1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

slide bảo vệ luận văn thạc sĩ tại Trường ĐH KHTN ĐHQGHN

25 1,2K 37
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 665,5 KB

Nội dung

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường Đánh giá thực trạng công tác thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường, làm rõ những hiệu quả và những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong công tác thanh tra chuyên ngành về đất đai. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường Công tác thanh tra, kiểm tra đất đai có vai trò rất quan trọng để xử lý các trường hợp vi phạm luật đất đai, đảm bảo công bằng và ổn định kinh tế xã hội.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHOA ĐỊA LÝ

HDKH : TS Nguyễn Xuân Thành Học viên : Nguyễn Toàn Hóa

Trang 2

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Đất nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiêp hoá, hiện đại hoá cùng với sự tăng nhanh của dân số và sự phát triển nhanh chóng của đời sống kinh tế - xã hội kèm theo sự gia tăng nhu cầu sử dụng đất, trong điều kiện quỹ đất có hạn, đất đai ngày càng khan hiếm và có giá trị, đòi hỏi Nhà nước phải tăng cường quản lý chặt chẽ

để sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả cao.

Tình trạng vi phạm pháp luật đất đai còn nhiều, dưới nhiều hình thức, chậm được

xử lý, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về đất đai của một bộ phận cán bộ và nhân dân còn hạn chế; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai ở các cấp hiện nay thực hiện còn ít so với thực tế vi phạm.

Công tác thanh tra, kiểm tra đất đai có vai trò rất quan trọng để xử lý các trường hợp vi phạm luật đất đai, đảm bảo công bằng và ổn định kinh tế xã hội.

Xuất phát từ lý do thực tiễn đó, học viên đã chọn đề tài luận văn thạc sĩ “Thực

trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường”

Trang 3

Đánh giá thực trạng công tác thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường, làm rõ những hiệu quả và những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong công tác thanh tra chuyên ngành về đất đai Từ đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Trang 4

 Phương pháp khảo cứu tài liệu

 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu

 Phương pháp kế thừa

 Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trang 5

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm

03 chương:

Chương 1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chương 2 Thực trạng công tác thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Chương 3 Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác thanh tra

và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường

CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Trang 6

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1 Khái niệm cơ bản về thanh tra

Thanh tra là một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân

2 Mục đích của thanh tra

Theo Điều 2 của Luật Thanh tra năm 2010 quy định về mục đích thanh tra như sau: “Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”

Trang 7

3 Nguyên tắc hoạt động thanh tra

Hoạt động thanh tra thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

-Tuân thủ trình tự thanh tra

-Tuân thủ pháp luật

-Bảo đảm chính xác, khách quan, công khai dân chủ kịp thời

4 Các loại hình thanh tra

Trang 8

6 Khái niệm thanh tra đất đai

Thanh tra chuyên ngành đất đai là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về đất đai, quy định về chuyên môn, kỹ thuật, quản lý thuộc lĩnh

vực đất đai (theo Khoản 2, Điều 201 Luật Đất đai năm 2013)

7 Mục đích của thanh tra đất đai

- Bảo đảm cho đất đai được sử dụng một cách hợp lý, đúng qui hoạch,

kế hoạch, nâng cao hiệu quả về sử dụng đất

- Xem xét việc chấp hành pháp luật về quản lý nhà nước đối với đất đai của UBND các cấp và của người sử dụng đất Phát hiện, ngăn ngừa và xử

lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai

- Thông qua thanh tra, kiểm tra để phát hiện những vấn đề cần phải sửa đổi, bổ sung để hoàn chỉnh các văn bản pháp luật cho phù hợp và tình hình phát triển kinh tế xã hội

8 Phạm vi hoạt động của thanh tra đất đai

Bộ TN&MT chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra

chuyên ngành đất đai trong cả nước

Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành đất đai tại địa phương

Trang 9

9 Đối tượng của thanh tra đất đai

Là cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai; cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến lĩnh vực đất đai tại Việt Nam

10 Nội dung của thanh tra đất đai (Khoản 2, Điều 201, Luật Đất đai)

- Thanh tra việc quản lý nhà nước về đất đai của UBND các cấp;

- Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của người sử dụng đất và của tổ chức, cá nhân khác

- Thanh tra việc chấp hành các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực đất đai

11 Nhiệm vụ của thanh tra đất đai (Khoản 3, Điều 201, Luật Đất đai):

- Thanh tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan nhà nước, người sử dụng đất trong việc quản lý và sử dụng đất đai;

- Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai

Trang 10

12 Quy trình thực hiện thanh tra đất đai

Khi tổ chức thực hiện việc thanh tra đất đai cũng phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra đã được quy định trong Chương III, Thông tư số 05/2014/TT-TTCP ngày 16 tháng 10 năm

