật làm việc (trâu, bò,ngựa…) và súc vật cho sản phẩm (trâu, bò sữa, sinh sản…)

Tài khoản 2118 – Tài sản cố định khác: phản ánh những TSCĐ chưa phảnánh vào các loại trên như TSCĐ không cần dùng, chưa cần dùng; TSCĐ chờthanh lý, nhượng bán; các tác phẩm nghệ thuật, sách chuyên môn, tranh ảnh…

- Tài khoản 212 – Tài sản cố định thuê tài chính: dùng để phản ánh toàn bộnguyên giá TSCĐ thuê tài chính hiện có, biến động (tăng, giảm) trong kỳ Tàikhoản này được mở chi tiết theo từng TSCĐ đi thuê và từng đơn vị cho thuê

- Tài khoản 213 – Tài sản cố định vô hình: được sử dung để theo dõi tìnhhình hiện có, biến động (tăng, giảm) theo nguyên giá của TSCĐ vô hình

Tài khoản 2131 – Quyền sử dụng đất: phản ánh các chi phí phát sinhliên quan trực tiếp đến việc giành quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ (nếu có)

Tài khoản 2132 – Quyền phát hành: phản ánh toàn bộ chi phí thực tế

mà đơn vị đã bỏ ra để có quyền phát hành

Tài khoản 2133 – Bản quyền, bằng sáng chế: phản ánh toàn bộ chi phí

mà đơn vị đã bỏ ra để mua lại bản quyền, bằng sáng chế của các nhà phátminh hay những chi phí mà đơn vị phải trả cho các công trình nghiên cứu thửnghiệm được Nhà nước cấp bằng sáng chế

Trang 14

Tài khoản 2134 – Nhãn hiệu hàng hóa: phản ánh toàn bộ các chi phí màđơn vị thực tế bỏ ra để mua nhãn hiệu hàng hóa.

Tài khoản 2135 – Phần mềm máy vi tính: phản ánh toàn bộ chi phí màđơn vị đã chi ra để có phần mềm máy tính

Tài khoản 2136 – Giấy phép và giấy phép nhượng quyền: phản ánhtoàn bộ chi phí mà doanh nghiêp chi ra để có được giấy phép và giấy phépnhượng quyền (giấy phép khai thác, giấy phép sản xuất…)

Tài khoản 2138 – Tài sản cố định vô hình khác: phản ánh giá trị (gồmtoàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra) của các TSCĐ khác chưa kể ở trênnhư quyền sử dụng hợp đồng, bí quyết công nghệ, công thức pha chế, kiểudáng công nghiệp…

- Tài khoản 214 – Hao mòn TSCĐ: dùng theo dõi tình hình hiện có, biếnđộng (tăng, giảm) hao mòn của toàn bộ TSCĐ và bất động sản đầu tư hiện cótại doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê ngắn hạn)

Tài khoản 2141 – Hao mòn TSCĐ hữu hình

Tài khoản 2142 – Hao mòn TSCĐ thuê tài chính

Tài khoản 2143 – Hao mòn TSCĐ vô hình

Tài khoản 2147 – Hao mòn bất động sản đầu tư

Ngoài các tài khoản trên, trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụngmột số tài khoản có liên quan khác như: Tài khoản 001 – Tài sản thuê ngoài;Tài khoản 217 – Bất động sản đầu tư; Tài khoản 331 – Phải trả người bán; Tàikhoản 342 – Nợ dài hạn; Tài khoản 111 – Tiền mặt; Tài khoản 112 – Tiền gửingân hàng…

1.1.2.3 Quy trình hạch toán khoản tài sản cố định

Nguyên tắc hạch toán khoản tài sản cố định

Trang 15

Theo cuốn “Chế độ kế toán doanh nghiệp” do Bộ Tài Chính ban hànhkèm theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 có đưa ra nhữngnguyên tắc khi hạch toán khoản tài sản cố định:

- Trong mọi trường hợp, kế toán TSCĐ phải tôn trọng nguyên tắc đánhgiá theo nguyên giá (giá thực tế hình thành TSCĐ) và giá trị còn lại củaTSCĐ

- Kế toán TSCĐ phải phản ánh được 3 chỉ tiêu giá trị của TSCĐ: Nguyêngiá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại TSCĐ

Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị hao mòn

- Kế toán phải phân loại TSCĐ theo đúng phương pháp phân loại đãđược quy định trong các báo cáo kế toán, thống kê và phục vụ công tác quản

lý tổng hợp chỉ tiêu của Nhà nước

Trang 16

Trình tự hạch toán tài sản cố định theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán khoản TSC hữu hình

Giá trị còn lại TSCĐ mua ngoài đưa ngay vào

Giá trị hao mòn

Giá trị hao mòn

Nguyên giá TSCĐ nhượng bán thanh lý

TK 133

Chênh lệch đánh giá giảm

Nguyên giá TSCĐ

Giá trị còn lại

TSCĐ gửi đi góp vốn, liên doanh

Giá trị được đánh giá

TSCĐ hữu hình hình thành

vốn góp Lãi trả chậm

TSCĐ mua trả chậm

Thuế GTGT (nếu có)

TK 2141 TK

TK 2141

TK 331

TK 133

Trang 17

Sơ đồ 1.2:Sơ đồ hạch toán TSCĐ vô hình

TSCĐ mua ngoài đưa ngay vào

TK 412

Thiếu kiểm

kê chưa rõ nguyên nhân

Nguyên giá TSCĐ

Giá trị hao mòn Giá trị còn lại

TSCĐ gửi đi góp vốn, liên doanh

Giá trị được đánh giá

TSCĐ mua trả chậm

Thuế GTGT (nếu có)

