1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học tác phẩm văn học hiện thực phê phán ( ngữ văn 11)

123 33 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 349,65 KB

Nội dung

sự hứng thú, khơi gợi niềm say mê môn học này từ phía người học vẫn luôn lànhững thách thức và cơ hội cho người giáo viên.Chủ trương đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, lấyn

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn, lòng biết ơn sâu sắc tới TS TônQuang Cường- người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện

và động viên tôi hoàn thành luận văn này

Đồng thời, tôi cũng gửi lời cảm ơn tới tập thể lãnh đạo và toàn thể cácthầy cô giáo trường Đại học Giáo dục- Đại học Quốc gia Hà Nội đã truyền đạtcho tôi những kiến thức cơ bản, hữu ích để vận dụng vào bài nghiên cứu này

Tôi xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu, giáo viên và học sinh trườngTHPT Phú Xuyên A đã giúp tôi hoàn thành thực nghiệm

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn

bè đã động viên, khích lệ tôi trong suốt thời gian qua

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

Học viên

Hà Thị Thanh Tâm

i

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Hiện nay nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, xu hướng hội nhậpdiễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau Điều đó đòi hỏi nền giáo dục Việt Namphải có sự cải tiến, đổi mới không ngừng để bắt kịp với sự vận động, pháttriển của các quốc gia tiên tiến trên thế giới và các nước trong khu vực Mặtkhác, nền giáo dục Việt Nam đang tồn tại nhiều bất cập về chất lượng Bởivậy, đổi mới phương pháp dạy học là một trong những mục tiêu lớn nhất củangành Giáo dục và Đào tạo Xuất phát từ nhu cầu đổi mới phương pháp dạyhọc nói chung và phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhàtrường phổ thông nói riêng, đổi mới phương pháp bắt đầu từ việc cải tiến cácphương pháp dạy học truyền thống theo hướng phát huy tính tích cực củangười học, tập trung vào người học và khắc phục lối truyền thụ một chiều Từ

đó đánh thức được những năng lực tiềm ẩn của mỗi học sinh Trong khi đóNgữ văn là một trong những môn học quan trọng và bắt buộc, có thời lượng

và dung lượng kiến thức khá lớn trong chương trình phổ thông Dạy học Ngữvăn không chỉ góp phần hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn cho các em

mà còn phải hướng vào việc phát triển các năng lực ở người học như năng lựcđọc - hiểu, năng lực tư duy, năng lực tự học,…

Thực tiễn dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông hiện nay chothấy phần lớn học sinh đều chưa yêu thích, say mê môn học này Cùng với đó

là việc chất lượng dạy và học môn Ngữ văn bị giảm sút do nhiều yếu tố kháchquan và chủ quan Nhiều nghiên cứu, khảo sát về thực trạng dạy học Ngữ vănhiện nay đã chỉ ra rằng: hiện tượng trong một giờ dạy học Ngữ văn giáo viênchủ yếu chỉ sử dụng phương pháp thuyết giảng, truyền thụ kiến thức mộtchiều là khá phổ biến Điều này dẫn đến tình trạng học sinh cảm thấy nhàmchán, mệt mỏi, đơn điệu, chỉ là người tiếp thu một cách thụ động, không pháthuy được tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo Do vậy, việc tìm kiếm cácphương pháp pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp, hiệu quả để kích thích

1

Trang 5

sự hứng thú, khơi gợi niềm say mê môn học này từ phía người học vẫn luôn lànhững thách thức và cơ hội cho người giáo viên.

Chủ trương đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, lấyngười học làm trung tâm, mở ra cơ hội cho giáo dục nước ta ứng dụng nhiềuthành tựu của phương pháp dạy học hiện đại trên thế giới, trong đó có nhữngphương pháp dạy học tích cực như: dạy học tình huống, dạy học qua đóng vai,dạy học theo dự án… Dạy học lấy người học là trung tâm đòi hỏi người học làchủ thể của hoạt động học, người học phải tự học, tự nghiên cứu để tìm rakiến thức bằng hành động của chính mình, người học không chỉ được đặttrước những kiến thức có sẵn ở trong bài giảng của giáo viên mà phải tự đặtmình vào tình huống có vấn đề của thực tiễn, cụ thể và sinh động của nghềnghiệp rồi từ đó tự mình tìm ra cái chưa biết, cái cần khám phá học để hành,hành để học, tức là tự tìm kiếm kiến thức cho bản thân

Nghị quyết 29 của Ban chấp hành T.Ư Đảng khóa XI cũng nhấn mạnh

việc đổi mới “quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị

toàn diện năn lực và phẩm chấ n ười học Họ đ

với thực tiễn; giáo dụ n à ườn ế

xã hội” Đồng thời, Nghị quyết cũng định hướng chỉ đạo sự cần thiết của việc

“chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ ch c hình th ọ ậ đ ạng, chú ý các hoạ động xã hộ n ạ , nghiên c u khoa học” trong bối cảnh hiện nay.

Qua thực tế, có thể thấy một trong những giải pháp da dạng hóa cáchình thức tổ chức dạy học hướng đến việc đáp ứng được các yêu cầu về đổimới phương pháp dạy học, phát huy được vai trò tích cực chủ động của họcsinh chính là hoạt động ngoài giờ lên lớp (HĐNGLL)

Qua các hoạt động và nhiệm vụ học tập cụ thể được triển khai dướihình thức tổ chức dạy học này, học sinh có cơ hội được tăng cường khả năngtiếp cận với những nhiệm vụ, yêu cầu và nội dung đặc thù của môn Ngữ văntrong nhà trường phổ thông Nếu áp dụng cho môn Ngữ văn có thể nhìn thấy

Trang 6

2

Trang 7

khả năng tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp (với tư cách là một giải pháp đadạng hóa hình thức tổ chức dạy học) sẽ góp phần khắc phục được tình trạngđọc - chép, tạo động cơ và hứng thú học tập cho học sinh Tuy nhiên, việc ứngdụng tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong triển khai lịch trình dạyhọc cụ thể cho các phần kiến thức, các bài học sẽ triển khai như thế nào, cóphù hợp và thực sự nâng cao hiệu quả dạy học môn học hay không… lànhững vấn đề cần được nghiên cứu một cách kĩ lưỡng và thận trọng.

Xuất phát từ những lí do nêu trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Tổ chức

hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học tác phẩm văn học hiện thực phê phán( Ngữ văn 11)” nhằm xây dựng một quy trình tổ chức các hoạt động

ngoài giờ lên lớp trong dạy học phần kiến thức này để trang bị cho giáo viên

có thể vận dụng vào giảng dạy, góp phần vào đổi mới phương pháp và nângcao chất lượng dạy học môn Ngữ văn

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học có vị trí, vai tròquan trọng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới, thậm chí đã đượckhẳng định từ thời xa xưa

2.1 Việc nghiên cứu HĐNGLL ở nước ngoài

Mặc dù nền giáo dục của các nước trên thế giới là khác nhau nhưngHĐNGLL đã được tổ chức nhằm đáp ứng mục tiêu dạy học đã đề ra Hầu hếtđều khẳng định tầm quan trọng của việc tổ chức HĐNGLL trong dạy học Bởivậy, đây là vấn đề được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu vớinhững ý kiến đóng góp khác nhau

Nhà triết học Trung Quốc cổ đại Mạc Tử đã đưa ra nguyên tắc tính thựctiễn của mọi người, học phải đi đôi với hành, việc học của trẻ phải được gắnliền với hoạt động tri giác thế giới xung quanh

Vào thế kỉ XIII, Rabơle (1494- 1553)- nhà tư tưởng người Pháp đã có ýtưởng tổ chức các hình thức giáo dục ngoài giờ lên lớp là tham quan xưởng

3

Trang 8

thợ, cửa hàng, tiếp xúc với các nhà văn, nghị sĩ, mỗi tháng cho GV và HS vềnông thôn sống một ngày.

