1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

phân tích thực trạng sử dụng thuốc của bệnh nhân lao điều trị ngoại trú tại bệnh viện lao và bệnh phổi thái nguyên

94 195 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 3,99 MB

Nội dung

Các nghiên cứu về lao tại Thái Nguyên còn ít và chủ yếu nghiên cứu nhóm điều trị nội trú và kiến thức của cộng đồng, kết quả cho thấy kiến thức về bệnh lao của người dân còn chưa cao, vi

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LƯƠNG ĐỨC THỊNH

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC CỦA BỆNH NHÂN LAO ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ

TẠI BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI

THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI - 2018

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LƯƠNG ĐỨC THỊNH

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC

CỦA BỆNH NHÂN LAO ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ

TẠI BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI

Trang 3

đường nghiên cứu khoa học

Tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban Giám hiệu, Phòng sau Đại học, các thầy cô Bộ môn Dược lâm sàng Trường Đại học Dược Hà Nội Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên

đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình triển khai đề tài, học tập và nghiên cứu

Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô trong hội đồng khoa học đã

đã tạo điều kiện, góp nhiều ý kiến qúy báu cho luận văn và động viên tôi trong suốt quá trình học tập

Tôi cũng chân thành cảm ơn các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, gia đình và người thân đã giúp đỡ, động viên tôi cả về tinh thần và vật chất trong quá trình học tập và nghiên cứu

Hà Nội, tháng 12 năm 2018

Học viên

Lương Đức Thịnh

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 6

DANH MỤC BẢNG 7

DANH MỤC BIỂU ĐỒ 8

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 TỔNG QUAN 3

1.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ BỆNH LAO 3

1.1.1 Khái niệm 3

1.1.2 Dịch tễ học bệnh lao 3

1.1.3 Nguyên nhân và triệu chứng 4

1.1.4 Phân loại bệnh lao 5

1.1.5 Nguyên tắc điều trị bệnh lao 7

1.1.6 Phác đồ điều trị lao 9

1.2 CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ LAO 12

1.2.1 Thuốc chống lao thiết yếu (hàng 1) 12

1.2.2 Thuốc chống lao hàng 2 12

1.2.3 Liều lượng thuốc 14

1.2.4 Tác dụng không mong muốn của thuốc chống lao 14

1.2.5 Một số nghiên cứu về sử dụng thuốc trong điều trị bệnh lao 16

1.3 TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN LAO 19

1.3.1 Định nghĩa 19

1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị 20

1.3.3 Các phương pháp đánh giá mức độ tuân thủ 20

1.3.4 Một số nghiên cứu về tuân thủ điều trị của bệnh nhân lao 21

1.4 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ LAO 22

1.4.1 Đối với lao phổi AFB(+) 22

1.4.2 Đối với người bệnh lao phổi AFB(-) hoặc lao ngoài phổi 22

1.4.3 Một số nghiên cứu về kết quả điều trị bệnh nhân lao ở Việt Nam 23

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 25

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn 25

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ 25

2.1.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 25

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang 25

2.2.2 Cách tiến hành nghiên cứu 25

2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 26

2.3.1 Phân tích thực trạng sử dụng thuốc của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 26

2.3.2 Đánh giá mức độ tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị của bệnh nhân nghiên cứu 27

2.4 TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ 28

2.5 XỬ LÝ SỐ LIỆU 28

2.6 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU 28

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29

Trang 5

3.1 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC CỦA NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN

CỨU 29

3.1.1 Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu 29

3.1.2 Phân tích thực trạng sử dụng thuốc của bệnh nhân nghiên cứu 33

3.1.3 Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc điều trị lao 36

3.1.4 Kết quả điều trị lao 37

3.2 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 37

3.2.1 Mức độ tuân thủ điều trị 37

3.2.2 Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị 39

Chương 4 BÀN LUẬN 45

4.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 45

4.1.1 Một số đặc điểm nhân khẩu học của bệnh nhân nghiên cứu 45

4.1.2 Đặc điểm bệnh nhân theo cân nặng 47

4.1.3 Đặc điểm bệnh nhân theo trình độ học vấn 48

4.1.4 Đặc điểm hành vi nguy cơ của bệnh nhân lao điều trị ngoại trú 48

4.1.5 Đặc điểm về bệnh lao của bệnh nhân nghiên cứu 49

4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC CỦA BỆNH NHÂN LAO ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ 51

4.2.1 Đặc điểm sử dụng thuốc lao trên bệnh nhân nghiên cứu 51

4.2.2 Liều lượng thuốc chống lao được sử dụng 53

4.2.3 Các thuốc dùng kèm khi điều trị lao 54

4.2.4 Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc điều trị lao 55

4.2.5 Kết quả điều trị lao 57

4.3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ CẤC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 59

4.3.1 Mức độ tuân thủ điều trị 59

4.3.2 Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị 61

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66

1 KẾT LUẬN 66

1.1 Thực trạng sử dụng thuốc ở bệnh nhân lao điều trị ngoại trú 66

1.2 Mức độ tuân thủ điều trị và yếu tố liên quan đến kết quả điều trị 67

2 KIẾN NGHỊ 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ADR Tác dụng không mong muốn của thuốc (Adverse Drug

Reaction)

AFB Trực khuẩn kháng acid (Acid Fast Bacilli)

AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (Acquired Immuno

Deficiency Syndrome)

CTCLQG Chương trình chống lao quốc gia

DOTS Hóa trị liệu ngắn ngày có kiểm soát trực tiếp (Directly

Observed Treatment Short course)

HIV Virus gây suy giảm miễn dịch ở người

(Human immunodeficiency virus)

MDR-TB Lao đa kháng thuốc (Multi drug resistance - Tuberculosis)

MMAS Thang điểm đánh giá tuân thủ điều trị Morisky (Morisky

Medication Adherence Scale)

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Phân loại các thuốc chống lao theo nhóm ……… 13 Bảng 1.2 Liều lượng các thuốc chống lao theo cân nặng ……… 14 Bảng 1.3 Một số tác dụng không mong muốn thường gặp với thuốc chống

Bảng 2.1 Thang điểm đánh giá tuân thủ điều trị (MMAS-8) ……… 28 Bảng 2.2 Đánh giá mức độ tuân thủ điều trị theo MMAS-8 ……… 28 Bảng 3.1 Một số đặc điểm nhân khẩu học của bệnh nhân nghiên cứu … 29 Bảng 3.2 Đặc điểm hành vi hút thuốc lá, uống rượu của bệnh nhân…… 31 Bảng 3.3 Đặc điểm phân loại bệnh lao của bệnh nhân nghiên cứu …… 31 Bảng 3.4 Đặc điểm về các bệnh mắc kèm của bệnh nhân nghiên cứu……… 32 Bảng 3.5 Phân bố bệnh nhân lao theo thời gian điều trị ngoại trú ……… 33 Bảng 3.6 Tỉ lệ các thuốc chống lao được sử dụng……… 33 Bảng 3.7 Tỉ lệ các phác đồ điều trị lao được sử dụng ……… 34 Bảng 3.8 Liều trung bình hàng ngày thực tế bệnh nhân sử dụng so với liều

khuyến cáo của chương trình chống lao quốc gia……… 34 Bảng 3.9 Liều các thuốc điều trị lao theo mg/kg cân nặng so với giới hạn

Bảng 3.10 Tỉ lệ các thuốc khác được dùng kèm khi điều trị lao ……… 35 Bảng 3.11 Tỉ lệ bệnh nhân có biểu hiện tác dụng không mong muốn ……… 36 Bảng 3.12 Khảo sát kết quả điều trị lao ……… 37 Bảng 3.13 Tỉ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị theo MMAS-8……… 37 Bảng 3.14 Các kiểu không tuân thủ điều trị ……….……… 38 Bảng 3.15 Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học và hành vi của bệnh

nhân với kết quả điều trị khỏi bệnh ……… 39 Bảng 3.16 Mối liên quan giữa các yếu tố liên quan đến đặc điểm bệnh học

của bệnh nhân với kết quả điều trị khỏi bệnh 40 Bảng 3.17 Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học và hành vi của bệnh

nhân với kết quả bỏ trị 41 Bảng 3.18 Mối liên quan giữa các yếu tố liên quan đến đặc điểm bệnh học

của bệnh nhân với kết quả bỏ trị 42

Trang 8

Bảng 3.19 Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học và hành vi của bệnh

nhân với việc tuân thủ điều trị 43 Bảng 3.20 Mối liên quan giữa các yếu tố đặc điểm bệnh học của bệnh nhân

với việc tuân thủ điều trị 44

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Phân bố bệnh nhân theo nhóm cân nặng ……….… 30 Biểu đồ 3.2 Đặc điểm học vấn của bệnh nhân nghiên cứu ………… 30

Trang 9

ĐẶT VẤN ĐỀ

Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây nên và là một trong những vấn đề với y tế toàn cầu [4] Theo Tổ chức Y tế thế giới, năm 2016, thế giới có khoảng 10,4 triệu người mắc bệnh lao, với khoảng 1,3 triệu tử vong [65] Năm 2016, Việt Nam xếp thứ 20 trong số 30 quốc gia gánh nặng về bệnh lao, với 106.527 người mắc bệnh lao, 102.097 trường hợp mới và tái phát, trong đó lao phổi là 81%, lao đa kháng thuốc là 26,0% [65]

