THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THANH TRA VỀ ĐẤT ĐAI THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA CHUYÊN NGÀNH VỀ ĐẤT ĐAI HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CƠ QUAN THỰC HIỆN CHỨC NĂNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH ĐẤT ĐAI TỪ TRUNG ƯƠNG ĐẾN ĐỊA PHƯƠNG
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1
1 Sự cần thiết nghiên cứu 1
2 Mục tiêu, nội dung nghiên cứu 2
3 Phương pháp nghiên cứu 2
PHẦN 2 NỘI DUNG 4
I THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THANH TRA VỀ ĐẤT ĐAI 4
II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA CHUYÊN NGÀNH VỀ ĐẤT ĐAI 7
III HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CƠ QUAN THỰC HIỆN CHỨC NĂNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH ĐẤT ĐAI TỪ TRUNG ƯƠNG ĐẾN ĐỊA PHƯƠNG 9
PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 15
1 Kết luận 15
2 Kiến nghị 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 2PHẦN 1.
MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết nghiên cứu
Thanh tra là một nội dung không thể thiếu được của quản lý nhà nước, là một giai đoạn trong chu trình quản lý, có vai trò kiểm định, đánh giá hiệu quả của quản lý nhà nước Nhiệm vụ trọng yếu có tính chất quyết định của công tác Thanh tra là tìm ra các thiếu sót trong công tác quản lý, nhằm khắc phục kịp thời những sơ hở, yếu kém, kiến nghị đề xuất những biện pháp đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý, sửa đổi cơ chế, chính sách nhằm giúp các cơ quan quản lý quản lý có hiệu quả hơn Chính vì vậy, trong hoạt động quản lý phải có thanh tra
và thanh tra phải phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước Ở nước ta hiện nay, công tác thanh tra ngày càng cần thiết và có một vai trò hết sức quan trọng để quản lý nền kinh tế và góp phần quản lý xã hội Do đó, việc đổi mới công tác thanh tra mà nhất là đổi mới hệ thống tổ chức thanh tra trong bộ máy nhà nước trong giai đoạn phát triển kinh tế theo xu hướng hội nhập và phát triển nền kinh
tế Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới là một công việc hết sức quan trọng Điều này phụ thuộc vào việc xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các
tổ chức thanh tra Việc làm rõ vị trí của cơ quan thanh tra là cơ sở để xác định nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức thanh tra, qua đó làm tốt nhiệm vụ quan
trọng, có tích chất quyết định của hoạt động thanh tra là “nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước
có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.
Hiện nay, theo Luật Thanh tra năm 2010 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011, cơ quan thực hiện chức năng thanh tra gồm cơ quan thanh tra nhà nước và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Hệ
Trang 3thống cơ quan thanh tra nhà nước (được quy định tại Khoản 1, Điều 4 Luật Thanh tra năm 2010), bao gồm: Thanh tra Chính phủ; Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (gọi chung là Thanh tra bộ); Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Thanh tra tỉnh); Thanh tra sở; Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Thanh tra huyện) Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành (được quy định cụ thể tại Điều 6, Điều 7
và Điều 8 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
và hoạt động thanh tra chuyên ngành), bao gồm: Tổng cục và tương đương, Cục thuộc Bộ; Cục thuộc Tổng cục và tương đương; Chi cục thuộc Sở, Chi cục thuộc Cục và tương đương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Tuy nhiên, hiện tại trong thực tế thì tổ chức thanh tra cấp Bộ còn vướng mắc và chống chéo với tổ chức được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
và hoạt động thanh tra chuyên ngành Đây là vấn đề cần được xem xét và có qui định lại trong tổ chức thanh tra Bộ hiện nay
Vì vậy, cần củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức và hoạt động của thanh tra tài nguyên và môi trường nói chung, tổ chức và hoạt động của thanh tra đất đai nói riêng theo hướng thống nhất, đủ năng lực thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra về quản lý và sử dụng đất đai từ trung ương đến địa phương
2 Mục tiêu, nội dung nghiên cứu
Củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức thanh tra chuyên ngành về đất đai từ Trung ương đến địa phương theo hướng thống nhất, đủ năng lực thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra về quản lý và sử dụng đất đai theo chức năng và nhiệm vụ được giao
3 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp kế thừa: Thu thập và nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật và các tài liệu khác trong nước có liên quan tới các quy định về hệ thống tổ chức thanh tra nói chung, hệ thống tổ chức thanh tra đất đai nói riêng
Kế thừa có chọn lọc một số kết quả nghiên cứu của các chương trình, dự án, đề tài khoa học có liên quan