TK 2143

TK 128, 222

TK 2143

TK 331

TK 242

TK 133

TK 133

Giá trị hao mòn

Giá trị hao mòn Thuế

GTGT

Chênh lệch đánh giá giảm

TK

411

CLĐ G tăng

TK 1381

TK 711

TK 128, 222

Trang 18

Sơ đồ 1 3 : Sơ đồ hạch toán TSCĐ thuê tài chính

TK 211

Kết chuyển giá trị hao mòn

Nợ gốc phải trả qua các kỳ tiếp

TK 315

Nhận TSCĐ thuê TC

Tiền thuê và chi trả nợ ngay

TK 342

TK 133

Nhận hợp đồng chưa trả nợ ngay

Nhận được hóa đơn thanh toán

Thuế GTGT Thuế GTGT được khấu

trừ

Trang 19

1.1.3 Hệ thống kiểm soát nội bộ với tài sản cố định

Từ yêu cầu quản lý TSCĐ, đơn vị cần xây dựng một hệ thống kiểm soátnội bộ hoạt động có hiệu lực nhằm sử dụng TSCĐ một cách hiệu quảnhất.TSCĐ là khoản mục trọng yếu trên bảng CĐKT, liên quan trực tiếp tớikết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua chi phí khấu hao Do đó, màviệc kiểm soát tốt TSCĐ có vai trò vô cùng quan trọng Theo chuẩn mực Việt

Nam số 400 về đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ thì hệ thống KSNB là “các

quy định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm đảm bảo cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót để lập BCTC trung thực, hợp

lý, nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị.”

Kiểm soát nội bộ là những chính sách, thủ tục được thiết lập nhằm đảmbảo các mục tiêu cụ thể như sau: Bảo vệ tài sản của đơn vị, ngăn ngừa và pháthiện các hành vi lãng phí, gian lận hoặc sử dụng tài sản không hiệu quả, cungcấp thông tin chính xác và đáng tin cậy, đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn

vị, đánh giá việc chấp hành các chính sách quy định tại đơn vị

Bên cạnh đó kiểm soát nội bộ còn phải giúp hạch toán đúng đắn các chiphí cấu thành nên nguyên giá TSCĐ, chi phí sửa chữa, chi phí khấu hao Docác chi phí này đều quan trọng và đều cấu thành nên kết quả kinh doanh củadoanh nghiệp, vì thế nếu có sai sót có thể dẫn tới các sai lệch trọng yếu trênBCTC

Do đặc điểm TSCĐ có giá trị lớn trong tổng giá trị tài sản của doanhnghiệp và có ý nghĩa quan trọng và có tác động lớn tới hoạt động và hiệu quảsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy các nghiệp vụ này đòi hỏi phải

có một quy trình kiểm soát tương đối chặt chẽ

Các bước công việc cơ bản phải tiến hành để xử lý các nghiệp vụ vềTSCĐ gồm:

Trang 20

- Xác định nhu cầu đầu tư và đưa ra quyết định đầu tư đối với TSCĐ;

- Tổ chức tiếp nhận các TSCĐ;

- Tổ chức quản lý, bảo quản TSCĐ về hiện vật trong quá trình sử dụng;

- Tổ chức quản lý và ghi nhận TSCĐ về mặt giá trị;

- Tổ chức ghi nhận các khoản nợ phải trả phát sinh trong quá trình đầu

tư, mua sắm TSCĐ;

- Xử lý và ghi sổ các khoản chi thanh toán tiền mua sắm, đầu tư TSCĐ;

- Tổ chức xem xét, phê chuẩn và xử lý các nghiệp vụ thanh lý TSCĐ…

Để quản lý cũng như sử dụng TSCĐ một cách hiệu quả doanh nghiệpcần thiết kế các thủ tục kiểm soát chặt chẽ đối với các khoản mục TSCĐ đểngăn ngừa các sai phạm, đồng thời mọi bộ phận phải tôn trọng và thực hiệnmột cách nghiêm túc, đồng bộ các quy định đó, vì có như vậy hệ thống kiểmsoát nội bộ mới phát huy hết tác dụng của nó.Các thủ tục kiểm soát được xâydựng theo nguyên tắc sau:

Lập kế hoạch và dự toán cho TSCĐ

Cần thiết lập kế hoạch cho các nội dung: mua sắm, thanh lý, nhượngbán, nguồn vốn tài trợ cho kế hoạch và dự toán ngân sách cho TSCĐ như vậydoanh nghiệp sẽ phải rà soát toàn bộ tình trạng TSCĐ hiện có và mức độ sửdụng chung

Áp dụng nguyên tắc phân chia trách nhiệm giữa các chức năng

Theo nguyên tắc này thì các chức năng như: bảo quản, ghi sổ, phê chuẩn

và việc thực hiện mua, thanh lý, nhượng bán TSCĐ cần có sự phân chia tráchnhiệm rõ ràng Việc phê chuẩn các nghiệp vụ kinh tế liên quan tới đầu tư xâydựng hay mua sắm mới, điều chuyển qua đơn vị khác, thanh lý, nhượng bánTSCĐ, sửa chữa lớn TSCĐ cũng cần quy định rõ thẩm quyền của các cấp

Trang 21

Thực hiện nguyên tắc bất kiêm nhiệm giữa các chức năng sẽ tránh đượctình trạng thông đồng, gian lận vì mục đích tư lợi trong quản lý TSCĐ.

