Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011 - 2013 (Trang 26)

3.3.1. Điu kin t nhiên, kinh tế, xã hi ca huyn Ta Chùa – tnh

Đin Biên

- Điều kiện tự nhiên - Điều kiện kinh tế xã hội

- Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên , kinh tế, xã hội và môi trường - Tình hình quản lý đất đai của huyện Tủa Chùa – tỉnh Điện Biên.

3.3.2. Tình hình qun lý và s dng đất đai ca huyn Ta Chùa – tnh

20

3.3.3. Kết qu công tác cp GCNQSD đất trên địa bàn huyn Ta Chùa –

tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011 – 2013.

3.3.3.1. Đánh giá kết quả cấp GCNQSD đất theo các năm

3.3.3.2. Thống kê các trường hợp không đủ điều kiện về cấp GCNQSD đất

3.3.4. Đánh giá nhng thun li, khó khăn và bin pháp khc phc

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp thu thp s liu

Thu thập và xử lý số liệu trên bang đồ hiện trạng sử dụng đất, tài liệu số liệu về điều kiện tự nhiên,kinh tế-xã hội, số liệu về tình hình quản lý nhà nước về đất đai và các văn bản có liên quan.

3.3.2. Phương pháp x lí s liu

Phân loại các số liệu, tài liệu theo các lĩnh vực khác nhau.

21

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện Tủa Chùa.

4.1.1. Điu kin t nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Tủa Chùa là một huyện miền núi vùng sâu, vùng xa của tỉnh Điện Biên, có giới hạn địa lý từ 240

04’ - 24050’ Vĩ độ Bắc, 1030

21’ - 103042’ Kinh độ Đông. Địa giới hành chính của huyện được xác định:

Phía Bắc giáp huyện Sìn Hồ (tỉnh Lai Châu);

Phía Đông giáp huyện Quỳnh Nhai (tỉnh Sơn La);

Phía Nam giáp huyện Tuần Giáo; Phía Tây giáp huyện Mường Chà.

Trung tâm huyện lỵ huyện Tủa Chùa cách Quốc lộ 6 khoảng 18 km và cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 125 km về phía Đông Bắc.

Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 68.526,45 ha, chiếm 7,15% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh. Huyện có 12 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 11 xã và 1 thị trấn: xã Sín Chải, Tả Sìn Thàng, Lao Xả Phình, Huổi Só, Tả Phìn, Sính Phình, Mường Đun, Xá Nhè, Trung Thu, Tủa Thàng, Mường Báng và thị trấn Tủa Chùa.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Tủa Chùa có địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, gồm nhiều núi cao, vực sâu, hướng núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có độ cao trung bình từ 300-1.600 m so với mặt nước biển. Núi ở đây bị bào mòn mạnh tạo thành các thung lũng hẹp và các bãi bồi dọc theo các sông suối. Nhìn chung, địa hình Tủa Chùa có 3 dạng chính: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

22

tự nhiên của huyện, phân bố chủ yếu theo vùng Đông Bắc và Tây Nam. Đây là dạng địa hình đặc trưng của các xã: Sính Phình, Trung Thu, Tả Phìn, Lao Xả Phình, Tả Sìn Thàng, Huổi Só, Sín Chải và Tủa Thàng;

- Địa hình đồi thấp, sườn thoải chiếm 18% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu ở vùng Đông Nam của huyện, thuộc địa bàn xã Mường Đun, Xá Nhè và phần Đông Nam xã Mường Báng;

- Địa hình thung lũng, bãi bằng chiếm 5% tổng diện tích đất tự nhiên, nằm xen kẽ giữa các dãy núi cao và dọc theo các sông suối, có độ dốc nhỏ hơn 250. Loại địa hình này phân bố chủ yếu dọc theo sông Nậm Mức và Sông Đà ở khu vực phía Nam của huyện, thuộc một phần khu vực xã Mường Báng, Xá Nhè và thị trấn Tủa Chùa.

Tính chất phức tạp của địa hình là một nét sinh thái đặc thù của vùng Tây Bắc, đã ảnh hưởng không nhỏ đến tổ chức sản xuất, xây dựng phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào các dân tộc trong huyện, gây nhiều khó khăn trong việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và sản xuất nông - lâm nghiệp. Đây là một áp lực lớn đối với công tác quản lý, sử dụng đất đai nói chung và quy hoạch sử dụng đất nói riêng trên địa bàn huyện.

