1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CƠ sở lý LUẬN về QUẢN lý bồi DƯỠNG đạo đức NGHỀ NGHIỆP CHO GIÁO VIÊN mầm NON

54 618 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 55,74 KB

Nội dung

Các công trình nghiên cứu trong ở trong nước Cùng với nội dung giáo dục bồi dưỡng đạo đức giáo viên thìnội dung quản lý bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp giáo viên cũngđược nhiều nhà khoa họ

Trang 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO GIÁO VIÊN MẦM NON

Trang 2

Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Chất lượng người giáo viên có đủ tài và đức là nhân tố quyếtđịnh đến chất lượng giáo dục và đào tạo Người giáo viên cần hội

tụ đầy đủ năng lực sư phạm và đạo đức nghề nghiệp, bởi nghề sưphạm là nghề có tính mô phạm Hình ảnh người Thày cho dù ởcấp học nào cũng luôn là tấm gương cho học sinh noi theo Phẩmchất đạo đức của người giáo viên là yếu tố quan trọng để làm nênchất lượng giáo dục và giữ gìn giá trị của người làm nghề dạy họctrong cộng đồng và xã hội

Chính vì vậy việc thường xuyên trau dồi bồi dưỡng và quản

lý bồi dưỡng kĩ năng nghiệp vụ,bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệpcho giáo viên mầm non là việc hết sức thiết thực và cấp bách đểgiáo dục mầm non có được đội ngũ đủ mạnh đáp ứng yêu cẩu đổimới giáo dục hiện nay

Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Trên thế giới từ lâu vấn đề về đạo đức người Thày đã đượcquan tâm và được đề cao Khổng Tử (551- 479 TCN ) là nhà giáodục vĩ đại của Trung quốc đã cho rằng: Người Thày giáo trước hết

là người mẫu mực về đạo đức để làm nên tấm gương cho học sinhnoi theo Muốn có được điều đó người Thày phải thường xuyên “

Trang 3

sửa mình theo lễ”; phải “dạy không biết mỏi” để trò học không biếtchán và tình cảm của thày - trò gắn bó như tình cảm cha - con Nhưvậy Khổng Tử đã đánh giá rất cao về đạo đức người Thày trongnghề dạy học.

C Mác và PH Ăngghen là những người đầu tiên đặt nềnmóng cho sự hình thành, phát triển của đạo đức của người cộngsản và phẩm chất đạo đức của nhà giáo nói riêng C Mác đã từngnhấn mạnh “ bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục”[29.tr10]

Kế tục những tư tưởng của C.Mác và Ph Ăngghen về đạođức,V.L Lênin khái quát lý luận về nguyên tắc, chuẩn mực đạođức bao gồm:

Thứ nhất: chủ nghĩa tập thể (đây là chuẩn mực nguyên tắc

hàng đầu của đạo đức mới.)

Thứ hai: lao động tự giác sáng tạo

Thứ ba: chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp với chủ

nghĩa quốc tế vô sản cao cả

Thứ tư; chủ nghĩa nhân đạo cộng sản Về việc bồi dưỡng

phẩm chất đạo đức cho nhà giáo Lênin cho rằng: người thày giáotrong nhà trường xã hội chủ nghĩa cũng cần phải có các chuẩn

Trang 4

mực đạo đức trên đây, tuy nhiên do yêu cầu của nghề nghiệp nêncác chuẩn mục đạo đức của người thày giáo được phản ánh mangtính đặc thù hơn “Thày giáo phải hòa mình vào cuộc đấu tranhcủa quần chúng, ngành sư phạm phải có trách nhiệm tổ chức hoạtđộng của giáo giới theo yêu cầu của xã hội xã hội chủ nghĩa.”[28,tr 222].Về bện pháp giáo dục rèn luyện đạo đức, Lênin nhấnmạnh vai trò tình cảm trong hành vi xã hội của đạo đức, đòi hỏiđánh giá đạo đức phải thống nhất giữa động cơ tốt và hiệu quả tốt,phải rèn luyện đạo đức trong sự nghiệp cách mạng, trong chiếnđấu và sản xuất.