Hệ thống sổ chi tiết của TSCĐ

Đơn vị cần mở sổ chi tiết cho từng loại TSCĐ, bao gồm sổ chi tiết, thẻchi tiết, hồ sơ chi tiết (Biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hóa đơn mua vàcác chứng từ liên quan khác).TSCĐ cần được phân loại thống kê, đánh số và

có thẻ riêng Một hệ thống sổ đầy đủ sẽ giúp phân tích, quản lý dễ dàng cácTSCĐ tăng, giảm trong năm từ đó bảo vệ hữu hiệu tài sản, phát hiện kịp thờinhững mất mát, thiếu hụt đối với tài sản để sử dụng tài sản có hiệu quả

Quy định những thủ tục cần thiết khi mua sắm TSCĐ và đầu tư xâydựng cơ bản

Mỗi doanh nghiệp cần thiết lập một quy trình riêng các thủ tục cần thiếtkhi mua sắm, đầu tư mới TSCĐ để đảm bảo việc đầu tư hiệu quả cao nhất.Chẳng hạn mọi trường hợp mua sắm phải được người có thẩm quyền xét duyệt,phù hợp với kế hoạch và dự toán, phải tổ chức đầu thầu (TSCĐ có giá trị lớn),tuân theo các tiêu chuẩn chung về bàn giao, nghiệm thu, chi trả tiền…

Quy định thủ tục về thanh lý, nhượng bán TSCĐ

Các thủ tục này cần phải được mỗi doanh nghiệp quy định bài bản vàthực hiện nhất quán nhằm tránh thất thoát, biển thủ công quỹ từ những đốitượng tư lợi Chẳng hạn như phải được sự đồng ý của các bộ phận có liênquan, phải thành lập hội đồng thanh lý gồm các thành viên theo quy định…

Chế độ kiểm kê tài sản

Định kỳ đơn vị cần tiến hành kiểm kê TSCĐ để kiểm tra về sự hiện hữu,địa điểm đặt tài sản, điều kiện sử dụng cũng như phát hiện các tài sản nằmngoài sổ sách, hoặc bị thiếu hụt mất mát…

Hàng năm, ít nhất đơn vị nên tiến hành kiểm kê tất cả các TSCĐ, và đốichiếu số lượng kiểm kê thực tế với bảng tổng hợp TSCĐ Việc kiểm kê và đối

Trang 22

chiếu cũng phải tìm ra bất kỳ tài sản nào không sử dụng, hư hỏng hay đã khấuhao hết mà vẫn tiếp tục tính khấu hao.Những bản sao bản đăng ký TSCĐ nênđược gửi cho phòng hành chính và bộ phận TSCĐ đặt ở đó vì điều này giúpcho các bộ phận trong việc bảo vệ các tài sản này hàng ngày.Ngoài ra, nên cómột hệ thống để cập nhật bản đăng ký TSCĐ được kịp thời thông qua sự phốihợp giữa các bộ phận với phòng kế toán.

Các biện pháp về bảo vệ tài sản

Thiết kế và áp dụng các biện pháp bảo vệ tài sản, chống trộm cắp, hỏahoạn, mua bảo hiểm cho tài sản Đồng thời đơn vị cũng phải xây dựng hệ thốngbảo quản tài sản như kho bãi, hàng rào chắn và phân định trách nhiệm rõ ràngtrong việc bảo vệ tài sản cũng như đưa các quy định về việc đền bù khi làm mấtTSCĐ Quy định thủ tục chặt chẽ về việc đưa TSCĐ ra khỏi đơn vị

Quy định về tính khấu hao

Thông thường thời gian trích khấu hao cho từng loại TSCĐ phải đượcban giám đốc phê chuẩn trước khi sử dụng, và được thực hiện đúng theokhung khấu hao mà chế độ kế toán quy định Doanh nghiệp phải tiếp tục thựchiện việc quản lý sử dụng đối với TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn tham giavào hoạt động sản xuất kinh doanh Đối với TSCĐ thuê tài chính doanhnghiệp phải theo dõi, quản lý và sử dụng chúng như TSCĐ thuộc quyền sởhữu của doanh nghiệp mình

kiểm toán báo cáo tài chính

TSCĐ là một trong các bộ phận tài sản quan trọng trong doanh nghiệp.TSCĐ thường có giá trị lớn, quá trình mua sắm và trang bị TSCĐ trong cácdoanh nghiệp thường không nhiều và diễn ra không đều đặn, thường nó được

Trang 23

hiểu về hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình thực tế của đơn vị, quytrình kiểm soát, hệ thống kế toán của đơn vị TSCĐ thường có thời gian sửdụng lâu dài, thời gian quản lý các tài sản này tại doanh nghiệp thường lớn.Trong quá trình sử dụng, doanh nghiệp phải trích khấu hao các tài sản này,việc áp dụng một chính sách khấu hao hợp lý ảnh hưởng rất nhiều đến mức độtrung thực hợp lý của các thông tin liên quan đến TSCĐ trên các BCTC KTVcần chú ý đến chính sách khấu hao, tỷ lệ khấu hao, thời gian khấu hao của cácTSCĐ giữa các năm phải nhất quán với nhau, phù hợp với thông tư và Chuẩnmực quy định Nếu có thay đổi thì doanh nghiệp phải thuyết minh trong báocác tài chính Chính vì thế, nó đòi hỏi KTV phải nắm vững các nguyên tắc,quy định về đánh giá TSCĐ.