Nhà giáo dục của Thụy Sĩ, ông Petsxtalozi (1746- 1827) đã lập ra “ trạimới” cho trẻ vừa học văn hóa, vừa lao động ngoài trường học Đồng thời ôngcho rằng hoạt động ngoài trường lớp không chỉ tạo ra vật chất mà còn gópphần giáo dục và hoàn thiện nhân cách cho HS một cách toàn diện

Hiện nay, các nước tiên tiến có nền giáo dục hiện đại cũng đã tiến hành

tổ chức HĐNGLL dưới nhiều hình thức phong phú và đa dạng

2.2 Việc nghiên cứu hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trong nước

Dựa trên nguyên lý giáo dục “ học đi đôi với hành, nhà trường gắn liềnvới xã hội” cùng sự đổi mới giáo dục ở Việt Nam, HĐNGLL là một yếu tốkhông thể thiếu trong việc thực hiện mục tiêu đã đề ra

Chính bởi tầm quan trọng của HĐNGLL nên có nhiều công trìnhnghiên cứu đề cập tới vấn đề này

Tác giả Đỗ Ngọc Thống đã đề cập tới một số nội dung của HĐNGLLthông qua việc phân tích vị trí, vai trò của môn Ngữ văn ở trường phổ thông.Chỉ ra lịch sử giáo dục dưới chế độ phong kiến chủ yếu là học lễ nghĩa, vănthư, sau là tới chính trị, pháp luật…của người quân tử Giáo viên Ngữ vănngày nay cần phải thay đổi phương pháp dạy học để thích nghi với điều kiện,biến động xã hội, giúp HS tiếp cận với môi trường ngoài nhà trường Tổ chứcHĐNGLL nhằm giúp HS phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và nắmvững được những kiến thức trong và ngoài nhà trường Thực hiện HĐNGLLcho HS dưới tinh thần ham mê, hứng thú, không gò ép

Tác giả Nguyễn Minh Thuyết cho rằng người viết cần tham khảo cấutrúc mới trong một số sách giáo khoa của các nước khác nhằm tăng cường cácnội dung gắn với HĐNGLL để hình thành và phát triển năng lực ở người học

Các tác giả như Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Đỗ Việt Hùng… đã nghiêncứu HĐNGLL trong mối quan hệ với các PPDH môn Ngữ văn và tiếng Việt ởtrường phổ thông

4

Trang 9

Ngoài ra, HĐNGLL là một vấn đề được nhiều người quan tâm nên córất nhiều luận văn nghiên cứu:

Năm 1999, tác giả Nguyễn Văn Phước bảo vệ luận văn thạc sĩ “Ngườihiệu trưởng tổ chức HĐNGLL ở trường THPT” nhằm nghiên cứu thực trạng

tổ chức HĐNGLL ở trường phổ thông thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế Luận vănđưa ra lí luận và đề xuất một số HĐNGLL nhằm nâng cao chất lượng dạy học

Năm 2003, tác giả Lê Hồng Quảng đã bảo vệ luận văn thạc sĩ “Một sốgiải pháp phối hợp giữa hiệu trưởng và BCH Đoàn TNCS HCM trong ông tácgiáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT tỉnh Bình Phước”

Năm 2011, tác giả Lương Thúy Hà đã nghiên cứu đề tài “Tổ chức hoạtđộng ngoài giờ lên lớp trong dạy học môn Ngữ văn chương trình trung họcphổ thông” Luận văn đưa ra cơ sở lí luận, đề xuất một số hình thức tổ chứcHĐNGLL trong dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông và tiến hành tổ chứcthực nghiệm

Như vậy, HĐNGLL đã dần khẳng định vị trí của mình và đã phát huyđược hiệu quả trong dạy học

3 Câu hỏi nghiên cứu

Cần phải tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp như thế nào để nâng caotính hiệu quả trong dạy học tác phẩm văn học hiện thực phê phán (Ngữ vănlớp 11)?

4. Mục đích nghiên cứu

Đề xuất phương án tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy họctác phẩm văn học hiện thực phê phán ( Ngữ văn 11) nhằm đổi mới phươngpháp, nâng cao hiệu quả dạy học Ngữ văn nói chung và đưa ra được một sốhình thức HĐNGLL trong dạy học tác phẩm văn học hiện thực phê phán lớp

11 nói riêng

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5

Trang 10

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn triển khai, tính khả thi của việc

tổ chức HĐNGLL trong quá trình dạy học;

- Tìm hiểu về văn học hiện thực phê phán nói chung và văn học hiệnthực phê phán trong chương trình Ngữ văn lớp 11 nói riêng để vận dụng vàoviệc tổ chức HĐNGLL cho phù hợp và đạt hiệu quả

- Nghiên cứu, đề xuất cách tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học tác phẩm văn học hiện thực phê phán (Ngữ văn 11 )

- Tổ chức dạy học thực nghiệm nhằm kiểm chứng, đánh giá kết quảnghiên cứu, từ đó rút ra kết luận và đề xuất

6 Khách thể nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học văn học hiện thực phê phán

trong chương trình Ngữ văn lớp 11 ở trường THPT

Đối tượng nghiên cứu: Khả năng tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp

trong dạy học tác phẩm văn học hiện thực phê phán (Ngữ văn 11) trong nhàtrường THPT

7. Phạm vi nghiên cứu: Các tác phẩm văn học hiện thực phê phán trong

chương trình SGK Ngữ văn lớp 11

Đối tượng khảo sát: Học sinh lớp 11, giáo viên môn Ngữ văn THPT

8. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích, tổng hợp lí luận: tổng hợp những vấn đề lí luận chung về HĐNGLL trong dạy học

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra, khảo sát thực trạng tổchức HĐNGLL trong dạy học Ngữ văn nói chung và VHHTPP nói riêng ở trường phổ thông

- Phương pháp thống kê: xử lí số liệu trong quá trình nghiên cứu trong quá trình khảo sát thực tiễn và tiến hành thực nghiệm

- Phương pháp thực nghiệm có đối chứng, phương pháp thống kê, điềutra (bằng phiếu hỏi): xác định tính hiệu quả, khả thi của việc tổ chức

HĐNGLL trong dạy học TPVHHTPP

6

Trang 11

9 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được thể hiện gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn đề tài

Chương 2: Tổ chức một số hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học tác phẩm văn học hiện thực phê phán ( Ngữ văn 11)

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

7

Trang 12

Định hướng đổi mới phương pháp dạy học tích cực

Việc đổi mới phương pháp dạy học đã được nhắc đến khá nhiều Cụthể, PPDH ở trường phổ thông phải được đổi mới theo hướng tích cực hóahoạt động của học sinh, phát huy vai trò chủ thể hành động, chủ động, sángtạo của học sinh

Tính tích cực học tập của học sinh là gì?

- Có rất nhiều quan điểm xoay quanh khái niệm tính tích cực Nhưng cóthể hiểu, tính tích cực là trạng thái hoạt động của con người thể hiện tính tựgiác, chủ động, sáng tạo Việc phát huy tính tích cực trong giáo dục là việclàm quan trọng, có ý nghĩa và là nhiệm vụ thiết yếu

- HS là đối tượng giảng dạy của GV, đồng thời là chủ thể có ý thứctrong hoạt động học tập của mình HS giữ vai trò chủ động, tích cực, sáng tạotrong hoạt động nhận thức của mình Đây là ba yếu tố quan trọng ảnh hưởngtới chất lượng học tập của HS Trong đó, tính tích cực học tập là một phẩmchất vốn có trong mỗi con người, là trạng thái tâm lí và thể lực của HS hướngvào hoạt động chiếm lĩnh tri thức ở một mức độ cao, thể hiện sự quyết tâmcủa cá nhân Tính tích cực được thể hiện ở hai mặt: chuyên cần và tư duy sâusắc Chuyên cần là chăm chỉ, cần cù, cố gắng vượt khó khăn để đạt được mụctiêu Tư duy sâu sắc là hoạt động trí tuệ, đi sâu vào phân tích bản chất của vấn

đề nhằm tìm ra những nét mới Tính tích cực phải được xuất phát từ động cơhọc tập – nhu cầu nhận thức, mong muốn có kết quả tốt và sự khích lệ, độngviên Động cơ đúng tạo ra hứng thú học tập Hứng thú là tiền đề của tính tựgiác Tính tính cực sẽ sản sinh ra lối tư duy, khả năng làm việc độc lập vàsáng tạo của HS Đồng thời chúng cũng có sự tác động ngược trở lại đối với

8

Trang 13

tính tích cực học tập ở HS Tính tích cực được biểu hiện bằng niềm say mê, hứng thú và quyết tâm học tập ở HS.