2014 của Thanh tra Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra, gồm 3 bước: chuẩn bị thanh tra, tiến hành thanh tra, kết thúc thanh tra

13 VPHC trong lĩnh vực đất đai là hành vi cố ý hoặc vô ý của người

sử dụng đất, tổ chức, cá nhân có liên quan, tổ chức hoạt động dịch vụ về đất đai vi phạm các quy định của pháp luật về đất đai mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật

14 Xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai là hoạt động của các chủ thể có

thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành về xử phạt VPHC quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính khác (trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật) đối với các tổ chức, cá nhân có VPHC trong lĩnh vực đất đai

Trang 11

Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ

về xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai đã quy định 25 hành vi VPHC trong lĩnh vực đất đai như: Lấn, chiếm đất, Không đăng ký đất đai, Chuyển mục đích sử dụng đất …

15 Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

là đối tượng có hành vi VPHC trong sử dụng đất đai hoặc trong việc thực hiện các hoạt động dịch vụ về đất đai, bao gồm: hộ gia đình; cá nhân trong nước, cộng đồng dân cư; cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; cơ sở tôn giáo

16 Nguyên tắc xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai được tuân thủ

theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 của Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012

Trang 12

17 Hình thức xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai được áp dụng

hình thức xử phạt chính (phạt cảnh cáo, phạt tiền) và hình thức xử phạt bổ sung (tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để VPHC; tước giấy phép, đình chỉ hoạt động) Ngoài ra, còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định trong từng hành vi vi phạm như buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm; buộc trả lại đất đã lấn, chiếm…

Điều 64 của Luật Đất đai năm 2013 có quy định chín (09) trường hợp thu hồi đất mang tính chất chế tài để xử lý các vi phạm do người sử dụng đất gây ra Như vây, việc Nhà nước thu hồi đất trong các trường hợp trên là

biện pháp xử lý hành chính khác đối với các VPHC trong lĩnh vực đất đai

18 Thời hiệu xử phạt phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai:

Được thực hiện thống nhất theo Khoản 1 Điều 6 của Luật Xử lý VPHC năm 2012, theo đó thời hiệu xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai là 02

năm (Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 11 năm 2014 của

Chính phủ về xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai không quy định về thời hiệu xử phạt VPHC)

Trang 13

19 Thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai được quy định

tại Chương III Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai

- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Bộ

- Chánh Thanh tra Bộ TN&MT, Tổng cục trưởng TCQLĐĐ

Trang 14

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VÀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG

LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI CỦA BỘ TÀI NGUYÊN

- Thanh tra trực thuộc TCQLĐĐ, gồm có 03 phòng chuyên môn

1.2 Hệ thống tổ chức thanh tra chuyên ngành về đất đai sau ngày Luật Thanh tra năm 2010 có hiệu lực (01/7/2011)

- Thanh tra Bộ TN&MT gồm có 07 phòng chức năng (có Phòng Thanh tra TN&MT Miền Bắc; Miền Trung và Miền Nam)

- Thanh tra TCQLĐĐ thuộc Bộ TN&MT được giao cho Cục Kiểm soát quản lý và sử dụng đất đai (Phòng Thanh tra đất đai)

Trang 15

1 Thanh tra Bộ TN&MT 2 Thanh tra chuyên ngành (Tổng

cục Quản lý đất đai)

2 Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác thanh tra,

kiểm tra xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất tuy đã được đầu tư xây dựng và phát triển qua nhiều năm, nhưng đến nay vẫn còn nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu làm việc; chưa được bố trí đầy đủ phương tiện đi lại để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra

Trang 16

3 Kết quả công tác thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính

từ 2002 - 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

tính

Tổng cộng

2002 - 2008

2009 2010

2011 2016

-1 Số cuộc thanh tra, kiểm tra Cuộc 1.050 160 70 820

2 Số đoàn thanh tra, kiểm tra Đoàn 1.173 170 83 920

3 Số đối tượng thanh tra, kiểm tra Đối tượng 11.200 3.600 1.200 6.400

4 Số đối tượng bị xử phạt Đối tượng 4.990 3.200 130 1.660

5 Số cuộc kiêm tra hành chính nội

bộ thuộc Bộ TN&MT Cuộc 90 16 14 60

6 Số đơn vị hành chính thuộc Bộ

TN&MT được thanh tra, kiểm tra Đơn vị 124 39 15 70

7 Số tiền xử phạt VPHC Tỷ đồng 225 35 16 174

Trang 17

4 Kết quả công tác thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường (giai đoạn từ 2012

- 2016)