Mặt khác, trong quá trình sử dụng TSCĐ có thể được nâng cấp và sửachữa, điều đó cũng ảnh hưởng đến các thông tin liên quan đến TSCĐ trên cácBCTC KTV chú ý đến việc kế toán không phân biệt loại chi phí sửa chữađược ghi tăng nguyên giá TSCĐ với chi phí sửa chữa được tính vào chi phísản xuất kinh doanh trong kỳ dẫn đến những sai lệch trong chỉ tiêu TSCĐ,cũng như các khoản chi phí sản xuất kinh doanh

Các khoản đầu tư cho TSCĐ vô hình như quyền sử dụng đất, giá trị bằngphát minh, sáng chế, chi phí nghiên cứu khoa học thường có nhiều sai sót cũngnhư gian lận và rất khó tập hợp chi phí cũng như đánh giá chính xác giá trị KTV cũng cần xem xét các điều khoản đi thuê có đủ điều kiện ghi nhậnTSCĐ thuê tài chính hay không

TSCĐ là một bộ phận cấu thành của bảng cân đối kế toán, phần tài sản

và có mối quan hệ chặt chẽ với các khoản mục khác Việc thay đổi nguyêngiá và giá trị khấu hao có ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu chi phí từ đó ảnhhưởng đến lợi nhuận trước thuế, thuế phải nộp trên báo cáo kết quả kinh

Trang 24

doanh, từ đó ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán như khoảnmục thuế, lợi nhuận chưa phân phối

Chi phí khấu hao TSCĐ là một bộ phận cấu thành trong chi phí sản xuấtkinh doanh nên có ảnh hưởng đến giá thành sản xuất, từ đó ảnh hưởng đến giátrị hàng tồn kho và giá vốn hàng bán Bản thân chi phí này là một ước tính kếtoán nên cũng khó khăn đối với KTV trong quá trình kiểm toán

Khi phát sinh các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ thường liên quan đến cáckhoản mục như tiền, các khoản nợ ngắn hạn, dài hạn, nguồn vốn và các quỹ.Đối với TSCĐ, việc lựa chọn phương pháp khấu hao, thời gian khấu haochỉ mang tính chất ước tính nên việc xác định chi phí khấu hao TSCĐ có tínhchủ quan rất cao, việc tính toán chi phí khấu hao TSCĐ tại đơn vị về cơ bảnchỉ đạt đến sự phù hợp mà không thể đạt tới độ chính xác tuyệt đối so với haomòn TSCĐ thực tế phát sinh Điều này gây ra một khó khăn lớn là KTVkhông thể dựa vào chứng từ, sổ sách để làm bằng chứng khi kiểm toán chi phíkhấu hao TSCĐ

Vòng quay vốn đối với các khoản chi phí mua sắm, đầu tư cho TSCĐthường chậm và diễn ra trong một thời gian dài Do đó, để đảm bảo hiệu quảcủa việc đầu tư cho TSCĐ, kiểm toán các nghiệp vụ mua sắm và thanh lýTSCĐ sẽ giúp đơn vị đánh giá tính kinh tế và hiệu quả của việc đầu tư, địnhhướng và nguồn sử dụng để đầu tư đạt hiệu quả cao nhất

1.2 Quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính

1.2.1 Vị trí của kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính

1.2.1.1.Mục tiêu kiểm toán khoản mục tài sản cố định

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 – Mục tiêu và nguyên tắc

Trang 25

BCTC có được lập trên cơ sở Chuẩn mực và Chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không? Mục tiêu của kiểm toán BCTC còn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị”.

Phù hợp với mục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính là xác định mức độ tincậy của báo cáo tài chính thì mục tiêu cụ thể của kiểm toán TSCĐ là thu thậpđầy đủ các bằng chứng thích hợp từ đó đưa ra lời xác nhận về mức độ tincậy của các thông tin tài chính có liên quan Đồng thời cũng cung cấpnhững thông tin, tài liệu có liên quan làm cơ sở tham chiếu khi kiểm toáncác chu kỳ có liên quan khác

Trên cơ sở đó ta có thể xác định mục tiêu kiểm toán khoản mụcTSCĐ như sau:

 Đối với các nghiệp vụ về TSCĐ

- Sự phát sinh: Tất cả các nghiệp vụ TSCĐ được ghi sổ trong kỳ là phátsinh thực tế, không có nghiệp vụ ghi khống;

- Tính toán, đánh giá: Đảm bảo các nghiệp vụ TSCĐ được xác định theođúng các nguyên tắc và chế độ kế toán hiện hành và được tính đúng đắnkhông sai sót;

- Đầy đủ: Các nghiệp vụ TSCĐ phát sinh trong kỳ đều được phân loạiđúng đắn theo quy định của các Chuẩn mực, chế độ kế toán liên quan và quyđịnh đặc thù của doanh nghiệp; Các nghiệp vụ này được hạch toán đúng trình

Trang 26

- Sự hiện hữu: Tất cả TSCĐ được doanh nghiệp trình bày trên BCTC làtồn tại thực tế tại thời điểm báo cáo Số liệu trên các báo cáo phải khớp với sốliệu kiểm kê thực tế của doanh nghiệp;

- Quyền và nghĩa vụ: Toàn bộ TSCĐ được báo cáo phải thuộc quyền sởhữu của doanh nghiệp, đối với các TSCĐ thuê tìa chính phải thuộc quyềnkiểm soát lâu dài của doanh nghiệp trên cơ sở các hợp đồng thuê đã ký;

- Đánh giá: Số dư các tài khoản TSCĐ được đánh giá theo đúng quy địnhcủa Chuẩn mực, Chế độ kế toán và quy định cụ thể của doanh nghiệp;

Trong trường hợp, trị giá gốc của các khoản đầu tư dài hạn cuối kỳ thấphơn giá thị trường tại thời điểm lập báo cáo thì các khoản dự phòng phải đượcxác định một cách hợp lý dựa trên các căn cứ phù hợp;

- Tính toán: Việc tính toán xác định số dư TSCĐ là đúng đắn không sai sót;

- Đầy đủ: Toàn bộ TSCĐ cuối kỳ được trình bày đầy đủ trên các báo cáotài chính;