Việc điều trị lao hiện nay đang thực hiện theo chiến lược hoá trị liệu ngắn ngày có kiểm soát trực tiếp (DOTS) [4], [60] Bệnh nhân lao phải tuân thủ theo các nguyên tắc điều trị như: Phải phối hợp các thuốc lao, phải dùng thuốc đúng liều, phải dùng thuốc đều đặn và phải dùng thuốc đủ thời gian [7] Theo chương trình chống lao quốc gia, bệnh nhân lao được cung cấp dịch vụ điều trị ở tất cả các tuyến: trung ương, tỉnh, huyện và xã Đặc biệt, tại tuyến

xã còn có trách nhiệm thực hiện các hoạt động giám sát tuân thủ điều trị lao khi bệnh nhân điều trị tại cộng đồng [8], [10] Tuy nhiên do thời gian sử dụng thuốc kéo dài, liên tục qua 2 giai đoạn là: giai đoạn tấn công và giai đoạn củng cố [70] Mặt khác, các yếu tố về bệnh lý mắc kèm, trình độ, tuổi tác, điều kiện kinh tế, sinh hoạt, tác dụng không mong muốn của thuốc chống lao là những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến sự tuân thủ điều trị và kết quả điều trị lao [9] Nghiên cứu của Uông Thị Mai Loan và cs (2009) trên bệnh nhân lao phổi tại phòng khám lao Hai Bà Trưng, Hà Nội cho kết quả 88,5% bệnh nhân TTĐT ở giai đoạn tấn công, giai đoạn duy trì là 66,7% [24] Nghiên cứu của Hà Văn Như và cs (2014) trên bệnh nhân lao phổi điều trị ngoại trú tại bệnh viện Lao và Bệnh phổi Bắc Giang cho thấy có 36,4% bệnh nhân tuân thủ NTĐT [28] Nghiên cứu của Kastien-Hilka Tanja và cs (2017)

ở Nam Phi với tỉ lệ TTĐT cao là 76,0% và TTĐT mức trung bình và kém chiếm 24,0% [48] Nghiên cứu của Gube Addisu Alemayehu và cs (2018) ở

Trang 10

bệnh nhân lao tại nam Ethiopia cũng cho tỉ lệ TTĐT cao là 75,3% và không TTĐT (TĐTĐ mức trung bình và kém) là 24,7% [45] Việc không tuân thủ điều trị và các yếu tố của bệnh nhân đã ảnh hưởng đến kết quả điều trị cho bệnh nhân lao Nghiên cứu của Lưu Văn Bính (2012) cho tỉ lệ điều trị khỏi chỉ đạt 72,7%; tỉ lệ hoàn thành điều trị 9,2%; chuyển 4,5%; thất bại 3,1%; bỏ trị 0,1%; chết 2,0%; không đánh giá: 8,5% [2] Nghiên cứu của Vũ Thị Lương (2017) tại Đồng Văn thấy tỉ lệ bệnh nhân điều trị khỏi chỉ đạt 56,38%, có 40,43% bệnh nhân hoàn thành điều trị và có 3,19% bệnh nhân tử vong [25]

Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi và là một trong 45 tỉnh thành trong cả nước có Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Chương trình chống lao

đã được triển khai tới 100% số xã (phường), công tác phòng và điều trị lao cũng được cập nhật kịp thời và thực hiện theo hướng dẫn của Chương trình chống lao quốc gia Các nghiên cứu về lao tại Thái Nguyên còn ít và chủ yếu nghiên cứu nhóm điều trị nội trú và kiến thức của cộng đồng, kết quả cho thấy kiến thức về bệnh lao của người dân còn chưa cao, việc sử dụng thuốc lao trong điều trị cho bệnh nhân vẫn còn nhiều bất cập [17], [39] Câu hỏi đặt ra là: thực trạng sử dụng thuốc của bệnh nhân lao điều trị ngoại trú tại Thái Nguyên ra sao Mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân lao điều trị ngoại trú như thế nào Yếu tố nào ảnh hưởng tới kết quả điều trị của bệnh nhân lao điều

trị ngoại trú Nhằm trả lời vấn đề này chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Phân

tích thực trạng sử dụng thuốc của bệnh nhân lao điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên” với mục tiêu:

1 Phân tích thực trạng sử dụng thuốc của bệnh nhân lao đang được quản lý

và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Thái Nguyên

2 Đánh giá mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu và các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị

Trang 11

và là nguồn lây chính cho cộng đồng [4]

1.1.2 Dịch tễ học bệnh lao

Năm 2016 thế giới có khoảng 10,4 triệu người mắc bệnh lao (khoảng 90% là người lớn, 65% là nam giới, 10% mắc kèm HIV), 74% ở Châu Phi, 56% ở 5 quốc gia: Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc, Philipin, Pakistan, trong

đó có khoảng 6,3 triệu người mắc lao mới (năm 2015 là 6,1 triệu) Bệnh lao là nguyên nhân thứ 9 trong 10 nguyên nhân gây tử vong cao, ước tính có khoảng 1,3 triệu người bệnh lao tử vong Trong số 10,4 triệu người mắc lao năm 2016

có khoảng 1,9 triệu người suy dinh dưỡng, 1 triệu người đồng nhiễm HIV, 0,8 triệu người hút thuốc lá và 0,8 triệu người mắc bệnh tiểu đường Nhìn chung trên toàn cầu những năm gần đây tỉ lệ tử vong do lao giảm khoảng 3% mỗi năm, tỉ lệ mắc lao giảm khoảng 2% mỗi năm, gánh nặng về lao trên toàn cầu tập trung ở các khu vực Châu Phi, Đông Nam Á [65] Bệnh lao gặp ở mọi quốc gia trên thế giới, nhưng tỉ lệ mắc thấp ở những nước phát triển [56] và cao hơn ở các nước đang phát triển như ở khu vực Nam Phi, một số nước châu Mỹ La Tinh [43], [46], [58], [64]

Năm 2016 Việt Nam xếp thứ 20 trong số 30 quốc gia gánh nặng về bệnh lao, với 106.527 người mắc bệnh lao (năm 2015 là 102.676), với 102.097 trường hợp mới và tái phát, trong đó lao phổi là khoảng 81%, lao đa kháng thuốc (MDR-TB) là khoảng 26% [65]

Trang 12

Tại Thái Nguyên, theo Ban chỉ đạo phòng, chống lao của tỉnh chương trình chống lao quốc gia đã được triển khai tới 100% các cơ sở y tế xã, phường Năm 2015 trên toàn tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện và điều trị cho trên 1.000 trường hợp bệnh lao, năm 2016 là 984 trường hợp [17] Các bệnh nhân lao sau khi điều trị nội trú tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi được quản lý, theo dõi và điều trị ngoại trú tại phòng khám lao bệnh viện và tại các trung tâm y tế huyện, thành phố

1.1.3 Nguyên nhân và triệu chứng

Vi khuẩn lao thuộc họ Mycobacteria, dài 2 - 4µm rộng 0,3 - 0,5µm, không có lông, 2 đầu tròn, thân có hạt.Vi khuẩn lao có tính kháng cồn, kháng acid, có thể tồn tại trong điều kiện tự nhiên khoảng vài tháng Vi khuẩn lao là trực khuẩn hiếu khí thường khu trú ở phổi, tại đây trực khuẩn lao bị các đại thực bào đáp ứng miễn dịch và biệt hóa thành các nang lao gây tổn thương lao đặc hiệu, còn gọi là tổn thương lao sơ nhiễm Nếu trực khuẩn lao vượt qua được sự khống chế của đại thực bào hoặc phát triển từ tổn thương sơ nhiễm

có thể theo đường máu gây tổn thương ở phổi (gọi là lao phổi) hoặc tổn thương ngoài phổi (gọi là lao ngoài phổi) [12]

Lao phổi là thể lao hay gặp và chiếm đa số trong các thể lao nói chung, triệu chứng của lao phổi bao gồm:

- Triệu chứng lâm sàng: Bệnh nhân có biểu hiện gầy, sút cân, chán ăn, mệt mỏi, sốt nhẹ kéo dài về chiều, ra mồ hôi trộm về đêm, ho kéo dài, có thể

ho khan hoặc có đờm hoặc ho ra máu, đau tức ngực hoặc khó thở Đây là những dấu hiệu quan trọng trong việc phát hiện sớm bệnh lao Triệu chứng thực thể: Thường xuất hiện nghèo nàn ở giai đoạn đầu hoặc nghe phổi có thể

có tiếng bệnh lý (ran ẩm, ran nổ, ) [15]

- Triệu chứng cận lâm sàng: Xét nghiệm đặc hiệu tìm AFB trực tiếp trong đờm bằng phương pháp Zhiel-Neelsen hoặc xét nghiệm Xpert

Trang 13

MTB/RIF hoặc nuôi cấy tìm vi khuẩn lao Ngoài ra có thể làm xét nghiệm máu hoặc làm phản ứng da với tuberculin (phản ứng Mantoux) [14]

- Tổn thương trên phim X-quang phổi

1.1.4 Phân loại bệnh lao

Bệnh lao có thể được phân loại theo nhiều cách [4]

1.1.4.1 Phân loại theo vị trí tổn thương

- Lao phổi: Bệnh lao tổn thương ở phổi - phế quản, bao gồm cả các

trường hợp: lao kê, trường hợp có trực khuẩn lao trong đờm và không tìm thấy trực khuẩn lao trong đờm Trường hợp tổn thương phối hợp cả ở phổi và

cơ quan ngoài phổi được phân loại là lao phổi Theo kết quả xét nghiệm nhuộm soi trực tiếp lao phổi gồm: AFB(+) và AFB(-)

- Lao ngoài phổi: Bệnh lao tổn thương ở các cơ quan ngoài phổi như:

Màng phổi, hạch, màng bụng, sinh dục tiết niệu, da, xương, khớp, màng não, màng tim, Nếu lao nhiều bộ phận, thì bộ phận có biểu hiện tổn thương nặng nhất (lao màng não, xương, khớp, ) được ghi là chẩn đoán chính [4]