Qua tổng hợp kết quả công tác thanh tra và xử phạt VPHC giai đoạn

2012 - 2016 cho thấy giai đoạn này số cuộc thanh tra của Bộ TN&MT không có sự biến động lớn do hạn chế về nhân lực, cán bộ làm công tác thanh tra không được tăng cường; mặt khác nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật nên nhận thức của người dân về pháp luật đất đai ngày càng được nâng cao

TT Nội dung Đơn vị

tính

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

1 Số cuộc thanh tra, kiểm tra Cuộc 13 13 4 16 30

2 Số đối tượng thanh tra, kiểm

tra

Đối tượng 37 20 23 29 36

Trang 18

-5 Những hạn chế, yếu kém trong công tác thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Công tác xây dựng kế hoạch vẫn xảy ra hiện tượng chồng chéo giữa các đoàn thanh tra; còn phải điều chỉnh kế hoạch đã được phê duyệt do còn có trùng lặp về nội dung, địa bàn trong kế hoạch thanh tra, kiểm tra

- Chất lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra còn hạn chế như: Các vi phạm pháp luật về đất đai diễn ra ngày các phức tạp, tinh vi và có tổ chức nhưng chưa được phát hiện để ngăn chặn kịp thời; qua thanh tra đã phát hiện đối tượng thanh tra liên tục có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian dài nhưng chưa có biện pháp nhằm chấm dứt các hành vi vi phạm này

- Việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận thanh tra chưa được quan tâm dẫn đến tình trạng một số tổ chức, cá nhân sau thanh tra, kiểm tra chậm hoặc không thực hiện nghiêm các kết luận thanh tra, kiểm tra

- Tiến độ ban hành kết luận thanh tra còn chậm; chưa thực hiện tốt công tác tổng hợp và tổng kết cho từng cuộc thanh tra

Trang 19

- Hoạt động thanh tra vẫn còn nặng về thanh tra vụ việc mà chưa chú trọng đúng mức đến việc phát hiện và kiến nghị những vấn đề nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật quản lý, những kiến nghị xử lý nhằm nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý và người đứng đầu cơ quan quản lý

- TCQLĐĐ không còn tổ chức thanh tra, nhưng chưa có quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành tại TCQLĐĐ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đất đai; thực tế tại TCQLĐĐ được giao cho Cục chuyên môn (Cục Kiểm soát quản lý và sử dụng đất đai) làm công tác tham mưu và giao công chức của Cục thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Đến nay, chưa có văn bản của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Bộ Nội vụ hướng dẫn, giải quyết về con người, chính sách, chế độ, quyền lợi như: Phụ cấp thanh tra viên, phụ cấp thâm niên, trang phục đối với cán bộ, thanh tra viên đã làm công tác thanh tra chuyên ngành đất đai Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra chuyên ngành đất đai còn thiếu về số lượng (hiện nay chỉ mới có 12 cán bộ, công chức)

Trang 20

- Cơ chế, chính sách về đất đai còn tình trạng chồng chéo hoặc quy định chưa rõ ràng, minh bạch trong các văn bản quy phạm pháp luật dẫn đến khó khăn trong việc kết luận các sai phạm về đất đai.

- Sự phụ thuộc của cơ quan thanh tra đối với Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp cả về tổ chức, nhân sự, kinh phí, trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, trong quá trình tiến hành thanh tra cũng như giai đoạn kết thúc, kết luận và kiến nghị xử lý Đặc biệt, quyền hạn và hiệu lực thanh tra còn hạn chế, cơ quan thanh tra chỉ dừng lại ở quyền kiến nghị cho nên tính hiệu quả thường không cao, phụ thuộc vào thái độ tiếp thu và biện pháp thực hiện các kiến nghị của các cơ quan, đơn vị được cơ quan thanh tra kiến nghị, đề xuất xử lý Điều này phần nào ảnh hưởng đến tính chủ động và độc lập trong hoạt động của cơ quan thanh tra

Trang 21

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO

CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THANH TRA VÀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

3.1 Tăng cường năng lực cho cơ quan thanh tra chuyên ngành

- Kiện toàn bộ máy, tổ chức

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ thanh tra và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

- Đầu tư trang thiết bị cần thiết cho thực hiện nhiệm vụ

- Xây dựng và tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan từ Trung ương

và địa phương, giữa các cơ quan có trách nhiệm, thẩm quyền với mục đích giải quyết nhanh nhất các hành vi vi phạm về đất đai

- Tăng cường công tác nghiên cứu KHCNvà hợp tác quốc tế đối với công tác thanh tra và xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai

- Xây dựng hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực đất đai

Ngày đăng: 23/05/2019, 09:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w