4.1.1.3. Khí hậu

Tủa Chùa mang nét đặc trưng của khí hậu vùng Tây Bắc, khu vực khí hậu nhiệt đới núi cao, lượng mưa trung bình hàng năm thấp và được chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa.

- Mùa mưa: Kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, mưa nhiều và ẩm ướt, lượng mưa lớn tập trung từ tháng 6 đến hết tháng 8 chiếm 80% tổng lượng mưa trong năm. Đặc biệt, mưa lớn thường tập trung vào các tháng 6, 7, 8, gây lũ quét cục bộ, xói mòn mạnh, làm cho đất bị bạc màu nhanh chóng. Đầu mùa thường có mưa đá kèm theo lốc lớn gây thiệt hại về nhà cửa và hoa màu của người dân.

23

- Mùa khô: Từ tháng 11 năm trước kéo dài đến hết tháng 3 năm sau, thời tiết hanh, khô lạnh, trong tháng 12, tháng 1 và 2 thường xảy ra các đợt rét đậm, rét hại kèm theo sương muối.

4.1.1.4. Thuỷ văn

Huyện Tủa Chùa có khoảng 20 sông, suối lớn nhỏ, trong đó có 2 sông chính và một số suối chính như sau:

- Sông Đà: Chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, theo ranh giới Tủa Chùa - Sìn Hồ và Tủa Chùa - Quỳnh Nhai (tỉnh Sơn La), sông có lưu lượng dòng chảy và độ dốc lớn, nằm ở dưới thấp, nên khả năng khai thác sử dụng vào mục đích sản xuất thấp.

- Sông Nậm Mức: Chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, là ranh giới tiếp giáp giữa huyện Tủa Chùa với huyện Mường Chà, huyện Tuần Giáo.

- Các suối chính khác: Gồm suối Nà Sa, suối Tà Là Cáo, suối Nậm Seo,… Các suối đều có đặc điểm ngắn, độ dốc cao, lưu vực nhỏ, lắm ghềnh, nhiều thác, lưu lượng thay đổi theo mùa, khả năng khai thác ít hiệu quả.

Nhìn chung, các sông, suối trên địa bàn huyện ít có giá trị trong sản xuất, chủ yếu phục vụ công tác thủy lợi, thủy điện, song mức độ khai thác chưa cao vì vốn đầu tư còn hạn chế.

4.1.1.5.Tài nguyên đất

Diện tích

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2013 huyện Tủa Chùa, tổng diện tích đất tự nhiên (DTTN) của toàn huyện là 68.526,45 ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 54.898,95 ha, chiếm 80,11% DTTN; đất phi nông nghiệp 2.478,12 ha, chiếm 3,62 % DTTN, đất chưa sử dụng 11.149,38 ha, chiếm 16,27% DTTN.

Đặc điểm thổ nhưỡng

24

Nam, huyện Tủa Chùa có 3 nhóm đất chính với các loại đất sau(1) :

- Nhóm đất phù sa: Trong nhóm đất này có một loại đất phù sa ngòi suối (Py), diện tích 638,77 ha, chiếm 0,93% diện tích tự nhiên của toàn huyện. Đất hình thành do sự lắng đọng phù sa của các con suối từ các ngọn núi đá vôi hoặc núi đá cát thuộc địa bàn xã Tủa Thàng, có thành phần cơ giới thô, nhẹ, lẫn nhiều khoáng vật nguyên sinh bền, độ phì nhiêu khá.

- Nhóm đất đen: Bao gồm 2 loại đất là đất nâu thẫm trên sản phẩm phong hóa của đá bọt và bazan (Ru) và đất đen trên sản phẩm bồi tụ của cacbonat (Rdv). Nhóm đất này tập trung chủ yếu tại khu vực xã Tủa Thàng với tổng diện tích 1.227,01 ha, chiếm 1,79% tổng diện tích tự nhiên của huyện.

- Nhóm đất dốc tụ: Bao gồm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D), với diện tích khoảng 1.330,04 ha, chiếm 1,94% diện tích tự nhiên của huyện, thuộc xã Tủa Thàng.

Ngoài các nhóm đất trên, diện tích tự nhiên của huyện còn bao gồm núi đá (582,96 ha, chiếm 0,85%) và sông, suối (1.341,34 ha, chiếm 1,96%).