1.1.4.2 Phân loại theo tiền sử điều trị lao

- Lao mới: Người bệnh mới bị mắc lao và chưa bao giờ dùng thuốc

chống lao hoặc mới dùng thuốc chống lao dưới 1 tháng

- Lao tái phát: Người bệnh đã được điều trị lao, được xác định là khỏi

bệnh, hay hoàn thành điều trị nay mắc bệnh trở lại với kết quả AFB(+) [4]

- Thất bại điều trị: Người bệnh có AFB(+) từ tháng điều trị thứ 5 trở đi,

phải chuyển phác đồ điều trị, người bệnh AFB(-) sau 2 tháng điều trị có AFB(+), người bệnh lao ngoài phổi xuất hiện lao phổi AFB(+) sau 2 tháng điều trị, người bệnh trong bất kỳ thời điểm điều trị nào với thuốc chống lao hàng 1 có kết quả xác định chủng vi khuẩn lao kháng đa thuốc [4]

- Điều trị lại sau bỏ trị: Người bệnh không dùng thuốc liên tục từ 2

tháng trở lên trong khi điều trị, sau đó quay lại điều trị với kết quả AFB(+)

- Các trường hợp khác:

Trang 14

+ Lao phổi AFB(+) khác: Là người bệnh đã điều trị thuốc lao trước đây với thời gian kéo dài trên 1 tháng nhưng không xác định được phác đồ và kết quả điều trị hoặc không rõ tiền sử điều trị, nay chẩn đoán là lao phổi AFB(+)

+ Lao phổi AFB (-) và lao ngoài phổi khác: Là người bệnh đã điều trị thuốc lao trước đâyvới thời gian kéo dài trên 1 tháng nhưng không xác định được phác đồ và kết quả điều trị hoặc được điều trị theo phác đồ với đánh giá

là hoàn thành điều trị, hoặc không rõ tiền sử điều trị, nay được chẩn đoán lao phổi AFB(-) hoặc lao ngoài phổi

- Chuyển đến: Người bệnh được chuyển từ đơn vị điều trị khác đến để

tiếp tục điều trị (lưu ý: những người bệnh này không thống kê trong báo cáo

―Tình hình thu nhận người bệnh lao‖ và ―Báo cáo kết quả điều trị lao‖, nhưng phải phản hồi kết quả điều trị cuối cùng cho đơn vị chuyển đi) [8], [32]

1.1.4.3 Phân loại theo kết quả xét nghiệm vi khuẩn

- Người bệnh lao có bằng chứng vi khuẩn học: là người bệnh có kết quả xét nghiệm dương tính với ít nhất một trong các xét nghiệm: nhuộm soi đờm trực tiếp; nuôi cấy; hoặc xét nghiệm vi khuẩn lao đã được WHO chứng thực (như Xpert MTB/RIF)

- Người bệnh lao không có bằng chứng vi khuẩn học (chẩn đoán lâm sàng): là người bệnh được chẩn đoán và điều trị lao bởi thầy thuốc lâm sàng

mà không đáp ứng được tiêu chuẩn có bằng chứng vi khuẩn học Bao gồm các trường hợp được chẩn đoán lao dựa trên hình ảnh Xquang bất thường nghi lao; dựa trên triệu chứng lâm sàng, tiền sử; hoặc các ca lao ngoài phổi không

có xét nghiệm tìm thấy vi khuẩn lao Các trường hợp người bệnh lao không

có bằng chứng vi khuẩn sau đó tìm thấy vi khuẩn lao bằng các xét nghiệm cần được phân loại lại là người bệnh lao có bằng chứng vi khuẩn [14]

1.1.4.4 Phân loại theo tình trạng nhiễm HIV

- Người bệnh lao/HIV(+): Người bệnh lao có xét nghiệm HIV(+)

- Người bệnh lao/HIV(-): Người bệnh lao có xét nghiệm HIV(-)

Trang 15

- Người bệnh lao không rõ tình trạng HIV: Người bệnh lao không có kết quả xét nghiệm HIV, những người bệnh này sau khi có kết quả xét nghiệm HIV cần được phân loại lại [14]

1.1.4.5 Phân loại dựa trên tình trạng kháng thuốc

- Kháng đơn thuốc: Chỉ kháng với duy nhất một thuốc lao hàng một khác Rifampicin

- Kháng nhiều thuốc: Kháng với từ hai thuốc lao hàng một trở lên mà không cùng đồng thời kháng với lsoniazid và Rifampicin

- Đa kháng thuốc: Kháng đồng thời với ít nhất hai thuốc chống lao là lsoniazid và Rifampicin

- Tiền siêu kháng thuốc: Lao đa kháng có kháng thêm với bất cứ thuốc nào thuộc nhóm Fluoroquinolone hoặc với ít nhất một trong ba thuốc hàng hai dạng tiêm (Capreomycin, Kanamycin, Amikacin)

- Siêu kháng thuốc: Lao đa kháng có kháng thêm với bất cứ thuốc nào thuộc nhóm Fluoroquinolone và với ít nhất một trong ba thuốc hàng hai dạng tiêm (Capreomycin, Kanamycin, Amikacin)

- Lao kháng Rifampicin: Kháng với Rifampicin, có hoặc không kháng thêm với các thuốc lao khác kèm theo (có thể là kháng đơn thuốc, kháng nhiều thuốc, đa kháng thuốc hoặc siêu kháng thuốc) [34]

1.1.5 Nguyên tắc điều trị bệnh lao

1.1.5.1 Phải phối hợp các thuốc

- Mỗi loại thuốc lao có tác dụng khác nhau trên vi khuẩn lao (diệt khuẩn, kìm khuẩn) do vậy phải phối hơp ít nhất là 3 thuốc lao chính R.H.Z trong giai đoạn tấn công Và ít nhất 2 loại trong giai đoạn duy trì

- Với bệnh lao đa kháng: phối hợp ít nhất 4 loại thuốc chống lao hàng 2

có hiệu lực trong giai đoạn tấn công và duy trì [14]

1.1.5.2 Phải dùng thuốc đúng liều

Trang 16

Các thuốc chống lao tác dụng hiệp đồng, mỗi thuốc có một nồng độ tác dụng nhất định Nếu dùng liều thấp sẽ không hiệu quả và dễ tạo ra các chủng

vi khuẩn kháng thuốc, nếu dùng liều cao dễ gây tai biến [14]

1.1.5.3 Phải dùng thuốc đều đặn

- Điều trị lao phải ―đều đặn liên tục‖ hàng ngày hay tuần 3 lần Nếu tự

ý ngưng thuốc, bỏ trị hay điều trị không đều đặn, điều trị không đủ số và lượng thuốc qui định sẽ tạo ra bệnh lao kháng thuốc

- Các thuốc chống lao phải được uống cùng một lần vào thời gian nhất định trong ngày và xa bữa ăn để đạt hấp thu thuốc tối đa [14]

- Với bệnh lao đa kháng: dùng thuốc 6 ngày/tuần, đa số thuốc dùng 1 lần vào buổi sáng, một số thuốc như: Cs, Pto, Eto, PAS tùy theo khả năng dung nạp của người bệnh – có thể chia liều 2 lần trong ngày (sáng - chiều) để giảm ADR hoặc có thể giảm liều trong 2 tuần đầu nếu thuốc khó dung nạp, nếu người bệnh có phản ứng phụ với thuốc tiêm - có thể tiêm 3 lần/tuần sau khi âm hóa đờm [38]

1.1.5.4 Phải dùng thuốc đủ thời gian và theo 2 giai đoạn

- Dùng đủ thời gian của các thuốc lao đã qui định của từng giai đoạn của phác đồ và điều trị đủ thời gian qui định của phác đồ 6 hay 8 tháng để khỏi bệnh và tránh tái phát

- Giai đoạn tấn công kéo dài 2, 3 tháng nhằm tiêu diệt nhanh số lượng lớn vi khuẩn có trong các vùng tổn thương để ngăn chặn các vi khuẩn lao đột biến kháng thuốc Giai đoạn duy trì kéo dài 4 đến 6 tháng nhằm tiêu diệt triệt

để các vi khuẩn lao trong vùng tổn thương để tránh tái phát

- Với bệnh lao đa kháng: Phác đồ điều trị chuẩn cần có thời gian tấn công 8 tháng, tổng thời gian điều trị: 20 tháng Các phác đồ ngắn hơn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm [31]

1.1.5.5 Điều trị có kiểm soát

Trang 17

Kiểm soát và theo dõi việc dùng thuốc của bệnh nhân và xử lý kịp thời những tai biến và ADR của thuốc, cũng như kiểm soát việc dùng thuốc đúng quy cách của bệnh nhân (DOTS: Directly observed treatment short course – điều trị ngắn hạn có kiểm soát trực tiếp) [6], [7], [12]

1.1.6 Phác đồ điều trị lao

1.1.6.1 Phác đồ IA: 2RHZE(S)/4RHE

a Hướng dẫn

- Giai đoạn tấn công kéo dài 2 tháng, gồm 4 loại thuốc dùng hàng ngày

- Giai đoạn duy trì kéo dài 4 tháng, gồm 3 loại thuốc là R, H và E dùng hàng ngày

b Chỉ định: Cho các trường hợp bệnh lao mới người lớn (chưa điều trị lao

bao giờ hoặc đã từng điều trị lao nhưng dưới 1 tháng) Điều trị lao màng tim có thể sử dụng corticosteroid liều 2mg/kg cân nặng và giảm dần trong tháng đầu tiên [31]

1.1.6.2 Phác đồ IB: 2RHZE/4RH

a Hướng dẫn

- Giai đoạn tấn công kéo dài 2 tháng, gồm 4 loại thuốc dùng hàng ngày

- Giai đoạn duy trì kéo dài 4 tháng, gồm 2 loại thuốc R, H dùng hàng ngày

b Chỉ định: Cho các trường hợp bệnh lao mới trẻ em (chưa điều trị lao bao

giờ hoặc đã từng điều trị lao nhưng dưới 1 tháng) Điều trị lao màng tim có thể sử dụng corticosteroid liều 2mg/kg cân nặng và giảm dần trong tháng đầu tiên [31], [69]