- Tính tích cực học tập được thể hiện qua các cấp độ: bắt chước - làmtheo mẫu có sẵn; tìm tòi - tìm kiếm kiến thức, độc lập giải quyết vấn đề bằngcách xâu chuỗi các hiểu biết của mình; sáng tạo - tìm ra cái mới, độc đáo,hiệu quả sau khi đã tổng hợp, nghiên cứu, tư duy

Thế nào là phương pháp dạy học tích cực?

- PPDH tích cực là một thuật ngữ rút gọn được sử dụng phổ biến nhằm

để chỉ PPDH phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trongquá trình học tập “ Tích cực” trong “PPDH tích cực” là tính chủ động, tựgiác, trái nghĩa với thụ động, bị động chứ không hề trái nghĩa với tiêu cực,hạn chế Khái niệm PPDH tích cực để chỉ những phương pháp có tính mới

mẻ, hiện đại khắc phục được lối truyền thụ một chiều, lối tiếp nhận kiến thứcthụ động Tuy nhiên việc đổi mới PPDH này không có nghĩa là phủ nhận cácPPDH truyền thống mà là sự kế thừa, phát huy những mặt tích cực của chúnggóp phần tạo nên chất lượng dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội hiện nay

- Đối với việc áp dụng PPDH tích cực vào trong dạy học đòi hỏi GVcũng cần có năng lực, biết lựa chọn, vận dụng và kết hợp một cách linh hoạtcho phù hợp với từng tình huống, bài học khác nhau GV phải coi học sinhvừa là đối tượng, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình dạy học.Đồng thời phải có sự phối kết hợp giữa người dạy và người học để phươngpháp đạt được hiệu quả tối ưu nhất Trong PPDH tích cực đòi hỏi sự tương tácgiữa các HS với nhau

Mối quan hệ giữa dạy và học, dạy học lấy người học làm trung tâm

- Mối quan hệ giữa dạy và học: Quá trình dạy học là quá trình có sựphối hợp hoạt động giữa GV và HS, tương đương với hoạt động dạy và hoạtđộng học - hai hoạt động đặc trưng cơ bản của quá trình dạy học Hai hoạtđộng này có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau Trong đó,hoạt động dạy chỉ đạo hoạt động học; ngược lại, hoạt động học là cơ sở, trung

9

Trang 14

tâm cho mọi cải tiến, đổi mới của hoạt động dạy Sự thống nhất giữa dạy và học tạo nên sự phát triển không ngừng của quá trình dạy học.

- Dạy học lấy người học làm trung tâm:

+ Từ cuối những năm của thế kỉ XX có rất nhiều quan điểm, ý kiến chorằng trong quá trình dạy học phải có sự đổi mới, chuyển hướng sang “ lấyngười học làm trung tâm”, có nội dung nhấn mạnh hoạt động và vai trò củangười học trong quá trình dạy học

+ Trong quá trình dạy học, GV giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức,điều khiển, hướng dẫn HS học tập Quan niệm này yêu cầu GV trong quátrình dạy học phải tạo cho HS có hứng thú học tập, tổ chức các hình thức hoạtđộng đa dạng, hấp dẫn, khéo léo tạo ra các tình huống học tập để lôi cuốn HSkhám phá, tìm hiểu, tiếp nhận kiến thức một cách chủ động Đồng thời đòi hỏi

GV phải sử dụng PPDH tích cực nhằm tạo tâm thế, hứng thú học tập, kíchthích trạng thái tranh đua, hợp tác để khai thác tối đa tiềm năng vốn có củaHS

+ “ Dạy học lấy người học làm trung tâm” là một tư tưởng, quan điểmchứ không phải một PPDH cụ thể nào Việc đưa quan điểm này vào trong dạyhọc sẽ tạo bước tiến mới về hiệu quả, chất lượng

1.1.1.2 Đặ ưn ủ ươn ạy học tích cực

Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh

Trong quá trình dạy học, GV là người tổ chức, điều khiển, hướng dẫn;học sinh là chủ thể của hoạt động học, mang tính tích cực, chủ động thực hiệnmọi hoạt động học tập GV khéo léo đề xuất các nhiệm vụ học tập, tạo tâmthế, tập trung sự chú ý, dẫn dắt học sinh tìm hiểu vấn đề HS được tham giavào các hoạt động trải nghiệm khác nhau do giáo viên hướng dẫn, tổ chức:nghiên cứu tài liệu, làm thí nghiệm, tham quan, trao đổi, thảo luận… Từ đó

HS có thể tự rút ra các kết luận, hình thành các định nghĩa khái niệm và vậndụng những kiến thức, kĩ năng đã thu được vào giải quyết những tình huốngmới trong thực tiễn cuộc sống Không chỉ có vậy, thông qua các hoạt động

10

Trang 15

học tập do GV tổ chức, người học sẽ phát huy được tối đa tính tự lực, tiềmnăng sáng tạo.

Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học

Việc truyền thụ kiến thức một chiều của GV sẽ gây nên tính thụ động cho

HS Lượng kiến thức mà người học tiếp nhận được cũng sẽ không bền vững

Vì vậy phương pháp tự học là một điểm sáng cho quá trình nhận thức của HS.Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, phương tiện thông tinngày càng phong phú, HS có thể tự học, tự tìm hiểu, lĩnh hội tri thức thôngqua các nguồn tài liệu khác nhau Việc tự học không bị giới hạn về thời gian,không gian; các em có thể tự học ở bất cứ đâu thông qua các nguồn tài liệukhác nhau như sách báo, internet, kênh truyền hình… Muốn học sinh chủđộng trong việc tự học, GV cũng cần phải tạo hứng thú, động lực, niềm say

mê cho họ

Tăng cường học tập cá nhân, phối hợp với học tập hợp tác

Quá trình dạy học được tiến hành trong một tập thể HS có cùng lứatuổi, trình độ Ở đó, GV cần phải chú ý tới tính vừa sức chung của tập thể vàtính vừa sức với từng cá thể GV cần phải lựa chọn, sử dụng phương pháp,hình thức dạy học thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của mọi thành viên trong lớp,đồng thời quan tâm tới từng cá nhân đảm bảo cho họ phát triển ở mức tối đakhả năng của mình Việc tăng cường học tập cá nhân đòi hỏi người thầy phảitạo nguồn động lực, kích thích học sinh phát huy tính tự lực, tích cực học tậpcủa mình Học tập cá nhân còn được thực hiện trong học tập hợp tác Tronghọc tập hợp tác người học được tự trình bày suy nghĩ, quan điểm, hiểu biếtcủa mình, phát huy năng lực vốn có Quá trình dạy học tập thể thông qua việcdạy học theo nhóm, thông qua tranh luận, thảo luận tập thể để tạo nên mộtmôi trường ganh đua, HS tác động lẫn nhau, đóng góp nhiều ý tưởng, phương

án hành động nhằm tìm ra chiều hướng giải quyết tốt nhất Phối hợp giữa họctập cá nhân với tập thể không chỉ giúp cho việc nắm vững kiến thức, kĩ năngcho từng cá nhân người học, khẳng định tính độc lập, sáng tạo của cá thể mà

11

Trang 16

còn tăng cường tính hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau Điều này cần thiết đối với hoàncảnh xã hội luôn hướng tới sự hợp tác cùng phát triển như hiện nay.

Kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò

Trong quá trình dạy học, đánh giá là một khâu vô cùng quan trọng đểkiểm định lại chất lượng dạy học có phù hợp với mục tiêu đã đề ra hay không.Thông thường trước kia chủ yếu là do GV đánh giá, nhận xét quá trình học tậpcủa HS thông qua điểm số Nhưng hiện nay, việc đổi mới dạy học cần gắn liềnvới sự kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò Việc đánh giá đó giúp

GV nhận thấy được những mặt hạn chế trong phương pháp dạy học của mình,

từ đó tự điều chỉnh sao cho phù hợp, hiệu quả nhất Dưới sự đánh giá của GV

và năng lực tự đánh giá của mình, người học nhìn ra những yếu thế trong cáchhọc, phương pháp tự học của mình để điều chỉnh sao cho hiệu quả hơn Việc

tự đánh giá của HS được GV tạo điều kiện thông qua tự đánh giá lẫn nhau.Cách này tạo ra một cái nhìn khách quan, bao quát hơn và rèn luyện được kĩnăng đánh giá, nhận xét

1.1.1.3 Một số ươn ạy học tích cực ở ường phổ thông

- Ưu điểm:

+ Tạo không khí sôi nổi và hào hứng trong giờ học

+ Bồi dưỡng cho người học năng lực diễn đạt bằng lời

+ GV có thể thu được các tín hiệu ngược một cách nhanh chóng từ phíangười học để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy và học

+ Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS

- Nhược điểm:

12

Trang 17

+ Mất nhiều thời gian, ảnh hưởng tới tiến trình của bài học

+ Vấn đáp có thể biến thành một cuộc đàm thoại tay đôi giữa thầy vàtrò làm phân tán sự chú ý của học sinh trong lớp học Điều này khiến HSkhông lĩnh hội được kiến thức cơ bản, bài học không đạt được mục tiêu đã đề ra

+ GV bị động trong quá trình dạy học; bài học bị chia sẻ, phân tán, khótạo thành hệ thống, không tập trung, rời rạc nếu không có sự khéo léo của GV

+ Câu hỏi phải có độ khó vừa phải phù hợp với năng lực nhận thức củangười học theo hướng đi từ dễ tới khó, gần tới xa, đơn giản đến phức tạp

+ Người học phải có đủ thời gian để suy nghĩ và trả lời câu hỏi

+ Người học được khuyến khích bằng thái độ, cử chỉ, điêu bộ phù hợp của giáo viên

+ Câu hỏi phải được diễn đạt bằng ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc, giản dị,

dễ hiểu, ngắn gọn và nên đặt những câu hỏi có tính đơn nghĩa

+ Bên cạnh những câu hỏi chính cần phải dự kiến những câu hỏi phụ đểkịp thời xử lí tình huống nhận thức có thể xảy ra

+ Sử dụng phối hợp các loại câu hỏi, có thể ưu tiên cho dạng câu hỏi gợi mở kiến thức mới, đặc biệt trọng tâm

* PPDH theo nhóm

- Khái niệm: PPDH theo nhóm là PPDH mà ở đó lớp học được chiathành các nhóm nhỏ để các thành viên cùng được trao đổi, thảo luận, giảiquyết một nhiệm vụ học tập nào đó và đưa ra ý kiến chung của nhóm mình về

13

Trang 18

vấn đề học tập đó Dạy học nhóm còn được gọi bằng các tên gọi: dạy học hợp tác, dạy học theo nhóm nhỏ.

+ Tăng cường sự tự tin của HS: được cộng tác làm việc HS sẽ tự tin thểhiện bản thân, tự tin giao tiếp với mọi người

+ Phát triển phương pháp làm việc: làm việc nhóm giúp HS hình thành,rèn luyện phương pháp học tập tốt nhất

+ Việc áp dụng tốt PPDH theo nhóm sẽ nâng cao hiệu quả, chất lượng của quá trình dạy học

- Nhược điểm:

+ Đòi hỏi cần nhiều thời gian, phạm vi một tiết học chưa phải là điều kiện thuận lợi để phát huy hết công năng của nó

+ Nếu tổ chức hoạt động nhóm không tốt sẽ gây phản tác dụng

+ Nếu các thành viên trong nhóm không có sự hợp tác sẽ dẫn tới sự bất hòa, giảm hiệu quả công việc

- Yêu cầu:

+ Đòi hỏi GV phải nắm vững về PPDH nhóm, biết cách xây dựng kếhoạch và tổ chức, theo dõi, giám sát quá trình hoạt động của HS một cách nghiêm túc

+ HS cũng phải nắm được kĩ thuật và có ý thức làm việc nhóm mới tạo

ra được hiệu quả

+ Cần phải lựa chọn vấn đề và thời gian phù hợp cho hoạt động nhóm.+ Cần phải quy định rõ thời gian thảo luận và trình bày kết quả nhóm

* PPDH trực quan

14

Trang 19

- Khái niệm: “ Dạy học trực quan ( hay còn gọi là trình bày trực quan)

là PPDH sửu dụng nhữn ươn ện trự qu n ươn tiện ĩ uật dạy

họ ước, trong và sau khi nắm tài liệu mới, khi ôn tập, củng cố, hệ thống hóa và kiểm tra tri th ĩ năn ĩ xảo” [ 1; tr.34]

+ Kích thích ở HS niềm say mê và óc tò mò khám phá khoa học

- Nhược điểm: Nếu phương pháp này không được chuẩn bị cẩn thận,chu đáo, sử dụng khéo léo thì sẽ dẫn tới những hạn chế sau:

+ Làm phân tán sự chú ý của người học, khiến người học không tậptrung vào dấu hiệu bản chất Vì vậy HS không lĩnh hội được kiến thức trọngtâm và bài học không đạt được mục đích đề ra

+ Làm hạn chế sự phát triển tư duy khoa học, tư duy trừu tượng và chỉlàm phát triển tư duy kinh nghiệm của họ

Trang 20

ư uy lư đồ ư

tự học nhằm m ò

hay một mạch kiến th

ản đường nét, màu sắc, chữ viết với sự ư uy í

- Ưu điểm:

+ Kích thích hứng thú và khả năng sáng tạo của HS

+ Giúp mở rộng ý tưởng, đào sâu kiến thức, hệ thống hóa, khái quát

hóa và ôn tập kiến thức

+ Giúp HS nhớ nhanh, nhớ lâu

+ Dễ quan sát và thực hiện

- Nhược điểm:

+ Tốn nhiều thời gian cho học sinh lập BĐTD

+ Đôi khi nhìn vào BĐTD do người khác vẽ sẽ khó hiểu

- Yêu cầu:

+ Khi vẽ BĐTD không nên ghi chép quá nhiều, dài dòng

+ GV cần tạo điều kiện cho HS vẽ BĐTD, tránh việc chỉ đơn thuần cho

quan sát bản đồ

+ Không nhất thiết các HS phải viết BĐTD giống nhau vì đó là ý tưởng

của mỗi người

* PPDH theo dự án

- Khái niệ m: “ PPDH theo dự n đư c hiểu là mộ PPDH n đ HS thực hiện một nhiệm vụ học tập ph c h p, có sự kế t h p giữa l í thuyết với thực tiễn, thực hành Nhiệm vụ này đư c HS thực hiện với t ính tự lực cao

trong toàn bộ quá trình học tập, từ việ x định mụ đí lập kế hoạ đến việc thực

hiện dự án, kiểm đ ều chỉn đ n qu n và kết quả thực hiện dự án.” [ 1; tr.51]

16

Trang 21

- Ưu điểm:

+ Kích thích động cơ, hứng thú học tập của HS

+ Phát huy tính tự lực, trách nhiệm, khả năng tư duy, sáng tạo của HS.+ Rèn luyện tính tỉ mỉ, kiên nhẫn của HS

+ Hình thành và phát huy năng lực giải quyết vấn đề

+ Nâng cao năng lực làm việc hợp tác của người học

+ Rèn năng lực đánh giá cho HS

+ GV có thể đánh giá được năng lực của HS thông qua sản phẩm tạo ra

- Nhược điểm:

+ PPDH dự án không phù hợp với việc truyền thụ kiến thức lý thuyết mang tính hệ thống, rèn luyện kĩ năng cơ bản

+ Đòi hỏi mất nhiều thời gian và có nguồn kinh phí, vật chất phù hợp

+ Nếu GV không có sự tổ chức, giám sát và học sinh không có ý thức làm việc sẽ dẫn tới hiệu quả công việc giảm sút

+ Sau khi hoàn thành sản phẩm, GV phải có sự đánh giá để HS điều chỉnh cho phù hợp

+ HS phải tích cực tham gia dự án, đưa ra những ý tưởng cho việc tổchức, thực hiện

17

Trang 22

+ HS cần phát huy được tính sáng tạo ở mức tối đa và tạo ra sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu chủ đề.

