1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH kiểm toán châu á

113 133 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 694,19 KB

Nội dung

Lập kế hoạch kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 9 1.3.3 Kết luận kiểm toán về khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp Chương 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DO

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn

vị thực tập.

Tác giả luận văn tốt nghiệp

Lê Thị Thu Hà

Trang 2

MỤC LỤC

Chương 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU

1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH THU, DOANH THU BÁN HÀNG

1.1.2 Các xác định và điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng và cung

1.2 KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG

1.2.2 Căn cứ kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch

1.2.3 Sai phạm thường xảy ra đối với kiểm toán khoản mục doanh thu

1.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG

1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 9

1.3.3 Kết luận kiểm toán về khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp

Chương 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN CHÂU Á THỰC HIỆN

23 2.1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN CHÂU Á

23 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Kiểm Toán

Trang 3

2.1.2 Khái quát về tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của công ty

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Kiểm Toán

2 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN

2.2.2 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN CHÂU

3.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng

KẾT LUẬN 82

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Công ty cổ phần Xây dựng và công nghệ X Công ty CP X

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Sơ đồ 02:Trình tự lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế phương pháp kiểm toán

9 Bảng 01: Các thủ tục kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Bảng 03 : Trích GTLV đánh giá về khả năng chấp nhận khách hàng 39

Bảng 07: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với bán hàng 53

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hoạt động kiểm toán được coi là một trong những hoạt động có tính chuyênnghiệp cao và có ý nghĩa lớn trong việc tạo ra một môi trường kinh doanh minhbạch, hiệu quả Báo cáo tài chính hàng năm do doanh nghiệp lập được nhiều đốitượng trong và ngoài doanh nghiệp quan tâm Báo cáo tài chính là tấm gương phảnánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp nói chung trên mọi khía cạnh của quátrình kinh doanh Để đạt được hiệu quả của kết quả kiểm toán, KTV phải tiến hànhthực hiện kiểm toán trên từng bộ phận của các thông tin được trình bày trên Báocáo tài chính và xem xét mối liên hệ giữa các thông tin này để đưa ra được ý kiếnkiểm toán một cách trung thực và khách quan nhất về tình hình tài chính của đơn

vị Kiểm toán có ý nghĩa lớn trên nhiều mặt, là “Quan toà công minh của quákhứ”, là “Người dẫn dắt cho hiện tại” và “ Người cố vấn sáng suốt cho tương lai”.Trong các thông tin tài chính, thông tin về doanh thu bán hàng và cung cấpdịch vụ đặc biệt được quan tâm bởi nó là một trong những điểm trọng yếu trên báocáo kết quả kinh doanh Đây là cơ sở để tiến hành xác định lỗ, lãi trong kỳ củadoanh nghiệp, nó cũng là nhân tố quan trọng trong việc xác định các nghĩa vụ phảithực hiện đối với Nhà nước Vì vậy kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấpdịch vụ là một trong những phần hành chủ yếu trong kiểm toán BCTC

Nhận thức được tầm quan trọng của kiểm toán doanh thu bán hàng và cungcấp dịch vụ, em đã đi sâu tìm hiểu công tác kiểm toán khoản mục doanh thu bánhàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán báo cáo tài chình do công ty TNHHKiểm Toán Châu Á thực hiện Vì vậy em đã lựa chọn đề tài luận văn:

Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm Toán Châu Á

2 Mục đích nghiên cứu đề tài

Thông qua việc nghiên cứu đề tài này , em mong muốn đạt được những hiểubiết sâu hơn về thực tế quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và

Trang 7

cung cấp dịch vụ nói riêng và kiểm toán BCTC nói chung Bên cạnh đó, em cũngmong muốn đưa ra những ưu điểm, hạn chế và đề ra phương hướng nhằm hoànthiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụtrong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán Châu Á như một lời cảm ơnđối với những anh chị đã tận tình chỉ dẫn em trong thời gian thực tập.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: lý luận về quy trình kiểm toán doanh thu bán

hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính; xem xét thực tiễn quytrình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáotài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Châu Á

Phạm vi nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu quy trình kiểm toán khoản mục doanh

thu bán hàng và cung cấp dịch vụ với tư cách là một bộ phận trong quy trìnhchung của một cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toánChâu Á hiện nay

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Về khoa học: Luận văn đã hệ thống những lý luận cơ bản về quy trình kiểm

toán khoản mục Doanh thu trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toánChâu Á thực hiện

Về thực tiễn: Luận văn đã nghiên cứu và đánh giá thực trạng về quy trình

kiểm toán khoản mục Doanh thu trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểmtoán Châu Á thực hiện, mô tả sự vận dụng lý luận vào thực tiễn tại Công ty cũngnhư đưa ra một số giải pháp hoàn thiện những tồn tại trong Công ty

5 Phương pháp nghiên cứu

Nhằm đạt được mục đích nghiên cứu của mình, trong luận văn này em đã sử

dụng các phương pháp duy vật biện chứng, logic kết hợp với các phương pháptổng hợp, phân tích, mô tả để phân tích, đánh giá

6 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương :

Trang 8

Chương 1 : Lý luận cơ bản về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

và kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC.

Chương 2 : Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm Toán Châu Á thực hiện.

Chương 3 : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC

do công ty TNHH Kiểm Toán Châu Á thực hiện.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô giáo -Ths Đinh Thị Thu Hà

người hướng dẫn em trong quá trình thực tập và viết luận văn tốt nghiệp Em cũng

xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, cùng các anh chị trong công ty TNHH Kiểm Toán Châu Á đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại

công ty và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp này

Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2016

Lê Thị Thu Hà

Trang 9

Chương 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIÊM TOÁN BCTC

1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH THU, DOANH THU BÁN HÀNG VÀCUNG CẤP DỊCH VỤ

1.1.1 Khái niệm về doanh thu và nội dung kinh tế

Theo chuẩn mực kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác: “Doanh thu

là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.” Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các

lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được Các khoản thu hộ bênthứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu củadoanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu

● Phân loại doanh thu

Theo chuẩn mực kế toán số 14 – Chuẩn mực áp dụng trong kế toán cáckhoản doanh thu và thu nhập khác, doanh thu được phân loại( theo phát sinh từ cácgiao dịch và nghiệp vụ ) thành : doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ,

và doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia Trong đó :

- Doanh thu từ hoạt động bán hàng là doanh thu bán sản phẩm do doanhnghiệp sản xuất ra và bán các hàng hóa mua vào

- Doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ là doanh thu do thực hiện côngviệc đã thỏa thuận theo hợp đồng trong một hoặc nhiều kỳ kế toán

- Doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia làdoanh thu nhận được từ các hoạt động như cho vay, đầu tư trái phiếu, tín phiếu,các hoạt động cho người khác sử dụng tài sản hoặc từ các hoạt động nắm giữ cổphiếu hay góp vốn

Ngoài ra còn doanh thu còn được chia thành doanh thu nội bộ, doanh thu từcác hoạt động bất thường…

Việc phân loại doanh thu giúp cho việc xác định doanh thu của từng loại đượctính toán và tổng hợp một cách chính xác Dựa trên mục tiêu đó xác định công

Trang 10

thức tính toán doanh thu cần được thực hiện theo quy chuẩn nhất định Theo Quyếtđịnh số 149/2001/QĐ – BTC ngày 31/12/2001 của Bộ tài chính về việc ban hành

và công bố 4 chuẩn mực Kế toán Việt Nam (đợt 1) và Thông tư số 89/2002/TT –BTC ngày 09/10/2002 của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành Chuẩn mực Kế toánViệt Nam (đợt 1), doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thuhoặc sẽ thu được Trong đó doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là nguồn thuchủ yếu của doanh nghiệp Nó là toàn bộ tiền thu về và sẽ thu về từ việc tiêu thụsản phẩm và cung cấp dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra hoặc bán hàng hóa mua

vào Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.