1.1.6.3 Phác đồ II: 2SRHZE/1RHZE/5RHE hoặc

Trang 18

- Giai đoạn duy trì kéo dài 5 tháng với 3 loại thuốc H, R và E dùng

hàng ngày (hoặc dùng cách quãng 3 lần/tuần) [31]

b Chỉ định

- Cho các trường hợp bệnh lao tái phát, thất bại, điều trị lại sau bỏ trị, tiền sử điều trị khác, không rõ tiền sử điều trị mà không có điều kiện làm xét nghiệm chẩn đoán lao đa kháng nhanh

- Cho các trường hợp bệnh lao tái phát, thất bại, điều trị lại sau bỏ trị, tiền sử điều trị khác, không rõ tiền sử điều trị có làm xét nghiệm chẩn đoán lao đa kháng nhanh, nhưng kết quả không kháng đa thuốc [39]

1.1.6.4 Phác đồ IIIA: 2RHZE/10RHE

a Hướng dẫn

- Giai đoạn tấn công: 2 tháng, gồm 4 loại thuốc H, R, Z, E dùng hàng ngày

- Giai đoạn duy trì: 10 tháng, gồm 3 loại thuốc là R, H, E dùng hàng ngày

b Chỉ định: Lao màng não và lao xương khớp người lớn Điều trị lao

màng não có thể sử dụng corticosteroid liều 2mg/kg cân nặng và giảm dần trong tháng đầu tiên và dùng Streptomycin trong giai đoạn tấn công [31]

1.1.6.5 Phác đồ IIIB: 2RHZE/10RH

a Hướng dẫn

- Giai đoạn tấn công: 2 tháng, gồm 4 loại thuốc H, R, Z, E dùng hàng ngày

- Giai đoạn duy trì: 10 tháng, gồm 2 loại thuốc là R, H dùng hàng ngày

b Chỉ định: Lao màng não và lao xương khớp trẻ em Điều trị lao màng não

có thể sử dụng corticosteroid liều 2mg/kg cân nặng và giảm dần trong tháng đầu tiên và dùng Streptomycin trong giai đoạn tấn công [31]

1.1.6.6 Phác đồ IV: Theo hướng dẫn Quản lý lao kháng thuốc

Z.E.Km(Cm).Lfx.Pto.Cs(PAS)/Z.E.Lfx.Pto.Cs(PAS)

a Hướng dẫn

- Giai đoạn tấn công: 8 tháng, gồm 6 thuốc Z E Km (Cm) Lfx Pto Cs

Trang 19

(PAS) - Cm,PAS được sử dụng thay thế cho trường hợp không dung nạp

Km, Cs, dùng hàng ngày

- Giai đoạn duy trì dùng 5 loại thuốc hàng ngày

- Tổng thời gian điều trị là 20 tháng

b Chỉ định: Lao đa kháng thuốc [39]

1.1.6.7 Phác đồ cá nhân cho người bệnh lao siêu kháng thuốc

a Hướng dẫn: Theo nguyên tắc

- Sử dụng Pyrazinamide và các thuốc thuộc nhóm I còn hiệu lực

- Sử dụng một thuốc tiêm còn nhạy cảm và có thể sử dụng trong thời gian dài (12 tháng hoặc trong suốt liệu trình) Nếu có kháng với tất cả các thuốc tiêm thì khuyến cáo sử dụng loại thuốc mà người bệnh chưa từng sử dụng hoặc không sử dụng thuốc tiêm

- Nếu người bệnh có nguy cơ dị ứng với thuốc tiêm có hiệu lực, cân nhắc việc sử dụng theo đường khí dung

- Sử dụng Fluoroquinolone thế hệ sau: Moxifloxacin hoặc Gatifloxacin

- Sử dụng tất cả các thuốc nhóm IV chưa được sử dụng rộng rãi trong phác đồ điều trị trước đây có thể có hiệu lực

- Bổ sung hai hoặc nhiều thuốc nhóm V (xem xét bổ sung Bedaquiline)

- Xem xét việc bổ sung các thuốc có thể sử dụng dưới dạng cứu trợ khẩn cấp (compassionate use) nếu được WHO phê duyệt

- Cân nhắc việc sử dụng Isoniazid liều cao nếu kết quả kháng sinh đồ không kháng hoặc kháng ít với gen katG [31], [69]

1.1.6.8 Điều trị lao tiềm ẩn

a Hướng dẫn

- Người lớn: Isoniazid (INH) liều dùng 300 mg/ngày, uống một lần hàng ngày trong 9 tháng, phối hợp Vitamin B6 liều lượng 25mg hàng ngày

Trang 20

- Trẻ em: Isoniazid (INH) liều dùng 10 mg/kg/ngày, uống một lần vào một giờ nhất định (thường uống trước bữa ăn 1 giờ), uống hàng ngày trong 6 tháng (tổng số 180 liều INH) [31]

1.2 CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ LAO

1.2.1 Thuốc chống lao thiết yếu (hàng 1)

- Các thuốc chống lao thiết yếu (hàng 1) là: Isoniazid (H), Rifampicin (R), Pyrazinamid (Z), Streptomycin (S), Ethambutol (E)

- Hiện nay WHO đã khuyến cáo bổ sung 2 loại thuốc chống lao hàng 1

là Rifabutin (Rfb) và Rifapentine (Rpt) [31]

1.2.2 Thuốc chống lao hàng 2

Các thuốc chống lao hàng 2 có thể phân ra thành các nhóm như sau:

- Thuốc chống lao hàng 2 loại tiêm: Kanamycin (Km); Amikacin (Am); Capreomycin (Cm);

- Thuốc chống lao hàng 2 thuộc nhóm Fluoroquinolones: Levofloxacin (Lfx); Moxifloxacin (Mfx); Gatifloxacin (Gfx); Ciprofloxacin (Cfx); Ofloxacin (Ofx);

- Thuốc chống lao hàng 2 uống: Ethionamide (Eto); Prothionamide (Pto); Cycloserine (Cs); Terizidone (Trd); Para-aminosalicylic acid (PAS); Para-aminosalicylate sodium (PAS-Na);

- Các thuốc hàng 2 thuộc nhóm 5 bao gồm: Bedaquiline (Bdq); Delamanid (Dlm); Linezolid (Lzd); Clofazimine (Cfz); Amoxicilline / Clavulanate (Amx / Clv); Meropenem (Mpm); Thioacetazone (T); Clarithromycin (Clr) [31]

Trang 21

Bảng 1.1 Phân loại các thuốc chống lao theo nhóm

Nhóm I Thuốc chống lao hàng 1

Streptomycin S Rifampicin R Isoniazid H Ethambutol E Pyrazinamide Z Rifabutin Rfb Rifapentine Rpt

Nhóm II Thuốc chống lao hàng 2

tiêm

Kanamycin Km Amikacin Am Capreomycin Cm

Nhóm III Fluoroquinolones

Levofloxacin Lfx Moxifloxacin Mfx Gatifloxacin Gfx

Nhóm IV Thuốc lao hàng 2 uống

Ethionamide Eto Prothionamide Pto Cycloserine Cs Terizidone Trd Para-aminosalicylic acid PAS Para-aminosalicylate

Trang 22

Meropenem Mpm Thioacetazone T Clarithromycin Clr

1.2.3 Liều lượng thuốc

Liều dùng các thuốc chống lao được tính theo mg/kg cân nặng, đùng hàng ngày cho người lớn và trẻ em được khuyến cáo trong tài liệu hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao – Chương trình phòng chống lao quốc gia 2015 [7]

Bảng 1.2 Liều lượng các thuốc chống lao theo cân nặng

Loại Thuốc

Liều lượng (khoảng cách liều) tính theo mg/kg cân nặng

Liều lượng (khoảng cách liều) tính theo mg/kg cân nặng Isoniazid 5 (4-6) Tối đa 300mg 10 (10-15) Tối đa 300mg Rifampicin 10 (8-12) 15 (10-20)

Pyrazinamid 25 (20-30) 35 (30-40)

Ethambutol 15 (15-20) 20 (15-25)

Streptomycin 15 (12-18)

(*) Trẻ em có cân nặng ≥ 25kg dùng thuốc theo thang cân nặng của người lớn

1.2.4 Tác dụng không mong muốn của thuốc chống lao

1.2.4.1 Các khái niệm

- Tác dụng không mong muốn - Phản ứng có hại của thuốc (ADR:

Adverse Drug Reaction): ―Phản ứng có hại của thuốc là một phản ứng độc

hại, không định trước và xuất hiện ở liều thường dùng cho người để phòng

bệnh, chẩn đoán, chữa bệnh hoặc làm thay đổi một chức năng sinh lý‖ [3]

- Gánh nặng do tác dụng không muốn của thuốc: Bệnh nhân bỏ trị, thay thế thuốc điều trị, bỏ bớt thuốc điều trị hoặc thay đổi phác đồ dẫn tới kéo dài liệu trình điều trị, tăng chi phí điều trị hoặc gặp thất bại điều trị và tình

Trang 23

trạng kháng thuốc gia tăng và có thể để lại di chứng nặng nề

- Tác dụng không mong muốn của thuốc lao thường gặp: Triệu chứng tăng men gan, các biểu hiện trên da, rối loạn tiêu hóa, đau khớp, viêm dây thần kinh, rối loạn tiền đình

- Các yếu tố nguy cơ làm tăng tần suất xuất hiện ADR ở người bệnh lao:

+ Phác đồ điều trị kéo dài (6 tháng đến 2 năm), sử dụng nhiều thuốc đồng thời, mở rộng các phác đồ lao đa kháng thuốc, tỉ lệ bệnh mắc kèm (HIV, viêm gan nghiện rượu, đái tháo đường), tình trạng suy dinh dưỡng, người bệnh không tuân thủ điều trị (TTĐT), thói quen tự ý dùng thuốc của người bệnh, hiểu biết và kinh nghiệm hạn chế của cán bộ y tế

+ Một số yếu tố khác làm tăng ADR với thuốc lao: Lớn tuổi tăng nguy

cơ tổn thương gan, thận, uống nhiều rượu và nghiện rượu làm tăng tổn thương gan , tình trạng dinh dưỡng, suy dinh dưỡng đặc biệt thiếu vitamin B1 làm tăng tác dụng của thuốc lao với thần kinh ngoại vi, nhiễm vi rút như viêm gan, HIV, CMV, EBV làm tăng nguy cơ gây ra các phản ứng dị ứng chậm với thuốc như: DRESS, SJS, TEN, tổn thương gan [14]

1.2.4.2 Phân loại mức độ tác dụng không mong muốn của thuốc lao

- Mức độ 1: Thoảng qua hoặc khó chịu nhẹ (< 48 giờ), không yêu cầu

can thiệp y tế/liệu pháp điều trị

- Mức độ 2: Giới hạn các hoạt động từ mức nhẹ đến mức trung bình, có

thể cần vài sự hỗ trợ, không yêu cầu hoặc yêu cầu mức tối thiểu can thiệp y tế/liệu pháp điều trị

- Mức độ 3: Giới hạn các hoạt động một cách đáng kể, thường yêu cầu

một vài sự hỗ trợ, yêu cầu can thiệp y tế/liệu pháp điều trị hoặc có thể cần phải nhập viện điều trị

- Mức độ 4: Giới hạn hoạt động rất nghiêm trọng, yêu cầu có sự hỗ trợ

đáng kể, yêu cầu can thiệp y tế/liệu pháp điều trị đáng kể, yêu cầu phải nhập viện hoặc điều trị cấp cứu [31]

Trang 24

Bảng 1.3 Một số tác dụng không mong muốn thường gặp với

thuốc chống lao và hướng xử trí

Loại nhẹ: tiếp tục dùng thuốc

Buồn nôn, nôn mửa, đau bụng R Sau bữa ăn tối

Đau khớp Z Aspirin hoặc thuốc chống viêm

NSAID Cảm giác nóng bỏng ở chân H Pyridoxin 50 - 70 mg/ngày Nước tiểu đỏ hoặc da cam R Tiếp tục dùng

Ngứa, phát ban ngoài da S, H,

R, Z

Ngừng thuốc, giải mẫn cảm và thử dùng lại

Loại nặng: tạm ngừng thuốc hoặc ngừng thuốc

Sốc phản vệ S Ngừng S, thay bằng E, không

dùng lại

Ù tai, chóng mặt, điếc S Ngừng S, thay bằng E

Xuất huyết dưới da, thiếu máu tan

máu, suy thận cấp

R Ngừng R, không bao giờ dùng

lại Giảm thị lực (trừ căn nguyên khác) E Ngừng dùng E

Vàng da, viêm gan (trừ căn nguyên

Sốc và purpura (viêm trợt da) R Ngừng Rifampicin

1.2.5 Một số nghiên cứu về sử dụng thuốc trong điều trị bệnh lao

Ở Việt Nam hiện đã có một số nghiên cứu về sử dụng thuốc trong điều trị bệnh lao Nghiên cứu của Đặng Thị Tuyết Mai (2009) trên 108 bệnh nhân lao/HIV(+) điều trị tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nam Định cho kết quả: 99,07% bệnh nhân ở độ tuổi 20 - 49, bệnh mắc kèm hay gặp nhất là các bệnh nhiễm trùng cơ hội, hay gặp nhất là tiêu chảy kéo dài (30,56%), tỉ lệ gặp phải

Trang 25

ADR do thuốc lao chiếm 45,37% [26] Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hạnh (2010) trên 96 bệnh nhân điều trị ngoại trú tại phòng khám lao – trung tâm y

tế dự phòng Hà Nội cho thấy: số bệnh nhân lao tập trung chủ yếu ở nam giới (chiếm 80,21%), lao phổi chiếm tỉ lệ cao nhất 72,91%, tỉ lệ tác dụng không mong muốn của thuốc chống lao chiếm 11,46% chủ yếu do Streptomycin gây

ra và không nghiêm trọng [18]

Nghiên cứu của Bùi Thị Thu Hà (2010) về sử dụng thuốc trên 105 bệnh nhân lao phổi mới thấy: tỉ lệ lao phổi AFB(+) chiếm 57,14%; các triệu chứng lâm sàng khởi phát mạnh rồi giảm nhanh sau 2 tháng điều trị tấn công, chỉ còn ho khan 11,42%, ho có đờm 6,67%, sau 8 tháng điều trị các triệu chứng lâm sàng gần như hết; có 100% bệnh nhân được sử dụng 5 thuốc chống lao S,

H, R, Z, E trong điều trị bệnh lao; tỉ lệ bệnh nhân gặp phải ADR do thuốc lao

là 30,47% [16] Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Liên (2010), nghiên cứu

30 bệnh nhân lao phổi mới AFB(+) tại bệnh viện 19-8 từ 7/2009 - 1/2010, cho kết quả: tất cả bệnh nhân đều được điều trị theo phác đồ 2SRHZ/6HE, việc sử dụng thuốc tuân theo nguyên tắc điều trị (NTĐT) Liều trung bình sử dụng thuốc thực tế của các thuốc chống lao đều trong giới hạn liều tối ưu Tỉ lệ bệnh nhân có liều dưới giới hạn của liều tối ưu cao nhất là 6,67%, có liều trên giới hạn trên của liều tối ưu cao nhất là 33,33% so với tổng số bệnh nhân dùng thuốc nhưng sự chênh lệch so với liều tối ưu là không đáng kể Có 17 bệnh nhân trên tổng số 30 bệnh nhân nghiên cứu có biểu hiện các ADR trên lâm sàng chiếm 56,67%, với các triệu chứng ở mức độ nhẹ, hay gặp nhất là ngứa phát ban ngoài da chiếm 47,05%, sau đó là khớp chiếm 41,17% [22]

Nghiên cứu của Nguyễn Công Thục (2011) trên 192 bệnh nhân điều trị tại bệnh viện đa khoa Hà Đông thấy số bệnh nhân lao mới là 186 người chiếm 96,87%, bệnh nhân lao tái phát có 6 người chiếm 3,13%, liều dùng thuốc phù hợp theo phác đồ, tương tác thuốc ở mức độ nhẹ, ADR được ghi nhận là 16,67% ở mức độ nhẹ, bệnh nhân lao có HIV được điều trị đúng phác đồ,

Trang 26

chưa có bệnh nhân được chỉ định sử dụng ARV [36] Nghiên cứu của Hoàng Thị Toán (2013) trên 103 bệnh nhân lao phổi mới tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên, thấy 100% bệnh nhân sử dụng 5 loại thuốc lao S, R, H, Z, E; 100% bệnh nhân sử dụng phác đồ I để điều trị 2S(E)RH/6HE Liều dùng thuốc lao cho bệnh nhân đa số ở trong khoảng liều tối ưu (>95%) Tỉ lệ AFB (-) sau 2 tháng điều trị là 92,24% Tỉ lệ ADR là 16,51%, chủ yếu gặp trong tháng đầu tiên điều trị với biểu hiện nhẹ 76,46%, nặng 23,54% [39]

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Quốc Bảo (2015), sau khi phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị lao tại khoa lao Bệnh viện Trung ương Huế thấy: Phác đồ 1 được sử dụng nhiều nhất 84,85%; có sự thay đổi trong áp dụng phác đồ điều trị từ phác đồ 8 tháng 2S(E)RHZ/6HE (40,30%) sang phác đồ mới 6 tháng 2RHZE/4RH (44,55%) Các thuốc Rifampicin, Isoniazid, Pyrazinamid được sử dụng với tỉ lệ cao, lần lượt là 98,48%; 97,27%; 98,18% Streptomycin và Ethambutol được sử dụng với tỉ lệ thấp hơn 53,64% ; 65,45% Dạng bào chế viên phối hợp RHZ 625mg với tên biệt dược Tuberzid được sử dụng nhiều nhất (tỉ lệ 46,06%).Việc sử dụng thuốc chống lao tuân theo các NTĐT [1] Nghiên cứu của Nguyễn Thị Nga (2016) khảo sát trên

833 bệnh án của bệnh nhân HIV sử dụng phác đồ dự phòng lao bằng INH tại phòng khám ngoại trú điều trị HIV/AIDS bệnh viện Bạch Mai thấy: tỉ lệ bệnh nhân xuất hiện độc tính trên gan khá cao (3,5%), độc tính trên gan thường xuất hiện 3 tháng đầu điều trị ngoài ra phần lớn bệnh nhân sau khi dự phòng lao có men gan tăng ở mức nhẹ và trung bình [27]

Nghiên cứu gần đây của Vũ Thị Lương (2017) tại Đồng Văn, Hà Giang cho kết quả: Phác đồ 6 tháng 2RHZE(S)/4RHE được áp dụng nhiều nhất cho bệnh nhân lao với tỉ lệ 64,90% Có 25,53% bệnh nhân vẫn được chỉ định sử dụng phác đồ điều trị 2RHZE(S)/6HE theo hướng dẫn của Bộ Y Tế năm

