Mục tiêu bài học: Hs nắm được: - Cảm nhận được tâm trạng buồn tủi, phẫn uất, xót xa trước cảnh ngộ éo le ngang trái của duyên phận HXH.. Thấy được bản lĩnh, khát vọng sống, khát vọng hạn
Trang 1TUẦN 2 - TIẾT 5:
TỰ TÌNH
Hồ Xuân Hương.
A Mục tiêu bài học:
Hs nắm được:
- Cảm nhận được tâm trạng buồn tủi, phẫn uất, xót xa trước cảnh ngộ éo le ngang trái của duyên phận HXH Thấy được bản lĩnh, khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương
- Hiểu sâu hơn tài năng thơ nôm của Hồ Xuân Hương ở cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế
- Biết cách phân tích các sắc thái từ ngữ, có biện pháp nghệ thuật tu từ để diễn tả cảm xúc tâm trạng
B Phương tiện thực hiện
+ GV: SGK, SGV, STK, chùm thơ tự tình của Hồ Xuân Hương, tranh minh họa chân dung Hồ Xuân Hương
+ HS: SGK (+ SGK Ngữ văn THCS)
C Cách thức tiến hành:
Sử dụng phương pháp đọc sáng tạo, trao đổi, gợi mở, nêu vấn đề, giảng bình
D Tiến trình thực hiện:
1 Ổn định:
2 Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao nói đoạn trích vào phủ chúa Trịnh có giá trị hiện thực sâu sắc?
- Hình tượng tác giả trong đoạn trích sáng lên những phẩm chất gì?
3 Bài mới: GV giới thiệu vào bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ
Hs đọc phần tiểu dẫn trong sgk
và nêu vài nét chính về tác giả
I Tìm hiểu chung:
1 Tác giả:
Trang 2Hai lần lấy chồng là 2 lần làm
lẽ và cả 2 người chồng cũng
chết, cuối cùng bà sống cô đơn,
rồi đi du lãm khắp nơi và làm
thơ để khuây khỏa
Hoàn cảnh ra đời tác phẩm?
Đọc - hiểu văn bản
Gv gọi hs đọc bài thơ, gv nhận
xét cách đọc
Bài thơ được sáng tác theo thể
loại nào?
Câu thơ đầu cho thấy tác giả
đang ở trong khoảng thời gian,
không gian nào?
Câu thơ thứ 2 sử dụng nghệ
thuật gì? Từ Trơ ở đây có nghĩa
là gì?
“ Hồng nhan” chỉ vẻ đẹp của
người phụ nữ nhưng tại sao ở
đây lại là “ cái hồng nhan”?
“ Cái hồng nhan” lại đem sánh
với gì? Điều đó có tác dụng gì?
“ Hương rượu gợi lên điều gì?
Trăng thường gợi mối nhân
duyên nhưng hình ảnh “ Vầng
trăng bóng xế khuyết chưa
tròn”lại gợi cho người đọc cảm
giác gì?
+ Cuộc đời:
- Hồ Xuân Hương là hiện tượng văn học, cuộc đời còn nhi
ều bí ẩn
- Bà là người thông minh sắc sảo, có tài năng thơ phú
- Đường tình duyên gặp nhiều éo le, ngang trái, trắc trở
+ Sự nghiệp: SGK
2 Đọc – giải nghĩa từ khó:
- Đề tài: Tự Tình: Tự bộc bạch tâm sự của người phụ nữ, khao khát hạnh phúc nhưng gặp nhiều trắc trở: đằm thắm, cá tính mạnh liệt nhưng cũng dịu dàng,yếu đuối
II Đọc – tìm hiểu:
1 Đọc: chậm, đều, trầm, ngắt nhịp.