4.1.1.6. Tài nguyên rừng

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2013, diện tích đất lâm nghiệp của huyện hiện nay là 36.807,00 ha, chiếm 67,04% trong tổng số 54.898,95 ha đất nông nghiệp. Trong đó: đất rừng sản xuất là 14.099,66 ha, đất rừng phòng hộ có 22.707,34 ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt 33,7%. (2)

Phần lớn rừng ở Tủa Chùa hiện nay có chất lượng và trữ lượng không cao, chỉ có tác dụng phòng hộ và cung cấp chất đốt. Một số loại cây gỗ quý như: lát, lim, nghiến, pơ mu,… không còn nhiều. Các loại rừng đã qua khai thác, sử dụng thì trạng thái cây bụi, cây gỗ rải rác, các thảm cỏ, lau… là chủ yếu. Các loài động vật quý hiếm như: hổ, báo, gấu,… hầu như không còn. Thực trạng này là hậu quả của phương thức canh tác lạc hậu từ lâu đời, du

25 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

canh du cư, đốt phá rừng làm nương rẫy, săn bắt bừa bãi của người dân trong một thời gian dài.

Dựa trên đặc điểm địa hình, đất đai sẵn có, Tủa Chùa có nhiều tiềm năng để phát triển rừng, tăng tỷ lệ che phủ đất. Song, với thực tế hiện nay, để nâng cao chất lượng các loại rừng, cần đẩy mạnh công tác quản lý, khoanh nuôi, bảo vệ và tu bổ rừng, tăng cường chức năng phòng hộ của rừng, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

4.1.1.7. Tài nguyên nhân văn

Tủa Chùa là địa bàn có con người đến cư trú từ khá sớm. Trong quá trình lịch sử phát triển, huyện đã từng bước đi lên với một cộng đồng dân tộc khá phong phú như Mông, Thái, Dao, Khơ Mú, Hoa, Kinh và dân tộc khác. Tổng dân số toàn huyện năm 2013 là 49.600 người, trong đó, dân tộc Mông chiếm đại đa số (35.217 người chiếm 71%), dân tộc Thái (7.935 người chiếm 16%), Kinh (2.976 người chiếm 6%), Dao (2.122 chiếm 4,28%), Hoa (590 người chiếm 1,19%), Khơ Mú (576 người chiếm 1,61%,) còn lại là dân tộc

khác (193 người chiếm 0,39%).

Mỗi dân tộc có một phong tục tập quán, truyền thống văn hóa riêng, thể hiện qua trang phục, ngôn ngữ, lễ hội truyền thống, phương thức sinh hoạt, lao động sản xuất. Người Thái thường sinh sống gần khu vực sông, suối, canh tác lúa nước là chủ yếu, có nghề thủ công truyền thống là dệt thổ cẩm, đan lát,… Người Mông có thói quen du canh du cư, sinh sống tại khu vực cao và canh tác nương rẫy là chủ yếu, làm ruộng bậc thang, có nghề rèn, nghề may, thêu thổ cẩm truyền thống. Người Hoa có nghề buôn bán, tạo ra các sản phẩm nhuộm vải cung cấp cho nhân dân trong vùng.

Tuy nhiên, họ đều có một đặc điểm chung đó là tính cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, kiên cường trong đấu tranh cách mạng, họ có lòng

26

hiếu khách, có tinh thần đoàn kết và tính cộng đồng cao. Đây sẽ là một lợi thế trong quá trình phát triển văn hóa - xã hội chung của toàn huyện.

4.1.1.8. Thực trạng môi trường

Tủa Chùa là một huyện vùng núi cao phía Tây Bắc, chủ yếu sản xuất nông nghiệp, các ngành kinh tế - xã hội chưa phát triển mạnh, hiện chưa có khu công nghiệp, khu chế suất, các nhà máy lớn, nên mức độ ô nhiễm môi trường ở huyện chưa thực sự đáng lo ngại. Tuy nhiên, một số vấn đề môi trường đã được đặt ra và cần quan tâm giải quyết. Cụ thể:

- Môi trường đất đang biến đổi theo chiều hướng xấu do trong quá trình sản xuất người dân đã sử dụng nhiều phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực thực vật làm thay đổi thành phần, tính chất lý, hóa học của đất dẫn đến đất đai bị thoái hóa.