Liên quan đến doanh thu doanh thu báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp còn có các chỉ tiêu về các khoản giảm trừ doanh thu Cáckhoản giảm trừ doanh thu là các khoản phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp làmdoanh thu bị giảm trừ, tập trung vào 3 khoản sau:

- Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kémphẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu

- Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định làtiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán

- Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yếtcho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn

Thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biêt và thuế GTGT: Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu phải nộp, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp cho ngân sách nhà nước theo số doanh thu trong kỳ báo cáo

1.1.2 Các xác định và điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

1.1.2.1 Các xác định doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Doanh thu phát sinh từ giao dịch, sự kiện được xác định bởi thỏa thuận giữa

doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản Nó được xác định bằng giá trị

Trang 11

hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiếtkhấu thương mại, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại

Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ được xác định theo công thức:

Doanh thu thuần về bán

hàng và cung cấp dịch vụ =

Doanh thu bán hàng

và cung cấp dịch vụ − Các khoản giảm

trừ doanh thu

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được xác định như sau:

- Nếu doanh nghiệp áp dụng tính thuế giá trị gia tăng ( GTGT ) phải nộptheo phương pháp khấu trừ thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là doanhthu chưa tính thuế GTGT và doanh nghiệp sử dụng hóa đơn GTGT;

- Nếu doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháptrực tiếp thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là doanh thu có tình thuếGTGT và doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bán hàng thông thường

1.1.2.2 Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

● Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm (5)điều kiện sau:

- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền

sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;

- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sởhữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bánhàng;

- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

● Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả củagiao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy Trường hợp giao dịch về cungcấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kếtquả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán của kỳ đó.Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn tất cả bốn (4)điều kiện sau:

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;

Trang 12

- Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kếtoán;

- Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giaodịch cung cấp dịch vụ đó

Như vậy khi hạch toán ghi nhận doanh thu phải xác định xem doanh thu từnghiệp vụ bán hàng đó có thoả mãn những quy định về xác định và điều kiện ghinhận doanh thu hay không Chỉ khi những quy định và những điều kiện ghi nhậndoanh thu được thoả mãn thì doanh thu mới được ghi nhận

1.2 KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤPDỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BCTC

1.2.1 Mục tiêu kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Để thực hiện đúng hướng và có hiệu quả hoạt động kiểm toán thì Kiểm toánviên(KTV) phải xác định các mục tiêu kiểm toán trên cơ sở các mối quan hệ vốn

có của đối tượng và khách thể kiểm toán Vì vậy khi tiến hành kiểm toán doanhthu bán hàng và cung cấp dịch vụ, kiểm toán viên (KTV) cũng phải xác định đượcmục tiêu kiểm toán khoản mục này

Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam (VSA) số 200:

“Mục tiêu của kiểm toán Báo cáo tài chính là giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực trên các khía cạnh trọng yếu hay không Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính còn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng tài chính của đơn vị ”

Do vậy mục tiêu chung của kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ làxem xét các nghiệp vụ bán hàng và ghi nhận doanh thu là đúng đắn và phù hợp vớicác quy định và chuẩn mực kế toán Để tiến hành cuộc kiểm toán một cách có hiệuquả, KTV cần phải hiểu được các xác nhận của Ban quản trị do các xác nhận này

có mối quan hệ với mục tiêu của kiểm toán Đối vời khoản mục doanh thu các xácnhận đó bao gồm:

- Xác nhận về sự hiện hữu: Doanh thu ghi nhận trên Báo cáo tài chính phản

Trang 13

ánh quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ thực tế xảy ra.

- Xác nhận về tính đầy đủ: Tất cả doanh thu về hàng hóa, dịch vụ được ghi sổđầy đủ và đưa vào Báo cáo tài chính

- Xác nhận về quyền sở hữu: Hàng hóa của doanh nghiệp vào ngày lập Báocáo tài chính đều thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp

- Xác nhận về sự đánh giá và phân loại: Doanh thu được tính toán đúng đắn

và được phân loại đúng bản chất, đối tượng

- Xác nhận về sự trình bày: Doanh thu được trình bày trung thực và đúng đắntrên các Báo cáo tài chính theo đúng hệ thống kế toán của doanh nghiệp và theocác quy định của các chế độ, chuẩn mực kế toán hiện hành

Bên cạnh các xác nhận của Ban quản trị của doanh nghiệp thì các mục tiêuchung và mục tiêu đặc thù của kiểm toán cũng cần được xem xét

* Mục tiêu chung :

- Mục tiêu hợp lý chung: Là việc xem xét, đánh giá tổng thể số liệu trên cáckhoản mục trên cơ sở cam kết chung về trách nhiệm của nhà quản lý và thông tinthu được qua khảo sát thực tế tại khách thể kiểm toán Để có thể đánh giá đượcmục tiêu hợp lý chung thì KTV cần có sự nhạy bén, khả năng phán đoán cùng tácphong sâu sát với thực tế tại đơn vị được kiểm toán Nếu KTV không nhận thấymục tiêu hợp lý chung đã đạt được thì tất yếu phải sử dụng kết hợp với các mụctiêu chung khác

* Mục tiêu đặc thù :

Mục tiêu đặc thù được xác định trên cơ sở mục tiêu chung và đặc điểm củakhoản mục hay phần hành cùng cách thức phản ánh theo dõi trong hệ thống kếtoán và hệ thống kiểm soát nội bộ Các mục tiêu chung được cụ thể vào từng phầnhành kiểm toán thành các mục tiêu đặc thù Với kiểm toán doanh thu bán hàng vàcung cấp dịch vụ các mục tiêu kiểm toán được thể hiện như sau:

- Tính có thật (Sự phát sinh): Cụ thể, doanh thu được ghi nhận là doanh thu

đã phát sinh và được ghi nhận tương ứng với số tiền mà khách hàng đã thanh toánhoặc được chấp nhận thanh toán cho doanh nghiệp Hàng hóa đã được chấp nhận

là tiêu thụ và được chuyển giao cho khách hàng là có thật, không tồn tại các khoản

Trang 14

doanh thu được ghi nhận trong khi hàng hóa chưa được chuyển giao cho kháchhàng.

- Sự tính toán và đánh giá (tính giá): Doanh thu bán hàng đã ghi sổ đã đượctính toán, đánh giá đúng đắn hợp lý hay không Việc tính toán doanh thu phải trên

cơ sở số lượng mặt hàng đã được coi là tiêu thụ, đơn giá bán tương ứng đã đượcthỏa thuận, các khoản giảm trừ cho khách hàng (nếu có), tỷ giá ngoại tệ nếu bánhàng tính theo ngoại tệ

- Sự phân loại và hạch toán đầy đủ, chính xác: Khoản doanh thu bán hàng vàcung cấp dịch vụ đã ghi sổ kế toán phải được phân loại và hạch toán đầy đủ, không

có nghiệp vụ nào bị bỏ sót ngoài sổ sách và phải được ghi nhận đúng quan hệ đốiứng tài khoản

- Sự phân loại và hạch toán đúng kỳ: Doanh thu phải được hạch toán kịpthời, đảm bảo phát sinh thuộc kỳ nào được ghi sổ kế toán của kỳ ấy KTV quantâm đến việc ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại thời điểmchuyển giao giữa hai kỳ kế toán liên tiếp nhằm phát hiện lỗi hạch toán nhầm hoặc

cố tình ghi sai kỳ cho những mục đích cụ thể

- Sự cộng dồn và báo cáo: Cuối kỳ hạch toán, số liệu về doanh thu và cáckhoản giảm trừ doanh thu đã ghi sổ trong kỳ phải được tổng hợp một cách đầy đủchính xác trên từng sổ chi tiết và sổ tổng hợp Trình bày thông tin về doanh thuphải phù hợp với các chỉ tiêu đã được chế độ BCTC quy định và phải đảm bảonhất quán với số liệu đã được cộng dồn trên trên các sổ kế toán có liên quan

Việc xác định mục tiêu cho từng công việc trước khi tiến hành kiểm toántrợ giúp cho công việc kiểm toán đi đúng hướng và tiết kiệm được thời gian tronghoạt động kiểm toán Trong quá trình kiểm toán, KTV luôn chú trọng tới mục tiêu

cụ thể của kiểm toán nhằm đạt được mục tiêu chung của toàn bộ cuộc kiểm toán.Việc tập trung vào những mục tiêu nào tùy thuộc vào tính chất và mức rủi ro cóthể xảy ra đối với những sai sót của khoản mục đó trên BCTC

1.2.2 Căn cứ kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

- Các chính sách và quy định về kiểm soát nội bộ: Quy định về chức năng,quyền hạn và trách nhiệm người hay bộ phận kiểm tra và phê duyệt đơn đặt

Trang 15

hàng… Các quy chế chính sách bằng văn bản của doanh nghiệp về giá bán hàng,phương thức bán hàng và thanh toán, quy định về chiết khấu thương mại, giảm giáhàng bán…