- Đúng đắn: TSCĐ cuối kỳ được trình bày đầy đủ trên các báo cáo tàichính;

- Cộng dồn: Số liệu lũy kế tính dồn trên các sổ chi tiết TSCĐ được xácđịnh đúng đắn để trình bày trên các BCTC

- Báo cáo: Các chỉ tiêu liên quan đến TSCĐ trên các BCTC được xác địnhđúng theo các quy định của Chuẩn mực, chế độ kế toán và không có sai sót

1.2.1.2 Chương trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định

Chương trình kiểm toán tổng thể BCTC thường được thiết kế theo 3 phần+ Thử nghiệm kiểm soát

+ Thủ tục phân tích

+ Thủ tục kiểm tra chi tiết

Chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ là chương trình kiểm toán cụthể nằm trong chương trình kiểm toán tổng thể cả BCTC Chương trình kiểm

Trang 27

Xây dựng, mua sắm hoặc

nhượng bán, thanh lý

Quyết định tăng hoặc

giảm TSCĐ

Hợp đồng giao nhận, thanh lý TSCĐ

Chứng từ tăng, giảm tài sản (các loại)

- Khi kiểm toán phần hành tài sản cố định, được chia như sau:

Kiểm toán các khoản làm tăng Tài sản cố định

Kiểm toán các khoản làm giảm Tài sản cố định

Kiểm toán khấu hao tài sản cố định

Điều này được dựa trên quy trình tổ chức chứng từ Tài sản cố định:

Sơ đồ 1.4: Quy trình tổ chức chứng từ Tài sản cố định

Trang 28

- Công việc kiểm toán là việc thu thập các bằng chứng kiểm toán hỗ trợcho ý kiến kiểm toán.

 Tính đầy đủ (completeness)

 Tính đúng kỳ (cut off)

 Tính hiện hữu/ phát sinh (Existence/ Occurrence)

 Tính giá trị (Value Gross)

 Tính giá trị (Value Net)

 Quyền và nghĩa vụ (Rights and Obligations)

 Trình bày và khai báo (Presentation and Disclosure)

1.2.1.3 Các gian lận, sai sót thường gặp khi kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính

Từ những đặc điểm của TSCĐ thì khoản mục TSCĐ luôn chứa đựngnhiều sai phạm tiềm tàng dẫn đến việc phản ánh sai lệch các thông tin tàichính của đơn vị, trong thực tế liên quan đến khoản mục TSCĐ có rất nhiềuloại sai phạm có thể xảy ra trong đó có một số hình thức phổ biến sau:

- Nhầm lẫn khi hạch toán TSCĐ vô hình và TSCĐ hữu hình: trong nhiềutrường hợp dây truyền công nghệ vừa bao gồm cả TSCĐ cố định là máy mócthiết bị vừa bao gồm TSCĐ vô hình là bản quyền công nghệ nhưng kế toánhạch toán toàn bộ giá trị của dây truyền vào TSCĐ hữu hình

- Hạch toán tăng TSCĐ nhưng không hạch toán bút toán kết chuyểnnguồn hình thành TSCĐ

- Nhầm lẫn khi hạch toán vào các tiểu khoản, trong một số trường hợp dokhông có sự phân định rõ ràng về mục đích sử dụng TSCĐ nên kế toán viên

có thể hạch toán sai vào các tài khoản chi tiết như: hạch toán thiết bị dụng cụquản lý vào tài khoản: “Máy móc, thiết bị”

Trang 29

- Do công tác tổ chức phân công nhiệm vụ không rõ ràng dẫn đến trườnghợp một nghiệp vụ bị ghi chép trùng lắp như một nghiệp vụ thanh lý TSCĐvừa được ghi vào sổ Nhật ký chung vừa ghi vào sổ Nhật ký thu tiền.

- Có một số trường hợp do hiểu sai bản chất nghiệp vụ nên dẫn đến việchạch toán sai đặc biệt trong trường hợp sửa chữa TSCĐ, kế toán hạch toán chiphí sửa chữa nhỏ TSCĐ vào nguyên giá TSCĐ trong khi chi phí này phảiđược hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ.Bút toánnày sẽ làm tăng nguyên giá TSCĐ trên bảng cân đối kế toán và làm giảm chiphí sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận trên báo cáo kết quả hoạt động sảnxuất kinh doanh

- Tại một số đơn vị do kế toán không nắm vững chế độ kế toán nên dẫnđến việc áp dụng sai các qui định hiện hành như: áp dụng không nhất quánphương pháp tính khấu hao, hạch toán tài sản thuê hoạt động vào tài sản cốđịnh thuê tài chính

Trong thực tế thì nguyên nhân dẫn đến các nghiệp vụ liên quan đếnTSCĐ bị phản ánh sai lệch không chỉ do vô ý mà còn rất nhiều trường hợp dongười hạch toán cố tình nhằm nhiều mục đích khác nhau Xét về khía cạnhbản chất nghiệp vụ các sai phạm do cố ý luôn có tính chất trọng yếu, các gianlận thường có sự giàn xếp kỹ lưỡng do đó kiểm toán viên trong quá trình kiểmtoán khoản mục TSCĐ cần đặc biệt chú ý Một số gian lận thường xảy ratrong thực tế như:

- Ghi chép các nghiệp vụ không có thật liên quan đến TSCĐ, khả năngnày đặc biệt dễ xảy ra trong trường hợp các TSCĐ hữu hình hình thành từhoạt động nghiên cứu triển khai, do các loại TSCĐ này thường mang đặc thùriêng và việc đánh giá giá trị gặp nhiểu khó khăn nên các chi phí bị ghi khốngnhằm mục đích biển thủ công quỹ

- Các hành vi gian lận nhằm tham ô chiếm đoạt giá trị chênh lệch giữahoá đơn chứng từ và thực tế phát sinh như: ghi tăng nguyên giá TSCĐ bằng

Trang 30

cách làm giả hoá đơn khi mua sắm, ghi giảm giá trị khi thanh lý bằng cáchthông đồng với bên thứ ba.

