1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC NGHIỆM sư PHẠM xây DỰNG và sử DỤNG hệ THỐNG tư LIỆU điện tử TRONG dạy học địa lí lớp 12 ở TRƯỜNG THPT

16 182 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 35,73 KB

Nội dung

- Mục đích, nguyên tắc, nhiệm vụ thực nghiệm- Mục đích Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá, kiểm định kết quả của việc xây dựng và sử dụng hệ thống tư liệu điện tử trong dạy học địa lí 12

Trang 1

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG TƯ LIỆU ĐIỆN TỬ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT

Trang 2

- Mục đích, nguyên tắc, nhiệm vụ thực nghiệm

- Mục đích

Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá, kiểm định kết quả của việc xây dựng và sử dụng hệ thống tư liệu điện tử trong dạy học địa lí 12 ở trường THPT, làm sáng tỏ những vấn đề lí luận của đề tài, đồng thời kiểm nghiệm giả thuyết khoa học mà đề tài đưa ra

Kết quả thực nghiệm cũng làm sáng tỏ giá trị thực tiễn, tính khả thi của những nghiên cứu Việc phân tích kết quả thực nghiệm

sẽ rút ra được kết luận về việc xây dựng hệ thống tư liệu điện tử nói riêng và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học địa lí nói chung ở trường phổ thông là một trong những phương pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy học, giúp giáo viên và học sinh

có thêm một nguồn học liệu trực quan, phong phú

- Nguyên tắc

Để quá trình đánh giá đạt kết quả chính xác và khoa học, khâu thực nghiệm sư phạm cần đảm bảo những nguyên tắc sau:

Thực nghiệm trên nhiều đối tượng khác nhau: học sinh ở nhiều trường THPT khác nhau với nhiều giáo viên giảng dạy khác nhau

Trang 3

Chọn đối tượng thực nghiệm phải đảm bảo tính tương đồng

về trình độ nhận thức: giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Kết quả thực nghiệm cần được đánh giá một cách khách quan, khoa học trên các lớp thực nghiệm dưới nhiều hình thức khác nhau, như: kiểm tra viết, vấn đáp, trắc nghiệm, kiểm tra trên máy tính,

- Nhiệm vụ

Quá trình thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm kiểm nghiệm và đánh giá giá trị của tư liệu điện tử trong dạy học Để thực hiện được nhiệm vụ này, cần:

Tiến hành thiết kế và giảng dạy tiết học tiêu biểu trong chương trình địa lí 12 ở trường THPT có sử dụng hệ thống tư liệu điện tử bằng các phương pháp dạy học khác nhau

Chọn đối tượng để tiến hành thực nghiệm

Tiến hành khảo sát, điều tra kết quả thực nghiệm giữa hai nhóm lớp: lớp thực nghiệm và lớp đối chứng So sánh, đối chiếu kết quả thu thập được bằng các phương pháp toán thống kê

Lấy ý kiến đánh giá của giáo viên, phân tích kết quả phản hồi kết hợp kết quả thu được từ thực nghiệm giữa hai nhóm lớp,

từ đó có thể rút ra kết luận và đánh giá tính khả thi của đề tài

Trang 4

Đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng tư liệu điện tử trong dạy học địa lí 12 nói riêng, trong dạy học nói chung

- Tổ chức thực nghiệm

- Đối tượng và thời gian thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành qua 2 đợt, lồng ghép vào chương trình dạy chính khóa theo kế hoạch bộ môn và thời khóa biểu của các nhà trường

Đợt 1: được triển khai trong năm học 2016 – 2017, đối tượng

là 6 lớp học sinh lớp 12 của hai nhà trường: trường THPT 1và trường THPT 2 (cùng thuộc địa bàn huyện 1) 6 lớp này được chia thành 2 nhóm:

Nhóm thực nghiệm: gồm 3 lớp 12A, 12M (thuộc trường THPT 1) và 12A (thuộc trường THPT 2)

Nhóm đối chứng: gồm 3 lớp 12B, 12K (thuộc trường THPT 1) và 12B (thuộc trường THPT 2)

Đợt 2: triển khai trong năm học 2017 – 2018, đối tượng là 4

lớp cũng thuộc hai trường: THPT 1 và THPT 1 Các lớp này được chia thành 2 nhóm:

Nhóm đối chứng: 12E (thuộc 1) và 12A (thuộc THPT 2)

Trang 5

Nhóm thực nghiệm: 12G (thuộc THPT 1 và 12B (thuộc THPT 2)