- Các chứng từ kế toán chủ yếu và phổ biến được sử dụng: Hóa đơn bán hànghoặc hóa đơn kiêm phiếu xuất kho, Chứng từ vận chuyển, biên bản thanh lý hợpđồng kinh tế, Biên bản quyết toán cung cấp hàng hóa, dịch vụ, phiếu thu, Giấy báo

có của ngân hàng…

- Các hồ sơ, tài liệu khác: Kế hoạch bán hàng, Đơn đặt hàng của khách hàng,Hợp đồng thương mại (Bán hàng, cho thuê tài sản, cung cấp dịch vụ), chính sáchbán hàng, Bản quyết toán hợp đồng,…

- Các báo cáo tài chính chủ yếu có liên quan: Bảng cân đối kế toán, Báo cáokết quả hoạt động kinh doanh, Thuyết minh Báo cáo tài chính; Bản báo cáo hàngtheo ngày, tháng, quý; biên bản bàn giao hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán

- Các sổ hạch toán liên quan gồm sổ hạch toán nghiệp vụ (Thẻ kho, Nhật kýbảo vệ, Nhật ký vận chuyển hàng hóa,…) và sổ hạch toán kế toán (Sổ kế toán tổnghợp và sổ kế toán chi tiết của các tài khoản TK511, TK512, TK515,…); Nhật kýbán hàng nhật ký thu tiền, giấy tờ thanh toán với ngân hàng, với người mua, sổtổng hợp sổ chi tiết các TK 111,

1.2.3 Sai phạm thường xảy ra đối với kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là một trong nhữngkhoản mục thường hay xảy ra sai phạm nhất Các sai phạm này có thể là do vôtình, thiếu trình độ song cũng không loại trừ trường hợp doanh nghiệp cố tình gianlận Cách thức gian lận cũng như sai sót của doanh nghiệp liên quan đến doanh thubán hàng và cung cấp dịch vụ là rất đa dạng Vì vậy trong quá trình thực hiện kiểmtoán các rủi ro có thể gặp do chính nội tại hệ thống KSNB cũng như công tác tổchức hạch toán kế toán ,cụ thể như sau:

+ Doanh thu phản ánh trên sổ sách, báo cáo kế toán cao hơn doanh thu thực

tế

Trường hợp này được biểu hiện cụ thể là doanh nghiệp đã hạch toán vào

Trang 16

doanh thu những khoản thu chưa đủ các yếu tố xác định là doanh thu như quy địnhhoặc số doanh thu đã phản ánh trên sổ sách báo cáo kế toán cao hơn so với doanhthu trên các chứng từ kế toán Chẳng hạn:

• Người mua đã ứng trước nhưng doanh nghiệp chưa xuất hàng hoặc cungcấp dịch vụ cho người mua

• Người mua đã ứng tiền, doanh nghiệp đã xuất hàng hoặc cung cấp dịch vụnhưng các thủ tục mua bán, cung cấp dịch vụ nhưng chưa hoàn thành và ngườimua chưa chấp nhận thanh toán

• Số liệu đã tính toán và ghi sổ sai làm tăng doanh thu so với số liệu phảnánh trên chứng từ kế toán

+ Doanh thu phản ánh trên sổ sách kế toán , báo cáo kế toán thấp hơn so

với doanh thu thực tế Trường hợp này được biểu hiện cụ thể là doanh nghiệp chưahạch toán vào doanh thu hết các khoản thu đã đủ điều kiện để xác định là doanhthu như quy định hoặc số doanh thu đã phản ánh trên sổ sách , báo cáo kế toánthấp hơn so với doanh thu trên các chứng từ kế toán, chẳng han:

• Doanh nghiệp đã làm thủ tục bán hàng và cung cấp dịch vụ cho kháchhàng, khách hàng đã trả tiền hoặc đã thực hiện các thủ tục chấp nhận thanh toánnhưng đơn vị chưa hạch toán hoặc đã hạch toán nhầm vào các tài khoản khác

• Các khoản thu hoạt động tài chính đã thu được nhưng đơn vị chưa hạchtoán hoặc đã hạch toán nhầm vào các tài khoản khác

• Số liệu đã tính toán và ghi sổ sai làm giảm doanh thu so với số liệu phảnánh trên chứng từ kế toán

1.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤPDỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BCTC

Sau khi đã xác định được mục tiêu cũng như căn cứ để tiến hành kiểmtoán, công việc tiếp theo của KTV là thu nhập các bằng chứng kiểm toán Để đảmbảo cho công việc diễn ra theo đúng tiến độ, khoa học và hiệu quả, việc thu thập

và đánh giá bằng chứng kiểm toán phải thực hiện theo quy trình kiểm toán Quytrình kiểm toán quy định trình tự các bước kiểm toán nhằm giúp KTV tập hợp đầy

đủ bằng chứng kiểm toán cần thiết Để đạt điều này, kiểm toán khoản mục doanh

Trang 17

thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng không nằm ngoài quy trình chung của mộtcuộc kiểm toán BCTC Quy trình chuẩn của một cuộc kiểm toán BCTC như sau :

Sơ đồ 01 : Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu

Lập kế hoạch kiểm toán Giai đoạn 1

Thực hiện kiểm toán Giai đoạn 2

Kết thúc kiểm toán Giai đoạn 3

Trang 18

1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Để đảm bảo cuộc kiểm toán có hiệu quả, kế hoạch kiểm toán phải đượclập cho mọi cuộc kiểm toán Có ba lý do chính cho việc lập kế hoạch kiểm toánmột cách đúng đắn: giúp KTV thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thíchhợp; giúp giữ chi phí kiểm toán ở mức hợp lý; và để tránh những bất đồng vớikhách hàng

Sơ đồ 02: Trình tự lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế phương pháp kiểm toán

1.3.1.1 Công việc chuẩn bị trước khi lập kế hoạch kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Trước khi lập kế hoạch kiểm toán cần quyết định việc chấp nhận khách hàngmới hoặc tiếp tục với các khách hàng cũ, nhận diện các lý do kiểm toán của kháchhàng, đạt được hợp đồng kiểm toán, và bố trí nhân sự cho cuộc kiểm toán

Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán Thu thập thông tin cơ sở

Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách

hàng

Phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính

Đánh giá trọng yếu và rủi ro trong quá trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá

rủi ro kiểm soát

Xây dựng kế hoạch và chương trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Trang 19

● Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán: KTV cần đánh giá khảnăng chấp nhận một thư mời kiểm toán dựa vào việc xem xét tính liêm chính củaban Giám đốc (BGĐ) công ty khách hàng bởi đây là một bộ phận chủ chốt của hệthống kiểm soát nội bộ Tính liêm chính của BGĐ rất quan trọng đối với quy trìnhkiểm toán bởi lẽ BGĐ có đủ thẩm quyền quyết định dẫn đến việc phản ánh sai cácnghiệp vụ hoặc giấu diếm các thông tin dẫn đến những sai sót trọng yếu có thể cótrên BCTC.

● Xem xét hệ thống kiểm soát chất lượng: Thông qua việc kiểm soátchất lượng hoạt động kiểm toán, KTV có thể đánh giá rủi ro của hệ thống KSNBcủa khách hàng, làm cơ sở cho việc tìm hiểu các sai sót trọng yếu có thể có trênBCTC

● Liên lạc với KTV tiền nhiệm: Đối với khách hàng mới của công ty,KTV có thể xem xét hồ sơ kiểm toán của KTV các năm trước thực hiện để hỗ trợcho công việc lập kế hoạch kiểm toán, KTV có thể liên lạc với KTV tiền nhiệm để

có thể nắm vững hơn tình hình hoạt động của khách hàng Khi liên lạc với KTVtiền nhiệm cần chú ý tới một số vấn đề sau: Những vấn đề cần tính liêm chính củaBGĐ, những bất đồng giữa BGĐ với KTV tiền nhiệm về các nguyên tắc kế toán,thủ tục kiểm toán hoặc các vấn đề quan trọng khác và các lý do thay đổi KTV củakhách hàng Đối với khách hàng cũ, hàng năm KTV phải cập nhật các thông tin vềkhách hàng và đánh giá có thể phát sinh những rủi ro nào khiến KTV và công tykiểm toán phải ngừng cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng đó Việc ngừngcung cấp dịch vụ cho khách hàng có thể do mâu thuẫn về các vấn đề như: Phạm vithích hợp của cuộc kiểm toán, loại báo cáo kiểm toán phải công bố, tiền thù laohoặc giữa hai bên có vụ kiện tụng hoặc trong trường hợp KTV cho rằng BGĐkhách hàng thiếu tính liêm chính Công việc quan trọng nhất của KTV trong giaiđoạn này đó là việc xác định khả năng có thể kiểm toán của khách hàng Khả năng

có thể kiểm toán được xác định theo một vài yếu tố chi phối như: Tính thận trọng,nghề nghiệp của KTV đòi hỏi KTV phải đánh giá tính liêm chính của BGĐ và hệthống kế toán của khách hàng