S Makarenko(1988 - 1939) là nhà giáo dục Xô viết lỗi lạc

có quan điểm đòi hỏi nhà giáo phải có phẩm chất đạo đức, phảiyêu trẻ, yêu nghề, mẫu mực trong lời nói ăn mặc, cử chỉ, có lýtưởng, hoài bão ước mơ, sống lạc quan Muốn vậy nhà giáo phảirèn luyện và học tập không chỉ về phẩm chất tư cách mà cả về trithức, năng lực nghệ thuật giáo dục dạy học Ông đã nói với cácthày,cô giáo rằng “Chúng ta không những phải cố gắng tối đa màphải có phẩm chất cao và tài năng khác thường” [28,tr 272]

Từ lâu nội dung đào tạo bồi dưỡng giáo viên đã được nhiềunhà giáo dục trên thế giới nghiên cứu và công tác bồi dưỡng nàyngày càng được ngành giáo dục khẳng định là vô cùng quan trọng

Trang 5

và cần thiết Ở Trung quốc: Chính phủ đã coi công tác đào tạo bồidưỡng giáo viên là “ máy cái ” của ngành giáo dục, là nền tảngcho việc đào tạo thế hệ trẻ, để tạo nên những con người có đạođức tốt, có học vấn cao và sẵn sàng thích ứng với sự đi lên của thếgiới tương lai Họ dành cho giáo viên những danh hiệu cao quínhư: “ Người vun trồng các bông hoa của dân tộc”, “Viên kimcương của nhân loại” Họ đã tăng đầu tư ưu tiên xây dựng vàcủng cố các trường sư phạm trọng điểm, coi đó là đối sách chiếnlược của toàn bộ sự nghiệp giáo dục coi việc làm tốt công tác giáodục sư phạm là chức năng của chính phủ” [ 15,tr15]

Ở Pháp: Đất nước có truyền thống coi trọng nghề dạy học Họquan niệm:

“ Giảng dạy là một nghề đòi hỏi có trình độ chuyên sâu vàđược đào tạo về nghề nghiệp rất cao” [15,tr 21] Việc bồi dưỡnggiáo viên ở Pháp được thực hiện theo 3 hướng chính: Coi trọngviệc tự nâng cao trình độ nghề nghiệp của giáo viên Tạo ra sựphù hợp với công việc đối với tất cả giáo viên đặc biệt là đối vớigiáo viên dạy các môn học mà lĩnh vực đó luôn có sự phát triểnmạnh mẽ và các thiết bị trở nên lạc hậu Định kỳ xác định nhữngkiến thức sẽ phải đưa vào tổng thể chương trình bồi dưỡng để tổchức bồi dưỡng giáo viên

Trang 6

Có thể nói ở Pháp luôn có sự chú trọng tới vấn đề bồi dưỡnggiáo viên, bởi họ luôn mong muốn có đội ngũ giáo viên có chấtlượng cao nhằm bảo đảm mục tiêu,kế hoạch giáo dục và đào tạo.

Cuốn sách “ Đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên “của hai

tác giả Piere Besnard( Đại học Paris V- Sorbonne) và Benrnard Lietard ( Đại học Geneve)có bàn về nội dung người lớn tham gia

đào tạo bồi dưỡng

Tác phẩm: “Một số vấn đề đào tạo giảng viên” của tác giảMichell Develey đã nói đến nội dung đào tạo giáo viên gồm nhiềucông đoạn: Nội dung; phương thức đào tạo; tính chất bản sắc nghềnghiệp Tác phẩm đã góp phần đổi mới công tác giáo dục

Jacques Nimie với tác phẩm “Giáo viên rèn luyện tâm lý” đãkhẳng định việc đào tạo giáo viên không chỉ là công việc của cáctrường sư phạm mà còn là cả quá trình trong cuộc sống và thựchành nghề nghiệp sau này của mình, người giáo viên luôn phải tựrèn luyện và phấn đấu

Nhìn chung trên thế giới đều rất quan tâm đến vấn đề bồidưỡng đào tạo giáo viên và họ đều có hệ thống bồi dưỡng đào tạogiáo viên rất bài bản từ trung ương đến địa phương Hình thức bồidưỡng giáo viên còn tùy thuộc vào điều kiện của từng quốc gia,

họ xây dựng quy trình theo hệ thống để phù hợp từng bước nâng

Trang 7

cao trình độ và chất lượng cho đội ngũ giáo viên.

