– Giai cấp địa chủ cầm cân nảy mực trong xã hội nhưng lại ôm chặt chân đế quốc – là kẻ thù của nhân dân.. Chúng đặt ra nhiều siêu thuế nặng làm cho đời sống nhân dân không thể ngóc đầu l
Trang 1Văn học hiện thực phê phán (1930 – 1945)
– Văn học hiện thực phê phán ra đời trong lòng XHVN vẫn đang tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản: địa chủ, phong kiến >< nông dân; dân tộc VN >< thực dân Pháp
– Giai cấp địa chủ cầm cân nảy mực trong xã hội nhưng lại ôm chặt chân đế quốc –
là kẻ thù của nhân dân Chúng đặt ra nhiều siêu thuế nặng làm cho đời sống nhân dân không thể ngóc đầu lên được, sống kiếp trâu ngựa, cảnh bán vợ đợ con diễn ra
ở khắp nơi Họ phải sống cuộc đời bần cùng hoá độ (Bước đường cùng – Nguyễn Công Hoan), họ phải bán chó, bán con (Tắt đèn – Ngô Tất Tố), thậm chí bán cả nhân hình, nhân tính cho nhà nước (Chí Phèo – Nam Cao)…Đây cũng là sự thật của cuốc sống Sự thật đó bước vào văn chương như một quy luật tất yếu bởi
H.Ban đã từng nói:" Nhà văn là thư kí trung thành của thời đại, tác phẩm của anh
là tấm gương xê dịch trên quãng đường đời" Tản Đà có một tứ thơ hay viết về hiện tượng này: "Bồng bế con thơ bán khắp nơi Năm nào một đứa trẻ lên sáu Cha còn sống đó con mồ côi" Cho thấy sự thật về đời sống cơ cực của nhân dân
Tuy nhiên, chỉ khi kể đến dòng văn học hiện thực phê phán với những cây bút vô cùng sâu sắc như Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Vuc Trọng Phụng, Nguyên Hồng….thì cảnh tượng này mới được các nhà văn miêu tả vô cùng chân thực, sống động + Ngô Tất Tố với tác phẩm Tắt đèn, hai thiên phóng sự " Tập án gia đình", "Việc làng"….tiểu thuyết "Liều chõng" + Nam Cao với tác phẩm "Chí Phèo", "Lão Hạc", "Một bữa no", "Trẻ con không được ăn thịt chó" + Vũ Trọng Phụng với tác phẩm "Giông tố", "Số đỏ", "Làm đĩ", "Kĩ nghệ lấy Tây" + Nguyễn Công Hoan với "Mất ví", "Quan huyện", "Đầu hào có ma"… + Nguyên Hồng với
"Bỉ vỏ", tiểu thuyết "Cửa biển", "Ngày thơ ấu"… Tất cả những nhà văn trên đều phản ánh và phê phán hiện thực xã hội năm 1930 – 1945 Những nhà văn này được gọi là: Trào lưu văn học của phong trào hiện thực phê phán xã hội Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945