● Nhận diện các lý do kiểm toán của công ty khách hàng: Đây là hoạt động

Trang 20

nhằm xác định người sử dụng BCTC của khách hàng và mục đích sử dụng của họ.KTV có thể phỏng vấn trực tiếp BGĐ khách hàng (đối với khách hàng mới) hoặcdựa vào kinh nghiệm cuộc kiểm toán đã được thực hiện trước đó (đối với kháchhàng cũ) Việc xác định hai tiêu chí trên ảnh hưởng đến số lượng bằng chứng kiểmtoán KTV cần thu thập và giúp cho công ty kiểm toán có thể ước lượng được quy

mô phức tạp của cuộc kiểm toán

● Lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm toán: Khi lựa chọn đội ngũnhân viên thực hiện kiểm toán, cần chú ý tới các vấn đề sau: Có trình độ hiểu biết

về chuyên môn nghiệp vụ, có tính độc lập trong việc thực hiện kiểm toán đối vớikhách hàng, có đầy đủ kinh nghiệm và sự am hiểu về lĩnh vực kinh doanh củakhách hàng để thực hiện kiểm toán

● Ký kết hợp đồng kiểm toán: Sau khi công ty kiểm toán quyết định chấpnhận kiểm toán cho khách hàng công việc tiếp theo là ký kết hợp đồng kiểm toán.Đây là sự thỏa thuận chính thức giữa công ty kiểm toán với khách hàng về việcthực hiện kiểm toán và các dịch vụ có liên quan khác Việc ký kết hợp đồng kiểmtoán phải được thực hiện trước khi tiến hành công việc kiểm toán nhằm bảo vệquyền lợi của khách hàng và của công ty kiểm toán

1.3.1.2 Thu thập thông tin cơ sở

● Tìm hiểu ngành nghề hoạt động của công ty: Tìm hiểu ngành nghề hoạtđộng kinh doanh của khách hàng giúp cho KTV có đầy đủ nhận thức về doanh thubán hàng và cung cấp dịch vụ thực hiện trong hoạt động tiêu thụ của đơn vị được

kiểm toán Theo chuẩn mực kiểm toán Việt nam số 310 – Hiểu biết về tình hình kinh doanh, việc tìm hiểu ngành nghề hoạt động kinh doanh của khách hàng rất

cần thiết bởi mỗi ngành nghề có những đặc điểm riêng thể hiện rõ nét nhất trong

hệ thống kế toán của mỗi loại hình doanh nghiệp Những nội dung cụ thể mà KTVphải hiểu biết về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Hiểu biết chung

về nền kinh tế, môi trường và lĩnh vực hoạt động của đơn vị được kiểm toán, nhân

tố nội tại của đơn vị được kiểm toán Trong nhân tố nội tại của đơn vị được kiểmtoán cần chú ý tới các đặc điểm quan trọng về sở hữu và quản lý, tình hình kinhdoanh của đơn vị, khả năng tài chính, môi trường lập báo cáo, yếu tố luật pháp…

Trang 21

●Xem xét lại kết quả của cuộc kiểm toán trước và hồ sơ kiểm toán chung:Kết quả của các cuộc kiểm toán trước chứa đựng rất nhiều thông tin về công việchoạt động kinh doanh của khách hàng, cơ cấu tổ chức và các đặc điểm trong hoạtđộng kinh doanh Ngoài ra, hồ sơ kiểm toán chung của công ty kiểm toán đã cónhững thông tin thường xuyên của các khách hàng Hồ sơ này có các tài liệu liênquan đến sơ đồ tổ chức bộ máy, điều lệ công ty, chính sách tài chính kế toán Bằngviệc tìm hiểu này KTV sẽ có được những nét khái quát ban đầu về khách hàngtrước khi thực hiện kiểm toán.

● Tham quan nhà xưởng: Để quan sát trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanhcung cấp cho KTV một cái nhìn tổng thể và trực diện về công ty khách hàng Việcthăm quan nhà xưởng tạo điều kiện cho việc thyết minh số liệu kế toán, phát hiệnnhững vấn đề cần quan tâm Đồng thời giúp KTV có được nhận định ban đầu vềphong cách quản lý của BGĐ hay tính hệ trọng trong việc tổ chức

● Nhận diện các bên hữu quan: Các bên hữu quan là các bộ phận trực thuộc,các chủ sở hữu chính của công ty khách hàng hay bất kỳ một cá nhân hay tổ chứcnào mà khách hàng có quan hệ, có ảnh hưởng đáng kể tới chính sách kinh doanh

và quản trị của công ty khách hàng Việc nhận diện này được thực hiện thông quaphỏng vấn BGĐ, nhân viên trong công ty hay xem sổ theo dõi cổ đông, sổ theo dõikhách hàng nhằm hoạch định một kế hoạch kiểm toán phù hợp

● Sử dụng chuyên gia bên ngoài: Nhằm đánh giá một cách chính xác nhữngyêu cầu kỹ thuật chuyên môn của công ty khách hàng Khi có kế hoạch sử dụng tàiliệu của chuyên gia thì KTV và công ty kiểm toán phải xác định năng lực chuyênmôn và đánh giá tính khách quan của chuyên gia

1.3.1.3 Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng

Thông qua việc phỏng vấn BGĐ nhằm xem xét các quy trình mang tínhpháp lý có ảnh hưởng đến các mặt hoạt động kinh doanh của khách hàng Các tàiliệu mà KTV cần hướng tới bao gồm:

● Giấy phép thành lập và điều lệ công ty

● BCTC năm hiện hành, BCTC năm trước, báo cáo kiểm toán, tài liệu thanhtra, kiểm tra

Trang 22

● Biên bản họp hôi đồng quản trị, hội đồng cổ đông hay họp BGĐ

● Các tài liệu quan trọng khác: Hợp đồng mua hàng hóa, các cam kết quantrọng liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm của khách hàng

1.3.1.4 Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ

Chuẩn mực kiểm toán số 520- Quy trình phân tích: “Quy trình phân tích là

việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những

xu hướng, biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tinliên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến”

Quy trình phân tích áp dụng trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán đượcdựa trên các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính ( Ví dụ: Mối quan hệgiữa doanh thu với số lượng hàng bán hoặc số lượng sản phẩm sản xuất với côngsuất máy móc, thiết bị…) Thủ tục phân tích đối với doanh thu được thực hiện với

cả phân tích dọc và phân tích ngang

● Phân tích ngang (phân tích xu hướng): Là việc phân tích dựa trên cơ sở sosánh các trị số của cùng một chỉ tiêu trên BCTC

+ So sánh số liệu doanh thu giữa kỳ này với kỳ trước hoặc giữa các kỳ vớinhau để tìm ra những biến động bất thường Việc so sánh áp dụng với cả chỉ tiêutương đối và chỉ tiêu tuyệt đối

+ So sánh số liệu doanh thu thực tế với số liệu doanh thu dự án

● Phân tích dọc ( Phân tích tỷ suất): Là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánhcác tỷ lệ tương quan của các chỉ tiêu với các khoản mục doanh thu trên BCTC, các

tỷ suất thường được dùng là tỷ lệ doanh thu thuần trên tổng vốn kinh doanh, tỷsuất lợi nhuận gộp trên doanh thu, tỷ lệ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụtrên tổng doanh thu, tỷ suất hiệu quả kinh doanh…

1.3.1.5 Đánh giá trọng yếu và rủi ro trong quá trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

● Đánh giá tính trọng yếu:

Trong giai đoạn này KTV phải đánh giá mức độ trọng yếu để ước tính mức độ saisót của BCTC có thể chấp nhận được, xác định phạm vi của cuộc kiểm toán vàđánh giá ảnh hưởng của các sai sót để từ đó xác định bản chất, thời gian và phạm