Trang 4- Phương pháp chuyên gia: Tham vấn, trưng cầu ý kiến của các chuyên gia có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh tra nói chung, thanh tra đất đai nói riêng
- Một số phương pháp nghiên cứu cụ thể khác như: phương pháp phân tích, bình luận; phương pháp đánh giá, đối chiếu, so sánh, diễn giải, điều tra; phương pháp tổng hợp, quy nạp
Trang 5PHẦN 2
NỘI DUNG
I THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THANH TRA VỀ ĐẤT ĐAI
1 Trước ngày Luật Thanh tra năm 2010 có hiệu lực (ngày 01/7/2011)
1.1 Tại Bộ Tài nguyên và Môi trường
Theo Nghị định số 35/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Tài nguyên và Môi trường; Nghị định
số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Nghị định số 19/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 sửa đổi, bổ sung các Điểm c, d, g, h và i Khoản 5, Điều 2 Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Nghị định số 89/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng
8 năm 2010 sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Quyết định số 134/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý đất đai trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, thì ở cấp Bộ có:
- Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường gồm có 07 phòng chuyên môn, trong đó có phòng 01 chuyên môn về đất đai và đo đạc bản đồ;
- Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Tổng cục Quản lý đất đai có 03 phòng chuyên môn: Phòng Thanh tra Hành chính và Tổng hợp, phòng Thanh tra -Khiếu tố 1, phòng Thanh tra - -Khiếu tố 2
1.2 Tại Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Công tác thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường nói chung
và về đất đai nói riêng được giao cho Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường
Trang 6thực hiện;
- Công tác kiểm tra về đất đai do Chi cục đất đai (đối với Sở Tài nguyên
và Môi trường đã thành lập Chi cục đất đai) hoặc phòng Quản lý đất đai hoặc phòng chuyên môn khác (đối với Sở Tài nguyên và Môi trường chưa thành lập Chi cục đất đai) thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện
2 Sau ngày Luật Thanh tra năm 2010 có hiệu lực (ngày 01/7/2011)
2.1 Tại Bộ Tài nguyên và Môi trường
Theo Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường được thay thế Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Nghị định số 19/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 sửa đổi, bổ sung các Điểm c, d, g, h và i Khoản 5, Điều 2 Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường
và Nghị định số 89/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2010 sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì Bộ Tài nguyên và Môi trường có tổ chức Thanh tra bộ và Tổng cục Quản lý đất đai là cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành về đất đai
Thanh tra Bộ có chức năng giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của bộ; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực của bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật (Điều 17 Luật Thanh tra năm 2010)
2.1.1 Đối với Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường
Hiện nay, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường gồm có 07 phòng
Trang 7chuyên môn, trong đó có phòng 01 chuyên môn về đất đai và đo đạc bản đồ thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước về đất đai và đo đạc bản đồ
2.1.2 Đối với Tổng cục Quản lý đất đai
Theo Luật Thanh tra năm 2010 và Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành, Tổng cục Quản lý đất đai là cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường Tuy nhiên, Tổng cục Quản
lý đất đai không được thành lập cơ quan Thanh tra độc lập mà chỉ được thành lập Bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành đất đai
Để ổn định tổ chức, thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành theo quy định của Luật Thanh tra năm 2010 và Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ, Tổng cục Quản lý đất đai có Quyết định số 07/QĐ-TCQLĐĐ ngày 15 tháng 01 năm
2013 sát nhập tổ chức thanh tra vào Vụ Chính sách và Pháp chế và thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng, trình Chính phủ ban hành quyết định thay thế Quyết định số 134/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng
10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý đất đai trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường Theo đó, Tổng cục Quản lý đất đai thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước và là cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đất đai; dự kiến thành lập Cục Kiểm soát Quản lý và Sử dụng đất đai là cơ quan giúp Tổng cục Quản lý đất đai thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành về đất đai
2.2 Tại Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Trước và sau khi Luật Thanh tra năm 2010 có hiệu lực thi hành (ngày 01/7/2011), chức năng và nhiệm vụ của Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường
Trang 8không thay đổi.