* PPDH sử dụng WebQuest- Khám phá trên mạng.

- Khái niệm: Theo nghĩa rộng WebQuest là một mô hình, quan điểmdạy học có sử dụng mạng internet; Với nghĩa hẹp, đây là PPDH mang tính

phức hợp, có thể sử dụng cùng các phương pháp khác “ WebQuest là một

ươn ạy họ n đ HS ự lực thực hiện trong nhóm một nhiệm vụ về một chủ đề

ph c h p, gắn với tình huống thực tiễn Nhữn ôn n ơ

bản về chủ đề đư c truy cập từ những trang liên kết (links) do GV chọn lọc từ ước Việc học tậ e địn ướng nghiên c u và khám phá, kết quả học tập

đư HS n bày và đ n giá.”[ 2; tr.153]

+ Trong quá trình tìm kiếm tài liệu học tập, HS nếu không có khả năng

tự chủ sẽ dễ mất tập trung, tham gia vào những thú chơi vô bổ

+ GV khó có thể theo dõi quá trình học tập của HS một cách chặt chẽ

- Yêu cầu:

+ HS phải có ý thức tự chủ, bản lĩnh và nghiêm túc trong quá trình học tập + GV cần đôn đốc, nhắc nhở học sinh tự giác, nghiêm túc học tập

+ GV cần đưa ra chủ đề thích hợp, gây hứng thú cho HS

+ Người học phải lựa chọn kiến thức, tài liệu phù hợp với mục tiêu chủ đề.

1.1.2 Các hình thức tổ chức dạy học tích cực trong nhà trường phổ thông

1.1.2.1 Khái niệm

Trang 23

18

Trang 24

Hình thức tổ chức dạy học tích cực là hình thức hoạt động dạy và họcđược thực hiện theo một trình tự xác định và có một chế độ nhất định nhằmphát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, góp phần giúp HS tiếpnhận, hiểu được bản chất của vấn đề, có khả năng vận dụng vào xử lí nhữngtình huống mới.

- Ý nghĩa:

+ Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS

+ Giúp HS mở rộng, đào sâu kiến thức, ghi nhớ lâu hơn

+ Phát triển được tư duy khoa học, tư duy ngôn ngữ và hứng thú học tập

+ Bồi dưỡng các phương pháp nghiên cứu một cách vừa sức

- Yêu cầu thực hiện:

+ Để tổ chức thảo luận, GV cần chuẩn bị kĩ nội dung, xây dựng kếhoạch tổ chức chu đáo

+ HS phải đọc kĩ các tài liệu có liên quan để chuẩn bị ý kiến thảo luận

+ GV khéo léo dẫn dắt HS thảo luận và trong quá trình đó phải đôn đốc, nhắc nhở, giúp đỡ HS

+ Cuối cùng GV phải tổng kết kiến thức, khắc sâu vấn đề thảo luận

* Tự học, tự nghiên cứu

- Khái niệm: “ Tự học là hình th c tổ ch c cho học sinh học tập trong

hoặc ngoài giờ lên lớ e ươn ự nghiên c u bằng nỗ lực của cá nhân, không có

GV trực tiế ướng dẫn” [ 16; tr.220] - Ý nghĩa:

19

Trang 25

+ Tạo thói quen, phong cách làm việc tốt cho HS.

+ Tăng khả năng định hướng trong thời đại thông tin

+ Kiến thức tiếp nhận được do tự tìm hiểu sẽ được khắc sâu, bền vữnghơn

- Yêu cầu thực hiện:

+ HS cần có ý chí, nghị lực, hứng thú, quyết tâm, phương pháp học tập tốt, trạng thái sức khỏe và tâm lí thoải mái

+ Cần có đủ tài liệu tham khảo và các dụng cụ học tập

+ Gia đình và nhà trường cần khuyến khích, động viên, quan tâm tới việc tự học của HS

* Phụ đạo (trợ giúp cá nhân)

- Khái niệm: “ Phụ đạo là hình th c tổ ch c dạy học cho từng HS hoặc một nhóm HS vớ ú đỡ trực tiếp cảu GV ngoài giờ lên lớp”[ 16; tr.222]

- Ý nghĩa:

+ Giúp HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học trong chương trình, rènluyện kĩ năng, kĩ xảo

+ Khắc phục tình trạng thiếu hụt kiến thức, yếu kém của HS

+ Phụ đạo giúp HS khá, giỏi học tập tốt hơn

- Yêu cầu thực hiện:

+ Tránh tình trạng phụ đạo tràn lan và phải dựa trên yêu cầu thưc tế của

HS, không kèm theo lợi nhuận mà phải gắn với sự tâm huyết

+ Dạy học phụ đạo cần lưu ý tới trình độ của HS để vận dụng phươngpháp phù hợp

* Thí nghiệm, thực hành

- Khái niệm: “ Giờ học thí nghiệm là hình th c tổ ch c dạy họ đư HS vào phòng thí nghiệm xưởn vườn thí nghiệm để tiến hành các thí nghiệm khoa học, thự àn ĩ năn n ằm nắm vững lý thuyết” [16; tr.220] - Ý nghĩa:

+ Tạo hứng thú, tăng cường tính tích cực, chủ động của HS

20

Trang 26

+ HS nắm vững kiến thức, ghi nhớ lâu hơn.

+ Giúp HS làm quen với các phương pháp nghiên cứu khoa học

- Yêu cầu thực hiện:

+ GV phải có kế hoạch tổ chức và chuẩn bị dụng cụ tỉ mỉ, cẩn thận.+ Quá trình thực hiện cần đảm bảo an toàn, vệ sinh

+ GV cần theo dõi, hướng dẫn để HS rút ra kết luận khoa học

+ HS cần có ý thức trong quá trình thực hiện

* Tham quan, dã ngoại

- Khái niệm: “ Tham quan là hình th c tổ ch c cho HS trực tiếp quan sát hiện ư ng tự nhiên hay xã hộ n à n à ườn để thu thập thông tin phục vụ cho học tập tốt các môn học”[16; tr 223]

- Ý nghĩa:

+ Tạo được hứng thú đối với HS

+ Mở rộng tầm hiểu biết của HS, củng cố nội dung bài học

- Yêu cầu thực hiện:

+ Quá trình tham quan cần được chuẩn bị chu đáo, cẩn thận, GV phảixác đinh rõ mục tiêu, yêu cầu, nội dung, điểm đến cụ thể

Trang 27

phần nâng cao hiệu quả quá trình dạy học Đó là hình thức tổ chức dạy họcchiếm nhiều ưu thế.

