THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011 - 2013 (Trang 34)

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện luôn phát triển mạnh mẽ theo chiều hướng tích cực. Giai đoạn 2005 - 2010, nền kinh tế của huyện luôn đạt mức tăng trưởng khá, bình quân hàng năm đạt 12%, năm 2011 đạt 12,3%.

Những năm qua về cơ cấu kinh tế Tủa Chùa có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước đáp ứng cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn huyện; nền kinh tế phát triển theo chiều hướng tích cực tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần, ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng. Năm 2008: Ngành nông, lâm nghiệp chiếm 52,63% (giảm 7,07% so với năm 2005,

28

giảm 1,45% so với năm 2010); công nghiệp - xây dựng chiếm 39,56% (tăng 18,06% so với năm 2005, tăng 0,51% so với năm 2010); dịch vụ chiếm 7,81%

(giảm 10,99% so với năm 2005, tăng 0,94% so với năm 2010).

Có thể thấy, trong thời gian qua, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp - xây dựng của huyện tăng nhanh. Nguyên nhân là do Nhà nước đã quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện thông qua nhiều chương trình dự án như: Y tế, Giáo dục, CT135, CT134, CT159... đặc biệt là chương trình di dân tái định cư thuỷ điện Sơn La. Mặc dù giá trị tăng trưởng kinh tế có tăng, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện song không được bền vững, vì nguồn thu chủ yếu từ nguồn thuế VAT về đầu tư trên địa bàn; thu từ lĩnh vực dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp rất thấp và tăng chậm. Vì vậy, khi nhà nước không đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thì nguồn thu giảm đáng kể.

Về cơ bản, cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện đã có sự chuyển dịch đúng hướng theo mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm.

29

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

∗ Khu vực kinh tế nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp là thế mạnh của huyện góp phần quan trọng đảm bảo an ninh lương thực, tạo ra một khối lượng không nhỏ sản phẩm hàng hóa. Năm 2013, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của huyện đạt 91.871 triệu đồng (giá trị so sánh), tăng 4.602 triệu đồng so với năm 2011.

Bảng 4.1. Giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản giai đoạn 2011 - 2013

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2013

Nông nghiệp 62.673 71.192

Thủy sản 106 144

Lâm nghiệp 24.490 20.535

Tổng 87.269 91.871

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Tủa Chùa)

Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp và thủy sản tăng trong giai đoạn 2011 – 2013; nông nghiệp tăng 8.519 triệu đồng, thủy sản tăng 38 triệu đồng, ngành lâm nghiệp giảm 3.955 triệu đồng.

∗ Khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng

Tốc độ sản xuất các ngành công nghiệp tăng trưởng khá. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (theo giá hiện hành) trên

địa bàn huyện năm 2013 đạt khoảng 40.237,16 triệu đồng, tăng 11,94% so với năm 2011, trong đó:

- Công nghiệp khai thác mỏ đạt 10.710 triệu đồng;

- Công nghiệp chế biến (giết mổ, đậu đỗ, nông cụ, thóc ngô,…): tổng giá trị sản xuất đạt khoảng 23.175,67 triệu đồng;

30

6.351,49 triệu đồng.

Bảng 4.2. Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của huyện Tủa Chùa

Tên sản phẩm ĐVT Năm 2011 Năm 2013

Sản phẩm đá khai thác m3 3.704,0 3.735,0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sản phẩm gạo xay sát Tấn 8.639,0 7.415,0

Sản phẩm ngô xay sát Tấn 1.651,0 1.632,0

Sản phẩm các loại LT, TP chế biến Tấn 368,0 410

Sản phẩm quần áo may sẵn 1.000 cái 9,0 9,5

Sản phẩm gỗ xẻ m3 530,0 348,0

Sản phẩm gạch đất nung 1.000 viên 3.071,0 1.450,0

Sản phẩm nông cụ cầm tay 1.000 cái 17,3 17,5

Sản phẩm nước máy sản xuất 1.000 m3 130,5 123,0

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Tủa Chùa)

Các ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp như rèn đúc, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, thực phẩm, sửa chữa xe máy, thêu, dệt thổ cẩm được quan tâm hỗ trợ, phát triển. Tuy nhiên, sản xuất còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát là chủ yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.