Cụ thể, các lớp thực nghiệm và đối chứng có sĩ số và đặc điểm như sau:

- Danh sách lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

nghiệm

Lớp đối chứng Lớp Sĩ số Lớp Sĩ số

Đợt 1

2016

-2017

Đợt 2

2017

-2018

Trong đó: các lớp 12A, 12B của cả 2 nhà trường đều là lớp định hướng khối tự nhiên Các lớp 12K, 12M là lớp định hướng ngoại ngữ và lớp 12E, 12G là lớp học chương trình cơ bản

Trang 6

- Phương pháp thực nghiệm

Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sao cho hai lớp có trình độ nhận thức là gần ngang nhau

Kế hoạch thực nghiệm (thời gian, địa điểm, cách thức tổ chức, nội dung, ) được thông báo trực tiếp đến giáo viên và học sinh, đồng thời thông báo đến ban giám hiệu và tổ chuyên môn để có kế hoạch dự giờ, rút kinh nghiệm

Tổ chức dạy cùng một bài đối với cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Trong đó, lớp thực nghiệm được tiến hành giảng dạy bằng các phương pháp dạy học tích cực, có sử dụng các tư liệu dạy học điện tử; còn lớp đối chứng tiến hành giảng dạy bằng các phương pháp dạy học truyền thống

Quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả thực nghiệm được tiến hành sau mỗi tiết học, được thu thập thông qua phiếu hỏi, phiếu điều tra nhanh đối với cả giáo viên và học sinh

- Nội dung thực nghiệm

Tiến trình tổ chức thực nghiệm được tiến hành theo nguyên tắc và quy trình dạy học tích cực, định hướng phát triển năng lực học sinh với sự hỗ trợ của hệ thống tư liệu điện tử Các bước cụ thể để tiến hành tổ chức dạy học trong quá trình thực nghiệm như sau:

Trang 7

Bước 1: Xác định mục tiêu và lập kế hoạch bài giảng

Mục tiêu bài học sẽ được xác định bám sát theo chuẩn kiến thức kĩ năng, nhóm giáo viên tham thực nghiệm sẽ cùng nhau xây dựng một kế hoạch chi tiết, bám sát mục tiêu chương trình, phương pháp và mục đích thực nghiệm

Bước 2: Thiết kế bài giảng và các tài liệu minh họa

Giáo án thực nghiệm được chính giáo viên giảng dạy thiết kế

để đảm bảo những điều kiện thuận lợi nhất cho giáo viên trong quá trình giảng bài Tuy nhiên, bài giảng sau khi được thiết kế xong sẽ được góp ý, chỉnh sửa theo đúng yêu cầu của nội dung thực nghiệm Cùng với việc chuẩn bị bài giảng, giáo viên tham gia thực nghiệm cũng tiến hành lựa chọn các tư liệu điện tử trên hệ thống để phục vụ cho bài giảng như: các video clip, hình ảnh, mô hình hoặc tham khảo các bài giảng có sẵn

Bước 3: Chuẩn bị cơ sở vật chất cho bài học

Hai trường được lựa chọn để tiến hành thực nghiệm: trường THPT1 và trường THPT 2 đều là hai trường đạt chuẩn quốc gia nên điều kiện cơ sở vật chất nhà trường khá tốt.Các trường này đã được trang bị đầy đủ: hệ thống máy tính có nối mạng internet, máy chiếu, loa, do đó đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của thực nghiệm

Trang 8

Bước 4: Tiến hành giảng dạy thực nghiệm và thu thập kết

quả

Việc tiến hành giảng dạy trên lớp luôn bám sát các yêu cầu

về mục tiêu, phương pháp giảng dạy đã đề ra Quá trình thu thập kết quả được tiến hành song song với bài giảng thông qua quan sát, so sánh và thu thập kết quả bằng phiếu điều tra, bài test nhanh vào cuối mỗi tiết học

- Kết quả thực nghiệm

- Kết quả định lượng

Điểm số không phải là yếu tố duy nhất để đánh giá chất lượng giảng dạy, tuy nhiên đó lại là một công cụ đo lường hữu ích giúp người dạy có cái nhìn định lượng tương đối chính xác về chất lượng dạy học của mình Kết quả dạy thực nghiệm được tiến hành sau mỗi tiết dạy ở cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Cách thức lấy kết quả thực nghiệm được tiến hành bằng việc cho học sinh làm các bài test nhanh dưới hình thức trắc nghiệm và các bài tự luận