Theo tâm lí học, hoạt động là phương thức tồn tại của con người, là mốiquan hệ tác động qua lại giữa con người (chủ thể) và thế giới ( khách thể),thiết lập mối quan hệ giữa con người với thế giới khách, để tạo ra sản phẩm cả

về phía thế giới, cả về phía con người

Hoạt động được nghiên cứu và áp dụng vào quá trình dạy học nhằmnâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học ở cả hoạt động trong và ngoài giờ lênlớp Hoạt động ngoài giờ lên lớp vẫn còn đang có nhiều vấn đề chưa nhấtquán Hiện nay, HĐNGLL chưa có khái niệm chính xác, cụ thể; chưa xác định

rõ là hoạt động chính khóa hay ngoại khóa, hoạt động giải trí hay học tập Vìvậy, có nhiều ý kiến khác nhau khi định nghĩa khái niệm HĐNGLL

Theo các tài liệu và thực tiễn tổ chức hoạt động dạy học ở nhiều nước,

nội hàm HĐNGLL tồn tại trong một vài khái niệm như: extracurricula activities ( hoạt động ngoài chương trình) hay extra academic activities ( hoạt động ngoài chương trình chính khóa), after school activities ( hoạt động ngoài giờ học ở nhà trường)… Theo tài liệu “ Tổ ch c hoạ động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở ường trung học phổ thông” của Lê Thanh Sử, HĐNGLL là một bộ

phận của quá trình giáo dục ở trường phổ thông nói chung và THPT nói riêng;

là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa trên lớp; là

sự tiếp nối hoạt động dạy học ở trên lớp, là con đường gắn lí thuyết với thựctiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, góp phần hình thànhtình cảm, niềm tin đúng đắn, sự phát triển nhân cách toàn diện ở HS

Hơn nữa, HĐNGLL được hiểu là những hoạt động dạy học được tổchức ngoài thời gian trên lớp, nhằm lôi cuốn đông đảo HS tham gia để mởrộng hiểu biết, tạo niềm say mê, hứng thú, không khí vui tươi thoải mái vàphát huy tính tích cực, năng động, chủ động, sáng tạo của học sinh

22

Trang 28

Nếu xét trên phương diện tính bắt buộc của chương trình giáo dục,HĐNGLL có thể được hiểu theo những cách sau:

Th nhất, là hoạt động không chính khóa, có thể bổ sung vào nội dung

giáo dục của nhà trường, mang tính chất giáo dục là chủ yếu

Th hai, là hoạt động được tích hợp với chương trình giáo dục, dạy học

của nhà trường ( dạy kiến thức và kĩ năng có mối liên hệ)

Th ba, là hoạt đông bắt buộc trong ươn trình tổng thể hàng năm

của nhà trường nhằm mục đích bổ sung kiến thức được học trong chươngtrình

Tuy cách giải thích khác nhau nhưng đều tập trung ở một số điểm sau:

Một là, là hình thức dạy học nhằm hình thành kiến thức, kĩ năng, hoàn

thiện nhân cách cho người học

Hai là, giúp người học có cơ hội học tập thông qua hành động, gắn kết

lí luận và thực tiễn với nhau

Ba là, là chiến lược dạy học phân hóa, cá thể hóa trong hoạt động hợp

Từ trước tới nay khái niệm “ hoạ động ngoại khóa” được dùng, hiểu

khá phổ biến theo nội hàm sau: hoạt động bổ trợ mang tính giáo dục; hoạtđộng theo chủ đề, chủ điểm mang tính xã hội; hoạt động tham quan, dãngoại…

23

Trang 29

Theo chúng tôi, HĐNGLL có nội hàm rộng hơn các quan niệm từ trướctới nay về hoạt động ngoại khóa dựa trên những điểm sau:

- Có sự kết nối giữa dạy học kiến thức và phát triển năng lực, kĩ năng;

- Tích hợp các hoạt động diễn ra trong và ngoài lớp học;

- Được quy định, thể chế hóa trong chương trình nhà trường;

- Có mục tiêu, phương pháp và hình thức tổ chức rõ ràng, cụ thể.HĐNGLL có ý nghĩa rất lớn đối với việc thực hiện mục tiêu đổi mới chất lượng dạy học, tạo sự kích thích to lớn với hứng thú, năng lực vốn có của

HS 1.1.3.2 Vị trí và vai trò của hoạ động ngoài giờ lên lớp

* Vai trò:

HĐNGLL là sự tiếp nối của hoạt động học tập trên lớp, là cầu nối giữa

lý thuyết và thực tiễn, giữa nhận thức và hành động của HS Điều này giúp

HS có thể vận dụng những kiến thức lý thuyết đã thu được trong quá trình họctập vào cuộc sống thực tế một cách linh hoạt, nhạy bén HĐNGLL là sự tíchhợp nhiều lĩnh vực, phạm trù kiến thức nhằm làm phong phú hơn sự hiểu biếtcủa HS

Ngoài ra, đó còn là những hoạt động góp phần giúp học sinh hoàn thiệnnhân cách, hình thành tình cảm, niềm tin đúng đắn, tạo sự phát triển toàn diện

về mặt văn, trí, thể, mĩ,…Từ đó mà các em có được hành trang vững bước, tựtin hơn vào cuộc sống hiện đại ngày nay

Đồng thời, HS còn có thêm nguồn động lực, đam mê học tập, làm việc.Việc tổ chức HĐNGLL hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của HS

24

Trang 30

HĐNGLL còn là cầu nối giữa nhà trường và xã hội Việc tổ chức cáchoạt động này cũng đòi hỏi sự tham gia, đóng góp của nhiều lực lượng xã hộitạo điều kiện nâng cao tiềm lực, sự phát triển toàn diện của giáo dục nhàtrường.

HĐNGLL góp phần củng cố, mở rộng, đào sâu, làm phong phú thêmvốn kiến thức đã học và rèn luyện những kĩ năng, kĩ xảo theo mục tiêu giáodục đề ra Bên cạnh là việc phát huy tính tích cực, chủ thể, chủ động, tiềmnăng vốn có, năng lực sáng tạo của người học HĐNGLL giúp HS hình thành,hoàn thiện các năng lực như: năng lực hợp tác, năng lực tìm kiếm và xử líthông tin … Việc nhà trường tổ chức các hoạt động học tập ngoài giờ lên lớpvới nhiều hình thức khác nhau sẽ tạo điều kiện cho HS có cơ hội thể hiện,phát huy hết khả năng của mình Tính đa dạng, phong phú của HĐNGLL ở cảnội dung và hình thức đều là những yếu tố thu hút HS tham gia Với quỹ thờigian không quá gò bó, không gian thoải mái, các em có thể thỏa sức thể hiện

ý tưởng của mình bằng niềm say mê hiếm có mà không gian và thời gian trênlớp khó có thể tạo ra được Tham gia các hoạt động mà có sự liên kết củanhiều lực lượng xã hội sẽ tạo đà cho HS thể hiện mình với những khả năngmới như lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện…Khi tham gia HĐNGLL học sinh

sẽ có sự chủ động, tự giác hơn trong việc phân công thực hiện để hoàn thànhnhiệm vụ và có mong muốn được thể hiện, có tinh thần làm việc tập thể, khảnăng tự chịu trách nhiệm với hành vi của mình

Như vậy, tổ chức HĐNGLL là con đường để thực hiện mục tiêu giáodục một cách hiệu quả Nhà trường và giáo viên cần phải biết tổ chức các hoạtđộng đa dạng, phong phú để đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay

1.1.3.3 Một số nguyên tắc trong tổ ch c hoạ động ngoài giờ lên lớp

Để việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp đạt được hiệu quả cần phảituân thủ, đảm bảo những nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Đảm bảo tính mục tiêu

25

Trang 31

Tổ chức HĐNGLL phải đáp ứng được những mục tiêu đã đề ra từ banđầu về các mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ của người học.