- Biển thủ công quỹ bằng cách cố tình không ghi nhận giá trị còn lại củaTSCĐ khi thanh lý

- Cố tình áp dụng sai chế độ kế toán như áp dụng tỷ lệ khấu hao nhanhhơn qui định, trích khấu hao đối với những TSCĐ đã khấu hao hết nhằm mụcđích tăng chi phí phát sinh giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp choNhà nước, ghi tăng nguyên giá TSCĐ chưa đưa vào sử dụng

Nắm bắt được tầm quan trọng của TSCĐ trong báo cáo tài chính và các saiphạm tiềm tàng có thể xảy ra liên quan đến TSCĐ sẽ giúp KTV có định hướngtốt trong quá trình kiểm toán, tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm toán nhờ việcxây dựng chương trình và thiết kế các thủ tục kiểm toán hợp lý, khoa học

1.2.2 Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định

Kiểm toán khoản mục TSCĐ cũng như các khoản mục khác trên bảngcân đối kế toán tuân thủ theo quy trình chung của mọi cuộc kiểm toán báo cáotài chính bao gồm ba giai đoạn được khái quát trên sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.5: Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định

Lập kế hoạch kiểm toán

Thực hiện kiểm toán

Trang 31

1.2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên đóng vai trò quyết định tớichất lượng của cuộc kiểm toán Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 cóquy định: “Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợp nhằm đảmbảo bao quát được hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán, đảm bảophát hiện những vấn đề tiềm ẩn và theo đó cuộc kiểm toán hoàn thành đúnghạn” Lập kế hoạch kiểm toán thì cần tìm hiểu các vấn đề sau:

a) Thu thập thông tin về khách hàng

- Kiểm toán viên thực hiện thu thập thông tin về khách hàng nhằm có đượcnhững hiểu biết đầy đủ về hoạt động của đơn vị, hệ thống kế toán và hệ thốngkiểm soát nội bộ cũng như các vấn đề tiềm ẩn, từ đó xác định được trọng tâmcủa cuộc kiểm toán và từng phần hành kiểm toán

+ Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng Đối vớiquá trình kiểm toán Tài sản cố định thì cần phải thu thập được chứng từpháp lý và sổ sách như: Biên bản góp vốn, bàn giao vốn, các chứng từliên quan đến việc góp vốn bằng Tài sản cố định

+ Tìm hiều về tình hình kinh doanh của khách hàng Theo chuẩnmực kiểm toán Việt Nam số 310 “Hiểu biết về tình hình kinh doanh”,đoạn hai đã dẫn: “Để thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toánviên phải có hiểu biết cần thiết, đầy đủ về tình hình kinh doanh nhằmđánh giá và phân tích được các sự kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt độngcủa các đơn vị được kiểm toán mà theo kiểm toán viên thì có ảnh hưởngtrọng yếu đến báo cáo tài chính, đến việc kiểm tra của kiểm toán viênhoặc đến báo cáo kiểm toán”

- Những hiểu biết về ngành nghề kinh doanh bao gồm những hiểubiết chung về nền kinh tế, lĩnh vực hoạt động của đơn vị và những hiểubiết về khía cạnh đặc thù của một tổ chức cơ cấu như cơ cấu tổ chức, dây

Trang 32

chuyền sản xuất, cơ cấu vốn Với phần hành kiểm toán TSCĐ Công tykiểm toán cần quan tâm đến các thông tin:

- Hoạt động kinh doanh và kết quả kinh doanh của khách hàng: việctìm hiểu những thông tin này sẽ giúp kiểm toán viên xác định được liệukhách hàng có nhiều tài sản cố định hay không và tài sản cố định có ảnhhưởng trọng yếu tới báo cáo tài chính của khách hàng hay không

- Môi trường kinh doanh và các yếu tố ngoài sản xuất kinh doanh cótác động đến khách hàng như kinh tế - xã hội, pháp luật

- Những mục tiêu của khách hàng và chiến lược mà ban lãnh đạodoanh nghiệp đặt ra để đạt tới mục tiêu này Các mục tiêu chiến lược đó

sẽ cho biết trong tương lai doanh nghiệp có đầu tư mua sắm hay thanh

lý, nhượng bán tài sản cố định hay không

b)Thực hiện thủ tục phân tích

Thủ tục phân tích được KTV áp dụng cho tất cả các cuộc kiểm toán

và nó được thực hiện trong tất cả các giai đoạn kiểm toán

Sau khi thu thập được thông tin cơ sở và các thông tin về nghĩa vụpháp lý của khách hàng, KTV tiến hành thực hiện các thủ tục phân tích.Các thut tục phân tích được KTV sử dụng gồm hai loại cơ bản sau:

- Phân tích ngang: Đối với khoản mục TSCĐ, KTV có thể so sánh

số liệ năm trước với năm nay, qua đó thấy được những biến động bấtthường và phải xác định nguyên nhân Đồng thời KTV có thể so sánh dữkiện của khách hàng với số liệu của ngành

- Phân tích dọc: Là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệtường quan của các chỉ tiêu và khoản mục trên BCTC Đối với TSCĐ,KTV có thể tính toán và một số tỷ suất tự tài trợ, tỷ suất đầu tư

Trang 33

c) Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ

Việc nghiên cứu HTKSNB của khách hàng và đánh giá được rủi rokiểm soát giúp cho KTV thiết kế được những thủ tục kiểm toán thíchhợp cho khoản mục TSCĐ, đánh giá được khối lượng và độ phức tạp củacuộc kiểm toán, từ đó ước tính được thời gian và xác định được trọngtâm của cuộc kiểm toán

Hệ thống kiểm soát nội bộ càng hữu hiệu thì rủi ro kiểm soát càngnhỏ và ngược lại, rủi ro kiểm soát càng cao khi HTKSNB yếu kém KTVkhảo sát HTKSNB trên phương diện chủ yếu sau:

- KSNB đối với khoản mục TSCĐ được thiết kế như thế nào ?