Trang 23

vi thực hiện các thử nghiệm kiểm toán Đánh giá tính trọng yếu bao gồm 2 bước:

- Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu: Việc ước lượng ban đầu về tính trọngyếu là việc làm mang tính chất xét đoán nghề nghiệp của KTV

- Phân bổ ước lượng ban đầu đó cho khoản mục doanh thu: Mục đích của việphân bổ này giúp KTV xác định được số lượng bằng chứng kiểm toán thích hợpphải thu thập đối với từng khoản mục ở mức chi phí thấp nhất mà vẫn đảm bảotổng hợp các sai sót trên BCTC không vượt quá mức ước lượng ban đầu về tínhtrọng yếu

● Đánh giá rủi ro kiểm toán:

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV phải xác định rủi ro kiểm toán mongmuốn Mức rủi ro này được xác định phụ thuộc vào mức độ mà cá nhân, tổ chứcbên ngoài tin tưởng vào BCTC và khả năng khách hàng sẽ gặp khó khăn về tàichính sau khi báo cáo kiểm toán công bố Đánh giá rủi ro kiểm toán dựa vào căn

cứ đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiện

Giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối quan hệ ngược chiều nhau Mốiquan hệ này quan trọng khi KTV xác định bản chất thời hạn và phạm vị của thủtục kiểm toán cần thực hiện

1.3.1.6 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát

Đây là công việc bắt buộc và rất quan trọng mà KTV phải thực hiện trong 1

cuộc kiểm toán Theo chuẩn mực kiểm toán Việt nam số 315 – Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị, nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty khách hàng:

Cần xem xét 5 yếu tố cơ bản như môi trường kiểm soát, quy trình đánh giá rủi ro,

hệ thống thông tin, các thủ tục kiểm soát và kiểm toán nội bộ

- Môi trường kiểm soát: Bao gồm đặc thù về quản lý, cơ cấu tổ chức,chính sách nhân sự, công tác kế hoạch, ủy ban kiểm soát, môi trường bên ngoài

- Quy trình đánh giá rủi ro của đơn vị bao gồm việc BGĐ xác định rủi rokinh doanh có liên quan như thế nào đối với việc lập và trình bày báo cáo tài chínhtheo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính, ước tính độ rủi ro, đánh giá

Trang 24

khả năng xảy ra rủi ro và quyết định các hành động nhằm xử lý, quản trị rủi ro vàkết quả thu được.

- Hệ thống thông tin chủ yếu là hệ thống kế toán trong đơn vị bao gồm hệthống chứng từ kế toán, hệ thống sổ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán và hệthống báo cáo kế toán

- Các thủ tục kiểm soát do BGĐ đơn vị thiết lập và thực hiện nhằm đạtđược bốn mục tiêu quản lý cụ thể của hệ thống kiểm soát nội bộ Các thủ tục kiểmsoát được lập dựa trên ba nguyên tắc cơ bản nguyên tắc phân công phân nhiệm,nguyên tắc bất kiêm nhiệm và nguyên tắc ủy quyền phê chuẩn

- Kiểm toán nội bộ là một bộ phận độc lập được thiết lập trong đơn vị tiếnhành công việc kiểm tra và đánh giá các hoạt động phục vụ quản trị trong nội bộdoanh nghiệp

● Đánh giá rủi ro kiểm soát: Là một trong những bước của việc đánh giá

hệ thống kiểm soát nội bộ Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiệntheo trình tự nhất định và được khái quát qua bốn bước cơ bản sau:

- Thu thập hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ và mô tả chi tiết trêngiấy tờ làm việc của KTV

- Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát để lập kế hoạch cho từng khoảnmục

- Thực hiện thủ tục kiểm soát

- Tổng kết việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

1.3.1.7 Soạn thảo chương trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Soạn thảo chương trình kiểm toán chi tiết đối với từng khoản mục đọc xem

là một bước hết sức quan trọng trong mỗi cuộc kiểm toán, trong đó xác định nộidung lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán áp dụng Đây là cơ sở đểkiểm toán viên thực hiện công việc kiểm toán BCTC của khách hàng

Chương trình kiểm toán là một tập hợp các thủ tục kiểm toán chỉ dẫn choviệc thu thập bằng chứng kiểm toán theo các CSDL cụ thể, trong đó xác định cảquy mô mẫu, phần tử lựa chọn và thời gian thực hiện cho mỗi thủ thục kiểm toán

Trang 25

Chương trình kiểm toán nếu được thiết kế phù hợp và hiệu quả sẽ giúp KTV thuđược bằng chứng đầy đủ và thích hợp phục vụ cho việc đưa ra ý kiến của mình.

Nội dung chương trình kiểm toán bao gồm:

- Thủ tục kiểm soát được thực hiện cụ thể hóa các mục tiêu KSNB cho cáckhoản mục được khảo sát, nhận diện các quá trình kiểm soát đặc thù làm giảm rủi

ro kiểm soát cho từng mục tiêu, thiết kế các thủ tục khảo sát về kiểm soát nội bộ

- Thủ tục phấn tích để đánh giá tính hợp lý chung của các số dư tài khoảnDoanh thu Trên cơ sở đó, KTV sẽ quyết định mở rộng hay thu hẹp các thủ tụckiếm tra chi tiết

- Thủ tục kiểm tra chi tiết được thiết lập dựa vào đánh gái tính trọng yếu vàrủi ro đối với khoản mục Doanh thu, đánh giá rủi ro kiểm soát nhằm xác định sốlượng bằng chứng cần thu thập, thiết kế, dự đoán kết quả của thủ tục kiểm soát vàthủ tục phân tích, thiết kế thủ tục kiểm tra chi tiết để nhằm thỏa mãn các mục tiêukiểm toán khoản mục Doanh thu

Chương trình kiểm toán mẫu của Công ty được xây dựng dựa trên chương trình kiểm toán mẫu của VACPA (Phụ lục 1.1: Chương trình kiểm toán mẫu của khoản mục Doanh thu theo VACPA)

1.3.2 Thực hiện kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Giai đoạn thực hiện kiểm toán bao gồm hai bước: bước thực hiện các khảosát kiểm soát nội bộ nếu KTV tin rằng kết quả khảo sát cho phép đánh giá mộtmức thấp hơn về rủi ro kiểm soát so với mức đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát

và thực hiện các khảo sát cơ bản đối với các nghiệp vụ Kết quả của hai loại khảosát này là những yếu tố cơ bản xác định phạm vi kiểm tra chi tiết các số dư Bướctiếp theo là thực hiện các thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết các số dư cũng nhưkiểm tra chi tiết bổ sung Thủ tục phân tích dùng để kiểm tra tính thích hợp chungcác nghiệp vụ và số dư Kiểm tra chi tiết các số dư là những thủ tục cụ thể cầnthực hiện để kiểm tra những sai sót bằng tiền trong các khoản mục, chỉ tiêu trongbáo cáo tài chính

1.3.2.1 Khảo sát hệ thống kiểm soát nội bộ

Thực hiện khảo sát hệ thống KSNB đối với khoản mục doanh thu bán hàng

và cung cấp dịch vụ nhằm để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự thiết kế phù

Trang 26

hợp và sự vận hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộđối với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Mục tiêu kiểm soátnội bộ đối với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và các thủ tụckiểm soát thực hiện:

● Tính có thật của khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đãghi sổ: KTV tiến hành kiểm tra các hóa đơn bán hàng, chứng từ vận chuyển vàđơn đặt hàng đã phê chuẩn của khách hàng Xem xét chuỗi liên tục các hóa đơnbán hàng đó và có các chứng từ chứng minh kèm theo Xác minh việc lập bảngcân đối bán hàng thu tiền có được tiến hành thường xuyên không KTV có thể gửithư xác nhận tới người mua để tiến hành đối chiếu

● Doanh thu bán hàng được phê chuẩn đúng đắn: KTV tiến hành kiểm tracác khoản doanh thu bán chịu của khách hàng với việc vận chuyển hàng hóa, vớigiá bán và các khoản giảm trừ doanh thu Khi đó KTV cần tiến hành rà soát cácquyết định về chính sách chung cùng những thay đổi cụ thể thương vụ KTV sẽxem xét bảng kê hay sổ chi tiết bán hàng đối với từng khách hàng, đối chiếu vớihợp đồng mua bán, vận chuyển và các chứng từ khác phê chuẩn việc xuất khohàng hóa, phương thức bán hàng Đồng thời KTV tiến hành xem xét về quyền hạn,chức vụ của những người phê duyệt