Xác định mục tiêu là công việc quan trọng hàng đầu có tính chất địnhhướng cho việc tổ chức thực hiện hoạt động của giáo viên Nếu không có mụctiêu thì công tác tổ chức sẽ không đạt hiệu quả

Nguyên tắc 2: Đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp cần dựa trên những kiến thức

cơ bản, nền tảng, từ đó mở rộng, đào sâu và nâng cao hiểu biết cho HS

Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính kế hoạch

Muốn tổ chức HĐNGLL thuận lợi, GV cần xây dựng kế hoạch cụ thể,chi tiết, rõ ràng; tránh tình trạng các khâu, các bước rối ren, không có trật tự

Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính tự nguyện tham gia của học sinh

Hoạt động học tập trên lớp là bắt buộc thì HĐNGLL lại mang tính chất

tự giác, tự nguyện, có như vậy mới thu hút được niềm đam mê, hứng thú củahọc sinh và tạo ra được hiệu quả hoạt động Muốn kích thích được sự say mê,hứng khởi của học sinh, nhà trường cũng như giáo viên phải tổ chức các hoạtđộng đa dạng, phong phú với nhiều chủ đề, chủ điểm khác nhau Đồng thời,

GV cần phải biết tôn trọng ý kiến, sở thích, nguyện vọng của HS

Nguyên tắc 5: Đảm bảo phát huy được tính tích cực của học sinh

Tuân thủ nguyên tắc này, giáo viên phải đảm bảo tổ chức các hoạt độngsao cho phát huy được tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong mọi tình huốngcủa học sinh Muốn đảm bảo được điều đó, các hoạt động giáo viên đưa raphải có tính khả thi, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi, thu hútđược niềm đam mê của học sinh Tính tích cực ấy được thể hiện ở hiệu quảhoạt động cao hay thấp

Ngoài việc đảm bảo các nguyên tắc hoạt động trên, nhà trường và giáoviên cần có sự phối kết hợp với các lực lượng ngoài xã hội khác để việc thựchiện đạt hiệu quả cao

1.1.3.4 Quy trình thực hiện

26

Các bước tổ

Trang 32

chức hoạt động

Trang 33

- GV nhận xét, nhắc nhở HS thành viên trong việc thực hiện

hoạt động

1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.1 Thực trạng của việc tổ chức HĐNGLL trong dạy học tác phẩm

văn học hiện thực phê phán.

Mặc dù HĐNGLL đã được đề cập đến khá nhiều trong dạy học ở cáctrường phổ thông, cũng như môn Ngữ văn, cụ thể là đối với các tác phẩm vănchương hiện thực phê phán Tuy nhiên thực hiện việc tổ chức HĐNGLL cònthiếu tính thường xuyên, chưa đạt được hiệu quả và vẫn còn mờ nhạt GV chỉtập trung cho các bài giảng dưới hình thức lên lớp mà không hề chú trọng tớiviệc tổ chức HĐNGLL cho HS Đồng thời cũng chỉ coi đây là một hình thứcdạy học mang tính chất bổ trợ, ngoài luồng, chưa có sự thống nhất về mụctiêu, kế hoạch tổ chức và thực hiện Nếu có thực hiện thì hình thức cũng chưaphong phú, đa dạng, xoay quanh chỉ là một vài hoạt động như tham quan, đốvui…, chưa gây được hứng thú thật sự cho HS Đôi khi việc tham gia cácHĐNGLL chỉ là gượng ép, bắt buộc

Chúng tôi có khảo sát về thực trạng tổ chức HĐNGLL trong dạy họcNgữ văn nói chung và VHHTPP nói riêng Những kết quả thu được cho thấyhầu hết GV đều chưa chú trọng vào tổ chức HĐNGLL Kết quả điều tra đượcthể hiện ở bảng sau:

Bảng 1.1 Thực trạng tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học

Ngữ văn và tác phẩm VHHTPP (Ngữ văn 11)

28

Trang 34

Dựa vào bảng kết quả nói trên ta có thể thấy được việc tổ chứcHĐNGLL cũng đã được thực hiện Tuy nhiên chưa thật thường xuyên, chỉdừng lại ở mức độ thỉnh thoảng là chủ yếu ( chiếm 56/ 82 người, tương ứng68.29%) Mức độ thường xuyên chỉ chiếm 3.66%, thậm chí chưa bao giờchiếm một tỉ lệ khá lớn ( 28.05%).

Một số GV chưa thấy được tầm quan trọng của hoạt động này Vì vậymật độ tổ chức có phần hạn hẹp Việc ý thức được vai trò của HĐNGLL trongdạy học Ngữ văn, phần VHHTPP của GV chưa cao nên khó có thể tổ chứcthực hiện và phát huy hiệu quả của nó được

Thông qua việc điều tra bằng phiếu hỏi đối với GV về vị trí, vai trò củaHĐNGLL cho thấy rõ điều đó và được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1.2 Hiệu quả tổ chức HĐNGLL trong dạy học Ngữ văn và tác

phẩm VHHTPP ( Ngữ văn 11)

29

Hiệu quả

Trang 36

Việc tổ chức HĐNGLL vào trong dạy học tác phẩm VHHTPP là rấthay, hữu ích Bởi đó là những tác phẩm phản ánh bộ mặt xã hội, con ngườimột cách chân thực, sống động Hơn nữa trục thời gian từ thời điểm tác phẩm

ra đời đến nay là khá xa, do vậy HS khó có thể có cái nhìn sâu rộng, toàndiện, chính xác về thời đại, hoàn cảnh xã hội, con người…Bởi vậy việc tổchức HĐNGLL đối với những tác phẩm này sẽ góp phần thu hút hứng thú,kích thích niềm đam mê tìm hiểu; tạo ra một cái nhìn sâu sắc hơn về tácphẩm Từ đó các em sẽ phần nào thêm yêu môn Ngữ văn và không có tâm líxem nhẹ

Tuy nhiên tổ chức HĐNGLL trong dạy học tác phẩm VHHTPP đanggặp nhiều bất cập cần phải có chiều hướng giải quyết thích hợp Nếu tổ chứctốt sẽ đưa chất lượng dạy học môn Ngữ văn lên một tầm mới

1.2.2 Nguyên nhân

Muốn cho việc tổ chức HĐNGLL đạt hiệu quả cao cần phải tìm ranhững nguyên nhân dẫn tới hạn chế đó, từ đó dần dần khắc phục và đưa rahướng giải quyết hợp lí

Việc tổ chức HĐNGLL chưa hiệu quả là do một số nguyên nhân sau:

Th nhất, do chương trình môn Ngữ văn còn quá nặng nề, hệ thống kiến

thức quá tải đối với cả người dạy và người học Vì vậy với lượng thời gianquy định trên lớp GV sẽ phải cố gắng truyền đạt hết nội dung bài học theomục tiêu đã đề ra Đồng thời, nếu muốn thực hiện tổ chức HĐNGLL cho HScũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn về mặt thời gian Hầu hết thời gian chính khóacủa các em dùng để học tập các môn học có trong chương trình đào tạo Ngoàiquỹ thời gian ấy HS phải tham gia các buổi học phụ đạo nhằm củng cố, nângcao chất lượng học tập Do vậy thực hiện được điều này thật không dễ dàng

Th hai, do phương pháp dạy học vẫn còn mang tính truyền thống Hầu

hết GV đều sử dụng phương pháp thuyết giảng nhằm đảm bảo mục tiêu, nộidung, cũng như phạm vi thời gian Chính vì thế mà HS đều cảm thấy nhàm

31

Trang 37

chán, không có hứng thú đối với môn học, kéo theo cả việc tham giaHĐNGLL cũng giảm hiệu quả.

Th ba, do môn học mang tính chất hướng về cảm xúc, cảm nhận, đòi

hỏi sự tinh tế nên không phải bất cứ tác phẩm văn học nào cũng có thể đưavào HĐNGLL Nếu quá lạm dụng, sử dụng không phù hợp dễ dẫn tới phảntác dụng

Th ư, do việc tổ chức HĐNGLL còn phụ thuộc vào nguồn tài chính.