4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Dân số

Theo số liệu thống kê dân số năm 2013, toàn huyện có 49.600 người với tổng số hộ là 9.050 hộ. Trong đó, người Mông chiếm đại đa số (35.217

người chiếm 71%), còn lại là các dân tộc khác Thái, Kinh, Dao, Khơ Mú,... Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên năm 2013 là 1,69%, cao hơn mức trung bình chung của cả tỉnh (1,58%). Tuy nhiên, so sánh trên địa bàn huyện, tỷ lệ tăng dân số năm 2013 đã giảm 0,05% so với năm 2011 (1,74%) và giảm 0,31% so với năm 2010 (2%). Có thể thấy, việc triển khai thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình và trẻ em ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực, mức

31

tăng trưởng dân số trên địa bàn huyện đang từng bước được kiểm soát. Mật độ dân số trung bình trên địa bàn huyện Tủa Chùa là 72 người/km2

.

Lao động và việc làm

Tổng số người trong độ tuổi lao động của huyện đến năm 2013 là 25.848 người, chiếm 59% tổng dân số. Trong đó, số lao động có khả năng lao động là 25.771 người. Số lao động phân theo các ngành cụ thể: Lao động nông nghiệp là 23.750 người, chiếm 91,88%; lao động ngành công nghiệp xây dựng là 373 người chiếm 1,44%; lao động ngành dịch vụ là 1.648 người, chiếm 6,38% tổng số lao động. Phân bố lao động giữa các ngành không đồng đều, tập trung chủ yếu vào ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản.

Về chất lượng nguồn lao động: Những năm gần đây, chất lượng lao động ở Tủa Chùa đã được cải thiện một bước, trình độ văn hóa của lực lượng lao động ngày được nâng cao. Tỷ lệ lao động không biết chữ và chưa tốt nghiệp phổ thông đã giảm dần. Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tăng nhanh trong các ngành kinh tế, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ - thương mại. Song nhìn chung, chất lượng nguồn nhân lực của huyện hiện nay còn thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện đến năm 2013 chỉ chiếm khoảng 27% lao động (6.958 người) đang làm việc trong các ngành kinh tế. Mặt khác, hầu hết lao động qua đào tạo đều là cán bộ, công chức làm việc trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp và các tổ chức đoàn thể... tập trung ở thị trấn Tủa Chùa; số lượng cán bộ xã được đào tạo chính quy còn chiếm tỷ lệ nhỏ.

Với thực trạng nguồn nhân lực như hiện nay, Tủa Chùa cần đẩy mạnh hơn nữa công tác phổ cập giáo dục, đào tạo nghề cho lao động để có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội chung của cả tỉnh.

Thu nhập và mức sống

32

bình quân đầu người năm 2013 của huyện đạt 3,55 triệu đồng/người/năm, tăng 0,03 triệu đồng/người/năm so với năm 2011 và 1,8 triệu đồng/người/năm so với năm 2005. Tuy nhiên, so với mức thu nhập bình quân của toàn tỉnh

(11,2 triệu đồng/người/năm), thu nhập bình quân trên địa bàn huyện thấp, do là huyện thuần nông, thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông - lâm nghiệp; việc phát triển các ngành nghề khác còn gặp rất nhiều khó khăn. Theo kết quả điều tra hộ nghèo năm 2013, tổng số hộ nghèo là 6.179, chiếm 69,52%; số hộ cận nghèo là 834 hộ, chiếm 9,38%. So với năm 2011, tỉ lệ hộ nghèo giảm 4,28%.(3) Về cơ bản, đời sống dân cư của huyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, mặt bằng thu nhập của người dân tăng chậm trong khi giá cả tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu luôn biến động theo chiều hướng tăng cao, thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân, nhất là người có thu nhập thấp và người nghèo. Đây sẽ là một áp lực lớn đối với việc hoạch định chương trình phát triển kinh tế - xã hội huyện Tủa Chùa nói chung và công tác quy hoạch sử dụng đất nói riêng.