Đạo đức nhà giáo luôn được các nước trên thế giới quan tâm

và xác định là yếu tố then chốt có vai trò quyết định đối với quátrình giáo dục Mỗi nhà giáo phải luôn tu dưỡng rèn luyện bản thân

để đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp

Nội dung giáo dục bồi dưỡng đạo đức giáo viên được hìnhthành từ rất sớm trong lịch sử và là một phần không thể thiếutrong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia, mỗi nhà trường

Các công trình nghiên cứu trong ở trong nước

Cùng với nội dung giáo dục bồi dưỡng đạo đức giáo viên thìnội dung quản lý bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp giáo viên cũngđược nhiều nhà khoa học đã đầu tư công sức trí tuệ để nghiên cứu

và tổng kết những vấn đề lý luận liên quan đến quản lý để nângcao chất lượng giáo dục và chất lượng đội ngũ giáo viên qua đócũng nhằm bồi dưỡng phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho cán bộquản lý, giáo viên

Nhà bác học Lê Quý Đôn đã từng nói: “ Phi trí bất hưng”,nghĩa là quốc gia muốn hưng thịnh thì không thể không quan tâmđến sự nghiệp giáo dục Giáo dục là sinh mệnh mỗi quốc gia Đảng

và nhà nước ta cũng xác định:

Trang 8

“ Giáo dục là quốc sách hàng đầu” Nhiệm vụ của ngànhgiáo dục và đào tạo là “ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực bồidưỡng nhân tài”, đào tạo ra những con người mới có đạo đức cáchmạng, có kiến thức khoa học, có tình yêu tổ quốc Để thực hiệnđược công việc đó không ai khác chính là các nhà giáo và cán bộquản lí ngành giáo dục, những người đang thực hiện sự nghiệp “trồng người ”.

Nhân cách của học sinh được hình hành và chịu ảnh hưởnglớn từ tấm gương đạo đức của nhà giáo Bởi vậy việc các nhà giáonâng cao đạo đức nghề nghiệp là vấn đề vô cùng quan trọng đặt ra

ở bất cứ giai đoạn phát triển nào, thời đại nào

Việt Nam với truyền thống “ tôn sư trọng đạo” khi đếntrường “ tiên học lễ hậu học văn” đã tạo cho mỗi người Thày khibước lên bục giảng đã được đón nhận ở học trò sự tôn trọng, họccái đức của Thày trao Từ xưa câu nói “ Hiền tài là nguyên khíquốc gia” đã cho thấy tầm quan trọng,giá trị đạo đức con ngườiluôn được đề cao, nó làm nên sự hưng thịnh cho quốc gia, tạo nêncốt cách trân quý của mỗi con người, đặc biệt là đạo đức củangười Thày giáo lại càng trân quý hơn, khuôn vàng thước ngọccho học sinh noi theo Danh tiếng của Thày giáo Chu Văn An từxưa đã cho chúng ta thấy ngoài việc dạy cho học sinh kiến

Trang 9

thức,Thày còn rất nghiêm khắc trong rèn đạo đức cho các học tròcủa mình

Nguyễn Trãi với rất nhiều các tác phẩm chứa đựng nhiều về

tư tưởng quan điểm về giáo dục và đặc biệt là nội dung giáo dụcđạo đức Ông cho rằng điều quan trọng của người Thày là tấmlòng nhân hậu, yêu thương con người đồng loại

Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh tụ kính yêu của dân tộc chúng ta.Người đã từng là một người Thày giáo thời tuổi trẻ, cho đến khitrở thành nhà lãnh đạo của đất nước Người luôn dày công với việcxây dựng nên những chuẩn mực giá trị đạo nghề nghiệp với từngcương vị công tác, đồng thời tư tưởng,đạo đức phong cách củaNgười luôn là tấm gương sáng cho mỗi người dân Việt Nam cầnhọc tập rèn luyện phấn đấu noi theo

Hồ Chí Minh luôn coi đạo đức là yếu tố nền tảng của ngườicách mạng, nhà giáo cũng là những cán bộ cách mạng, vì thế phải

có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành nhiệm vụ mộtcách vẻ vang Là người Thày của nền giáo dục hiện đại Việt Nam,

Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao công lao của các thầy, cô giáo,Người nói: “ Nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhândân, thì làm sao mà xây dựng chủ nghĩa xã hội được” Vì vậynghề thày giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang Bác thường nhắc

Trang 10

nhở các Thày, cô giáo “ Dạy cũng như học phải biết chú trọng cảtài lẫn đức Đức là đạo đức cách mạng đó là cái gốc rất là quantrọng Nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng.đạo đức cách mạng là triệt để trung thành với cách mạng, mộtlòng một dạ phục vụ nhân dân[ 14].