Kết quả thực nghiệm đợt 1:

- Bảng thống kê điểm số các bài kiểm tra đợt 1

Lớ Tổng Phân bố điểm theo thang 0  10

Trang 9

p số bài

kiểm

tra

Kết quả thực nghiệm đợt 2:

- Bảng thống kê điểm số các bài kiểm tra đợt 2

Lớ

p

Tổng số

bài kiểm

tra

Phân bố điểm theo thang 0 10

Kết quả thực nghiệm cả 2 đợt:

- Bảng thống kê điểm số các bài kiểm tra cả hai đợt thực

nghiệm

Trang 10

ớp

Tổn

g số bài

kiểm tra

Phân bố điểm theo thang 0  10

0 T

N

7

5 8

5 7

3 2

1 2

8

Đ

C

9

3 6

6 6

4 5

1 8

7 3

Thông qua bảng số liệu thống kê và biểu đồ ta thấy: có sự khác nhau về kết quả của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Lớp thực nghiệm có kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng, đặc biệt ở nhóm học sinh có tỉ lệ khá, giỏi, cụ thể:

Tỉ lệ điểm 5, 6 phân bố như sau:

+ Đợt 1: lớp thực nghiệm đạt 37,2%, lớp đối chứng đạt 52,1%

+ Đợt 2: lớp thực nghiệm (50,6%), lớp đối chứng (48,1%) + Cả 2 đợt: lớp thực nghiệm (42,5%), lớp đối chứng (50,5%)

Tỉ lệ điểm 710 phân bố như sau:

Trang 11

+ Đợt 1: lớp thực nghiệm đạt 58,7%, lớp đối chứng đạt 35,5%

+ Đợt 2: lớp thực nghiệm (48,1%), lớp đối chứng (37,0%) + Cả 2 đợt: lớp thực nghiệm (54,5%), lớp đối chứng (36,1%)

Đối với mức điểm trung bình (5, 6 điểm) tỉ lệ giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng không chênh lệch nhiều, đôi khi tỉ lệ này thấp hơn ở nhóm lớp thực nghiệm Tuy nhiên, ở nhóm điểm khá, giỏi (chạy từ điểm 7 đến điểm 10) thì tỉ lệ của nhóm thực nghiệm lại vượt trội hơn ở cả hai đợt thực nghiệm, cụ thể: đợt 1 lệch 23,2%, đợt 2 lệch 18,1% và tỉ lệ chung cho cả 2 đợt lệch 18,4% Tỉ

lệ chênh lệch ở nhóm khá giỏi chứng minh rằng khi được học tập bằng các phương pháp dạy học mới kết hợp với các tư liệu học tập

có tính trực quan cao, học sinh được làm việc nhiều hơn, được tự

do lựa chọn cách thức học tập thì các em đạt được các mức độ nhận thức cao hơn theo thang đo các mức độ nhận thức của Bloom Điều này khẳng định tính hiệu quả của việc đưa tư liệu điện tử vào trong dạy học địa lí 12 nói riêng, trong dạy học nói chung

- Kết quả định tính

Trang 12

Để có căn cứ đánh giá tác động tích cực của việc sử dụng hệ thống tư liệu điện tử trong dạy học Địa lí 12, tác giả đã tiến hành đồng thời hai phương thức đánh giá sau:

Đánh giá thông qua quan sát và ghi chép

Đánh giá thông qua phiếu hỏi đối với giáo viên và học sinh Hai phương thức đánh giá định tính được thực hiện song song với 2 đợt thực nghiệm sư phạm tại hai trường THPT Cẩm Giàng và THPT Tuệ Tĩnh Ngoài ra, để làm tăng tính sát thực của kết quả, mở rộng phạm vi khảo sát, tác giả đã tiến hành gửi đường link sản phẩm tới một số giáo viên trong tỉnh Hải Dương, đề nghị các giáo viên này khai thác nguồn tài nguyên được cung cấp và cho ý kiến phản hồi Cụ thể, tác giả điều tra giáo viên ở một số trường THPT trong tỉnh như sau:

Trường THPT Gia Lộc

Trường THPT Ninh Giang

Trường THPT Kẻ Sặt

Trung tâm giáo dục thường xuyên & hướng nghiệp dạy nghề huyện Cẩm Giàng

Trường THPT Bình Giang

Số lượng tham gia điều tra khảo sát là 402 học sinh và 15 giáo viên Địa lí Kết quả thu được như sau:

Về mức độ ứng dụng CNTT trong dạy học Địa lí

Trang 13

- Ý kiến khảo sát về mức độ cần thiết của việc ứng dụng CNTT trong dạy học Địa lí (%)

Rất cần thiết

Cần thiết Bình

thường

Không cần thiết

Đánh giá về hệ thống tư liệu điện tử trong dạy học Địa lí 12

-Đánh giá chung về hệ thống tư liệu điện tử trong dạy học Địa

lí 12 (%)

1 Giao diện có tính thẩm mĩ 73 87

4 Cách thức khai thác dễ dàng 100 100

5 Nguồn tài nguyên hữu ích trong dạy – 100 100

Trang 14

Phân tích số liệu:

100% ý kiến khảo sát của giáo viên và học sinh đều cho rằng

hệ thống tư liệu điện tử trong dạy học thực sự là nguồn tài nguyên hữu ích trong giảng dạy và học tập Địa lí Giáo viên có cơ hội đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, học sinh có cơ hội tham gia vào quá trình học tập một cách tích cực, việc tự học ở nhà trở lên dễ dàng hơn

Về bố cục, nội dung, giao diện, cách thức khai thác, có từ 73 – 100% giáo viên và học sinh tỏ ra hài lòng Điều này chứng tỏ rằng việc đưa hệ thống tư liệu điện tử vào trong dạy học có tính thực tiễn và khả thi cao, có khả năng phát triển trên diện rộng

Đối với giáo viên

Thông qua kết quả phiếu điều tra kết hợp với trao đổi, quan sát đã cho thấy rằng: sử dụng tư liệu điện tử trong dạy học Địa lí

là nội dung khá mới mẻ, việc sử dụng chúng trong thực tế giảng dạy còn hạn chế Hiện nay, các website xây dựng chuyên biệt để cung cấp tài nguyên cho dạy học Địa lí rất hạn chế, chủ yếu tồn tại dưới dạng các website chia sẻ các bài giảng điện tử Do vậy, việc

Trang 15

xây dựng và sử dụng hệ thống tư liệu điện tử trong dạy học Địa lí

12 là rất cần thiết giúp nâng cao chất lượng giảng dạy, nâng cao khả năng ứng dụng CNTT của GV và tạo điều kiện để GV có thể đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực

Đối với học sinh

Thông qua trao đổi ý kiến cho thấy, khi được tiếp cận với hệ thống tư liệu điện tử trong học tập Địa lí 12 các em tỏ ra rất hào hứng, tinh thần học tập của các em chuyển biến theo chiều hướng tích cực Các em hăng say học tập, tích cực tham gia các hoạt động do giáo viên tổ chức, chủ động hơn trong quá trình học tập

và kiểm tra đánh giá của bản thân

Không những thế, thông qua việc tiếp cận với hệ thống tư liệu điện tử, các em có cơ hội được làm việc với các tài nguyên học tập khác nhau, có cơ hội được tiếp cận với cái mới nên đã kích tích tư duy sáng tạo của các em Đồng thời, các em có cơ hội được vận dụng các kĩ năng CNTT vào trong quá trình học tập, từ

đó các em thấy được sự hữu ích của các môn học trong nhà trường phổ thông

Qua hai đợt thực nghiệm sử dụng tư liệu điện tử với các phương pháp dạy học tích cực, kết quả thu được (kết quả định lượng và kết quả định tính) đều khẳng định việc sử dụng các tư

Trang 16

liệu dạy học điện tử kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực

đã thực sự nâng cao năng lực tự học ở học sinh, đồng thời góp phần phát triển nhiều kĩ năng cần thiết, như: kĩ năng thuyết trình,

kĩ năng khai thác công nghệ thông tin, kĩ năng làm việc nhóm,…

Giáo viên, học sinh ở các trường thực nghiệm đều rất hào hứng khi sử dụng tư liệu điện tử trong dạy học Giáo viên hy vọng cần có nhiều hơn nữa những tư liệu điện tử cho cả lớp 10, lớp 11

để giúp bài học trở nên sinh động, học sinh tích cực hơn trong quá trình học tập

Thông qua thực nghiệm tác giả luận văn khẳng định việc sử dụng tư liệu điện tử trong dạy học địa lí 12 ở trường THPT là khả thi và cần thiết, góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học địa lí 12 ở trường phổ thông

Ngày đăng: 30/04/2019, 15:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w