4.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Giao thông

Mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Tủa Chùa không ngừng được cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, một số tuyến đường hiện đã xuống cấp, chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân. Tính đến năm 2013, huyện Tủa Chùa có một số tuyến giao thông chủ yếu sau:

- Đường tỉnh lộ: Tuyến Huổi Loóng - Tủa Chùa dài 20 km (trong đó gồm 2 km đường nội thị), kết cấu đường nhựa, được đầu tư xây dựng từ năm 2000, cơ bản đã xuống cấp nghiêm trọng. Mặt khác, do mặt đường hẹp nhỏ nên chưa đáp ứng được yêu cầu giao thông, vận tải hiện nay. Do đó, cần được

33 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đầu tư cải tạo, nâng cấp mở rộng và tu sửa thường xuyên.

- Đường liên xã: Các tuyến đường liên xã ở Tủa Chùa có 16 tuyến với tổng chiều dài là 294,3 km. Trong đó, có 2 tuyến đường cấp VI dài 61 km kết cấu đường nhựa; 14 tuyến đạt tiêu chuẩn loại B đường nông thôn tổng chiều dài 233,3 km, gồm 106,5 km đường cấp phối và 108,3 km đường đất.

- Đường liên thôn bản: Tổng chiều dài 210,3 km đường dân sinh đi đến 138 thôn, kết cấu đường chủ yếu là đường đất, chất lượng kém.

Tổng diện tích chiếm đất của giao thông là 534,28 ha.

Nhìn chung, mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện đã có nhiều cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển của người dân và các phương tiện vận tải, thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên, việc đầu tư mạng lưới giao thông còn mang tính nhỏ giọt, phân tán dàn trải, hầu hết hệ thống đường có chất lượng chưa cao, chỉ sử dụng được một thời gian ngắn lại xuống cấp.

Thủy lợi

Theo số liệu thống kê đến cuối năm 2013, tổng số công trình thuỷ lợi của huyện tới nay là 64 công trình (bao gồm cả đập, kênh mương) và một số công trình tạm (mương, phai tạm) do dân tự làm, đảm bảo tưới cho 915 ha ruộng lúa vụ chiêm xuân và 1.529,50 ha lúa vụ mùa. Tổng chiều dài các tuyến kênh mương hiện có là 95,56 km, trong đó có 69,44 km kênh mương đã được kiên cố hóa, còn lại 27,12 km là kênh, mương đất.

Các công trình thủy lợi hiện có chủ yếu tập trung tại các xã vùng thấp như Mường Báng, Sính Phình, Xá Nhè, Mường Đun và thị trấn Tủa Chùa. Một số công trình thủy lợi chính bao gồm kênh bản Hột xã Mường Đun, thủy lợi Sáng Nhè xã Xá Nhè, thủy lợi hồ Sung Ún xã Mường Báng, thủy lợi Sáng Lâu xã Tả Phìn,… Các công trình thủy lợi được đầu tư kiên cố đã nâng cao được năng lực tưới tiêu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phục vụ cho sản xuất như thâm canh tăng vụ, tăng năng

34

suất cây trồng.

∗ Nước sinh hoạt

Hiện nay, trên địa bàn huyện có trên 70 công trình cấp nước sinh hoạt, trong đó có: 1 nhà máy nước, công suất thiết kế 2000 m3/ngày, tổng kinh phí đầu tư là 17,115 tỷ đồng (vốn JBIC là 8,36 tỷ đồng, vốn đối ứng trong nước 8,755 tỷ đồng) phục vụ nước sinh hoạt cho 6.250 người khu vực thị trấn và một phần lòng chảo xã Mường Báng; trên 69 công trình nước tự chảy và mỏ nước phục vụ đủ nước sinh hoạt cho 18.863 người, các công trình này được đầu tư theo QĐ135, QĐ134 và Chương trình phát triển KT - XH vùng cao. Nhìn chung, các công trình nước sinh hoạt đã đảm bảo cung cấp cho 55% số hộ dân trên địa bàn huyện. Do thiếu nguồn nước nên về mùa khô nhiều bản vùng cao thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, nhất là các xã khu vực phía Bắc của huyện.

Giáo dục - Đào tạo

Sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo có những bước phát triển vững chắc. Về quy mô trường lớp, học sinh, năm 2013, toàn huyện có tổng số 47 trường, 610 lớp, 13.256 học sinh và 869 giáo viên. Trong đó:

- Mầm non: 15 trường, 132 lớp, 2.662 cháu, 168 giáo viên; - Tiểu học: 16 trường, 329 lớp, 6.258 học sinh, 394 giáo viên; - THCS: 11 trường, 103 lớp, 2.795 học sinh, 223 giáo viên; - THPT: 3 trường, 41 lớp, 1.338 học sinh, 84 giáo viên; - Trung tâm giáo dục thường xuyên: 5 lớp, 176 học viên.