Sau khi tiến hành các công việc trên, KTV cần đánh giá rủi ro kiểmsoát và thiết kế các thử nghiệm kiểm soát Bước công việc này được thựchiện như sau:

+ Xác định loại gian lận và sai sót có thể xảy ra trong khoản mục TSCĐ

+ Đánh giá tính hiện hữu của HTKSNB trong việc phát hiện và ngănchặn các gian lận và sai sót đó

+ Nếu mức rủi ro kiểm soát được đánh giá là không cao ở mức tối

đa và KTV xét thấy có khả năng giảm bớt được rủi ro kiểm soát đã đánhgiá xuống một mức thấp hơn, KTV sẽ xác định các thử nghiệm kiểm soátcần thiết Ngược lại, nếu mức rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức cao

và xét thấy không có khả năng giảm được trong thực tế, KTV không cầnthực hiện các thử nghiệm kiểm soát mà phải tiến hành ngay các thửnghiệm cơ bản ở mức độ hợp lý

Đối với khoản mục TSCĐ thì KTV cần có các thông tin của kháchhàng về HTKSNB đối với khoản mục này Hệ thống KSNB được coi làhữu hiệu được thể hiện qua việc bảo vệ và quản lý tốt TSCĐ Khi tìm

Trang 34

hiểu hệ thống KSNB đối với TSCĐ, KTV cần quan tâm đến các vấn đềsau đây:

- Doanh nghiệp có thiết lập kế hoạch và dự toán ngân sách cho việcmua sắm TSCĐ hay không?

- Doanh nghiệp có đối chiếu thường xuyên giữa sổ chi tiết và sổtổng hợp hay không?

- Có kiểm kê định kỳ và đối chiếu với sổ kế toán hay không?

- Các chênh lệch giữa giá dự toán và giá thực tế có được xét duyệtthường xuyên và phê chuẩn hay không?

- Khi nhượng bán, thanh lý TSCĐ có lập Hội đồng thanh lý, nhượngbán bao gồm các thành viên theo quy định hay không?

- Có chính sách phân biệt giữa chi phí phát sinh sau ghi nhận banđầu ghi tăng nguyên giá TSCĐ và xác định thời gian sử dụng hữu íchhoặc tính vào chi phí SXKD trong kỳ hay không?

- Chế độ kế toán doanh nghiệp đang áp dụng, phương pháp khấu haoTSCĐ có phù hợp không?

Bên cạnh đó KTV cũng xem xét đến công tác quản lý tốt TSCĐcũng như việc xây dựng các quy định, các nguyên tắc và thủ tục về bảoquản TSCĐ

d) Xác định mục tiêu kiểm toán đối với khoản mục tài sản cố định

Trong kiểm toán khoản mục TSCĐ, KTV cũng hướng tới các mụctiêu sau:

Trang 35

Bảng 1.1: Các mục tiêu kiểm toán trong kiểm toán TSCĐ

Các nghiệp vụ và số tiền phát sinh được phản ánh đầy

đủ, chi phí và thu nhập do thanh lý nhượng bán TSCĐđều được hạch toán đầy đủ

4 Quyền sở

hữu

Các TSCĐ mua và các TSCĐ trên Bảng cân đối kế toánđều thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hoặc doanhnghiệp có quyền kiểm soát lâu dài

6 Tính toán

Khấu hao TSCĐ được tính toán theo đúng tỷ lệ Cáckhoản mua vào năm hiện hành trên Bảng liệt kê muavào thống nhất vốn Sổ phụ và Sổ tổng hợp; tăng, giảm,khấu hao TSCĐ được ghi chép đúng đắn và cộng dồnphù hợp với tài khoản tổng hợp trên sổ

7 Trình bày và

công bố

- Công bố phương pháp khấu hao

- TSCĐ được trình bày theo từng nhóm tài sản có tỷ lệkhấu hao giống nhau

- Các chỉ tiêu liên quan tới TSCĐ trên các BCTC đượcxác định theo đúng quy định chuẩn mực, chế độ kế toánkhông sai sót

e) Đánh giá trọng yếu

Trang 36

Xác định mức trọng yếu ban đầu KTV làm thủ tục ước tính ban đầu

về tính trọng yếu cho toàn bộ Báo cáo tài chính Sau đó KTV tiến hànhphân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục trênBáo cáo tài chính Quy trình xác lập mức trọng yếu trong giai đoạn lập

kế hoạch kiểm toán được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.5: Quy trình xác lập mức trọng yếu

 Mức trọng yếu tổng thể

Mỗi Công ty kiểm toán sẽ xây dựng cho mình một mức ước lượng

và các tỷ lệ thích hợp Dưới đây là bảng hướng dẫn VACPA đối với việctính toán mức trọng yếu trên tổng thể BCTC