Không phải bất cứ trường phổ thông nào, lớp học nào cũng có đủ kinh phíphục vụ cho việc thực hiện Cùng với đó, việc đưa ra kế hoạch còn cần sự phêduyệt của ban giám hiệu nhà trường Có được thực hiện hay không là cả mộtvấn đề cần bàn tới

Nhìn chung việc tổ chức HĐNGLL môn Ngữ văn nói chung và với cáctác phẩm VHHTPP nói riêng còn gặp nhiều khó khăn nên chưa được chútrọng và đạt hiệu quả Vì vậy cần phải có sự quan tâm, đổi mới để nâng caohiệu quả hoạt động này

32

Trang 38

CHƯƠNG 2

ĐỀ XUẤT CÁCH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP TRONG DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN HỌC HIỆN THỰC PHÊ

PHÁN ( NGỮ VĂN 11) 2.1 Văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945

2.1.1 Khái quát về văn học hiện thực phê phán

2.1.1.1 Khái niệm “ ủ n ĩ ện thự ” và “ ủ n ĩ ện thực phê n”

Chủ nghĩa hiện thực

Theo “ Từ đ ển thuật ngữ văn ọc”, CNHT là một khuynh hướng thẩm

mĩ trong sáng tác văn học, ở đó nhà văn, người nghệ sĩ không hướng tới phảnánh một thế giới xa lạ nào mà hướng tới phản ánh thế giới cuộc đời hiện thựcvốn có đang tồn tại với tất cả sự phong phú, đa dạng, phức tạp của nó nhằmlột tả bản chất của bức tranh hiện thực đời sống thông qua những điển hìnhnghệ thuật gồm tính cách nghệ thuật điển hình được xây dựng trong hoàncảnh điển hình

Chủ nghĩa hiện thực phê phán

- CNHTPP là một khái niệm lí luận mà các nhà nghiên cứu đưa ra nhằmphân biệt với CNHT xã hội chủ nghĩa do Đại hội nhà văn Liên Xô (lần 1 năm1934) để chỉ một trào lưu văn học, một khuynh hướng sáng tác, một phươngpháp sáng tác đã được chi phối bởi ý thức hệ mới – ý thức hệ vô sản

- CNHTPP thiên về phê phán, phủ định hiện thực xã hội tư sản, thựcdân, phong kiến Nó cũng khẳng định, ngợi ca những lực lượng của xã hộitiến bộ, ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của nhân dân lao động dưới quyền thống trịcủa tư sản, thực dân, phong kiến Nhân vật chính của phần lớn tác phẩm làcác nhân vật phản diện thuộc tầng lớp thống trị bóc lột CNHTPP nói chungnhìn quần chúng nhân dân như những nạn nhân bất lực đối với hoàn cảnh xã

33

Trang 39

hội đè nén mình CNHTPP nói chung bi quan về lối thoát của xã hội, âm điệuchung mang tính bi kịch.

và trực tiếp từ bước đầu xu hướng hiện thực trong văn học công khai 30 nămđầu thế kỉ XX Nhưng tới những năm 30 của thế kỉ XX văn học dân tộc mớixuất hiện các sáng tác đáp ứng đầy đủ yêu cầu, nguyên tắc của CNHT

2.1.1.3 Các chặng phát triển

Trào lưu VHHTPP 1930 - 1945 vận động, phát triển qua ba chặngđường rõ rệt:

* Chặng đường 1930 -1935: Buổi đầu một số cây bút hiện thực tài năng

đã dần dần thu hút được tình cảm của nhiều độc giả như: Vũ Trọng Phụng – “Ông vua phóng sự đất Bắc”; Tam Lang; Tú Mỡ

* Chặng đường 1936 - 1939: Đây là thời kì viên mãn, tình hình chínhtrị thuận lợi cho sự phát triển của trào lưu VHHTPP Lúc này VHHTPP pháttriển rầm rộ và lấn át trào lưu chủ nghĩa lãng mạn Chặng đường này xuấthiện nhiều cây bút mới, phát triển phong phú với nhiều thể loại khác nhau.Đặc sắc nhất là truyện ngắn, phóng sự, tiểu thuyết như: Nguyên Hồng; Ngô Tất Tố; Vũ Trọng Phụng; Nguyễn Công Hoan

* Chặng đường 1940 - 1945: Xuất hiện hai quan niệm trái ngược nhau

- Quan niệm thứ nhất cho rằng CNHTPP rơi vào thoái trào: các tác giảlớn dần vắng bóng; tác giả viết chệch hướng; tiểu thuyết không còn…

- Quan niệm thứ hai cho rằng CNHTPP đã bước sang một chặng pháttriển mới, đạt tầm cao, chiều sâu mới biểu hiện ở việc xuất hiện đội ngũ tác

34

Trang 40

giả mới đầy tài năng như Nam Cao, Tô Hoài…; ý nghĩa hiện thực trongtruyện ngắn được đào sâu với những phát hiện mới.

2.1.1.4 Thành tựu và hạn chế

* Thành tựu

Trong giai đoạn 1930-1945, VHHT Việt Nam phát triển hết sức mạnh

mẽ, nhiều cây bút tài năng xuất hiện để lại số lượng tác phẩm đồ sộ và bất hủ.Thành tựu thể hiện ở cả giá trị nội dung và nghệ thuật:

- Nội dung:

+ VHHTPP mang giá trị hiện thực sâu sắc: phản ánh chân thực xã hộiViệt Nam dưới chế độ thực dân nửa phong kiến; tố cáo mạnh mẽ; cuộc sốngđen tối, bế tắc của những người nông dân và bi kịch đau đớn về tinh thần của trí thức nghèo

+ Nhà văn hiện thực phê phán lại hướng đến cuộc sống của nhữngngười thuộc tầng lớp dưới xã hội (những người nông dân, những người tiểu tưsản trí thức và tầng lớp dân nghèo thành thị); thể hiện được bản chất tốt đẹpcủa những người nông dân lao động nghèo khổ và nỗi trăn trở của người tríthức nghèo muốn vươn tới một cuộc sống tốt đẹp song bị xã hội đẩy tới bikịch đau đớn về tinh thần

+ Trong nhiều tác phẩm ở chặng cuối đã le lói những tia hi vọng vềcuộc đổi đời của nhân vật, các nhà văn hiện thực đã tiệm cận đến với ánhsáng của ý thức hệ vô sản

- Nghệ thuật:

+ Các nhà văn có sự đổi mới, cách tân nhiều về mặt kết cấu, nghệ thuậttrần thuật, ngôn ngữ, giọng điệu, nghệ thuật xây dựng nhân vật như tác phẩmcủa Vũ Trọng Phụng thường mang giọng điệu trào phúng…; Nam Cao tàitình trong xây dựng tâm lí nhân vật…

+ Thể loại văn học phát triển mạnh cả về truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự

35

Ngày đăng: 29/10/2020, 21:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Huỳnh Thị Quỳnh Chi (2014), Tổ ch c hoạ động ngoài giờ lên lớp môn Ngữ văn ở ường trung học phổ thông quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ ch c hoạ động ngoài giờ lên lớp mônNgữ văn ở ường trung học phổ thông quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Huỳnh Thị Quỳnh Chi
Năm: 2014
2.Trần Đình Châu, Đặng Thu Thủy, Phan Thị Luyến, P ươn ạy học tích cực, Bộ Giáo dục và Đào tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: P ươn ạy họctích cực
3. Nguyễn Văn Cường – Bernd Meier (2010), Một số vấn đề chung về đổi mớiươn ạy học ở ường THPT, Bộ giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển giáo dục THPT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề chung về đổi mới"ươn ạy học ở ường THPT
Tác giả: Nguyễn Văn Cường – Bernd Meier
Năm: 2010
4. Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê Chí Dũng, Hà Văn Đức (1997), Văn ọc Việt Nam ( 1900 – 1945), NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn ọc Việt Nam ( 1900 – 1945)
Tác giả: Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê Chí Dũng, Hà Văn Đức
Nhà XB: NXB Giáodục Việt Nam
Năm: 1997
5. Phạm Thanh Duy (2011), Hoạ động ngoài giờ lên lớp ở ường trung họcơ ở, sáng kiến kinh nghiệm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạ động ngoài giờ lên lớp ở ường trung học"ơ "ở
Tác giả: Phạm Thanh Duy
Năm: 2011
6. Nguyễn Thị Thanh Hà (2009), Thiết kế và tổ ch c hoạ động ngoài giờ lên lớp và có nội dung hóa học cho học sinh lớp 10 và 11 ở ường trung học phổ thông, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế và tổ ch c hoạ động ngoài giờ lênlớp và có nội dung hóa học cho học sinh lớp 10 và 11 ở ường trung học phổ thông
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hà
Năm: 2009

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w