MỤC TIÊU 1.Kiến thức: Giúp học sinh: - Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương - Thấy được tài
Trang 1TỰ TÌNH -II
(Hồ Xuân Hương)
A MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Giúp học sinh:
- Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương
- Thấy được tài năng nghệ thuật thơ Nôm của Hồ Xuân Hương: thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cãch dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo
mà tinh tế
2 Kĩ năng: cảm thụ và phân tích thơ trữ tình
3 Thái độ: thông cảm, trân trọng người PN
B PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, giảng bình, tích hợp
C CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
1 GV: Đọc, thiết kế giáo án
2 HS: Đọc, soạn bài
D TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1 Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2 Kiểm tra bài cũ: Gía trị hiện thực trong đoạn trích: Vào phủ chúa Trịnh?
3 Bài mới
a Đặt vấn đề: Hồ Xuân Hương là nhà thơ nổi tiếng của văn học trung đại Bà được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm.Thơ của bà là tiếng nói đòi quyền sống, khao khát sống mãnh liệt.Tự tình II là một bài thơ như thế
b Triển khai bài
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
Trang 2Hoạt động 1: Tìm hiểu tiểu dẫn
GV gọi hs đọc phần tiểu dẫn ở sgk
Yêu cầu học sinh nêu những ý chính
Gv giảng thêm
Hoạt động 2: H/d hs đọc
GV đọc mẫu, yêu cầu hs đọc
Nhận xét và hướng dẫn hs đọc
Yêu cầu hs tìm hiểu bố cục bài thơ
Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết
Cảm nhận chung của em về bài thơ?
Hai câu đề đã cho chúng ta thấy tác giả
đang ở trong hoàn cảnh và tâm trạng
ntn?
I TÌM HIỂU CHUNG
1 Tác giả
- quê làng Quỳnh Đôi ,tỉnh Nghệ An nhưng sống chủ yếu ở kinh thành Thăng long
-Bà là người có cuộc đời tình duyên ngang trái, éo le
-Tác phẩm thể hiện lòng thương cảm đối với người phụ nữ, khẳng định vẻ đẹp và khát vọng của họ
2 Tự tình II nằm trong chùm Tự tình,
tập trung thể hiện cảm thức về thời gian
và tâm trạng buồn tủi, phẩn uất và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc
II ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
1 Đọc
2 Tìm hiểu chi tiết
a Hai câu đề
-Thời gian: đêm khuya -Không gian: rộng lớn(nước non) -Tâm trạng :buồn tủi, xót xa -Văng vẵng trống canh dồn: tiếng trống canh gấp gáp liên hồi ,chỉ bước đi dồn dập của thời gian và sự rối bời của tâm trạng
- Câu 2:
Trang 3Tâm trạng của nhà thơ được bộc lộ rõ
nét qua những từ ngữ nào? Phân tích,
nhận xét về những từ ngữ đó?
Em có nhận xét gì khi tác giả đặt
“trơ+nước non” ?
Như vậy với hai câu đầu chúng ta cảm
nhận được điều gì trong lời tự tình của
HXH?
Để tiếp tục cho lời tự tình của mình, tác
giả đã sử dụng những hình ảnh nào?
những biện pháp nghệ thuật nào?
Những hình ảnh, từ ngữđó bộc lộ tâm
trạng gì của Hồ Xuân Hương?
Phân tích sự sắp xếp ngôn từ độc đáo
trong 2 câu luận? Ý nghĩa?
+ Đảo ngữ + ngắt nhịp: 1/3/3 + cái: rẻ rúng + đối
Thân phận rẻ rúng, bạc bẽo, bẽ bàng đầy cay đắng, xót xa của kẻ hồng nhan;
là một sự thách thức đầy bản lĩnh của HXH
b Hai câu thực
-Say lại tỉnh: càng say lại càng cảm nhận
được hiện tại, càng chua chát, đau xót về thân phận bạc bẽo, hẩm hiu
-Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn:
cảnh song cũng là tâm trạng.Trăng sắp tàn mà vẫn chưa tròn cũng như tác giả tuổi xuân đã trôi qua mà tình duyên vẫn chưa trọn vẹn, chịu cảnh phận hẩm duyên ôi
c Hai câu luận
-Sử dụng động từ mạnh: xiên ngang đâm toạc
- Nghệ thuật đảo ngữ
Những sinh vật nhỏ bé, hèn mọn song khong chịu mềm yếu mà “xiên ngang mặt đất, đá phải nhọn lên để đâm toạc chân mâysự phẩn uất phản kháng của thiên nhiên cũng như tâm trạngsức sống mãnh liệt ngay cả trong tình cảnh
Trang 4Tâm trạng HXH bộc lộ trực tiếp qua từ
nào? Từ xuân trong hai câu kết có ý
nghĩa ntn?
Tâm trạng, nỗi lòng nhà thơ được bộc lộ
ntn trong hai câu kết?
GV tham gia bình
Hoạt động 4: h/d hs tổng kết
Hãy nhận xét chung về giá trị nội dung,
nghệ thuật của bài thơ?
GV chốt
bi thương nhất
d Hai câu kết
Ngán:chán ngán, ngán ngẩm nỗi đời éo
le, bạc bẻo
Xuân: mùa xuân, tuổi xuân.->mùa xuân
có sự tuần hoàn còn tuổi trẻ một đi không trở lại
-Mảnh tình:nhỏ bé lại còn phải “san sẻ”
thành ra ít ỏi chỉ còn tí con con nên càng xót xa tội nghiêp
=>Hai câu thơ thể hiện tâm trạng của người phụ nữ mang thân đi làm lẽ, bạc bẻo, trớ trêu Đó là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội xưa, với họ hạnh phúc chỉ là cái chăn quá hẹp
3 Tổng kết
- Về nghệ thuật: từ ngữ giản dị mà đặc sắc, hình ảnh giàu sức gợi cảm
- Về nội dung: Bài thơ nói lên bi kịch cũng như khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương
4.Củng cố
- Những từ ngữ, hình ảnh nào cho thấy tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẩn uất của
Hò Xuân Hương
Trang 5- Ý nghĩa nhân văn toát ra từ bài thơ là gì?
5 Dặn dò: Nắm chắc bài Chuẩn bị: Câu cá mùa thu
E RÚT KINH NGHIỆM: