1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 7: Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu)

5 413 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 62 KB

Nội dung

1' Hiền tài rất quan trọng của một quốc gia, nó ảnh hưởng tới sự tồn vong của một đất nước.. Đứng trước hoàn cảnh dất nước và nhận thức được tầm quan trọng của hiền tài tác giả đã ra chi

Trang 1

TUẦN 7 - TIẾT 24: ĐỌC VĂN: CHIẾU CẦU HIỀN

(Cầu hiền chiếu)

Ngô Thì Nhậm

A Mục tiêu cần đạt:

1 Kiến thức:

- Chủ trương cầu hiền đúng đắn của vua Quang Trung

- Nghệ thuật lập luận chặt chẽ, giầu sức thuyết phục của Ngô Thì Nhậm

2 Kỹ năng: - Đọc, hiểu bài chiếu theo đặc trưng thể loại

- Rèn luyện kỹ năng viết bài nghị luận

3 Thái độ tư tưởng: - Có ý thức trân trọng người hiền tài.

B Chuẩn bị của GV và HS

1 Giáo viên: Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án, thiết kế bài học

2 Học sinh: Soạn bài

C Tiến trình dạy - học:

1 Ổn định tổ chức:

1'

2 Kiểm tra bài cũ: 4’ Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh

3 Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới,

+ PP giới thiệu: thuyết trình

1' Hiền tài rất quan trọng của một quốc gia, nó ảnh hưởng tới sự tồn vong của một đất nước

Đứng trước hoàn cảnh dất nước và nhận thức được tầm quan trọng của hiền tài tác giả đã ra chiếu cầu hiền nhằm xây dựng đất nước hưng thịnh, giờ này chúng ta cùng tìm hiểu lời lẽ của tác giả như thế nào

Hoạt động 2: Tìm hiểu chung:

Mục tiêu:

- Hiểu được chủ trương đúng đắn

5' A Tìm hiểu chung:

1 Tác giả

- Ngô Thì Nhậm (1764 – 1803), hiệu Hi

Trang 2

của vua Quang Trung trong việc tập hợp

người hiền tài, nhận thức được vai trò và

trách nhiệm của người trí thức đối với công

cuộc xây dựng đất nước

- Thấy được nghệ thuật lập luận và

thể hiện cảm xúc của Ngô Thì Nhậm

Phương pháp:

- Công việc của GV:

- Công việc của HS: Học sinh

đọc bài, suy nghĩ, trao đổi và trả lời các câu

hỏi

Doãn

- Người làng Tả Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay: Thanh Trì - Hà Nội)

- 1775 đỗ tiến sỹ, từng làm quan dưới thời Lê Cảnh Hưng

- Khi Nguyễn Huệ ra Bắc lần 2, ông đã theo giúp Tây Sơn 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi, Ngô Thì Nhậm được cử làm Thị lang bộ lại

Là người được nhà vua tin dùng giao cho soạn thảo giấy tờ quan trọng

2 Tác phẩm

a.Thể loại: Chiếu

b Hoàn cảnh ra đời

-1788 Quang Trung tiến quân ra Bắc, tiêu diệt quân Thanh và bọn tay sai.Nhà Lê sụp đổ

- Bề tôi nhà Lê mang nặng tư tưởng trung quân, phản ứng tiêu cực

- Quan Trung giao cho Ngô Thì Nhậm thay lời mình viết “Chiếu cầu hiền”- kêu gọi những người tài đức ra giúp dân giúp nước

Hoạt động 3: Đọc - hiểu văn bản:

Thao tác 1: Đọc văn bản:

- GV: Gọi 1-2 HS đọc văn bản GV nhận

xét và đọc mẫu, giải thích từ khó

Gv cho học sinh nêu bố cục của văn bản

- HS: đọc văn bản, nhận xét bạn đọc văn

bản như thế nào

30' B Đọc – hiểu văn bản

I Đọc-bố cục

- Bố cục: + “ Từng nghe người hiền vậy”: Vai trò và sứ mệnh của người hiền đối với nhà vua và đất nước

+ “ Trước đây hay sao?” :Suy nghĩ của nhà vua về tình hình đất nước hiện tại, ước

nguyện được nhiều người hiền ra giúp rập triều đình mà vua mới gây dựng nên

+ “ Chiếu này bán rao” :Những yêu cầu và biện pháp cầu hiền, tuyển hiền cụ thể

+ Còn lại: Mong muốn và lời khích lệ nhười hiền của nhà vua - Giải nghĩa từ khó

Trang 3

Thao tác 2: Tìm hiểu văn bản

- GV: Đặt câu hỏi em hãy cho biết tác giả

đánh giá tầm quan trọng của người hiền tài

như thế nào?

- HS: Suy ghĩ và trả lời

- GV: Đặt câu hỏi Cách ứng xử của sĩ phu

Bắc Hà và nhu cầu của đất nước như thế

nào?

- HS: Suy ghĩ và trả lời

II Tìm hiểu văn bản

1 Nội dung:

- Đoạn 1: Quy luật xử thế của người hiền:

Mở đầu một hình ảnh so sánh: người hiền - ngôi sao sáng, thiên tử – sao Bắc Thần (tức Bắc Đẩu)

+ Từ quy luật tự nhiên (sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần) khẳng định người hiền phụng

sự cho thiên tử là một cách xử thế đúng, là lẽ tất yếu, hợp với ý trời

+ Nêu lên một phản đề: Người hiền có tài mà

đi ẩn dật, lánh đời như ánh sáng bị che lấp, như vẻ đẹp bị giấu đi

+ Viện dẫn Luận ngữ của Khổng tử: vừa tạo

nên tính chính danh cho Chiếu cầu hiền (vì

đối với nhà nho xưa, lời đức Khổng Tử là chân lý) vùa đánh trúng vào tâm lý sĩ phu Bắc

Hà, cho thấy vua Quang Trung là người có học, biết lễ nghĩa

Cách lập luận chặt chẽ , thuyết phục tạo tiền

đề cho toàn bộ hệ thống lập luận ở phần sau

- Đoạn 2: Cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà và nhu cầu của đất nước:

+ Cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà: Liệt kê từ trước đây, thời loạn đến nay, thời bình rồi đặt câu hỏi sau đó chỉ ra cả hai cách đều không đúng với hiện thực bấy giờ, vừa thể hiện được

sự thành tâm, khiêm nhường, vừa thể hiện được sự đòi hỏi và cả chút thách thức của vua Quang Trung

+ Tính chất của thời đại mới và nhu cầu của đất nước: Thẳng thắn tự nhận những bấp cập của triều đại mới, khéo léo nêu nhu cầu của đất nước Cách nói vừa khiêm nhường, tha thiết, vừa kiên quyết khiến người hiền tài không thể không ra giúp triều đại mới, khiến

Trang 4

- GV: Đặt câu hỏi Em hãy cho biêt Đường

lối cầu hiền của vua Quang Trung:

- HS: Suy ghĩ và trả lời

sĩ phu Bắc Hà không thể không thay đổi cách ứng xử

- Đoạn 3: Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung:

+ Đối tượng cầu hiền: quan viên lớn nhỏ, thứ dân trăm họ

+ Biện pháp, cách thứuc cầu hiền: Cho phép mọi người có tài năng thuộc mọi tầng lớp trong xã hội được dâng sớ tâu bày kế sách, cho phép các quan văn võ tiến cử người có nghề hay, nghiệp giỏi, cho phép người tài tự tiến cử

Tư tưởng dân chủ, tiến bộ, đường lối rõ ràng

cụ thể, dễ thực hiện; chính sách rộng mở, giầu tính kảh thi Qua đó chứng tỏ Quang Trung là người có tầm nhìn xa trông rộng cũng như khả năng tổ chức, sắp đặt chính sự, biết giải

toả những băn khoăn có thể có (trong đó có

băn khoăn tế nhị về danh dự) cho mọi thần

dân, khiến họ yên tâm khi tham gia việc nước

- Đoạn kết: lời kêu gọi, động viên khích lệ chung nhau gánh vác việc nước để cùng hưởng phúc lâu dài

2 Nghệ thuật:- Cách nói sùng cổ - Lời văn

ngắn gọn, súc tích, tư duy sáng rõ, lập luân chặt chẽ, khúc chiết kết hợp với tình cảm tha thiết, mãnh liệt có sức thuyết phục cả về lý và tình

3 ý nghĩa văn bản: Thể hiện tầm nhìn chiến

lược của vua Quang Trung trong việc cầu hiền tài phục vụ cho sự nghiệp dựng nước

Ghi nhớ:

Trang 5

Thao tác 3:

- GV:Em hãy cho biết nghệ thuật và ý

nghĩa của văn bản?

- HS: Suy ghĩ trao đổi và trả lời

Hoạt động 4: Bài tập vận dụng:

- Công việc của GV: ra bài tập, hướng dẫn

học sinh làm bài

- Công việc của HS: suy nghĩ trao đổi làm

bài

2' Bài tập 1: Em hãy cho biết tư tưởng và tình

cảm của vua Quang Trung

Gợi ý: - Thể hiện chủ trương đúng đắn của

nhà Tây Sơn nhằm động viên trí thức Bắc hà tham gia xây dựng đất nước

- Đồng thời Thể hiện tầm nhìn chiến lược và

tư tưởng lớn của vua Quang Trung trong việc cầu hiền tài phục vụ cho sự nghiệp dựng nước

4 Củng cố, dặn dò: 1'

* Chốt lại bài học: HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung và nghệ thuật

Gv chốt lại: Tầm quan trọng của hiền tài đối với đất nước

* Dặn dò: 1 Bài tập về nhà: Học kĩ nội dung bài ?

2 Tiết học tiếp theo: Xin lập khoa luật

Ngày đăng: 20/05/2019, 09:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w