Đề cao vai trò và coi đạo đức cách mạng là linh hồn củangười Thày giáo vì thế Bác thường căn dặn: “Muốn cho học sinh

có đức thì giáo viên phải có đức Cho nên Thầy cô giáo phảigương mẫu …” [14], phải thường xuyên tu dưỡng rèn luyện đạođức nâng cao trình độ chuyên môn“ dù khó khăn đến đâu cũngphải thi đua dạy tốt học tốt” Hồ Chí Minh luôn coi trọng và dành

sự quan tâm đặc biệt cho giáo dục, đặc biệt là người luôn nhắcnhở đến sự trau dồi rèn luyện đạo đức nghề nghiệp của người làmcông tác giáo dục Người cho rằng cùng sự trau dồi đạo đức lànguyên tắc để phát triển các phẩm chất đạo đức cách mạng

Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng là người luôn dành sựquan tâm đến sự nghiệp giáo dục của đất nước Ông cho rằng nghềthày giáo là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý NgườiThày là nhân tố quyết định đến chất lượng giáo dục đóng vai tròquan trọng đến việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh Vìthế Ông đòi hỏi “ Thày ra thày”, phải “sẵn sàng cống hiến cuộc

Trang 11

đời, tâm hồn, trí tuệ tài năng của mình, phong cách làm việc vànhững thành quả của mình vào sự nghiệp giáo dục cao quý, coi đó

là lẽ sống”

Khẳng định về yêu cầu đạo đức của người làm công tác giáodục đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo Nghị Quyết trung ươngkhóa VIII xác định “ Giáo viên là nhân tố quyết định đến chấtlượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh Giáo viên phải có đủđức tài” Luật giáo dục hiện hành quy định “ Nhà giáo phải cónhững tiêu chuẩn đạo đức sau đây: “ Phẩm chất, đạo đức, tư tưởngtốt đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, lílịch bản thân rõ ràng” [23]

Các nhà khoa học Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Cảnh Toàn,Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Bá Lãm, Nguyễn Văn Lê trong cuốnsách “ Bàn về giáo dục Việt Nam” đã viết một số quan điểm cá

nhân của mình “ Tư duy và nhân cách quan trọng hơn kiến thức Người Thày dở là người chỉ đem kiến thức cho học trò, người thày giỏi là người biết đem đến họ các tự tìm ra kiến thức ” Đây là cuốn sách với nhiều bài viết về nhiều vấn đề của

giáo dục Việt Nam, với triết lý sâu sắc tầm nhìn rộng của mộtngười tâm huyết với giáo dục nước nhà

Trang 12

Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bồi dưỡng chuyênmôn và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên, tác giả PhạmMinh Hạc trong cuốn ‘ Tâm lí học: đã viết tại chương VIII nộidung đề cập đến người Thầy giáo Tác giả đã chỉ ra các thành tốtạo nên nhân cách người Thày giáo; đó là năng lực và đạo đức củangười Thày giáo [16].

Tác giả Nguyễn Kế Hào trong cuốn “ Giáo trình tâm lí họclứa tuổi và tâm lí học sư phạm “ cũng đã đề cập đến phẩm chấtnhân cách người Thày giáo, từ đó khái niệm “ đạo đức nghềnghiệp” được nhắc đến theo tác giả, trong nhân cách nhà giáo giaiđoạn kinh tế thị trường, có một số phẩm chất nổi lên, được kếttinh như sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc sống và sự nghiệp của ngườithày giáo Đó là các phẩm chất lý tưởng nghề nghiệp, tính trungthực trong cuộc sống, hoạt động nghề nghiệp và lòng tin Khi đãhội tụ đầy đủ những phẩm chất này thì nhân cách của người thàymới hoàn thiện và có bản lĩnh nhà giáo để thực hiện nhiệm vụ cao

cả mà xã hội giao phó Việc hình thành các phẩm chất là nhiệm vụbắt buộc và thông qua hai con đường; trường sư phạm và trong cảquá trình hành nghề.[17 ]

Thực tế đã chứng minh việc nhận thức tầm quan trọng của bồidưỡng đạo đức nghề nghiệp và quản lý bồi dưỡng phẩm chất đạo

Trang 13

đức nghề nghiệp cho giáo viên nói chung và giáo viên mầm nonnói riêng nên trong những năm trở lại đây đã có rất nhiều các côngtrình, đề tài nghiên cứu về nội dung trên:

Luận văn Thạc sĩ của Dương Bích Ngọc (2010) “ Biện phápbồi dưỡng giáo viên mầm non ngoài công lập thành phố Việt Trìtỉnh Phú Thọ theo Chuẩn nghề nghiệp ”

Luận văn Thạc sĩ của Hoàng Thanh Hương (2010) “ Biệnpháp quản lí công tác bồi dưỡng giáo viên mầm non của Sở GD &

Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Kim Cúc (2015) “ Quản líhoạt động bồi dưỡng phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho giáoviên mầm non thành phố Hòa Bình”

Luận văn Thạc sĩ của Lê Quỳnh Nga (2016) “ Quản lí bồidưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non Quận Hoàn Kiếm,

Trang 14

thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp”.