● Doanh thu bán hàng được ghi sổ đầy đủ: Kiểm tra việc đánh số đối vớicác hóa đơn bán hàng có được thực hiện theo quy trình thống nhất đã quy địnhkhông, các hóa đơn có được đánh số liên tục không, xem xét tính đầy đủ củachứng từ vận chuyển đi kèm với hóa đơn, đơn đặt hàng của khách hàng và việc ghichép các nghiệp vụ phát sinh vào sổ sách kế toán

● Doanh thu bán hàng được tính toán đánh giá đúng: KTV sẽ tiến hànhđối chiếu giá trên hóa đơn với chính sách giá cả của doanh nghiệp, sự phê duyệtgiá của từng thương vụ cũng như kiểm tra việc tính giá đã được ghi đúng đắn chotừng loại hàng hóa

● Doanh thu được phân loại phù hợp: Kiểm tra việc xây dựng và sử dụng

sơ đồ tài khoản áp dụng đối với khoản mục doanh thu Xem xét việc ghi chép vàocác tài khoản một số nghiệp vụ làm giảm doanh thu bán hàng

Trang 27

● Doanh thu bán hàng được ghi sổ đúng kỳ: Kiểm tra trình tự lập chứng từ

và ghi sổ đúng thời gian phát sinh doanh thu

● Doanh thu bán hàng được tổng hợp, cộng dồn chính xác: Kiểm tra việclập và cân đối số doanh thu thực hiện cho các tháng, đối chiếu nội bộ các khoảndoanh thu của các khách hàng Xem xét việc cách ly trách nhiệm ghi sổ doanh thubán hàng và các khoản phải thu của khách hàng

Kết quả các khảo sát về hoạt động kiểm soát nội bộ đối với doanh thubán hàng và cung cấp dịch vụ là căn cứ để KTV đưa ra quyết định về phạm vi cácthử nghiệm cơ bản một cách thích hợp

1.3.2.2 Thực hiện thủ tục phân tích về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Việc thực hiện các thủ tục phân tích tương đối đơn giản nhưng mang lạihiệu quả cao, không tốn nhiều thời gian, chi phí cho kiểm toán thấp và có thể được

sử dụng trong tất cả các giai đoạn của quy trình kiểm toán

● Phân tích ngang:

- So sánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của từng hàng hóa,dịch vụ giữa kỳ này với kỳ trước để tìm ra những biến động bất thường và đi sâutìm hiểu nguyên nhân của các biến động đó

- So sánh tỷ lệ doanh thu hàng bán bị trả lại, các khoản giảm giá trên tổngdoanh thu của kỳ này so với kỳ trước Doanh nghiệp không có thay đổi trong cácchính sách về giá… so với kỳ trước thì nếu có những biến động bất thường thìKTV cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân của những biến động đó

- So sánh số dư của các khách hàng có giá trị lớn giữa các kỳ để phát hiệndoanh thu bị ghi khống, so sánh doanh thu thực hiện của khách hàng với doanh thucủa các công ty khác trong ngành có cùng quy mô

- So sánh số liệu doanh thu thực tế và số liệu ước tính của KTV

● Phân tích dọc: Là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệ tươngquan của các chỉ tiêu với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trênBáo cáo tài chính Các tỷ suất tài chính thường được dùng là: Tỷ lệ doanh thu thuầntrên tổng nguồn vốn kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu; tỷ lệ doanhthu bán hàng và cung cấp dịch vụ trên tổng doanh thu

Trang 28

Khi thực hiện các so sánh, KTV cần làm rõ những tác động của các yếu

tố gây sự biến động đương nhiên đối với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

và chỉ ra các nghi ngờ về sai phạm có thể có Các yếu tố gây nên sự biến độngđương nhiên của thông tin tài chính lệ thuộc vào loại thông tin tài chính cụ thể

- Sự thay đổi quy mô kinh doanh theo kế hoạch đã được phê chuẩn sẽ dẫnđến tăng hay giảm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Số lượng hàng bán rathay đổi cũng có thể do phù hợp thị hiếu của người mua hay do chính sách bánhàng có sự thu hút

- Sự biến động của giá cả trên thị trường, do quan hệ cung cầu hay dochất lượng hàng hóa thay đổi Giá bán biến động sẽ dẫn đến doanh thu bán hàng

và cung cấp dịch vụ cũng thay đổi theo

- Sự biến động của tỷ giá ngoại tệ trên thị trường sẽ dẫn đến sự biến độngcủa doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Sự biến động của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không xuấtphát từ các tác động có tính đương nhiên sẽ có khả năng gây ra sai phạm Các nghingờ về khả năng sai phạm của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cần đượcxác định rõ theo cơ sở dẫn liệu là mục tiêu để tiếp tục thực hiện các bước kiểm trachi tiết về nghiệp vụ và số dư tài khoản

1.3.2.3 Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Việc kiểm tra chi tiết không thể thực hiện kiểm tra 100% nghiệp vụ bánhàng và ghi nhận doanh thu, nhất là khi đây là một trong các nghiệp vụ diễn rathường xuyên Do đó KTV phải tiến hành chọn mẫu xác suất hoặc chọn mẫu phixác suất Kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ nói chung và nghiệp vụ bán hàng và cungcấp dịch vụ nói riêng chủ yếu là kiểm tra các nghiệp vụ đã ghi nhận trên sổ hạchtoán trong quá trình kế toán liệu rằng có đảm bảo các cơ sở dẫn liệu cụ thể haykhông Các cơ sở dẫn liệu đó cũng chính là mục tiêu mà KTV có trách nhiệm thuthập bằng chứng kiểm toán để xác nhận sự đảm bảo

Bảng 01: Các thủ tục kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo

mục tiêu cụ thể:

Trang 29

Mục tiêu kiểm toán Thủ tục kiểm toán chủ yếu

Trang 30

- Kiểm tra hồ sơ phê chuẩn cho nghiệp vụ bán hàngtương ứng với nghiệp vụ đã ghi sổ nói trên.

- Kiểm tra xem nghiệp vụ bán hàng nói trên có chứng từxuất kho, chứng từ vận chuyển tương ứng hay không

- Kiểm tra việc ghi chép, theo dõi về các chuyến hàngtương ứng trên các sổ nghiệp vụ (Nhật ký bảo vệ, Nhật

2 Sự tính toán, đánh giá

đúng đắn, hợp lý

- Kiểm tra số lượng hàng đã bán ghi trên hóa đơn bánhàng; so sánh với số liệu tương ứng trên hợp đồngthương mại đã được phê chuẩn hay trên kế hoạch bánhàng đã được phê chuẩn và số liệu trên chứng từ xuấtkho, chứng từ vận chuyển

- Kiểm tra về đơn giá hàng bán ghi trên Hóa đơn bánhàng đã được phê chuẩn; trường hợp cần thiết KTV cóthể tham khảo giá cả thị trường của cùng mặt hàng,cùng thời điểm bán hoặc thảo luận hay yêu cầu nhàquản lý đơn vị giải trình

- Trường hợp bán hàng bằng ngoại tệ, kiểm tra tỷ giángoại tệ đã ghi nhận trên hóa đơn bán hàng bằng việcđối chiếu với tỷ giá ngoại tệ do ngân hàng công bố tại

Trang 31

thời điểm bán hàng là rất sẵn có.