2009 Thuốc Ethambutol được sử dụng với tỉ lệ 100% Thuốc đơn lẻ H được

sử dụng ít nhất chỉ có 25,53% Viên hỗn hợp RH được sử dụng ở các dạng

Trang 27

hàm lượng cố định khác nhau 225 mg, 250 mg, 300 mg, trong đó viên RH 225mg được sử dụng nhiều nhất (55,71%) Liều trung bình của các thuốc chống lao được sử dụng theo cân nặng ở người lớn đều nằm trong khoảng liều tối ưu, ở bệnh nhân trẻ em thì liều lượng của thuốc H thấp hơn so với hướng dẫn của chương trình chống lao quốc gia (CTCLQG) Tỉ lệ sử dụng liều phù hợp của viên hỗn hợp RH cao hơn so với khi sử dụng viên đơn lẻ E, H Tỉ lệ bệnh nhân dùng liều ngoài khuyến cáo của từng thuốc là RH (8,96%), E (23,08%), H (20,83%) Có 71,28% bệnh nhân được sử dụng các thuốc chế phẩm y học cổ truyền hỗ trợ tăng cường sức khỏe là thập toàn đại bổ, 31,91% bệnh nhân được bổ sung các Vitamin Có 14,9% bệnh nhân được sử dụng thuốc bổ gan Boganic và Actiso Bên cạnh đó, các kháng sinh phổ rộng để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn cũng được sử dụng khá phổ biến với 22,34% Chỉ có 1 bệnh nhân gặp ADR do thuốc H với biểu hiện tê buốt dọc chân và đã được xử trí bằng cách dùng kèm thêm Vitamin B6 [25]

1.3 TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN LAO

1.3.1 Định nghĩa

Theo WHO (2001), ―Tuân thủ điều trị (TTĐT) lâu dài là mức độ hành

vi của người bệnh đối với việc uống thuốc, theo đuổi chế độ ăn kiêng và/hoặc thay đổi lối sống tương ứng với khuyến cáo của nhân viên y tế‖ [50] TTĐT tốt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với các bệnh mạn tính, không TTĐT được coi là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại trong điều trị

Các loại không TTĐT được mô tả như sau: giảm hoặc tăng số lượng liều duy nhất, giảm hoặc tăng số liều hàng ngày, thêm liều, khoảng thời gian dùng thuốc không chính xác, không uống thuốc thường xuyền lâu dài, uống thuốc trùng lặp, ngừng dùng thuốc, thường xuyên quên uống thuốc và sử dụng không đúng thuốc

Tuân thủ trong điều trị được đánh giá bằng cách xem xét các hồ sơ y tế, bệnh nhân tự báo cáo, báo cáo gia đình, đếm viên thuốc, và các dấu hiệu sinh

Trang 28

học bao gồm cả xét nghiệm huyết thanh, nước tiểu hay nước bọt để định

lượng thuốc hoặc chất chuyển hóa [1]

1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị

Theo WHO có 5 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ dùng thuốc:

- Các yếu tố liên quan đến hệ thống y tế như bảo hiểm y tế của bệnh nhân, một số yếu tố liên quan đến đội ngũ nhân viên y tế cũng ảnh hưởng đến

sự TTĐT của bệnh nhân như sự cẳng thẳng của nhân viên y tế trong công việc, thái độ của nhân viên y tế khiến bệnh nhân thấy không thoải mái, kỹ năng truyền thông của nhân viên y tế cho bệnh nhân

- Các yếu tố liên quan đến bệnh nhân như thính lực, thị lực, khả năng nhận thức và kiến thức về bệnh cũng như về thuốc điều trị Ngoài ra, tâm lý của bệnh nhân như sợ ADR của thuốc, buồn phiền, niềm tin của bệnh nhân vào phác đồ điều trị cũng khiến cho bệnh nhân không tuân thủ dùng thuốc

- Các yếu tố liên quan đến điều trị như phác đồ điều trị (số lần dùng thuốc trong ngày, số thuốc dùng trong một lần), thời gian điều trị, ADR của thuốc, kỹ thuật dùng thuốc…

- Các yếu tố liên quan đến kinh tế - xã hội như thu nhập, tín ngưỡng, khoảng cách điều trị, sự khác biệt ngôn ngữ,…

- Các yếu tố liên quan điều kiện điều trị khác như hay quên, điều trị thất bại trước đó, hay tần số co giật cao… [50], [65], [66]

1.3.3 Các phương pháp đánh giá mức độ tuân thủ

Các phương pháp đánh giá mức độ tuân thủ được chia làm hai nhóm chính là các phương pháp đánh giá trực tiếp và các phương pháp đánh giá gián tiếp Các phương pháp đánh giá mức độ tuân thủ trực tiếp bao gồm các biện pháp như trực tiếp theo dõi điều trị và phát hiện thuốc trong dịch sinh học Ưu điểm của phương pháp đánh giá trực tiếp là chính xác, đáng tin cậy Tuy nhiên các phương pháp này rất tốn kém, tốn thời gian, công sức và không thể sử dụng được trong một số trường hợp thực hành lâm sàng Phương pháp

Trang 29

đánh giá gián tiếp bao gồm biện pháp giám sát điều trị; tự báo cáo của bệnh nhân; sử dụng dữ liệu của nhân viên y tế hoặc người nhà bệnh nhân cung cấp Giám sát điều trị có thể thực hiện bằng hình thức đếm viên thuốc hoặc sử dụng thiết bị giám sát điện tử Các phương pháp gián tiếp thường xuyên được

sử dụng hơn so với các phương pháp trực tiếp Trong đó phương pháp sử dụng trong đánh giá TTĐT là bảng câu hỏi TTĐT thường được biết đến là thang TTĐT Morisky-4 (MMAS – 4) hoặc thang TTĐT Morisky – 8 (MMAS – 8) Ưu điểm là câu hỏi đơn giản, dễ chấm điểm, đánh giá được trên quần thể tại thời gian chăm sóc [8], [50], [51]

1.3.4 Một số nghiên cứu về tuân thủ điều trị của bệnh nhân lao

Nghiên cứu của Uông Thị Mai Loan và cs (2012) về ―Thực trạng tuân thủ các NTĐT lao của bệnh nhân lao phổi điều trị tại phòng khám lao Hai Bà Trưng năm 2009‖ cho kết quả: tỉ lệ bệnh nhân không TTĐT trong giai đoạn tấn công cao hơn giai đoạn đuy trì Tỉ lệ không tuân thủ các NTĐT ở giai đoạn tấn công là 88,5% và giai đoạn duy trì là 66,7% Tỉ lệ không tuân thủ từ

3 NTĐT trở lên cao, chiếm 30% và 22,4%; NTĐT không được tuân thủ nhiều nhất là dùng thuốc đều đặn, chiếm 90% và 86,2% ở cả hai giai đoạn tấn công

và duy trì [23] Cũng trong nghiên cứu tại phòng khám lao quận Hai Bà Trưng, Uông Thị Mai Loan và cs (2011) cho thấy: Việc tuân thủ đúng các NTĐT lao là điều kiện tiên quyết định kết quả điều trị, giảm tình trạng kháng thuốc Có mối liên quan giữa việc tuân thủ các NTĐT với các yếu tố như: trình độ học vấn, nghề nghiệp, sự động viên nhắc nhở của người thân, sự hiểu biết tốt về các NTĐT, và sự giám sát điều trị của cán bộ y tế (p < 0,05) Lý do bệnh nhân đưa ra để giải thích cho việc không tuân TTĐT là khác nhau với các NTĐT, chủ yếu là do mệt, sợ gặp ADR, quên, đi vắng, bận, không kịp đến lấy thuốc [24]

Nghiên cứu trên những bệnh nhân lao phổi đang quản lý điều trị tại phòng khám ngoại trú của Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Bắc Giang của

Trang 30

Hà Văn Như và cs (2014) thấy: tỉ lệ bệnh nhân biết đủ các NTĐT chiếm 11,6% Tỉ lệ bệnh nhân tuân thủ đủ các NTĐT là 36,4% Những yếu tố liên quan đến không TTĐT gồm: bệnh nhân trên 60 tuổi (p < 0,05); bệnh nhân người dân tộc thiểu số (p < 0,05); bệnh nhân không sống cùng vợ/chồng (p < 0,05); bệnh nhân thuộc diện nghèo hoặc cận nghèo (p < 0,05) và bệnh nhân có ADR của (p < 0,05) Nghiên cứu cũng đưa ra khuyến nghị cần duy trì và tăng cường giám sát điều trị cho bệnh nhân [28]

1.4 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ LAO

1.4.1 Đối với lao phổi AFB(+)

- Khỏi: người bệnh điều trị đủ thời gian và có kết quả xét nghiệm đờm

âm tính tháng cuối cùng và ít nhất 1 lần ngay trước đó

- Hoàn thành điều trị: người bệnh điều trị đủ thuốc, đủ thời gian nhưng

không có xét nghiệm đờm hoặc chỉ có xét nghiệm đờm 1 lần kết quả âm tính

- Thất bại: người bệnh xét nghiệm đờm còn AFB(+) hoặc AFB(+) trở

lại từ tháng thứ năm trở đi hoặc người bệnh có kết quả xác định chủng vi khuẩn kháng đa thuốc bất kỳ thời điểm nào [7]

- Chết: người bệnh chết vì bất cứ căn nguyên gì trong quá trình điều trị lao

- Bỏ điều trị: người bệnh bỏ thuốc lao liên tục từ 2 tháng trong quá trình

điều trị [7], [35]

- Chuyển đi: người bệnh được chuyển đi nơi khác điều trị và có phản

hồi tiếp nhận, (nhưng không có phản hồi kết quả điều trị) Nếu không có phản hồi tiếp nhận coi như người bệnh bỏ trị Các trường hợp có phản hồi kết quả điều trị sẽ được đánh giá kết quả điều trị theo kết quả phản hồi