- Bên cạnh đó, địa hình bị chia cắt mạnh nên hiện tượng suy thoái đất do xói mòn, bạc mầu diễn ra ở hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Hiện tượng lũ quét, nắng nóng đã làm cho một số vùng bị sạt lở, xói lở, khô hạn; người dân sử dụng các phương thức canh tác không hợp lý, đốt nương làm rẫy trên đất dốc, chặt phá rừng,… làm cho đất ngày càng bị suy thoái, giảm độ phì nhiêu của đất, gây khó khăn trong đời sống sản xuất của nhân dân.

- Nguồn nước mặt cung cấp cho sinh hoạt chịu tác động trực tiếp của tự nhiên, con người, động vật nên nhiều nơi không đảm bảo vệ sinh. Vào mùa khô, tình trạng thiếu nước diễn ra nghiêm trọng;

- Môi trường không khí huyện Tủa Chùa nhìn chung còn khá tốt, tuy nhiên đang có dấu hiệu ô nhiễm như khói bụi, quá trình thối rữa của xác động thực vật chết không được chôn lấp, rác thải, hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải và sinh hoạt của con người;

- Công tác thu gom, xử lý chất thải trên địa bàn huyện trong những năm gần đây được quan tâm, đặc biệt là tại thị trấn Tủa Chùa. Công tác thu gom

27

rác thải được diễn ra thường xuyên. Trung bình khối lượng thu gom rác trên địa bàn thị trấn là 2,82 tấn/ngày. Đối với các xã còn lại chưa có hệ thống thu gom và xử lý rác thải. Hình thức thu gom theo hộ gia đình là chủ yếu. Tuy nhiên do nhận thức của người dân chưa cao, nên tình trạng đổ rác ra sông, suối, đường vẫn còn diễn ra phổ biến gây ô nhiễm và làm mất cảnh quan môi trường.

- Bên cạnh đó điều kiện vệ sinh môi trường hàng ngày của nhân dân chưa được đảm bảo, hầu hết chưa có nhà vệ sinh hợp vệ sinh, nhiều tập tục lạc hậu trong đời sống không hợp vệ sinh vẫn tồn tại;

- Trong chăn nuôi, các công trình chuồng trại chưa được xây dựng, bố trí hợp lý, tình trạng chăn thả gia súc tự do gây mất vệ sinh môi trường, ảnh hưởng đến nguồn nước, môi trường đất;

- Trong thời gian tới, các hoạt động phát triển công nghiệp, dịch vụ, sự gia tăng dân số,… trên địa bàn huyện sẽ làm gia tăng sức ép lên các thành phần môi trường. Do đó, một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất là đảm bảo sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường.

4.1.2. Thc trng phát trin kinh tế - xã hi

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện luôn phát triển mạnh mẽ theo chiều hướng tích cực. Giai đoạn 2005 - 2010, nền kinh tế của huyện luôn đạt mức tăng trưởng khá, bình quân hàng năm đạt 12%, năm 2011 đạt 12,3%.

Những năm qua về cơ cấu kinh tế Tủa Chùa có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước đáp ứng cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn huyện; nền kinh tế phát triển theo chiều hướng tích cực tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần, ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng. Năm 2008: Ngành nông, lâm nghiệp chiếm 52,63% (giảm 7,07% so với năm 2005,

28

giảm 1,45% so với năm 2010); công nghiệp - xây dựng chiếm 39,56% (tăng 18,06% so với năm 2005, tăng 0,51% so với năm 2010); dịch vụ chiếm 7,81%

(giảm 10,99% so với năm 2005, tăng 0,94% so với năm 2010).

Có thể thấy, trong thời gian qua, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp - xây dựng của huyện tăng nhanh. Nguyên nhân là do Nhà nước đã quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện thông qua nhiều chương trình dự án như: Y tế, Giáo dục, CT135, CT134, CT159... đặc biệt là chương trình di dân tái định cư thuỷ điện Sơn La. Mặc dù giá trị tăng trưởng kinh tế có tăng, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện song không được bền vững, vì nguồn thu chủ yếu từ nguồn thuế VAT về đầu tư trên địa bàn; thu từ lĩnh vực dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp rất thấp và tăng chậm. Vì vậy, khi nhà nước không đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thì nguồn thu giảm đáng kể.

Về cơ bản, cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện đã có sự chuyển dịch đúng hướng theo mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

29

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

∗ Khu vực kinh tế nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp là thế mạnh của huyện góp phần quan trọng đảm bảo an ninh lương thực, tạo ra một khối lượng không nhỏ sản phẩm hàng hóa. Năm 2013, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của huyện

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011 - 2013 (Trang 26)