- KTV kiểm tra kết quả của phép tính doanh thu củađơn vị ngay trên hóa đơn bán hàng Nếu xét thấy cầnthiết, KTV có thể tính toán lại và tự đối chiếu với sốliệu trên hóa đơn bán hàng

3 Sự phân loại và hạch

toán đầy đủ, chính xác

- Kiểm tra nội dung ghi chép trên chứng từ về sự rõràng và tính đầy đủ, chính xác đồng thời xem xét việchạch toán các nghiệp vụ bán hàng vào các sổ theo dõidoanh thu bán hàng và phải thu khách hàng

- So sánh số lượng bút toán ghi nhận doanh thu bánhàng với số lượng các hóa đơn bán hàng Kiểm tra tínhliên tục của số thứ tự của các hóa đơn bán hàng đã hạchtoán trên sổ ghi nhận doanh thu bán hàng

- Tiến hành đối chiếu giữa bút toán đã ghi nhận doanhthu với từng hóa đơn bán hàng tương ứng về các yếu tốtương ứng

- Kiểm tra việc hạch toán đồng thời vào các sổ kế toáncủa tài khoản tương ứng

4 Sự phân loại và hạch

toán đúng kỳ

- Tiến hành xem xét tính hợp lý trong việc chia cắt niên

độ và hạch toán, tổng hợp doanh thu bán hàng của đơnvị

- So sánh đối chiếu giữa ngày ghi nhận nghiệp vụ vào

sổ kế toán với ngày phát sinh nghiệp vụ tương ứng

5 Sự cộng dồn và báo cáo - Tiến hành kiểm tra việc tính toán tổng hợp lũy kế số

phát sinh trên từng sổ kế toán chi tiết cũng như sổ kếtoán tổng hợp doanh thu bán hàng

- Kiểm tra bảng tổng hợp doanh thu bán hàng của đơn

vị hoặc tiến hành lập bảng tổng hợp các loại doanh thu

từ các sổ kế toán chi tiết đồng thời đối chiếu số liệu trên

sổ kế toán tổng hợp doanh thu bán hàng

- Kiểm tra việc trình bày doanh thu bán hàng trên báo

Trang 32

cáo tài chính xem có phù hợp không Đồng thời so sánh

số liệu doanh thu bán hàng trên Báo cáo tài chính với sốliệu trên sổ kế toán doanh thu bán hàng của đơn vị

1.3.3 Kết luận kiểm toán về khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Trước khi KTV đưa ra ý kiến nhận xét về kiểm toán doanh thu, KTV phảiđánh giá sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ liên quan tới doanh thu Đây

là thủ tục cần thiết vì việc đánh giá những sự kiện này nhằm mục đích khẳng địnhlại sự tin cậy của các bằng chứng kiểm toán về doanh thu đã thu thập được Saukhi thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung, nếu KTV cho rằng tính hoạt động liêntục là có cơ sở KTV có thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn bộ đối với doanh thu.Tổng hợp các kết quả kiểm toán doanh thu: Sau khi đã thực hiện các khảo sátđối với kiểm soát và khảo sát liên quan đến số liệu kế toán doanh thu bán hàng vàcung cấp dịch vụ, KTV phải tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục này Côngviệc này được dựa trên kết quả các khảo sát đã được thực hiện và những bằngchứng đã thu thập được Tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục doanh thu bánhàng và cung cấp dịch vụ thường được thể hiện dưới một bảng tổng hợp kết quảkiểm toán hay biên bản kiểm toán

Các nội dung chủ yếu được thể hiện trong tổng hợp kết quả kiểm toánthường gồm:

có sự thống nhất với khách hàng, KTV sẽ lập dự thảo Báo cáo kiểm toán và sau đóphát hành báo cáo kiểm toán chính thức để công bố kết quả

Kết luận chương 1

Trang 33

Đi sâu vào nghiên cứu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, chúng tathấy được đây là khoản mục rất quan trọng, phức tạp ảnh hưởng tới nhiều chỉ tiêukhác nhau trên báo cáo tài chính Vì thế kiểm toán khoản mục này cũng trở lên rấtkhó khăn, phức tạp rất dễ bị sai sót Do đó quy trình kiểm toán khoản mục doanhthu bán hàng và cung cấp dịch vụ đòi hỏi phải khoa học, hợp lý và sự hiểu biết,kinh nghiệm của kiểm toán viên.

Trang 34

Chương 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN CHÂU Á THỰC HIỆN

2.1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN CHÂU Á 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Kiểm Toán Châu Á

Công ty TNHH Kiểm toán Châu Á (ASA) là một tổ chức tư vấn hợp pháp

chuyên ngành Kiểm toán - Kế toán - Thuế - Tài chính, được thành lập và hoạtđộng theo Luật Doanh nghiệp, Giấy phép số 0102000577, cấp ngày 24 tháng 07năm 2006 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội

Qua gần 10 năm phát triển, với đội ngũ kiểm toán viên và nhân viên hùng hậu,

có kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn sâu sắc, phong cách làm việc chuyênnghiệp, Công ty đã cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho nhiều khách hàng hoạtđộng trong các lĩnh vực kinh doanh khác nha, đáp ứng được yêu cầu của kháchhàng về chất lượng và tiến độ cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực Kiểm toán - Kế toán

- Thuế - Tài chính

Thông tin liên hệ

Trụ sở chính: Số 40, tổ 3, ngõ 53 Giáp Nhất, Đường Quan Nhân, PhườngNhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Văn phòng: P1107, tòa nhà 262 Nguyễn Huy Tưởng, Q.Thanh Xuân, Hà NộiĐiện thoại: (84-4) 3858 1122

Fax: (84-4) 3858 5533

Website: http://www.asa com/

Nguyên tắc hoạt động

"Độc lập, khách quan và bí mật nghề nghiệp"

Phương châm hoạt động

"Uy tín và chất lượng là tiêu chí khẳng định thương hiệu ASA"

Trang 35

Nhân sự của ASA

Đội ngũ nhân sự với phong cách chuyên nghiệp, có chiều sâu về kiến thứcchuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp, được đào tạo bài bản trong và ngoàinước, tốt nghiệp đại học và sau đại học chuyên ngành về kế toán, kiểm toán, tàichính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh tế xây dựng và luật học

Các cán bộ quản lý của ASA đều là những chuyên gia nhiều kinh nghiệmtrong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn, đã từng đảm trách những vị trí quan trọng ởcác Công ty kiểm toán lớn và cơ quan quản lý khác của Việt Nam

2.1.2 Khái quát về tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của công ty TNHH Kiểm Toán Châu Á

2.1.2.1 Kết quả hoạt động của công ty TNHH Kiểm Toán Châu Á

Trong hơn 10 năm qua ASA đã thực hiện kiểm toán cho mọi đối tượngkhách hàng trong nước và quốc tế với doanh thu tăng trưởng không ngừng Với nỗlực của ban giám đốc công ty cùng toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên trongcông ty, công ty TNHH Kiểm toán Châu Á – ASA sẽ vững bước trên con đườngphát triển và ngày càng khẳng định mình, phấn đấu trở thành một trong nhữngcông ty kiểm toán hàng đầu của cả nước, khu vực và trên thế giới Kết quả hoạtđộng kinh doanh của công ty trong thời gian qua được thể hiện qua các chỉ tiêutrong Bảng dưới đây:

Trang 36

Bảng 02: Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng của Công ty

Đơn vị tính: đồng

DT 1.421.730.086 1.690.657.601 2.834.310.438 109.090.909 980.667.555Tốc độ

2.1.2.2 Khách hàng của công ty TNHH Kiểm Toán Châu Á

Với mục tiêu: “Hướng tới sự phát triển bền vững, công ty TNHH Kiểm ToánChâu Á đã đem đến cho khách hàng của mình những dịch vụ có chất lượng, đượckhách hàng đánh giá cao Khách hàng của công ty khá đa dạng cả về thành phần,quy mô và nghành nghề Bao gồm :

+ Các khách hàng doanh nghiệp nhà nước

- Công ty Xổ số kiến thiết Bắc Giang

- Trường Cao Đẳng Công nghệ Bắc Hà

- Công ty Cơ khí Ngô Gia Tự

- Công ty Xổ Số Kiến thiết Vĩnh Phúc

- Công ty Xăng dầu Đồng Tháp

- Công ty Xăng dầu Sông Bé

- Công ty Xăng dầu Tây Ninh

- Công ty Xăng dầu Tiền Giang

- Công ty Xăng dầu Vĩnh Long

- Công ty Xăng dầu Bắc Sơn

- Công ty Xăng dầu Tây Bắc

- Công ty Xăng dầu Lào Cai

- Công ty Xăng dầu Hà Giang

Trang 37

- Công ty Xăng dầu Tuyên Quang

- Công ty Xăng dầu Cao Bằng

- Công ty Xăng dầu Thái Bình

- Công ty Đầu tư và Phát triển Làng văn hoá Du lịch các dân tộc Việt Nam

- Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển Công nghiệp

- Công ty Vật tư Nông nghiệp tỉnh Lai Châu

+ Các khách hàng là Công ty cổ phần, TNHH

- Công ty Cổ phần Tu tạo và phát triển nhà (CTP)