Mỗi đề tài nghiên cứu ở cấp độ và phạm vi khác nhau,chủyếu tập trung nghiên cứu các biện pháp bồi dưỡng giáo viên mầmnon nâng cao kĩ năng nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp nhằmđáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong giaiđoạn hiện nay

Trong giai đoạn hiện nay công tác bồi dưỡng phẩm chất đạođức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên mầm non là việc làm vôcùng cấp bách, đặc biệt trước những hiện trượng vi phạm về đạođức nghề nghiệp thì công tác quản lí bồi dưỡng đạo đức nghềnghiệp giáo viên mầm non là nội dung mà đề tài này tác giả tậptrung nghiên cứu, nhằm tìm ra các biện pháp quản lý bồi dưỡng đạođức nghề nghiệp cho giáo viên mầm non quận Lê Chân,thành phốHải Phòng

Các khái niệm cơ bản

Đạo đức nghề nghiệp

Mỗi ngành nghề trong xã hội đều có những chuẩn mực quytắc yêu cầu về đạo đức về nghề nghiệp riêng biệt Đạo đức cònđược xem là khái niệm nói về luân thường đạo lý con người Nónói về những điểm tốt - xấu; đúng - sai của con người “Đạo đức

Trang 15

thuộc hình thái ý thức xã hội, là tập hợp các nguyên tắc, quy tắcnhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong mọiquan hệ xã hội; với thiên nhiên; với con người; với công việc; vớihiện tại quá khứ và tương lai” Đạo đức là thước đo thang giá trịcủa con người trong mọi thời đại Giá trị đạo đức không bao giờthay đổi, có chăng nó chỉ thay đổi cách nhìn và đánh giá về giá trị

ấy Thời đại ngày nay con người có cách nhìn nhận và cách đánhgiá về những giá trị đạo đức nghề nghiệp mới

Trong cuộc sống mỗi người cần có một công việc để làm đểsống và để khảng định mình Theo E.A.Kimov: “ Nghề nghiệp làmột lĩnh vực sử dụng lao động vật chất và tinh thần con ngườimột cách có giới hạn, cần thiết cho xã hội (do sự phân công của xãhội mà có), nó tạo cho con người có khả năng sử dụng lao độngcủa mình để thu lấy những phương tiện cần thiết cho sự tồn tại vàphát triển ”

Nhưng mỗi công việc lại cần có tiêu chí về đạo đức nghềnghiệp riêng Đạo đức nghề nghiệp là một khái niệm nhạy cảmđối với bất cứ một ngành nghề nào trong xã hội đặc biệt trong thờiđại ngày nay

Đạo đức nghề nghiệp là đạo đức xã hội, thể hiện một cách

đặc thù cụ thể trong mọi lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp cụ thể

Trang 16

Với tính cách là một dạng của đạo đức xã hội, nó có mối quan hệchặt chẽ với đạo đức cá nhân, thông qua đạo đức của cá nhân đểthể hiện Đồng thời đạo đức nghề nghiệp liên quan đến hoạt độngnghề và gắn với một kiểu quan hệ sản xuất trong một giai đoạnlịch sử nhất định nên nó cũng mang tính giai cấp tính dân tộc.

Đạo đức nghề nghiệp là một hệ thống chuẩn mực đạo đức

của người lao động trong một lĩnh vực sản xuất, hoạt động xã hội

cụ thể Nó thể hiện ra ngoài là ý thức với công việc với ngườixung quanh với môi trường Đạo đức nghề nghiệp của nghề dạyhọc là yếu tố quan trọng phản chiếu về nhân cách sư phạm củangười Thày, là thước đo phẩm chất giá trị đạo đức, nội lực bêntrong của mỗi giáo viên, góp phần tạo nên hiệu quả công việc

Ngày nay cụm từ “ đạo đức nghề nghiệp ” được nhắc đếnthật nhiều, mỗi con người sinh ra và để sống thì cần có một việclàm, có nghề nghiệp vì thế bất cứ một nghề nghiệp nào cũng cầnđạo đức nghề nghiệp để tạo ra giá trị lợi ích cho xã hội

Bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp

Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (Nxb, Từđiển Bách khoa, Hà nội 2010), Bồi dưỡng - đó là làm cho tăngthêm sức của cơ thể bằng chất bổ và tăng thêm năng lực phẩmchất Khái niệm “ bồi dưỡng” được coi là một giai đoạn ngắn, bổ

Trang 17

trợ, nhằm bồi bổ thêm, làm tốt thêm và nâng cao hơn các tố chấtvốn đã có sẵn của khách thể.