2 Thể loại: Thất ngôn bát cú đường luật.
3 Bố cục: 4 liên: đề - thực - luận - kết.
II- Đọc – Hiểu:
1 Hai câu đề:
- Thời gian: Đêm khuya
- Không gian: Thanh vắng
- Âm thanh: Văng vẳng tiếng trống
- Nghệ thuật đảo ngữ Từ trơ: tủi hổ, bẽ bàng song còn là sự thách thức
- Trơ cái hồng nhan: Gợi lên sự rẻ rúng, mỉa mai
Tình cảnh cô đơn của người phụ nữ trong đêm khuya thanh vắng Đằng sau sự cảm nhận về bước đi của thời gian,
sự rối bời của tâm trạng là nỗi dằn vặt sắp được bộc lộ, giãi bày một tâm sự
2 Hai câu thực:
- Hương rượu hay hương tình qua đi để lại vị đắng chát, khổ đau
-> Tìm đến rượu để lãng quên thực tại nhưng cái vòng luẩn quẩn “say, tỉnh” càng làm tgiả cảm nhận rõ hơn nỗi đau thân
Trang 3Nghệ thuật được sử dụng?
GV: Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh
Giật mình, mình lại thương
mình xót xa
Ở hai câu luận, tác giả đã dùng
những hình ảnh thiên nhiên
nào?
Hình ảnh ấy có gì độc đáo, mới
lạ?
Tác giả dùng cách miêu tả thế
nào khi nói về thiên nhiên cũng
là thể hiện tâm trạng và thái độ?
Nêu nghệ thuật?
Hai câu kết phản ánh tâm trạng
gì của nhà thơ?
“ Ngán” ở đây có nghĩa là gì?
Giải nghĩa từ “ Xuân”
Từ “ lại” ở đây có mấy nghĩa?
Câu cuối sử dụng biện pháp
nghệ thuật gì? Có tác dụng như
thế nào?
Gv : bản chất của rình yêu là
không thể san sẻ(Ănghen)
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng
Chém cha cái kiếp lấy chông
chung
Tổng kết về nội dung và nghệ
thuật ?
Hs đọc mục ghi nhớ sgk
phận
- Vầng trăng gợi lên hai lần bi kịch: trăng sắp tàn ( bóng xế)
mà vẫn “ khuyết chưa tròn” tương đồng với thân phận người phụ nữ: tuổi xuân đi qua mà tình duyên không trọn vẹn
-> Hai câu thơ đối thanh mà nghịch ý: say lại tỉnh >< khuyết vẫn khuyết, con người muốn thay đổi hoàn cảnh nhưng không được Ngoại cảnh cũng là tâm cảnh
3.Hai câu luận:
- Hình ảnh rêu, đá là những sinh vật nhỏ bé nhưng không chịu khuất phục trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên
- Tác giả dùng biện pháp đảo ngữ, đối + các động từ mạnh để miêu tả sự phẫn uất của thiên nhiên cũng là sự phẫn uất của tâm trạng
-> Nỗi bực dọc, phản kháng, ấm ức duyên tình nhưng vẫn căng đầy một sức sống ngay cả trong tình huống bi thương
4 Hai câu kết:
- Ngán: Chán ngán, ngán ngẩm
- Xuân: Là mùa xuân cũng là tuổi xuân
- Lại 1 : Thêm 1 lần nữa Lại 2 : Trở lại -> Mùa xuân của tạo hoá đi rồi trở lại , nhưng với con người tuổi xuân qua có trở lại bao giờ
- Câu cuối sử dụng nghệ thuật tăng tiến, nhấn mạnh vào hạnh phúc quá đỗi bé mọn, chiếc chăn quá hẹp của người phụ nữ
có thân phận làm lẽ trong xã hội phong kiến
- Là lời than thở, khát vọng hạnh phúc
- Tâm trạng chua chát, buồn tủi
III.Tổng kết :
Ghi nhớ sgk
4 Củng cố: - Nêu chủ đề bài thơ?
- Tìm những từ ngữ được vận dụng sáng tạo, mang tính biểu cảm cao trong bài?
Trang 45 D ặn dò : Học bài, học thuộc lòng bài thơ,làm bài tập phần “ Luyện tập”.
- Soạn bài mới: Câu cá mùa thu