- Công ty Cổ phần dịch vụ hàng không sân bay Nội Bài

- Công ty Cổ phần vận tải và thuê tàu

- Công ty Cổ phần Viễn thông tin học Bưu điện

- Cổ phần Tư vấn Công nghệ thiết bị và kiểm định xây dựng

- Công ty Cổ phần Tiền Phong

- Công ty Cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc

- Công ty Cổ phần Truyền thông VMG

- Công ty Cổ phần Truyền thông VietNamNet M5

- Công ty Cổ phần VietNamNet Truyền thông quốc tế

- Công ty Cổ phần VietNamNet Cộng

- Công ty Cổ phần VietNamNet Phương Nam

- Công ty Cổ phần Truyền thông VietNamNet Ngôi Sao

- Công ty Cổ phần Phát triển Bóng đá

- Công ty CP Thiết bị thuỷ lợi

- Công ty Cổ phần nhiếp ảnh Hà Nội

+ Các khách hàng là DN có vốn đầu tư nước ngoài

- Công ty Điện tử y tế kỹ thuật cao (AMEC)

- Công ty LD sửa chữa và bảo dưỡng xe Honda

- Công ty TNHH Triax Việt Nam

- Công ty TNHH Fujisho Việt Nam

Trang 38

- Công ty TNHH Wise-Concetti

+ Các khách hàng là đơn vị sự nghiệp có thu

- Bệnh viện Bưu điện

- Bệnh viện Bưu điện 2

- Bệnh viện Điều dưỡng và PHCN Bưu điện

- Trường Trung học BCVT và Công nghệ thông tin II

+ Các khách hàng khác

- Ban quản lý dự án thị xã Sơn Tây

- Ban quản lý dự án Phát triển điện lực

2.1.2.3 Dịch vụ do công ty TNHH Kiểm Toán Châu Á cung cấp

Đặc điểm trong việc cung cấp loại hình dịch vụ của công ty TNHH Kiểm Toán Châu Á: Từ khi bắt đầu được Bộ Tài Chính cho phép hoạt động cung cấp

dịch vụ kiểm toán, Công ty TNHH Kiểm Toán Châu Á( ASA ) luôn cung cấp dịch

vụ kiểm toán với chất lượng tốt nhất, với phương châm trung thực khách quan,đảm bảo và nâng cao uy tín trên thị trường Mặt khác, nhân sự chủ chốt trong công

ty là những người hoạt động lâu năm trong lĩnh vực viễn thông nên đã thiết lậpnhiều mối quan hệ với các công ty hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ thông tin

và bưu chính viễn thông do đó khách hàng kiểm toán của Công ty chủ yếu là cácTổng công ty như: Tổng công ty bưu chính- viến thông, Tổng công ty điện lực;những Công ty lớn trong nước như: Công ty dịch vụ viễn thông vinaphone, Công

ty viễn thông liên tỉnh VTN cũng có cả những khách hàng trong lĩnh vực hàngkhông, dịch vụ…

Công ty ASA kiểm toán trên nhiều lĩnh vực như: kiểm toán báo cáo tàichính, kiểm toán hoạt động của các dự án, kiểm toán xác định vốn thành lập hoặcgiải thể… Tuy nhiên hoạt động kiểm toán chủ yếu của ASA vẫn là kiểm toán báocáo tài chính - là hoạt động nhằm mục đích xác minh và bày tỏ ý kiến về báo cáotài chính của khách hàng giúp khách hàng sớm công bố báo cáo tài chính đáp ứngyêu cầu của Bộ Tài Chính và nhu cầu của thị trường Do đó mùa vụ của kiểm toán

Trang 39

của Công ty thường từ tháng 1 đến đầu tháng 4- thời điểm sau khi kết thúc năm tàichính của khách hàng Tùy theo nhu cầu và mức độ công việc, với một kháchhàng, Công ty ASA có thể kiểm toán 1 hoặc 2 lần 1 năm Ví dụ: với bưu điện:Công ty tiến hành kiểm toán 2 lần: 1đợt 9 tháng đầu năm, đợt 2 là 3 tháng cuốinăm; một số công ty chứng khoán khách: Công ty kiểm toán 6 tháng đầu năm và 6tháng cuối năm…

* Các dịch vụ cung cấp

+ Dịch vụ kiểm toán

Tại công ty cung cấp dich vụ kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán xâydựng cơ bản trong đó phổ biến là kiểm toán báo cáo tài chính với khách hàng là cảdoanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

- Kiểm toán BCTC (kiểm toán thường niên): Công việc này được thực hiệnđối với các công ty hoạt động liên tục và trong các đơn vị có đơn đặt hàng thườngxuyên với công ty ASA Đối với loại hình kiểm toán này thì công việc kiểm toánthường tiến hành kiểm toán tuân thủ nhiều hơn là kiểm toán hoạt động

- Kiểm toán xây dựng cơ bản: Mục tiêu của cuộc kiểm toán là đưa ra ý kiếnchuyên môn độc lập về Báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành Nội dungcủa cuộc kiểm toán thường tập trung vào kiểm toán hồ sơ pháp lý của dự án vàtính hợp lý, hợp lệ của các yếu tố chi phí đầu tư vào dự án, giá trị tài sản bàn giaođưa vào sử dụng…

- Kiểm toán tuân thủ khác và kiểm toán hoạt động: ASA thường tiến hànhkiểm toán tuân thủ, đồng thời tiến hành kiểm toán tính hiệu quả của các nghiệp vụtrong cơ cấu tổ chức, quản lý Mô hình kiểm toán này rất đa dạng và đòi hỏi sựphối hợp tốt giữa các phân hệ kiểm toán trong cùng công ty Ngoài ra công ty còncung cấp các dịch vụ kiểm toán khác như kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp(chủ yếu trong các công ty cổ phần), kiểm toán chi phí hoạt động, kiểm toán nộibộ…

+ Dịch vụ tư vấn

Trang 40

Sự phát triển của nền kinh tế thị trường tại Việt Nam kéo theo nhiều vấn đềnổi cộm về tài chính, thuế và quản lý Do đó ASA đã đưa ra các giải pháp hợp lýgiúp khách hàng của mình nắm bắt được cơ hội để mang lại những lợi ích thiếtthực nhất cho doanh nghiệp Công ty cung cấp các dịch vụ tư vấn chủ yếu sau: Tưvấn tài chính, tư vấn thuế, tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin…

- Tư vấn tài chính: Dịch vụ tư vấn tài chính là mảng dịch vụ có nhu cầu ngàycàng tăng trong số khách hàng của công ty Dịch vụ tư vấn tài chính đươc ASAcung cấp với mục tiêu lành mạnh hóa hoạt động tài chính, phát huy tối đa năng lựctài chính của công ty khách hàng, hỗ trợ kiến thức về tài chính và quản lý tàichính, giúp quý khách có được hệ thống các nội quy, phương pháp quản lý tàichính có hiệu quả Các dịch vụ tài chính chủ yếu bao gồm:

- Lập dự án và xác định hiệu quả dự án: Công viêc này công ty tiến hành vớicác đơn đặt hàng của khách hàng yêu cầu lập dự án hoạt động của đơn vị Thôngthường, công ty thường tiến hành lập dự án hoạt động ngắn hạn và mang tính chấtthời vụ Đồng thời công ty cũng tiến hành đánh giá tính khả thi của dự án và hiệuquả của nó đem lại

- Tư vấn thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ: Công ty còn cung cấp dịch vụ tưvấn cho khách hàng về việc thiết kế một hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động hữuhiệu, các quy chế kiểm soát phù hợp với yêu cầu của từng đơn vị khách hàng

- Tư vấn thuế: Các chuyên viên của ASA làm việc sâu sát với khách hàng để

giảm thiểu gánh nặng về thuế một cách hợp pháp, giúp khách hàng lập kế hoạchthuế một cách hiệu quả nhằm đạt đến mục tiêu kinh doanh đồng thời tối đa hóa cácchính sách ưu đãi, khuyến khích về thuế cho khách hàng Công ty cung cấp chokhách hàng các dịch vụ tư vấn thuế chủ yếu sau: Lập kế hoạch thuế, tư vấn, thamvấn các vấn đề có liên quan đến các loại thuế thu nhập( thuế thu nhập doanhnghiệp, thuế thu nhập cá nhân ), tư vấn các chính sách ưu đãi về thuế, các loại phí

và lệ phí, các loại thuế gián thu Công ty còn hỗ trợ khách hàng trong việc tuân thủcác luật thuế bao gồm cả việc lập, nộp các tờ khai thuế của doanh nghiệp, cá nhân,

Ngày đăng: 22/05/2019, 06:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w