- Không đánh giá: những người bệnh đã đăng ký điều trị lao nhưng vì

lý do nào đó không tiếp tục điều trị cho đến khi kết thúc phác đồ điều trị (ví dụ: thay đổi chẩn đoán khác) [7], [35]

1.4.2 Đối với người bệnh lao phổi AFB(-) hoặc lao ngoài phổi

- Kết quả điều trị sẽ được đánh giá như điều trị lao phổi đã trình bày ở

Trang 31

mục 1.4.2 nhưng không có kết quả khỏi

- Người bệnh AFB(-) sau 2 tháng điều trị có AFB(+), người bệnh lao ngoài phổi xuất hiện lao phổi AFB(+) sau 2 tháng điều trị được đánh giá là thất bại [35]

1.4.3 Một số nghiên cứu về kết quả điều trị bệnh nhân lao ở Việt Nam

Kết quả điều trị bệnh nhân lao ở Việt Nam tương đối khác nhau tùy từng nghiên cứu, kết quả điều trị phụ thuộc vào thể bệnh, phác đồ điều trị, TTĐT và khả năng giám sát điều trị của cán bộ y tế Ở Việt Nam, trong giai đoạn 1996 - 1999 tỉ lệ điều trị lao khỏi trong cả nước luôn được duy trì ở mức

độ cao (trung bình 89%) Các năm 2000, 2001, 2002 tỉ lệ khỏi tăng lên trên 90% Tỉ lệ thất bại điều trị giảm dần theo từng giai đoạn: Năm 1989 là 4,4% xuống còn 2,4% ở giai đoạn 1990 - 1995 và 1996 - 2000 là 1,2% Năm 2008 điều trị khỏi đạt 89,6% và thất bại là 1,2% Năm 2009 điều trị khỏi đạt 90,4%, thất bại giữ mức 1,2% [5], [11]

Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Nhuận và cs (1994) đánh giá kết quả điều trị lao tại 2 huyện của Ninh Bình cho tỉ lệ khỏi âm hóa là 88,7%, thất bại

là 0,8% và bỏ trị là 4,2% [29] Nghiên cứu của Hoàng Thị Quý và Đỗ Châu Giang (1999) tại 6 quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh: tỉ lệ khỏi âm hóa đạt 85% giai đoạn 1991 - 1994 và đạt trên 90% giai đoạn 1995 - 1997 [33]

Nghiên cứu trên 3796 bệnh nhân lao phổi AFB (+) tại Nghệ An giai đoạn 1996 - 2000 của Luyện Văn Trịnh và cs (2001) cho tỉ lệ khỏi là 86,4%,

bỏ trị là 5,3% và thất bại là 0,5% [40] Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hương (2001) về tình hình phát hiện và điều trị lao tại Quảng Bình giai đoạn 1996 -

2000 cho tỉ lệ điều trị khỏi lao phổi AFB (+) là 85,1% [21] Nghiên cứu của Nguyễn Thị Vũ và cs (2001) về công tác phát hiện và quản lý điều trị lao phổi AFB (+) tại Yên Bái giai đoạn 1996 - 2000 cho tỉ lệ khỏi đạt 86 - 92% [41] Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Hoàn tại huyện Võ Nhai giai đoạn 2000 - 2004 cho tỉ lệ điều trị khỏi lao phổi AFB(+) mới là 89,3%; tỉ lệ chết là 5,4% và tỉ lệ

Trang 32

bỏ trị là 3,6% [20]

Nghiên cứu của Lưu Văn Bính (2012) tại Tuyên Quang, tỉ lệ điều trị bệnh nhân lao các thể khỏi và hoàn thành đạt tới mục tiêu của chương trình (85,07%) Kết quả quản lý điều trị lao phổi AFB (+) mới: khỏi 72,73%; hoàn thành điều trị 9,19%; chuyển 4,45%; thất bại 3,06 %; bỏ trị 0,09%; chết 1,98%; không đánh giá: 8,5% [2] Nghiên cứu của Vũ Thị Lương (2017) tại Đồng Văn thấy tỉ lệ bệnh nhân điều trị khỏi là 56,38%, có 40,43% bệnh nhân hoàn thành điều trị và có 3,19% bệnh nhân tử vong [25]

Trang 33

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Bệnh nhân lao đang được quản lý điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Lao

và Bệnh phổi Thái Nguyên từ 08/2017 đến 02/2018

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn

- Tất cả bệnh nhân lao điều trị ngoại trú từ 15 tuổi trở lên, đang cư trú trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên

- Bệnh nhân đã điều trị ngoại trú ít nhất 1 tháng và đồng ý trả lời câu hỏi nghiên cứu

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ

- Bệnh nhân không cư trú trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên

- Bệnh nhân đang điều trị lao kháng thuốc

- Bệnh nhân đang cấp cứu vì mắc các bệnh khác

2.1.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: 08/2017 – 02/2018

- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang

2.2.2 Cách tiến hành nghiên cứu

- Quy trình lấy mẫu: Sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện có chủ đích Dựa trên danh sách quản lý bệnh nhân lao đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên, các bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn

lựa chọn đưa vào nhóm nghiên cứu

- Các bước tiến hành:

+ Khảo sát và lập danh sách bệnh nhân ngoại trú, chọn ra các bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn

Trang 34

+ Thực hiện nghiên cứu thử để điều chỉnh phiếu thu thập dữ liệu và bộ câu hỏi phỏng vấn

+ Thu thập dữ liệu từ sổ quản lý điều trị ngoại trú

+ Khảo sát, lựa chọn thời điểm phỏng vấn bệnh nhân bằng phiếu và bộ câu hỏi được soạn sẵn Dự kiến theo lịch tái khám hoặc lĩnh thuốc định kỳ

+ Trong trường hợp bệnh nhân thuộc tiêu chuẩn lựa chọn nhưng không đến tái khám định kỳ sẽ thực hiện phỏng vấn tại nhà của bệnh nhân

+ Trong trường hợp bệnh nhân sau tái khám được chỉ định nhập viện điều trị vẫn được tiến hành phỏng vấn

2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.3.1 Phân tích thực trạng sử dụng thuốc của nhóm bệnh nhân nghiên cứu

2.3.1.1 Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu

- Tuổi: Độ tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu

- Giới: gồm 2 nhóm (nam và nữ)

- Cân nặng tính theo kg: gồm 4 nhóm (25 – 39kg; 40 – 54kg; 55 – 70kg; > 70kg, theo tài liệu CTCLQG)

- Dân tộc: gồm 2 nhóm (dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số khác)

- Trình độ học vấn: gồm 5 nhóm (Tiểu học trở xuống; trung học cơ sở; trung học phổ thông; trung cấp; cao đẳng và đại học trở lên)

- Nghề nghiệp: gồm 6 nhóm (Học sinh - sinh viên; nông dân; công nhân; cán bộ - công chức - viên chức; hưu trí; các nghề khác)

- Hút thuốc lá: Có hoặc không

- Thường xuyên sử dụng rượu, bia: Có hoặc không

- Phân loại bệnh lao theo vị trí giải phẫu: gồm 2 nhóm (lao phổi và lao ngoài phổi)

- Phân loại bệnh lao theo tiền sử điều trị: gồm 3 nhóm (lao mới, lao tái trị, lao không rõ tiền sử)

- Thời gian điều trị ngoại trú của bệnh nhân (tháng)

Trang 35

- Bệnh mắc kèm: không có hoặc có (HIV/AIDS; đái tháo đường; cao huyết áp; bệnh gan; bệnh thận; viêm loét dạ dày – tá tràng; các bệnh khác)

2.3.1.2 Phân tích thực trạng sử dụng thuốc của bệnh nhân nghiên cứu

- Phác đồ điều trị được sử dụng

- Thuốc điều trị lao được sử dụng

- Liều dùng thuốc trung bình hàng ngày

- Liều dùng thuốc so với chương trình chống lao quốc gia

- Các thuốc khác dùng kèm khi điều trị lao: gồm 5 nhóm (kháng sinh; vitamin; thuốc ho -long đờm; thuốc bổ gan; các thuốc khác)

- Biểu hiện ADR thường gặp với các thuốc điều trị lao gồm: mẩn ngứa - ban ngoài da; đau khớp - sưng khớp; nôn - buồn nôn; đau bụng; nước tiểu màu đỏ - cam; các dấu hiệu khác

- Kết quả điều trị gồm: khỏi, hoàn thành điều trị, thất bại, chết, bỏ điều trị, chuyển đi, không đánh giá

2.3.2 Đánh giá mức độ tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị của bệnh nhân nghiên cứu

- TTĐT gồm 2 mức: tuân thủ (tuân thủ cao) và không tuân thủ (Tuân thủ mức độ trung bình và tuân thủ kém)

- Các kiểu không TTĐT: đôi khi quên uống thuốc; có ngày quên uống thuốc trong 2 tuần trước; tự ý giảm hoặc ngừng thuốc mà không nói với bác sĩ

vì cho rằng việc uống thuốc làm cho tồi tệ hơn; quên mang theo thuốc khi đi chơi, du lịch vài ngày; hôm qua không uống thuốc; thỉnh thoảng ngừng thuốc khi thấy triệu chứng bệnh thay đổi; cảm thấy bất tiện với việc gắn bó với liệu trình điều trị; khó khăn trong việc nhớ kế hoạch uống thuốc

- Liên quan giữa kết quả điều trị khỏi bệnh với các yếu tố nhân khẩu học, hành vi hút thuốc lá, uống rượu bia và đặc điểm bệnh học của bệnh nhân

- Liên quan giữa bỏ trị với các yếu tố nhân khẩu học, hành vi hút thuốc lá, uống rượu bia và đặc điểm bệnh học của bệnh nhân