Trong năm 2013, Trung tâm GDTX huyện đã liên kết mở 2 lớp Trung cấp nghề, 70 học viên; phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh tổng kết và cấp bằng Trung cấp Nông nghiệp (Hệ tại chức) mở tại Trung tâm GDTX của huyện với tổng số 56 học viên.

Tỷ lệ học sinh tiểu học đi học đúng độ tuổi là 96,33% (tăng 2% so với năm học 2009-2010). Năm học 2012-2013, tỷ lệ học sinh lên lớp, tốt nghiệp

35

tiểu học là 98,1%, THCS là 99,3%; số học sinh tốt nghiệp THPT là 266/288 số học sinh dự thi, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp đạt 92,36%, cao hơn 29,16% so với năm học

2009-2010 (130 học sinh); bổ túc trung học phổ thông tỷ lệ tốt nghiệp đạt 83,62%.

Cơ sở vật chất trường học: Tổng số trường học kiên cố là 41 trường; 6 trường chưa có cơ sở vật chất phải học nhờ; tổng số phòng học kiên cố, bán kiên cố là 534 phòng; số phòng học tạm là 90 phòng. Diện tích chiếm đất của các công trình giáo dục trên địa bàn huyện đến nay là 38,5 ha.

Năm 2013, toàn huyện có 04 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó: trường Mầm non 01 trường, trường Tiểu học 02 trường và 01 trường THCS; 12/12 xã, thị trấn được công nhận phổ cập THCS đúng độ tuổi.

Nhìn chung, công tác giáo dục - đào tạo của huyện còn nhiều khó khăn, thách thức, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học chưa đáp ứng đầy đủ, chất lượng giáo dục vùng cao, vùng sâu còn kém; vẫn có tình trạng nhà học tạm, không đảm bảo.

Y tế, dân số, gia đình và trẻ em

Về y tế: Công tác phòng chống dịch bệnh luôn được bảo đảm; thực hiện tốt các mục tiêu Chương trình Y tế Quốc gia, chương trình tiêm chủng mở rộng, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi; tổ chức tiêm chủng thường xuyên trên địa bàn toàn huyện; có 87,9% số trẻ em dưới 01 tuổi được tiêm chủng đầy đủ; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng là 24,5% giảm 1% so với năm 2011. Về công tác khám chữa bệnh, trong năm 2013, tổng số lượt khám bệnh là 60.130 lượt, tổng số bệnh nhân điều trị ngoại trú là 120 lượt, bệnh nhân điều trị nội trú là 6.920 lượt.

Đến nay, 12/12 xã, thị trấn có trạm y tế xã. Trong năm 2012 đã xây dựng xong và đưa vào sử dụng Trạm y tế xã Sín Chải và Trung Thu. Đối với các Phòng khám ĐKKV, các trạm y tế xã (Mường Báng, thị trấn, Trung Thu,

36

Mường Đun và Tủa Thàng) đã được bố trí đất và đã được đầu tư xây dựng. Bệnh viện đa khoa huyện Tủa Chùa đã bàn giao các hạng mục xây lắp và đưa vào sử dụng. Tổng diện tích chiếm đất của đất y tế là 5,99 ha.

Tổng số giường bệnh là 106 giường; trong đó giường bệnh viện 50 giường, phòng khám đa khoa khu vực 20 giường và giường ở các trạm y tế là 36 giường.

Toàn huyện có 197 cán bộ y tế, trong đó: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bệnh viện hạng III: gồm 96 cán bộ (16 bác sỹ);

- 02 phòng khám đa khoa khu vực: 22 cán bộ (02 bác sỹ);

- 12 trạm y tế xã, thị trấn: 79 cán bộ;

- Tổng số thôn, bản có cán bộ y tế thôn bản hoạt động: 124/138;

- Tổng số giường bệnh toàn huyện bình quân đạt 11 giường/vạn dân;

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011 - 2013 (Trang 34)