Bảng 1.2: Bảng hướng dẫn của VACPA đối với việc tính toán

mức trọng yếu

Lợi nhuận trước thuế 5% - 10%

Mức trọng yếu ướctính ban đầu cho toàn

bộ BCTC

Bước 1: Ước lượng mức

trọng yếu ban đầu cho

toàn bộ

BCTC

Mức sai sót có thểchấp nhận được củatừng khoản mục

Bước 2: Phân bổ mức

trọng yếu cho từng khoản

mục

Trang 37

thường…có thể làm cho cơ sở tính toán đó không phản ánh đúng quy môcủa khách hàng Mục đích của việc điều chỉnh này nhằm xác định đượcmột cơ sở phản ánh đúng quy mô của khách thể kiểm toán, từ đó xácđịnh mức trọng yếu thích hợp Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào xétđoán của thành viên ban quản trị liên quan trực tiếp tới cuộc kiểm toán.Thông thường để thận trọng KTV thường xác lập mức trọng yếu tổng thểban đầu thấp hơn mức chỉ đạo chung của công ty Việc thiết lập mứctrọng yếu tổng thể thấp hơn sẽ đồng nghĩa với việc làm tang thêm khốilượng công việc kiểm toán, tăng thêm chi phí nhưng điều đó lại làmgiảm đi mức độ rủi ro của kiểm toán và tăng khả năng loại trừ những khảnăng loại trừ những sai phạm có thể mắc phải của KTV.

 Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yêu cho khoản mục tàisản cố định

Sau khi xác lập được mức trọng yếu ban đầu cho tổng thể BCTC,KTV tiến hành phân bổ mức ước lượng này cho khoản mục TSCĐ trênBCTC để hình thành mức trọng yếu của TSCĐ Giá trị trọng yếu dùng

để phân bổ cho từng khoản mục là mức trọng yếu thực hiện MP (MPbằng một tỷ lệ % nào đó so với PM) KTV tiến hành phân bổ mức trọngyếu cho từng khoản mục theo mức trọng yếu thực hiện để đảm bảonguyên tắc thận trọng rằng tất cả các sai sót được KTV phát hiện và cácsai sót không được KTV phát hiện không vượt quá mức trọng yếu tổngthể (PM) đã xác định Việc phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếuđược thực hiện theo hai chiều hướng mà các gian lận và sai sót có thểxảy ra Đó là sai lệch do ghi khống (số liệu trên BCTC lớn hơn thực tế)

và ghi thiếu (số liệu trên BCTC nhỏ hơn thực tế)

Mức trọng yếu phân bổ cho từng khoản mục thường được thực hiệntrên những cơ sở chủ yếu sau:

- Căn cứ vào chính sách phân bổ mức trọng yếu tổng thể cho từngkhoản mục trên BCTC

- Mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát mà KTV đánh giá sơ

bộ cho khoản mục Nếu mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được

Trang 38

đánh giá là cao đối với một khoản mục nào đó thì khoản mục đó đượcphân bổ mức sai lệch có thể bỏ qua là thấp và ngược lại.

- Kinh nghiệm của KTV về những sai sót và gian lận đối với khoảnmục đó Chẳng hạn, qua kiểm toán các đơn vị khác cùng ngành nghềhoặc kết quả kiểm toán của năm trước chỉ ra rằng một khoản mục nào đó

ít có sai lệch thì KTV sẽ phân bổ mức sai lệch có thể bỏ qua lớn vàngược lại

- Chi phí kiểm toán cho từng khoản mục Nếu khoản mục nào đòihỏi việc thu thập bằng chứng tốn nhiều chi phí hơn thì phân bổ mức sailệch có thể bỏ qua lớn hơn và ngược lại

Thông thường các Công ty kiểm toán xây dựng sẵn mức độ trọngyếu cho từng khoản mục trên Báo cáo tài chính Thông qua các biệnpháp kiểm toán (cân đối, đối chiếu, quan sát ) kiểm toán viên đánh giámức độ sai sót thực tế của Tài sản cố định và đem so sánh với mức độsai sót có thể chấp nhận được của tài sản cố đinh đã xác định trước đó vàđưa ra ý kiến chấp nhận toàn bộ, ngoại trừ, bác bỏ, hay từ chối đưa ra ýkiến

Dưới đây là sơ đồ đánh giá mức độ trọng yếu đối với khoản mụcTSCĐ trong toàn bộ quá trình kiểm toán

Trang 39

Sơ đồ 1.6: Đánh giá mức độ trọng yếu đối với khoản mục TSCĐ

Bước 1 Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho khoản mục tài sản cố

định

Bước 2 Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho khoản mục tài

sản cố định

Bước 3 Ước tính tổng sai phạm trong khoản mục tài sản cố định

Bước 5 So sánh tổng mức sai phạm ước tính với ước lượng ban đầu

hoặc xem xét lại ước lượng ban đầu tính trọng yếuTrong 5 bước trên, bước 1 và bước 2 được thực hiện trong giai đoạnlập kế hoạch phạm vi của các thử nghiệm kiểm toán Bước 3,4,5 đượcthực hiện trong giai đoạn thực hiện và kết thúc kiểm toán

Trang 40

DR là rủi ro kiểm soátĐối với TSCĐ, rủi ro kiểm toán có thể nhận diện và phát hiện thông quaviệc xem xét:

1.2.2.2 Thực hiện kiểm toán

1.2.2.2.1 Thực hiên các thử nghiệm kiểm soát

Xem xét quy trình mua, thanh lý, nhượng bán tài sản cố định có tuân thủtheo quy định hiện hành và quy định của đơn vị hay không: quy trình, phântách trách nhiệm, phê chuẩn các nghiệp vụ liên quan tới Tài sản cố định, ghinhận tài sản, chứng từ kèm theo, phân loại tài sản, quản lý tài sản theo mã kếthợp với kiểm kê tài sản cố định…

Ngày đăng: 22/05/2019, 06:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w