“ Bồi dưỡng” là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiếnthức, kĩ năng làm việc Bồi dưỡng là quá trình truyền đạt thêmmột lượng kiến thức nhất định cho một đối tượng học tập cụ thểtrong đó không nhất thiết phải làm rõ về quá trình và hệ phươngpháp truyền đạt thêm, cũng không nhất thiết ta phải thay đổi cơbản chất lượng năng lực và kiến thức của người học, mà ta chỉ cầncung cấp thêm năng lực và kiến thức cho họ Thông qua hoạtđộng bồi dưỡng đối tượng được bồi dưỡng sẽ nâng cao khả năng,tiềm năng vốn có để phát huy tốt năng lực làm việc của họ

Quản lý bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp

Để hiểu về quản lý bồi dưỡng đạo đức giáo viên mầm non,tahiểu khái niệm quản lý là gì? Có rất nhiều khái niệm khác nhau vềquản lý Theo tác giả Đặng Quốc Bảo “ Quản lí - phạm trù củakhoa học quản lý, tác động qua lại của chủ thể quản lý và kháchthể quản lý trong đó chủ thể quản lý đóng vai trò chủ đạo, vậndụng các nguyên tắc quản lý trong xác định mục tiêu quản lý, nộidung quản lý, phương pháp quản lý, phương tiện quản lý, kết quảcủa từng công đoạn trong quy trình quản lý (Lập kế hoạch quảnlý; Tổ chức các nguồn lực để thực hiện kế hoạch quản lý; Thực

Trang 18

hiện kế hoạch quản lý; Kiểm tra thực hiện kế hoạch quản lý; Hànhđộng hiệu chỉnh để đạt mục tiêu chung của quản lý trong kế hoạchquản lý đã lập)[1;Tr 74]

Tác giả Trần Kiểm: “ Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực củanhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành nhữngthành tựu của xã hội ” [18,Tr 28]

Tác giả Bùi Minh Hiền cho rằng; “ Quản lí là sự tác động có

tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lýnhằm đạt mục tiêu để ra” [13 Tr 48]

Qua các khái niệm trên, ta có thể hiểu khái niệm “ Quản lý làhoạt động được thực hiện trong một tổ chức tác động có tính địnhhướng của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý, nhằm phối hợp

sự nỗ lực của các cá nhân để thực hiện và hoàn thành mục tiêu của

tổ chức đó” [13]

Như vậy bản chất của hoạt động quản lý là “sự tác động cómục đích của người quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt mụctiêu quản lý”[13] Trong giáo dục nhà trường đó là “ tác động củangười quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượngkhác nhằm thực hiện các mục tiêu kế hoạch giáo dục của nhàtrường” [13,tr31]

Trang 19

Dù có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm quản lý nhưngđều đề cập đến các nhân tố cơ bản của quản lý đó là: chủ thể quảnlý; đối tượng quản lý; mục tiêu quản lý Hai yếu tố cơ bản cuả quảnlý: chủ thể quản lý và đối tượng quản lý Hai yếu tố này “ quan hệvới nhau bằng những tác động quản lý trong đó chủ thể quản lý làhạt nhân tạo ra các tác động Đối tượng quản lý là bộ phận chịu tácđộng của chủ thể quản lý” Trong mối quan hệ này, chủ thể quản lý

và đối tượng quản lý là mối quan hệ mệnh lệnh - phục tùng, có tínhkhông đồng cấp và bắt buộc.Và nói đến quản lý ta không thể khôngnhắc đến 4 chức năng cơ bản của quản lý đó là: “Lập kế hoạch; Tổchức; Chỉ đạo; Kiểm tra”[13]

Từ đó có thể hiểu quản lý bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệpcho giáo viên mầm non là quản lý thực hiện mục tiêu, quản lý cácnội dung, hình thức, phương pháp tổ chức việc bồi dưỡng nângcao năng lực của người giáo viên mầm non nhằm đáp ứng yêu cầuđổi mới giáo dục mầm non và phát triển đội ngũ giáo viên mầmnon

Đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non

Đạo đức với tư cách là những chuẩn mực xử sự được xã hộithừa nhận, được hình thành và vận dụng từ chính thực tế của cuộcsống xã hội Trong những năm qua cơ chế thị trường đã ảnh

Trang 20

hưởng không ít đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Trong đóđạo đức là một trong những lĩnh vực bị tác động và ảnh hưởngnhiều trước thực tế đó mỗi ngành nghề trong xã hội đều có nhữngtiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đặc thù cho lĩnh vực của mình vàgiáo dục mầm non cũng không ngoại lệ.