Trang 36

- Liên quan giữa việc thực hiện phác đồ điều trị (tuân thủ điều trị) với các yếu tố nhân khẩu học, hành vi hút thuốc lá, uống rượu bia và đặc điểm bệnh học của bệnh nhân

2.4 TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

- Phân loại bệnh lao, liều lượng thuốc điều trị lao, biểu hiện tác dụng không mong muốn và kết quả điều trị (theo tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao – CTCLQG - Bộ Y tế [7])

- Tiến hành phỏng vấn bệnh nhân theo bộ câu hỏi (phiếu phỏng vấn) Kết hợp sử dụng thang điểm gồm 8 tiêu chí để đánh giá mức độ TTĐT MMAS-8 (Morisky Medication Adherence Scale - 8) [50], [51]

Bảng 2.1 Thang điểm đánh giá tuân thủ điều trị (MMAS-8)

1 điểm 1-Có; 2-Có; 3-Có; 4-Có; 5-Không; 6-Có; 7-Có;

8-B; 8-C; 8-D; 8-E

0 điểm 1-Không; 2- Không; 3- Không; 4- Không; 5- Có; 6- Không;

7- Không; 8-A

Bảng 2.2 Đánh giá mức độ tuân thủ điều trị theo MMAS-8

Tuân thủ Tuân thủ cao 0

Không tuân thủ Trung bình 1-2

2.6 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu nhằm mục đích nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân

và không ảnh hưởng đến kết quả điều trị

Trang 37

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi thu được 92 bệnh nhân lao điều trị ngoại trú đạt tiêu chuẩn lựa chọn Qua phân tích số liệu nhóm bệnh nhân, thu được các kết quả sau:

3.1 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC CỦA NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU

3.1.1 Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu

3.1.1.1 Đặc điểm nhân khẩu học của bệnh nhân

Bảng 3.1 Một số đặc điểm nhân khẩu học của bệnh nhân nghiên cứu

Trang 38

3.1.1.2 Đặc điểm bệnh nhân theo cân nặng

27.2

6.5

40-54 kg55-70 kg

Biểu đồ 3.1 Phân bố bệnh nhân theo nhóm cân nặng

Trang 39

3.1.1.4 Đặc điểm hành vi nguy cơ của bệnh nhân nghiên cứu

Bảng 3.2 Đặc điểm hành vi hút thuốc lá, uống rượu của bệnh nhân

3.1.1.5 Đặc điểm về bệnh của bệnh nhân nghiên cứu

Bảng 3.3 Đặc điểm phân loại bệnh lao của bệnh nhân nghiên cứu

Theo vị trí giải phẫu

Lao ngoài phổi 12 13,0

Theo tiền sử điều trị

Tỉ lệ bệnh nhân mắc lao phổi chiếm 87,0% và lao ngoài phối là 13,0%

Có 77,2% bệnh nhân là điều trị lao mới, 22,8% bệnh nhân là lao tái trị

Trang 40

Bảng 3.4 Đặc điểm về các bệnh mắc kèm của bệnh nhân nghiên cứu

Ngày đăng: 30/04/2019, 14:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Văn Quốc Bảo (2015), Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị lao tại Khoa Lao Bệnh viện Trung ương Huế, Luận văn Thạc sĩ Dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị lao tại Khoa Lao Bệnh viện Trung ương Huế
Tác giả: Nguyễn Văn Quốc Bảo
Năm: 2015
2. Lưu Văn Bính (2012), Thực trạng phát hiện, quản lý điều trị bệnh nhân lao và kết quả tập huấn nâng cao năng lực phòng chống lao cho cán bộ y tế cơ sở tỉnh Tuyên Quang, Luận án bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng phát hiện, quản lý điều trị bệnh nhân lao và kết quả tập huấn nâng cao năng lực phòng chống lao cho cán bộ y tế cơ sở tỉnh Tuyên Quang
Tác giả: Lưu Văn Bính
Năm: 2012
4. Bộ Y tế (2009), Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh lao, Ban hành kèm theo quyết định số 979/QĐ-BYT ngày 24 tháng 03 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ Y tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh lao
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2009
5. Bộ Y tế (2009), Hướng dẫn quản lý bệnh lao, Chương trình chống lao quốc gia Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn quản lý bệnh lao
Tác giả: Bộ Y tế
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2009
6. Bộ Y tế (2014), Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, Bộ Y tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2014
7. Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng lao, Ban hành kèm theo quyết định số 4263/QĐ-BYT ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ Y tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng lao
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2015
10. Bộ Y tế (2017), "Tổng kết chương trình phòng, chống lao quốc gia năm 2016, định hướng 2017", Bộ Y tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng kết chương trình phòng, chống lao quốc gia năm 2016, định hướng 2017
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2017
11. Chương trình chống lao quốc gia (1996), Tài liệu hướng dẫn thực hiện Chương trình chống lao tuyến xã, phường, Bộ Y tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hướng dẫn thực hiện Chương trình chống lao tuyến xã, phường
Tác giả: Chương trình chống lao quốc gia
Năm: 1996
12. Chương trình chống lao quốc gia (2001), Tài liệu hướng dẫn bệnh lao (sách dịch), Chương trình chống lao quốc gia, Bộ Y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hướng dẫn bệnh lao (sách dịch)
Tác giả: Chương trình chống lao quốc gia
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2001
13. Chương trình chống lao quốc gia (2014), Báo cáo sơ kết hoạt chương trình chống lao 6 tháng đầu năm 2014, Bộ Y tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo sơ kết hoạt chương trình chống lao 6 tháng đầu năm 2014
Tác giả: Chương trình chống lao quốc gia
Năm: 2014
14. Nguyễn Việt Cồ và cs (2006), Bệnh học Lao, Bộ môn Lao, Trường Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh học Lao
Tác giả: Nguyễn Việt Cồ và cs
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2006
15. John Crofton, Norman Horne, and Fred Miller (2001), Bệnh lao lâm sàng, Bùi Đức Dương và cộng sự dịch, Viện Lao và Bệnh phổi Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh lao lâm sàng
Tác giả: John Crofton, Norman Horne, and Fred Miller
Năm: 2001
16. Bùi Thị Thu Hà (2010), Khảo sát tình hình sử dụng thuốc chống lao trên bệnh nhân lao phổi tại bệnh viện 19-8 Bộ Công an, Luận văn Thạc sĩ Dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc chống lao trên bệnh nhân lao phổi tại bệnh viện 19-8 Bộ Công an
Tác giả: Bùi Thị Thu Hà
Năm: 2010
17. Hoàng Hà, Đàm Khải Hoàn, Đỗ Chí Phong (2011), "Điều tra mức độ hiểu biết về bệnh lao của người dân ở 2 xã, phường tỉnh Thái Nguyên ", Tạp chí Y học Thực hành, 4 (396), tr. 30-33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra mức độ hiểu biết về bệnh lao của người dân ở 2 xã, phường tỉnh Thái Nguyên
Tác giả: Hoàng Hà, Đàm Khải Hoàn, Đỗ Chí Phong
Năm: 2011
18. Nguyễn Thị Hạnh (2010), Khảo sát tình hình sử dụng thuốc chống lao tại phòng khám lao quận Hoàn Kiếm – Hà Nội từ tháng 8/2008 đến tháng 7/2009, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc chống lao tại phòng khám lao quận Hoàn Kiếm – Hà Nội từ tháng 8/2008 đến tháng 7/2009
Tác giả: Nguyễn Thị Hạnh
Năm: 2010
19. Vy Thanh Hiển (2014), Thực trạng và một số yếu tố liên quan tới tuân thủ điều trị lao tại Trung tâm Y tế dự phòng huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, năm 2013, Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và một số yếu tố liên quan tới tuân thủ điều trị lao tại Trung tâm Y tế dự phòng huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, năm 2013
Tác giả: Vy Thanh Hiển
Năm: 2014
20. Nguyễn Quốc Hoàn (2005), Thực trạng phát hiện, quản lý điều trị lao phổi AFB (+) mới và hoạt động truyền thông tại huyện Võ Nhai - tỉnh Thái Nguyên 5 năm 2000 - 2004, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng phát hiện, quản lý điều trị lao phổi AFB (+) mới và hoạt động truyền thông tại huyện Võ Nhai - tỉnh Thái Nguyên 5 năm 2000 - 2004
Tác giả: Nguyễn Quốc Hoàn
Năm: 2005
21. Nguyễn Thanh Hương (2010), "Tình hình phát hiện và điều trị lao tại Quảng Bình 1996 - 2000", Nội san lao và bệnh phổi, 34 (18-19) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình phát hiện và điều trị lao tại Quảng Bình 1996 - 2000
Tác giả: Nguyễn Thanh Hương
Năm: 2010
22. Nguyễn Thị Phương Liên (2010), Khảo sát tình hình sử dụng thuốc chống lao trên bệnh nhân lao phổi AFB(+) tại khoa Nội 4 – Bệnh viện 19-8 Bộ Công an từ tháng 7/2009 đến tháng 1/2010, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc chống lao trên bệnh nhân lao phổi AFB(+) tại khoa Nội 4 – Bệnh viện 19-8 Bộ Công an từ tháng 7/2009 đến tháng 1/2010
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Liên
Năm: 2010
23. Uông Thị Mai Loan, Lưu Thị Liên, Hồ Thị Hiền (2012), "Thực trạng tuân thủ các nguyên tắc điều trị lao của bệnh nhân lao phổi điều trị tại phòng khám lao Hai Bà Trƣng năm 2009", Tạp chí Y tế công cộng, 23 (23), tr. 27-32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng tuân thủ các nguyên tắc điều trị lao của bệnh nhân lao phổi điều trị tại phòng khám lao Hai Bà Trƣng năm 2009
Tác giả: Uông Thị Mai Loan, Lưu Thị Liên, Hồ Thị Hiền
Năm: 2012

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w