II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA CHUYÊN NGÀNH VỀ ĐẤT ĐAI
1 Tại Bộ Tài nguyên và Môi trường
1.1 Đối với Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường
Hiện nay, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường gồm có 07 phòng chuyên môn, trong đó có phòng 01 chuyên môn về đất đai và đo đạc bản đồ
Phòng Thanh tra đất đai và Đo đạc bản đồ có chức năng thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về đất đai và đo đạc bản đồ trên phạm vi cả nước
1.2 Đối với Tổng cục Quản lý đất đai
Theo Quyết định số 134/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý đất đai trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường thì
cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý đất đai có cơ quan Thanh tra; hoạt động của Thanh tra Tổng cục Quản lý đất đai theo Quyết định số 91/QĐ-TCQLĐĐ ngày 15 tháng 12 năm 2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Tổng cục,
cụ thể:
1.2.1 Vị trí và chức năng
Thanh tra là tổ chức của Tổng cục Quản lý đất đai thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về tài nguyên đất thuộc phhạm
vi quản lý nhà nước của Tổng cục
Thanh tra Tổng cụa Quản lý đất đai chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, nghiệp vụ của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường
1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn
- Xây dựng chương trình, kế hoạc thanh tra, kiểm tra hàng năm của Tổng cục trình Tổng cục trưởng và tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Trang 9- Trình Tổng cục trưởng quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đất đai, quyết định thành lập đoàn thanh tra hoặc phân công thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt;
- Thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện nhiệm vụ được giao của các đơn vị, cá hân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Tổng cục trưởng; thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
và phòng chống tham nhũng thuộc thẩm quyền quản lý của Tổng cục;
- Chủ trì hoặc phối hợp thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân;
- Xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo quy định của pháp luật;
- Đề xuất với Tổng cục trưởng kiến nghị cấp có thâm quyền đình chỉ hành
vi vi phạm pháp luật về đất đai của tổ chức, cá nhân khi có đủ căn cứ xác định hành vi vi phạm gây thiệt hại đến lợi óc nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; kiến nghị cấp có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc hủy bỏ những quy định trái với quy định của pháp luật về đất đai thuộc chức năng quản
lý của Tổng cục được phát hiện qua thanh tra;
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra;
- Phối hợp với Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai theo quy định của pháp luật; thực hiện nhiệm
vụ thường trực đường dây nóng về đất đai của Tổng cục; giúp Tổng cục trưởng trả lời các yêu cầu, kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cá nhân theo phân công của Tổng cục trưởng;
- Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục;
- Thực hiện cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cải cách
Trang 10hành chính của Tônge cục và phân công của Tổng cục trưởng;
- Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao
1.2.3 Cơ cấu tổ chức
- Lãnh đạo Thanh tra Tổng cục có Chánh Thanh tra và không quá 03 Phó Chánh Thanh tra
+ Chánh Thanh tra chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng về nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Thanh tra Tổng cục; xây dựng quy chế làm việc của Thanh tra Tổng cục; thừa lệnh Tổng cục trởng ký các văn bản theo sự phân cấp của Tổng cục trưởng; ký các văn bản
về chuyên môn, nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
+ Phó Chánh Thanh tra giúp việc cho Chánh Thanh tra,chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra về lĩnh vực công tác được phân công
- Bộ máy tổ chức của Thanh tra gồm 03 phòng chuyên môn: Phòng Thanh tra Hành chính và Tổng hợp, phòng Thanh tra Khiếu tố 1, phòng Thanh tra -Khiếu tố 2
2 Tại Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Trước và sau khi Luật Thanh tra năm 2010 có hiệu lực thi hành, chức năng và nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường không thay đổi Do đó, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện việc thanh tra, kiểm tra 07 lĩnh vực về tài nguyên và môi trường, trong đó có lĩnh vực đất đai
III HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CƠ QUAN THỰC HIỆN CHỨC NĂNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH ĐẤT ĐAI TỪ TRUNG ƯƠNG ĐẾN ĐỊA PHƯƠNG
Theo quy định tại Luật Thanh tra năm 2010 thì thanh tra chuyên ngành có những đặc điểm sau:
Một là, hoạt động thanh tra do các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực tiến hành như Bộ, Sở, Thanh tra bộ, Thanh tra sở, cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành (Tổng cục, Cục