Đạo đức nghề nghiệp theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

Yêu cầu chuẩnđạo đức nghề nghiệp giáo viên mầm non đượcquy định tại chương 2 của “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầmnonban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ - BGD ĐTngày 22 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo”[29] quy định:

“ Giáo viên mầm non có nhận thức tư tưởng đạo đức chínhtrị, thực hiện trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối vớinhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Bao gồm các tiêu chí sau:

+ Tham gia học tập, nghiên cứu các Nghị quyết của Đảng,chủ trương chính sách của Nhà nước;

+.Yêu nghề, tận tụy với nghề, sẵn sàng khắc phục khó khănhoàn thành nhiệm vụ;

+ Giáo dục trẻ yêu thương, lễ phép với ông bà,cha mẹ người

Trang 21

lớn tuổi thân thiện với bạn bè và biết yêu quê hương;

+ Tham gia các hoạt động và bảo vệ quê hương đất nước gópphần phát triển đời sống kinh tế,xã hội, cộng đồng

Chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước Bao gồmcác tiêu chí sau:

+ Chấp hành các quy định của pháp luật, chủ trương chínhsách của Đảng và Nhà nước;

+ Thực hiện các quy định của địa phương;

+ Giáo dục trẻ thực hiện các quy định ở trường,lớp, nơi côngcộng

+ Vận động gia đình và mọi người xung quanh chấp hànhcác chủ trương chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy địnhcủa địa phương

Chấp hành các quy định của ngành, quy định của trường, kỉluật lao động Gồm các tiêu chí sau:

+ Chấp hành quy định của ngành, của nhà trường;

+ Tham gia đóng góp xây dựng và thực hiện nội quy hoạtđộng của nhà trường;

Trang 22

+ Thực hiện các nhiệm vụ được phân công;

+ Chấp hành kỉ luật lao động, chịu trách nhiệm về chất lượnggiáo dục trẻ ở nhóm lớp được phân công

Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng củanhà giáo, có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp Bao gồmcác tiêu chí sau:

+ Sống trung thực, lành mạnh,giản dị, gương mẫu, đượcđồng nghiệp người dân tín nhiệm trẻ yêu quý;

+ Tự học, phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độchính trị, chuyên môn nghiệp vụ, khỏe mạnh và thường xuyên rènluyện sức khỏe;

+ Không có biểu hiện tiêu cực trong cuộc sống, trong chămsóc giáo dục trẻ;

+ Không vi phạm các quy định về các hành vi nhà giáo khôngđược làm

Trung thực trong công tác, đoàn kết trong quan hệ với đồngnghiệp; tận tình phục vụ nhân dân và trẻ, Bao gồm các tiêu chísau:

+ Trung thực trong báo cáo kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ và

Trang 23

trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công;

+ Đoàn kết với mọi thành viên trong trường có tinh thần hợptác với đồng nghiệp trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ;

+ Có thái độ đúng mực và đáp ứng nguyện vọng chính đángcủa cha mẹ học sinh;

+ Chăm sóc giáo dục trẻ bằng tình thương yêu, sự công bằng

và trách nhiệm của một nhà giáo” [29]

Đạo đức nghề nghiệp theo Điều lệ trường mầm non

Đạo đức nghề nghiệp giáo viên mầm non theo Điều lệtrường Mầm non đã quy định:

“Bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng của trẻ em trong thờigian trẻ ở nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập;

Thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ emtheo Chương trình Giáo dục mầm non;lập kế hoạch chăm sóc,giáodục; xây dựng môi trường giáo dục, tổ chức các hoạt động nuôidưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ em; đánh giá và quản lý trẻ em; chịutrách nhiệm về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ em;tham gia các hoạt động Tổ chuyên môn, của nhà trường, nhà trẻ,nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

Trang 24

Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất danh dự uy tín của nhàgiáo; gương mẫu thương yêu trẻ em, đối xử công bằng và tôn trọngnhân cách trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻem; đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp.

Tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho cha mẹ trẻ.Chủ động phối hợp với gia đình trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dụctrẻ em

Rèn luyện sức khỏe; học tập văn hóa; bồi dưỡng chuyên mônnghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng,chăm sóc, giáo dụctrẻ

Thực hiện các nghĩa vụ công dân các quy định của pháp luật

và của ngành, các quy định của nhà trường, quyết định của Hiệutrưởng” [30]

Đạo đức nghề nghiệp theo Quy định về đạo đức nhà giáo của Bộ GD và ĐT

Trong Quy định về đạo đức nhà giáo của Bộ giáo dục và đàotạo ban hành kèm theo “Quyết định số 16/2008 /QĐ - BGDĐTngày 16 tháng 04 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đàotạo” [31] ghi rõ:

“ Giáo viên cần tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn

Trang 25

danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu,giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòngnhân ái, bao dung độ lượng, đối xử hòa nhã với người học, đồngnghiệp, sẵn sàng giúp đỡ,bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chínhđáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.

Luôn tận tụy với công việc, thực hiện đúng điều lệ, quy chế,nội quy của nhà trường, của ngành

Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thựcchất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnhthành tích, chống tham nhũng lãng phí

Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêmtúc; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp

vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đápứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục

Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo

Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi tráipháp luật, quy chế quy định; không gây khó khăn, phiền hà vớingười học với nhân dân;

Không gian lận thiếu trung thực trong học tập, nghiên cứukhoa học và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy giáo dục

Trang 26

Không trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị phân biệt đối

xử, thành kiến người học; không tiếp tay bao che cho những hành

vi tiêu cực trong giảng dạy, học tập,rèn luyện của người học vàđồng nghiệp

Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự nhân phẩmngười học, đồng nghiệp, người khác Không làm ảnh hưởng đếncông việc, sinh hoạt của đồng nghiệp và người khác

Không tổ chức học thêm dạy thêm trái với quy định

Không hút thuốc lá uống rượu bia trong công sở, trongtrường học và nơi không được phép hoặc khi thi hành nhiệm vụgiảng dạy và tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường

Không sử dụng điện thoại di động và làm việc riêng trongcác cuộc họp, trong khi lên lớp, học tập, coi thi, chấm thi

Không gây bè phái cục bộ địa phương,làm mất đoàn kếttrong tập thể và trong sinh hoạt tại cộng đồng

Không trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, tự ý bỏviệc; không đi muộn về sớm, bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén dồn épchương trình, vi phạm quy chế chuyên môn làm ảnh hưởng đến kỉcương nề nếp của nhà trường” [31]

Bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên mầm non

Trang 27

Bồi dưỡng giáo viên mầm non thực chất là quá trình bổ sungcập nhật kiến thức và kĩ năng còn thiếu hụt hoặc lạc hậu để nângcao trình độ chuyên môn, phát triển thêm năng lực cho giáo viênmầm non trong lĩnh vực chăm sóc giáo dục trẻ mầm non dưới mộthình thức phù hợp Mục đích của bồi dưỡng đạo đức cho giáo viênmầm non nhằm nâng cao tình yêu nghề, yêu thương con trẻ, đểgiáo viên mầm non hướng đạt các chuẩn về đạo đức nghề nghiệptheo Điều lệ trường Mầm non, theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên

MN và theo quy định về đạo đức nhà giáo mà Bộ Giáo dục vàĐào tạo ban hành

Đặc điểm lao động sư phạm của giáo viên mầm non

Lao động sư phạm của giáo viên mầm non là một dạng laođộng đặc thù so với các cấp học khác Một loại hình lao động rấtphức tạp, yếu tố an toàn được đặt lên hàng đầu Nhiệm vụ củagiáo viên mầm non là xây dựng nền móng ban đầu về nhân cáchcho trẻ, chính vì thế phải thực hiện được các chức năng chăm sóc,giáo dục, bảo vệ trẻ thơ, lấy quan hệ tình cảm yêu thương mẹ -con làm yếu tố quyết định Vì thế lòng yêu trẻ là phẩm chất số 1trong nhân cách một giáo viên mầm non đích thực Người giáoviên mầm non cần hội tụ rất nhiều kĩ năng: chăm sóc sức khỏecho trẻ; hát múa, đọc thơ, kể chuyện, đánh đàn, tạo hình vẽ nặn…,

Ngày đăng: 30/04/2019, 17:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w